GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 10/5/2005 |
1) Một Đài Phát Thanh Công Giáo ở Lebanon bị nổ bom
3) KHOA GIÁO HỘI HỌC HIỆP THÔNG CỦA CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II
Sách Mới Tinh về Nhị Vị Cố và Tân Giáo Hoàng
Để thấy được “Dấu Chỉ Thời Đại” Thiên Chúa muốn tỏ ra cho thế giới biết trong thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo đầy biến động và bạo loạn này, xin đón đọc gấp hai tác phẩm mới tinh của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh:
“GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II:
SỐNG LÀ CHÚA KITÔ – CHẾT LÀ VINH THẮNG”
(Sách dày 268 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 13$)
“TÂN GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI:
VỊ GIÁO HOÀNG CỦA HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO
VÀ CỦA MỘT TÂN ÂU CHÂU”
(Sách dày 236 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 12$)
Ngoài ra, xin mời đọc lại các tư tưởng của vị Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua những tác phẩm sau đây:
1. Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời (1998): 322 trang 13$
ĐTC GPII: 33 bài Giáo Lý về Chúa Thánh Thần
2. Là Tất Cả Trong Mọi Sự (1998): 272 trang 12$
ĐTC GPII: 36 bài Giáo Lý về Chúa Cha
3. Giới Trẻ của Ngàn Năm Thứ Ba (1999): 320 trang 10$
ĐTC GPII: sứ điệp và huấn dụ giới trẻ
4. Thời Điểm Hồng Ân (2000): 470 trang 15$
ĐTC GPII: 79 bài Giáo Lý của về Ba Ngôi Thiên Chúa
5. Di Sản Hồng Ân (2001): 424 trang 15$
ĐTC GPII: Giáo lý Chúa Ba Ngôi và huấn từ cho các giới
Trong Năm Thánh Thể 10/2004-2005, cũng xin mời đọc cả 3 tác phẩm mới của cùng tác giả sắp xuất bản vào cuối Tháng Hoa 5/2005:
1. Nguồn Sống Thần Linh (sách dày 200 trang, giá 10$)
2. Cơn Khát Núi Sọ (sách dày 212 trang, giá 10$
Hãy Đến Với Cha (sách dày 144 trang, giá 7$)
Giá sách bao gồm cả miễn phí bưu điện. Ngân/chi phiếu xin đề và gửi về:
Cao Bùi 12173 Highgate Court – Rancho Cucamonga, CA 91739
(xin lỗi không nhận order qua email)
Một Đài Phát Thanh Công Giáo ở
Lebanon bị nổ bom
Hôm Thứ Sáu 6/5/2005, Đài Tiếng Nói Bác Ái của Giáo Hội Công Giáo ở Labanon bị
nổ bom tại Jounieh, miền bắc Beirut, làm thiệt mạng 2 người và gây thương tích
cho 27 người. Hôm Thứ Sáu, Đài phát thanh này đã bày tỏ tình đoàn kết với những
phần tử gia đình của những ai bị giam giữ trong các nhà tù Syria tại Damascus,
những người “đã lên án những hành động hung bạo ở các nhà tù Damascus” và “những
gì họ đã thấy”.
Theo ĐGM Bechara Rai ở Jbeil thuộc lễ nghi Maronites cho Đài Phát Thanh Vatican
biết rằng “Tôi nghĩ đài này bị trực tiếp và chủ ý tấn công. Tôi nghĩ rằng những
người bị thiệt hại ở Syria hay Labanon cùng thành phần liên minh của họ đã tổ
chức cuộc tấn công này để hủy diệt tiếng nói chẳng những của bác ái mà còn của
chân lý và của con người nữa”.
Cha Fadi Tabet thuộc lễ nghi Maronite, tổng giám đốc của Đài Tiếng Nói Bác Ái
cũng cho cơ quan Tín Vụ Á Châu AsiaNews biết: “Tội ác này là một sự xúc phạm đến
Thiên Chúa, đến con người cũng như đến xã hội Labanon. Đó là một việc hoàn toàn
biểu hộ hận thù”.
Bộ phận nổ bom được gài trong một ngôi nhà bỏ hoang gần đài phát thanh Kitô Giáo
duy nhất ở Labanon. Tuy nhiên, sau vụ nổ một chút, đài phát thanh đã bắt đầu
hoạt động lại ở một cơ sở khác. Nhà thờ Thánh Gioan Tông Đồ hầu như bị hủy hoại
hoàn toàn. Bàn thờ và bức hình lịch sử Thánh Gioan Tông Đồ bị cháy, hai vật này
vốn được coi là những gì giá trị nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Tổng số
tiền thiệt hại lên tới cả 15 triệu Mỹ kim.
Từ cuộc ám sát Thủ Tướng Rafiq Hariri ngày 14/2/2005, đã có 4 quả bom nổ ở các
vùng Kitô giáo, sát hại 3 người và làm bị thương 40 người. Sau ngày này, những
lực lượng Kitô giáo, Sunnite và Druse đã liên kết lại để yêu cầu lực lượng quân
đội Syria rút khỏi Labanon, bãi nhiệm chính quyền. Nhờ áp lực của Hội Đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc, người lính Syria cuối cùng đã hồi hương vào ngày 30/4/2005.
Nhân dân Labanon đồng loạt lên án vụ tấn công Đài Phát Thanh Tiếng Nói Bác Ái
này, ít là vì đài này không bao giờ bị tố cáo là cuồng tín; ngay cả người Hồi
giáo cũng nhận thấy đài này là một phương tiện tốt cho vấn đề đối thoại liên tôn.
Đài Phát Thanh Tiếng Nói Bác Ái, theo vị giám mục trên đây cho biết, thực hiện
những chương trình bằng tiếng Ả Rập, cũng như Anh Ngữ và Pháp Văn cho thành phần
Á Châu sống ở Lebanon. Đài phát thanh bị nổ bom này “chẳng những phổ biến tin
tức liên quan tới tất cả mọi Giáo Hội cùng toàn thể sinh hoạt của đất nước và
thế giới Ả Rập, mà còn hường tới cả những tôn giáo và cộng đồng khác nữa”. Mỗi
một buổi chiều đài này chuyển vận tin tức của đài phát thanh Vatican và các cuộc
cử hành của Đức Thánh Cha. Trong 4 triệu dân Labanon có 40% là Kitô hữu, chính
yếu là Công giáo theo lễ nghi Maronite, còn ngoài ra đa số là người Hồi giáo. Xứ
sở này đã trải qua 15 năm tàn hại bởi nội chiến cho tới năm 1991.
Vị giám mục trên đây cho biết thêm rằng: “Tất cả dân chúng đều gắn bó với đài
phát thanh này”. Cộng đồng Công giáo đã yêu cầu tổng thống và thủ tướng bắt tay
vào việc tái thiết những gì đã bị phá hoại. “Dù thế nào chăng nữa, nếu họ không
làm thì có nhiều cá nhân sẵn sàng giúp làm. Người dân Labanon đã quen với đài
này rồi. Hôm nay bị phá hoại, ngày mai được tái thiết”.
ĐTC Biển Đức XVI về tình hình Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến trước nhận định của Hồng Y Ratzinger năm 2002 (tiếp theo Thứ Tư 4/5, Thứ Sáu 6/5, thứ bảy 7/5, và thứ ba 10/5)
Nhân dịp Hội Nghị về chủ đề “Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” ở Viện Đại Học Công Giáo Thánh Antôn ở Murcia Tây Ban Nha hôm Thứ Bảy 30/11/2002, các phóng viên báo chí, trong đó có cả của Zenit, đã phỏng vấn ngài về một số vấn đề liên quan đến tình trạng Giáo Hội Hiện Thế ở nhiều phương diện khác nhau như sau:
Vấn Đức Hồng Y có nghĩ rằng Giáo Hội, đặc biệt là nơi thế giới Tây Phương, đang sửa soạn nói lên cho thấy tình trạng Kitô Giáo suy đồi của mình cùng với cái trống rỗng cả thể đang diễn tiến chăng? Hay vẫn còn nơi những con người của Giáo Hội một viễn ảnh về Kitô Giáo nhưng lại không phải là viễn ảnh về một Giáo Hội truyền giáo?
Đáp Tôi nghĩ rằng về vấn đề này chúng tôi còn nhiều điều phải học hỏi. Chúng tôi quá quan tâm với chính mình, với những vấn đề cấu trúc, với vấn đề độc thân linh mục, với vấn đề phong chức cho nữ giới, với vấn đề các hội đồng mục vụ, với vấn đề quyền lợi của những hội đồng này cũng như của những thượng hội đồng giám mục…
Chúng tôi luôn hoạt động để giải quyết những vấn đề nội bộ, chứ chúng tôi không nhận ra rằng thế giới đang cần đến những giải đáp; thế giới không biết sống ra sao. Thế giới không có khả năng sống, được thể hiện nơi nghiện hút, khủng bố v.v. Bởi vậy, thế giới đang khát khao những giải đáp, trong khi đó chúng tôi lại cứ lo đến những vấn đề của mình.
Tôi tin rằng nếu chúng tôi dấn thân gặp gỡ những người khác, trình bày Phúc Âm cho họ một cách thích hợp, thì những vấn đề nội bộ của chúng tôi cũng sẽ được giảm bớt và được giải quyết. Điểm trọng yếu ở đây là: Chúng tôi phải làm sao cho Phúc Âm trở thành khả chấp trước một thế giới bị tục hóa ngày nay.
Vấn Đức Hồng Y nghĩ gì về vấn đề phải bắt đầu ra sao trong việc điều hợp tình trạng phát triển về năng lực khoa học và kỹ thuật của nhân loại với đức tin và luân lý?
Đáp Đó là những gì cần phải được nhận thức lại, vì những kiểu mẫu khoa học đang đổi thay; bởi thế, tình hình đối thoại giữa khoa học và đức tin cũng phải đối đầu với những thách đố mới.
Chẳng hạn, một khí cụ quan trọng là Học Viện Khoa Học của Tòa Thánh, một học viện hiện nay tôi cũng là một phần tử, và ít lâu trước đây tôi đã thực sự tham dự lần đầu tiên một trong những cuộc họp của học viện này. Quá khứ học viện này là một hội đồng của các khoa học gia, như vật lý gia, sinh học gia v.v.
Hiện nay có cả các triết gia và thần học gia nữa. Chúng tôi đã thấy rằng vấn đề đối thoại giữa các khoa học và triết lý cùng thần học là vấn đề khó khăn, vì chúng là những đường lối hoàn toàn khác nhau để nói lên thực tại, theo những phương pháp khác nhau v.v.
Một trong những học viện gia này, ông là một chuyên gia trong ngành nghiên cứu về não bộ, đã nói rằng có hai thế giới bất khả dung hợp; một mặt, chúng ta có những loại khoa học mà trong lãnh vực của chúng, chúng không có tự do, không có sự hiện diện của tinh thần, mặt khác, tôi lại nhận ra rằng tôi là một con người và tôi có tự do.
Bởi thế, đối với vị này, đó là hai thế giới khác nhau, và chúng ta không có khả năng để dung hợp hai quan niệm của mỗi thế giới này. Chính ông nhìn nhận là ông tin vào cả hai thế giới: vào một thế giới khoa học chối bỏ tự do, cũng như vào cảm nghiệm hữu thể của ông là một con người tự do.
Tuy nhiên, chúng ta không thể sống như thế được; nó sẽ vĩnh viễn là một tình trạng hỗn loạn tâm thần. Trong tình hình hiện nay đối với việc chuyên môn hóa phương pháp sắc bén về phần cả hai lãnh vực, chúng ta phải tìm cách để lãnh vực này khám phá ra lý lẽ của lãnh vực kia nhờ đó phát triển một cuộc đối thoại thực sự.
Hiện thời không có một công thức nào cả. Đó là lý do tại sao vấn đề hết sức quan trọng là những người phác họa của cả hai lãnh vực tư tưởng con người, các ngành khoa học với khoa triết lý và khoa thần học, cần phải gặp gỡ nhau. Có như thế, họ mới có thể nhận thức rằng cả hai đều là những biểu hiệu cho một lý lẽ chân thực. Thế nhưng họ phải hiểu rằng thực tại là một lãnh vực riêng và con người là một lãnh vực riêng.
Đó là lý do tại sao vấn đề rất quan trọng ở đây là tại các đại học đường cũng như nơi các ngành học, chúng không phải là những đường lối biệt lập tách khỏi nhau, nhưng chúng có một mối liên hệ thường xuyên, trong đó, chúng ta biết nghĩ với những người khác và tìm thấy mối hiệp nhất của thực tại.
(hết)
Nếu muốn xem lại toàn bộ bài này và những bài khác về ĐHY Joseph Ratzinger trước khi ngài làm giáo hoàng xin vào:
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Màn Điện Toán Zenit phổ biến những ngày Thứ Ba 3/12/2002 và Thứ Tư 4/12/2002, sau khi hồng y Ratzinger trở thành Giáo Hoàng ngày 19/4/2005, Zenit lại cho phổ biến bài phỏng vấn trên vào ngày Thứ Sáu 22/4/2005)
KHOA GIÁO HỘI HỌC HIỆP THÔNG
CỦA CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II
(tiếp theo Thứ Tư 4/5, Thứ Sáu 6/5, Thứ Bảy 7/5
và thứ ba 10/5)
ĐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng
Thánh Bộ Đức Tin - Bài Mở Đầu cho Hội Nghị Mục Vụ của Giáo Phận Aversa Ý Quốc
chiều ngày 15/9/2001
III.- Một Giáo Hội Học Hiệp Thông
Điều này không có nghĩa là không cần
phải bàn đến việc quản trị tốt đẹp cũng như đến việc phân phối trách nhiệm trong
Giáo Hội. Thật sự là có những điều bất quân bình cần phải sửa chữa. Chúng ta cần
phải chú ý và nhổ tận gốc rễ một thứ tập trung hóa vào Tòa Thánh Rôma một cách
thái quá là những gì bao giờ cũng có thể gây nguy hại. Thế nhưng, những vấn đề
thuộc loại này cũng không được làm cho chúng ta phân tâm thi hành sứ vụ thật sự
của Giáo Hội, bởi vì, Giáo Hội không được loan báo về mình mà là về Thiên Chúa.
Chính vì để bảo đảm cho vấn đề này được thực hiện một cách thuần khiết nhất mới
có vấn đề kiểm điểm trong Giáo Hội. Vấn đề kiểm điểm này phải bảo đảm được một
thứ tương quan giữa việc đối thoại với Thiên Chúa và việc phục vụ chungỉ. Tóm
lại, không phải ngẫu nhiên những lời Chúa Giêsu phán “kẻ làm đầu sẽ làm kẻ cuối
rốt và kẻ cuối rốt sẽ là kẻ cả” đã xẩy ra hơn một lần trong Phúc Âm. Những lời
ấy giống như tấm gương soi luôn ở trước mặt tất cả chúng ta.
Đối diện với việc biến quan niệm về “hiệp thông” hậu thượng hội 1985, Thánh Bộ
Tín Lý Đức Tin đã nghĩ rằng cần phải dọn một “Bức Thư gửi Các Vị Giám Mục Công
Giáo liên quan đến Một Số Khía Cạnh về Giáo Hội được hiểu như là một Mối Hiệp
Thông”. Bức Thư này đã được ban hành vào ngày 28/5/1992. Ngày nay bất cứ thần
học gia nào quan tâm đến thế giá của mình đều cảm thấy cần phải phê phán tất cả
mọi văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Bức Thư của chúng tôi gặp phải một
trận bão tố phê phán, rất ít đoạn trong bản văn này được chấp nhận. Câu gây ra
cuộc tranh luận nhiều nhất là câu này: “nơi mầu nhiệm chính yếu của mình Giáo
Hội hoàn vũ là một thực tại có trước hết mọi Giáo Hội riêng về phương diện bản
chất cũng như trần thế” (đoạn 9). Câu nói này được căn cứ vào một trích dẫn ngắn
theo nhận định Giáo Phụ học là Giáo Hội duy nhất đặc thù có trước việc thiết lập
các Giáo Hội riêng và hạ sinh ra các giáo hội riêng này. Các Vị Giáo Phụ đã lập
lại một quan niệm của hàng tôn sư Do Thái là Sách Ngũ Kinh và dân Do Thái đã có
trước. Việc tạo dựng đã được cưu mang như để cung cấp chỗ cho Ý Muốn của Thiên
Chúa. Ý Muốn này cần có một dân tộc sống cho Ý Muốn của Thiên Chúa và làm cho Ý
Muốn này trở thành Ánh Sáng thế gian. Vì các Vị Giáo Phụ đã nhận thấy rõ căn
tính tối hậu của Giáo Hội và của dân Do Thái, các vị đã không thể nào cho Giáo
Hội như là một điều gì đó ngẫu nhiên, một điều gì đó mới được thiết lập; trong
cuộc qui tụ dân chúng này lại theo Ý Muốn của Thiên Chúa, các vị Giáo Phụ đã
công nhận thần học nội tại của việc tạo dựng. Bắt đầu với khoa Kitô học, hình
ảnh này được nới rộng và đào sâu, ở chỗ, các vị đã cắt nghĩa lịch sử, theo ảnh
hưởng của Cựu Ước, như là một câu truyện yêu thương giữa Thiên Chúa và con người.
Thiên Chúa tìm kiếm và sửa soạn cho Con Ngài một vị Hôn Thê, vị Hôn Thê có một
không hai chính là Giáo Hội đặc thù. Theo ý nghĩa của Sách Khởi Nguyên đoạn 2
câu 24, đoạn trình thuật người nam và người nữ là “hai trở nên một thân thể”,
hình ảnh về Vị Hôn Thê hiện lên với ý nghĩ về việc Giáo Hội là Thân Mình của
Chúa Kitô, một so sánh theo phụng vụ Thánh Thể. Thân Mình đặc thù của Chúa Kitô
đã được sửa soạn; Chúa Kitô và Giáo Hội là “hai trở nên một”, một thân thể duy
nhất, nhờ đó, “Thiên Chúa sẽ trở nên mọi sự cho mọi người”. Tính cách tiền hữu
về bản thể của Giáo Hội hoàn vũ, một Giáo Hội đặc thù, một Thân Mình đặc thù,
một Hôn Thê đặc thù, so sánh với những tỏ hiện theo kinh nghiệm và cụ thể của
các Giáo Hội riêng khác nhau, là những gì tôi thấy được là quá hiển nhiên, đến
nỗi tôi thấy khó lòng mà hiểu được những lời chống đối không chấp nhận vấn đề
này. Những chống đối này chỉ có thể xẩy ra khi người ta không muốn hay không thể
công nhận một Giáo Hội cao cả đã được Thiên Chúa cưu mang, có thể là vì họ bị
thất vọng trước những thiếu sót về phương diện trần gian của Giáo Hội. Những
điều chống đối này giống như những thứ gào thét về thần học. Tất cả những điều
này vẫn là một thứ hình ảnh kinh nghiệm về những mối tương hệ của các Giáo Hội
cùng với những xung khắc của những giáo hội này. Như thế có nghĩa là Giáo Hội
được coi như là một đề tài về thần học đã bị loại bỏ rồi. Nếu người ta chỉ có
thể nhìn thấy Giáo Hội như là một cơ cấu phàm nhân, thì tất cả những gì còn lại
chỉ là tàn rụi thôi. Trong trường hợp này, người ta đã loại trừ chẳng những khoa
giáo hội học của các vị Giáo Phụ, mà còn cả khoa giáo hội học của Tân Ước cũng
như của ý thức dân Do Thái theo Cựu Ước nữa. Không phải chỉ có những ngụy thư
Phaolô sau này và Sách Khải Huyền đã xác nhận tính cách tiền hữu theo bản thể
của Giáo Hội hoàn vũ đối với các Giáo Hội riêng (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng đã
tái xác định như thế). Quan niệm này có thể được thấy nơi những bức đại thư của
Thánh Phaolô, chẳng hạn trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata, Thánh Tông Đồ đã nói về
Giêrusalem trên trời không phải như một điều gì đó có tính cách lớn lao và cánh
chung, mà là như một điều gì đó có trước chúng ta: “Giêrusalem này là mẹ của
chúng ta” (Gal 4:26). H. Schlier giải thích là đối với Thánh Phaolô, vị được
thấm nhuần truyền thống Do Thái, thì Giêrusalem trên trời là một thời đai mới.
Đối với Thánh Phaolô thì thời đại mới này đã hiện hữu rồi “nơi Giáo Hội Chúa
Kitô. Đối với ngài, Giáo Hội là Giêrusalem thiên đình nơi con cái của Giáo Hội”.
Tôi xin kết luận thế này. Để hiểu được khoa giáo hội học của Công Đồng Chung
Vaticanô II, người ta không thể coi thường không biết đến hai chương 4 và 7 của
Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân. Những chương này bàn về thành phần giáo dân, về ơn
gọi phổ quát nên thánh, về chiều hướng đạo nghĩa và cánh chung của Giáo Hội.
Trong những chương này, mục tiêu sâu xa của Giáo Hội, yếu tố thiết yếu nhất của
bản thể Giáo Hội, lại được nổi bật là sự thánh thiện, nên giống Thiên Chúa. Cần
phải giành chỗ cho Thiên Chúa trên thế giới này, nơi Ngài có thể tự do ngự trị
nhờ đó thế giới này trở nên “Vương Quốc” của Ngài. Sự thánh thiện là điều cao cả
hơn phẩm chất luân lý. Nó là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi loài người, của
loài người với Thiên Chúa; nó là “chiếc lều” của Thiên Chúa được cắm nơi loài
người ở giữa chúng ta (x Jn 1:14). Nó là một cuộc tái sinh, không phải bởi huyết
nhục mà bởi Thiên Chúa (Jn 1:13). Hướng chiều về sự thánh thiện cũng là một thứ
hướng chiều về sự cánh chung. Bắt nguồn từ sứ điệp của Chúa Giêsu, nó là nền
tảng đối với Giáo Hội. Giáo Hội hiện hữu là để trở nên nơi Thiên Chúa ngự trị
trên thế gian này, là để trở nên “thánh thiện”. Đây là lý do duy nhất Giáo Hội
cần phải tranh đấu, chứ không phải vấn đề tiền hữu hay vấn đề chiếm được chỗ
nhất. Tất cả những vấn đề này đã được lập lại và tổng hợp ở chương cuối cùng của
Hiến Chế về Giáo Hội, chương giành cho Người Mẹ của Chúa Kitô.
Như mọi người đều biết, vấn đề giành hẳn một văn kiện đặc biệt cho Mẹ Maria đã
được tranh luận rất nhiều. Dù sao tôi cũng tin rằng việc đưa yếu tố Thánh Mẫu
trực tiếp vào tín lý về Giáo Hội là điều thích hợp. Có thế, khởi điểm của vấn đề
chúng ta cân nhắc đây một lần nữa được sáng tỏ hơn: ở chỗ, Giáo Hội không phải
là một thứ thiết bị, cũng không phải là một tổ chức xã hội trong nhiều tổ chức
xã hội khác. Giáo Hội là một con người. Giáo Hội là một người nữ. Giáo Hội là
một Người Mẹ. Giáo Hội sống động. Kiến thức Thánh Mẫu về Giáo Hội hoàn toàn phản
lại với quan niệm về Giáo Hội như là một thứ chế độ quan liêu phong kiến hay chỉ
là một thứ tổ chức thuần túy. Chúng ta không thể tạo nên Giáo Hội, chúng ta cần
phải là Giáo Hội. Chúng ta là Giáo Hội, Giáo Hội ở trong chúng ta chỉ ở tại chỗ
đức tin của chúng ta hơn là hành động của chúng ta khuôn đức hữu thể của chúng
ta. Chỉ bằng việc trở thành Thánh Mẫu chúng ta mới có thể trở thành Giáo Hội.
Ngay từ khởi nguyên của mình, Giáo Hội đã không được tạo thành nên mà là được hạ
sinh ra. Giáo Hội hiện hữu nơi linh hồn của Mẹ Maria từ lúc Mẹ thốt lên lời xin
vâng. Đây là ý muốn sâu xa nhất của Công Đồng, đó là Giáo Hội phải được thức
tỉnh nơi tâm hồn của chúng ta. Mẹ Maria chỉ cho chúng ta thấy con đường này.
(hết)
Nếu muốn xem lại toàn bộ bài này xin vào:
Khoa
Giáo Hội Học của Công Ðồng Chung Vaticanô II
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL
Chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, N.4- 23/1/2002,
trang 5-7