GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 2/4/2006 TUẦN V MÙA CHAY |
? Tưởng Nhớ và Hướng Về Ngày Đầy Năm Băng Hà của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Cuốn Phim “Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Con Người”
? Đức Gioan Phaolô II: Những Ngày Cuối Đời theo Cảm Thuật của Đức Hồng Y Dziwisz
? Vị Phóng Viên Tác Giả Kịch Bản Cuốn Phim “Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Con Người” bày tỏ cảm nhận
? ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC” (tiếp)
Tưởng Nhớ và Hướng Về Ngày Đầy Năm Băng Hà của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Năm ngoái, khi vị Giáo Hoàng có giáo triều dài thứ 3 trong lịch sử Giáo Hội và là vị Giáo Hoàng không phải người Ý sau 455 năm, qua đời hôm Thứ Bảy 2/4/2005, trong vòng một tuần lễ (kể cả Lễ An Táng vào Thứ Sáu 8/4) có cả trên 3 triệu người kéo tới Vatican để tôn kính ngưỡng mộ vị Giáo Hoàng đến từ một xứ sở xa xôi là Balan và là vị Giáo Hoàng mang vui miừng và hy vọng cho khắp thế giới qua 104 chuyến tông du mục vụ của mình.
Muốn tổ chức một biến cố quốc tế với số lượng người đông đảo quá sức tượng tượng như thế cần phải sửa soạn cả năm trời. Chẳng hạn như Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX ở Cologne Đức Quốc đã phải sửa soạn cả 8 năm trời, từ năm 1997. Thế mà Lễ An Táng Đức Gioan Phaolô II đã diễn ra trong vòng 1 tuần lễ một cách hết sức tốt đẹp, không hề xẩy ra một sơ xuất hay tai nạn nào cả (trong khi nạn khủng bố đang gia tăng dữ dội khắp nơi trên thế giới). Nguyên sự kiện này cũng là một ‘phép lạ’, vì xẩy ra ngoài sức tưởng tượng và khả năng phàm trần.
Thế rồi, từ đó, từ khi vị Giáo Hoàng triết gia nhân bản của nền ‘văn hóa sự sống’ chống văn hóa sự chết này lên đến tuyệt đỉnh vinh quang ở Thánh Lễ An Táng của mình, người ta càng ngày càng kéo về Thủ Đô của Giáo Hội Công Giáo đông hơn bao giờ hết. Nguyên 8 tháng đầu của giáo triều tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đã có gần 2.8 triệu người tham dự các biến cố chung ở thủ đô Công Giáo này, như các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, các buổi Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần, các cuộc cử hành Phụng Vụ và những cuộc triều kiến đặc biệt. Đó là chưa kể tới sự kiện là dân chúng ghé thăm bảo tàng viện ở Vatican vào năm 2005 đông đến phá kỷ lục, với 3.8 triệu người, hơn cả trong Đại Năm Thánh 2000, và hơn cả năm 2004 chỉ có 3.4 triệu.
Hôm Thứ Tư 29/3/2006, sau khi tham dự buổi triều kiến chung hằng tuần với 40 ngàn người ở Quảng Trường Thánh Phêrô, các lực sĩ Balan, bao gồm cả quân nhân và thành phần tật nguyền, đã đốt một ngọn đuốc từ ngọn lửa của cây nến gần ham mộ của Đức Gioan Phaolô II, để mang về quê hương Balan của vị giáo hoàng này, nhân dịp đầy năm băng hà của ngài.
Ngọn đuốc được gọi là ‘ngọn đuốc của Lokek’ (biệt hiệu của vị Giáo Hoàng này ở Balan hay được bạn bè và họ hàng xưng hô) sẽ được mang đến các thành phố gần gũi thân thương với vị giáo hoàng này, chăúg hạn thành Assisi, hai đền thánh mẫu Loreto và Czestochowa, và nơi sinh quán của ngài là Wadowice, cuối cùng sẽ tới Krakow vào đúng ngày 2/4, nơi nó sẽ được trao cho ĐTGM TGP này là tân hồng y Stanislaw Dziwisz, nguyên thư ký riêng 40 năm của vị giáo hoàng đồng hương của ngài. Tại Vương Cung Thánh Đường của TGP này, từ khi cây đuốc được trao cho ĐTGM bản quyền ấy, buổi cầu nguyện canh thức được bắt đầu cho tới 9 giờ 37 phút tối là giờ chết của vị Giáo Hoàng.
Thành phần đại diện cầm đuốc đến các địa điểm trước khi về tới mục tiêu của nó sẽ phải qua một đoạn đường dài 505 cây số (hay 313 dặm): 225 cây số ở Ý và 280 cây số ở Balan. Phần còn lại sẽ được đi bằng máy bay hay xe hơi. Tại mỗi nơi, các chứng từ và chia sẻ về Đức Gioan Phaolô II sẽ được ghi nhận trong một cuốn Sách Vàng.
Năm ngoái, chính vào giây phút vị giáo hoàng Balan này qua đời, có khoảng 60 ngàn người đang tụ tập ở Quảng Trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho vị giáo hoàng hấp hối. Sau khi chính thức nghe ĐTGM Leonardo Sandri, xử lý thường vụ Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tuyên bố “Đức Thánh Cha của chúng ta đã về Nhà Cha”, đám đông xúc động cất tiếng hàt bài Kinh Lạy Nữ Vương Salve Regina và sau đó là một tràng vỗ tay dài.
Vào tối ngày Chúa Nhật 2/4/2006, bắt đầu từ 8 giờ 30, sẽ có một tối canh thức cầu Kinh Mân Côi, được phụ họa bằng những bài haut về Mẹ và những đoạn văn của vị cố giáo hoàng, nhất là các đoạn trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria. Vào lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ xuất hiện ở cửa sổ tông phòng ngài và cuộc cầu kinh Mân Côi bắt đầu. Vào lúc 9 giờ 37 phút là giờ chết của ngài, ĐTC Biển Đức XVI sẽ ngỏ lời cùng thành phần tham dự và kết thúc bằng phép lành tòa thánh.
Thứ Hai, 3/4/2006, chính vị Giáo Hoàng đương kim sẽ cử hành Thánh Lễ giỗ đầy năm vào lúc 5 giờ 30 chiều cho vị Tiền Nhiệm rất thân thương khả kính của mình ở Quảng Trường Thánh Phêrô, thay cho hôm trước là Ngày Chúa Nhật không được át lễ.
Hôm Thứ Hai 27/3/2006, đức tân hồng y Stanislaw Sziwisz 66 tuổi, vị thư ký lâu đời của đức cố giáo hoàng, đã cử hành một trong những thánh lễ đầu tiên sau khi làm hồng y của mình tại ham mộ của vị giáo hoàng đồng hương của mình. Trong Thánh Lễ đồng tế với một số hồng y, tổng giám mục và linh mục, qua bài giảng ngắn, vị tân hồng y thân thương với vị cố giáo hoàng đã nói rằng đức cố giáo hoàng “vẫn tiếp tục phục vụ Giáo Hội”:
“Việc ‘tôn phong’ cho Chúa Giêsu Nazarét, cho Con Thiên Chúa, đang diễn tiến. Một trong những vị đại chứng nhân của việc ‘tôn phong’ Chúa Giêsu Nazarét này là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II. Một năm trước đây chúng ta chúng ta đã an táng thi thể của ngài trong lòng đất, cách đây chỉ có mấy bước thôi. Thế nhưng, chúng ta đã biết rõ là ngài vẫn đang tiếp tục hướng dẫn chúng ta bằng lời nói của ngài, ngài vẫn tiếp tục phục vụ Giáo Hội và không ngừng củng cố đức tin của chúng ta”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI với Cuốn Phim “Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Con Người”
Cả vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI lẫn 6 ngàn người hôm Thứ Năm 30/3/2006 được coi trước cuốn phim “Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Con Người - Karol, un Papa Rimasto Uomo". ở Sảnh Đường Phaolô VI có thể cầm nổi cảm xúc. Sau tràng pháo tay dài 8 phút để hoan hô cuốn phim vừa kết thúc này, Đức Thánh Cha đương kim đã bày tỏ cảm tưởng của ngài như sau:
“Thật là kinh hoàng như thể chúng ta đang hiện diện vào lúc bấy giờ, như thể chúng ta đã sống lại những lằn đạn cố gắng lấy mạng của ngài một cách thảm thương ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981”.
Cuốn phim này được trình diễn theo kịch bản của phóng viên Gian Franco Svidercoschi, và được điều khiển bởi đạo diễn Giacomo Battiatọ Tài tử Balan Piotr Adamczyk đóng vai Karol Wojtyla, và nhà xuất bản phim Ý Studio Taodue and Mediaset thực hiện.
Cuốn phim dài 3 tiếng đồng hồ này là phần thứ hai của bộ phim, với phần thứ nhất là cuốn phim ‘Karol: Một Con Người Đã Trở Thành Giáo Hoàng’. Cuốn phim của phần thứ nhất này được bắt đầu bằng biến cố Hồng Y Wojtyla được chọn bầu làm Giám Mục Rôma và sau đó là các biến cố trong giáo triều dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội của ngàị
Sau khi xem cuốn phim phần thứ hai này, đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói: “Một lần nữa chúng ta lại nghe thấy lời kêu gọi mở đầu cho giáo triều của ngài, lời kêu gọi đã rất thường vang vọng qua nhiều năm là: ‘Hãy mở cửa cho Chúa Kitô! Đừng sợ!’
“Những hình ảnh xẩy ra sau đó cho chúng ta thấy một Vị Giáo Hoàng trầm ngâm trong việc giao tiếp với Thiên Chúa, và chính vì lý do này mà ngài luôn nhậy cảm với những trông đợi của nhân loạị
“Cuốn phim đã làm cho chúng ta nghĩ lại những cuộc tông du khắp thế giới của ngài; nó cống hiến cho chúng ta cơ hội để sống lại những cuộc ngài gặp gỡ rất ư là nhiều người, với những kẻ cả trên trái đất này cũng như với thành phần công dân bình thường, với những nhân vật nổi tiếng cũng như với các cá nhân vô danh tiểu tốt.
“Trong số những con người ấy, đặc biệt phải kể đến việc ngài tha thiết với Mẹ Têrêsa Calcutta, người đã liên kết với Đức Gioan Phaolô II bằng một mối hòa hợp thiêng liêng sâu xạ
“(Trong cuốn phim này người ta có thể thấy) hình ảnh của một vị ngôn sứ của niềm hy vọng và an bình không biết mệt mỏi, vị đã đi khắp các nẻo đường trái đất để thông đạt Phúc Âm cho hết mọi ngườị
“Những lời lẽ vang động của ngài trở về với tâm trí của chúng ta, khi ngài lên án các chế độ độc tài, tình trạng bạo động và chiến tranh sát hại; những lời đầy ủi an và hy vọng bày tỏ việc ngài gần gũi với thành phần thân thuộc của các nạn nhân gây ra bởi các cuộc khủng bố tấn công xung đột và thảm thương, chẳng hạn như cuộc khủng bố tấn công tháp đôi ở Nữu Ước; những lời can đảm bài bác một xã hội hưởng thụ và thứ văn hóa khoái lạc nhắm đến việc tạo nên một thứ phúc lợi thuần vật chất không thể thỏa đáng những nhu cầu sâu xa của cõi lòng con ngườị
“Xin vị Giáo Hồng thân yêu của chúng ta từ trời cao hỗ trợ chúng ta và xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn như ngài trung thành với sứ vụ của chúng ta”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/3/2006
? Đức Gioan Phaolô II: Những Ngày Cuối Đời theo Cảm Thuật của Đức Hồng Y Dziwisz
Sau đây là một đoạn trích dẫn từ cuốn sách "Lasciatemi Andare – Nào tôi lên đường", do Saint Paul xuất bản ở Ý, của Đức tân Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, vị bí thư lâu đời của Đức Gioan Phaolô IỊ
“Mối hiệp nhất sâu xa của Đức Gioan Phaolô II với Thiên Chúa và việc ngài tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua đã được tỏ hiện hoàn toàn vào những ngày cuối cùng của cuộc sống ngàị Thân thể của ngài chưa bao giờ trở nên yếu đuối như thế, nhưng ngài vẫn mạnh mẽ trong tinh thần và vẫn ‘yêu thương cho đến cùng’ (Jn 13:1). Lần đầu tiên vị Giáo Hoàng này không thể chủ sự các nghi thức của Tam Nhật Thánh.
“Ngài đã viết vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sứ điệp ngỏ cùng tất cả những ai tham dự vào cuộc Đi Đường Thánh Giá thế này: ‘Tôi ở với anh chị em ở Hí Trường Colosseum trong tinh thần. Việc tôn thờ Thánh Giá mời gọi chúng ta hãy thực hiện một cuộc dấn thân mà chúng ta không thể nào tự tách lìa được, đó là sứ vụ được Thánh Phaolô bằng những lời là tôi hoàn tất nơi xác thịt của tôi những gì còn thiếu nơi những khổ lụy của Chúa Kitô phải chịu vì thân thể của Người là Giáo Hội (Col 1:24). Tôi cũng dâng hiến các da9u khổ của tôi để ý muốn của Thiên Chúa được nên trọn và lời của Ngài được truyền bá nơi các dân tộc’
“Ngài đã ngồi trước bàn thờ trong nguyện đường riêng của ngài; ngài đã theo dõi cuộc cử hành ấy trên một màn ảnh truyền hình và nguyện cầụ Ở chặng thứ 14, ngài đã cầm lấy cây thập tự giá trong tay và đã kéo lại gần khuôn mặt đầy khổ đau của ngài, như thể ngài muốn nói như Thánh Phêrô rằng: ‘Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi sự; Chúa biết rằng con yêu mến Chúá (Jn 21:17).
“Tình yêu của Chúa Kitô, mạnh hơn sự chết, đã là nguồn an ủi cho ngài trong tinh thần, và ngài muốn bày tỏ tình yêu này ra vào Chúa Nhật Phục Sinh, khi xuất hiện ở cửa sổ để ban phép lành ‘urbi et orbí. Tuy nhiên, vì bị chấn động và đớn đau, ngài đã không thể nói lên lời; ngài chỉ lấy tay làm dấu thánh giá và tỏ cử chỉ đáp lại những lời chào của tín hữu mà thôị
“Cử chỉ bất lực, khổ đau và yêu thương từ phụ này, cũng như việc im lặng cảm kích của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, đã để lại một dấu hiệu bất khả phai nhòa nơi tâm can của con người trên khắp thế giớị Đức Thánh Cha cũng đã tỏ ra hết sức lung túng trước biến cố ấỵ Sau khi rời cửa sổ, ngài đã nói rằng: ‘Thà tôi chết đi còn hơn, nếu tôi không thể làm trọn sứ vụ đã được trao phó cho tôí, ngài liền nói thêm: ‘Xin cho ý Chúa được nên trọn… Totus tuus’ Trong đời của mình, ngài không bao giờ muốn bất cứ điều gì khác.
“Ngài không sợ chết. Trong cả đời sống của mình, ngài đã lấy Chúa Kitô làm vị hướng đạo của mình và biết rằng ngài đã đi đến với Ngườị Trong những cuộc cử hành Đại Năm Thánh 2000, ngài đã viết trong bản chúc thư của ngài rằng: ‘Tôi nguyện cầu là Người gọi tôi khi nào Người muốn. Nếu chúng ta sống là sống cho Chúa; và nếu chúng ta chết là chết cho Chúa… Chúng ta thuộc về Chúa (Rm 14:8)’ Ngài bao giờ cũng sâu xa ý thức rằng con người, ở vào lúc kết thúc cuộc hành trình trần thế, không bị luận xử rơi vào tối tăm, vào một tình trạng hư không hiện hữu hay vào một vực thẳm hư không, mà là được kêu gọi gặp gỡ Người Cha tuyệt hảo nhất trong các người cha, Đấng yêu thương ôm ấp đứa con riêng của mình trong cánh tay của Ngài, ban cho nó sự sống viên trọn của Ba Ngôi Chí Thánh.
“Biết rằng thời gian giành cho ngài đang tiến gần đến chỗ kết thúc để bước vào cõi trường sinh, được sự đồng ý của các vị bác sĩ, ngài đã quyết định không vào bệnh viện, nhưng ở lại Vatican, nơi ngài vẫn được bảo đảm chăm sóc bất khả thiếu về y khoạ Ngài muốn chịu khổ đau và chết tại nhà của ngài, ở gần với ngôi mộ của Tông Đồ Phêrô. Ngày cuối cùng của ngài – Thứ Bảy 2/4 – ngài đã từ giã những người phụ tá thân cận nhất của ngài trong Giáo Triều Rômạ Ngài đã tham dự vào buổi cầu nguyện liên tục ở quanh giường của ngài, bất chấp cơn sốt cao độ và tình trạng hết sức yếu kém của ngàị Vào buổi chiều, có lúc ngài đã nói rằng: ‘Nào tôi đi về nhà Cha’”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/3/2006
? Vị Phóng Viên Tác Giả Kịch Bản Cuốn Phim “Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Con Người” bày tỏ cảm nhận
Phóng viên Franco Svidercoschi, một người bạn của Karol Wojtyla, bày tỏ cảm nhận của mình về cuốn phim sau khi nó được Giáo Hoàng Biển Đức xem trước. Ông đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng: “Tôi tin rằng chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình” với cuốn phim ấy”.
“Ngài là một Vị Giáo Hoàng bao giờ cũng là một con người – phần thứ nhất của cuốn phim này được gọi là ‘Karol: Một Con Người Đã Trở Thành Giáo Hoàng’. Trong tất cả mọi hoạt động của ngài người ta thấy được dung nhan con người của ngàị Những khó khăn của chuyến tông du đầu tiên tới Mễ Tây Cơ, cuộc cố sát mạng sống của ngài, bệnh tật… ngài bao giờ cũng tỏ ra khả năng thông cảm được với các vấn đề của con ngườị
“Vị Giáo Hoàng này là vai chính trong cuốn phim, thế nhưng, có những nhân vật khác giúp chúng ta hiểu được vị Giáo Hoàng nàỵ Chẳng hạn, vai Mẹ Têrêsa Calcutta hiện diện suốt cả cuốn phim. Thật vậy, đối với vị Giáo Hoàng này là như thế. Đối với ngài, mẹ là một vai tiêu biểu cho giáo triều của ngàị
“Có mặt trong cuốn phim này còn có hai vai cho thấy cuộc tử đạo và những khổ đau xẩy ra trong một số năm thuộc giáo triều này, đó là linh mục Balan Jerzy Popieluszko, bị giất năm 1984, và Đức Ông Oscar Amulfo Romero, TGM San Salvador, bị giết năm 1980”.
Trong số những yếu tố được sáng tạo để tường thuật, ký giả Svidercoschi, người đã cộng tác với Đức Gioan Phaolô II trong việc viết tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính”, đã đề cập tới một y sĩ người Gia Nã Đại, vị công khai thách đố các giáo huấn về sự sống của vị Giáo Hoàng nàỵ
Trong đời sống thực tế, vị Giáo Hoàng này đã gặp gỡ những nhân vật chính khác nhau trong các cuộc chống đối của nữ giới, nhất là một người nữ Thụy Sĩ và một người nữ Bỉ.
Vị Giáo Hoàng này cũng tiếp một nữ đại diện của cơ quan Liên Hiệp Quốc, vị đã đến phản đối trước Hội Nghị Quốc Tế Về Nữ Giới ở Bắc Kinh năm 1995. Trong cuốn phim, Đức Gioan Phaolô II đã gặp người nữ Canada này ở Phi Châu và bấy giờ mời bà trao đổi để giải thích cho bà nghe những lý do tại sai ngài bênh vực sự sống.
Cảnh nổi nhất trong cuốn phim này xẩy ra vào năm 1981. Trong khi vị Giáo Hoàng này vừa bị cuộc tấn công ở Quảng Trường Thánh Phêrô thì ở Warsaw, ĐHY Stefan Wyszinzki đang hấp hối, nhưng ngài bám chặt lấy sự sống, thậm chí không chịu lãnh bí tích xức dầu thánh:
“Vị hồng y này chỉ muốn chết khi nghe tin vị Giáo Hoàng này thoát hiểm. Cả hai vị đã nói chuyện bằng điện thoại trên giường bệnh”.
Vị hồng y xin vị Giáo Hoàng là ‘Xin hãy ban phép lành cho con vì con đã đến giây phút cuối cùng’. Và vị Giáo Hoàng đáp lại rằng: ‘Tôi chúc lành cho những môi miệng đã nói về Chúa Kitô; tôi chúc lành cho những bàn tay đã thực hiện quá nhiều điều lành…’
Cuốn phim này cũng cho thấy tính cách khôi hài của vị Giáo Hoàng này nữạ Nó thuật lại câu truyện của một vị lãnh sự Ý ở Phi Châu, vị mà sau cuộc giải phẫu của Giáo Hoàng năm 1982, đã đến gặp ngài ở dinh nghỉ mát Castel Gandolfọ Vào cuối cuộc gặp gỡ này, vị lãnh sự nói cùng Giáo Hoàng rằng: ‘Đức Thánh Cha trông khỏe mạnh quá đi!’, rồi lập lại: ‘Đức Thánh Cha trông khỏe mạnh quá đi!’
Đức Giáo Hoàng, như ngài thuật lại, bấy giờ ngẫm nghĩ ‘Không hiểu tại sao ông ta lại nhấn mạnh quá nhiều như thế?’ Vị lãnh sự tiếp tục nói một cách ngoại giao rằng: ‘Đức Thánh Cha trông rất mạnh khỏẹ Ngài khá hơn cả trước khi bị mổ nữa!’ Đức Thánh Cha đáp: ‘Vậy thì tại sao ông không đi mổ đỉ’
Vị ký giả nói rằng có một số chỉ trích ông về việc để cho khán giả thấy những khổ đau của Đức Giáo Hoàng, vì nó ‘dường như là một cú đấm vào bụng vậý. Thật thế, ông trả lời rằng: ‘không ai nhận thấy rằng ngài bị bệnh Parkinson từ năm 1992. Ngài đã sống khổ đau nửa giáo triều của ngàị Điều này được thấy trong cuốn phim’.
Một năm sau khi vị Giáo Hoàng này qua đời, điều làm ngạc nhiên nhất đối với cây viết kiêm ký giả này là sự kiện vẫn còn có người tiếp tục khám phá ra Đức Gioan Phaolô II, và nhờ ngài khám phá ra niềm tin: ‘Nhiều người nói với tôi rằng đời sống của họ thay đổi khi họ gặp vị Giáo Hoàng này, hay vào những ngày ngài hấp hối, vì họ tái khám phá ra niềm tin.
“Ở một nghĩa nào đó, theo ông thì đường lối sống đức tin đã đổi thaỵ Trước kia nó là một đức tin riêng tư hơn. Tuy nhiên, người ta đã bỏ ra cả 18 tiếng đồng hồ xấp hàng để có thể thấy vị Giáo Hoàng này khi ngài đã qua đờị
“Nhiều người bấy giờ đã ca hát… Tôi nghĩ rằng ngài là ‘vị Giáo Hoàng của mầu nhiệm nhập thể’, khi ngài biểu lộ dung nhan Chúa Kitô, ngài làm cho các yếu tố linh thánh và trần tục xích lại gần nhau hơn sau nhiều thế kỷ kình địch nhaụ Ngài mang trời cao xuống gần hơn với trái đất. Con người có thể bị khổ đau nhưng cũng cảm thấy được hoan hỉ trên trái đất nàỵ
“Ngài đã tiếp tục làm như thế. Chỉ cần nghĩ đến Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một vị Giáo Hoàng 78 tuổi, vị đã là ‘bảo quản viên’ tín lý, mà giờ đây giảng dạy niềm vui của đời sống Kitô Giáọ Đó là một cái gì ngoại lệ mà đồng thời lại bình thường đối với Giáo Hộị Một vị Giáo Hoàng tiếp tục nói về yêu thương, về ‘tình áí, về ‘từ áí, như ít vị đã làm.
“Chúng ta thực sự thấy được Thánh Linh nơi việc bổ nhiệm của ngài, vì ai có thể nghĩ ra một vị thừa nhiệm cho Đức Gioan Phaolô II đâỷ”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/3/2006
ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II - VỊ GIÁO HOÀNG “TOTUS TUUS” CỦA “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Tưởng niệm đầy năm băng hà của Vị Giáo Hoàng
Thánh Mẫu
(Đây là loạt bài thứ ba tiếp theo hai loạt bài trước: Vị GH của Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần và Vị GH Vui Mừng và Hy Vọng: 'Đừng Sợ')
(tiếp 23 Thứ Năm, 24 Thứ Sáu, 5 Thứ Bảy, 26 Chúa Nhật, 27 Thứ Hai, 28 Thứ Ba, 29 Thứ Tư, 30 Thứ Năm, 31 Thứ Sáu)
3.- “Totus Tuus”: Tác Hiệu
· “Mẹ Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”: “Đừng Sợ”
Đức Gioan Phaolô II cho biết nguồn gốc của “Totus Tuus” xuất phát từ Linh Đạo Thánh Mẫu của Thánh Long Mộng Phố, và ngài đã hết sức hiện thực “Totus Tuus” qua giáo huấn và tác động đầy tính cách Thánh Mẫu của ngài. Thế nhưng, ngài còn tiết lộ một chi tiết rất đặc biệt nữa nơi “Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lõi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II”, một chi tiết liên hệ giữa chiều kích “Mẹ Đấng Cứu Chuộc” và thành phần Thụ Nhân Cứu Chuộc được ngài trấn an “Đừng sợ”, một chi tiết, có thể nói, chẳng những cho thấy chủ đích của việc ngài chọn khẩu hiệu “Totus Tuus” mà còn cho thấy được thành quả hay tác hiệu vượt bực ngoài cả sức tưởng tượng của ngài (nhất là vụ ngài bị ám sát thoát chết liên quan tới Biến Cố Đông Âu). Chi tiết quạn trọng cho thấy ngài luôn thực hiện việc phó dâng và sống tin tưởng nơi “Người Mẹ Đấng Cứu Chuộc” này đã được ngài cho biết trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh ngữ, trang 220-221).
“Đến đây, một lần nữa, chúng ta cần trở lại với Totus Tuus. Nơi những câu hỏi trước đây của bạn về Người Mẹ của Thiên Chúa cũng như về nhiều mạc khải tư đã xẩy ra, nhất là trong hai thế kỷ vừa qua. Tôi đã giải đáp bằng việc giải thích lòng tôn sùng Mẹ Maria đã phát triển ra sao nơi cuộc sống của bản thân tôi, bắt đầu từ tỉnh lỵ tôi sinh sống, đến đền thánh Kalwaria, sau cùng là tới Jasna Góra. Jasna Góra đã thuộc về lịch sử của quê hương tôi trong thế kỷ thứ 17, như một thứ ‘Đừng sợ!’ được Chúa Kitô nói qua môi miệng của Mẹ Người. Vào ngày 22/10/1978, khi tôi thừa kế Tác Vụ của Thánh Phêrô ở Rôma, thì đó chính là cái cảm nghiệm và lòng tôn sùng Mẹ Maria nơi đất nước của tôi, những gì tôi đã mang theo mình hơn bất cứ một cái gì khác.
“’Đừng sợ!’ Chúa Kitô nói với các vị tông đồ (x Lk 24:36) cũng như nói cùng các người phụ nữ (x Mt 28:10) sau khi Phục Sinh. Theo các Phúc Âm thì những lời này không được ngỏ cùng Mẹ Maria. Đức tin của Mẹ mãnh liệt, Mẹ không biết sợ. Việc Mẹ Maria thông dự vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô đã sáng tỏ đối với tôi trước hết từ cảm nghiệm của dân tộc tôi. Đức Hồng Y Stefan Wyszynski đã nói với tôi rằng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y August Hlond, đã nói những lời tiên tri này trước khi chết: ‘Nếu có được một cuộc chiến thắng thì cuộc chiến thắng này xẩy ra nhờ Mẹ Maria’. Trong khi thi hành thừa tác mục vụ của mình ở Balan, chính tôi thấy được rằng những lời này xẩy ra đúng biết bao.
“Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, lúc tôi có liên hệ hơn nữa với các vấn đề của Giáo Hội hoàn vũ, tôi đã tiến đến chỗ có cùng một niềm xác tín như thế: Ở tầm cấp hoàn vũ này, nếu có được cuộc chiến thắng nào thì đều là những cuộc chiến thắng được Mẹ nhúng tay vào. Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ, vì Người muốn các cuộc chiến thắng của Giáo Hội hiện nay và tương lai đều liên hệ với Mẹ.
“Tôi có được niềm xác tín này cho dù tôi không biết nhiều về Fatima. Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng có một sự liên tục nào đó giữa La Salette, Lộ Đức và Fatima – và trong quá khứ trước nữa, với cả Jasna Góra Balan nước tôi nữa.
“Vậy là chúng ta tiến đến với ngày 13/5/1981, ngày tôi bị đã thương bởi những viên đạn bắn vào người ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Mới đầu, tôi không để ý tới sự kiện là cuộc cố sát này đã xẩy ra vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra với 3 thiếu nhi Fatima ở Bồ Đào Nha và nói với các em những lời mà giờ đây, vào cuối thế kỷ này, dường như đã gần được nên trọn.
“Qua biến cố ấy, không phải hay sao, Chúa Kitô có lẽ muốn nói lại một lần nữa rằng: ‘Đừng sợ’? Không phải hay sao, Người đã lập lại lời huấn dụ Phục Sinh ấy cho vị Giáo Hoàng này, cho Giáo Hội, và một cách gián tiếp cho toàn thể nhân loại?”.
· “Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ”: Bí Mật Fatima phần hai ứng nghiệm
Những lời chia sẻ rất chân thành trên đây của Đức Gioan Phaolô II cho thấy là ngài, qua câu: “Mẹ Maria hiện ra với 3 thiếu nhi Fatima ở Bồ Đào Nha và nói với các em những lời mà giờ đây, vào cuối thế kỷ này, dường như đã gần được nên trọn”, muốn nói tới lời tiên tri của Mẹ Maria ở Fatima, cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai, thế này: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình”.
Những lời tiên báo của Mẹ Maria ở Fatima ngày 13/7/1917 này quả thực đã xẩy ra đúng từng chấm từng phẩy. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đã không thực sự “thắng” hay sao, khi mà, trước hết, Đức Gioan Phaolô II đã hợp cùng hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984 ở Giáo Đô Vatican; sau đó, Nước Nga đã trở lại, bằng cách tự động (chứ không phải bởi áp lực kinh tế hay chính trị từ khối tư bản trong thời Chiến Tranh Lạnh) giải thể chế độ và từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản; và nhờ đó, thế giới đã được hưởng một thời gian hòa bình… Một thời gian hòa bình bao lâu? Phải chăng thời gian bao lâu này là những gì được hàm ẩn nơi lời “dường như đã gần được nên trọn” của Đức Gioan Phaolô II trên đây, những lời ngài nói sau khi Nước Nga đã trở lại, qua tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” được xuất bản năm 1994.
Theo lịch sử diễn tiến cho thấy thì “thế giới được hưởng một thời gian hòa bình” là 10 năm. Không phải hay sao, nếu tính từ năm 1991, năm Nước Nga trở lại, thì biến cố 9/11 (2001) ở Hoa Kỳ, một biến cố khủng bố tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật của một nhóm thuộc thế giới Hồi Giáo, một biến cố từ đó đã đẩy thế giới vào một giai đoạn lịch sử mới, hoàn toàn mới: một thế giới bạo loạn hơn bao giờ hết, một nhân loại hận thù sát hại nhau hơn bao giờ hết! Việc xuất hiện của một lực lượng thứ ba, đó là lực lượng khủng bố xuất phát từ một số thành phần thuộc Hồi Giáo, (sau lực lượng Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu năm 1989, nhất là Nga Sô năm 1991), một lực lượng thứ ba ngang nhiên ra mặt chống Hoa Kỳ là đệ nhất cường quốc tiêu biểu cho lực lượng tư bản và khối Tây Phương, phải chăng là những gì đã ứng nghiệm lời tiên báo của Thánh Long Mộng Phố trong tác phẩm “Luận về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh nhân ở đoạn số 58 nhất là 59, những đoạn được vị thánh tác giả này, ngay từ đầu thế kỷ 18, đã viết về việc Thiên Chúa chiến thắng qua Mẹ Maria, đúng như cảm nhận của Đức Gioan Phaolô II trên đây, liên quan đến lời kêu gọi mở đầu cho giáo triều của ngài: “Đừng sợ!”. Câu của Thánh Long Mộng Phố là thế này:
“Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...” (cùng nguồn, đoạn 58).
“Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của mình thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai mình một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; còn Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” ( đoạn 59).
(còn tiếp)