GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 28/9/2005

 

 

1)   Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Biển Đức XVI và Giáo Sư Thần Học Gia Hans Kung

2)   Văn Kiện giữa Giáo Hội Công Giáo và Lutherô Thế Giới về Tính Cách Tông Truyền đã gần hoàn thành

3)   “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập” (tiếp)

   

 

 

Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Biển Đức XVI và Giáo Sư Thần Học Gia Hans Kung

 

Chiều hôm Thứ Hai 26/9/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến cho thành phần phóng viên báo chí biết về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Biển Đức XVI và giáo sư thần học gia người Đức Hans Kung nguyên văn bằng Đức ngữ nhưng đã được chuyển sang Anh ngữ từ VIS ngày 27/9/2005 như sau:

 

“Hôm Thứ Bảy, 24/9, ĐGH Biển Đức XVI và Giáo Sư Hans Kung ở Tubingen Đức quốc đã gặp nhau. Cuộc gặp gỡ này đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện. Cả hai bên đều đồng ý là trong cuộc gặp gỡ này chẳng có ý nghĩa gì thực hiện việc tranh luận với nhau về các vấn đề tín lý vẫn còn dai dẳng giữa giáo sư Hans Kung và Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo.

 

“Bởi thế cuộc bàn luận được tập trung vào hai chủ đề đặc biệt quan trọng mới đây nơi tác phẩm của giáo sư Hans Kung, đó là vấn đề ‘Weltethos’ (đạo lý thế giới) và vấn đề đối thoại giữa lý trí của các khoa học tự nhiên với lý trí của đức tin Kitô giáo. Giáo sư Kung nhấn mạnh rằng dự án của ông về ‘Weltethos’ không phải là một cấu trúc tri thức trừu tượng mà là những gì làm sáng tỏ các thứ giá trị về luân lý là điểm đồng qui của các đại tôn giáo trên thế giới cho dù tất cả các tôn giáo ấy đều khác nhau, và là những gì, căn cứ vào tính cách hợp lý của chúng, có thể được loại lý trí trần thế coi như những qui chuẩn đáng giá.

 

“Đức Giáo Hoàng đã hoan hô những nỗ lực của Giáo sư Kung trong việc góp phần vào việc nhận thức mới mẻ về các thứ giá trị thiết yếu của nhân loại qua cuộc đối thoại của các tôn giáo cũng như nơi cuộc gặp gỡ với loại lý trí trần thế. Ngài nhấn mạnh rằng việc dấn thân cho một nhận thức mới về các thứ giá trị bảo trì cuộc sống của con người cũng là một mục tiêu quan trọng của giáo triều ngài.

 

“Ngài đồng thời cũng tái xác nhận việc ngài đồng ý với nỗ lực của Giáo Sư Kung trong việc làm tái sinh vấn đề đối thoại giữa đức tin và các khoa học tự nhiên, cũng như thẩm định cái hợp lý của và cái nhu cầu cho vấn đề về Thiên Chúa ‘Gottesfrage’ đối với tư tưởng theo khoa học. Về phần mình, Giáo Sư Kung đã ngỏ lời ca ngợi các nỗ lực của Đức Giáo Hoàng ưu tiên cho vấn đề đối thoại giữa các tôn giáo cũng như đối với việc gặp gỡ các nhóm xã hội khác nhau trong thế giới tân tiến này”.  

 

 

TOP

 

 

Văn Kiện giữa Giáo Hội Công Giáo và Lutherô Thế Giới về Tính Cách Tông Truyền đã gần hoàn thành

 

Tòa Thánh và Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới đang ở vào giai đoạn cuối cùng trong việc biên soạn văn kiện chung “về Tính Cách Tông Truyền của Giáo Hội và việc Thừa Kế Tông Đồ”.

 

Công việc này đang được thực hiện ở cuộc họp giữa các phần tử của Ủy Ban về Hiệp Nhất giữa Công Giáo Rôma và Liên Hiệp Luthêrô. Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo chủ sự cuộc họp được kết thúc vào Thứ Năm 29/9/2005. Hy vọng bản văn kiện này sẽ được phổ biến vào năm 2006.

 

Cuộc đối thoại đại kết giữa đôi bên được bắt đầu từ năm 1967, với một ủy ban đặc biệt về hiệp nhất này. Đây là cuộc họp cuối cùng trong giai đoạn hiện tại về việc đối thoại đại kết. Những bản tường trình đúc kết trước đây giữa hai bên thứ tự gồm có về “Thánh Thể” năm 1978, “Những Đường Lối Dẫn Đến Cộng Đồng” năm 1980, “Thừa Tác Vụ trong Giáo Hội” năm 1981, “Đối Diện Với Mối Hiệp Nhất” năm 1984, và “Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa” năm 1999, một bản tuyên ngôn đã được cả giáo hội Methodist bày tỏ ý muốn chấp thuận vào “năm tới”.

 

 

TOP

 

 

“Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập”

 

(tiếp 27 Thứ Ba)

 

5.         Nói về vai trò của Giáo Hội cũng như của Kitô hữu, như chủ đề của hội nghị này nêu lên, là những gì đã bao gồm hai thứ vấn đề chính thức khác nhau và đặc cách khác biệt. Tự bản chất của mình, Giáo Hội khác với bất cứ một cộng đồng chính trị nào, thứ cộng đồng khác với Giáo Hội nơi tính cách tự động và độc lập. Giáo Hội bởi thế được thiết lập nơi môi trường chính trị Âu Châu. Tương tự như thế đối với mỗi cộng đồng chính trị liên quan tới Giáo Hội. Về vấn đề này, tôi không cần phải đề cập tới giáo huấn quá quen thuộc của Công Đồng Chung Vaticanô II (x. Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, khoản 4), một giáo huấn tiếp tục giáo huấn cổ thời “lus Pubblicum Ecclesiasticum”. Tuy nhiên, vị thế của tín hữu Kitô giáo thì khác, vì họ là thành phần công dân; và là thành phần công dân Âu Châu, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc hình thành cơ cấu tổ chức cũng như việc phát triển lịch sử ở xứ sở của họ và của lục địa Âu Châu.

 

Khi vạch ra cách thức khác nhau giữa Giáo Hội và tín hữu Kitô giáo, tôi muốn nói lên ngay cách thức họ có một mối liên hệ nồng cốt đồng nhất với nhau, hay đúng hơn, một đường lối đồng nhất chính yếu về việc hiện hữu, chung cho cả Giáo Hội là một cơ cấu lẫn cho Kitô hữu là thành phần công dân, nơi ảnh hưởng của họ ở môi trường chính trị Âu Châu.

 

Ở đây tôi xin đề cập tới việc cần phải được làm sáng tỏ ngôn từ đang được sử dụng: Tôi đang nói về một Âu Châu không phân biệt, vì nó được biểu hiệu nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nơi Hội Đồng Âu Châu cũng như nơi Tổ Chức Hợp Tác và An Ninh ở Âu Châu OSCE (Organization for Cooperation and Security in Europe). Thật vậy, Khối Âu Châu hiện nay là một thực thể về địa dư bị hạn hẹp hơn ở Âu Châu, trong khi đó Hội Đồng Âu Châu và OSCE có một lãnh vực về địa dư rộng lớn hơn, song nó vẫn là một cứ điểm mạnh về chính trị ở Âu Châu.

 

Cách thức hiện hữu đồng nhất chính yếu chung cho cả Giáo Hội lẫn Kitô hữu này là gì? Nó là đường lối hiện hữu ở đó. Chính sự hiện hữu của họ: sự hiện hữu của Giáo Hội như là một cơ cấu tổ chức có nguồn gốc độc lập, và hiện hữu trước cả Âu Châu là một thực tại chính trị; sự hiện hữu của Kitô hữu như là phần tử của Giáo Hội và là công dân của Âu Châu; sự hiện hữu của họ là một thực tại về nhân bản và xã hội, được tỏ tường hiện lên nơi căn tính về đạo giáo của sự hiện hữu này, và không bị lẫn lộn với bất cứ một thực tại nào khác.

 

Vấn đề chính trị sẽ là những gì giả mạo, nếu Âu Châu coi thường thực tại ấy hay tìm cách gạt nó ra ngoài, như một số lực lượng chính trị muốn làm, và biến hiện tượng “Giáo Hội” và hiện tượng “Kitô hữu” đơn thuần này thành một chiều kích nội tại nơi cuộc sống của con người, ở mức độ tư riêng nhất, và hoàn toàn không thích hợp với bản chất công khai của cộng đồng chính trị này.

 

Đối với việc hiện diện thực sự của Giáo Hội thì tự mình việc hiện diện này là chứng từ cho một thực tại làm hạn chế tính cách bao trùm quyền năng của quốc gia; việc hiện diện ấy làm chứng cho đấu trường của cuộc sống nhân bản và xã hội thấy rằng đấu trường này không phải là những gì chỉ được quyết định bởi những thứ loại thuộc về thế giới này; Giáo Hội là “thành xây trên núi”, một thành sống theo chiều kích khác biệt và chiếu tỏa ánh sáng riêng của mình, một thứ ánh sáng không thể nào bị khuất bóng. Giáo Hội là một nối dài của thực tại nhân bản, và là một giới hạn cho thực tại về chính trị nữa.

 

Đối với việc hiện diện của Kitô hữu: nếu cộng đồng chính trị này được hiểu đúng đắn theo tính cách gắn bó về xã hội của nó thì cộng đồng này không thể nào xuất hiện nếu nó không nhìn nhận thực tại chính yếu của thành phần công dân mình, đó là việc họ thuộc về đạo giáo của họ. Dù là đạo giáo nào đi nữa. Điều này bao hàm một hệ quả lưỡng diện đối với cộng đồng dân sự.

 

Hệ quả thứ nhất là việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của thành phần công dân nơi cộng đồng chính trị, cả về phương diện cá nhân cũng như xã hội. Nếu việc bảo toàn này của quyền tự do tôn giáo, nói chung, là việc bảo toàn những mối liên hệ liên cá thể trong việc các mối liên hệ ấy lệ thuộc vào ý muốn của chủ thể thì việc bảo toàn tự do tôn giáo theo nguồn gốc và cùng đích của nó là việc bảo toàn những mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa: những mối liên hệ, đối với tín hữu, là những gì quan trọng nhất và là những gì về lý cần phải có nơi các mối tương quan liên cá thể khác. Đó là lý do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không ngần ngại tuyên bố rằng trong số các quyền tự do thì tự do tôn giáo là quyền nồng cốt nhất (3).

 

Hệ quả thứ hai là việc tôn trọng căn tính tôn giáo. Hệ quả thứ hai này liên hệ bất khả phân ly với hệ quả thứ nhất, nhưng rộng hơn. Nó có nghĩa là sự hiện hữu và ngoại diện của người tín hữu, được tỏ hiện nơi môi trường trần thế, phàm tục hay dân sự của họ, không thể nào lại bị coi như là bề ngoài của một cái gì đó ngoại lai đối với việc hiện hữu về xã hội (nếu không phải thực sự là điều gì đó xa lạ), nhưng như là một phần hoàn toàn tự nhiên của thực tại xã hội. Dĩ nhiên, điều này là đúng, hay phải là điều đúng, đúng bất cứ ở đâu và đúng đối với hết mọi người, với các tín hữu thuộc bất cứ tôn giáo nào; thế nhưng, ở Âu Châu hoàn toàn đúng với các tín hữu Kitô. 

 

Con số về sự hiện diện của Kitô hữu ở Âu Châu như sau: trong Khối Âu Châu hiện nay, trong tổng số 456.581.000 người, có 368.870.000 Kitô hữu và 262.690.000 Công giáo; ở vùng thuộc Hội Đồng Âu Châu, trong tổng số 821.429.000, Kitô hữu chiếm 476.082.000 và Công giáo chiếm 284.092.000. Trong vùng của OSCE, tổng số dân là 1.202.129.000, có 727.902.000 Kitô hữu và 357.772.000 Công giáo. Tóm lại, việc hiện diện của Kitô hữu ở Âu Châu, và đặc biệt là Công giáo, không thể nào bỏ qua nơi cơ cấu Âu Châu, chỉ vì lý do được gọi là tính cách dân sự của cộng đồng chính trị.

 

Nếu chúng ta muốn thực tế thì cần phải nói đến nhiều điều hơn nữa. Sự hiện diện của Giáo Hội và của Kitô hữu ở Âu Châu cần phải được chấp nhận vị những gì đã từng có nơi lịch sử của chính Âu Châu, những gì đang là hiện nay và những gì sẽ là trong tương lai. Kitô giáo là yếu tố liên kết duy nhất nơi các xứ sở khác nhau ở Âu Châu, mỗi quốc gia khác nhau về tính chất chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.

 

Bất kể tính cách đa diện sặc sỡ này, một tính cách cũng là một kho tàng cần phải được cẩn trọng bảo toàn, người ta vẫn thấy được tính chất chung nồng cốt và thấm nhập liên quan tới quan niệm về thiên nhiên, về phẩm vị con người và về cùng đích của nhân loại. Tính cách chung này cũng có thể được lộ diện nơi nhận định về các thứ giá trị đặc biệt của xã hội cũng như nơi việc thể hiện những giá trị này ở các hình thức cao nhất về văn hóa, như văn chương hay nghệ thuật. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến các ngôi vương cung thánh đường, những tổng hợp hùng vĩ của sự sống con người. Nguồn gốc của tất cả những thứ đó chính là Kitô giáo.

 

Kitô giáo là tôn giáo đầu tiên chẳng những cho phép, mà còn thậm chí áp buộc, việc phân chia hai quyền bính, tôn giáo và dân sự (4). Kitô giáo đã tạo nên được một động lực cho vấn đề công khai đảm nhận việc hoạt động xã hội, bắt đầu với việc chăm sóc cho thành phần nghèo khổ nhất. Mặc dù trải qua một tiến trình đau thương thê thảm, Kitô giáo cũng đã cống hiến những nguyên tắc cao cả về sự bình đẳng, quyền tự do và tình huynh đệ, những gì làm nên nền tảng cho tình trạng tân tiến ngày nay. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không ngần ngại chủ trương điều này một cách cương quyết vào dịp ngài viếng thăm nước Pháp lần đầu tiên năm 1980 (5). Ở Âu Châu, hơn là bất cứ ở châu lục nào khác, Kitô giáo đã trở thành một nơi chất chứa phúc lành được hứa cho Abraham, người Cha của chúng ta trong đức tin, thậm chí ngay cả về lãnh vực xã hội nữa. Nó sẽ tiếp tục như thế trong tương lai.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 13/9/2005

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ