GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 12/9/2005 |
1) Tòa Án Pakistan hủy bỏ Luật về vai trò Quản Giáo
2) Về Nỗi Khốn Khổ của Kitô hữu Công giáo ở Pakistan
3) Các Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với Hiến Pháp Hoa Kỳ và Lề Luật Tự Nhiên (tiếp và hết)
Tòa Án
Pakistan hủy bỏ Luật về vai trò Quản Giáo
ĐTGM Lawrence
Saldanha ở Lahore đã công khai lên tiếng với cơ quan Tín Vụ Á Châu hôm Thứ Ba
6/9/2005 khi ngài hoan nghênh phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Pakistan đã dẹp bỏ
một luật đòi phải thực hiện vai trò quản giáo để thanh tra việc gắn bó của dân
chúng với các thứ giá trị Hồi giáo.
“Chúng tôi nồng
nhiệt hoan nghênh phán quyết của Tòa Thượng Thẩm trong việc hủy bỏ Dự Luật Hasba,
một luật phạm đến quyền tự do của dân chúng. Thứ luật này đi ngược lại với bản
tính của con người và bao giờ cũng cần phải được lên án”.
Vào ngày 4/8, 9
phần tử của tòa án này đã ban bố một phán quyết hủy bỏ thứ luật ấy. Luật này đã
được chuẩn nhận từ ngày 14/7 bởi chính quyền thuộc Tỉnh Biên Giới Tây Bắc gần A
Phú Hãn.
Vị TGM trên cho
biết: “Theo phán quyết với đầy đủ chi tiết này, vấn đề được rõ ràng cho biết là
không luật nào được phép can thiệp vào đời sống tư riêng, tư tưởng cá nhân và
niềm tin riêng tư của người công dân. Thành phần pháp lý đã đồng thanh về điểm
này, ngoại trừ ‘salat’ (cầu nguyện) và ‘zakat’ (bố thí), không một phận sự tôn
giáo nào được Hồi giáo khuyến khích lại có thể bị quốc gia bắt phải thi hành”.
Thành phần pháp lý
này đã cho thứ luật ấy là “kỳ thị” và “phi hiến”, vì nó cho phép thực hiện vai
trò quản giáo là vai trò “can thiệp vào đời sống của người công dân” và nó cho
thấy trước “việc thiết lập những văn phòng tư pháp và hành pháp tương đương với
các văn phòng của chính phủ”.
Khoản luật ấy sở
dĩ xẩy ra là vì nỗ lực kiên trì của MMA (Muttehida
Majlas-e-Amal), một liên minh trong chính phủ được hợp thành bởi 6 đảng phái Hồi
giáo. Thành phần đại diện của liên mình này đã cho việc bắt phải thi hành luật
lệ ấy như là một “thứ chiến thắng cả thể, một bước tiến lịch sử đầu tiên hướng
tới chỗ áp dụng thực sự luật lệ Hồi giáo theo các qui tắc dân chủ”.
Tòa Thượng Thẩm
được kêu gọi để phán quyết vụ này theo lời yêu cầu của Tổng Thống Pakistan
Pervez Musharraf sau khi xẩy ra những cuộc chống đối bởi một số những nhóm chính
trị và tôn giáo.
Vị chủ tịch của
Toàn Khối Liên Minh Thiểu Số Pakistan là Shahbaz Bhatti đã nói với cơ quan Tín
Vụ Á Châu rằng phán quyết của tòa án này “là một phán quyết tốt đẹp, nó cho thấy
rằng các qui chế được tổ chức MMA phát động là những gì phản nghịch với các qui
tắc dân chủ của Hiến Pháp Pakistan”.
Về Nỗi
Khốn Khổ của Kitô hữu Công giáo ở Pakistan
Theo ông Robin
Fernandez, sáng lập viên nhóm nhân quyền Lương Tâm ở Karachi Pakistan, chủ bút
của tờ nhật báo Tiếng Nói Kitô Hữu của giáo phận, bí thư thông tin cho nhóm
Phóng Viên Nhân Quyền và Dân Chủ, và là phần tử của nhân viên chủ biên tờ nhật
báo Dawn ấn bản Anh ngữ của Pakistan, đã cho biết nhận định của mình về tình
hình người Kitô hữu Công giáo đang sống trong một hoàn cảnh tế nhị giữa một nước
Pakistan đa số là Hồi hữu, qua cuộc phỏng vấn với mạng lưới điện toán toàn cầu
Zenit sau đây:
Vấn:
Pakistan
dường như là một nơi khó sống đối với Kitô hữu. Phải chăng đó là điều thực sự
hay chỉ là ấn tượng từ bên ngoài mà thôi?
Đáp:
Nói chung, không khó sống đời Kitô hữu ở Pakistan như thực tế cho thấy. Có những
thách đố khác nhau, thế nhưng, mỉa mai thay, thay vì làm cho dân chúng bị tổn
thương, những thách đố ấy làm cho họ không chán nản, thậm chí còn mãnh liệt nữa.
Những đe dọa người
Kitô hữu Pakistan phải đương đầu ngày nay xuất phát chính yếu từ những nhóm cực
đoan Hồi giáo nhỏ nhưng mãnh lực. Các phần tử thuộc các nhóm này bị kích động
bởi một cảm quan về công lý bừng nóng và hầu như là một ước mong bị ám ảnh muốn
trả đũa những sai trái mà đồng đạo của họ phải chịu đựng, cũng như muốn trả thù
cho những cái chết của các Hồi hữu của họ ở Iraq, Bosnia, Kashmir, Afghanistan
và các nơi khác. Những hoạt động của họ không phải là những gì phổ thông hay
được chính quyền ủng hộ tán thành, thế nhưng động lực của họ có lẽ được nhiều
người chấp nhận.
Hầu hết Kitô hữu
Pakistan chú ý tới sự kiện là họ được nâng đỡ hỗ trợ bởi đa số đồng hương Hồi
hữu của họ.
Hầu như hai cộng
đồng này được hoan hưởng một cảm quan sâu xa về việc hiểu biết và mối thân tình.
Họ chia vui sẻ buồn với nhau, và sống hòa hợp với nhau trong tình nghĩa hàng xóm
láng giềng thân thiện nhất ở xứ sở này.
Hầu hết những
người Pakistan cảm phục hoạt động của Kitô hữu và các tổ chức của Kitô hữu. Họ
tôn trọng Kitô hữu như thành phần công dân tuân giữ luật pháp, như thành phần
công nhân cần mẫn, và coi trọng họ như những nhà xây dựng quốc gia và cơ cấu.
Nhiều điều xẩy ra
cho Kitô hữu cũng như cho các tổ chức của họ ở Pakistan ngày nay liên quan tới
những gì Hiệp Chủng Quốc cùng đồng minh của Hiệp Chủng Quốc làm hằng ngày đối
với các quốc gia Hồi hữu hay với thành phần Hồi hữu trên khắp thế giới.
Nếu Hiệp Chủng
Quốc dội bom A Phú Hãn hay xâm chiếm Iraq, thì các nhóm quá khích ở xứ sở này
btin rằng họ có thể trả đũa Hiệp Chủng Quốc và liên minh của Hiệp Chủng Quốc
bằng việc tấn công một nhà thờ hay bất cứ một tổ chức Kitô hữu nào.
Bởi vậy mà chúng
tôi cuối cùng phải chịu hậu quả nặng nề của bất cứ hành động tấn công nào của
Tây phương trên thế giới. Xin quí vị nhớ rằng, hầu hết người Pakistan không chấp
nhận mối liên hệ do thành phần cực đoan quá khích này tạo nên giữa việc tấn công
của người Tây phương với thành phần Kitô hữu địa phương, và tin rằng đó là việc
làm sai lầm khi trừng phạt bất cứ ai mà không phải là chính phủ Hoa Kỳ về các
hành động của chính phủ này.
Những người Công
giáo và các hệ phái Kitô giáo khác được tự do thờ phượng. Chính phủ đã cung cấp
cho các nhà thờ và các tổ chức dễ bị vi phạm những người canh giữ. Kitô hữu
Pakistan và thành phần thiểu số về tôn giáo khác được những Hồi hữu tôn kính và
ca ngợi.
Pakistan có một xã
hội nhiều khoan nhượng hơn khoảng 26 năm về trước, và phần lớn thành phần thiểu
số tôn giáo sống ở đây cảm thấy an toàn. Thế nhưng, từ đầu thập niên 1980, xứ sở
này đã thấy xuất hiện và ban hành những luật lệ khác nhau làm hao mòn đi dần dần
tấm vải đa diện của xã hội.
Những thứ luật lệ
ấy, được thông qua bởi một thứ động lực được gọi là Hồi giáo hóa của cố lãnh đạo
quân lực Zia ul-Haq, là những luật lệ kỳ thị thành phần thiểu số tôn giáo. Đột
nhiên các phần tử thuộc những niềm tin khác thấy mình bị đối xử một cách bất
thường.
Chỉ cần nêu lên
cho quí vị một thí dụ nho nhỏ, đó là cột về tôn giáo được đưa vào giấy thông
hành quốc gia trong thập niên 1980. Trước đó, hiếm khi nào thấy tôn giáo là một
vấn đề quan trọng lắm.
Vấn:
Gần đây cảnh sát ập vào khám xét một tiệm sách của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô ở
Saddar, tịch thu đồ đạc, chất vấn một nhân viên của tiệm sách này 24 tiếng đồng
hồ và dọa nạt các nữ tu. Một bài viết chất chứa những lời cáo giác của thành
phần cực đoan Hồi hữu, được phổ biến trên một nhật báo quốc gia ở Urdu, đã làm
bùng lên cuộc lục soát này. Tại sao điều này lại xẩy ra? Tại sao một tiệm sách
Kitô hữu lại được coi là nguy hiểm hay làm tổn thương đối với Hồi giáo?
Đáp:
Có một mối ngờ vực còn vương vất nơi thành phần quá khích là Kitô hữu đang thực
hiện việc dụ giáo bằng những tiệm sách này và tìm kiếm những cách thức kín đáo
hay công khai để truyền bá đức tin của mình.
Thế nhưng, như bất
cứ phần tử nào thuộc các hệ phái Kitô giáo mở những tiệm sách ấy sẽ nói với quí
vị rằng sách vở và văn liệu khác, những đồ đạo, các bức tranh, bức hình, các
phim hình và các băng âm thanh đều nhắm nguyên vào các phần tử thuộc niềm tin
của họ mà thôi.
Trong trường hợp
của người Công giáo, không có một nguồn nào khác ngoại trừ tiệm sách của Dòng Nữ
Tử Thánh Phaolô ở Saddar. Tiệm sách này có một giá trị khôn lường đối với họ.
Người Công giáo đến đây mua Thánh Kinh, tràng hạt, hình ảnh, ảnh đeo, lịch, băng
âm thanh và đĩa nhỏ, cũng như một loạt sách vở về thần học, nghệ thuật và ngôn
ngữ v.v.
Có lẽ cũng nên
biết một chút về tiệm sách này. Tiệm này được tọa lạc ở ngay trung tâm của thành
phố. Có 3 tiệm sách Kitô giáo khác như vậy ở vùng được gọi là Saddar. Tiệm thứ
nhất của Salvation Army, tiệm thứ hai bởi Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, và tiệm thứ
ba bởi Hội Thánh Kinh Pakistan liên hệ phái.
Tiệm sách cuối
cùng này thực sự đã bị nổ bom một năm rưỡi trước đó, và mặc dù các viên chức
cảnh sát vẫn còn nhấn mạnh rằng chính tiệm sách không phải là mục tiêu chính, có
một ít vấn đề về các ý hướng của thành phần khủng bố.
Tiệm sách của
Salvation Army đang được hai cảnh sát viên canh gác vì tiệm này cũng bị đe dọa
trong quá khứ mới đây.
Cả 3 tiệm sách này
đều hiện diện mấy thập niên qua, và chỉ mới đây mới được thành phần quá khích
chú trọng tới. Tiếc thay những kẻ quá khích này biết ray ít về những tiệm sách
của chúng ta và mục đích của việc chúng hiện diện.
Nơi trường hợp đặc
biệt của tiệm sách dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, có một dự án tỉ mỉ để gài bẫy cơ
quan ấy và bày ra một thứ mê cuồng trách cứ nó từ việc lộng ngôn đến việc vi
phạm bản quyền, việc phát động màn ảnh bất hợp pháp của những phim ảnh thánh
kinh để thực hiện việc dụ giáo.
Thế nhưng, dự án
ấy không thành, vì thành phần cáo giác không thể chứng tỏ rằng các nữ tu này
đang sản xuất những thứ phim ảnh về Thánh Kinh với một số lượng lớn, hay ngầm
bán những cuốn viđêô và ngoài đường phố. Hiển nhiên ở đây không phải là trường
hợp đó. Nó sẽ là một vi phạm đáng phạt nếu nó ở vào trường hợp như thế.
Đáp:
Tôi không nghĩ rằng có những khóa huấn luyện ở Pakistan. Thế nhưng tôi tin rằng
có những nơi trong xứ sở của chúng ta tiếc thay đã trở thành một mảnh đất phì
nhiêu cho thành phần quá khích gặp gỡ và tổ chức, ẩn nấp và nhập vào xã hội mà
không ai biết, lẩn lén xuất nhập mà không bị phát hiện. Điều này không được cắt
nghĩa như là một dấu hiệu là dân chúng Pakistan ưa chuộng việc quá khích hay
thậm chí khuyến khích việc này.
Quốc gia này đã bị
Hoa Kỳ bắt lính để gia nhập một cuộc tranh đấu dài và rộng chống lại việc các
lực lượng chiếm đóng của Sô Viết ở A Phú Hãn, và việc đổ vỡ từ cuộc chiến tranh
đó đã cho thấy là quá ư là đắt đỏ và đầy chết chóc. Xứ sở của chúng ta vì thế đã
tràn ngập vũ khí và thuộc nghiện. Hàng ngàn những chiến sĩ chống đối đóng ở các
thành phố của chúng ta và đã ảnh hưởng sâu xa đến giới trẻ của chúng ta. Giờ đây
chúng ta đang chịu đựng cơn gió lốc ấy.
Đáp:
Dĩ nhiên là có những bóng tối và ánh sáng. Là một ký giả, không phải là bao giờ
cũng dễ làm việc của mình. Phần nhiều là nếu chúng ta theo các đạo lý chuyên môn
của chúng ta, thì chúng ta buộc phải trung lập bao nhiêu có thể, và không thiên
về bên nào, cần phải phác tả sự thật như chúng ta thấy nó.
Chúng tôi thường
gặp phải việc chống đối từ chính quyền, từ các đảng phái chính trị và từ các
nhóm có chủ trương đặc biệt, thế nhưng, trận chiến của chúng ta là trận chiến
cho quyền tự do bày tỏ và khả năng thực thi quyền lợi của chúng ta như những
phần tử theo lương tâm thuộc xã hội dân sự. Với nỗ lực đó thì chúng tôi không
bao giờ cũng thành đạt, nhưng cũng không phải lúc nào cũng thất bại.
Là một người Công
giáo, tôi cảm thấy rằng những đường lối tìm kiếm chân lý của chúng ta đều được
cảm nhận, thế nhưng vẫn còn bị một số hiểu lầm. Những người đồng hương Hồi hữu
của chúng ta là những người hỗ trợ, và nhiều người trong họ tin tưởng chúng tôi
là thành phần thiểu số khôn sáng, một thành phần đóng vai trò rất lớn trong xã
hội Pakistan.
Thế nhưng, có
những thành phần tin rằng Kitô hữu không thuộc về Pakistan, và cần phải loại trừ
khỏi tất caảmọi lãnh vực.
Vấn:
Những biến cố gần đây ở Luân Đôn khiến chúng ta nghĩ đến
Pakistan. Ông có
nghĩ rằng trong xứ sở của chúng ta có những khóa huấn luyện thành phần khủng bố?
Vấn:
Ông là một ký giả, một người chuyên môn và là một người Công giáo. Ông có cảm
thấy được tự do bày tỏ quan điểm của ông hay chăng, hoặc là một ký giả tìm kiếm
sự thật, hay là một con người sống đức tin?
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24/7/2005
Các Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với Hiến Pháp Hoa Kỳ và Lề Luật Tự Nhiên
(tiếp
12 Thứ Hai
và hết)
Vấn: Đức tin cùng với những tin tưởng về luân lý của một vị thẩm phán
phải đóng vai trò ra sao nơi vị thế của họ với tư cách là một vị quan tòa vô tư
không thiên về đảng phái nào?
Đáp: Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ đã vượt ra ngoài niềm tin tôn giáo liên quan
tới việc chọn lựa và phẩm chất thích đáng. Ở Khoản VI, bản Hiến Pháp ghi rằng:
“Không bao giờ có chuyện Kiểm Thí đạo giáo như là một Phẩm Chất Thích Đáng cho
bất cứ một Chức Vụ nào hay cho bất cứ Niềm Tin Tưởng chung này ở Hiệp Chủng Quốc”.
Niềm tin tưởng về tôn giáo là những gì ngoài giới hạn nơi việc phân xử.
Vấn: Một vị thẩm phán Công giáo theo lương tâm tốt lành của mình có
thể nào bác bỏ những luật lệ hạn chế việc phá thai mà họ tin là bất hợp hiến hay
chăng? Trường hợp áp dụng những thứ luật bất chính thì thế nào? Vị thẩm phán
phải làm sao trong trường hợp xẩy ra tình trạng xung khắc về luân lý?
Đáp: Theo lý lẽ đàng hoàng thì cần phải nhận rằng không một ai, dù có
phận sự hay chăng, có thể đặt mình lên trên lề luật thần linh. Tuy nhiên, giáo
huấn của Giáo Hội vẫn lập đi lập lại và thận trọng nhắm tới thành phần “viên
chức được tuyển chọn” hay tới những ai “bỏ phiếu ở ngành lập pháp”.
Bởi vậy mà, chẳng hạn, không có gì là lạ khi thấy cả ông John Kerry hay Ted
Kennedy được Giáo Hội kêu gọi hãy sử dụng những tặng ân lôi cuốn của họ để làm
giảm thiểu về ngành lập pháp cái tác dụng của việc phá thai, chứ đừng trở thành
những tay tuyên truyền cho vấn đề ấy.
Như thế thì thật là thích đáng khi Đức Giám Mục Slylstad đã viết cho Tổng Thống
Bush, một viên chức được tuyển chọn, để kêu gọi thực hiện những qui chế chẳng
nhưng tương hợp với niềm tin Công giáo mà còn – khi người ta xem xét đến những
qui chế được đề cập tới trong bức thư của ngài – thực sự là những biểu hiện phổ
quát cho tình yêu thương tha nhân.
Tuy nhiên, Giáo Hội không bao giờ chính thức hướng dẫn các vị thẩm phán hãy tác
hành ở ngoài giới hạn phận vụ pháp lý của họ trong việc họ lấy quyền ban hành
luật lệ. Giáo Hội tỏ ra rất tôn trọng đối với vấn đề phân chia quyền bính, ngay
cả khi chính những điều công lý ít được trung thành tuân giữ bởi việc ngăn chặn
vấn đề xây đắp về hiến pháp này.
Ở đây, Giáo Hội theo hướng dẫn của Thánh Tôma Aquinas, vị đã lập luận là “Tất cả
mọi người đều phải tham phần một cách nào đó vào chính quyền; vì có thế mới bảo
trì được hòa bình nơi dân chúng, và tất cả mới hài lòng với một việc sắp xếp các
thứ như vậy và giữ gìn việc sắp xếp này”.
Dĩ nhiên, trên 30 năm qua có nhiều bất mãn tỏ ra đối với vụ Roe kiện Wade, vì
trong số các lý do của mình, nó đã không tôn trọng những chọn lựa dân chủ của
dân chúng.
Bởi thế mà trong khi các vị lãnh đạo Giáo Hội, theo quyền lợi công dân của mình,
nêu lên trong bản công báo chung hay bản tường trình thân tình về việc các vị
tin rằng vấn đề hiểu biết luật lệ một cách xác đáng không ủng hộ vấn đề phá thai
theo nhu cầu đòi hỏi, thì một vị thẩm phán Công giáo lại thuộc về một guồng máy
pháp lý bao gồm cả vụ Roe ấy nữa.
Trong việc phán quyết những vấn đề như vậy, vị thẩm phán về luân lý không tham
phần vào hành động hệ trọng ấy cũng không dự phần vào ý hướng của hành động này.
Nếu vấn đề là: thẩm phán John Roberts có một nhiệm vụ Công giáo đặc biệt nào nơi
thẩm quyền của mình để hạn chế vấn đề phá thai hay chăng? Thì thẩm phán Scalia
đã khéo léo trả lời là: “Một vị thẩm phán… không mắc lỗi lầm gì về luân lý cả
đối với những luật lệ xã hội đã thất bại trong việc ban hành”.
Thực tế cho thấy, một khi căn cứ vào nguồn gốc pháp lý lờ mờ của nó, thì những
việc biện hộ cho vấn đề phá thai theo nhu cầu đòi hỏi có thể cần phải được lưu ý
hơn, nếu vào một ngày gần đây Tối Cao Pháp Viện trở lại với vấn đề phân chia
quyền bính và tuân theo luật lệ của Bản Hiến Pháp như được viết ra – một trách
nhiệm buộc tất cả mọi vị thẩm phán, dù là Công giáo hay không.
Vấn: Lề luật tự nhiên cần phải đóng một vai trò ra sao nơi công việc
của vị thẩm phán? Các vị thẩm phán tìm được ở đâu những nguyên tắc bền vững để
có thể hướng dẫn họ trong việc họ phán quyết?
Đáp: Lề luật tự nhiên, một lần nữa, là những gì được trực tiếp qui chiếu
trong Bản Tuyên Ngôn, và nó thường được phản ảnh nơi khoa luật học chung ở tầm
cấp quốc gia là tầm cấp có thể đóng một vai trò quan trọng nơi việc phân xử theo
hiến pháp liên bang – chính thứ luật chung này đã cống hiến một cách rộng rãi ý
nghĩa cho những từ ngữ như “của cải”, và cần phải được suy nghĩ một cách một
cách sâu xa để có thể làm trọn nghĩa những từ ngữ như “sự sống” và “tự do” nữa.
Bởi vậy, theo phiên tòa đồng thanh nhất loại vào năm 1997, Vị Chánh Án Rehnquist
đã thích đáng bác bỏ một điều yêu cầu tòa án cần phải nhìn nhận việc trợ tự tử
như là một thứ quyền tự do được hiến pháp bảo vệ, vì “trên 700 năm, truyền thống
luật chung của người Anh-Mỹ đã trừng phạt hay đã bác bỏ cả vấn đề tự sát và trợ
tự sát”.
Ngoài những quyền lợi được bảo vệ theo văn từ thì chánh án Rehnquist đã viết
rằng chỉ có những quyền tự do ‘bắt nguồn một cách khách quan và sâu xa từ lịch
sử và truyền thống của Đất Nước này’, và ‘được chất chứa nơi quan niệm của thứ
tự do trong trật tự’, như thế có nghĩa là ‘tự do hay công lý không thể nào tồn
tại nếu chúng bị hy sinh đi, đều phải yêu cầu được nhìn nhận theo pháp lý – để
rồi việc công nhận ấy cần phải ở mức độ tổng quan được “cẩn thận diễn tả”.
Những lập luận của lề luật tự nhiên là những gì hay nhất để hướng dẫn những ai
phác họa hay ban hành luật lệ, thế nhưng có một số hiếm trường hợp nếu tòa án
cần phải vượt ra ngoài giới hạn của bản văn đã được ban hành, thì những thứ giải
thích về pháp lý không được phản lại với chính bản tính của con người, như ý
nghĩ thảm thê của Roger Taney trong vụ Dred Scott kiện Sanford năm 1856, khi ông
chối bỏ nhân tính của thành phần nô lệ, hoàn toàn coi thường ngôn từ về lề luật
tự nhiên bao rộng hơn trong Bản Tuyên Ngôn là “tất cả mọi người đầu được dựng
nên bình đẳng như nhau”.
Vấn: Nếu việc dẫn giải của Tối Cao Pháp Viện bắt đầu méo mó lệch lạc
thì vị thẩm phán Công giáo cần phải sử dụng đến những phương tiện nào liên quan
tới ý nghĩa của gia sản hiến pháp Hoa Kỳ cũng như đến những cách thức thích hợp
của việc giải thích hiến pháp?
Đáp: Việc loan tin về diễn tiến của Tối Cao Pháp Viện hiện nay nơi các
ngành truyền thông chính là những gì đáng tin ngắn hạn, và tôi thấy rằng Tín Vụ
Công Giáo (Catholic News Service) thường cung cấp lời nhận định thích đáng và
hợp thời ở các tờ báo giáo phận.
Các trường luật Công giáo cũng phát hành các tạp chí luật khoa thức giả, chẳng
hạn như tờ Tạp Chí Luật Notre Dame, tờ Đạo Đức Học và Qui Chế Chung, và Tạp Chí
Hoa Kỳ Ngành Luật Khoa, cũng của Notre Dame. Điểm Báo Đại Học Luật Khoa Công
Giáo cũng có một thư mục về các nguồn luật pháp Công giáo trên mạng điện toán
toàn cầu Đại Học Công Giáo Trường Luật Khoa Hoa Kỳ.
Các trường khác, như Villanova, Fordham và Ave Maria, cũng có những tờ đặc biệt
và tiểu luận tập về các quan điểm Công giáo đối với luật lệ.
Ai triệt để chú trọng tới việc nghiên cứu sâu xa có thể khảo sát cuốn sách của
tôi có những sự vụ và lịch sử về bản Hiến Pháp Hoa Kỳ từ một người chuyên chất
và theo quan điểm luật lệ tự nhiên, đó là cuốn: “Lãnh Vực Hiếp Pháp Hoa Kỳ: Lịch
Sử, Sự Vụ và Triết Lý”.
Sau hết, đối với thân hữu Điện Toán toàn cầu, Mirror of Justice blog cũng bao
gồm cả một cuộc tham luận về vấn đề tiến triển về hiến pháp theo quan điểm Công
giáo.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit
ngày 29/8/2005