GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 11/12/2006

 TUẦN II MÙA VỌNG NĂM C

 

?  Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thành công trong việc củng cố đức tin cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở Thổ Nhĩ Kỳ

?  Thực trạng về Công giáo tại Thổ nhỉ kỳ như thế nào?

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”

 

 

? Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Thành công trong việc củng cố đức tin cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch 

Trước hết, về mục tiêu mục vụ, ngài đến để củng cố đức tin cho cộng đồng Công Giáo nhỏ bé ở đây, một cộng đồng theo 4 lễ nghi khác nhau là Latinh, Công Giáo Armenia, Công Giáo Syria và Chaldea. Tổng số người Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có 72 triệu dân và 99% Hồi Giáo, là 32 ngàn người, tức 0.04% trong tổng số dân. Cộng Đồng Công Giáo nhỏ bé ở đây có 47 giáo xứ, được trợ giúp bởi 6 vị giám mục, 13 linh mục triều, 55 linh mục dòng, 4 thày phó tế, 12 nam tu (không chức linh mục), 84 nữ tu, 8 truyền giáo giáo dân và 28 giáo lý viên. Ở Thổ Nhĩ Kỳ người Công Giáo không được nhìn nhận theo pháp lý. 

 

Đức Thánh Cha đã cử hành 2 Thánh Lễ với tín hữu Công Giáo: lễ một vào Thứ Tư, 29/11/2006, ở đền Thánh Mẫu quốc gia ở Meyem Ana Evi, tức là nhà của Maria Mẹ Chúa Giêsu, ở Êphêsô, thành phố diễn ra việc Công Đồng Chung Êphêsô công bố thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Mẹ. Thánh Lễ thứ hai được cử hành vào hôm Thứ Sáu, 1/12/2006, ngày cuối cùng của chuyến tông du, ở Vương Cung Thánh Đường Công Giáo mang tên Thánh Linh.

 

Trong hai bài giảng cho cộng đồng Công Giáo rất ư là bé mọn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha đã củng cố đức tin của anh chị em của mình với những ý tưởng sau đây:

 

1) Bài giảng trước đền Thánh Mẫu quốc gia ở Meyem Ana Evi, nhà của Maria Mẹ Chúa Giêsu, Êphêsô

 

“Tôi hướng về quốc gia này, nhất là về ‘đàn nhỏ’ này của Chúa Kitô đang sống giữa quốc gia đây, để cống hiến tiếng nói phấn khích và để bộc lộ lòng cảm mến của toàn thể Giáo Hội. Với hết tình yêu mến, tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây, thành phần tín hữu ở Izmir, Mersin, Iskenderun và Antakia … Xin cám ơn việc anh chị em hiện diện, chứng từ của anh chị em, và việc anh chị em phục vụ cho Giáo Hội ở mảnh đất phúc đức này, nơi mà ngay từ ban đầu, cộng đồng Kitô hữu đã cảm thấy tăng trưởng mạnh mẽ, một sự kiện còn được thấy nơi đông đảo khách hành hương tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày này….

 

“Trước bối cảnh của bình an toàn cầu ấy, niềm khát vọng được trọn vẹn hiệp thông và hòa hợp giữa tất cả mọi Kitô hữu trở thành hết sức khẩn trương hơn bao giờ hết. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay có tín hữu  Công Giáo thuộc các lễ nghi khác nhau, và đây là lý do để hân hoan ca tụng Thiên Chúa. Những lễ nghi này, khi chúng qui tụ lại hiệp nhất và cùng làm chứng chung, đều là một biểu hiệu của một thứ đa dạng tuyệt vời để điểm tô cho vị Hiên Thê của Chúa Kitô. Về vấn đề này, mối hiệp nhất của các vị Bản Quyền thuộc Các Hội Đồng Giám Mục trong niềm hiệp thông và chia sẻ các nỗ lực mục vụ với nhau cần phải trở thành một tấm gương soi…..

 

“Anh chị em thân mến, trong cuộc viếng thăm này, tôi muốn chuyển đạt lòng yêu thương riêng của tôi và sự gắn bó về tinh thần của tôi, cùng với của Giáo Hội hoàn vũ, với cộng đồng Kitô Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ này, một thiểu số nhỏ bé đang phải đối diện với nhiều thách đố và khó khăn hằng ngày. Bằng niềm tin tưởng mãnh liệt, chúng ta hãy  cùng với Mẹ Maria xướng lên bài ca chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài (x Lk 1:48). Chúng ta hãy hân hoan hát lên, thậm chí cả lúc chúng ta bị thử thách  bởi những khốn khó và hiểm nguy, như chúng ta học được từ chứng từ tốt lành của  vị linh mục Rôma là Don Andrea Santoro, vị tôi hãnh diện nhắc lại trong cuộc cử hành này. Mẹ Maria dạy chúng ta rằng nguồn vui của chúng ta và sự nâng đỡ chắc chắn duy nhất của chúng ta là Chúa Kitô, và Mẹ lập lại những lời của Người: ‘Đừng sợ’ (Mk 6:50), ‘Thày ở cùng các con’ (Mt 28:20). Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, hộ tống chúng ta luôn mãi trên bước đường của chúng ta! Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con! Aziz Meryem Mesih’in Annesi bizim icin Dua et’. Amen”.

 

2) Bài giảng ở Vương Cung Thánh Đường Công Giáo Thánh Linh ở Thủ Đô Istanbul

 

“Hỡi Anh Chị Em, các cộng đồng của anh chị em đang tiến bước trên con đường nhún nhượng của tình đồng bạn thường nhật với những ai không có cùng niềm tin với chúng ta, nhưng ‘cho rằng tin tưởng vào Abraham, và cùng với chúng ta tôn thờ một Thiên Chúa nhân hậu duy nhất’ (Lumen Gentium, 16). Anh chị em quá rõ là Giáo Hội không muốn áp đặt bất cứ sự gì trên bất cứ một ai, và Giáo Hội chỉ xin được sống tự do để tỏ bày tỏ Đấng Giáo Hội không thể che giấu là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta cho tới cùng trên cây Thập Giá và đã ban cho chúng ta Thần Linh của Người là sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa chúng ta và sâu xa trong chúng ta. Hãy luôn tiếp nhận vị Thần Linh này của Chúa Kitô, nhờ đó chuyên chú tới những ai khao khát công lý, hòa bình, phẩn giá và tôn trọng đối với chính bản thân họ cũng như đối với anh chị em của họ. Hãy sống hòa hợp, theo những lời Chúa dạy: ‘Nếu các con yêu thương nhau thí cứ dấu ấy mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:35)”.

 

Đặc biệt nhất là vào chiều Thứ Ba 28/11/2006, ngay trong bài  diễn từ ngỏ cùng phái đoàn ngoại giao quốc tế là các vị đại sứ chư quốc có liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và đang làm việc ở thủ đô Istanbul, ngài đã chẳng những đề cập tới mà còn khen tặng cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé ở Thổ Nhĩ Kỳ và công khai tỏ ra hãnh diện về cộng đoàn này như sau:

 

“Tôi tin tưởng rằng quyền tự do tôn giáo là một biểu hiệu căn bản của quyền tự do làm người và việc hiện diện chủ động của các tôn giáo trong xã hội là một mạch nguồn cho sự tiến bộ và làm phong phú cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên điều này bao gồm việc các tôn giáo không tìm cách hành xử trực tiếp quyền lực chính trị, vì quyền này không thuộc lãnh vực của các tôn giáo, và cũng bao gồm việc các tôn giáo hoàn toàn từ khước vấn đề sử dụng bạo lực như một biểu hiệu hợp pháp của tôn giáo. Về vấn đề này, tôi cám ơn hoạt động của cộng đồng Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhỏ về con số nhưng hết sức dấn thân cho việc tận lực góp phần vào vấn đề phát triển xứ sở này, nhất là về vấn đề giáo dục giới trẻ, cũng như về việc xây dựng hòa bình và hòa thuận nơi tất cả mọi người công dân”.

 

Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, linh mục Ruben Tierrablanca, dòng Phanxicô thuộc Tỉnh Dòng Thánh Phêrô và Phaolô ở Michoacan, Mễ Tây Cơ, hiện đang hình thành cộng đồng quốc tế dòng Phanxicô là Santa Maria Draperis ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã chia sẻ cảm nhận của mình như là một phần tử thuộc cộng đồng Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ về ảnh hưởng của chuyến tông du nơi riêng cộng đồng Công Giáo ở đây.

 

“Chúng tôi đã sống một thời điểm rất đặc biệt ở Istanbul vào áp chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Ngoài việc hoan hỉ đợi chờ của đoàn chiên nhỏ bé của Giáo Hội Công Giáo nơi xứ sở đa số Hồi Giáo này, chúng tôi rất ý thức rằng con mắt của thế giới đang đổ dồn về Thổ Nhĩ Kỳ vì những lý do chính trị, cũng như những lý do liên quan tới lãnh vực liên tôi.

 

“Cả mấy tuần lễ, các cú điện thoại liên tục cùng các cuộc viếng thăm của thành phần  phóng viên báo chí, của các đài truyền hình, của các tường trình viên  và phân tích viên của xã hội hiện nay, làm cho chúng tôi bận bịu cả lên. Họ chất vấn chúng tôi rằng: Kitô hữu sống ở Thổ Nhĩ Kỳ ra sao? Quí vị cảm thấy thế nào về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng? Tại sao con số Kitô hữu đã bị giảm bớt rất nhiều ở thế kỷ vừa qua, thậm chí còn suy giảm hơn thế nữa trong những năm vừa rồi? Tại sao tập tục đạo giáo không được thể hiện nơi đường phố? Quí vị có sợ những phản ứng bạo động của thành phần bảo thủ và thành phần dân tộc chủ nghĩa hay chăng?

 

“Chúng tôi đã cố gắng trả lời tất cả những vấn nạn ấy một cách rõ ràng và đơn thành. Tốt hơn nếu thành phần ký giả và các bạn hữu khác đến sống ở đây ít là một thời gian ngắn để hiểu nhiều hơn và rõ hơn, hầu có thể tránh được một số những nhan đề trên nhật báo gây nhạo báng, tác hại cho hết mọi người. 


”Tình hình hiện nay và những giới hạn về phương diện chính trị xã hội và tôn giáo chúng tôi đang sống ở đây, cùng những khó khăn chúng tôi vẫn có từ trước tới nay, cũng không khác lắm với những khó khăn của thời các tông đồ. Sách Tông Vụ đã diễn tả Giáo Hội sơ sinh trong đế quốc Rôma và giữa thế giới đa thần.

 

“Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có một chính quyền theo chủ nghĩa trần thế cộng hòa và một dân số tín đồ Hồi Giáo, nhưng vấn đề ngờ vực đối với sứ điệp phúc âm cũng như với đời sống Kitô Giáo là những gì rất giống nhau: ở chỗ cho rằng có một ước mong muốn làm suy yếu đi căn tính của một quốc gia và tính cách thống nhất của một tôn giáo.

 

“Thực tế thì đời sống Kitô Giáo, nếu đích thực và khả tín, sẽ dẫn tất cả mọi người tới kiến thức nhân bản hơn nữa về sự sống và cuộc chung sống an bình. Đối với Kitô hữu chúng ta thì vấn đề là việc dấn thân cho vương quốc của Chúa Kitô, còn đối với thành phần không phải Kitô hữu thì vấn đề là ở chỗ họ sống các giá trị và nguyên tắc thuộc niềm tin tưởng của họ cùng với truyền thống hiếu khách đáng ca ngợi và lưu tồn của một dân tộc Đông phương.


”‘Ta sẽ tìm kiếm con chiên bị thất tung, Ta sẽ mang về con chiên lạc đàn, Ta sẽ băng bó con chiên bị què quặt, và Ta sẽ tăng sức cho con chiên bị yếu kém’ (Ez 34:16). Tôi đã chớt nhớ đến câu này của tiên tri Êzêkiên khi nghĩ tới chuyến tông du mục vụ của Đức Thánh Cha tới Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ.

 

“Cộng đồng Công Giáo của chúng tôi thì nhỏ bé về con số, cần được phấn khích, và nhiều khi cảm thấy kiệt sức. Thế nhưng, giờ đây, qua mấy ngày này, nó đã được gặp gỡ vị chủ chiên của mình, Vị Đại Diện cho Mục Tử Nhân Lành Giêsu Kitô. Các ký gỉa đi hộ tống Đức Giáo Hoàng trên máy bay đã nhấn mạnh tới chiều kích mục vụ như là lý do chính yếu của chuyến viếng thăm này; ở Thổ Nhĩ Kỳ đây, chúng tôi muốn được dẫn dắt bởi vị mục tử cũng là cha của mình, và nhờ ngài tái sinh động đức tin của mình và hân hoan trong một niềm hy vọng không lừa dối.

 

“Nhiều xứ sở khác và miền khác trên thế giới muốn được Đức Giáo Hoàng đến thăm, mà ngài lại ở giữa chúng tôi, để băng bó cho con chiên bị thương tích và chăm sóc cho con bị bệnh nạn, để củng cố đức tin của chúng tôi ở giải trái đất này, một vùng biên giới của hai châu lục….


”Tất cả chúng ta đều biết rằng chuyến đi này có những cơ nguy của nó, có lẽ cái nguy cơ l
ớn nhất là ở nơi việc giải thích đúng đắn những lời lẽ của ngài hơn là vấn đề cảnh sát. ‘Thế nhưng, không một sợi tóc nào trên đầu các con sẽ bị rơi xuống’, Chúa và Thày của chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã nói với chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

“Và giờ đây, Đức Giáo Hoàng đã trở về Vatican, đời sống của chúng ta cần phải tiếp tục theo gương và giáo huấn của ngài, vì ‘nhờ kiên trì mà các con sẽ cứu được linh hồn mình’, một lần nữa Chúa Giêsu Kitô của chúng ta bảo đảm cho chúng ta như thế”.

 

TOP

 

 

?  Thực trạng về Công giáo tại Thổ nhỉ kỳ như thế nào?

 

Iskenderun, Thổ nhỉ kỳ, 24.11.2006 - Khất sĩ Martin Kmetec thuộc dòng Phanxicô 'Dung Hoà' đánh giá chuyến đi sắp tới của ĐGH Benedictô XVI đến Thổ nhỉ kỳ là một "cử chỉ can đảm".

 

Trong cuộc phỏng vấn với ZENIT, cha Kmetec, một nhà truyền giáo người Slovenia tại Thổ nhỉ kỳ, diễn tả về quốc gia mà ĐGH sẽ thăm viếng tuần tới và cho hay những người Công giáo ở đây đang chuẩn bị cho sự kiện này trong niềm hy vọng.

 

Hỏi: ĐGH sẽ đến thăm Toà thượng phụ đại kết ở Constantinople, ở một quốc gia mà đa số người dân là Hồi giáo, với một tỷ số rất khiêm tốn là Công giáo. Phải chăng chúng ta có thể mong chờ một lời mời để đối thoại?

 

Cha Kmetec: Đương nhiên, mặc dầu nội dung của các bài phát biểu của ĐGH chưa được phổ biến; chúng ta sẽ biết khi ngài trình bày chúng.

 

Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn răng -- và ĐGH đã lập đi lập lại nhiều lần -- lời mời đối thoại sẽ là điểm trội trong các cuộc trao đổi và thuyết trình của ngài. Trên hết là sự tăng cường trong việc đối thoại với Toà thượng phụ đại kết, mà nhìn từ góc độ nào đó không chỉ được Giáo hội Chính thống tại Thổ nhỉ kỳ quan tâm nhưng giáo hội Chính thống trên toàn thế giới.

 

Có thể thấy rằng trong các cuộc họp với chính quyền quốc gia, việc đối thoại liên tôn và liên văn hoá [và] đề tài nhân quyền cũng như tự do lương tâm sẽ là tâm điểm của các cuộc trao đổi. Đề tài đối thoại cũng sẽ được đề cập đến trong cuộc họp với các chính quyền tôn giáo Hồi giáo. Tuy nhiên, sẽ có những thành kiến mà theo tôi sẽ làm cho cuộc bàn luận này thêm khó khăn.

 

Tôi nhớ khi ĐHY Ratzinger được bầu chọn lên ngôi vị giáo hoàng, giới truyền thông đã bôi nhọ hình ảnh của ngài một cách ghê tởm, đặc biệt là giới báo chí thuộc hai luồng cực đoan: phe quốc gia và Hồi giáo.

 

Day đi day lại vấn đề Chiến tranh thế giới thứ 2, họ tố cáo ngài trước đây là người Nazi vì ngài đã từng tham gia vào tổ chức giới trẻ Nazi. Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, lý do thực sự khiến cho họ phản đối ngài đã được buông ra sau lời tuyên bố của ngài khi còn là ĐHY về việc Thổ nhỉ kỳ gắn liền với Liên hiệp Âu châu là không thích hợp.

 

Việc một người của công chúng như ĐGH bày tỏ ý kiên riêng của mình để phản đối đơn xin gia nhập của Thổ nhỉ kỳ là một sự kiện không dễ dàng bỏ qua hay tha thứ. Thêm vào đó, sự việc Regensburg đã khích động thêm tinh thần của những người phản đối việc ĐGH đến Thổ nhỉ kỳ.

 

Các nhật báo đã đưa tin rằng thủ tướng Thổ nhỉ kỳ, là ông Tayyip Erdogan, sẽ không có trong nước trong thời gian ĐGH công du. Đồng thời ông Mehmet Aydin, là vị đảm trách các vấn đề tôn giáo của quốc gia cũng sẽ vắng mặt. Ông Abdullah Gul, bộ trưởng ngoại giao cũng sẽ không hiện diện.

 

Có lẽ đây là những dấu chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoàn cảnh mà chuyến công du này sẽ diễn ra, mặc dầu ĐGH Benedictô XVI thực ra cố đánh giá thấp tầm quan trọng của nó.

 

Phải chăng Tổng thống Tayyip Erdogan không muốn làm hại đến chính mình đối với cử tri? Có phải đây là điều nói lên lập trường của ông đối với Kitô giáo? Ký ức về cuộc thảm sát Chánh án Yucel Ozbilgin tháng năm vừa qua vẫn tồn tại, ông ta đã trúng đạn của một tên cực đoan ngay khi phiên toà đang diễn ra tại Toà án Hiến pháp. Động cơ cho hành động của kẻ giết người là: "Quyết định của toà thẩm phán đối với vấn đề mạng che của người Hồi giáo".

 

Sau đó, ông Tayyip Erdogan đã không tham dự đám tang của vị chánh án, cùng lúc đó hàng ngàn người đã bày tỏ sự phẩn nộ đối với tội ác ghê gớm này.

 

Phải chăng chúng ta sẽ chứng kiến một phản ứng và lập trường chính trị tương tự? Giáo sư Ali Bardakoglu cho hay Bộ trưởng đảm trách các Vấn đề tôn giáo sẽ trao đổi với ĐGH về những gì liên quan đến tôn giáo, chứ không phải chính trị, bởi vì họ công nhận ngài là một lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, cuộc họp này sẽ không thể nào xoá đi tình trạng rắc rối do thái độ chính trị tiêu cực trong quá khứ.

 

Thêm vào đó, chúng ta không thể quên đi thái độ hung hăng của những người dân đã gần đây tổ chức các cuộc biểu tình tại thành phố Istanbul và Ankara, việc ngăn cản đối với kế hoạch của hảng hàng không Thổ nhỉ kỳ, việc nổ súng bên ngoài lãnh sứ quán Ý ở Istanbul, và các sự cố lai rai tương tự khác, mà theo tôi, mang một thông điệp gián tiếp đối với chuyến công du của ĐGH. Đó là, ngài sẽ không được hoan nghênh tại Thổ nhỉ kỳ và có lẽ, họ muốn ngài thay đổi ý muốn đến thăm viếng nước này.

 

[Chuyến đi] của ngài là một dấu chỉ can đảm, và chúng ta cầu xin để ngài có thể mang đến cho quốc gia và người dân này thông điệp về sự khiêm nhường và cảm giác tuyệt vời về con người của Đức Kitô đến với tất cả những ai có lòng thành. 

 

Hỏi: Thực trạng về Công giáo tại Thổ nhỉ kỳ như thế nào? Người Công giáo đang chuẩn bị cho chuyến công du này như thế nào và họ có thể mong đợi những gì nơi ĐGH?

 

Cha Kmetec: Số người Công giáo tại Thổ nhỉ kỳ là gần 30.000 người. Họ đang chuẩn bị tinh thần cho cuộc viếng thăm này bằng cách cầu nguyện. Trong các Thánh lễ Chúa Nhật đều có nhấn mạnh rằng người Kitô giáo cần phải cải cách đời sống tâm linh theo các nguyên tắc Tin Mừng một cách khẩn cấp. Đây phải là hoa quả của cuộc thăm viếng của ĐGH ở giữa chúng ta.

 

Trong dịp này, ĐGM Luigi Padovese, Đại diện tông toà tại Anatolia, đã gởi một lá thư đến các tín hữu nói về đề tài niềm hy vọng, là điều thiết yếu không chỉ cho Giáo hội tại Anatolia nhưng cho tất cả các Kitô hửu tại Thổ nhỉ kỳ.

 

Các cộng đoàn của chúng ta mỗi ngày phải đối diện với không ít khó khăn về kinh tế; nhưng trên hết, họ phải đương đầu với phức cảm tự ti trước sự đàn áp của thành phần đa số người Hồi giáo, làm cho họ cảm thấy bị áp bức và tự coi mình như những người ‘vô đạo’.

 

Hỏi: Với những sự kiện gần nhất, chúng ta có nên quan ngại về vấn đề an ninh, hay là chúng ta chỉ lo sợ về một vài trường hợp cố chấp cá biệt?

 

Cha Kmetec: Tôi chắc chắn sẽ không có vấn đề liên quan đến sự an tòan của ĐTC. Chính quyền Thổ nhỉ kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể để chuyến công du này diễn ra mà không có những sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, ta không thể loại trừ một vài cuộc biểu tình nhỏ hay một số trường hợp phản ứng cá biệt; nhưng chắc chắn không trên con đường mà ĐGH đi qua.

 

Hỏi: Cha có thể trình bày vắn tắt về đạo Hồi tại Thổ nhỉ kỳ? Tôn giáo này thể hiện lòng mộ đạo và đời sống xã hội như thế nào?

 

Cha Kmetec: Như mọi tôn giáo, đạo Hồi là một yếu tố hiện tại đang thâm nhập toàn thể xã hội Thổ nhỉ kỳ: những nơi công cộng như là giáo đường; trong đời sống người dân, như việc ăn chay; và trong lời cầu nguyện phổ thông. Lòng mộ đạo cũng được biểu lộ trong những dấu chỉ bên ngoài, như mạng che mặt của phụ nữ, tiệc mừng lớn để kết thúc tháng Ramadan, và việc dâng hy lễ.

 

Phong trào trần tục hóa đang thịnh hành ở các thành phố lớn, nhưng không ai loại bỏ các ngày lễ tôn giáo lớn. Ngược lại, ở các vùng nông thôn và thị trấn, người ta trung thành hơn với đời sống tôn giáo trong những cử chỉ kinh điển cũng như trong hành động đạo đức.

 

Ở Thổ nhỉ kỳ, phái Sunni chiếm phần đa, đến 75% dân số; 25% là thành phần Alawite, một chi nhánh của phái Shiite.

 

Ở mức độ chính thức, bắt đầu từ năm 1923 với Mustafa Kemal Ataturk [người thiết lập và vị tổng thống đầu tiên của cộng hòa Thổ nhỉ kỳ], nước này trở nên một quốc gia phi giáo hội. Vì thế đất nước đã trải qua một thời kỳ phát triển. Tư tưởng ‘kemal’, là những quy tắc căn bản mà Ataturk đặt ra cho nước này, là nền tảng của một quốc gia hiện đại, một Thổ nhỉ kỳ mới.

 

Việc thủ tiêu các tổ chức huynh đệ Hồi giáo, hay ‘tarikat’, và việc hạn chế đạo Hồi vào vị trí riêng tư trong đời sống người dân, vẫn tồn tại như một vấn đề công khai, mà các phong trào và tổ chức Hồi giáo bình dân muốn chinh phục.

 

Trên thực tế, sau năm 1950, có một số lãnh đạo chính trị muốn lợi dụng thành phần vẫn còn bám chặt vào Hồi giáo bình dân. Điều này đã đánh dấu sự trở lại của Hồi giáo trên trường chính trị và trở nên nguyên do của các cuộc đảo chính thực hiện bởi phe quân đội. Sau đó chính thành phần quân đội đã quyết định cho phép sự biểu lộ đạo Hồi một cách công khai.

 

Ngày nay, khi đảng AKP của Tayyip Erdogan đang chiếm quyền, họ đã gia tăng sức mạnh.

 

Phong trào phi tôn giáo ở Thổ nhỉ kỳ phản đối đạo Hồi như là một hệ thống chính trị, nhưng dường như họ là thành phần duy nhất có ý định duy trì Thổ nhỉ kỳ theo đường hướng phi tôn giáo.

 

Câu hỏi thực sự là Hồi giáo có sẵn sàng từ bỏ khái niệm của mình về xã hội và quốc gia, và công nhận nhân quyền của các thành phần thiểu số, đặc biệt người Alawite, là những người không được công nhận là tín hữu với bản sắc và các thể chế của mình?

 

Hỏi: Có chăng những lĩnh vực họat động chung với Hồi giáo? Cá nhân cha có hợp tác với họ không?

 

Cha Kmetec: Các lĩnh vực để hợp tác rất hạn chế. Là một cộng đoàn Phanxicô, chúng tôi đối thoại một cách cởi mở với mọi người mà chúng tôi gặp gỡ. Đây là lối sống hiện diện, bắt nguồn từ việc noi gương thánh Phanxicô, là cách mang lại hy vọng và sự cứu rổi cho mọi người.

 

Ngoại trừ hội nghị Hồi giáo – Kitô giáo, không còn sự hợp tác nào với Giáo hội Công giáo. Giáo hội Công giáo không được chính quyền công nhận là một thể chế đạo đức. Điều này làm cho sự hợp tác không khả thi, ngay cả trong việc tông đồ từ thiện; tuy nhiên, Caritas, như một tổ chức của Vatican, giúp đỡ khá nhiều trong lĩnh vực xã hội.

 

Tuy nhiên, cộng đồng Kitô giáo tại Thổ nhỉ kỳ cảm thấy khá hạnh phúc nếu họ có thể sống ôn hòa với người khác trong đời sống thường nhật, trong mối quan hệ công việc và trong các mối quan hệ đơn giản giữa con người với con người.

 

Hỏi: Giáo hội Công giáo có được xem là có ích lợi chung không?

 

Cha Kmetec: Các chính trị gia phi tôn giáo, đặc biệt những người trí tuệ, tôn trọng Giáo hội, đức tin Công giáo và thành viên của Giáo hội, và nhận ra nơi Giáo hội một dấu chỉ tích cực cho đời sống của thế giới.

 

Nhưng đối với đại đa số, Giáo hội Công giáo không có gì để đóng góp và không có gì bổ ích. Có luồng báo chí có uy thế coi chúng tôi như là những kẻ xâm phạm, mang những tư tưởng và sự xáo trộn vào xã hội Thổ nhỉ kỳ, và tốt nhất là phải giải phóng họ khỏi chúng tôi.

 

Hỏi: Theo cha ý nghĩa của chuyến công du đến Thổ nhỉ kỳ là gì?

 

Cha Kmetec: Theo ý kiến tôi, bộ phần chính quyền cũng như các chính trị gia muốn tạo nên một hình ảnh tốt và coi chuyến thăm viếng của ĐGH như một dịp đặc biệt để thăng cấp trên trường thế giới, và đặc biệt, họ muốn Âu châu nhìn vào Thổ nhỉ kỳ như một quốc gia cởi mở và không cố chấp.

 

Họ muốn lợi dụng chuyến đi này như một lá bài trong tiến trình xin gia nhập Liên hiệp Âu châu. Đương nhiên, sẽ không thiếu những người cứng đầu do các thành kiến của mình và sẽ tiếp tục tìm cách để miêu tả ĐGH, Giáo hội và người Công giáo bằng những màu sắc đen tối và tiêu cực.


Rev Lê Ngọc Đức Phúc, SVD, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/11/2006

 

 

TOP

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI điểm mặt Văn Hóa Tây Phương: “tất cả những gì còn lại đó là một ít vết tích của vài ý nghĩ minh tri tân thời mà thôi”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 

(tiếp 29 Thứ Tư)

 

7- Văn Minh Tây Phương: "Sống trong sa mạc của mối lẻ loi cô quạnh cá nhân"

 

(Chia Sẻ với Các Vị Giám Mục Ontario Canada dịp Các Ngài Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên 8/9/2006)

 

“Trong xã hội càng ngày càng bị tục hóa của chúng ta, như chính chư huynh nghiệm thấy, thì tình yêu phát sinh từ con tim của Thiên Chúa đối với nhân loại có thể không được nhận biết hay thậm chí còn bị ruồng bỏ. Khi nghĩ rằng dứt mình khỏi mối liên hệ này là cách giải quyết việc giải phóng mình thì thực ra con người trở thành một kẻ xa lạ với chính mình, vì ‘thực vậy, sự thật đó là mầu nhiệm con người chỉ sáng tỏ chỉ ở nơi mầu nhiệm Lời nhập thể mà thôi’ (Hiến Chế Gaudium et Spes, 22).

 

“Vì thiếu quan tâm tới một tình yêu cho thấy tất cả sự thật về con người như thế mà nhiều con người nam nữ tiếp tục xa lánh nơi cư trú của Thiên Chúa để sống trong sa mạc của mối lẻ loi cô quạnh cá nhân, của tình trạng đổ vỡ xã hội và việc mất đi căn tính về văn hóa.

 

“Theo quan điểm này, người ta thấy rằng công việc nống cốt của việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa là một thách đố trong việc làm cho Thiên Chúa trở thành hiện lộ trên dung nhan của Chúa Giêsu. Trong việc giúp cho các cá nhân nhận ra và cảm nghiệm tình yêu của Chúa Kitô, chư huynh sẽ làm bùng lên nơi họ ước muốn được cư ngụ trong nhà Chúa, khi thiết tha với đời sống của Giáo Hội.

 

“Đó là sứ vụ của chúng ta. Nó thể hiện bản chất của giáo hội và bảo đảm là hết mọi hoạt động về việc truyền bá phúc âm hóa đồng thời cũng là những gì củng cố căn tính Kitô Giáo. Về vấn đề này, chúng ta cần phải công nhận rằng bất cứ những gì muốn biến đổi sứ điệp chính yếu về Chúa Giêsu, tức là về ‘vương quốc của Thiên Chúa’, thành một thứ chuyện mập mờ về ‘các thứ giá trị vương quốc’, đều làm suy yếu đi căn tính của Kitô Giáo và làm yếu kém đi việc Giáo Hội gop1 phần làm tái sinh xã hội.

 

“Khi việc tin tưởng được thay thế bằng việc ‘hành động’ và việc làm chứng bằng việc bàn đến ‘các vấn đề’, thì rất cần phải phục hồi niềm vui sâu xa và niềm kính sợ của thành phần môn đệ tiên khơi, những vị cảm thấy lòng mình trước sự hiện diện của Chúa Kitô ‘bừng nóng lên’, thúc đẩy họ ‘kể lại đầu đuôi câu truyện của mình’ (x Lk 24:32,35).

 

“Ngày nay, những ngãng trở trong việc truyền bá vương quốc của Chúa Kitô xẩy ra một cách thê thảm nhất nơi tình trạng phân rẽ giữa Phúc Âm và văn hóa, bằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lãnh vực quần chúng. Canada đã được tiếng là quảng đại và cụ thể dấn thân cho công lý và hòa bình, và có một cảm quan sinh động và cơ hội thu hút nơi các thành phố đa văn hóa của chư huynh.

 

“Tuy nhiên, đồng thời một số giá trị, bị tách khỏi những gốc rễ luân lý của chúng cũng như khỏi cái ý nghĩa trọn vẹn nơi Chúa Kitô, là những gì đã biến hóa theo những đường lối đáng lo ngại nhất. Nhân danh ‘tính cách khoan nhượng’, xứ sở của chư huynh từng phải chịu đựng cái mù quáng của việc tái định nghĩa vấn đề vợ chồng, và nhân danh ‘quyền tự do chọn lựa’, nó phải đương đầu với việc hủy hoại hằng ngày trẻ em chưa sinh vào đời. Khi dự án thần linh của hóa công bị khinh thường thì sự thật về bản tính của con người cũng bị mất đi.  

 

“Những thứ phân đôi sai lầm không phải là những gì chưa từng biết tới trong chính cộng đồng Kitô Giáo. Chúng đặc biệt gây tác hại khi các vị lãnh đạo dân sự Kitô hữu hy sinh mối hiệp nhất đức tin và chấp nhận sự phân hóa giữa lý trí và các nguyên tắc đạo lý tự nhiên, bằng việc chiều theo các xu hướng xã hội phù phiếm cùng với những đòi hỏi không xác thực của các cuộc thăm dò ý kiến.

 

“Dân chủ chỉ thành đạt ở chỗ nó được căn cứ vào chân lý và việc hiểu biết đúng đắn về con người. Việc người Công Giáo dấn thân vào sinh hoạt chính trị không thể nào tác hại tới nguyên tắc này; bằng không, chứng từ Kitô Giáo cho chân lý rạng ngời trong lãnh vực xã hội sẽ bị tắc nghẹn và mở màn cho tính cách tự động về luân lý (cf. "Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life," 2-3; 6).

 

“Một trở ngại đặc biệt xảo quyệt cho việc giáo dục ngày nay, một trở ngại được bản phúc trình của c hư huynh chứng thực, đó là sự hiện diện nổi bật trong xã hội một thứ chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa không công nhận gì là vĩnh tuyệt, chỉ biết có bản thân mình cùng với những ước muốn của nó như là qui chuẩn tối hậu. Nơi chân trời tương đối như thế diễn ra tình trạng mờ mịt những mục đích cao cả của đời sống, qua việc hạ thấp những tiêu chuẩn của những gì là tuyệt hảo, qua việc rụt rè ái ngại trước đẳng cấp của sự thiện, và qua việc không ngừng theo đuổi một cách vô nghĩa cái mới mẻ phô diễn như là việc hiện thực của tự do”.

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ