GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 27/7/2005 |
1) Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh (tiếp)
2) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Công Đồng Chung Vaticanô II và Tính Chất Tân Tiến
Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh
(tiếp 26 Thứ Ba)
Vấn: Phải chăng ý nghĩ của APA về những cuộc hôn nhân đồng tính cũng như đối với việc nhận con nuôi của thành phần này am hợp với việc nghiên cứu liên quan tới những khó khăn trục trặc về y khoa và tâm bệnh nơi những ai có khuynh hướng đồng tính cũng như về nhu cầu phát triển của trẻ em?
Đáp: Không phải thế. APA đã quyết định bỏ qua việc nghiên cứu quan trọng nơi ngành y khoa là những gì đã ghi nhận những bệnh hoạn trầm trọng về tâm thần cũng như về y khoa liên quan tới những khuynh hướng và hành vi cử chỉ đồng tính.
Cuộc nghiên cứu này và cuộc nghiên cứu về các nhu cầu của trẻ em đối với một người cha và một người mẹ đã được kiểm điểm ở một số văn kiện quan trọng mới đây của các Trường Thuốc thuộc Đại Học South Carolina và Đại Học Utah.
Bộ văn bản kiểm điểm này cho thấy rằng tiêu chuẩn của lối sống đồng phái tính là những gì có tính chất bất khả bền bỉ nơi mối liên hệ hứa quyết và việc sống chung chạ bừa bãi. Để chứng minh điều ấy, một cuộc nghiên cứu mới đây ở Amsterdam do Xiridou thực hiện cho thấy rằng có 86% những trường hợp bị hội chứng liệt kháng mới đã xuất phát từ những cuộc liên hệ hứa quyết này, trong khi đó những cuộc liên hệ chơi bời vậy thôi chỉ bị trung bình vào khoảng từ 16-28 cặp mỗi năm mà thôi.
Vấn: Việc nghiên cứu này còn cho thấy những gì khác liên quan tới mối nguy hại về sức khỏe tâm bệnh và y học đối với những ai sống theo kiểu đồng tính hay chăng?
Đáp: Những cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng đã cho thấy rằng nhiều cuộc lệch lạc khủng hoảng về tâm thần lan tràn gấp bội, từ 3 tới 5 lần, nơi thành phần dậy thì và người lớn có khuynh hướng đồng phái tính (SSA: same sex attraction). Những lệch lạc tâm thần này gồm có tình trạng chán nản chính yếu, có ý nghĩ và những lần cố gắng tự vẫn, những cuộc khủng hoảng lo âu, việc lạm dụng túy lúy chất, khủng hoảng về hạnh kiểm, tự ti mặc cảm nơi nam nhân và việc sống chung chạ về tình dục không thể bảo tồn được các mối liên hệ hứa quyết.
Cần phải ghi nhận rằng “homophobia” (việc lo sợ vấn đề đồng tính luyến ái) không phải là nguyên nhân gây ra những tình trạng lệch lạc khủng hoảng ấy, như nhiều những cuộc nghiên cứu này đã thực hiện ở những nền văn hóa hồ hởi chấp nhận vấn đề đồng tính luyến ái.
Một cuộc nghiên cứu khác đã cho thấy rằng tỷ lệ cao, tới 32%, nam giới có khuynh hướng SSA đã bị lạm dụng bởi những nam nhân khác cũng có khuynh hướng SSA.
Ngoài ra, những người có khuynh hướng SSA có một đời sống bị rút ngắn lại. Việc thực hiện tình dục theo lối sống này, nhất là thành phần đồng nam tính, có liên quan tới nhiều thứ bệnh tật trầm trọng về y khoa. Tất cả những cuộc nghiên cứu này đều đã bị APA bỏ qua không chú ý tới.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005
Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI, Công Đồng Chung Vaticanô II và Tính Chất Tân Tiến
Bà Rowland ở Melbourne, Úc Đại Lợi, tác giả cuốn “Văn Hóa và Truyền Thống Thánh Tôma: Sau Công Đồng Chung Vaticanô II” (Routledge xuất bản), đã chia sẻ với mạng điện toán Zenit về lý do tại sao việc tái cứu xét và tái giải thích Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, một đề tài nổi bật trong công cuộc thần học của Đức Joseph Ratzinger, là những gì cần thiết để tái hướng dẫn việc Giáo Hội đương đầu với tính chất tân tiến phóng khoáng.
Theo bà, nhiều người tin rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” là văn kiện chính yếu làm nên đời sống của Giáo Hội những năm ngay sau Công Đồng Chung Vaticanô II. Tuy nhiên, sau 40 năm của công đồng này, văn kiện mục vụ ấy đã khiến cho nhiều người kết luận rằng văn kiện ấy không hiểu biết đầy đủ về văn hóa, nhâá là thứ văn hóa của nền văn hóa tân tiến phóng khoáng. Kết quả là, theo bà này, mới bùng lên những trào lưu trong Giáo Hội làm hư hại trầm trọng đến phụng vụ và gây ra một thứ nhân bản chủ nghĩa sai lầm mà cuối cùng đã đi đến chỗ hủy hoại việc chăm sóc mục vụ cho các linh hồn.
Vấn: Vai trò của Đức Joseph Ratzinger tại Công Đồng Chung Vaticanô II ra sao và làm thế nào công đồng đã hình thành nên các quan điểm thần học của ngài?
Đáp: Ngài đã tham dự Công Đồng này như là một cố vấn cho ĐHY Joseph Frings TGP Cologne. Trong một bài nói nổi tiếng, vị hồng y Frings đã khai chiến về vấn đề Tòa Thánh, và việc trao đổi giữa ngài và ĐHY Alfredo Ottaviani thường được coi là một cuộc tranh luận sôi nổi nhất Công Đồng. Người ta cho rằng vị linh mục trẻ Ratzinger đã đóng góp tư tưởng vào việc nhận định này của hồng y Frings.
Về vấn đề Công Đồng này tác dụng trên Đức Ratzinger thì việc ngài tham dự với tư cách là cố vấn đã cống hiến cho ngài một quan niệm bao rộng đáng kể thuộc lãnh vực tri thức Công giáo, một kiến thức về những vấn đề Giáo Hội phải đương đầu ở những phần đất khác nhau trên thế giới cùng với một số kinh nghiệm về việc hoạt động ở Tòa Thánh.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Công Đồng đã thay đổi quan niệm của ngài cũng như các quan niệm của ngài đã làm nên Công Đồng.
Vấn: Vị tân Giáo Hoàng này quan niệm thế nào về vai trò của Giáo Hội và mối liên hệ giữa Giáo Hội với “thế giới” như được quan niệm bởi Công Đồng Chung Vaticanô?
Đáp: Công Đồng Chung Vaticanô II đã diễn tả Giáo Hội như là một bí tích cứu độ phổ quát. Theo đó, Giáo Hội không phải là một thực thể tách biệt khỏi thế giới mà thế giới được hòa giải với Giáo Hội và với Thiên Chúa. Đó là một thứ quan niệm người ta cho rằng do Đức Biển Đức phát động.
Trái với những nhận định phổ thông, linh đạo Âu Quốc Tinh của ngài không có nghĩa là ngài chống lại thế giới, hay là ngài tin rằng người Công giáo cần phải lần mò vào những khu ổ chuột bần cùng.
Linh đạo của ngài cho thấy ngài không phải là thành phần Pelagian. Ngài không nghĩ rằng được đầy đủ giáo dục thì Tân Gia Liêm có thể được xây dựng trên trái đất này. Nguyên việc giáo dục về quyền lợi và nghĩa vụ, những bài giảng về nhân quyền, những huấn dụ về tình yêu thương huynh đệ và công ích, sẽ chẳng đi đến đâu trừ phi con người cởi mở trước công việc của ân sủng và việc hướng dẫn của Thánh Linh.
Một thứ nhân bản không phải Kitô giáo không thể cứu thế giới. Đây là lời kết luận của vị đồng cố vấn của ngài là Hồng Y Henri de Lubac, và Đức Biển Đức đã nói một số câu rất mạnh chống lại những thứ huyênh hoang của một thứ nhân bản thuần thế tục.
Ngoài ra, trong khi ngài không biện hộ cho việc rút lui ra khỏi thế gian thì ngài đã khuyến dụ người Công giáo hãy tái phục hồi, một cách nghiêm chỉnh về phúc âm, cái can đảm không chiều theo các hướng chiều về xã hội của thế giới thịnh đạt.
Ngài đã nói rằng chúng ta cần phải can đảm để vượt lên trên những gì được coi là “bình thường” đối với một con người ở cuối thế kỷ 20, và tái khám phá ra tính cách đơn giản của đức tin. Nói cách khác, người ta có thể giao tiếp với thế giới, và ở trong thế giới, song không thuộc về thế giới.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24-25/7/2005
Hôm Chúa Nhật XVII Quanh Năm 24/7/2005 vừa qua, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC đã nói thêm những lời sau đây:
“Những ngày an bình và nghỉ ngơi này cũng bị xáo trộn bởi những tin tức thể thảm về những cuộc khủng bố tấn công hạ cấp, những cuộc khủng bố gây ra chết chóc, hủy hoại và khổ đau ở một số quốc gia, như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Hiệp Vương Quốc. Trong khi ký thác cho lòng lành của Chúa những người đã chết, bị thương và các người thân yêu của họ, những nạn nhân của những hành vi cử chỉ xúc phạm đến Thiên Chúa và con người, chúng ta kêu xin Đấng Toàn Năng hãy ngăn chặn tay sát hại của những ai thực hiện những việc ấy vì cuồng tín và hận thù, và hoán cải lòng họ nghĩ tới việc hòa giải và hòa bình”.
Tuy nhiên, ngay hôm sau là Thứ Hai, 25/7, Vị Bộ Trưởng Ngoại Giao của Do Thái đã triệu mời vị khâm sứ Tòa Thánh ở Do Thái là ĐTGM Pietro Sambi tới để hỏi lý do tại sao ĐTC lại không đề cập tới cuộc khủng bố tấn công Do Thái ngày 12/7 ở Netanya gây thiệt mạng 5 người, trong bài huấn từ Truyền Tin của ngài, trong khi ngài lên án các cuộc khủng bố ở các quốc gia khác.
Vị bộ trưởng ấy đã phổ biến một bản văn sau cuộc gặp gỡ với vị đại diện Tòa Thánh này bằng những lời lẽ cay cú cho thấy Do Thái “hết sức lấy làm thất vọng trước việc lộ liễu bỏ qua nước Do Thái trong danh sách các quốc gia bị các cuộc khủng bố tấn công. Nạn khủng bố tấn công những người Do Thái ở Israel - bao gồm cuộc tấn công tuần vừa rồi là cuộc tấn công đã gây ra sát hại và thương tích cho nhiều thanh thiếu niên và trẻ em – hầu như bao giờ cũng được các vị lãnh đạo thế giới tự do lập tức lên án. Việc Vatican không lên án cuộc tấn công mới nhất này đã vọng lên tới trời cao… nó thực sự có thể được hiểu là việc chấp thuận những hành động khủng bố phạm đến người Do Thái vậy”.
Vị phát ngôn viên của Tòa Thánh là Joaquín Navarro Valls, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh, đã phải lên tiếng để đáp lại những lới lên án của Do Thái như sau:
“Ý hướng của ĐTC đã bị dẫn giải sai lầm một cách vô cớ. Cần phải lưu ý là những lời của Đức Biển Đức XVI đặc biệt cố ý nói đến những cuộc tấn công ‘trong những ngày này’”.
“Ai cũng biết” rằng Đức Giáo Hoàng lên án “tất cả mọi hình thức khủng bố, gây ra bởi bất cứ bên nào và phạm đến bất cứ ai bị nó nhắm tới. Hiển nhiên là cuộc tấn công nghiêm trọng ở Netanya hai tuần vừa rồi, được Do Thái nhắc tới, cũng là việc khủng bố bị lên án một cách tổng quan và dứt khoát”.
Sau khi phổ biến những lời lẽ như trên, Do Thái đã hủy bỏ cuộc họp chính ngày Thứ Hai 25/7/2005 với Tòa Thánh để bàn đến vấn đề áp dụng những điều thỏa thuận với nhau. Cuộc họp này đầu tiên đã được ấn định vào ngày 19/7 và đã được vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái yêu cầu dời lại.
Tòa Thánh và Do Thái đã ký với nhau Bản Hiệp Ước Căn Bản vào tháng 12 năm 1993, trong đó, Tòa Thánh chấp nhận việc Do Thái yêu cầu việc muốn thiết lập liên hệ ngoại giao. Bản Hiệp Ước Căn Bản này nói lên những nguyên tắc ấn định các mối liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia, trong khi đó, việc áp dụng bản văn kiện này lại tùy thuộc vào một chuỗi những hiệp ước bổ khuyết, được điều đình sau, những hiệp định bảo đảm tự do và quyền lợi của Giáo Hội ở lãnh thổ Do Thái.
Cho đến nay, những cuộc thương thảo này chỉ mới mang lại một thỏa thuận duy nhất vào năm 1997, đó là việc dân sự nhìn nhận thực thể pháp lý của Giáo Hội cũng như những cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, thế nhưng việc nhìn nhận này vẫn chưa trở thành luật quốc gia.
Vào ngày 28/8/2003, không cho biết lý do, Do Thái đã rút phái đoàn đại biểu của họ về, không thực hiện những cuộc thương thảo với Tòa Thánh, trong khi công việc đang tiến tới chỗ thỏa thuận về vấn đề bảo vệ các tài sản của giáo hội và qui chế về tài chính. Việc thương thảo đã được tái diễn vào ngày 5/8/2004, một cuộc họp đã mở màn cho những cuộc họp khác đang tiến triển khả quan.
Nhận định riêng của thoidiemmaria:
Ở đây chúng ta phải công nhận là ĐTC quả thực đã không đề
cập đến Do Thái trong số các quốc gia khác cũng bị khủng bố tấn công “trong
những ngày này”, đúng như Do Thái vạch ra. Thế nhưng, cũng đúng như vị phát ngôn
viên của Tóa Thánh minh định, đó là ý hướng của ĐTC bao gồm tất cả mọi cuộc
khủng bố tấn công, chứ không phải vì một lý do nào đó không nói đến tức là chấp
nhận và đồng lõa với việc khủng bố tấn công đâu.
Ở đây chúng ta còn thấy một điều nữa đó là con người ta thật bất công, luôn có
khuynh hướng làm toán trừ nhanh hơn toán cộng và toán nhân. Chẳng hạn ĐTC BĐXVI
đã tỏ ra những cử chỉ cụ thể đặc biệt đối với nước Do Thái và người Do Thái ngay
từ ngày ngài mới lên làm Giáo Hoàng đến nay. Như đích thân mời vị tôn sư trưởng
ở Hội Đường Do Thái Rôma đến tham dự Lễ Đăng Quang của ngài, hay gửi đại diện
tới mừng sinh nhật của vị nguyên tôn sư trưởng của hội đường này, vị tôn sư
trưởng được cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc đến trong di chúc thư của mình,
hoặc việc ngài hứa sẽ đến viếng thăm Hội Đường Do Thái vào trưa ngày Thứ Sáu
19/8/2005 ở Cologne Đức Quốc.
Chưa hết, hôm Thứ Năm 9/6/2005, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp phái đoàn đại biểu của Tiểu Ban Do Thái Quốc Tế Đặc Trách Việc Tham Vấn Liên Tôn, và đã bày tỏ với phái đoàn này những cảm nhận liên tôn của ngài với dân Do Thái như sau:
"Cuộc gặp gỡ của chúng ta diễn ra trong năm nay là năm đánh dấu 40 năm Tuyên Ngôn 'Nostra Aetate' của Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng ban bố một giáo huấn làm nền tảng cho mối liên hệ giữa Giáo Hội với nhân dân Do Thái từ đó. Công Đồng này đã khẳng định niềm xác tín của Giáo Hội là, trong mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa thì khởi nguyên cho đức tin của Giáo Hội đã được bắt nguồn từ Abraham, Moisen và các vị Tiên Tri. Bắt nguồn từ gia sản thiêng liêng này và giáo huấn của Phúc Âm, cần phải tiến đến chỗ hiểu biết nhau hơn và cảm mến nhau hơn giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như lấy làm tiếc xót về tất cả mọi hình thức ghét bỏ, bách hại và bài Do Thái (“Nostra Aetate”, 4). Ngay vào lúc mở màn cho Giáo Triều của mình, tôi muốn cam đoan với quí vị là Giáo Hội vẫn mạnh mẽ quyết tâm, qua giáo lý của mình cũng như qua mọi khía cạnh sinh hoạt của mình, áp dụng giáo huấn quan trọng ấy".
Ngoài ra, hôm Thứ Tư 6/7/2005, bộ trưởng thông tin Do Thái là Dalia Itzik, đã đến gặp ĐTC BĐXVI, và đã trao tặng ngài những con tem đánh dấu cuộc viếng thăm của ĐTC GPII ở Thánh Địa năm 2000. Con tem này in hình ĐTC GPII đứng tại Bức Tường Phía Tây, nơi ngài để lại bức thư xin tha thứ cho Kitô hữu những gì họ đã phạm đến người Do Thái trong suốt giòng lịch sử. Theo vị lãnh sự của Do Thái ở Tòa Thánh là ông Obed Ben-Hur thì vị bộ trưởng thông tin này cũng trao cho ĐTC bức thư của Thủ Tướng Ariel Sharon ngỏ ý mời ĐTC viếng thăm Do Thái. Một đài phát thanh Do Thái đã phổ biến lời của vị tổng trưởng thông tin sau khi yết kiến ĐTC BĐXVI và cho biết ý định của vị giáo hoàng này đối với lời mời của Thủ Tướng Sharon như thế này: “Tôi có một danh sách dài cần phải viếng thăm các quốc gia, thế nhưng ưu tiên nhất là Do Thái”.
Thế mà, tất cả những gì ngài làm với lòng đặc biết quí mến
dân nước Do Thái như thế, cũng không thể bù đắp được một lần, cứ cho là bị nhỡ
đi, không có lợi cho họ. Vấn đề trầm trọng ở đây là người Do Thái không làm toán
trừ một cách khách quan, mà một cách chủ quan, ở chỗ cho ĐTC là “cố tình” làm
như thế, là đồng lõa với kẻ thù của họ v.v.
Nếu trường hợp này xẩy ra cho Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng vào ngày Thứ Ba
18/1/2005 đã được một phái đoàn Do Thái gồm 160 vị lãnh đạo trên khắp thế giới
đã qui tụ lại Rôma với mục đích ngỏ lời cám ơn ngài về những nỗ lực ngài thực
hiện để hòa giải hai niềm tin giữa hai tôn giáo, vị giáo hoàng khi vừa nằm xuống
đã được tổ chức của Do Thái ở Washington DC là Hiệp Hội Chống Nói Xấu Bôi Nhọ,
công nhận là Vị Giáo Hoàng đã đẩy mạnh việc đối thoại liên tôn với Do Thái giáo,
đến nỗi, việc ngài làm trong thời gian 26 năm rưỡi được cho là còn hơn cả gần 2
ngàn năm nữa, thì Do Thái có tỏ ra thái độ gay gắt tấn công này hay chăng? Nếu
không, thì phải chăng vị Tân Giáo Hoàng hiện nay là người Đức, một dân tộc (qua
Đảng Nazi) đã ra tay diệt chủng Do Thái? Nếu thái độ của Do Thái ở đây chỉ là
thái độ của một số cá nhân quá khích theo tinh thần duy dân tộc (kiểu Đức Quốc
Xã ngày xưa), chứ không phải của chung dân nước và chính phủ Do Thái thì họ vẫn
tiếp tục cho ngài bước vào hội đường của họ ở Cologne trong Ngày Giới Trẻ Thế
Giới XX tới đây? Chúng ta hãy chờ xem?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phần tin tức theo Zenit ngày 26/7/2005