GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 11/8/2006 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN |
? Chúa Giêsu Hiện Diện Trong Bí Tích Thánh Thể trước Con Mắt Một Người Tin Lành Trở Lại Công Giáo
? Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông
? HÀNH TRÌNH VIỆT NAM (tiếp) - Tinh Thần Phục Vụ
Chúa Giêsu Hiện Diện Trong Bí Tích Thánh Thể trước Con Mắt Một Người Tin Lành Trở Lại Công Giáo
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Căn cứ vào lời khẳng định và minh định của Chúa Giêsu“Bánh Tôi sẽ ban chính là thịt Tôi để cho thế gian được sống”, thì Người đã ban Bánh mà Người minh định là chính thịt của Người ấy vào lúc Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán trên bánh: “Này là mình Thày”. Bởi vậy, theo đức tin Công Giáo thì ngày lúc ấy, tức ngay sau lời truyền phép của Người, bánh không còn ‘là’ bánh nữa mà là ‘mình Thày’, tức bản chất của bánh ở trên tay của Người bấy giờ, một bản chất được biểu hiện nơi chữ ‘là’, không còn bản chất bánh nữa, trái lại, bản chất này, bởi quyền năng của Lời Người, đã hoàn toàn trở thành Mình Chúa Kitô, và chỉ có trở thành Mình Chúa Kitô như thế, một Thân Mình sẽ bị nộp để cứu độ trần gian, để tái sinh con người vào sự sống đời đời, tấm bánh được biến đổi ấy mới có tác dụng thần linh như lời Chúa Kitô khẳng định: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì có sự sống đời đời, và Tôi, Tôi sẽ cho keœ ấy sống lại ngày sau hết… Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ơœ trong Tôi và Tôi ơœ trong keœ ấy. Cũng như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Tôi, nên Tôi sống nhờ Cha, thì keœ ăn Tôi, chính người ấy cũng sẽ sống bởi Tôi”.
Đó là lý do có một số tâm hồn, vì được sống bởi Chúa Kitô Thánh Thể, mà ngay từ đời này, chính thân xác của họ đã cảm nghiệm được quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh, khi thân xác hướng hạ của họ, một thời đã từng trở nên khí cụ cho sự dữ, đã trở thành phương tiện cho sự sống (x Rm 6:13), những gì theo bản chất tự nhiên hướng hạ con người không thể làm được nếu không thực sự được Chúa Kitô Thánh Thể chiếm đoạt và làm chủ. Như một Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vậy.
Ai trong chúng ta cũng biết anh chị em Tin Lành của chúng ta không tin Chúa Giêsu Thánh Thể như Giáo Hội Công Giáo chúng ta. Thế nhưng, thực tế đã cho thấy có một số anh chị em Tin Lành đã trở về với Chúa Giêsu Thánh Thể của Giáo Hội Công Giáo, chẳng hạn một trường hợp điển hình như thế này. Sau những năm tháng sống không tin tưởng gì, Mark Shea đã trở lại Tin Lành, rồi sau đó gia nhập Giáo Hội Công Giáo qua những gay go về niềm tin trước mầu nhiệm Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Giờ đây ông là vị chủ biên chính của tờ Catholic Exchange, một phát ngôn viên cho tờ Catholic Answers và là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn “Này là Mình Thày: Một Người Tin Lành Khám Phá Ra Sự Hiện Diện Thực Sự”, do Christendom Press xuất bản. Nhân dịp Năm Thánh Thể (10/2004-2005), từ Seattle Washington State ông đã chia sẻ cảm nghiệm thần linh của mình với mạng điện toán toàn cầu Zenit, một bài phỏng vấn đã được phổ biến trên Zenit ngày 12/10/2004.
Vấn: Làm sao mà ông là một người Tin Lành trước kia lại khám phá ra để rồi đi đến chỗ tin tưởng vào Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể?
Đáp: Tôi là một người trở lại từ một quá khứ chẳng biết tin tưởng gì
cả. Một khi trở thành một tín hữu, tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải học hỏi từ
những người được Thiên Chúa sắp xếp đến trong đời tôi để dạy bảo tôi.
Thế nhưng, nhóm Kitô hữu tôi đã gia nhập sau khi trở thành một tín hữu lại chẳng
cử hành các phép bí tích gì cả, thậm chí cả phép rửa lẫn Bữa Tiệc Ly của Chúa.
Họ là những người thuộc phong trào thánh linh theo chiều hướng phi giáo phái và
chủ trương một thứ cực duy linh có khuynh hướng chuyên chú về linh thiêng, không
màng gì đến thể lý, nhân bản và phụng vụ.
Là một người tân tòng, tôi đã được họ dạy cho biết rằng “phép rửa đích thực là
phép rửa trong Thánh Thần; mối hiệp thông đích thực là ở chỗ Chúa Kitô nơi tôi
cảm thông với Chúa Kitô nơi bạn” v.v. Những thứ nghi thức về thể lý như Hiệp Lễ
được coi là loại chữ nghĩa chết chóc hơn là Thần Linh Sống Động. Phụng vụ được
cho là những gì thuần túy môi miệng tái tụng những lời nguyện cầu vô nghĩa.
Việc cầu nguyện đích thực bao giờ cũng là và chỉ là những gì tự phát, không bị
gò bó và bất ngờ đột xuất, vì Thần Linh muốn thổi đâu thì thổi. Dĩ nhiên, trước
hết, quan niệm về Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể được coi
như là một thứ trò bịp bợm xa xưa của thời trung cổ đã trôi dạt vào lòng Giáo
Hội thuộc Các Thời Kỳ Đen Tối (Dark Ages).
Văn tự tiêu chuẩn hiếm có cho thấy Mối Hiệp Thông này là của Thánh Gioan đoạn 6
câu 63: “Thần linh ban sự sống; xác thịt chẳng ích lợi gì. Những lời Thày nói
với các con đều là thần trí và là sự sống”. Căn cứ vào đó, chúng tôi nhận thấy
rõ ràng là mối Hiệp Thông thực sự là mối hiệp thông với Thánh Linh và mối Hiệp
Thông về thể lý là mối hiệp thông theo xác thịt và không cần thiết.
Tình trạng yếu kém về tinh thần đã là những gì có lợi trong những thời đại đã
qua. Thế nhưng, giờ đây, Thiên Chúa đang thực hiện một điều mới mẻ trên thế gian
này, nên những ai sống hòa hợp với Thần Linh của Ngài thì không còn cần đến
những thứ trợ thính thị giống như cái nạng chống nữa.
Căn cứ vào quan điểm này tôi đã gặp những khó khăn về Thánh Thể, mỗi ngày một
gia tăng, gia tăng hầu như khó kháng cự. Vì tôi cảm thấy rằng, và tôi vẫn còn
cảm thấy rằng, tôi mắc nợ với những người anh em tiên khởi của tôi đây trong
Chúa Kitô một món nợ ân tình tôi sẽ không bao giờ trả được. Chính họ là những
người đầu tiên tỏ cho tôi thấy được tình yêu của Chúa Kitô, đã dạy cho tôi
nguyện cầu và đã đọc cho tôi nghe Thánh Kinh. Họ tỏ cho tôi thấy bằng gương sáng
về cách thức làm sao để có thể sống một cuộc đời làm người môn đệ trung thực của
Chúa Kitô.
Thế nhưng, những vấn đề khác cũng bắt đầu dồn lên, một cách lộn xộn làm sao ấy,
khiến tôi phải mất một thời gian lâu mới phân loại chúng được.
Nếu những gì về thể lý không quan trọng thì tại sao Lời lại nhập thể? Nếu chúng
ta được cứu độ bởi máu Chúa Giêsu Kitô đổ ra thì có thật sự là ngu ngốc hay
chăng về ý tưởng lãnh nhận thứ máu này (chứ không phải chỉ là một biểu hiệu của
máu ấy) khi Hiệp Lễ? Nếu nghi thức bao giờ cũng là những gì xấu xa thì tại sao
chúng ta lại thực hiện nghi thức nghiên cứu Thánh Kinh hằng ngày nhỉ?
Nếu những người Công Giáo đãng thực hiện việc “tái hiến tế” Chúa Giêsu trên bàn
thờ, thì làm sao Giáo Hội Công Giáo lại lên án ý nghĩ quí vị có thể tái hiến tế
Chúa Giêsu chứ? Nếu quí vị có thể thích thuận hiến tế Chúa Giêsu bằng lời nói,
tức bằng việc xin Chúa Giêsu vào lòng của mình như là Chúa và là Đấng Cứu Thế
của mình, cũng như bằng “việc nài xin máu Chúa Kitô”, thì tại sao những người
Công Giáo không thể làm như thế theo bí tích chứ? Nếu nó chỉ là một biểu hiệu
thì tại sao không có một ai trong cả ngàn năm đầu của Giáo Hội nhận được một ghi
chú nào hết?
Những vấn nạn này cùng với nhiều vấn nạn khác đã buộc tôi phải xem xét giáo huấn
của Giáo Hội Công Giáo là những gì tôi đã luôn luôn tưởng rằng giống như là một
đám đầy những con đỉa lúc nhúc bám vào cái thân tầu Thánh Kinh vốn nguyên tuyền.
Tôi đã ngỡ ngàng khám phá ra rằng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo thực sự là
một cây cải hoàn toàn tăng trưởng và giáo huấn của Thánh Kinh là một hải cải nhỏ
bé.
Tóm lại, khi tôi đã khảo sát một số những chỉ trích của người Tin Lành về tín lý
Chúa Giêsu Hiện Diện Thực Sự trong Bí Tích Thánh Thể tôi thấy rằng những lời chỉ
trích ấy không có tính cách thánh kinh bằng kiến thức đơn thành của Giáo Hội
Công Giáo về những lời “Này là Mình Thày”.
Vấn: Những gì ít được hiểu biết nhất về Bí Tích Thánh Thể đối
với giáo dân cũng như những người không phải là Công Giáo?
Đáp: Tôi không phải là một chuyên viên thông thạo về vấn đề này, thế
nhưng, nếu căn cứ vào cuộc thăm dò đã được thực hiện cũng như vào kinh nghiệm
riêng của tôi đã từng là một người ngoài Công Giáo thì tôi nghĩ rằng điều ít
được hiểu biết nhất chính là Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích
Thánh Thể.
Đối với những người ngoài Công Giáo thì cần phải mong đợi và giải thích vấn đề
này một cách nhẫn nại chứ không phải thoáng cái là xong. Nhất là vấn đề tín lý
này, thoạt thoáng nhìn, hầu như là một hình ảnh kiểu mẫu nhất của một thứ mê tín
dị đoan quái gở. Ý tưởng về một vị Thiên Chúa nhập thể để những ai tôn thờ Ngài
có thể ăn Ngài hầu chiếm hữu được các phẩm đức của Ngài dường như là một cái gì
đó dã man tàn bạo ở vào trước thời tổ phổ Abraham, đối với cả những bộ óc phàm
nhân kể cả tâm trí nhiều người Kitô hữu nữa.
Tuy nhiên, C. S. Lewis đã khéo léo diễn tả Kitô Giáo như là một thứ kết hợp kỳ
lạ về tôn giáo vừa “dầy” lại vừa “mỏng”. Tôn giáo mỏng giống như một thứ cháo
loãng. Nó bao gồm đạo lý luân thường, những câu châm ngôn, lý lẽ, những câu ngạn
ngữ và những điển hình tân thời. Nhất thể thuyết là một thí dụ của thứ tôn giáo
mỏng này.
Tôn giáo dầy thì lại đầy những lễ nghi bí nhiệm, máu huyết, tế tụng, kỳ lạ và
khiếp sợ. Những người theo thứ tôn giáo này phải làm những điều theo luật buộc
mà hầu như chẳng biết lý do tại sao, chỉ cần biết rằng đó là những gì cần phải
tuân phục mà thôi. Do Thái Giáo thời Cựu Ước có nhiều những yếu tố dầy này,
giống như nhiều yếu tố nơi loại sùng bái bí nhiệm của dân ngoại.
Đức tin Công Giáo bao gồm cả thứ tôn giáo mỏng lẫn dầy. Quí vị buộc phải tuân
theo một thứ luật lệ về luân thường đạo lý sáng suốt, thế nhưng quí vị cũng cần
phải tham dự vào một bữa tiệc máu huyết theo nghi thức nữa. Nhiều người tân thời
đã bị dội lại trước nghi thức này và muốn biến nó thành một thứ biểu hiệu thuần
túy theo bản chất.
Thậm chí nhiều người Công Giáo cũng muốn vượt thoát khỏi cái liên hệ có vẻ dã
man với máu và hy tế này, và biến Thánh Thể thuần túy thành một bữa ăn gia đình,
với mục đích chính là để các phần tử trong cộng đồng gia đình ấy tái khẳng định
với nhau việc họ tỏ ra “chấp nhận” nhau, điều phải làm của một thứ tôn giáo rất
mỏng.
Thế nhưng, Chúa Giêsu không muốn chúng ta như thế. Người vẫn tung ra những lời:
“Này là mình Thày. Này là máu Thày” ở ngay giữa tất cả những gì làm thoải mái
việc hân hoan tổ chức ở vùng ngoại ô.
Muì tanh hôi của Hy Tế này, và mầu nhiệm khôn lường của sự Phục Sinh, khiến
chúng ta không thể quên được những gì tội lỗi của chúng ta bắt Người phải trả
cũng như những gì Người chiếm được cho chúng ta. Người sẽ không để cho đức tin
trở thành một thứ thuần quan niệm. Người nhấn mạnh đến việc giữ cho nó hiện
thực.
Vấn: Cuộc tranh luận về những trị gia phò phá thai lãnh nhận
Thánh Thể cho thấy ra sao về việc tôn kính cần phải tỏ ra đối với Bí Tích Thánh
Thể?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cuộc tranh luận này khá hiển nhiên cho thấy cái lầm lẫn trong Giáo Hội về sự hiện diện thực sự nơi Bí Tích Thánh Thể.
Nếu việc Hiệp Lễ thuần túy chỉ là một bữa ăn gia đình để tất cả chúng ta khẳng
định lại những mối liên hệ cộng đồng của chúng ta nơi biểu hiệu chia sẻ và chăm
sóc tuyệt vời này thì dĩ nhiên, nếu quí vị tin như thế, quí vị sẽ nghĩ đó là một
việc làm thổ bỉ khi hất hủi người ta ra khỏi bàn ăn gia đình này chỉ vì vấn đề
chính trị.
Thế nhưng, nếu bữa ăn này có cả mình và máu của Chúa Giêsu Kitô, hiện diện một cách bí tích như hiến tế để đền bù tội lỗi, thì vai trò làm môn đệ của chúng ta trước nhan Thiên Chúa cũng bị nguy hiểm nữa.
Đột nhiên vấn đề xẩy ra liên quan tới lời cảnh giác nghiêm ngặt của Thánh Phao
lô đối với thành phần ăn và uống mình máu Chúa một cách bất xứng thì có tội. Nó
thực sự trở thành vấn đề là quí vị đồng thời có vừa muốn sự sống cho chính bản
thân mình mà vừa lại tích cực hoạt động trong việc chối bỏ sự sống đối với người
khác hay chăng.
Bởi thế mà càng cần phải giáo dục dân chúng về những gì Thánh Thể là, nếu chúng
ta muốn họ nghĩ tưởng một cách minh bạch về ý nghĩa của Thánh Thể cũng như về
cách thức Thánh Thể cần phải được tôn trọng bởi những cuộc đời sống động vai trò
môn đệ thực sự của mình, chứ không phải chỉ bằng việc tụ họp lại với nhau trong
bầu không khí dễ chịu thoải mái.
Vấn: Những văn tự và giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đã góp
phần ra sao vào việc hiểu biết Bí Tích Thánh Thể hơn và yêu mến Bí Tích Thánh
Thể hơn?
Đáp: Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha này đã giúp tôi hơn bất cứ một điều
gì khác đó là vấn đề tôi hiểu biết và mến yêu Thánh Thể bằng việc sống động,
thậm chí bằng cả việc chết đi trong mối liên kết với Thánh Thể.
Người ta vẫn tự hỏi tại sao Ngài không thoái vị để trút gánh nặng giáo hoàng cho
người khác, những gì nặng nề đối với sức khỏe yếu kém của Ngài. Thế nhưng Ngài,
như một hy tế sống động, đang tỏ cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc thế nào là
cho đi tất cả.
Ngài đang tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta đều là những hữu thể con người, chứ
không phải là những động thể con người, và cái giá trị của một người không bị
giảm thiểu bởi nỗi yếu đuối nơi thân thể của họ.
Qua sự kiện này tôi đã thấy được tính chất sâu xa kỳ lạ của Thánh Thể, nơi Chúa
Giêsu ẩn mình đi như là một miếng bánh chẳng có thú vị gì và như là một nhấp
rượu vậy thôi, song cái vinh quang chính yếu và mầu nhiệm của vũ trụ này lại ở
ngay chỗ đó.
Vấn: Đức Thánh Cha chọn năm nay làm Năm Thánh Thể có một tầm
mức quan trọng ra sao?
Đáp: Đối với tôi thì tầm quan trọng này là ở cách thức Năm Thánh Thể cho thấy hoàn toàn phản lại với những gì thế giới đang diễn tiến vào lúc này đây. Mọi người đang kêu gào rằng việc giải quyết cuộc sống là do ở quyền lực và tranh giành: tranh giành về giai cấp, tranh giành về chủng tộc, tranh giành về giống tính nam nữ, tranh giành về tôn giáo. Mục đích hoàn toàn theo chủ nghĩa Darwin, đó là kẻ mạnh thì sống.
Nơi Thánh Thể, chúng ta thấy xuất hiện một mẫu sống thuộc thế giới khác, một thế
giới yêu thương và khiêm hạ, chứ không phải quyền lực và thống trị, một lối sống
cuối cùng sẽ được Thiên Chúa tưởng thưởng.
Vấn: Ông hy vọng ra sao về việc Giáo Hội thêm kiến thức và lòng tôn kính
đối với Chúa Giêsu Thánh Thể trong năm nay?
Đáp: Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ tiếp tục thực hiện cho chúng ta tất
cả những gì Người đang làm cho chúng ta, đó là tỏ cho chúng ta thấy hành động
yêu thương lạ lùng và tuyệt vời của Người nơi Hy Tế Thánh Lễ.
Dĩ nhiên, cái mâu thuẫn của việc thực sự hiện diện này là cái mâu thuẫn được
Chúa Giêsu tỏ ra là Hãy tìm kiếm vương quốc của Ngài trước hết rồi mọi sự khác
cũng sẽ được ban cho các con.
Thánh Thể thực sự là một bữa ăn của gia đình quay quần chung quanh bàn ăn. Khi
được rửa tội, chúng ta trở thành phần tử của gia đình Thiên Chúa. Thế nhưng, nếu
chúng ta cố gắng biến Thánh Thể thành một biểu hiệu hay một giây phút sống gia
đình thì chúng ta chẳng đạt được gì về lâu về dài cả.
Thế nhưng, nếu chúng ta tôn kính Thánh Thể theo đúng bản chất của Thánh Thể thực
sự bao gồm cả mình, máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, và sống đời
môn đệ của mình cho trọn vẹn tình nghĩa, thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đã
trở thành phần tử của gia đình này rồi mà không cần phải cố gắng làm điều ấy.
Tôi cầu xin và hy vọng rằng năm nay Thiên Chúa sẽ làm cho gia đình của Ngài gia
tăng lòng yêu mến và biết ơn về hy tế cao cả của Đấng Hiện Diện Thực Sự trong Bí
Tích Thánh Thể.
Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông
Tình Hình Căng
Thẳng
giữa
Do Thái và Các Nước
Ả
Rập
Hồi
Giáo ở
Trung Đông
Nhìn tổng lược thì vùng đất Trung Đông và lịch sử Trung Đông là một vùng đất giằng co và giành giật ngay từ đầu. Diễn tiến có thể tóm gọn như sau:
1000 BC - Vương Quốc Do Thái: Vào cuối thiên kỷ thứ hai trước Chúa Kitô Giáng Sinh, Moisen dẫn dân Do Thái ra khỏi nước Ai Cập để đến “Đất Hứa” là Canaan. Vào đầu thế kỷ 12 BC, miền này đã bị dân du mục Philistines chiếm cứ khoảng 150 năm. Có những lúc người Hy Lạp và Rôma đã gọi miền này là “Đất của Người Philistines” và tên gọi Palestine được phát xuất từ đó. Dân Do Thái đã thành lập vương quốc của mình dưới thời vua Saolê vào khoảng năm 1020 BC. Đền thờ Giêrusalem được xây cất và hoàn thành vào đời vua thứ ba của vương quốc Do Thái là Solomon. Đến độ năm 950, tức sau đời vua Solomon, thì vương quốc Do Thái trở thành hai nước: nước Israel có thủ đô là Samaria, và nước Giuđa có thủ đô là Giêrusalem.
312 AD - Kitô Giáo và Thánh Địa: Qua các thế kỷ, Palestine bị các đế quốc cai trị, như đế quốc Ba Tư, Babylon, Assyria, Hy Lạp và Rôma; đế quốc cuối cùng kéo dài tới cả thời của Chúa Giêsu. Vào năm 312 sau Chúa Kitô Giáng Sinh, Hoàng Đế Rôma Constantine trở lại Kitô giáo, và Giêrusalem trở thành mục tiêu hành hương của Kitô hữu. Truyền thống cho rằng Chúa Giêsu bị đóng đanh và chôn táng ở địa điểm Ngôi Thánh Đường Mồ Thánh ở Giêrusalem bây giờ.
691 – Ngôi Đền Hồi Giáo ở Giêrusalem: Những người Ả Rập Hồi Giáo, dưới quyền lãnh đạo của Umar đã chiếm Palestine vào năm 640, và vào năm 691 đã xây cất một trong những đền thờ linh thánh nhất của Hồi Giáo ở đó là Ngôi Vòm Đá, ngay ở vị trí của Ngôi Đền Do Thái đã được vua Solomon xây cất ở Giêrusalem trước kia. Địa điểm này được chọn để xây đền thờ Hồi Giáo vì chỗ ấy được tin rằng là nơi tiên tri Mohammed về trời.
1516 – Đế Quốc Ottomans: Mảnh đất Thánh Địa tranh chấp giữa Do Thái và Palestine này được chấm dứt vào năm 1291 khi đám nô lệ hiếu chiến Mamluks nổi dậy lất đổ những nhà cầm quyền Ai Cập và thiết lập triều đại trong vòng 260 năm ở Trung Đông. Sau đó, họ bị những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman lật đổ và chiếm Palestine gần 300 năm.
1882 – 1897 – Phong Trào Quốc Gia: Để phản ứng trước tình trạng càng ngày càng tăng về việc chống lại giống dân Semitism (cả Do Thái lẫn Ả Rập) ở Âu Châu vào cuối thế kỷ 19, một số người Do Thái Âu Châu có uy thế đã thành lập một phong trào gọi là Zionism (Do Thái Phục Quốc) với mục đích để tái thiết quê hương Do Thái ở Palestine. Trong những năm trước Thế Chiến I (1914-1918), những nhà Phục Quốc Do Thái thiết lập được 12 thuộc địa ở Palestine giữa một thành phần dân chúng hầu hết là Ả Rập và Hồi Giáo. Nhiều cuộc định cư của người Do Thái đã xẩy ra ở phần đất mua được từ những người Ả Rập. Phong trào quốc gia bấy giờ cũng bắt đầu nổi lên để chống lại việc thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ.
1917 – Arhtur J. Balfour: Sau Thế Chiến I, Hiệp Vương Quốc (United Kingdom of Great Britain) kiểm soát Palestine và chấp nhận tư tưởng của Bộ Trưởng Ngoại Giao Arthur J. Balfour về “một ngôi nhà quốc gia” cho những người Do Thái. Hiệp Vương Quốc cũng hứa tôn trọng quyền lợi của những người không phải là Do Thái ở miền ấy, và cho phép các vị lãnh đạo Ả Rập được quyền tự trị. Tuy nhiên, chính vì thế mới có chuyện hiểu lầm tai hại là những người Ả Rập tưởng Palestine là một quốc gia độc lập của người Ả Rập là những gì không đúng với ý định của Hiệp Vương Quốc.
1920 – Đụng độ vũ khí: Hiệp Vương Quốc Anh bắt đầu cai trị Palestine năm 1920. Họ tuyên bố sẽ thiết lập một quê hương cho người Do Thái ở vùng này, thế nhưng quê hương này sẽ hiện diện ở Palestine và không bao gồm toàn xứ sở ấy. Bởi thế đã xẩy ra ngay trong năm nay những cuộc nổi loạn của người Ả Rập chống lại phong trào Phục Quốc Do Thái, và năm 1929, một cuộc tranh chấp về Bức Tường Than Khóc đã châm mồi cho cuộc nổi loạn nữa của người Ả Rập và gây nên một cuộc triệu tập Thánh Chiến Hồi Giáo. Kết quả là những người Do Thái bắt đầu tự vệ và cả hai bên gây ra những cuộc khủng bố tấn công nhau.
1937 –
Đức
Quốc
Xã Nazi:
Cuộc
nổi
dậy
của
Đức
Quốc
Xã ở
Âu Châu đã
tăng
sức
cho phong trào Phục
Quốc
Do Thái, và Hiệp
Vương
Quốc
đã
tăng
con số
di dân Do Thái về
Palestine từ
5 ngàn vào năm
1932 lên 62 ngàn vào 3 năm
sau đó.
Sợ
rằng
những
người
Do Thái sẽ
nắm
quyền
kiểm
soát, những
người
Ả
Rập
đã
bắt
đấu
thực
hiện
một
loạt
tấn
công và tẩy
chay. Một
ủy
ban của
Hiệp
Vương
Quốc
dự
định
là Palestine phải
được
phân chia thành nước
Do Thái,
Ả Rập
và Hiệp
Vương
Quốc,
một
điều
đã
được
thành phần
Phục
Quốc
Do Thái ưng
thuận
không cần
suy nghĩ.
Thế
nhưng
những
người
Ả
Rập
bác bỏ
tư
tưởng
này, cương
quyết
chống
lại
dự
án thành lập
một
quốc
gia Do Thái. Trong vòng 12 năm,
từ
1933 đến
1945, thời
gian tế
thần
(Holocaust) dân Do Thái, Adolf Hitler của
Đức
Quốc
đã
bách hại
những
người
Do Thái và các
đám
dân thiểu
số.
Đức
Quốc
Xã đã
sát hại
khoảng
6 triệu
người
Do Thái trong khoảng
thời
gian ấy.
1939-1947 - Thế
Chiến
Thứ
Hai:
Các người
Do Thái tị
nạn
từ
cuộc
bách hại
để
Tế
Thần
ở
Âu Châu đã
đổ
về
Palestine vào thời
Thế
Chiến
Thứ
II (1939-1945), khiến
cho việc
thành lập
một
quốc
gia Do Thái lại
càng trở
nên khẩn
trương.
Những
người
Ả
Rập
thành lập
Hiệp
Hội
Ả
Rập
như
là một
lực
lượng
chống
lại
phong trào Phục
Quốc
Do Thái. Vào năm
1947, Hiệp
Chủng
Quốc
đã
bỏ
phiếu
để
phân chia Palestine thành hai quốc
gia Ả
Rập
và Do Thái, trong
đó
nước
Do Thái chiếm
55% lãnh thổ
bên phía tây sông Dược-Đăng
(Jordan), còn Giêrusalem
được
ấn
định
là một
khu vực
quốc
tế.
(bài tiếp: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông - phần 2)
HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Tinh Thần Phục Vụ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tinh Thần Phục Vụ
Dân tôi lam lũ vất vả, tay làm hàm nhai, với đủ mọi ngành nghề như thế, nhất là với những công việc đậm đà bản sắc quê hương như vậy, một bản sắc Việt Nam tôi chưa từng biết tới, và không thể nào cảm nghiệm hết, nếu không có chuyến xuyên Việt 2006 này. Ngoài ra, tôi còn hãnh diện với tinh thần phục vụ của dân tộc tôi nữa, nơi một số cá nhân tôi gặp.
|
Chẳng hạn, nơi một em hướng dẫn viên du lịch (tour guide), khoảng hai mươi mấy tuổi, tuổi ra trường đại học ngành du lịch Việt Nam, trẻ như ba người hướng dẫn viên du lịch của tôi ở 3 miền bắc trung nam. Em dẫn một nhóm thanh niên nam nữ sinh viên ngoại kiều tham quan Vịnh Hạ Long. Họ là nhóm ngủ trên chiếc du thuyền nhóm chúng tôi đi ké vào ngày hôm sau, từ Cát Bà về Hạ Long. Tuy nhiên, chiếc du thuyền này đã ngừng lại ở ngoài khơi, nhất định không chịu vào bờ. Vì một chiếc chìa khóa bị gẫy, theo nhân viên của chiếc du thuyền, gây ra bởi một nam sinh viên của em hướng dẫn viên du lịch. Tuy người sinh viên này nói rằng chiếc chìa khóa ấy bị gẫy trước rồi, song anh ta vẫn sử dụng để đóng mở được cửa phòng như thường, như anh chứng minh cho nhân viên du thuyền thấy rõ điều ấy.
Nhưng chủ thuyền, khi được nhân viên lái thuyền gọi điện thoại di động về văn phòng trung ương xin giải quyết vấn đề, đã bắt người sinh viên này phải bồi thường 100.000 đồng Việt Nam (tương đương với 6 Mỹ kim). Bằng không, thuyền sẽ không vào bến. Bất kể các du khách khác có muốn lên bờ tiếp tục cuộc du hành. Nhưng anh chàng sinh viên ấy nhất định không trả, vì cảm thấy mình không có lỗi. Biết được đầu đuôi câu truyện, tôi đã nói với người lái thuyền rằng, tôi sẽ bồi thường cho chiếc chìa khóa. Nhưng ngay sau đó, tôi đã thấy chính em hướng dẫn viên du lịch đưa tiền cho người lái thuyền. Chiếc thuyền bắt đầu tiến vào bờ, khi người lái thuyền cho biết, số tiền bồi thường của em hướng dẫn viên du lịch ấy còn lớn hơn cả số tiền em làm một ngày nữa. Gia đình tôi và một gia đình Việt kiều khác, thấy vậy, đã góp nhau bù lại cho em trọn số tiền em đã hy sinh bỏ ra vì quyền lợi của tha nhân.
|
Ở Trại Cùi Di Linh Lâm Đồng, nơi tôi đã ghé một lần duy nhất vào năm 1970, trước 3 năm vị sáng lập trại cùi này vĩnh viễn nằm xuống, nhưng bấy giờ tôi không được diễm phúc chiêm ngưỡng dung nhan của một vị thừa sai Pháp đáng kính đáng phục như một vị thánh ấy. Lần này, tôi đã lên thăm phòng làm việc rất đơn sơ của ngài, và đến viếng mộ của ngài, một ngôi mộ có tấm bảng nhỏ bên trên: “Jean Cassaigne. Amor et Caritas. 1895-1973”. Jean Cassaigne là một vị linh mục thừa sai Pháp Quốc. Nhập Chủng Viện của Hội Thừa Sai ngày 7/9/1920. Ngày 19/12/1925 được thụ phong linh mục. Ngày 5/5/1926, ngài đã đến Sài Gòn sau 30 ngày lênh đênh trên sóng nước. Ngày 18/11/1926, ngài nhận được bài sai “về truyền giáo vùng đất mới Djiring”. Ngày 24/1/1927, ngài tới một nơi mà bản đồ thời ấy ghi là “Đất Hoang, Bộ Lạc Mọi”. Chúa Nhật 30/1/1927, ngài dâng Thánh Lễ đầu tiên ở đây với 5 người duy nhất. Ngày 24/6/1941, ngài được tấn phong làm giám mục Sài Gòn. Ngày 19/12/1945, ngày kỷ niệm thụ phong linh mục cũng là ngày ngài khám phá ra mình đã bị nhiễm bệnh phong. Ngày 2/12/1955, ngài đã trở về với đoàn con cái phong cuì của mình ở Di Linh, cho tới khi qua đời, với khẩu hiệu: Yêu Thương và Bác Ái (Amor et Caritas), như một người cùi giữa người phong!
|
Cũng tại nơi đây, tôi còn thấy được truyền nhân của ngài, còn thấy được một hiện thân của Mẹ Têrêsa Calcutta Việt Nam. Đó là một nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn. Bà đã phục vụ ở đây 38 năm, từ năm mới lên 27 tuổi. Bà đã mở mang cho rộng lớn hơn rất nhiều công trình được vị sáng lập gầy dựng từ ban đầu. Bà đã hết sức vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm cả khu nạn nhân (cũ) và bệnh nhân (mới), lẫn phòng làm giầy trị liệu cho những người anh chị em xấu số này. Ánh mắt và thái độ tỏ ra mến thương của mọi thành phần nạn nhân và bệnh nhân đối với bà, chứng tỏ bà đã biết hết mọi người và từng người bà phục vụ như con cái. Nên bà đã được 95% số người ở đây, thuộc dân tộc K’Ho và Nùng, gọi là Mơi Mậu (tức là Mẹ Mậu). Trong tổng số 219 người, một số là con cái của họ, và trong số những người con ấy, bà đã nuôi cho ăn học thành 3 bác sĩ và 2 kỹ sư, đang phục vụ cho chính trại cùi này.
|
Khi bà đang dẫn chúng tôi từ khu nạn nhân đến khu bệnh nhân, tôi thấy một nữ tu trẻ đẹp, đang phục vụ bệnh nhân ở đấy, đang tiến ngược về phía phái đoàn viếng thăm của chúng tôi. Tôi tránh sang một bên, đợi đến khi người nữ tu bước ngang qua trước mặt mình, tôi lên tiếng nói: “ngưỡng phục, ngưỡng phục!” Một nữ tu trẻ đẹp, mới 32 xuân xanh, như Mơi Mậu cho biết. Kể như chôn vùi cuộc đời thanh xuân phơi phới đầy tương lai của mình trong trại cùi này. Hoàn toàn tự nguyện. Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết 80 tuổi, và một người đang sống 70 tuổi, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính mà là đức ái trọn hảo!
Chắc chắn người nữ tu Việt Nam trẻ đẹp ấy không thể nào tự mình có thể hy sinh tận tuyệt đến như thế, ít là cho tới bấy giờ, nếu không được thu hút bởi Đấng là Tình Yêu, Đấng cũng đã bất ngờ chiếm đoạt con tim của một chiêu đãi viên hàng không người Pháp. Cô chiêu đãi viên xinh đẹp duyên dáng Pháp quốc này đã trở thành một nữ tu, và đã hiến trọn cuộc đời để phục vụ những anh chị em xấu số của mình, cũng tại chính trại cùi Di Linh này, người nữ tu được Mơi Mậu cho biết là “trẻ đẹp” và “chết rồi”. Người chiêu đãi viên hàng không trở thành người nữ tu phục vụ trại cùi Di Linh ấy, như truyện kể, đã thực sự được Vị Tình Quân là Tình Yêu của cô chinh phục trên một chuyến bay, sau khi nghe thấy một vị hồng y nói rằng: cô đẹp lắm, nhưng cái duyên sắc mà cô có được là do Thiên Chúa đã lấy của bao nhiêu người cùi để trang điểm cho cô đó!
(mai tiếp: Ngưỡng Vọng Việt Nam)