GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 22/12/2006

 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH

 

?  ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: Với Chúa Kitô, Vĩnh Cửu đã đi vào Thời Gian

?  Linh đạo thơ ấu thiêng liêng - Đến Với Chúa: Đặc Ân Tiền Định

?  "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!": Người Đã Có Lại Càng Được Thêm Dồi Dào

 

 

 

? ĐTC Gioan Phaolô II Chiêm Ngưỡng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh: Với Chúa Kitô, Vĩnh Cửu đã đi vào Thời Gian

 

(Bài Giáo Lý dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 ngày 26-11-1997)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch 

Việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm giúp chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô như là tận điểm của thời gian trước Người và như là khởi điểm của tất cả thời gian sau Người. Thật thế, Người đã khai mào cho một tân sử, không những cho những ai tin Người mà còn cho cả cộng đồng nhân loại, vì ơn cứu chuộc Người hoàn thành là để hiến cho mỗi một con người. Từ đó, những hoa trái của việc Người cứu chuộc được thấm nhập tràn lan khắp giòng lịch sử một cách mầu nhiệm. Với Chúa Kitô vĩnh cửu đã đi vào thời gian.

          “Ngay từ ban đầu đã có Lời” (Jn.1:1). Bằng những lời này, thánh Gioan khai mở cho Phúc Aâm của ngài, mang chúng ta vượt ra ngoài khởi điểm thời gian của mình, đến tận cõi vĩnh hằng thần linh. Lời diễn tả này đã vang vọng lời diễn tả trong đoạn sáng tạo: “Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên các tầng trời và đất” (Gn.1:1). Thế nhưng, trong việc tạo dựng, nó là một vấn đề của thời gian, trong khi đó, nơi mà Lời được nói đến, lại là một vấn đề của vĩnh hằng.

          Có hai khoảng cách vô cùng giữa hai yếu tố. Nó là một khoảng cách giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa tạo vật và Thiên Chúa.

2-       Là Lời từ đời đời hiện hữu, Chúa Kitô có một nguồn gốc vượt xa khỏi cuộc hạ sinh của Người trong thời gian.

          Lời minh xác của thánh Gioan được căn cứ vào chính những lời của Chúa Giêsu. Để trả lời cho những người Do Thái hạch trách Người vì Người cho rằng Người đã thấy Abraham trong khi Người chưa đầy 50 tuổi, Chúa Giêsu đáp: “Thật vậy, thật vậy, Tôi nói cho qúi vị hay, Tôi hiện hữu trước khi có Abraham” (Jn.8:58). Lời minh xác này nhấn mạnh đến cái tương phản giữa việc trở nên (the becoming) của Abraham và việc hiện hữu (the being) của Chúa Kitô. Chữ “genésthai” được dùng trong bản văn Hy Lạp chỉ về Abraham thực sự có nghĩa là “trở nên” (to become), hay “hình thành” (to come into being): nó là một động từ xác đáng để chỉ về thể thức hiện hữu hợp với loài tạo vật. Ngược lại, chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể nói: “Tôi hiện hữu” (I am), một diễn tả xác định mức độ hoàn toàn của hiện thể, vượt ra ngoài tất cả những năng thể. Như thế là Người chứng tỏ Người nhận thức được việc Người có một hiện hữu cá biệt từ đời đời.

3-       Khi áp dụng lời “Tôi hiện hữu” cho chính mình, Chúa Giêsu đã làm cho danh của Thiên Chúa thành tên của Người, một danh xưng được tỏ cho Moisen trong sách Xuất Hành. Sau khi trao cho Moisen sứ mệnh giải thoát dân của mình khỏi cảnh làm tôi ở Ai Cập, Giavê là Chúa đã bảo đảm sẽ hộ giúp và sát cánh với Moisen, và để đoan quyết cho lòng trung thành của mình, Ngài đã tỏ cho ông biết mầu nhiệm danh tánh của Ngài: “Ta là Đấng hiện hữu” (Ex.3:14). Nhờ đó, Moisen có thể nói cùng các người Yến-Duyên rằng: “Đấng hiện hữu đã sai tôi đến với qúi vị” (ibid.). Danh xưng này chẳng những nói lên sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài, mà còn nói lên mầu nhiệm khôn thấu của Ngài.

          Chúa Giêsu lấy danh hiệu thần linh này làm của mình. Trong Phúc Aâm thánh Gioan, lời diễn tả này xuất hiện một số lần trên môi miệng Người (xem 8:24,28,58;13:19). Với danh hiệu này, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một cách thực sự rằng, nơi bản thân Người, vĩnh cửu chẳng những có trước thời gian mà còn đi vào thời gian nữa.

          Cho dù chia sẻ với thân phận con người, Chúa Giêsu vẫn nhận thức được việc hiện hữu đời đời của mình, một hiện hữu khiến cho tất cả mọi hoạt động của Người có một giá trị cao cả hơn. Chính Người đã nhấn mạnh giá trị đời đời này: “Trời đất có qua đi nhưng những lời của Tôi sẽ không qua đi” (Mk.13:31; par.). Những lời của Người, cũng như những tác hành của Người, có một giá trị chuyên biệt chung kết, và sẽ tiếp tục kêu gọi loài người đáp ứng cho đến cùng thời gian.

4-       Việc làm của Chúa Giêsu có hai phương diện liên hệ chặt chẽ với nhau: việc của Người là một việc cứu độ giải thoát con người khỏi quyền lực sự dữ, việc của Người cũng là một việc tân tạo để con người được tham dự vào sự sống thần linh.

          Việc giải thoát khỏi sự dữ đã được báo trước trong Cựu Ước, nhưng chỉ một mình Đức Kitô mới hoàn toàn chiếm được nó. Chỉ có một mình Người là Con mới có quyền năng vĩnh hằng trên lịch sử con người: “Nếu Con giải thoát cho qúi vị, qúi vị sẽ thực sự được giải thoát” (Jn.8:36). Thư gửi cho giáo đoàn Do Thái cũng hết sức nhấn mạnh đến sự thật này, khi tỏ cho thấy hy tế duy nhất của Con đã chiếm lấy cho chúng ta “ơn cứu độ đời đời” (Heb.9:12), vượt trên giá trị của những hy tế Cựu Ước.

          Việc tân tạo chỉ có thể đạt được bởi Đấng toàn năng, vì nó bao hàm việc thông truyền sự sống thần linh cho việc hiện hữu của con người. 

5-       Quan điểm về nguồn gốc đời đời của Lời, đặc biệt được nhấn mạnh trong Phúc Aâm thánh Gioan, thôi thúc chúng ta đi sâu hơn vào mầu nhiệm này.

          Bởi thế, chúng ta hãy tiến đến Cuộc Mừng Kỷ Niệm, bằng việc tuyên xưng đức tin của mình nơi Đức Kitô càng ngày càng mãnh liệt hơn bao giờ hết: “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Aùnh Sáng bởi Aùnh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”. Những đoạn của Kinh Tin Kính đây hiến cho chúng ta lối tiến vào mầu nhiệm này; chúng là một lời mời gọi tiến đến mầu nhiệm này. Chúa Giêsu tiếp tục làm chứng cho thế hệ của chúng ta, như Người đã làm 2000 năm trước đối với các môn đệ của Người cũng như với những ai nghe Người, về việc Người nhận thức được căn tính thần linh của Người: mầu nhiệm Tôi hiện hữu.

          Vì mầu nhiệm này, lịch sử nhân loại không còn rơi vào tình trạng băng hoại nữa, nhưng có một ý nghĩa và một hướng đi: một cách nào đó, lịch sử nhân loại đã được thai nghén với vĩnh cửu. Lời hứa an ủi mà Chúa Kitô đã nói với các môn đệ của Người vang lên cho mọi người là: “Này đây Thày luôn ở cùng các con cho đến cùng thời gian” (Mt.28:20). 

(còn tiếp) 

TOP

 

 

?  Linh đạo thơ ấu thiêng liêng - Đến Với Chúa: Đặc Ân Tiền Định

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí, đã biết con người thụ tạo của Ngài không thể tự mình đến được với Ngài, Ngài đã tự động đến với họ, nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô. Thế mà, con người vẫn không nhận ra vị Thiên Chúa làm người như họ, thậm chí Người còn bị dân Người phủ nhận và sát hại, ngay từ khi mới được sinh vào trần gian. Đó là lý do, Vị Thiên Chúa Nhập Thể này đã cho biết là chỉ có thành phần sống như trẻ nhỏ mới thấu hiểu mầu nhiệm Nước Trời là mầu nhiệm Thiên Chúa mạc khải, mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ mình ta cho con người nơi Đức Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể. Đó là lý do, từ tuần thứ I Mùa Vọng, chúng tôi đã phổ biến về yếu tính và đặc tính của linh đạo thơ ấu thiêng liêng của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, vị sáng lập Dòng Đồng Công, và trong tuần vừa qua, chúng tôi đã tiếp tục với bài “Đến với Chúa là một Ơn Gọi”, một ơn gọi đến với Chúa qua Đường Lối Maria. Để tiếp tục loạt bài về linh đạo thơ ấu thiêng liêng này trong suốt Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh (3 Chúa Nhật10 Chúa Nhật), Thời Điểm Maria xin tiếp tục với niềm xác tín “Đến với Chúa là một ơn tiền định” sau đây.

 

"Không ai có thể đến được với Cha mà không qua Thày" (Gioan 14:6). Câu Chúa Giêsu tuyên bố không bao giờ sai lầm trên đây là một khẳng định dứt khoát: muốn đến cùng Thiên Chúa Cha, muốn trở nên con cái Thiên Chúa, trước hết, phải "qua" Người, như Người đã kêu gọi "hãy đến với Ta" (Mathêu 11:28), "theo Ta" (Gioan 8:12), "trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Timôthêu 2:5), "là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Gioan 14:6).

 

Nói ngược lại, ai không "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, (vì chỉ có trẻ nhỏ mới đến được và được Đến Cùng Chúa Giêsu như Người kêu gọi chúng), sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" (Mathêu 18:3).

 

Theo đường lối cứu rỗi, Đến Với Chúa Giêsu thật sự tự nó là một ơn gọi của Đấng "muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Timôthêu 2:4), Đấng "đã yêu thế gian đến ban Con Một Mình để những ai tin Con sẽ không bị chết nhưng được sự sống đời đời" (Gioan 3:16).

 

Thế nhưng, trong mầu nhiệm cứu rỗi, mầu nhiệm của Đấng "muốn thương ai thì thương" (Rôma 9:18), Đấng "có quyền làm như mình muốn" (Mathêu 20:15), "làm tất cả những gì mình muốn" (Thánh Vịnh 135:6), thì không phải tự nhiên ai cũng có thể và được phép Đến với Chúa Giêsu, nếu Đấng Tối Cao không can thiệp.

 

Chính Chúa Kitô đã minh xác chân lý vô cùng xác thực và hệ trọng này qua hai lời khẳng định dứt khoát sau đây: "Không ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha Ta không ban phép" (Gioan 6:65), "Không ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha, Đấng sai Ta không dẫn đưa họ" (Gioan 6:44).

 

Như thế, Đến với Chúa Giêsu chẳng những là một ơn gọi, mà còn là một đặc ân nữa. Nghĩa là, phải được chọn mới có thể Đến với Chúa Giêsu. Thế mà, chỉ có thanh phần trẻ nhỏ và thành phần người lớn "giống như chúng" mới có thể Đến với Chúa Giêsu.

 

Bởi vậy, thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn chính là thành phần trẻ nhỏ và thành phần "giống như chúng". Hay, nói ngược lại, thành phần trẻ nhỏ và thành phần "giống như chúng" chính là thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn. Không phải hay sao, Chúa Giêsu đã "lên núi mà triệu tập những ai Người muốn, họ đã đến cùng Người" (Marcô 3:13).

 

Thế rồi, vì không được chọn, một ngày kia, sau khi nghe xong bài giảng về Bánh Sự Sống, "Bánh Ta ban chính là thịt Ta ban sự sống cho thế gian... Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời... Thịt Ta là của ăn thật và máu Ta là của uống thật" (Gioan 6:51,54,55) , "nhiều môn đệ của Người đã bỏ đi không thuộc về nhóm của Người nữa" (Gioan 6:66).

 

Và, chỉ "sau khi Giuđa rời khỏi (nhà tiệc ly)" (Gioan 13:30), "đứa con hư đi cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh" (Gioan 17:12), Chúa Giêsu mới tâm sự với các tông đồ: "Không phải các con đã chọn Thày, song chính Thày đã chọn các con..." (Gioan 15:16).

 

Kể cả các tông đồ được tuyển chọn này, sau khi đã quyết định "ở lại với Người" (Gioan 1:39), một khi còn tỏ ra mình khôn ngoan theo kiểu thế gian, kiểu người lớn, không "giống như" những trẻ nhỏ, cũng có thể, như trường hợp của vị tông đồ trưởng Phêrô của mình, bị Chúa Giêsu đuổi thẳng tay: "Cút đi cho khuất mắt Ta" (Mathêu 16:23).

 

Lời xua đuổi "cút đi cho khuất mắt Ta" ở đây, ngược lại với lời mời gọi "hãy đến với Ta", không phải hay sao, là lời mắng trách của Chúa Giêsu vì Người không thích hợp cũng như không đồng ý tí nào với thành phần người lớn, ngược lại với lời "Đến Cùng Ta" của Người, lời mời gọi thành phần trẻ nhỏ hay "những ai giống như chúng"!

 

Nếu chỉ có thành phần trẻ nhỏ hay "những ai giống như chúng" mới được "ban phép" Đến với Chúa Giêsu, thì cũng chỉ có những thành phần được đặc ân tiền định này mới có thể Đến với Chúa Giêsu: "Tất cả những gì Cha Ta ban cho Ta sẽ đến với Ta; Ta không chối bỏ những ai đến với Ta" (Gioan 6:37).

 

Bởi vì, Đấng đã định cho thành phần Đến với Chúa Giêsu cũng chính là Đấng "dẫn đưa họ" Đến với Chúa Giêsu.

 

Chính vì thế mà thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" tự nhiên được Thiên Chúa ban cho khả năng nhận biết chân lý. Họ chính là thành phần chiên của Chúa: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gioan 10:27).

 

Cho dù họ thế nào đi nữa, lầm lạc như một người tội lỗi (như thánh Mai-Đệ-Liên bị bảy quỉ ám), một người cuồng tín (như thánh Phao-Lô trung thành với Do Thái giáo đi bắt bớ Kitô hữu), một người lương dân (như thánh Timôthêu, môn đệ của thánh Phaolô), một người lạc giao (như thánh Augustinô theo bè Ma-Ni-Kê), một người vô thần (như thánh Christopher đi tìm cho bằng được vị chúa tể mọi sự để phụng thờ) v.v., họ vẫn là chiên của Chúa, đến nỗi, như Chúa Giêsu đã quả quyết: "Ta còn những chiên khác chưa thuộc về đàn này... chúng sẽ nghe tiếng Ta" (Gioan 10:16). 

 

Là chiên, "những người được Thiên Chúa biết trước thì cũng tiền định cho chia sẻ hình ảnh Con của Ngài" (Rôma 8:29) này, chắc chắn sẽ Đến Cùng Chúa Giêsu: "Tất cả những gì Cha là Đấng sai Ta ban cho Ta sẽ đến với Ta" là như thế.

 

Ngoài ra, và bởi thế, nếu không phải là chiên, không phải là thành phần được tiền định "theo Con Chiên" (Khải Huyền 14:4), thành phần "không được Cha dẫn đưa",  "không ai có thể đến cùng Ta":

"Các ngươi không chịu tin Ta  là vì các ngươi không phải là chiên của Ta"  (Gioan 10:26).

 

Như thế, thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn như chiên Đến Cùng Chúa Giêsu và theo Chúa Giêsu đây không phải là thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" hay sao? Chính vì thành phần chiên theo Chúa Giêsu là thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" có khả năng nghe được tiếng Chúa mà: "Điều (Cha là Chúa trời đất) đã giấu những kẻ khôn ngoan thông thái thì Cha lại tỏ cho những trẻ nhỏ mọn nhất" (Mathêu 11:25).

 

Nếu thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" là thành phần được tiền định Đến Cùng Chúa Giêsu, là thành phần, như Người điểm mặt: "nghe tiếng Ta ... và theo Ta" (Gioan 10:27), thì thành phần này, không phải hay sao, chính là thành phần được Thiên Chúa từ đời đời cưu mang (tiền định), và "khi đến thời gian ấn định" (Galata 4:4), "được hạ sinh từ trên cao"  (Gioan 3:3,7), "bởi nước và Thần Linh" (Gioan 3:5), để "có thể vào Nước Thiên Chúa" (Gioan 3:5).

 

Phải, thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" được Thiên Chúa tiền định, "ban phép" và "dẫn đưa" Đến Cùng Chúa Giêsu, đúng là thành phần được Thiên Chúa cưu mang trong tình yêu vô cùng của Ngai từ đời đời: "Cha đã yêu họ như Cha từng yêu Con" (Gioan 17:23); "Như Cha hằng yêu Ta thế nào, Ta cũng đã yêu các con như vậy" (Gioan 15:9).

 

Và, để sinh ra thành phần được tiền định này, Thiên Chúa đã tỏ mình cho họ qua Con Một Ngài là Chúa Giêsu Kitô, "Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14): "Bất cứ ai chấp nhận Người (Lời) thì Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa. Những người này là những kẻ tin vào danh Người, những kẻ được sinh ra không phải do máu mủ, không theo đam mê nhục dục, hay không bởi ý muốn của con người, mà là bởi Thiên Chúa" (Gioan 1:12-13).

 

Do đó, thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" chính là thành phần con cái Thiên Chúa, thành phần "được hạ sinh từ trên cao", "bởi Thiên Chúa".

 

"Được hạ sinh từ trên cao", "bởi Thiên Chúa", thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" được tham dự vào Sự Sống Đời Đời của Thiên Chúa là Cha trên trời của mình.

 

Sống "Sự Sống Đời Đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Chúa Giêsu Kitô" (Gn 17:3), họ "sống trong tình yêu của Thày, (bằng cách) giữ mệnh lệnh của Thày" (Gn 15:10), nhờ đó, họ "được tái sinh bởi nước", "bởi hạt giống không hư nát là Lời Thiên Chúa" (1Ph.1:23), Lời có tác dụng thanh tẩy (x Gn 15:3).

 

Sống "Sự Sống Đời Đời là nhận biết ..." như thế, thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" sẽ "không thể  phạm tội, vì họ được sinh bởi Thiên Chúa" (1Gioan 3:9), tức sinh bởi "Tình yêu của Thiên Chúa đã tuôn xuống trong lòng chúng ta nhờ Thanh Thần là Đấng được ban cho chúng ta" (Rôma 5:5), cũng là "sinh bởi Thần Linh", Đấng "muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8), Đấng dẫn dắt thành phần con cái Thiên Chúa (xem Rôma 8:14).

 

Như thế: "Đến với Chúa" nếu là một ơn gọi, thành phần được kêu gọi này chính là thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng".

 

"Đến với Chúa" nếu là một đặc ân tiền định, thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống như chúng" sẽ là thành phần "được Cha ban phép" và "được Cha dẫn đưa".

 

Thành phần được kêu gọi và tiền định này vĩnh viễn sẽ là thành phần:

 1.         Được cưu mang trong tình yêu nhưng không của Thiên Chúa chân thật duy nhất'  

2.         "Được hạ sinh từ trên cao" khi nhận biết Cha nơi Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể'

3.         "Được hạ sinh bởi nước và Thần Linh", như "chiên Ta thì nghe tiếng Ta ... và theo Ta".

 

TOP

 

 

?  "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!": Người Đã Có Lại Càng Được Thêm Dồi Dào

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL

 

Một phát biểu có vẻ "ngang trái" và rối đạo, nhưng không phải hoàn toàn vô lý và vô cớ. Niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" này chính là phản ảnh từ và là đúc kết cho một câu Kinh Thánh Tân Ước, đó là câu 20 trong đoạn 5 của thơ thánh Phaolô tông đồ viết cho tín hữu Rôma: "Lề luật đến làm gia tăng vấp phạm' thế nhưng, cho dù tội lỗi có gia tăng ân sủng lại còn vượt trổi hơn nó nữa".

 

Tuy nhiên, có hai điểm liên quan đến chung lời xác tín với câu Kinh Thánh và đến riêng câu Kinh Thánh cần phải được làm sáng tỏ.

 

Trước hết, về điểm liên quan đến chung niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" với câu Kinh Thánh trên. Đó là, cách dùng từ ngữ khác biệt giữa lời xác tín và câu Kinh Thánh. Ở chỗ: nơi nhan đề, chữ "Phúc" được dùng thay vì chữ "Ân Sủng" như ở trong câu Kinh Thánh. Lý do là vì, trong ngôn ngữ Việt Nam, "Ân" và "Phúc" thường được ghép đi chung với nhau, gọi là "Ân Phúc". Tuy nhiên, nếu đứng riêng rẽ, mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó. "Ân" là điều thuộc về Thiên Chúa, Đấng ban "ơn"' trong khi "Phúc" là điều phát xuất nơi con người, kẻ nhận "ơn".

 

Lại nữa, nếu "Ân Phúc" thường được ghép đi chung với nhau, thì cũng theo ngôn từ Việt Nam, "Tội Phúc" cũng vậy. Thế nhưng, "Tội Phúc" đều từ con người: "Tội" là sản phẩm bởi tự do con người làm ra' và "Phúc" là hoa trái của "Ân Sủng" được con người cảm nhận trong cuộc đời của mình.

 

Từ phân tích trên, niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" hoàn toàn có tính cách chủ quan nơi phía con người, phía con người chủ thể là cá nhân mỗi một người, cũng như phía con người lịch sử là tất cả loài người trước Thiên Chúa, Đấng Tối Cao bị "tội" của con người xúc phạm cũng là Đấng Trọn Lành vẫn yêu thương ban "ơn" cho họ.

 

Chính nhờ chữ "phúc" mà niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" mới có tính cách chủ quan về phía nhân loại như thế. Thực tế đã hoàn toàn tỷ lệ thuận với niềm xác tín này khi cho thấy, chỉ có ai nhận biết Thiên Chúa và chấp nhận "Ân Sủng" của Ngài mới nghiệm thực mình có "phúc" và bị "ngập lụt" mà thôi, đúng như lời "Ngợi Khen" của Mẹ Maria "đầy ân phúc" (Lc 1:30):  "Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia hằng bao bọc những người kính sợ Chúa" (Lc 1:50).

 

Ngược lại, đối với "kẻ kiêu ngạo với những ý nghĩ tự cao của họ" (Lc 1:51), chẳng những không bị "ngập lụt" bởi "lòng thương xót Chúa", mà còn "bị tước đi cả những gì nhỏ nhất của mình (cho) kẻ đã có lại càng được ban thêm dồi dào" (Mt 25:29), đúng như lời "Ngợi Khen" của Mẹ Maria "được ơn nghĩa với Chúa" (Lc 1:30) tuyên xưng:

 

"Chúa đã hạ kẻ oai quyền xuống khỏi ngai tòa của họ và đã nâng người hèn mọn lên cao. Chúa đã cho người đói khó no đầy thiện hảo và xua kẻ giầu có đi tay không" (Lc 1:52-53). 

 

Đến đây, điểm thứ hai cần phải làm sáng tỏ liên quan đến riêng câu Kinh Thánh. Đọc câu Kinh Thánh này, theo như nghĩa chủ quan vừa được xác định trên, hai phản ứng có thể được bộc phát, một từ thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" và một từ thành phần "kiêu ngạo  oai quyền giầu có". Trong khi thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" cảm thấy yên tâm an ủi thì thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" lại cảm thấy vui mừng hớn hở.

 

"Thành phần 'kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó' cảm thấy yên tâm an ủi" khi đọc thấy câu Kinh Thánh này, là vì họ thấy rằng, dù mình có sa ngã phạm "tội" đến đâu đi nữa cũng không thể vượt qúa Tình Yêu vô biên bất tận của Thiên Chúa. Trái lại, mình lại còn có "phúc" được Thiên Chúa là Cha thương xót ban "ơn" cho, để nhờ chính tội lỗi của mình mà có thể nhận biết bản tính vô cùng toàn hảo của Ngài và nhất là được trọn vẹn thông hiệp với Ngài khi chấp nhận Ngài, khi Ngài chiếm đoạt toàn thể con người hèn yếu của mình.

 

"Thành phần 'kiêu ngạo oai quyền giầu có' lại vui mừng hớn hở" khi đọc thấy câu Kinh Thánh này, là vì họ thấy được lỗ thủng của Tình Yêu Thiên Chúa, để có thể  ăn trộm "ân sủng" của Ngài, tha hồ "tội lỗi" rồi chui qua kẽ hở của Trái Tim bị "đâm thâu qua" (Zacaria 12:10, Gn 19:34) của Ngài để tẩu thoát "án phạt" đời đời. Đối với thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" này, câu Thánh Kinh được trích dẫn ở đây thật là một chước cám dỗ, một căn cớ gây vấp phạm cho họ, giống như trường hợp điển hình của "lề luật làm gia tăng vấp phạm" vậy.

 

Theo chiều hướng mà thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" hiểu câu Kinh Thánh này thì càng "tội" lỗi mình mới càng có "phúc" vì mình càng được "ơn". Theo chiều hướng này, "tội lỗi" là một cơ hội thuận tiện nhất nhất để Thiên Chúa có thể trọn vẹn mạc khải tất cả bản tính vô cùng toàn thiện của Ngài ra, do đó mà tội lỗi cũng trở thành một đường lối linh nghiệm nhất để con người nhận được "ân sủng" dồi dào hơn. Bằng không đã không có câu Kinh Thánh càng có vẻ "mời mọc" kinh khủng khác, cũng do chính tay thánh Phaolô, trong cùng thư gửi cho giáo đoàn Rôma, đoạn 11, câu 32, viết: "Thiên Chúa đã dồn bắt tất cả mọi người vào việc bất tuân phục để Ngài có thể tỏ tình thương với tất cả mọi người". 

   

Thật ra, căn cứ vào cả nguồn Mạc Khải trong Kinh Thánh cũng như nguồn mạc khải tư là những Lời Thỏ Thẻ của Chúa Giêsu với một số linh hồn ưu tuyển (được trích dẫn trong cuốn sách này), thì quan niệm trên đây của thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" rất đúng, nhưng quan niệm của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" cũng không có gì sai. Tại sao vậy?

 

Đối với quan niệm của thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó": "Dù mình có sa ngã phạm tội đến đâu đi nữa cũng không thể vượt qúa được Tình Yêu vô biên bất tận của Thiên Chúa".

 

Đúng thế, Tình Yêu của Thiên Chúa là Chúa Tể Đa Tình thật sự không có gì có thể vượt được. Kể cả tội lỗi của con người, mà tự bản chất, dù tội lỗi có được phân loại là nhẹ, và dù có nhẹ đến mấy đi nữa, cũng vô cùng xấu xa và vô cùng nặng nề, vì nó xúc phạm đến chính Đấng vô cùng, đến nỗi, phải có và chỉ có Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể và tử giá vô cùng ô nhục mới có thể trọn vẹn đền bù và hoàn toàn tẩy xóa được thôi.

 

Bởi thế, đối với Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự và vô cùng công minh, tội lỗi thật sự xúc phạm đến Thiên Chúa một cách vô cùng trầm trọng, đến nỗi không thể tha được, không phải là tội "lầm lạc không biết" (Lc 23:34), mà là tội, sau khi được Thiên Chúa tỏ mình Ngài "Ta là ai" (Gn 8:28) ra cho, con người vẫn không tin rằng Thiên Chúa Yêu Thương mình và vì thế khăng khăng phủ nhận không chịu chấp nhận Tình Yêu Thiên Chúa đối với mình.

 

Biến cố đại hồng thủy đời Noe là hình ảnh sống động và hiển nhiên nhất nói lên ý nghĩa của câu Kinh Thánh được phản ảnh qua lời xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" Nước mưa từ trời đổ xuống là tiêu biểu cho "ân sủng càng trổi vượt hơn" có thể phủ ngập và tẩy xóa đi tất cả mọi tì vết của "tội lỗi có gia tăng" do thân mệnh con người làm chủ trái đất nhưng lại làm ô uế cả mặt đất (x. KN 1:28' 6:11).

 

Đối với quan niệm của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có": "Tội lỗi là một cơ hội thuận lợi nhất để Thiên Chúa có thể trọn vẹn mạc khải tất cả bản tính vô cùng toàn thiện của Ngài ra, do đó mà tội lỗi cũng trở thành một đường lối linh nghiệm nhất để con người nhận được ân sủng dồi dào hơn".

 

Thật vậy, Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và khôn ngoan quả nhiên và hiển nhiên có lợi dụng yếu đuối, bất toàn và ngay cả tội lỗi của con người để tỏ mình Ngài ra. Theo chủ ý trong việc tỏ mình ra của mình này, "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Tim 2:4).

 

Bởi thế, nếu nhờ bất cứ một yếu tố nào đó có thể gây tác dụng thần linh nơi con người, chẳng hạn phép lạ, hay kể cả sự dữ tự nhiên như đau khổ, thậm chí sự dữ luân lý như tội lỗi của con người, mà nhờ đó con người thực sự nhận biết và "chấp nhận Ngài" (Gn 1:12), thì con người "đã được sinh ra bởi Thiên Chúa" (Gn 1:13), và "không ai được sinh ra bởi Thiên Chúa lại phạm tội" (1Gn 5:18), "họ không thể phạm tội vì họ được sinh bởi Thiên Chúa" (1Gn 3:9).

 

"Mầu Nhiệm Yêu Thương" được biểu lộ qua Hiện Tượng Siêu Nhiên là như thế, một hiện tượng được phát xuất từ Thực Tại Thần Linh sau đây của "Mầu Nhiệm Yêu Thương".

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ