GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 2/2/2006 |
? Các Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo ở Thánh Địa gửi Sứ Điệp Hòa Bình đề ngày Thứ Ba 1/2/2006 cho Hamas
? ĐTC Biển Đức XVI: Thông Điệp "THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU" (tiếp) - MỐI LIÊN KẾT CỦA TÌNH YÊU NƠI VIỆC TẠO DỰNG VÀ NƠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ (16-18)
? Tây Phương Chế Nhạo Hồi Giáo – Kitô Hữu Iraq Lãnh Đủ Hậu Quả của một Việc Làm của Thứ Quyền Tự Do Cực Đoan
Các Vị Lãnh Đạo Kitô Giáo ở Thánh Địa gửi Sứ Điệp Hòa Bình đề ngày Thứ Ba 1/2/2006 cho Hamas
“Sứ điệp của chúng tôi gửi chính phủ Hamas, cho các phần tử và lãnh đạo, là sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô, trong Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:3-10): ‘Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa’…
“Chúng tôi bày tỏ lòng tôn trọng và việc ủng hộ của chúng tôi trước ý muốn của dân chúng được bày tỏ trong những cuộc tuyển cử này. Chúng tôi chúc mừng tất cả những ai được tuyển chọn…
“Một số người có thể cảm thấy lo sợ hay bối rối vì giai đoạn mới này. Trước hết, chúng tôi xin trả lời bằng những lời của Chúa Giêsu Kitô là ‘Đừng để cho lòng các con xao xuyến hay sợ hãi. Thày để lại bình an cho các con; Thày ban bình an của Thày cho các con, một bình an thế gian không thể ban tặng…
“Chúng tôi nguyện cầu cho tất cả những ai sẽ cai trị trong giai đoạn khó khăn này, và chúng tôi nối vòng tay cộng tác với họ cho thiện ích chung, cũng như cho những ước vọng của quốc dân Palestine cùng với mục tiêu công lý và hòa bình bằng đường lối bất bạo động, dù liên quan tới những liên hệ hải ngoại, hay tới qui tắc luật lệ cùng với quyền tự do tôn giáo trọn vẹn, nhất là ở những lãnh vực xã hội và giáo dục.
“Xin Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta tới những gì là thiện ích cho tất cả mọi người và cho Thánh Địa này cùng với tất cả mọi cư dân ở đây, dân Palestine và Do Thái, là Hồi Giáo, Kitô hữu hay Do Thái”.
Thượng Phụ
Theophilos III, Greek Orthodox Patriarchate
Thượng Phụ Michel Sabbah, Latin Patriarchate
Thượng Phụ Torkom II, Armenian Apostolic Orthodox Patriarchate
Franciscan Father Pierbattista Pioãaballa, Custos of the Holy Land
Anba Abraham, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Coptic Orthodox
Swerios Malki
Mourad, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Syrian
Abune Grima, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Ethiopian
Paul Nabil Sayyah, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Maronite Patriarchal Exarchate
Giám Mục Riah Abu El-Assal, Episcopal Church of Jerusalem and the Middle East
Giám Mục Mounib Younan, Lutheran Evangelical Church
Pierre Melki, exarch for the Syrian Catholics-Jerusalem
André Dikran Bedoghlyan, Armenian Catholic Patriarchal Exarchate
Archimandrite Mtanious Haddad: Greek Catholic Patriarchal Exarchate.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2006
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Thông Điệp DEUS CARITAS EST – THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU (tiếp)
PHẦN NHẤT
MỐI LIÊN KẾT CỦA TÌNH YÊU NƠI VIỆC TẠO DỰNG VÀ NƠI LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
Tình Yêu Thiên Chúa và Tình Yêu Tha Nhân
16. Suy niệm về bản chất của yêu thương và ý nghĩa của nó theo đức tin Thánh Kinh, chúng ta còn hai vấn đề liên quan tới thái độ của chúng ta, đó là thái độ chúng ta có thể nào kính mến Thiên Chúa mà lại không trông thấy Ngài hay chăng? Và có thể nào yêu thương lại là những gì được huấn lệnh hay chăng? Những vấn nạn này làm khơi động lên một thứ lưỡng chống đối với lưỡng giới yêu thương. Không ai đã từng được thấy Thiên Chúa, vậy thì làm sao chúng ta có thể byêu mến Ngài được đây? Ngoài ra, yêu thương là những gì không thể nào bị trở thành huấn lệnh được; nó hoàn toàn là một thứ cảm tình không thể nào một là có hai là không, và cũng không thể nào do ý muốn mà có. Thánh Kinh dường như tái khẳng định điều chống đối thứ nhất khi nói rằng: “Nếu ai nói là ‘tôi kính mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh chị em mình thì là kẻ dối trá điêu ngoa; vì Đấng họ không yêu thương anh chị em mình là thành phần họ trông thấy thì họ không thể nào kính mến Thiên Chúa là Đấng họ không thấy được” (1Jn 4:20). Thế nhưng, đoạn Thánh Kinh này không loại trừ tình yêu Thiên Chúa như là một điều gì đó bất khả. Trái lại, tất cả ý nghĩa của đoạn được trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan này cho thấy rằng tình yêu ấy là những gì hoàn toàn cần thiết. Mối liên kết bất khả phân ly giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là những gì được nhấn mạnh đến ở đây. Tình yêu này khít khao gắn bó với tình yêu kia chặt chẽ tới độ việc chúng ta nói rằng chúng ta yêu mến Thiên Chúa sẽ trở thành dối trá nếu chúng ta khép cửa lòng lại trước tha nhân của chúng ta hay hoàn toàn ghét bỏ họ. Trái lại, những lời của Thánh Gioan cần phải được hiểu có nghĩa là tình yêu thương tha nhân là con đường dẫn đến việc gặp gỡ Thiên Chúa, và thái độ chúng ta nhắm mắt trước tha nhân cũng làm cho chúng ta bị mù lòa trước Thiên Chúa.
17. Đúng thế, chưa một ai đã từng thấy được Thiên Chúa ra sao. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại không hoàn toàn vô hình đối với chúng ta; Ngài vẫn không phải là Đấng hoàn toàn bất khả đến gần. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan được trích lại trên đây (x 4:10) đã viết như thế, và tình yêu này của Thiên Chúa đã tỏ hiện ở giữa chúng ta. Ngài đã trở thành hữu hình cho đến độ Ngài “đã sai Người Con duy nhất của mình đến thế gian, để chúng ta nhờ Người mà được sự sống” (1Jn 4:9). Thật thế, Thiên Chúa trở nên hữu hình qua nhiều cách thức. Trong câu truyện tình được Thánh Kinh thuật lại thì Ngài đã đến với chúng ta, Ngài tìm cách chiếm lấy lòng của chúng ta, suốt cho tới Bữa Tiệc Ly, tới khi c on tim của Người bị đâm thâu trên thập giá, tới những cuộc Người hiện ra sau Phục Sinh, và tới những việc làm lạ lùng nhờ hoạt động của các Tông Đồ mà Người đã hướng dẫn Giáo Hội sơ sinh trong cuộc hành trình của Giáo Hội. Chúa Kitô cũng không vắng bóng nơi lịch sử Giáo Hội sau đó: Người gặp gỡ chúng ta một cách mới mẻ hơn bao giờ hết, nơi thành phần nam nữ phản ảnh việc hiện diện của Người, nơi lời của Người, nơi các bí tích, nhất là nơi Thánh Thể. Trong Phụng Vụ của Thánh Thể, trong việc Giáo Hội nguyện cầu, trong cộng đồng sống động của thành phần tín hữu, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy được sự hiện diện của Ngài, và nhờ đó chúng ta nhận thức thấy việc hiện diện ấy trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta trước và Ngài tiếp tục yêu thương chúng ta như thế; bởi vậy, cả chúng ta nữa mới có thể yêu thương đáp ứng. Thiên Chúa không đòi chúng ta một cảm tình tự mình chúng ta không thể xuất phát được. Ngài đã yêu thương chúng ta, Ngài làm cho chúng ta nhìn thấy và cảm thấy được tình yêu thương của Ngài, và vì Ngài đã “yêu thương chúng ta trước” mà tình yêu cũng mới có thể bừng rộ lên như một đáp ứng trong chúng ta.
Việc tỏ hiện từ từ về cuộc gặp gỡ này là những gì rõ ràng cho thấy rằng yêu thương không phải chỉ là một thứ tình cảm. Những thứ tình cảm thay đổi nay còn mai mất. Một tình cảm có thể bừng lên tuyệt vời lúc đầu, nhưng không phải là tất cả yêu thương. Trên đây chúng ta đã nói tới tiến trình thanh tẩy và trưởng thành nhờ đó eros - tình ái được nên trọn, được trở thành yêu thương với tất cả ý nghĩa của từ ngữ này. Chính đặc tính của tình yêu chín chắn này cần đến tất cả tiềm năng của con người; có thể nói nó bao gồm toàn thể con người. Việc giao tiếp với những biểu lộ hữu hình của tình yêu Thiên Chúa có thể khơi lên trong chúng ta một cảm giác hân hoan, xuất phát từ cảm nghiệm về tình trạng chúng ta được yêu thương. Thế nhưng, cuộc gặp gỡ này cũng bao gồm cả ý muốn lẫn lý trí của chúng ta nữa. Việc nhận biết Vị Thiên Chúa hằng sống này là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến yêu thương, và việc ý muốn của chúng ta “chấp nhận” ý muốn của Ngài là những gì liên kết lý trí của chúng ta, ý muốn của chúng ta và tình cảm của chúng ta với tác động yêu thương hoàn toàn bao chiếm này. Thế nhưng, tiến trình ấy bao giờ cũng vươn dài; tình yêu không bao giờ “kết thúc” và trọn vẹn cả; suốt cuộc sống, nó đổi thay và trưởng thành, nhờ đó nó vẫn trung thực với chính mình. Idem velle atque idem nolle (Sallust, De coniuratione Catilinae, XX, 4) - việc muốn cùng một điều, và việc loại bỏ cùng một điều – được cổ nhân cho là nội dung đích thực của yêu thương, ở chỗ, điều này trở thành giống như điều kia, và điều ấy dẫn đến một cộng đồng ý muốn và ý nghĩ. Câu truyện tình giữa Thiên Chúa và con người ở chính sự kiện là mối hiệp thông về ý muốn gia tăng nơi mối hiệp thông về ý nghĩ và cảm tình, nhờ đó, ý muốn của chúng ta và ý muốn của Thiên Chúa càng ngày càng trùng hợp với nhau hơn, ở chỗ, ý muốn của Thiên Chúa đối với tôi không còn là một ý muốn xa lạ nữa, một cái gì đó áp đặt lên tôi từ bên ngoài bởi các giới luật, mà giờ đây chính là ý muốn của tôi, khi tôi nhận thức rằng Thiên Chúa thật sự hiện diện sâu xa đối với tôi hơn là chính tôi đối với bản thân mình (Cf. Saint Augustine, Confessions, III, 6, 11: CCL 27, 32). Bấy giờ, việc phó mình cho Thiên Chúa gia tăng và Thiên Chúa trở thành niềm vui của chúng ta (x Ps 73[72]:23-28).
18. Như thế, tình yêu thương tha nhân được chứng tỏ là khả hữu theo cách thức loan báo của Thánh Kinh, của Chúa Giêsu. Nó ở chính sự kiện là, trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa, tôi yêu thương thậm chí cả con người tôi không thích hay thậm chí không biết tới. Điều này chỉ có thể xẩy ra nhờ cuộc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ đã trở thành mối hiệp thông ý muốn, thậm chí chi phối cả các cảm tình của tôi nữa. Bấy giờ tôi nhìn vào con người khác này không phải bằng con mắt và cảm tình của mình, mà bằng nhãn quan của Chúa Giêsu Kitô. Bạn hữu của Người là bạn bè của tôi. Vượt ra ngoài những dạng thức bề ngoài, tôi thấy được nơi những người khác một ước vọng sâu xa muốn một dấu hiệu yêu thương, một cử chỉ quan tâm. Tôi có thể cống hiến cho họ cử chỉ ấy, chẳng những nhờ các tổ chức được lập nên với mục đích như thế, khi coi cử chỉ này có thể như là một nhu cầu về chính trị. Khi nhìn bằng con mắt của Chúa Kitô, tôi có thể cống hiến cho nhau nhiều hơn là những gì họ cần thiết bề ngoài nữa; tôi có thể hiến cho họ một cái nhìn yêu thương họ thèm khát. Ở đây, chúng ta thấy tính cách liên hệ cần thiết giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân được Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan nhấn mạnh. Nếu tôi chẳng hề giao tiếp gì với Thiên Chúa trong đời sống của mình, thì tôi không thể nào thấy được nơi người khác bất cứ điều gì ngoài chính họ, nên tôi không thể thấy nơi họ hình ảnh Thiên Chúa. Thế nhưng, nếu trong cuộc sống của mình, tôi hoàn toàn không lắng nghe chú ý tới người khác, chỉ muốn sống “đạo hạnh” và thi hành “các nhiệm vụ về đạo” của mình, thì mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa cũng sẽ trở thành cằn cỗi mà thôi. Nó chỉ là những gì “thích hợp” nhưng thiếu yêu thương. Chỉ khi nào tôi sẵn sàng gặp gỡ tha nhân và cho họ thấy được tình yêu của mình bấy giờ tôi mới cảm thức được Thiên Chúa nữa. Chỉ khi nào tôi phục vụ tha nhân mình thì bấy giờ mắt của tôi mới mở ra thấy được những gì Thiên Chúa làm cho tôi và Ngài yêu thương tôi là chừng nào. Các thánh nhân – hãy coi gương của Chân Phước Têrêsa Calcutta – hằng liên lỉ canh tân khả năng yêu thương tha nhân của mình từ việc gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể, và cuộc gặp gỡ này, ngược lại, đã chiếm được cái thực hữu và chiều sâu của nó ở việc phục vụ tha nhân. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân bởi thế là những gì bất khả phân ly, chúng làm nên một giới luật duy nhất. Thế nhưng, cả hai đều sống bởi tình yêu của Thiên Chúa là Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Thế nên, không còn vấn đề về một thứ “giới luật” bị áp đặt từ bên ngoài và vấn đề đòi hỏi những gì bất khả nữa, mà trái lại, về một cảm nghiệm yêu thương tự do tuôn phát từ bên trong, một tình yêu tự bản chất vốn là những gì cần được chia sẻ với người khác. Tình yêu tăng trưởng nhờ yêu thương. Tình yêu là những gì “linh thánh” vì nó xuất phát từ Thiên Chúa và nối kết chúng ta lại với Thiên Chúa; qua tiến trình liên kết này, nó làm cho chúng ta trở thành một “cái chúng tôi” siêu việt, vượt trên những chia rẽ của chúng ta và làm cho chúng ta nên một, cho đến cuối cùng Thiên Chúa trở thành “tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28).
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20051225_deus-caritas-est_en.html
Tây Phương Chế Nhạo Hồi Giáo – Kitô Hữu Iraq Lãnh Đủ Hậu Quả của một Việc Làm của Quyền Tự Do Cực Đoan
Tối Chúa Nhật, ở thủ đô Baghdad cũng như ở thành phố Kirkuk thuộc phía bắc thủ đô này đã xẩy ra một loạt khủng bố tấn công vào sáu nhà thờ Kitô Giáo đông đảo đang cử hành Thánh Lễ, gây thiệt mạng 3 người (trong đó có một em gái 13 tuổi là Fadi Raad Elias ở Nhà Thờ Trinh Nữ Maria) và trên 20 người bị thương.
Ở thủ đô Baghdad, Đức Thượng Phụ Lễ Nghi Chaldean là Emmanuel III Delly đã thoát được cuộc tấn công này trong giây phút, sau khi ngài bị việc kiểm soát an ninh làm chậm trễ việc ngài tới Nhà Thờ Mary ở khu Al Bonook.
Một trái bom khác đã nổ gần Tòa Sứ Thần Vatican ở Al Wiya, thủ đô Baghdad.
Cả ở Kirkuk, nơi có hai nhà thờ bị tấn công, cũng như ở thủ đô Baghdad, thành phần tấn công bằng bom đã nhắm đến Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái, trong đó có Lễ Nghi Chaldean, Chính Thống Syria, Lễ Nghi Latinh và Giáo Hội Đông Phương Assyria.
Theo nguồn tin từ cơ quan Trở Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn thì thành phần giáo sĩ Hồi Giáo bảo thủ kêu gọi thực hiện những cuộc tấn công sau một loạt những hình hí họa ở một tờ báo Đan Mạch phỉ báng tiên tri Mohammed. Những hình ảnh ấy sau đó được truyền hình trên các đài của Hồi Giáo.
Những cuộc tấn công hôm Chúa Nhật vừa rồi cũng tương tự như cuộc tấn công các nhà thờ ở Baghdad và Mosul vào tháng 8/2004, sát hại 15 người.
Qua những lời phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican, Đức TGM Fernando Filoni, sứ thần tòa thánh ở Iraq đã nói rằng: “Vào lúc này đây khó mà có thể suy đoán được những cuộc tấn công ấy. Vấn đề rõ ràng là việc bất ổn định là một trong những khía cạnh chính của những ai muốn lìa bỏ quốc gia đang hỗn loạn này”.
Lên án các cuộc tất công này, Marie-Ange Siebrecht, lãnh đạo phân bộ Trung Đông Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn, đã nói rằng: “Chúng ta nghe về cuộc khủng hoảng ở Iraq quá thường nhưng thế giới hoàn toàn không thèm chú ý tới tình trạng khổ đau của thành phần Kitô hữu ở một xứ sở đã từng là quê hương của họ bao ngàn năm”.
Cơ Quan Cứu Trở Giáo Hội Thiếu Thốn cũng tường trình rằng ở Baghdad cũng như ở thành phố Mosul thuộc miền bắc thủ đô này, có cả hằng mấy chục sinh viên đại học Công Giáo bị tấn công về thể lý bởi sinh viên học cấp cử nhân hô hoán những câu phạm đến họ, gọi họ là thành phần vô tín ngưỡng và là tay sai cho Hoa Kỳ.
Trong lời phát biểu cùng cơ quan Tín Vụ Á Châu, Đức Thượng Phụ Delly đã nói rằng: “Chúng tôi lo sợ, nhưng chúng tôi tìm được ủi an nơi việc cầu nguyện”.
Sau khi xẩy ra một loạt tấn công vào 6 nhà thờ Kitô Giáo ở Iraq chiều Chúa Nhật 29/1/2006, hôm sau, Thứ Hai, tờ báo Đan Mạch này đã phải lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo. Thế mà hôm Thứ Tư, 1/2/2005, một tờ báo ở Pháp lại tái phổ biến những tấm hình hí họa của tờ báo Đan Mạch mang tính cách phỉ báng Hồi Giáo vì đụng đến vị Giáo Tổ Mohammed của đạo này một lần nữa, vì chủ trương rằng giáo điều không có chỗ đứng trong xã hội trần thế.
Những bức hí họa này đầu tiên được phổ biến vào ngày 30/9/2005 ở tờ nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten, sau đó được tái phổ biến ở một tờ nguyệt san Na Uy vào Tháng Giêng 2006, một việc làm gây ra những cuộc tẩy chay và biểu tình chống Đan Mạch khắp thế giới Hồi Giáo.
Tờ nhật báo Pháp France Soir, hôm Thứ Tư 1/2/2006, đã phổ biến một tựa đề là: “Phải, Chúng Tôi Có Quyền Biếm Họa Thiên Chúa” và một bức tranh hí họa về những vị thần linh của Phật Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo đang trôi nổi trên một đám mây. Bên trang trong, từ nhật báo này cho in lại tấm hí họa châm biếm đụng đến các tôn giáo này.
Tờ nhật báo Đức Welt cũng cho phổ biến bức hí họa ấy cùng ngày Thứ Tư 1/2/2006 ở ngay trang đầu, cho rằng “quyền lộng ngôn phạm thượng” đã có nền tảng trong các quyền tự do dân chủ.
Tờ France Soir, một tờ báo được thành lập từ năm 1944 và hiện nay do một trùm tư bản Ai Cập làm chủ, đã viết: “Sự xuất hiện của 12 bức họa trên tờ báo Đan Mạch đã gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo, vì hình ảnh về Allah và về vị tiên tri của Allah vốn là những gì bị cấm đoán. Thế nhưng, bởi không có một giáo điều này có thể áp đặt trên một xã hội dân chủ và trần thế mà tờ France Soir cho phổ biến những tấm hí họa buộc tội này”.
Tờ nhật báo Đan Mạch đã cho phổ biến những bức biếm họa sau khi yêu cầu các nghệ sĩ hãy vẽ vị tiên tri của Hồi Giáo để thách đố những gì được cho là khuynh hướng tự kiểm duyệt nơi thành phần nghệ sĩ đối với các vấn đề liên quan tới Hồi Giáo. Những tấm biếm họa này có cả những hình ảnh đốt phá như vị tiên tri Mohammed đội một cái khăn xếp theo hình một quả bom có ngòi nổ.
Tuy nhiên, tờ Jyllands-Posten đã lên tiếng xin lỗi cách đây hai hôm, vì đã phạm tới những người Hồi Giáo. Dầu sao tờ báo cũng cho biết là họ không vi phạm luật lệ Đan Mạch khi in ấn những bức hí họa này. Mặc dù thế, hôm Thứ Tư 1/2/2006, vị chủ bút là Carsten Juste của tờ này cho biết là sẽ không in lại những bức hí họa ấy nữa vì ông ta đã thấy được những hậu quả bởi đó mà ra:
“Nếu chúng tôi biết trước rằng vấn đề sẽ dẫn tới chỗ tẩy chay và đời sống dân Đan Mạch gặp nguy hiểm như chúng tôi chứng kiến thấy thì câu trả lời là ‘không’”.
Cộng Đồng Hồi Giáo Pháp, một cộng đồng Hồi Giáo Tây Âu lớn nhất với khoảng 5 triệu người, đã câm nín không tỏ ra phản ứng gì trước những tấm hình vẻ ấy trên tờ nhật báo Đan Mạch, và các vị lãnh đạo Hồi Giáo ở Pháp cũng không có phản ứng nào lập tức trước việc tái phổ biến những bức hí họa phỉ báng đạo giáo này hôm Thứ Tư.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp là Jean-Francois Cope đã lên tiếng một cách dung hòa về vấn đề này là Pháp dấn thân trong việc bảo vệ quyền tự do phát biểu và tính cách thế tục song khuyên nên tôn trọng niềm tin thuộc các tôn giáo, nhu sau: “Đây là một quốc gia gắn bó với nguyên tắc thế tục, và quyền tự do này hiển nhiên là được hành sử trong tinh thần chấp nhận và tôn trọng niềm tin của mọi người”.
Thần học gia người Pháp là Sohaib Bencheikh đã lên tiếng chống lại những bức hí họa ấy ở một bài cũng trong tờ France Soir kèm theo những bức hí họa này như sau: “Người ta cần phải thấy được những giới hạn giữa quyền tự do phát biểu và quyền tự do bảo vệ những gì là linh thánh. Tiếc thay, Đông Phương đã bị mất đi cái cảm quan về linh thánh ấy mất rồi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2006 và CNN ngày 1/2/2006