GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 7/2004
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai được hưởng một mùa lễ nghỉ ở thời điểm này trong năm biết lợi dụng việc nghỉ hè của mình để tái nhận thức nơi Thiên Chúa tình trạng bình an nội tâm của họ cũng như để vươn tới việc yêu thương nhân loại”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho các Giáo Hội trẻ biết chú trọng hơn nữa đến thành phần tín hữu giáo dân cũng như biết tin tưởng vào họ hơn nữa đối với việc truyền bá phúc âm hóa”.
__________________
NGÀY 16 THỨ SÁU, LỄ ÐỨC MẸ CARMELÔ |
Tuyển Tập “Hãy Đi Khắp Thế Giới: Những Ký Giả Vatican Ý và Đức Gioan Phaolô II”
Thể theo lời mời gọi của Bộ Ngoại Giáo Ý, các ký giả Ý làm việc bên cạnh Tòa
Thánh Vatican, năm ngoái, nhân dịp mừng ngân khánh Giáo Hoàng 25 năm của ĐTC
GPII, đã xuất ngoại để nói về những kinh nghiệm và những cảm tưởng của mình về
Ngài.
Giờ đây, những bài thuyết trình của 27 ký giả ấy đã trở thành một tuyển tập với
tựa đề trên đây, do nhà xuất bản Dehonian House of Bologna phát hành. Các đề tài
của cuốn sách này bao gồm những tư tưởng của ĐTC về Âu Châu, về hòa bình, về
việc truyền đạt niềm hy vọng, về đạo lý của tình đoàn kết, về học thuyết xã hội,
về vấn đề đại kết và vấn đề đối thoại liên tôn.
Cuốn Sách về “Những Phép Lạ của
Phim Cuộc Tử Nạn”
Cuốn sách mới xuất bản ở Ý, với nhan đề trên đây, của Giancarlo Padula, do LER,
Piccoloa, Opera della Redenzione xuấn bản 7/2004, đã cho biết cuốn phim Cuộc Khổ
Nạn đã làm biến đổi nhiều tâm hồn. Zenit đã phỏng vấn vị phóng viên tác giả 51
tuổi này về “những phép lạ” ấy và phổ biến ngày 14/7/2004 như sau:
Vấn: Làm sao ông lại quyết định xuất bản một cuốn sách
khác về “Cuộc Khổ Nạn”, sau 4 tháng viết cuốn “Những Bí Mật về ‘Cuộc Khổ Nạn
Chúa Kitô’?”
Đáp: Cuốn trước nhắm vào khía cạnh về thần học và
thiêng liêng; về mầu nhiệm của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải chịu đựng
cuộc khổ đau khủng khiếp để có thể cứu độ từng người chúng ta cũng như toàn thể
nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết. Nó là một cuốn sách tập trung vào Chúa Kitô,
song cũng khảo sát một số khía cạnh về công việc của Gibson.
Cuốn “Các Phép Lạ của Phim Cuộc Khổ Nạn” hoàn toàn khác hẳn. Nó là một bản tường
trình có tính cách phóng viên thời sự về những tác dụng khắp nơi trên thế giới
qua việc trình chiếu cuốn phim này. Nó chất chứa cuộc nói chuyện về các cuộc trở
lại, về các phép lạ thực sự, tức cuộc trở lại tự bản chất là một phép lạ, về các
biến cố, những trường hợp, những nhận định, những phản ứng.
Vấn: Cuốn sách này đã kể lại những phép lạ nào?
Đáp: Phép lạ vĩ đại nhất Chúa có thể làm nơi một người
không phải chỉ là việc chữa lành về thể lý hay thiêng liêng mà trước hết là một
cuộc hoán cải: chẳng hạn một con người hết sức vô thần đã chấp nhận Chúa Kitô và
ơn cứu độ; một con người sát nhân chai đá ở Texas đã thống hối nộp mình cho cảnh
sát; một tay khủng bố ở Oslo đã thú tội về những cuộc tấn công gây ra; một em
gái người Mỹ chết trong bồn tắm nhưng đã hồi sinh một cách lạ lùng khi cha của
em công bố những lời của tiên tri Isaia được cuốn phim này sử dụng: “các ngươi
được chữa lành bởi những thương tích của Người”.
Cũng có cả những sự lạ xẩy ra cho một trong những người thực hiện cuốn phim ấy,
một người bị sát đánh hai lần.
Vấn: Theo ý của ông thì phải chăng những lời nhận định
tích cực qua mặt những lời bình phẩm chê bai?
Đáp: Chắc chắn là như thế rồi, những gì tích cực thì
dồi dào. Nói chung, khắp thế giới, bao gồm cả ở những quốc gia Hồi Giáo, dĩ
nhiên là với những điểm khác nhau, cuốn phim của Mel Gibson đã được công nhận là
một công trình vĩ đại về nghệ thuật và niềm tin.
Công việc nghệ thuật này đã mang lại nơi nhiều người những đổi thay cuộc sống
thực sự. Đó là dấu hiệu cho thấy ý Chúa muốn, như Lời Chúa quá rõ ràng và không
thể sai lầm về vấn đề này: “Cứ xem hoa trái của họ mà các con nhận biết họ”, như
Phúc Âm Thánh Mathêu, Marcô và Luca đã nhấn mạnh.
Những hình thức nghệ thuật này, đặc biệt là những nghệ thuật về thị giác và âm
nhạc, là những phương tiện lạc quan và là những hỗ trợ cho việc Tân Truỳ6n Bá
Phúc Âm Hóa, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nhấn mạnh.
Vấn: Ngoài ra còn những tình tiết đặc biệt nào khác
nữa trong tác phẩm này hay chăng?
Đáp: Ngoài những gì được đề cập tới đã được nhắc đến
trong cuốn sách, tôi có thể nói tới cuộc hoán cải của một người vô thần, khi
nghe người con gái kể lại những gì cô rất cảm xúc về cuốn phim, đã đích thân đi
xem và sau cuốn phim đã khóc bằng cả tấm lòng đớn đau.
Vấn: Riêng bản thân ông, ông đã phản ứng ra sao
về cuốn phim này?
Đáp: Tôi được mời xem cuốn phim ấy trước khi nó
được trình chiếu ở các rạp chiếu bóng. Bấy giờ vẫn còn chưa đầy đủ hết mọi hình
ảnh. Tôi không cảm thấy bị xác động trước cảnh bạo lực, cảnh bạo lực thực sự đi
kèm theo những biến cố xẩy ra, mà là bởi cử chỉ hiền lành và tinh thần của diễn
viên đương đầu trước cơn sóng bạo động đổ xuống trên Người Con của Thiên Chúa
muốn giải cứu con người khỏi tội lỗi.
Tôi cảm thấy rùng mình trước bàn tay đóng đanh của Gibson . Nó cũng là bàn tay
của tôi mỗi lần tôi vấp phạm tội lỗi.
Tại Sao Hiện Tượng Thời Mới là một Thách Đố đối với Kitô Giáo? (tiếp)
Vấn: Những đặc tính về quan niệm nói lên hiện tượng Thời Mới này là gì? Những điểm khác biệt chính về tín lý Kitô Giáo là gì?
Đáp: Douglas R. Groothuis, một tác giả người Mỹ, đã
vạch ra 6 đặc tính về tư tưởng của hiện tượng Thời Mới, đó là Tất cả mọi sự chỉ
là một; tất cả mọi sự đều là Thiên Chúa; nhân loại là Thiên Chúa; chúng ta phải
biến đổi lương tâm của mình; tất cả mọi tôn giáo chỉ là một; lạc quan đối với
vấn đề tiến hóa của vũ trụ.
Chúng ta có thể tóm lược những điểm sau đây về những gì hiện tượng Thời Mới tổng
quan tin tưởng:
Thứ nhất, không có một thứ quyền hạn bên ngoài nào cả, chỉ có quyền hạn ở bên
trong mà thôi, “thiên chúa ở trong chúng ta”. Sự thật như là một thực tại khách
quan không hề hiện hữu, một trong những phát ngôn viên nổi tiếng nhất của Thời
Mới là nữ nghệ sĩ Shirley MacLaine đã nói như thế.
Thứ hai, Đấng Tạo Hóa bị lẫn lộn với tạo sinh của Ngài, tin tưởng rằng Thiên
Chúa là một phần của tạo sinh, không tách biệt khỏi tạo sinh. Họ chấp nhận niềm
tin đơn thuần của các tôn giáo Đông Phương, tức là niềm tin tưởng “hết mọi sự
đều là Một”, chỉ có một yếu tính duy nhất trong vũ trụ, ngoài ra hết mọi người
và hết mọi sự đều là thành phần của yếu tính này.
Thứ ba, Chúa Kitô, không phải là một cá nhân, mà là một loại năng lực. Tư tưởng
“ý thức như Đức Kitô” này cho rằng Giêsu không phải là Đức Kitô duy nhất, song
người được ban cho sẵn những gì cần thiết để lãnh nhận “ý thức của Đức Kitô”,
như Phật Tổ, như Krishna và Mohammed. Đây là một giáo thuyết nổi tiếng của bí
hiểm thuyết bất khả tri bắt nguồn từ các tôn giáo huyền bí Babylon.
Thứ bốn, về vấn đề tội lỗi, trong khi không nhắc gì đến tội lỗi của Adong, vấn
đề được tin tưởng, như cuốn “A Course in Miracles” viết, rằng vấn đề chính của
con người là việc họ không biết gì tới thần tính của họ. Hết mọi lỗi lầm khả tri
con người nghĩ rằng mình vấp phải không gì ngoài vấn đề họ thiếu hiểu biết; bởi
thế, với chủ trương này, con người không cần ơn cứu độ và đấng cứu tinh nữa.
Thứ năm, thành phần sống theo hiện tượng Tân Thời coi cái thiện ích của họ nơi
họ tìm thấy nó. Luân lý của họ tùy theo tiêu chuẩn họ đặt ra, họ tin vào những
gì họ cảm thấy là thiện ích.
Thứ sáu, đường lối cổ truyền trong việc coi hiện thân của sự dữ là ma quỉ hay
Satan hoàn toàn không có trong văn chương Thời Mới. Về vấn đề lịch sử và công
việc của Lucifer, Benjamin Creme, một nhà giảng thuyết nổi tiếng của phong trào
này, nói rằng “Lucifer phát xuất từ Vệ Tinh 18.5 triệu năm trước đây. Hắn là tên
chủ chốt của cuộc tiến hóa nơi hành tinh của chúng ta đây, hắn là con chiên hy
hiến và là người con hoang đàng. Luxiphe đã thực hiện một hy sinh không thể nào
tưởng tưởng nổi, một hy tế tối cao cho hành tinh của chúng ta”.
Thứ bảy, thành phần Thời Mới lập lại niềm tin tưởng cổ xưa của các tôn giáo Đông
Phương về vấn đề đầu thai luân hồi, bằng cách điều chỉnh nó một cách sâu xa để
đạt tới một thứ trọn hảo qua vô số chu kỳ chết đi và tái sinh. Cùng với niềm tin
tưởng này là việc làm được gọi là thông cơ, một việc nhờ đó những thực thể không
đầu thai luân hồi sẽ điều khiển cuộc tiến hóa linh thiêng của nhân loại.
Thứ tám, trong văn kiện được Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Đối Thoại Liên Tôn,
“Đức Giêsu Kitô, Đấng Có Nước Hằng Sống. Một Suy Tư của Kitô Giáo về Thời Mới”,
người ta đọc thấy rằng: “Tân Thời có chiều hướng sâu đậm của những tôn giáo Đông
Phương và tiền Kitô Giáo, những gì được cho rằng không bị nhiễm lây bởi những
cái méo mó của Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Bởi thế người ta hết sức tôn trọng
những nghi thức về nông nghiệp cổ xưa cũng như những thứ cúng bái phì nhiêu mầu
mỡ. Sau này “Gaia”, tức Thổ Mẫu, mới hơi bị chỉ trích.
Tôi nghĩ rằng việc công khai chối bỏ là những gì rõ ràng nơi một số những ý hệ
về thú vật và môi trường có khuynh hướng muốn tái tấu một thứ hình thức tân tiến
của thuyết phiếm thần tân ngoại giáo.
Vấn: Theo ý của cha thì thế nào?
Đáp: Việc thần linh hóa thiên nhiên tạo vật, cũng
được coi như là “giả thuyết về Thổ Mẫu”, theo lòng sùng mộ huyền bí học Hy Lạp,
là thành quả của việc biến chuyển từ việc bảo toàn đúng đắn môi trường đến những
hình thức bảo vệ, theo tôi nghĩ, nhắc lại một trong những con bò linh thánh của
Ấn Giáo.
Việc bảo vệ ấy cho thấy ảnh hưởng của những tư tưởng Thời Mới trong phong trào
môi sinh được bắt đầu từ Ngày Thổ Địa lần đầu tiên vào năm 1970, khi hành tinh
này được nhìn nhận như là một sinh vật, đáng tôn thờ. Tính cách bất tương xứng
của việc tôn kính này đối với các giáo thuyết của Kitô Giáo là những gì hiển
nhiên và được những ai phò Thổ Mẫu chú trọng.
Nhiều ấn bản về bí hiểm coi những giáo huấn của thánh kinh như là căn nguyên gây
ra những vấn đề lớn về môi sinh. Trong một số nguyệt san Time liên quan đến các
vấn đề về môi trường, Thánh Kinh, đặc biệt là Sách Khởi Nguyên, nơi con người
được ban cho quyền thống trị trên trái đất và những dân cư của nó, đã được cho
rằng đó là một trong những lý do khiến con người lạm dụng thiên nhiên tạo vật.
Theo một số môi sinh gia thì việc lan tràn Kitô Giáo đã dẫn đến một thứ phát
triển tiêu cực về một thứ kỹ thuật tác hại cho trái đất này.
Theo chiều hướng qui tội này, việc tôn thờ Thổ Mẫu này và ý hệ về môi sinh ấy
còn được hỗ trợ bởi việc hạ giá con người xuống, loài được đặt cùng một mức độ
như “những giống loại” khác, thậm chí còn bị tố giác là quá dồi dào đến tai hại.
Nó là một thứ triệu chứng thực sự không có một tổ chức nào về môi sinh hiện hữu
trên thế giới này làm cân bằng việc bảo vệ thiên nhiên tạo vật với việc bảo vệ
sự sống con người; (bởi thế mà họ không) ra mặt chống phá thai.
Vấn: ĐHY Georges Cottier đã nói rằng Thời Mới “không
xứng hợp với tín lý Công Giáo”. Đâu là những lý do cho một lời kết án hiển nhiên
như thế?
Đáp: Đúng thế. Vị hồng y này nói rằng “những chủ
trương chính của Thời Mới không xứng hợp với Kitô Giáo, nếu chưa muốn nói chúng
là những gì phản đề nữa”.
Theo bản văn của Vatican “Đức Giêsu Kitô, Đấng Có Nước Hằng Sống. Một Suy Tư của
Kitô Giáo về Thời Mới” thì “khó lòng phân biệt được những yếu tố riêng của tính
cách tôn giáo Thời Mới, bề ngoài có vẻ như vô tội vạ, khỏi tầm vóc bị uốn cong
đang thấm nhập toàn thể thế giới tư tưởng về phong trào Thời Mới.
“Bản chất bất khả tri của phong trào này mời gọi chúng ta hãy nhận diện nó một
cách toàn vẹn. Theo quan điểm đức tin Kitô giáo thì không thể cô lập một số yếu
tố của tính cách tôn giáo Thời Mới đáng được Kitô hữu chấp nhận trong khi bác bỏ
những yếu tố khác. Vì phong trào Thời Mới thực hiện nhiều thứ truyền đạt với
thiên nhiên tạo vật, một thứ kiến thức về một sự thiện hoàn vũ, mà phong trào
này phủ nhận những gì được mạc khải theo đức tin Kitô giáo, nó không thể được
coi như là những gì tích cực hay vô thưởng vô phạt”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 30/6/2004.