GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 21/10/2006

 TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Tòa Thánh Vatican với Sứ Điệp gửi Tín Đồ Ấn Độ Giáo nhân dịp Lễ Ánh Sáng Diwali hằng năm: “Thắng Vượt Hận Thù bằng Yêu Thương”

?  Việc Tôn Sùng Kinh Mân Côi

?   Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

 

 

? Tòa Thánh Vatican với Sứ Điệp gửi Tín Đồ Ấn Độ Giáo nhân dịp Lễ Ánh Sáng Diwali hằng năm: “Thắng Vượt Hận Thù bằng Yêu Thương”

Sau đây là nguyên văn sứ điệp mang tựa đề “Thắng Vượt Hận Thù bằng Yêu Thương” của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn nhân dịp Lễ Ánh Sáng Diwali của Ấn Độ Giáo. Cuộc lễ chính của Ấn Độ Giáo này được cử hành kéo dài 3 ngày liền, vừa đánh dấu ngày tân niên, vừa là dịp đoàn tụ gia đình và để tôn thờ Thiên Chúa. Năm 2006 này, nhiều tín đồ Ấn Giáo cử hành lễ này vào ngày 21/10.    

Thắng Vượt Hận Thù bằng Yêu Thương

Quí Bạn Ấn Giáo thân mến,

1.-        Là thành phần tìm kiếm Đấng Tối Cao, quí bạn sẽ tạm dừng bước lại một chút trong cuộc hành trình thiêng liêng để hân hoan cử hành Deepavali, ngày lễ cổ kính của quí bạn, một ngày lễ đối với quí bạn là biểu hiệu cho cuộc chiến thắng của chân lý trên giả dối, ánh sáng trên tối tăm, sự thiện trên sự dữ và sự sống trên sự chết. Thay mặt cho Hội Đồng Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn tôi nguyện chúc tín đồ Ấn Giáo ở tất cả mọi nơi trên thế giới một ngày lễ Diwali vui vẻ. 

2.-        Thực tại của yêu thương gắn liền với chân lý, ánh sáng, sự thiện và sự sống. Tôi xin chia sẻ đề tài về yêu thương này, một tình yêu thương nhờ đó các tín hữu thuộc những tôn giáo khác nhau được kêu gọi để chế ngự sự dữ hận thù và sự dữ nghi hoặc trong xã hội hiện đại của chúng ta. Những cuộc tấn công khủng bố nổ bom gần đây ở Mumbai, Ấn Độ là một thí dụ khác cho thấy những hiện tượng rất thường đi đến chỗ bạo lực dã man này. Tôi tin tưởng rằng, được soi động bởi chiều hướng thuộc các truyền thống của mình, việc chúng ta quyết tâm mời gọi tất cả mọi tín hữu hãy thắng vượt hận thù bằng yêu thương sẽ là những gì mang lại thiện ích choc hung xã hội. Việc tôi chia sẻ đây là những gì được tác động bởi bức Thông Điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, “Deus caritas est – Thiên Chúa là Tình Yêu”. Vị Giáo Hoàng này đã viết bức thông điệp ấy, với niềm tin tưởng rằng sứ điệp của ngài vừa hợp thời vừa quan trọng “trong một thế giới là nơi danh thánh của Thiên Chúa đôi khi có dính dáng tới vấn đề báo oán trả hận, hay thậm chí tới một thứ nhiệm vụ hận thù và bạo lực” (đoạn 1).

3.-        Tầm quan trọng và những đòi hỏi của yêu thương là những gì có thể học được hay nhất nơi Thiên Chúa là Đấng được niềm tin Kitô Giáo tuyên xưng chính là Tình Yêu, có Người Con hằng hữu mà vì chúng ta đã nhập thể nơi Con Người Giêsu Kitô. Thiên Chúa là nguồn mạch và là tầm mức trọn vẹn của mọi thứ yêu thương. Tình yêu của chúng ta đối với nhau trở nên xứng đáng với danh xưng của nó chỉ khi nào nó bắt nguồn từ Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bằng mối hiệp nhất giữa chúng ta với vị Thiên Chúa này. Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, chẳng hạn, đã liên lỉ canh tân lòng yêu thương của mình đối với tha nhân và việc phục vụ vô tư của mẹ đối với người nghèo bằng việc hội ngộ với Thiên Chúa nơi việc liên lỉ nguyện cầu hằng ngày.

4-         Thiên Chúa yêu thương tất cả chúng ta bất phân biệt và tình yêu của Ngài là một tình yêu tuyệt đối nhưng không. Việc chúng ta đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa cần phải được thể hiện một cách cụ thể nơi việc quản thủ các loài tạo sinh của Ngài, nhất là loài người. Thành phần tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau rất khẩn trương và cần thiết liên kết bày tỏ cho thế giới thấy rằng hận thù có thể được yêu thương thắng vượt. Trong các xã hội phức tạp ngày nay, chúng ta không thể hay sao trong việc nối vòng tay lớn hợp tác để tìm kiếm công lý cho tất cả mọi người, cùng nhau làm việc với những dự án chung, cho việc phát triển của thành phần bị đàn áp chà đạp, thành phần bị hất hủi, thành phần cơ cực nghèo nàn, thành phần mồ côi góa bụa và thành phần hèn kém? “Bất chấp những tiến bộ cả thể về khoa học và kỹ thuật, mỗi ngày chúng ta đều thấy xẩy ra trên thế giới này biết bao nhiêu là khổ đau liên quan tới những loại nghèo khổ khác nhau, cả về vật chất lẫn tinh thần” (Deus Caritas est, 30). Tình trạng bần cùng về luân lý và tinh thần, một tình trạng bị gây ra bởi hận thù trong lòng con người, là những gì có thể nhổ tận gốc rễ bởi thành phần tín hữu đầy lòng yêu thương và thương xót. Tình yêu tạo nên lòng tin tưởng, một lòng tin tưởng ngược lại, làm phát triển các mối liên hệ giữa các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau.

5.         Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kết thúc bức thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” của mình bằng những lời lẽ sau đây: “Tình yêu là ánh sáng – và thật sự là ánh sáng duy nhất – luôn có thể chiếu soi một thế giới đã trở nên mờ mịt và cống hiến cho chúng ta lòng can đảm để sống động và hoạt động” (số 39). Những lời của vị Giáo Hoàng này hiển nhiên là muốn nói tới Đức Giêsu Kitô, Đấng là Ánh Sáng thế gian. Tuy nhiên, những lời ấy cũng có thể lôi kéo sự chú ý của quí bạn, vì đối với quí bạn ý nghĩa của ngày lễ Diwali của quí bạn cũng được biểu hiệu bằng ánh sáng. Chớ gì tình yêu thương của chúng ta cuối cùng thắng vượt được cái tối tăm của lòng hận thù trên thế giới! Chúc quí bạn Ấn Giáo thân yêu của tôi vui vẻ mừng lễ Diwali!

Hồng Y Paul Poupard,

Chủ Tịch

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/interelg/documents/rc_pc_interelg_doc_20061016_diwali_en.html

  

TOP

 

 

 ? Việc Tôn Sùng Kinh Mân Côi
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ phần thứ ba: “Những Tuân Giữ về Hai Việc Thực Hành Đạo Đức: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi”, trong Tông Huấn Marialis Cultus của Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 2/2/1974).

42- Qúi Huynh thân kính, bây giờ Ta muốn bàn một chút đến việc canh tân một thực hành đạo đức đã từng được gọi là “bản toát lược Phúc Âm": kinh Mân Côi. Các vị tiền nhiệm của Ta đã đặc biệt lưu tâm và chăm sóc đến việc thực hành này. Vào nhiều dịp, các ngài đã khuyến dụ việc năng lần hạt, khuyến khích việc phổ biến, giải nghĩa về bản chất của nó, công nhận tác dụng bồi bổ cho việc cầu nguyện chiêm niệm của nó - cầu nguyện vừa chúc tụng vừa nguyện xin - và nhắc lại công dụng hàm chứa của nó trong việc nâng cao đời sống Kitô hữu và việc dấn thân hoạt động tông đồ.

Cũng thế, ngay từ buổi triều kiến khoáng đại đầu tiên của giáo triều Ta vào ngày 13/7/1963, Ta đã tỏ ra hết sức chú trọng đến việc thực hành đạo đức kinh Mân Côi. Từ đó, trong nhiều dịp khác nhau, dịp trọng đại cũng có và dịp bình thường cũng có, Ta đã nhấn mạnh đến giá trị của việc thực hành này. Bởi vậy, trong một cơn sầu não và điêu linh, Ta đã ban hành tông thư Christi Matri (ngày 15/9/1966), để kêu gọi cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi và để xin Thiên Chúa ban tối ân huệ hòa bình. Ta đã lập lại lời kêu gọi này trong Tông Huấn Recurrens Mensis October (7/10/1969), văn kiện kỷ niệm 400 năm Tông Thư Consueverunt Romani Pontifices của thánh Giáo Hoàng tiền nhiệm Piô V, vị đã ra bức Tông Thư này để cắt nghĩa, cũng như, theo một nghĩa nào đó, thiết lập thể thức lưu truyền của kinh Mân Côi.

43- Lòng ham mộ kinh Mân Côi cách nhiệt thành và tận tình đã khiến Ta hết sức chú ý đến một số những nghị hội, trong mấy năm gần đây, liên quan đến vai trò mục vụ của kinh Mân Côi trong thế giới ngày nay, những nghị hội do các hiệp hội hay cá nhân hết sức gắn bó với kinh Mân Côi tổ chức, với thành phần tham dự có cả các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đầy kinh nghiệm lẫn tiếng tăm trong giáo hội. Trong số các thành phần này, phải kể đến con cái của thánh Đaminh, mà, theo truyền thống, là những người bảo trì và phát động việc thực hành rất phúc lợi này. Song song với các nghị hội này là công cuộc khảo cứu của các sử gia, một công cuộc chẳng những nhắm vào việc xác định mẫu thức sơ khởi của kinh Mân Côi theo kiểu cách khảo cổ học, mà còn nhắm vào việc khám phá ra cái thần hứng nguyên thủy, nguyên nhân hiện hữu và kết cấu chính yếu của nó. Những đặc tính nền tảng của kinh Mân Côi, những yếu tố nồng cốt của nó và sự liên hệ hỗ tương của những đặc tính với yếu tố này, tất cả đã được các nghị hội và các cuộc khảo cứu ấy khai triển một cách tường tận hơn.

44- Chẳng hạn như sự kiện rõ ràng là kinh Mân Côi được bắt nguồn từ sự gợi hứng của Phúc Âm: từ Phúc Âm mà kinh Mân Côi đã rút ra các mầu nhiệm và các mẫu thức chính của mình. Sự gợi hứng của Phúc Âm này bắt đầu từ việc hân hoan chào mừng của thiên thần và sự thuận ưng ngoan ngùy của Đức Trinh Nữ, đó là tâm tình gợi ra cho người tín hữu cần có trong việc lần hạt. Sự hòa điệu liên tục của kinh Kính Mừng trong chuỗi Mân Côi còn gợi cho chúng ta một mầu nhiệm nền tảng của Phúc Âm, đó là mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, được chiêm ngưỡng vào chính giây phút định đoạt của biến cố Truyền Tin cho Đức Maria. Bởi vậy, ngày nay các vị chủ chiên cũng như các học giả thích định nghĩa kinh Mân Côi là kinh nguyện Phúc Âm.

45- Việc kinh Mân Côi theo thứ tự từ từ lột tả đường lối mà Lời Thiên Chúa đã xót thương đi vào công cuộc của loài người để thực hiện Ơn Cứu Chuộc cũng dễ nhận thấy. Kinh Mân Côi tuần tự đề cập đến những biến cố cứu rỗi chính được hoàn tất nơi Chúa Kitô, từ việc Ngài được thụ thai vẹn tuyền và từ các mầu nhiệm vào lúc thiếu thời của Ngài, cho đến những giây phút cực điểm nhất của cuộc Vượt Qua là cuộc tử nạn hồng phúc và phục sinh vinh quang, rồi đến các hiệu quả của cuộc Vượt Qua tác dụng nơi Giáo Hội sơ sinh trong ngày lễ Hiện Xuống, cũng như nơi Đức Trinh Nữ Maria vào lúc cuối đời trần gian của Người, khi Người được đưa cả hồn lẫn xác về quê hương Thiên Đàng. Người ta còn nhận thấy rằng sự phân chia các mầu nhiệm Mân Côi ra làm 3 phần, chẳng những nó gắn liền với thứ tự thời gian của các sự kiện, mà, trên hết, nó còn phản ảnh cái đồ án của việc tuyên xưng nguyên vẹn Đức Tin, và nó cũng tái công bố mầu nhiệm của Đức Kitô theo kiểu cách như thánh Phaolô đã viết trong bản thánh ca danh tiếng của bức thư ngài gửi cho giáo đoàn Philiphê: tự hủy, tử nạn và tôn vinh (x.2:6-11).

46- Là một kinh nguyện Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể cứu độ, do đó kinh Mân Côi là một kinh nguyện rõ ràng có một chiều hướng Kitô học. Yếu tố đặc thù thực sự của nó, tức sự liên tục đọc Kính Mừng Maria, như đọc kinh cầu, tự nó không ngừng trở nên một lời chúc tụng Chúa Kitô, Đấng là đối tượng tối cao cho cả lời loan báo của thiên thần và lời chào đón của mẹ thánh Gioan Tẩy Giả: “Phúc thay quả phúc của lòng Người” (Luca 1:42). Chúng ta có thể đi xa hơn nữa mà nói rằng sự liên tục của việc đọc kinh Kính Mừng làm cho tác động chiêm ngắm các mầu nhiệm quyện lại với nhau. Chúa Giêsu mà mỗi kinh Kính Mừng gợi nhớ cũng chính là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục bày tỏ cho chúng ta thấy - lúc là Con Thiên Chúa, lúc là Con Đức Trinh Nữ - khi Người giáng sinh trong hang đá Bêlem, khi Người được Mẹ Người hiến dâng trong đền thờ, như một thiếu niên đầy nhiệt huyết với công việc của Cha mình, như một Đấng Cứu Chuộc hấp hối trong vườn, bị hành hạ, đội mạo gai, vác thập giá và chết trên đồi Calvê; phục sinh từ trong kẻ chết và vinh hiển lên cùng Cha để ban tràn ân huệ Thần Linh. Chúng ta quá biết, đã có thời thực hành thói quen, (vẫn còn tồn tại ở một số nơi), là ở mỗi kinh Kính Mừng, khi đọc đến tên Giêsu thì thêm một lời nào đó liên quan đến mầu nhiệm đang suy ngắm. Đó là một việc làm xác đáng để giúp cho việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí và ngôn từ hòa hợp với nhau.

47- Cũng rất cần phải, một lần nữa, đặt lại vấn đề quan trọng của cái yếu tố sâu xa hơn nơi kinh Mân Côi, yếu tố thêm vào giá trị của những yếu tố chúc tụng và nguyện xin, đó là yếu tố chiêm ngắm. Không có sự chiêm ngắm này, kinh Mân Côi như một cái xác vô hồn, và việc lần hạt có cơ nguy trở nên một việc lập đi lập lại theo hình thức như máy móc, hợp với lời cảnh cáo của Chúa Kitô: “Khi cầu nguyện, đừng dài dòng kinh kệ như dân ngoại; vì họ tưởng rằng cứ nhiều lời mới cầu được ước thấy.” (Mathêu 6:7). Tự việc lập đi lập lại của kinh Mân Côi đòi phải tuần tự như tiến một cách êm đềm nhịp nhàng, để giúp cho người suy ngắm về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, như được trông thấy bằng chính con mắt của Mẹ là người gần gũi Chúa nhất. Nhớ đó, những mầu nhiệm phong phú sâu thẳm này mới được tỏ bày ra.

48- Sau hết, nhờ những suy tư mới mẻ mà các mối liên hệ giữa phụng vụ và kinh Mân Côi đã được hiểu một cách rõ ràng hơn. Một đàng thì nhấn mạnh đến việc kinh Mân Côi thực sự là cành trổ sinh từ thân cây phụng vụ cổ kính của Kitô giáo, đó là Thánh Vịnh Đức Trinh Nữ, một Thánh Vịnh mà các kẻ tầm thường nhờ đó được liên kết vào bản thánh ca chúc tụng và vào lời cầu bầu đại đồng của Giáo Hội. Đàng khác thì nhận thấy rằng sự phát triển của lòng tôn sùng này xẩy ra vào thời điểm - cuối giai đoạn của Thời Trung Cổ - mà tinh thần phụng vụ đang xuống dốc, làm cho tín hữu bỏ phụng vụ quay sang việc sùng kính nhân tính Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria, một việc tôn sùng hướng chiều về cảm tình đạo đức bề ngoài nào đó. Cách đây ít năm, có một số bắt đầu tỏ ra nguyện ước muốn cho kinh Mân Côi được kể vào thành phần các nghi thức phụng vụ, trong khi đó, những người khác, lo tránh việc tái diễn những lầm lỡ về mục vụ trước đây, đã loại trừ kinh Mân Côi một cách vô căn cứ. Ngày nay, vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng hơn theo ánh sáng của những nguyên tắc trong Hiến Chế Sacrosanctum Concilium. Những việc cử hành phụng vụ và việc đạo đức tôn sùng kinh Mân Côi không được đặt thành vấn đề chống đối nhau mà cũng không được coi như giống như nhau. Sự diễn đạt của việc cầu nguyện càng bảo tồn được bản chất chân thật cùng với những đặc tính riêng của mình thì càng sinh hoa kết quả. Một khi giá trị trổi vượt của các nghi thức phụng vụ được tái xác nhận thì cũng không khó gì trong việc chấp nhận sự kiện là những thực hành đạo đức của kinh Mân Côi rất dễ hòa điệu với phụng vụ. Thật vậy, cùng một tính chất chung, cũng như phụng vụ, kinh Mân Côi bắt nguồn từ Sách Thánh và qui về mầu nhiệm Chúa Kitô. Mặc dầu thực tại hiện hữu tự bản chất khác nhau, việc đồng cử hành để tưởng niệm nơi phụng vụ và việc hồi niệm chiêm ngắm thích hợp với kinh Mân Côi, có cùng một đối tượng là các biến cố cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện. Việc trước (cử hành phụng vụ) làm cho các mầu nhiệm cứu rỗi cao cả của chúng ta, dưới bức màn dấu chỉ và tác động một cách kín nhiệm, diễn lại như mới. Việc sau (kinh Mân Côi), nhờ chiêm ngắm cách sùng mộ, cũng các mầu nhiệm ấy được gợi lại nơi trí khôn của người cầu nguyện và gợi lên cho ý muốn của họ những tiêu chuẩn để sống. Nếu sự khác biệt nhau chính yếu này được nắm vững, thì không còn khó khăn trong việc hiểu về kinh Mân Côi là kinh mà, một khi được thực hiện đúng đắn với nguồn gốc nguyên thủy của nó, sẽ là một thực hành đạo đức được gợi hứng từ phụng vụ và theo tự nhiên lại qui hướng về phụng vụ. Tuy nhiên, nó không tham dự vào phụng vụ. Đúng thế, việc suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi, khi làm cho lòng trí của tín hữu quen thuộc với các mầu nhiệm Chúa Kitô, có thể là một việc dọn mình tuyệt vời để cử hành cũng những mầu nhiệm ấy theo nghi thức phụng vụ, và còn có thể trở nên một âm vang liên tục sau đó nữa. Thế nhưng, lần hạt Mân Côi trong khi cử hành phụng vụ là một sự sai lầm, mà tiếc thay đây đó vẫn còn làm.

49- Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, theo truyền thống được vị tiền nhiệm của Ta là thánh Piô V công nhận theo quyền giảng dạy của ngài, gồm có một vài yếu tố khác nhau theo kiểu cách kết cấu của nó.

a) Sự chiêm ngắm liên kết với Đức Maria về một loạt các mầu nhiệm cứu rỗi được khéo léo chia ra làm 3 chu kỳ. Những mầu nhiệm này diễn tả niềm hân hoan về thời điểm của Đấng Thiên Sai, về cuộc đau thương cứu chuộc của Đức Kitô và về vinh quang của Chúa Phục Sinh tràn sang cho Giáo Hội. Việc chiêm ngắm này tự nó phấn khích sự phản tỉnh thực tiễn cũng như cống hiến cho những tiêu chuẩn tích cực để sống.

b) Kinh Chúa Dạy, hay kinh Lạy Cha, vì giá trị cao cả của mình, là nền tảng cho việc cầu nguyện của Kitô hữu và làm cho lời kinh nguyện này thêm ý nghĩa qua các cách diễn đạt khác nhau.

c) Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại như kinh cầu là một kinh được tạo nên bởi lời chào Đức Trinh Nữ của thiên thần (xem Luca 1: 28) hợp với của bà Isave (xem Luca 1:42), và được tiếp tục bởi lời nguyện Thánh Maria của Giáo Hội. Chuỗi kinh Kính Mừng liên tục là một đặc tính đặc biệt của kinh Mân Côi, và, con số của nó, đầy đủ và trọn vẹn nhất là 150, tỏ ra một phần nào tương tự như Thánh Vịnh và cũng là một thành tố liên quan đến chính gốc tích của việc thực hành đạo đức này. Nhưng, con số này, theo như tập tục quá quen thuộc, được chia ra thành các chục liên hệ với từng mầu nhiệm, theo ba chu kỳ như đã đề cập, tạo nên từng chuỗi 50 kinh Kính Mừng như chúng ta đã rõ. Việc thực hành này (50 kinh Mân Côi) đã trở thành thông dụng, được coi như mức độ thông thường của việc thực hành đạo đức này, nên đã được quyền giáo hoàng chẳng những chuẩn nhận mà còn được ban cho nhiều ân xá nữa.

d) Lời chúc tụng Sáng Danh Đức Chúa Cha, theo khuynh hướng chung đối với lòng đạo đức của Kitô hữu, kết thúc việc cầu nguyện bằng cách tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất trong Ba Ngôi, bởi Ngài, nhờ Ngài và trong Ngài mà mọi sự hiện hữu (xem Rôma 11:36).

50- Đó là những yếu tố của kinh Mân Côi. Mỗi một yếu tố đều có một đặc tính riêng mà, khi hiểu biết và nhận thức một cách sâu xa, phải được thể hiện trong việc lần hạt, để kinh Mân Côi có thể diễn đạt hết tất cả sự phong phú và đa diện của mình. Như thế, việc lần hạt sẽ trở nên trịnh trọng và khiêm hạ khi đọc kinh Chúa Dạy, hớn hở và hết lòng chúc tụng trong khi êm đềm liên tục đọc kinh Kính Mừng, chiêm ngắm theo việc hồi niệm suy tưởng về các mầu nhiệm, và hết mình tôn thờ khi đọc lời chúc tụng. Việc lần hạt như vậy áp dụng vào mọi trường hợp mà kinh Mân Côi thường được đọc: dù riêng tư, để dễ tưởng niệm thân mật với Chúa hơn; dù tụ họp, trong gia đình hay nơi các nhóm tín hữu hợp nhau, để kéo sự hiện diện của Chúa (xem Mathêu 18:20); dù công cộng, trong những tổ chức mà các đoàn hội được mời tham dự.

51- Vào những lúc gần đây, có một số việc đạo đức được phát động bắt nguồn từ kinh Mân Côi. Trong số những việc đạo đức này, Ta để ý và khuyên khích sự xen vào việc cử hành Lời Chúa (phụ chú: theo suy diễn riêng của người dịch thì "việc cử hành Lời Chúa" này ở ngoài phụng vụ) một vài yếu tố của kinh Mân Côi, chẳng hạn như việc suy niệm các mầu nhiệm và việc lập đi lập lại như kinh cầu lời Thiên Thần Chào Đức Maria. Nhờ vậy, các yếu tố này sẽ được quan trọng hóa, vì chúng được liên kết với việc đọc Thánh Kinh, được dẫn giải bằng bài giảng, được ngắt ra bằng những lúc thinh lặng và được tăng cường bằng lời ca điệu nhạc. Ta hân hoan thấy rằng những việc làm như vậy đã giúp tạo nên được một sự hiểu biết hoàn toàn hơn về mức độ phong phú linh thiêng của chính kinh Mân Côi, và đã giúp lấy lại được ý thức trong việc lần hạt nơi những hội đoàn và phong trào thuộc nhóm trẻ.

52- Giờ đây, để tiếp nối tâm tư với các vị tiền nhiệm, Ta hết sức muốn nhấn mạnh đến việc đọc kinh Mân Côi gia đình. Công Đồng Vaticanô II đã chỉ cho các gia đình, tế bào sống còn và nền tảng của xã hội, làm thế nào để “tỏ ra mình là một cung thánh tại gia của Giáo Hội, qua mối gắn bó hỗ tương giữa các phần tử và việc nguyện cầu chung mà họ dâng lên Thiên Chúa.” Gia đình Kitô hữu thực sự được coi là một giáo hội tại gia, nếu các phần tử của gia đình, tùy theo vai trò và việc làm riêng của mình, tất cả cùng nhau đề cao đức công chính, thực hiện những việc làm yêu thương, hiến thân giúp đỡ anh chị em mình, tham gia vào việc tông đồ nơi cộng đoàn địa phương và vào việc cử hành việc phượng tự với cộng đoàn của mình. Điều này càng đúng hơn nữa nếu họ hợp nhau dâng các kinh nguyện lên Thiên Chúa. Nếu thiếu sót yếu tố cầu nguyện chung này, gia đình sẽ mất đi chính tính cách là một giáo hội tại gia của mình. Theo đó, để lấy lại ý nghĩa thần học về gia đình là giáo hội tại gia, thì phải cụ thể hóa nỗ lực tái diễn việc cầu nguyện chung trong đời sống gia đình.

53- Theo đường hướng của Công Đồng, Instituo Generalis de Liturgia Horarum đã có lý để xếp gia đình vào các nhóm có thể xứng hợp để cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh trong cộng đoàn: “Gia đình, là một cung thánh tại gia của Giáo Hội, chẳng những xứng hợp trong việc dâng các kinh nguyện chung lên Thiên Chúa, mà còn tùy theo hoàn cảnh, cũng phải đọc các phần Phụng Vụ Giờ Kinh để liên kết mật thiết hơn với Giáo Hội.” Phải làm hết cách có thể để làm sao cho các gia đình Kitô hữu tiến tới và vui vẻ chấp nhận lời khuyên thực tiễn và tỏ tường này.

54- Tuy nhiên, sau việc cử hành Phụng Vụ thì không còn hồ nghi gì về cao điểm mà việc cầu nguyện gia đình có thể tiến tới bằng việc lần hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện phải được coi như một trong những kinh nguyện hảo hạng và hiệu nghiệm nhất mà gia đình Kitô hữu được kêu mời lần hạt. Ta thiết nghĩ và thành thực hy vọng là khi gia đình tụ họp lại làm giờ cầu nguyện thì thường thích dùng cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Ta cũng biết rõ là các điều kiện đổi thay trong cuộc sinh sống ngày nay đã làm cho việc tụ họp gia đình lại không phải là chuyện dễ nữa, và ngay cả trong nhiều hoàn cảnh khi việc tụ họp có thể thực hiện được thì cũng khó mà biến chúng thành dịp để cầu nguyện. Không ai còn hồ nghi về nỗi khó khăn này. Thế nhưng, đặc tính của Kitô hữu trong cung cách sống của mình là không chịu thua hoàn cảnh mà phải khắc phục chúng, không phải bằng nhượng bộ mà bằng nỗ lực. Vì thế, các gia đình muốn sống trọn vẹn ý nghĩa ơn gọi và tinh thần xứng đáng là một gia đình Kitô hữu, phải dồn tất cả nghị lực của mình trong việc khắc phục những áp lực ngăn cản việc hội họp của gia đình và việc cầu nguyện chung với nhau.

55- Để kết luận những nhận xét chứng tỏ sự quan tâm và ý thức mà Tòa Thánh có đối với kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ, Ta còn muốn cho việc tôn sùng rất xứng đáng này không bị tuyên truyền theo kiểu quá một chiều hay vụ hình thức. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện tuyệt hảo, song tín hữu phải cảm thấy nó một cách êm vui thư thái. Từ nỗi niềm thiết tha phát xuất tự bên trong, họ phải được thu hút vào việc lặng lẽ lần hạt Mân Côi.

 

(còn tiếp vào các ngày Thứ Bảy)

 

TOP

 

 

?  Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

(tiếp 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy 15 Chúa Nhật về Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử; 16 Thứ Hai, 17 Thứ Ba, 18 Thứ Tư 19 Thứ Năm về Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ; 20 Thứ Sáu)

 

Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Giải Đáp Vấn Nạn

Thế nhưng, nội dung của bài diễn từ chia sẻ này vẫn là những gì nhắc nhở cho nhân loại ngày nay, trong đó có cả thế giới văn minh Tây phương lẫn thế giới Hồi Giáo Ả Rập về những yếu tố thiết yếu và điều kiện căn bản để có thể đối thoại liên tôn và liên văn hóa, cũng như để có thể nhờ đó, nhờ đối thoại được với nhau, cùng nhau dấn thân cho công lý và hòa bình của thế giới.  

·        “Trong một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi, chúng ta rất cần phải thực hiện một cuộc đối thoại thực sự giữa các đạo giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có thể giúp chúng ta thắng vượt được tất cả mọi căng thẳng, trong tinh thần hợp tác tốt đẹp với nhau…..   

“… Ttung thành với giáo huấn thuộc truyền thống tôn giáo của mình, các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo cần phải biết cùng nhau hoạt động, như họ đã thực sự thực hiện nơi nhiều điều chung, để canh chừng tất cả mọi hình thức bất khoan nhượng cũng như để chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực”. 

Căn cứ vào lời lẽ của bài diễn từ ngày 25/9/2006 nói chung và hai câu trích lại nói riêng ngay trên đây, vị Giáo Hoàng đương kim của chúng ta vẫn lập lại nguyên ý tưởng đã được ngài nhấn mạnh đến trong bài diễn văn gây bấn loạn thế giới Hồi Giáo trước đó ở Đại Học Đường Regensburg Đức quốc hôm Thứ Ba 12/9/2006. Nếu chỉ căn cứ vào hai câu vừa được tái dẫn, chúng ta thấy câu trên được áp dụng riêng cho thế giới văn minh Tây phương, liên quan tới “một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi”, và câu dưới liên quan đến thế giới Ả Rập Hồi Giáo, một thế giới đã gây ấn tượng nơi con người ngày nay nói chung và thế giới Tây phương nói riêng về những gì họ làm có “hình thức bất khoan nhượng” và “hình thức bạo lực”.  

Có thể nói, Đức Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thí điểm theo thiên định để vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI của chúng ta thực hiện ý định ưu tiên đại kết của ngài, nhờ đó hoàn tất sứ vụ hiệp nhất Âu Châu. Ở Đức trong chuyến tông du thứ bốn, ngài đã vừa vạch trần bộ mặt thật của văn hóa Tây phương, nơi bài giảng Chúa Nhật 10/9/2006, và bày tỏ nỗ lực đại kết với anh chị em Cải Cách thế nào, thì ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có trụ sở trung ương của Tòa Thượng Phụ toàn cầu, cũng là nơi thuộc thế giới Hồi Giáo, song lại là một nơi hướng về thế giới Tây phương, muốn gia nhập khối Hiệp Nhất Âu Châu, ngài cũng sẽ chẳng những bày tỏ nỗ lực đại kết với Chính Thống Giáo mà còn bày tỏ nỗ lực đối thoại với thế giới Hồi Giáo nữa. Tuy nhiên, theo chiều hướng của bài diễn từ chia sẻ hôm 25/9/2006, như được trích dẫn trên đây, nội dung những gì ngài đối thoại với tín đồ Hồi Giáo vẫn xoay quanh vấn đề sự thật, một sự thật hữu lý, tức phi bạo lực. Nếu trong bài diễn từ của ngài ở Đại Học Đường Regensburg Đức quốc hôm 12/9/2006, trong khi nói tới yếu tố tạo nên niềm tin Kitô hữu là lý trí đã đụng chạm tới Hồi Giáo thế nào, thì biết đâu bài diễn từ chia sẻ của ngài với anh chị em Hồi Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ về những điểm tích cực nơi niềm tin của họ cũng động đến những điểm tiêu cực nơi văn hóa băng hoại của thế giới Tây phương như vậy. Trong khi chờ đợi đọc được những lời chia sẻ của ngài với anh chị em tín đồ Hồi Giáo vào chuyến tông du thứ 5 tới đây của ngài, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những gì ngài đã thẳng thắn nói về văn hóa của thế giới văn minh Tây phương hiện đại, trong bài giảng Chúa Nhật 10/9/2006.  

S đip ca Đức Thánh Cha trong bài ging Chúa Nht 10/9/2006 tại Neue-Messe ở Munich Đức quốc liên quan trc tiếp ti văn hóa Tây Phương, bao gm 4 nhn định và 4 hun d chính yếu, có th được tóm gn như sau:

 

1.      Nhn định th nht: So vi văn hóa ca phn thế gii còn li, vn được gi là thế gii th ba, hu như được tp trung Á Châu và Phi Châu, vi nhiu quc gia đang c gng phát trin v kinh tế, thì văn hóa Tây phương có mt nn văn minh tân tiến “v khoa hc và k thut”, nhưng li là mt nn văn minh vô thn, vì nó “loi tr Thiên Chúa ra khi nhân sinh quan” ca con người.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “Dân chúng Phi Châu và Á Châu cm phc kh năng v khoa hc và k thut ca chúng ta, thế nhưng đồng thi h s hãi trước mt th hình thc ca lý trí hoàn toàn loi tr Thiên Chúa ra khi nhãn quan ca con người”.

 

2.      Nhn định th hai: Nguyên nhân Thiên Chúa b loi tr ra khi nhân sinh quan ca con người đó là vì con người Tây phương văn minh vt cht theo ch nghĩa duy lý, tc ch nghĩa cho tt c nhng gì mình nghĩđúng, là chân thin m, và tt c nhng gì con người đã ch quan cho rng chân thin m thì đều được làm theo chiu hướng duy thc dng, tc chiu hướng duy li, ch, bt c điu gì có li là tt, mà đã tt thì đều được làm và cn phi làm, dù chúng là nhng gì phn luân thường đạo lý và phi nhân bn, như phá thai trit sn, hôn nhân đồng tính, to sinh ngoi nhiên, to sinh sao bn (cloning), trit sinh an t, trit sinh tr t v.v. đây, ĐTC có ý nói ti cái được ngài, trong bài ging cho mt ngh hng y bu tân giáo hoàng ngày Th Hai 18/4/2005, gi là “cái độc đoán ca ch nghĩa tương đối”, mt ch nghĩa được ngài đích thân dn gii cái tính cht “độc đoán” ca nó ngay sau đó trong cùng đon bài ging như sau: “mt ch nghĩa tương đối độc đoán cho rng không có gì là tuyt đối c, và là mt ch nghĩa ch biết căn c vào cái tôi cùng vi nhng ước mun ca cái tôi mà thôi”.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “mt th hình thc ca lý trí hoàn toàn loi tr Thiên Chúa ra khi nhãn quan ca con người, như th hình thc đó là hình thc cao nht ca lý trí, và là mt hình thc cn phi được áp đặt trên c các nn văn hóa”.

 

3.      Nhn định th ba: Đức Thánh Cha phân bit đức tin Kitô Giáo vi văn hóa Tây phương và tách bit đức tin Kitô Giáo ra khi văn hóa Tây phương. Bi vì, văn hóa Tây phương đang sng theo nhng gì hoàn toàn phn li đức tin Kitô Giáo, mt đức tin ch trương và nm gi l lut t nhiên nói chung và bn thp điu nói riêng; và vì phn li đức tin Kitô Giáo, văn hóa Tây phương văn minh ngày nay đã t ra “khinh thường Thiên Chúa”, t ra “ngo mn… chế diu s linh thánh” cho mình có quyn t do làm thế, mt quyn t do ly li lc thc tế trước mt là “qui chun ti hu v luân lý cho tương lai ca vic nghiên cu khoa hc, đin hình nht là vic nghiên cu thân bào t tế bào phôi thai ca con người. Đó mi là nhng gì đe da đến căn tính ca các nn văn hóa khác, nht là các nn văn hóa không được văn minh tân tiến v vt cht, d b nh hưởng và áp đảo bi áp lc kinh tế ca nhng nn văn hóa tân tiến, như thc tế vn hin nhiên chng thc.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “H (dân chúng Á Châu và Phi Châu) không thy mi đe da thc s cho căn tính ca h nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong vic t ra khinh thường Thiên Chúa và vic ngo mn coi vn đề chế diu s linh thánh là vic thc hành quyn t do, và ch trương thc dng là qui chun ti hu v luân lý cho tương lai ca vic nghiên cu khoa hc”.

 

4.      Nhn định th bn: Cho dù t bn cht ca ch nghĩa tương đối có tính cách độc đoán như thế, nhưng đối vi nhân sinh quan vô thn ca con người Tây phương văn minh vt cht thì đó li là “mt th nhân nhượng”, và “có tính cách ci m v văn hóa”. “Nhân nhượng” và “ci m v văn hóa” đây, theo nn văn hóa Tây phương, là ch, luôn làm sao để có th biết thích ng vi hoàn cnh hin sinh ca con người, thông cm vi con người, qua nhng đạo lut cho phép trit sinh an t hay trit sinh tr t, giúp con người được gii thoát khi tình trng đớn đau, và qua nhng đạo lut cho phép n gii được s dng nhng loi thuc hu s làm tình after morning pills để khi phi mang thai ngoài ý mun, khi phi nng gánh sau các cuc truy hoan khoái lc v dc tính v.v.

 

Nguyên văn s đip v văn hóa Tây phương ca ĐTC như sau: “Cái ngo mn này không phi là mt th nhân nhượng và có tính cách ci m v văn hóa được dân chúng trên thế gii tìm kiếm và tt c chúng ta đều mun!

 

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ