GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 28/10/2005

 

?   Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương?

   “Thánh Thể là Bánh Sự Sống cho Hòa Bình Thế Giới” (tiếp)

? Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.

 

?   Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương?

 

Giáo sư lịch sử ở Đại Học Cộng Đồng Suffolk County và là tác giả cuốn “Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương” (do Regnery xuất bản) đã chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu Zenit về cách thức Giáo Hội đã góp phần với khoa học, với việc phát triển các thứ kỹ nghệ thị trường tự do, các hệ thống pháp lý Tây phương và luật quốc tế, và tại sao các nhân vật tri thức và văn hóa Công giáo hết sức cần phải cứu lấy nền văn minh Tây phương.

 

Vấn:     Làm thế nào lại xẩy ra chuyện Giáo Hội được coi là kẻ thù của tiến bộ, của tự do, của nhân quyền, của khoa học, tức là tất cả những gì khác được thời đại tân tiến tranh đấu, trong khi đó cuốn sách của ông thực sự cho rằng Giáo Hội Công Giáo là nguồn gốc của những hiện tượng đó?

 

Đáp:    Về hiện tượng này có nhiều lý do lắm, thế nhưng tôi chỉ muốn giới hạn vào một lý do mà thôi. Thật là dễ dàng trong việc tuyên truyền câu truyện thần thoại về lịch sử hơn là những gì hầu hết mọi người đều biết.

 

Chẳng hạn ý nghĩ là – một ý nghĩ tất cả chúng ta đều được dạy trong trường học – vào Thới Trung Cổ hết mọi người nghĩ thế giới này là một mặt phẳng. Ý nghĩ ấy, như Jeffrey Burton Russell cho thấy, là một thứ hoang đường của thế kỷ 19 được cố tình bịa ra để gây hỏa mù cho Giáo Hội. Không còn gì xa chân lý hơn thế nữa.

 

Vấn đề của Galiêô, một vấn đề hầu hết người ta chỉ biết tới nơi bức tranh hí họa, đã châm thêm dầu vào ngọn lửa này. Thế nhưng nó vừa vô lý lẫn hoàn toàn lừa đảo trong việc ngoại suy từ trường hợp của Galilêô đi đến kết luận bao rộng rằng Giáo Hội về lịch sử tỏ ra hằn học với khoa học.

 

Có thể một số độc giả lấy làm ngạc nhiên, thế nhưng vấn đề đáng mừng đó là vai trò kiến thức uyên thâm tân tiến – trên 50 cho tới 100 năm qua – đã trải qua được một bước dài trong việc bẻ lại những truyền thuyết này cũng như trong việc làm sáng tỏ vấn đề.

 

Một thế kỷ trước đây Andrew Dickson White đã lừng danh trong việc dám cả quyết rằng chắc chắn là ngày nay không có một giá trị mặn mà nào của thành phần trung cổ muốn lập lại những bức hí họa của Thời Trung Cổ đã từng thịnh hành, và những sử gia chuyên chính về khoa học giờ đây cảm thấy ngượng nghịu khi lập lại cái va chạm cổ thời, thứ va chạm mà mối liên hệ giữa tôn giáo và khoa học ở Tây phương đã từng là một thứ lịch sử không ngớt đối chọi nhau.


Vấn:     Ông có thể diễn tả một cách ngắn gọn những đóng góp đặc biệt của Giáo Hội vào những nguồn gốc và việc phát triển của khoa học tân tiến chăng?

 

Đáp:    Chúng ta hãy bắt đầu bằng một ít sự kiện ít được biết tới. Người đầu tiên đo được mức gia tốc của vật buông rơi là Cha Giambattista Riccioli. Cha Nicholas Steno được coi là cha đẻ của khoa địa chất học. Ông tổ của khoa khảo cổ Ai Cập là Cha Athanasius Kircher, và một người thường được kể như là cha đẻ của thuyết nguyên tử lực là Cha Roger Boscovich.

 

Các tu sĩ Dòng Tên (Chúa Giêsu) đã truyền bá khoa học của Tây phương khắp thế giới. Ở thế kỷ 20 các vị đã nổi bật về việc nghiên cứu các trận động đất đến nỗi khoa địa chấn học trở thành “khoa học Dòng Tên”.

 

Một số ngôi vương cung thánh đường Công giáo được kiến thiết để hoạt động như những phòng quan sát vầng dương chính xác nhất trên thế giới, và Đền Thờ San Petronio ở Bologna được sử dụng để chứng thực lý thuyết của Johannes Kepler về những quĩ đạo hành tinh có hình vòng trứng.

 

Chương về khoa học của tác phẩm “Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương” là chương dài nhất. Ngoài những thí dụ được bàn đến như những trường hợp tôi vừa đề cập, cũng cần phải ghi nhận thêm về một số khía cạnh nơi giáo huấn Công giáo là những gì thực sự góp phần vào việc phát triển khoa học tân tiến – bao gồm cả ý tưởng về Thiên Chúa như là một ý tưởng toán học có tính cách cân đối và cân bằng, nhờ đó đã khả dĩ hóa ý nghĩ về những nhiên luật tự lập. 

 

Vấn:     Một vấn nạn được ông khảo sát đặc biệt trong các tác phẩm của ông đó là vai trò của Giáo Hội trong việc phát triển những ngành kinh tế về thị trường tự do. Nhiều sử gia, bao gồm cả sử gia Công giáo, cho rằng chính nhờ Chủ Nghĩa Minh Tri và Adam Smith mà các quốc gia Tây phương mới có thể xóa bỏ đi được những khái niệm về các thứ kinh tế “thời trung cổ” để đưa đến Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ. Tại sao ông nghĩ rằng đó là vấn đề hiểu sai lịch sử?

 

Đáp:    Kiến thức uyên bác gần đây đã khám phá ra rằng ý nghĩ về kinh tế thời trung cổ, nhất là vào Thời Thượng Trung Cổ và Hạ Trung Cổ, là ý nghĩ còn tân tiến và sành sõi hơn người ta thường nghĩ nữa.

 

Nhiều học giả, nhất là Raymond de Roover, đã cho thấy rằng những nhà tư tưởng ấy đã có được một kiến thức và cảm nhận sâu xa về các thứ cơ cấu thị trường, và có thiện cảm với một nền kinh tế tự do, hơn là những gì vốn được diễn tả.

 

Nói chung, họ không tin, như thường bị gán ghép, vào một thứ “giá cả chính đáng” khả định một cách khách quan về một sản vật, hay không tin rằng quốc gia cần phải áp dụng chung những thứ giá cả này. Trái lại, thành phần Triết gia kinh điển đã chịu ảnh hưởng sâu xa bởi luật lệ Rôma, một thứ luật đã phục hưng vào Thời Thượng Trung Cổ là thời điểm cho rằng giá trị của một sản vật là những gì nó có thể được đem bán đi một cách chung chung.

 

Việc thẩm định chung về thị trường ấy thực sự đã quyết định về giá cả chính đáng. Việc tranh cãi và bàn luận về vấn đề này vẫn được tiếp tục, thế nhưng không có một vị học giả cẩn trọng nào lại quá đần độn đến độ phủ nhận những căn gốc và phân tích về các khám phá của học giả De Roover.

 

Tôi khai triển về vấn đề này dài dòng hơn trong cuốc sách của tôi “Giáo Hội và Thị Trường: Công Giáo Bênh Vực Nền Kinh Tế Tự Do”, một tác phẩm đã được tán thành bởi những vị chủ tịch kinh tế học ở Đại Học Christendom và Đại Học Dallas.

 

Dầu sao cũng có một chi tiết hay hay được tôi nói đến trong cuốn “Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương”, đó là vào ngay lúc Vua Henry VIII đang ra tay đàn áp các đan viện ở Anh quốc, thì những vị đan sĩ ấy gần phát minh ra được những lò hơi để sử dụng vào việc sản xuất ra gang. Vua Henry đã làm trì trệ Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ đi mất cả hai thế kỷ rưỡi.


Vấn:     Một trong những chủ trương hay hơn nữa nơi tác phẩm của ông đó là những hệ thống pháp luật của Tây phương đã được triển xuất từ giáo luật. Điều này làm sao có thể xẩy ra được nếu căn cứ vào vấn đề chủ yếu không thích hợp với nhau như thế?

 

Đáp:    Những gì tôi lập luận đó là giáo luật đã là mô mẫu cho việc các quốc gia Tây phương phát triển tìm cách biên soạn luật lệ và hệ thống hóa hệ thống pháp lý riêng của họ. Harold Berman, một đại học giả về luật Tây phương, hệ thống pháp lý tân tiến đầu tiên ở thế giới Tây phương đó là bộ giáo luật của Giáo Hội.

 

Bộ giáo luật này, nhất là khi được biên soạn thành “Sách Dẫn Mục Các Khoản Luật Trái Ngược” của Gratian, được sử dụng như mẫu thức của những gì các quốc gia Tây phương tìm cách hoàn thành.

 

Các học giả về luật Giáo Hội đã chỉ cho Tây phương man rợ thấy làm cách nào để lấy những thứ chắp vá về tập tục, về qui định cũng như về vô số những nguồn khác, để từ đó làm nên một hệ thống pháp luật mạch lạc, với cấu trúc của nó nhất quán về nội dung, và là một hệ thống pháp lý có thể tổng hợp hoặc hóa giải những mâu thuẫn vốn có trước đó.

 

Ngoài ra, vấn đề chủ yếu của giáo luật không bị loại trừ khỏi vấn đề chủ yếu của luật dân sự như chúng ta tưởng.

 

Chẳng hạn, Giáo Hội có quyền tài phán về hôn nhân. Giáo luật về hôn nhân chủ trương rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu cần phải được cả người nam lẫn người nữ tự do ưng thuận, và cuộc hôn nhân bị cho là bất hiệu thành nếu nó được thực hiện chỉ vì bị cưỡng ép, hay nếu một trong hai người thành hôn vì nhầm lẫn về căn tính hay về một tính chất quan trọng nào đó của người kia.

 

Berman nói rằng: “Đây là nền tảng chẳng những cho luật tân tiến về hôn nhân mà còn cho một số những yếu tố căn bản của luật hợp đồng tân tiến nữa, tức là của quan niệm về ý muốn tự do và liên quan tới những quan niệm về lầm lẫn, về cưỡng ép và về lường gạt”.

 

Vấn:     Ngoài ra, ông nhận định rằng những quan niệm về luật lệ quốc tế và các thứ nhân quyền được khai triển bởi các triết gia kinh viện Tây Ban Nha ở thế kỷ 16, như Francisco de Vitoria. Sự kiện này liên quanthế nào với những cuộc bàn luận ngày nay về luật lệ quốc tế, cũng như về vai trò của Tòa Thánh trong việc hình thành các cơ cấu tổ chức quốc tế?

 

Đáp:    Thành phần như Francisco de Vitoria tin tưởng rằng luật lệ quốc tế, một thứ luật hệ thống hóa lề luật tự nhiên về luân lý theo các mối liên hệ quốc tế, có thể giúp làm dễ dàng hóa việc chung sống an hòa nơi thành phần dân chúng của các nền văn hóa và tôn giáo khác biệt.

 

Tư tưởng về luật lệ quốc tế, theo các Hậu Triết gia kinh viện, là sự nới rộng của cái tư tưởng mà không một cái gì, thậm chí ngay cả quốc gia, được miễn trừ khỏi những hạn chế về luân lý. Tư tưởng này hoàn toàn ngược với quan điểm của Machiavellian, một quan niệm cho là quốc gia tự lập về luân lý và không bị ràng buộc bởi bất cứ một tiêu chuẩn luân lý tuyệt đối nào hết. 

 

Dù tư tưởng về lề luật quốc tế là những gì bất khả châm chước theo luân lý và không thể bắt bẻ theo triết lý, nhưng vẫn có những thứ khó khăn thực tiễn liên hệ tới việc áp dụng thi hành nó bởi một cơ quan quốc tế.

 

Nếu cơ quan này không có những quyền lực áp đặt thì nó sẽ trở thành bất lực; nếu nó không có những quyền lực áp đặt thì cả nó nữa cũng cần phải được bảo vệ và trở thành mối đe dọa cho công ích toàn cầu.

 

Cũng còn một nguy cơ nữa đó là cơ quan này sẽ tìm cách vượt ra ngoài vai trò làm môi giới và gìn giữ hòa bình, và tìm cách can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia phần tử hay tìm cách làm suy yếu đi các tổ chức truyền thống nơi những quốc gia ấy.

 

Dĩ nhiên đây là những gì đã xẩy ra hôm nay đây, những gì vẫn liên tục diễn tiến ở LHQ theo chính kiến cấp tiến. Vai trò của Tòa Thánh nơi các mối liên hệ quốc tế, đối với tôi, vừa giúp vào việc tiến triển hòa bình bằng những sáng kiến của Tòa Thánh, và vừa là một trở ngại to lớn cho những hoạch trình xã hội thiên tả được tung ra ở những cuộc họp LHQ tiêu biểu.


Vấn:     Dường như trên 40 hay 50 năm qua những đóng góp của Công giáo cho nghệ thuật, văn chương và khoa học đã yếu kém đi. Ngoài ra, ảnh hưởng của Công giáo nơi ngành hàn lâm và các cơ cấu tổ chức văn hóa quan trọng khác cũng đã suy giảm. Nếu thực sự là thế thì theo ông lý do bởi đâu?

 

Đáp:    Đây là một vấn đề hóc búa để có thể trả lời một cách ngắn gọn, mặc dù tôi đã khai triển nó một phần nào trong cuốn sách của tôi là “Giáo Hội Đương Đầu Với Tính Chất Tân Tiến”. Cuốn sách này chú ý tới sinh lực dồi dào của Giáo Hội Công giáo ở Hoa Kỳ trong tiền bán thế kỷ 20.

 

Giáo Hội tự tin này thực hiện việc tiếp xúc lành mạnh với nền văn hóa chung quanh mà không bị nền văn hóa ấy ảnh hưởng.

 

Bấy giờ Hilaire Belloc đã nhận định rằng “các tâm trí càng mãnh lực, càng sắc bén và càng nhậy cảm của thời đại chúng ta rõ ràng là đang hướng chiều về phía Công giáo”.

 

Sử gia Peter Huff nhận định rằng Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ “đã chứng kiến thấy một luồng thủy triều liên tục chuyển đổi về văn chương đáng kể đến độ những thứ thống kê ra như hỗ trợ giả thuyết của Calvert Alexander về cái được cho là trào lưu văn hóa”.

 

Theo sử gia Charles Morris thì “bất chấp việc thất bại của Al Smith, người Công giáo Hoa Kỳ cũng đạt tới mức độ tự tin về ý hệ một cách ngoại thường vào thập niên 1930, đến nỗi làm cho các mục sư Thệ Phản phải ganh tị”.

 

Niềm tự tin và cảm quan truyền giáo này, vì những lý do khác nhau, đã bị suy yếu một cách trầm trọng từ thập niên 1960.

 

Thành phần trí thức và văn hóa Công giáo rất cần phải lấy lại niềm tin tưởng xưa và cảm quan căn tính, vì người ta cần nghe thấy sứ điệp của Giáo Hội hơn bao giờ hết. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhiều lần minh nhiên cho thấy rằng ngài không hài lòng với tình trạng luân lý của văn minh Tây phương là những gì cần phải được cứu vãn.

 

Simone Weil đã từng viết: “Tôi là một người Công giáo, thế nhưng tôi coi ý nghĩ Kitô giáo, một ý nghĩ có gốc rễ từ tư tưởng Hy Lạp, và qua các thế kỷ đã nuôi dưỡng tất cả mọi nền văn minh Âu Châu, như là một cái gì người ta không thể ruồng bỏ mà lại không bị thoái hóa”. 

 

Nền văn minh Tây phương dường như đang thấy rằng đó là một con đường khó đi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26/9/2005

 

 

TOP

 

 

   “Thánh Thể là Bánh Sự Sống cho Hòa Bình Thế Giới”

 

(tiếp 27 Thứ Năm)

 

Trong phiên họp chung thứ 20 hôm Thứ Sáu 21/10/2005, các vị nghị phụ đã chấp thuận Sứ Điệp của Thượng Nghị Giám Mục gửi Dân Chúa khi kết thúc biến cố Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI. Sau đây là nguyên văn bản sứ điệp này:

 

Lắng Nghe Nỗi Đớn Đau của Thế Giới

 

5.         Cuộc Thượng Nghị này là một thời gian chuyên tâm vào việc chia sẻ và chứng dự vào đời sống của Giáo Hội ở các châu lục khác nhau. Chúng ta đã biết được những cực trạng và khổ đau gây ra bởi chiến tranh, đói khổ, bởi những hình thức khác nhau của khủng bố và bất công, những gì va chạm tới đời sống thường nhật của hằng trăm triệu con người. Cuộc bạo động bùng nổ ở Trung Đông và ở Phi Châu đã nhắc nhở chúng ta rằng lục địa Phi Châu đã bị công luận thế giới lãng quên. Những cuộc thiên tai, dường như gia tăng, bắt buộc chúng ta phải nhìn tới thiên nhiên một cách trân trọng hơn, và củng cố tình đoàn kết của chúng ta với những con người khổ đau ấy.

 

Chúng tôi không muốn câm lặng trước những hậu quả của trào lưu tục hóa, trước hết đang xẩy ra ở Tây phương, một thứ tục hóa gây ra tình trạng khô đạo và các hình thức khác nhau của tương đối chủ nghĩa. Chúng tôi đã nhớ đến và bài bác các tình trạng bất công và cực bần cùng đang hiển nhiên xẩy ra ở khắp mọi nơi, nhất là ở Mỹ Châu Latinh, ở Phi Châu và ở Á Châu. Tất cả những nỗi khổ đau này vang thấu Thiên Chúa, và thách đố lương tâm nhân loại. Nó thách đố tất cả chúng ta. Làm sao trở thành ngôi làng hoàn vũ của trái đất chúng ta, một môi trường sống hiểm nghèo có nguy cơ bị tiêu rụi? Làm thế nào đây để trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, tình đoàn kết có thể chiến thắng khổ đau và cùng cực? Chúng tôi cũng hướng tâm tưởng của mình tới những ai đang cai trị các quốc gia để xin họ hãy ân cần chú trọng tới việc cung ứng cho tất cả mọi người phương cách có thể được hưởng công ích. Chúng tôi xin họ hãy trở thành những người cổ võ phẩm giá của mọi người, từ khi họ được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đời. Chúng tôi xin họ hãy ban hành những luật lệ tôn trọng quyền lợi tự nhiên của đời sống hôn nhân và gia đình. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động tham gia vào một nỗ lực chung để mang lại những điều kiện lâu bền cho việc tiến bộ chân thực của toàn thể gia đình nhân loại, nơi sẽ không còn ai thiếu bánh ăn hằng ngày nữa.

 

6.         Chúng tôi đã mang lấy tất cả mọi nỗi khổ đau này và những vấn đề này khi chúng tôi cử hành và tôn thờ Thánh Thể. Ở những cuộc bàn luận của mình, qua việc cẩn thận lắng nghe nhau, chúng tôi đã cảm kích và rung động trước chứng từ của các vị tử đạo, những vị vẫn còn hiện diện tới ngày hôm nay, như trải qua suốt giòng lịch sử của Giáo Hội, ở nhiều miền đất trên thế giới. Các Nghị Phụ Thượng Nghị đã nhắc lại rằng những vị tử đạo ấy luôn tìm thấy sức mạnh để thắng vượt hận ghét bằng yêu thương và bạo lực bằng tha thứ, nhờ Thánh Thể.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/10/2005

 TOP

? Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.

Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 13/10/2005, ngỏ cùng tiểu ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về “Những vấn đề liên quan tới việc thông tín”.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Tòa Thánh công nhận quyền thông tín và tầm quan trọng của nó trong đời sống của taât cả mọi xã hội cùng cơ cấu dân chủ. Việc thi hành quyền tự do truyền đạt không lệ thuộc vào sự giầu sang, giáo dục hay quyền lực chính trị. Quyền truyền đạt là quyền của tất cả mọi người. Quyền tự do diễn đạt và quyền có được tín liệu đang gia tăng và phát triển ở những xã hội không mập mờ về nền đạo lý căn bản của việc truyền đạt, chẳng hạn như sự thật tối thượng và sự thiện của cá nhân, việc tôn trọng phẩm vị con người, và việc cổ võ công ích.

 

Ngoài ra, những thứ kỹ thuật mới đóng một tầm quan trọng trong việc thăng hóa thành phần nghèo khổ. Như ở vấn đề sức khỏe và giáo dục, phương cách thuận lợi cho thành phần giầu có được thể hiện nơi vần đề truyền đạt chắc chắn là những gì giúp ích cho thành phần nghèo khổ, thành phần với tư cách là người nhận được tín liệu bảo đảm, cũng như với tư cách là diễn viên có thể phát động quan điểm riêng của họ trước những người thực hiện quyết định cho thế giới.

 

Trước tình trạng càng ngày càng gia tăng phương cách đối với vấn đề tín liệu thuộc đủ mọi thứ loại, Tòa Thánh cũng muốn nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải bảo vệ thành phần dễ bị tổn thương nhất, như trẻ em và giới trẻ, nhất là theo chiều hướng gia tăng nội dung trình chiếu việc bạo động, bất nhân nhượng và hình ảnh khiêu dâm.

 

Có lẽ vấn đề thiết yếu nhất phát xuất từ việc tiến bộ về kỹ thuật đó là phải chăng nhờ tiến bộ về kỹ thuật mà con người tiến triển về phẩm giá, trách nhiệm và cởi mở với kẻ khác.

 

Về vấn đề này, Tòa Thánh đã thực hiện một khởi động đặc thù toàn châu lục được gọi là Hệ Thống Chỉ Số của Giáo Hội ở Mỹ Châu Latinh RIIAL ("Red Informática de Iglesia en America Latina") là hệ thống cổ võ việc thích ứng với những kỹ thuật và chương trình theo chỉ số nơi vấn đề giáo dục truyền thông, nhất là ở những vùng nghèo khổ. Sự thành công của dự án này đã gây chú ý cho tổ chức Quan Sát Việc Truyền Thông Về Văn Hóa và Thính Thị ở Địa Trung Hải và trên Thế Giới OCCAM (Observatory for Cultural and Audiovisual Communication in the Mediterranean and in the World) cũng như cho các tổ chức quốc tế khác. Tòa Thánh cũng ủng hộ việc liên tục cổ võ vai trò truyền thống của các thư viện và truyền thành trong việc đào luyện.

 

Hy vọng rằng Giai Đoạn Thứ Hai của Thượng Nghị Thế Giới của LHQ về Xã Hội Thông Tín WSIS (U.N. World Summit on the Information Society), một thượng nghị được tổ chức tại Tunis sắp tới, sẽ đưa tới những nỗ lực cụ thể hơn trong việc xây dựng một xã hội có tính cách chỉ số hơn, là những gì sẽ làm giảm thiểu đi việc lan rộng tình trạng “nghèo nàn vấn đề thông tín”. Thật là hữu ích nếu tạo nên được một năng động mới vượt ra ngoài thứ lý lẽ có tính cách chính trị và thương mại thường chi phối nơi những lãnh vực này.

 

Vai trò đại biểu tôi đây tin rằng Xã Hội Thông Tín này sẽ là một xã hội được trang bị bằng thứ năng thể, năng lực, và các năng khiếu trong việc làm nẩy nở và thu thập kiến thức mới, cũng như trong việc truy cập, hấp thụ và sử dụng một cách hữu hiệu tín liệu, dữ kiện và kiến thức nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật thông tín và truyền thông. Trong xã hội đã có nhiều “tác nhân về ý nghĩa” hay “những nhân viên kiến thức”, như gia đình, học đường, quốc gia, thành phần góp ý và thành phần lãnh đạo, chưa nói tới các cơ cấu tổ chức tôn giáo.

 

Kiến thức là những gì thiết yếu trong việc thiết lập sự hiện diện nơi thị trường quốc tế, vầlà then chốt cho việc tham phần vào nền kinh tế toàn cầu là mội trường mạng điện toán toàn cầu đang là một phương tiện càng ngày càng quan trọng. Ngoài ra, cần phải nhìn nhận vai trò của kiến thức trong việc phát triển kỹ thuật thông tín và truyền thông. Cũng thế, rất cần phải phát triển khả năng nhận thức được tín liệu thu thập, trước cả một rừng tín liệu trước mắt. Tiến trình này có thể chỉ nẩy nở ở đâu nhìn nhận bậc thang của các thứ giá trị mà thôi.

 

Cám ơn Ông Chủ Tịch

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2005

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ