GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 15/11/2006

 TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

 

?  ĐTC Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 8/11/2006: Bài Giáo Lý 24 về Giáo Hội Tông Truyền - Tông Đồ Phaolô thành Tarsus

?  “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: Con người: Trí khôn, óc thông minh, và tình yêu

?   Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi cứu xét các giải pháp chuyển giao một cách hữu trách ở tình hình Iraq

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 8/11/2006: Bài Giáo Lý 24 về Giáo Hội Tông Truyền - Tông Đồ Phaolô thành Tarsus

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Trong bài giáo lý trước, hai tuần mới đây, tôi đã cố gắng phác tả những nét chính yếu về tiểu sử của vị Tông Đồ Phaolô. Chúng ta đã thấy được cuộc gặp gỡ Chúa Kitô trên đường đi Damasco thực sự đã biến đổi cuộc đời của ngài ra sao. Chúa Kitô đã trở thành lý do hiện hữu của ngài và là động lực mãnh liệt cho tất cả mọi hoạt động tông đồ của ngài.

 

Trong cách bức thư của ngài, sau danh xưng của Thiên Chúa, xuất hiện trên 500 lần, danh xưng được nhắc đến thường xuyên nhất là danh xưng Chúa Kitô – 380 lần. Bởi thế, chúng ta cần phải nhận thấy rằng Chúa Giêsu Kitô đã chi phối cuộc sống của một con người ra sao, và bởi thế cũng chi phối cả đời sống của chúng ta nữa. Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô là tột đỉnh của lịch sử cứu độ, bởi đó cũng là điểm thực sự khác biệt trong cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.

 

Nhìn vào gương của Thánh Phaolô, bởi vậy chúng ta có thể đặt vấn đề căn bản là: Việc con người gặp gỡ Chúa Kitô xẩy ra như thế nào? Mối liên hệ xuất phát từ cuộc gặp gỡ này là ở chỗ nào? Câu giải đáp được Thánh Phaolô cống hiến có thể được hiểu hai cách.

 

Trước hết, Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu được giá trị trọng yếu bất khả thay thế của đức tin. Trong bức thư gửi cho giáo đoàn Rôma, ngài đã viết: ‘Chúng ta tin rằng con người được công chính hóa bởi đức tin chứ không phải bởi các việc làm của lề luật’ (3:28). Và trong Thư gửi giáo đoàn Galata: ‘Con người không được công chính hóa bởi những việc làm của lề luật mà là nhờ niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, cho dù chúng ta đã tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, để được công chính hóa bởi niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải bằng những việc làm của lề luật, vì không ai được công chính hóa bởi những việc làm của lề luật’ (2:16).

 

‘Được nên công chính’ đây nghĩa là được làm cho nên chính trực, tức là được Thiên Chúa công minh xót thương, và được hiệp thông với Ngài, nhờ đó có thể thiết lập mối liên hệ chân thực nhiều hơn nữa với tất cả mọi anh chị em của chúng ta: và việc nên công chính này là do bởi tình trạng tội lỗi của chúng ta được hoàn toàn thứ tha.

 

Thánh Phaolô đã nói rõ ràng là tình trạng này của đời sống không lệ thuộc vào các việc lành khả dĩ của chúng ta, mà là hoàn toàn vào ân sủng của Thiên Chúa: Chúng ta ‘được công chính hóa nhờ ơn Ngài ban, qua việc cứu chuộc nơi Chúa Giêsu Kitô’ (Rm 3:24).

 

Bằng những lời lẽ ấy, Thánh Phaolô đã diễn tả nội dung sâu xa của việc ngài hoán cải, một hướng đi mới cho cuộc sống của ngài như là thành quả của việc ngài gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh. Trước cuộc hoán cải của mình, Thánh Phaolô đã không phài là một con người xa lạ đối với Thiên Chúa hay đối với lề luật của Chúa. Trái lại, ngài một con người tuân giữ luật lệ, một thứ tuân giữ có tính cách cuồng tín.

 

Tuy nhiên, trong ánh sáng của cuộc hội ngộ với Chúa Kitô, ngài đã hiểu được rằng nếu sống như thế thì ngài chỉ tìm cách tự tạo nên sự công chính cho bản thân ngài, và bằng tất cả những gì là chính trực ấy ngài chỉ sống cho chính mình ngài mà thôi. Ngài đã hiểu được rằng đời sống của ngài cần phải được hoàn toàn xoay chiều. Và ngài đã bày tỏ chiều hướng mới này như thế vầy: ‘Sự sống giờ đây tôi đang sống trong xác thịt là sự sống tôi sống theo niềm tin tưởng vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi’ (Gal 2:20). 

 

Bởi vậy, Thánh Phaolô đã không còn sống cho chính mình, cho sự công chính của riêng ngài. Ngài sống bởi Chúa Kitô và với Chúa Kitô: Bằng việc hiến thân, ngài không còn tìm kiếm bản thân hay sống cho bản thân mình nữa. Đó là một sự công chính mới, một chiều hướng mới được Chúa Kitô cống hiến cho chúng ta, một sự công chính ban niềm tin cho chúng ta. Trước thập giá của Chúa Kitô, dấu hiệu cao cả nhất của việc tự hiến bản thân mình, không ai còn vênh vang được nữa về bản thân mình, về sự công chính của riêng mình!

 

Vaò một dịp khác, Thánh Phaolô, âm vang lời của tiên tri Giêrêmia, đã làm sáng tỏ tâm tưởng của ngài như sau: ‘Ai vênh vang thì hãy vênh vang trong Chúa’ (1Cor 1:31; Jer 9:22f); hay ‘Thế nhưng tôi chẳng tìm vinh quang nào khác ngoài thập tự giá của Chúa Giêsu Kitô, vì vậy mà thế gian đã bị đóng đinh đối với tôi và tôi đối với thế gian’ (Gal 6:14).

 

Khi suy nghĩ về những gì hàm nghĩa trong việc không công chính mình bởi những việc làm của lề luật mà là bởi đức tin, chúng ta tiến đến điểm thứ hai là điểm xác định căn tính Kitô Giáo được Thánh Phaolô diễn tả về cuộc sống của ngài. Thật vậy, căn tính của Kitô Giáo là những gì được cấu tạo nên bởi hai yếu tố, đó là không tìm kiếm bản thân mình, mà là mặc lấy Chúa Kitô và hiến mình cùng với Chúa Kitô, nhờ đó bản thân được tham dự vào đời sống của chính Chúa Kitô cho đến độ được chìm ngập trong Người, được thông dự vào cả sự chất lẫn sự sống của Người.

 

Thánh Phaolô đã viết trong Thư gửi giáo đoàn Rôma rằng Chúng ta đã ‘được rửa trong Chúa Giêsu Kitô là chúng ta đã được rửa trong cái chết của Người… chúng ta đã được mai táng với Người … chúng ta đã được nên một với Người…. Bởi vậy mà anh chị em cần phải coi mình như đã chết cho tội mà sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô’ (6:3,4,5,11). Thật ra lời diễn tả vừa rồi có tính cách triệu chứng, ở chỗ, đối với Thánh Phaolô, không đủ khi nói rằng Kitô hữu được lãnh nhận phép rửa là thành phần tín hữu; đối với ngài, cũng quan trọng không kém khi nói rằng họ ‘ở trong Chúa Giêsu Kitô’ nữa (cũng x, Rm 8:1,2,39, 12:5, 16:3,7,10; 1Cor 1:2,3 v.v.).

 

Trong những lần khác, ngài đảo ngược chữ nghĩa và viết rằng ‘Chúa Kitô ở trong chúng ta / trong an h chị em’ (Rm 8:10; 2Cor 13:5) hay ‘trong tôi’ (Gal 2:20). Việc hiểu biết nhau này giữa Chúa Kitô và Kitô hữu, một đặc tính nơi giáo huấn của Thánh Phaolô, là những gì hoàn trọn ý nghĩa của ngài về đức tin. Thật vậy, mặc dù liên kết chúng ta một cách thân tình với Chúa Kitô, đức tin vẫn nhấn mạnh tới cái khác biệt giữa chúng ta và Người.

 

Tuy nhiên, theo Thánh Phaolô, đời sống của Kitô hữu cũng là một yếu tố chúng ta có thể gọi là ‘thần bí’, vì nó bao hàm việc mất bản thân chúng ta trong Chúa Kitô và Chúa Kitô trong chúng ta. Bởi đó, vị Tông Đồ này còn tiến đến chỗ diễn tả những nỗi khổ đau của chúng ta như ‘những đau khổ của Chúa Kitô trong chúng ta’ (2Cor 1:5), nhờ đó chúng ta luôn mang ‘trong thân xác cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, để sự sống của Chúa Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác của chúng ta’ (2Cor 4:10).

 

Chúng ta cần phải áp dụng tất cả mọi điều này vào cuộc sống thường nhật của chúng ta theo gương Thánh Phaolô, vị luôn sống theo chân trời linh đạo cao cả này. Một mặt5, đức tin cần phải giữ chúng ta có một thái độ liên lỉ khiêm hạ trước Thiên Chúa, hơn thế nữa, thái độ tôn thờ và chúc tụng đối với Ngài. Đúng vậy, những gì chúng ta là như thành phần Kitô hữu chúng ta đều có được duy bởi Ngài và nhờ ơn Ngài. Vì không gì và không ai thay được chỗ của Ngài mà cần chúng ta không được qui về cho bất cứ cái gì hay bất cứ ai việc tôn thờ chúng ta qui về Ngài. Không một thần tượng nào được làm cho vũ trụ thiêng liêng của chúng ta bị ô nhiễm; bằng không, thay vì hoan hưởng niềm tự do chiếm hữu chúng ta sẽ rơi lại vào một thứ nô lệ nhục nhã. Đàng khác, việc chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô và sự kiện ‘chúng ta ở trong Người’ cần phải thấm nhập nơi chúng ta một thái độ hoàn toàn tin tưởng và tràn đầy hân hoan.

 

Tóm lại, chúng ta cần phải cùng với Thánh Phaolô hô lên rằng: ‘Nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta thì ai chống lại chúng ta?’ (Rm 8:39). Bởi thế, đời sống Kitô hữu của chúng ta được dựa vào một tảng đá vững vàng và chắc chắn nhất có thể mường tượng được. Từ đó, chúng ta lấy được tất cả nghị lực của mình, như vị Tông Đồ này thật sự đã viết: ‘Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi’ (Phil 4:13).

 

Vậy chúng ta hãy đối diện với cuộc sống của chúng ta, bằng những niềm vui nỗi buồn của nó, một cuộc đời được hỗ trợ bởi những cảm thức cao cả ấy được Thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta. Cảm nghiệm được điều ấy, chúng ta có thể hiểu rằng những gì đích thân vị Tông Đồ viết ra đều thực: ‘Tôi biết Đấng tôi tin tưởng, và tôi tin rằng Người có thể gìn giữ bảo vệ những gì đã được trao phó cho tôi cho đến ngày’, tức là cho đến ngày cuối cùng (2Tim 1:12) của việc chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô là vị Thẩm Phán, là Đấng Cứu Tinh của thế giới và của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/11/2006

 

 

TOP

 

 

?  “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: Con người: Trí khôn, óc thông minh, và tình yêu

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ cho Công Nghị Toàn Ý Quốc Về  Giáo Hội Lần 4 ở Trung Tâm Triển Lãm Verona 19/10/2006

(Tiếp 12 Chúa Nhật tiểu đoạn 1 "Chúa Kitô Phục Sinh: Tâm điểm của đời sống"; 13 Thứ Hai tiểu đoạn 2 "Việc phục vụ của Giáo hội Ý"; 14 Thứ Ba tiểu đoạn 3 "Biểu lộ một đức tin ‘tuân phục’")

 

Mặt khác, con người không những có trí khôn và óc thông minh mà thôi, mặc dầu chúng là các yếu tố chủ yếu. Họ mang trong mình, những gì được ghi khắc sâu thẳm nhất trong con người của họ, đó là nhu cầu  yêu thương, được yêu và đáp yêu. Vì thế, con người thường tự hỏi và cảm thấy khó hiểu trước những gì là thô bạo của cuộc sống, trước sự dữ xẩy ra trên thế giới, một sự dữ xuất hiện quá ác liệt nhưng đồng thời lại hoàn toàn phi lý.

 

Đặc biệt trong thời đại chúng ta, bất kể tất cả mọi tiến bộ đạt được, sự xấu xa vẫn chưa bị chế ngự. Quả thực, quyền lực nó dường như được củng cố và tất cả các nỗ lực che dấu nó đi mau chóng bị vạch trần, như kinh nghiệm thường ngày lẫn các biến cố lịch sử lớn đã chứng tỏ cho thấy.

 

Vì thế các vấn nạn cứ lẩn quẩn trở lại với chúng ta: có chăng một chốn an toàn cho tình yêu đích thực, và nói cho cùng, phải chăng thế giới này thực sự là công việc khôn ngoan của Thiên Chúa? Ở đây, hơn bất cứ lý lẽ nào của con người, cái mới mẻ nghịch thường của sự mạc khải Thánh Kinh đã là những gì giúp đỡ chúng ta: Đấng Sáng Tạo trời đất, Vị Thiên Chúa duy nhất là nguồn gốc của hữu thể, Lời Hóa Công duy nhất, lý trí sáng tạo này biết làm sao để yêu thương con người một cách riêng tư, hay nói đúng hơn, biết tha thiết yêu thương con người và muốn được con người yêu thương đáp trả. Lý trí sáng tạo này, Đấng đồng thời cũng yêu thương nữa, bởi vậy ban sức sống cho một lịch sử yêu thương đối với dân tộc Do Thái, dân tộc của Người; và nơi công việc ấy, trước việc phản bội của dân tộc này, tình yêu của Ngài đã cho thấy mình là một tình yêu vô cùng trung tín và xót thương. Đây là một tình yêu tha thứ vô hạn.

 

Trong Chúa Giêsu Kitô một thái độ như vậy đạt tới một mức độ thảm thiết quá sức chưa từng thấy: thực vậy, trong Ngài, Thiên Chúa hóa thân trở nên một trong chúng ta, thành người anh em của chúng ta theo nhân tính, còn hơn thế nữa, hy sinh cả mạng sống vì chúng ta.

 

Nơi cái chết trên Thập giá, một thập giá hiển nhiên là sự dữ đệ nhất trong lịch sử, là việc “Thiên Chúa quay ra đối nghịch lại với chính Ngài, nhờ đó, Ngài ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức sâu thẳm nhất” (“Deus Caritas Est”, số 12), qua đó mới thấy được đâu là ý nghĩa của “Thiên Chúa là tình yêu” (I Gioan 4,8), đồng thời chúng ta cũng hiểu được tình yêu đích thực nghĩa là gì (x. ibid. số 9-10, 12).

 

Chính vì Ngài thực sự yêu thương chúng ta, mà Thiên Chúa tôn trọng và cứu độ niềm tự do của chúng ta. Ngài không đối phó với mãnh lực sự dữ và tội lỗi bằng một thứ quyền lực mãnh liệt hơn, nhưng – như ĐTC Gioan Phaolô II yêu quý của chúng ta đã trình bày trong thông điệp “Dives in Misericordia”, và sau đó trong cuốn sách ‘Hồi Niệm và Căn Tính’, chứng từ về tâm linh thực sự của ngài – Ngài thích hạn chế lòng kiên nhẫn của Ngài và lòng thương xót của Ngài, một hạn chế thực sự là nỗi khổ đau của Con Một Ngài. Nhờ đó, nỗi đau khổ của chúng ta được biến đổi tự bản chất, mặc dạng thức yêu thương và chất chuưa một hứa hẹn cứu độ.

 

Anh chị em thân mến, ĐTC Gioan Phaolô II đã không chỉ suy nghĩ và tin tưởng với một đức tin trừu tượng: ngài đã thấu hiểu và sống bằng một đức tin được chín mùi trong khổ đau. Như Giáo hội, chúng ta được kêu gọi đi theo Ngài đi theo con đường này, tùy theo cách thế và mức độ Thiên Chúa định liệu cho mỗi người chúng ta.

 

Đúng vậy, Thập giá làm cho chúng ta sợ hãi, như nó đã khơi lên nỗi sợ hãi và khổ não ở nơi Chúa Giêsu Kitô (x. Mk 14,33-36); thế nhưng, nó không phải là việc phủ nhận sự sống, ở chỗ muốn được hạnh phúc cần phải tước lột bản thân mình.

 

Trái lại, nó là một “chấp nhận” thái quá của Thiên Chúa đối với con người, một biểu hiện cao cả nhất của tình Ngài yêu thương và là nguồn mạch của một sự sống dồi dào và hoàn thiện. Vì thế nó chất chứa một lời mời gọi có sức thu hút nhất trong việc bước theo Đức Kitô trên con đường trao tặng chính mình.

 

Ở đây, tôi đặc biệt mến thương ngỏ lời cùng những chi thể đau thương trong Thân Thể của Chúa Kitô. Tại Ý, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, họ hoàn thành những gì đang thiếu nơi cuộc khổ nạn của Đức Kitô trong chính thể xác của họ (x. Col 1,24), và như thế họ đóng góp một cách hiệu quả nhất vào sự cứu rổi của mọi người. Họ là những chứng nhân sống động nhất về niềm vui xuất phát từ Thiên Chúa và là niềm vui ban sức mạnh để chấp nhận thánh giá trong yêu thương và kiên trì.

 

Chúng ta biết rõ lựa chọn này đối với niềm tin và việc theo Đức Kitô không bao giờ là những gì dễ dàng cả. Ngược lại, nó luôn bị phản đối và gây tranh cải. Vì thế, Giáo hội vẫn là một “dấu chỉ nghịch thường” trong việc tiến bước theo Chúa (x. Lk 2,34), ngay cả trong thời đại chúng ta.

 

Nhưng chúng ta không nản lòng vì điều này. Ngược lại, chúng ta phải luôn sẵn sàng đối đáp với bất cứ ai muốn biết lý do về niềm hy vọng của mình, như thư thứ nhất của thánh Phêrô (3,15) mời gọi chúng ta, lời đã được quí vị đích đáng chọn để hướng dẫn công việc của những ngày Hội nghị này. Chúng ta phải đáp trả với ‘sự hòa nhã và cung kính’, với một ‘lương tâm trong sáng’ (3,15-16), với một quyền lực êm ái xuất phát từ mối kết hợp với Đức Kitô.

 

Chúng ta cần phải thực hiện điều này trong mọi lúc, về phương diện tư tưởng lẫn hành động, nơi hành vi cử chỉ riêng tư cũng như nơi việc công khai làm chứng. Sự liên kết chặt chẽ được thấy trong Giáo hội trong những thế kỷ đầu giữa đức tin làm bạn với lý trí và thói sống mang đặc tính yêu thương nhau và  quan tâm đến người nghèo khổ, đã trở thành khả dĩ cho việc truyền giáo của Kitô giáo được phát triển rất nhiều ở thế giới Hy La. Việc phát triển truyền giáo này cũng đã diễn ra như thế sau đó, ở những môi trường văn hóa và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

 

Điều này tiếp tục là một xa lộ cho việc truyền bá phúc âm hóa. Xin Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta sống mối hiệp nhất giữa chân lý và tình yêu này trong những hoàn cảnh thích hợp với thời đại chúng ta, để thi hành việc truyền bá phúc âm hóa tại Ý cũng như trên toàn thế giới ngày nay. Và như thế tôi tiến sang một điểm quan trọng và căn bản đó là vấn đề giáo dục.

 

(bài huấn từ dài này còn tiếp 2 ngày nữa)

 

Rev Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/october/documents/hf_ben-xvi_spe_20061019_convegno-verona_en.html

 

 

 

TOP

 

 

?  Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi cứu xét các giải pháp chuyển giao một cách hữu trách ở tình hình Iraq

 

Hôm Thứ Hai 13/11/2006, Đức Giám Mục William Skylstad, vị giám mục giáo phận Spokane, 72 tuổi, chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, đã phổ biến một bản tuyên cáo về vấn đề Iraq, kêu gọi một cuộc bàn luận chính yếu, dân sự và bất đảng phái về một cuộc chuyển giao hữu trách ở Iraq. Bản tuyên cáo này được tung ra vào ngay ngày đầu tiên của cuộc họp bán niên vào Mùa Thu của hội đồng này, một cuộc họp kéo dài cho tới Thứ Năm 16/11/2006. Sau đây là những ý tưởng chính tiêu biểu cho bản tuyên cáo liên quan tới vấn đề công lý và hòa bình ở Iraq này.

 

“Chính Phủ và tân Quốc Hội cần phải dấn thân vào một cuộc đối thoại có tính cách hợp tác để thành thực thẩm định tình hình ở Iraq, nhìn nhận những khó khăn và tính toán sai lầm trong quá khứ, công nhận và xây dựng về những tiến triển tích cực, và tiến đến những thỏa thuận về những hành động cụ thể để giải quyết những thách đố nghiêm trọng trước mắt.

 

“Để đương đầu với những thách đố này, chúng tôi hy vọng đất nước của chúng ta vẫn tiến chuyển vượt lên trên một thứ hùng biện có tính cách chia rẽ của cuộc vận động mới đây, và cuộc tranh cãi ầm ĩ hời hợt đã bóp méo thực tại và biến những giải pháp ‘dứt khoát’ đối chọi với giải pháp ‘cứ ở lì’.

 

Vị giám mục chủ tịch đề nghị rằng quân đội Hoa Kỳ vẫn ở Iraq ‘chỉ bao lâu việc hiện diện của họ góp phần vào việc chuyển giao hữu trách. Đất nước của chúng ta cần phải tìm kiếm những đường lối hiệu nghiệm để chấm dứt việc dàn quân của mình vào cơ hội sớm nhất thích hợp với mục đích này.

 

“Tòa Thánh và Hội Đồng của chúng tôi ủng hộ việc dấn thân bao rộng và cần thiết của quốc tế trong việc phát động tình trạng ổn định và tái thiết ở Iraq. Bởi thế, đất nước của chúng ta không thể nhìn lại đằng sau. Tình hình phức tạp ở Iraq đòi đất nước của chúng ta nhìn chung quanh vào những gì chúng ta đang đối diện hiện tại và nhìn về phía trước đến những gì chúng ta có thể làm trong tương lai…

 

“Những mốc điểm cho một cuộc chuyển giao hữu trách ở Iraq bao gồm: việc duy trì những mức độ an ninh thích hợp; việc kiềm chế những cuộc cố sát, những cuộc khủng bố tấn công bất khả tự vệ và tình trạng bạo loạn giáo phái; củng cố qui căn bản về luật lệ; cổ võ việc tái thiết nền kinh tế để bắt đầu tạo công ăn việc làm và cơ hội phát triển kinh tế cho nhân dân Iraq; và nâng đỡ việc diễn tiến hơn nữa cho các cơ cấu chính trị và những giải pháp phát triển sự ổn định, tham gia c hính trị, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo cùng các thứ nhân quyền căn bản.

 

“Nói cho cùng thì công việc này là công việc cần phải được nhân dân Iraq thực hiện, thế nhưng Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ có nhiệm vụ về luân lý phải tiếp tục và gia tăng nỗ lực với nhân dân Iraq, với các quốc gia khác trong vùng và với cộng đồng quốc tế để tiến tới chỗ đạt được những mốc điểm ấy. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi các đất nước Ả Rập và các xứ sở Tây Âu hãy thực hiện những hành động cụ thể trong việc chống lại khủng bố và tìm kiếm ổn định ở miền đất ấy.

 

“Chưa hết, tương lai của Iraq cũng như của cả miền đất này sẽ được cải tiến nhờ vai trò lãnh đạo hòa hợp của đất nước chúng ta trong việc giải quyết, khi liên kết với cộng đồng quốc tế, những xung khắc khác nơi miền đất này, nhất là bằng việc theo đuổi một nền hòa bình chân chính giữa người Do Thái và Palestine”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/11/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ