GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 7/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.  

__________________

 NGÀY 12 THỨ HAI

 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam

Ignatiô Delgado Y

Anê Lê Thị Thành

Phêrô Khanh

Thứ Hai 12/7

 

 

ĐTC gửi Sứ Điệp cho Cuộc Học Hội Quốc Tế về “Tình Trạng Nghèo Khổ và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa: Việc Tài Trợ cho Vấn Đề Phát Triển, bao gồm Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”

Gửi Huynh Đáng Kính
Hồng Y Renato Raffaele Martino
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình

Tôi vui mừng được hay tin cuộc học hội quốc tế về “Tình Trạng Nghèo Khổ và Vấn Đề Toàn Cầu Hóa: Việc Tài Trợ cho Vấn Đề Phát Triển, bao gồm Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ”, một cuộc học hội diễn ra vào ngày Thứ Sáu 9/7/2004, với sự bảo trợ của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình. Tôi xin gửi lời chào mừng chân thành tới ĐHY, tới các vị đại diện chính quyền cùng các tôn vị tham dự hiện diện tại Rôma vào dịp này, và Tôi hứa cầu nguyện cho quí vị và khuyến khích quí vị thực hiện công việc quan trọng này.

Những hoàn cảnh cực bần cùng gây khổ đau cho biết bao nhiêu triệu người là động lực khiến cho cộng đồng quốc tế phải hết sức quan tâm. Giáo Hội, một Giáo Hội dấn thân cho “giải pháp ưu tiên hơn đối với thành phần nghèo khổ”, bao giờ cũng chia sẻ mối quan tâm này và hết sức ủng hộ mục tiêu Thiên Niên Kỷ nhắm đến làm giảm thiểu nửa số người đang sống trong bần cùng vào năm 2015. Qua nhiều cơ quan hỗ trợ và phát triển Công Giáo, Giáo Hội đóng góp phần của mình vào những nỗ lực giải tỏa, nhờ đó tiếp tục công việc của chính Chúa Kitô, Đấng đã đến để mang tin mừng cho người nghèo khổ, nuôi dưỡng kẻ đói ăn, phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Những gì cần thiết hiện nay đó là một “thứ sáng tạo” mới trong đức ái (cf. "Novo Millennio Ineunte," 50), nhờ đó tìm thấy những đường lối hiệu nghiệm hơn bao giờ hết trong việc đạt tới vấn đề phân phối chính đáng hơn những nguồn lợi của thế giới.

Nhiều công việc đã được thực hiện để giảm bớt gánh nặng nợ nần là những gì gây khổ sở cho các quốc gia nghèo, nhưng vẫn còn cần phải hoạt động nhiều hơn nữa nếu các quốc gia đang phát triển muốn thoát khỏi những hậu quả khập khễnh về việc kém đầu tư, và nếu các quốc gia phát triển cần phải hoàn thành nhiệm vụ đoàn kết của họ với những người anh chị em kém may mắn ở các phần đất khác trên thế giới. Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn thì việc dấn thân gia tăng vấn đề viện trợ ngoại quốc dường như là đường lối duy nhất cần phải tiến hành, và vì thế Giáo Hội mới hoan hô việc tìm kiếm những giải pháp mới mẻ, chẳng hạn như Cơ Quan Tài Trợ Quốc Tế.

Giáo Hội cũng khuyến khích các hoạt động khác đang được bảo trợ ở nhiều phần đất khác trên thế giới bởi cả các tổ chức của Liên Hiệp Quốc khác nhau lẫn bởi các chính phủ quốc gia. Đồng thời việc hỗ trợ về tài chính từ các quốc gia giầu thịnh buộc thành phần lãnh nhận phải cho thấy tính cách liêm chính và khả tín của mình trong việc sử dụng những thứ trợ giúp ấy. Tôi tin tưởng rằng các chính phủ giầu có và các quốc gia nghèo khổ sẽ nghiêm cẩn tỏ ra trách nhiệm của mình đối với nhau cũng như đối với dân chúng của mình.

Tin rằng những cuộc bàn luận quan trọng của quí vị sẽ mang lại dồi dào hoa trái, Tôi xin ánh sáng của Chúa xuống trên tất cả quí vị tham dự buổi học hội này và Tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho quí vị.

Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 9/7/2004.



Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Nhổ Tận Gốc Tình Trạng Bần Cùng


Thứ Ba ngày 29/6/2004, vị đại diện của Tòa Thánh là bà Mary Ann Glendon, tân chủ tịch Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học Xã Hội, đã lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh tham dự hội nghị 2004 High Level Segment of Least Developed Countries (LDC) của Hội Đồng Về Kinh Tế Và Xã Hội Của Liên Hiệp Quốc. Đề tài vị tân chủ tịch này muốn phát biểu đó là “Việc Sử Dụng Nguồn Liệu và Môi Trường Khả Dĩ Để Nhổ Tận Gốc Rễ Tình Trạng Bần Cùng Theo Chiều Hướng Áp Dụng Chương Trình Hoạt Động Cho Các Quốc Gia Kém Phát Triển Nhất Trong Thập Niên 2002-2010”.

Thưa Bà Chủ Tịch:


Trước dấu hiệu cho thấy rằng các quốc gia ít phát triển nhất đang gặp nguy hiểm trong việc không đạt được những mục tiêu ấn định nhắm đến vấn đề nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, Tòa Thánh muốn hợp tiếng với những ai đang thiết tha kêu gọi gia đình các quốc gia hãy chú ý tới những nhu cầu của các phần tử dễ bị tổn thương nhất của mình.


Phái đoàn đại biểu chúng tôi chú ý thấy rằng, căn cứ vào sự tiến bộ cho tới nay, hầu hết những quốc gia chậm phát triển nhất không thể đạt được, chẳng hạn, những mục tiêu của Chương Trình Hành Động Brussels (Brussels Program of Action [BPOA]). Mức độ phát triển về kinh tế của các quốc gia chậm phát triển ở sâu dưới mức cần để bắt đầu tiến vào con đường giảm nghèo thì những cuộc đầu tư không gia tăng mấy, những Việc Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA: Official Development Assistance) và Việc Trực Tiếp Đầu Tư Nước Ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) không đầy đủ. Ngoài ra, nhiều quốc gia chậm phát triển nhất thấy mình rơi vào tình trạng hậu xung khắc, lên tới con số 80% trong 20 các quốc gia chậm phát triển nhất đã thoát khỏi tình trạng nội chiến trong vòng 15 năm qua.


Thế nhưng, những khó khăn và thách đố ấy không được coi như là những thứ chữa mình, mà là những gì thôi thúc những đồng bạn phát triển cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Vì như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh là “thành phần nghèo khổ không thể đợi chờ”. Không ai có thể phủ nhận được rằng cái thách đố để bảo tồn những gì thường cho thấy như là một cái vòng lẩn quẩn nghèo khổ tự kéo dài, nhất là ở các quốc gia chậm phát triển nhất, là những gì ghê gớm.


Đôi khi trong số những trở ngại cho việc tiến bộ không được chú trọng lắm đó là sự kiện vấn đề toàn cầu hóa đã tăng bội tình trạng lũng đoạn hết mọi lối sống. Khi mà những mẫu mực cổ xưa về vấn đề làm việc và đời sống gia đình đã bị phân tán thì cảm quan về sự bất lực lại gia tăng. Khi mà những hình thức mới về nghèo khổ xuất hiện thì những bộ mặt của thành phần nghèo khổ là những bộ mặt nữ giới và trẻ em gia tăng. Tóm lại, thế giới hiện nay đang trải qua một giai đoạn chao đảo, đầy những nguy hiểm lẫn hứa hẹn. Thành phần bị nguy hiểm nhất giữa cơn náo động về kinh tế và xã hội này thường là thành phần bị lãng quên nhất.


Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã phác họa ra một đường lối hợp tác có tổ chức để các quốc gia chậm phát triển nhất có thể phát triển nền kinh tế của mình và để nhập cuộc sản xuất và trao đổi. Những yếu tố của đường lối này đã được đa số đồng ý: đó là vấn đề giảm nợ, là những việc mậu dịch công bằng, là qui tắc luập pháp, là việc đầu tư giáo dục, là việc chăm sóc sức khỏe căn bản, là vấn đề dinh dưỡng và phương tiện vệ sinh.


Về vấn đề này, Tòa Thánh nhận thấy rằng Chương Trình Hành Động Brussels, một chương trình hoạng động nhắm đến việc nhổ tận gốc rễ vấn đề nghèo khổ và đói ăn ở 50 quốc gia chậm phát triển nhất trên thế giới, nơi có 7 trăm triệu người nghèo trên thế giới đang sống. Những cuộc dấn thân đặc biệt được phác họa ra nơi Chương Trình Hành Động này có thể đẩy mạnh việc gia tăng vấn đề viện trợ phát triển, vấn đề cổ võ việc đầu tư nước ngoài, vấn đề giảm gánh nặng nợ nần, và vấn đề mở thị trường ở các nước kỹ nghệ cho việc xuất cảng của các quốc gia chậm phát triển nhất.


Những chương trình hành động được quốc tế chấp thuận, như BPOA, có thể cống hiến cho con người chiếc chìa khóa để mở toang ngục tù nghèo khổ. Vì lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thậm chí đã tiến đến chỗ phác họa những điều kiện cho hết mọi em gái và em trai phát triển tất cả khả năng về con người của các em. Thế nhưng, chiếc chìa khóa để mở những cửa ngục tù này không thể trao cho bất cứ một đảng phái duy nhất nào. Thật là một gương mù và là một thảm trạng khi các quốc gia không chung ta vặn chiếc chìa khóa này.


Bởi thế mà cộng đồng quốc tế cần phải kêu gọi các nước tân tiến hãy dẫn đầu trong việc tỏ ra lãnh nhận trách nhiệm nhiều hơn và tình đoàn kết hơn cũng như tỏ ra từ bỏ những lợi lộc và mục tiêu thuần túy phái nhóm trước lợi lộc cao quí của công ích. Thiếu việc triệt để dấn thân này của các quốc gia tân tiến trong việc chia sẻ hy sinh thực hiện tiến trình này, LDC vẫn tiếp tục bị bó tay trong tình trạng khó khăn hiện nay của mình.


Bởi thế, tính cách khẩn trương của Tầm Cấp Cao này đó là: Làm thế nào để những việc dấn thân sẵn có này được tái sinh động? Làm thế nào để sự tiến bộ cùng với đường lối đã được phác định cẩn thận có thể tiến triển nhanh chóng hơn? Là một đồng bạn hằng đặc biệt quan tâm đến thành phần nghèo khổ nhất trong các quốc gia nghèo khổ nhất, Tòa Thánh nhìn thấy rằng cần phải có một đường lối hợp tác rộng rãi về kinh tế và chính trị.


Về vấn đề mục tiêu được quốc tế chấp thuận trong việc giảm thiểu tình trạng nghèo khổ xuống còn một nửa ở các quốc gia chậm phát triển nhất vào năm 2015, Tòa Thánh nhận thấy rằng hiện nay hết sức cần phải thực hiện một cuộc dấn thân toàn cầu cách hiệu năng hơn trong việc vận động thêm những số lượng nguồn tài trợ phát triển để giải quyết tình trạng nghèo khổ đang lan tràn ở các quốc gia chậm phát triển nhất. Tuy nhiên, vì việc hỗ trợ về tài chính cần phải giúp ích cho các quốc gia chậm phát triển nhất mà nó cần phải thực hiện một cách hiệu nghiệm hơn những cuộc đầu tư chín chắn sinh lợi, mang lại thiện ích rõ ràng cho các cộng đồng được nhắm đến.


Tương tự như thế, cũng cần phải thực hiện một nỗ lực chính yếu trong việc xây dựng khả năng địa phương hầu giúp vào việc sửa soạn và thi hành những cuộc đầu tư này, trong khi đó, cần phải thực hiện những phương thức minh bạch và khả tín để xem xét xem những nguồn lợi này đã được sử dụng ra sao. Khi thực hiện những nỗ lực để phác ra những điều kiện đầy đủ về tài chính và thương mại, cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục tìm kiếm những đường lối và phương tiện giúp vào việc phân phối công bằng những thứ bổng lợi cũng như giúp vào việc thiết lập những điều kiện có thể bảo toàn việc phát triển thật sự của nhân loại.


Tuy nhiên Tòa Thánh muốn nhấn mạnh là bất cứ một đường lối nào muốn cổ võ việc phát triển chân thực và bền vững đều phải bảo vệ phẩm vị và văn hóa của con người.

Nhu cầu cần phải tôn trọng phẩm vị và văn hóa của con người gợi lên vấn đề liên quan đến những thứ nguyên tắc về đạo lý cần thiết để bảo trì việc phát triển chân thực. Trong khi người ta thường nhận thấy những môi trường thiên nhiên đang gặp nguy biến trong thời hỗn loạn hiện nay, những lại ít chú trọng đến cuộc khủng hoảng đang phát triển nơi những môi trường mong manh về xã hội của con người. Những thay đổi nhanh chóng về xã hội và kinh tế, và những cuộc xung đột võ trang ở một số nơi, đã nghiêm trọng báo động cho các gia đình cũng như cho những cơ cấu về xã hội liên quan đến các gia đình. Ở nhiều quốc gia nghèo, các gia đình đã bị tàn phá bởi nạn dịch hội chứng liệt kháng HIV/AIDS và bị lũng đoạn bởi việc di dân. Vì gia đình là môi trường cơ bản, nơi con người trước hết có được những phẩm chất của tính chất cũng như của khả năng để làm nền móng cho những thứ kinh tế và chính trị lành mạnh, mà những chính sách phát triển cần phải chú trọng đến ảnh hưởng của nó đối với những môi trường xã hội gặp nguy hiểm.


Việc đầu tư vào cái vốn liếng nhân bản cần phải được đề cao trong những gì cần phải thực hiện về việc phát triển. Mặc dù các nước chậm phát triển nhất nghèl khổ về vật chất, họ lại giầu có khi thực hiện khả năng theo con người. Con người là nơi mà tất cả mọi chiều kích phát triển qui tụ, việc phát triển chẳng những như là một thứ loại trừ đi tình trạng nghèo khổ mà còn như là một việc giải phóng cho những tặng ân cùng những tài năng ở nơi hết mọi con người nữ nam, bằng sức khỏe dồi dào hơn, giáo dục tốt đẹp hơn và có nhiều cơ hội hơn. Việc giải phóng của khả năng này cần phải bao gồm việc cẩn thận lưu ý tới những tình trạng của nữ giới và các em gái, bảo đảm cho họ được có phương tiện bình đẳng về vấn đề học vấn cùng sức khỏe, cũng như được hưởng những quyền lợi về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Để tiến đến những mục đích ấy, phải hết sức sử dụng kinh nghiệm và các nguồn hoạt động theo đức tin, như là thành phần đồng bạn trong các lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nâng đỡ.


Giờ đây, với phương tiện khả dĩ đánh bại những kẻ thù xa xưa của con người là đói khổ và nghèo khổ, không còn có thể chữa mình về việc không tiến bước. Cái trở ngại chính yếu đã được vị Tổng Thư Ký vạch ra cho thấy khi ông nói rằng: “Trong khi có đủ các nguồn lực để chiến đấu với tình trạng đói ăn thì lại thiếu ý muốn chính trị để thực hiện điều này”. Những gì làm ngăn trở cho việc động viên ý muốn cần thiết này? Nó không phải chỉ là cái vòng tệ hại bởi nghèo khổ về vật chất ở những quốc gia chậm phát triển nhất, mà còn là một cái nghèo về tâm tưởng nơi những con người may mắn hơn trên thế giới, đó là thiếu đồng cảm, là không thể nhận ra tính cách liên thuộc của tất cả mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại, là quên lãng việc lệ thuộc sâu xa của chúng ta vào trái đất này, là mùa màng, và là trẻ em thành phần tiêu biểu cho tương lai của nhân loại.


Bởi thế, Tòa Thánh lợi dụng dịp này để tái xác nhận những cuộc dấn thân lịch sử của mình về cả hai chiều kích: đó là việc Giáo Hội dấn thân trong việc cung cấp vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và các dịch vụ căn bản khác cho thành phần nghèo khổ nhất trong gia đình nhân loại, và việc Giáo Hội thực hiện sứ vụ mở lòng của thành phần may mắn.


Thưa Bà Chủ Tịch, vấn đề cần thiết đó là việc thay đổi tâm can, một việc mà cộng đồng quốc tế có thể chưa bao giờ hiên ngang hơn, quảng đại hơn, sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn trong cuộc tranh đấu của mình để hoàn toàn chấm dứt việc chia rẽ thế giới thành những miền bần cùng và giầu thịnh.

Xin cám ơn Bà Chủ Tịch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh do Zenit phổ biến ngày 1/7/2004.
 

 

Tòa Án Công Pháp Quốc Tế Liên Hiệp Quốc phán quyết về vấn đề Bức Tường Rào Cản Khủng Bố của Do Thái là bất hợp pháp.
 

Thứ Sáu 9/7/2004, tại Hague, tòa án này đã thúc giục Do Thái hãy hủy bỏ bức tường rào cản này đi ở những vùng đất do họ chiếm đóng. Vì bức tường rào cản này vi phạm đến quyền lợi của dân Palestine.

Án lệnh tuy không có hiệu lực áp buộc phải làm của tòa án quốc tế công pháp này cũng thấy rằng Do Thái buộc phải trả lại những vùng đất họ đã tịch thâu và phải bồi thường thiệt hại do bức tường rào cản này gây ra cho các nhà cửa, khu thương mại và ruộng vườn của dân Palestine.

Bức tường rào cản này dài 425 dặm, đã được xây dựng từ năm 2002. Ở một số nơi nó chỉ là hàng rào, và ở các nơi khác nó là một bức tường ximăng cốt sắt.

Tòa án này nói rằng mặc dù Do Thái có quyền bảo vệ dân chúng của mình, song vẫn không có đủ chứng cớ thuyết phục là bức tường rào cản khủng bố này cần thiết để đạt được “những mục tiêu về an ninh”.

Tòa án phán quyết là bức tường rào cản này vi phạm “trầm trọng” đến một số quyền lợi của những người Palestine sống ở West Bank, và “tạo nên những vi phạm mà Do Thái buộc phải tuân giữ theo luật nhân đạo quốc tế”. Tóm lại, án lệnh kết luận là luật lệ quốc tế buộc Do Thái chẳng những phải ngưng việc xây bức tường rào cản này mà còn phải hủy bỏ công trình hiện tại nữa.

Vị trưởng ban điều đình bên Palestine là Saeb Erakat đã nói với CNN rằng: “Tòa án này kêu gọi các quốc gia đừng giúp đỡ, đừng nói năng, đừng nhìn nhận những điều Do Thái đang tạo nên bởi bức tường này. Gọi nó là hàng rào, gọi nó là bức tường, gọi nó là ngăn chặn, là gì gì đi nữa, tôi không cần biết. Sự thật đó là Do Thái đang lợi dụng cơ hội hiện nay để xây cất bức tường này, nhờ đó họ có thể tịch thu đất đai và tạo ra những qui chế về lãnh thổ bằng những quyết định cuối cùng độc đoán hơn là điều đình”.

Nhà lãnh đạo thẩm quyền Palestine là Yasser Arafat đã nói ý kiến của tòa án này là “một chiến thắng cho nhân dân của chúng tôi, cho tất cả những dân tộc tự do và hãnh diện cũng như cho hết mọi phong trào tự do trên thế giới”.

Bộ Trưởng Tài Chính của Do Thái là Benjamin Netanyahu cũng cho CNN biết rằng: “Đây là mảnh đất tranh cãi, chứ không phải của người Palestine, hay chúng tôi đòi sở hữu quyền chung”. Ông cho rằng vấn đề sở hữu quyền chung này cần phải được giải quyết bằng “cuộc thượng lượng về chính trị”. Thế nhưng, ông cho biết, “những người Palestine không phải là thành phần đồng bạn hòa bình, vì Yasser Arafat, thay vì đến hội thảo thương luận êm đẹp thì lại tung ra những tay khủng bố. Bởi thế tôi nghĩ rằng đó là những gì cần phải giải quyết để chúng tôi có một đồng bạn chính trị thực sự, và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được như thế”.

Tòa án quốc tế này được thiết lập từ năm 1946, một cơ cấu pháp lý của Liên Hiệp Quốc để giải quyết những tranh luận và xung khắc giữa các quốc gia. Do Thái đã chiếm vùng tây Ngạn từ nước Jordan và Gaza từ Ai Cập trtong trận chiến 6 ngày năm 1967, và sau đó bắt đầu xây cất các khu vực định cư cho người Do Thái ở hai vùng đất chiếm đóng này.

Có khoảng 230 ngàn người Do Thái sống ở các vùng định cư Tây Ngạn, và 7.500 người ở Giải Gaza.

Ngày 30/6/2004, cũng tòa án này đã phán quyết rằng phần bức tường rào cản đang được xây cất cần phải được tái định hướng để tránh vi phạm đến đời sống của 35 ngàn người Palestine. Bởi vì tòa này xem xét khoảng hàng rào dài 25 dặm (40 cây số) và tuyên bố rằng chính phủ Do Thái phải vẽ lại 19 dặm (30 cây số) của bức tường rào cản này hướng về phía tây và tây bắc Giêrusalem. Tòa án này đã can thiệp vào vụ này từ 3/2004.



Vấn đề tình báo Hoa Kỳ đối với căn nguyên gây ra chiến tranh Iraq.
 

Hôm Thứ Sáu 9/7/2004, bản tường trình dài 511 trang của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Hoa Kỳ được phổ biến hôm nay cho thấy rằng những thẩm lượng của CIA trước cuộc chiến Iraq về các thứ vũ khí đại công phá quá đáng.

Ông chủ tịch của tiểu ban này là Pat Roberts, R-Kansas, cho biết rằng những tình báo ở đằng sau cuộc xâm chiếm Iraq được căn cứ vào những thẩm lượng “vô lý và hầu hết không được hỗ trợ bởi những thứ tình báo sẵn có”.

“Trước khi xẩy ra cuộc chiến, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã nói với tổng thống cũng như với Quốc Hội và quần chúng rằng Saddam Hussein chất chứa những thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng mà nếu không kiểm soát thì có thể sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử trong thập niên này. Hôm nay chúng tôi thấy rằng những thẩm lượng này là những gì sai lầm”.

Thượng Nghị Sĩ Jay Rockefeller, vị lãnh đạo Đảng Dân Chủ và đồng chủ tịch trong ủy ban 18 người này cho biết rằng những “tín liệu sai lạc” này đã được dùng làm bàn đạp tiến đến cuộc tấn công Iraq. Vị thượng nghị sĩ Dân Chủ West Virginia này bày tỏ rằng: “Chúng tôi ở Quốc Hội sẽ không cho phép chiến tranh này bằng 75 phiếu nếu chúng tôi biết được những gì chúng tôi biết được hiện nay. Cho đến vụ 911, chính quyền của chúng ta đã không liên kết các điểm tình báo lại với nhau. Ở Iraq, chúng ta lại càng phải đấm ngực hơn nữa vì chính những điểm tình báo này chẳng hề có”.


Vị chủ tịch của ủy ban này có nêu lên một số vấn đề trong Bản Thẩm Định Tình Báo Quốc Gia Tháng 10/2002 chứng tỏ cho thấy những gì “quá đáng” hay “không được hỗ trợ bởi tình báo sẵn có” như ông đã khẳng định. Trong số những điều này là việc cho rằng Iraq đã tái thiết những chương trình nguyên tử lực, có những thứ khí giới đại công phá v.v. Ngoài ra, vị chủ tịch này còn cho biết cộng đồng tình báo đã không “giải thích một cách xác đáng và đầy đủ những mập mờ bên trong những phán đoán ấy trong Bản Thẩm Lượng Tình Báo Quốc Gia Tháng 10/2002 cho những nhà lập pháp”.

Ông Rockefeller cảm thấy quan tâm là “những thảm bại về tình báo” này sẽ ám ảnh nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ “đối với các thế hệ tới đây. Uy tín của chúng ta bị giảm sút. Vị thế của chúng ta trên thế giới chưa bao giờ xuống thấp như vậy. Chúng ta đã gây ra mối hận thù sâu xa đối với người Hoa Kỳ nơi thế giới Hồi Giáo và ngày càng tăng. Hậu quả trực tiếp đó là quốc gia của chúng ta ngày nay bị tổn thương chưa từng có hơn cả trước đây”.

Tuy nhiên về vấn đề áp lực chính trị đối với cộng đồng tình báo thì hai vị đồng chủ tịch này hơi khác nhau. Ông Robert thì cho rằng “tiểu ban không thấy một chứng cớ nào cho thấy việc nhận định sai lầm hay quá đáng của cộng đồng tình báo về những khả năng chế tạo các thứ vũ khí đại công phá của Iraq là hậu quả của chính trị hay bị áp lực”.

Tuy chấp nhận bản tường trình nhưng ông Rockefeller lại chủ trương ngược lại thế này: “Tất cả chúng ta ở trong phòng này đã theo dõi vấn đề – cả những người khác nữa, đều rõ ràng thấy rằng họ (những viên chức cao cấp của chính phủ Bush công khai nói đi nói lại một cách mạnh mẽ) quyết tâm tiến đến cuộc chiến tranh này”.