GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 27/8/2006 TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN |
? Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Một dân lữ hành; Một ngày hy vọng
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XVIII Thường Niên 6/8/2006 về Lễ Chúa Giêsu Biến Hình
? Các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’
Ngày của Chúa / Dies Domini: Ngày của Giáo Hội / Dies Ecclesiae - Một dân lữ hành; Một ngày hy vọng
Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html
(loạt bài về Chúa Nhật cho các Chúa Nhật kể từ Chúa Nhật 23/4/2006)
Một dân lữ hành
37. Vì Giáo Hội lữ hành qua giòng thời gian nên việc qui chiếu về Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô cũng như việc tái diễn hằng tuần cuộc tưởng niệm long trọng này là những gì nhắc nhở chúng ta về cuộc lữ hành có tính cách cánh chung của Dân Chúa. Từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật kia, Giáo Hội tiến về “Ngày Của Chúa” sau hết, một Chúa Nhật không cùng. Niềm trông mong Chúa Kitô đến được ghi khắc trong chính mầu nhiệm Giáo Hội (55) và được sáng tỏ nơi hết mọi cuộc cử hành Thánh Thể. Thế nhưng, vì đặc biệt tưởng nhớ đến vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh mà Ngày Của Chúa gợi lên một cách mãnh liệt hơn vinh quang mai này khi Người “trở lại”. Điều này làm cho Chúa Nhật trở thành một ngày Giáo Hội, ở một nghĩa nào đó, khi chiếu tỏ hơn nữa căn tính là “Hiền Thê” của mình, ngưỡng vọng về thực tại cánh chung Giêsusalem thiên quốc này. Khi qui tụ con cái mình lại thành cộng đồng Thánh Thể và dạy cho họ biết chờ đợi “Vị Phu Quân thần linh”, Giáo Hội đang thực hiện một thứ “thao luyện lòng ước mong” (56), vì được tiên hưởng niềm vui trời đất mới, lúc mà thành thánh là tân Gia Liêm từ nơi Thiên Chúa mà xuống “sẵn sàng như cô dâu trang điểm để nghênh đón phu quân của mình” (Rev 21:2).
Một ngày hy vọng
38. Được quan niệm như thế, Chúa Nhật không phải chỉ là ngày đức tin mà còn là ngày của niềm hy vọng Kitô giáo nữa. Việc thông phần vào “Bữa Tiệc Ly của Chúa” là việc ngưỡng vọng đến cuộc cánh chung “hôn lễ của Con Chiên” (Rev 19:9). Khi cử hành việc tưởng niệm Chúa Kitô này, một Chúa Kitô phục sinh và lên trời, cộng đồng Kitô hữu đợi chờ “trong niềm hy vọng hân hoan về việc Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô tới” (57). Được canh tân và nuôi dưỡng bằng nhịp điều hằng tuần tha thiết này, niềm hy vọng Kitô giáo trở thành men và ánh sáng cho niềm hy vọng của nhân loại. Đó là lý do tại sao Lời Nguyện Cộng Đồng chẳng những cầu xin cho các nhu cầu của cộng đồng Giáo Hội riêng mà còn cho những nhu cầu của toàn thể nhân loại nữa; và Giáo Hội, khi qui tụ lại với nhau để cử hành Thánh Thể, tỏ cho thế giới thấy rằng Giáo Hội cảm thấy như là của mình “các niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu của con người ngày nay, nhất là của thành phần nghèo cũng như của tất cả những ai khổ đau” (58). Bằng việc hiến dâng Thánh Thể Chúa Nhật, Giáo Hội tôn vinh chứng từ được con cái mình nỗ lực dâng hiến mỗi ngày trong tuần khi loan truyền Phúc Âm và thực thi bác ái nơi thế giới hoạt động cũng như nơi tất cả những công việc của đời sống; nhờ đó Giáo Hội chiếu tỏ hơn nữa căn tính của mình” như là một bí tích, hay là dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với toàn thể nhân loại” (59)
(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật)
? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XVIII Thường Niên 6/8/2006 về Lễ Chúa Giêsu Biến Hình
Anh Chị Em thân mến,
Chúa Nhật này, Thánh Ký Marcô trình thuật rằng Chúa Giêsu đã mang Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao với Người và đã biến hình trước mặt các vị, trở nên chói lọi đến nỗi ‘trắng hơn thợ tẩy có thể làm được’ (Mk 9:2-10).
Hôm nay, phụng vụ kêu mời chúng ta hãy gắn mắt tâm hồn của chúng ta vào mầu nhiệm ánh sáng. Trên bộ mặt hiển dung của Chúa Giêsu, một tia sáng được Người giữ lấy bên trong chiếu tỏa ra. Cũng ánh sáng này đã rạng ngời trên dung nhan của Chúa Giêsu trong ngày phục sinh. Theo ý nghĩa ấy thì biến cố Biến Hình như là một tiên hưởng Mầu Nhiệm Vượt Qua vậy.
Cuộc Biến Hình kêu mời chúng ta hãy mở con mắt tâm hồn của chúng tar a trước mầu nhiệm ánh sáng của Thiên Chúa hiện diện suốt giòng lịch sử cứu độ. Khi bắt đầu tạo dựng, Đấng Toàn Năng đã phán: ‘Fiat lux – hãy có ánh sáng’ (Gen 1:2), và ánh sáng được tách khỏi bóng tối. Như các vật tạo sinh khác, ánh sáng là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó về Thiên Chúa. Nó thực sự là phản ánh vinh quang của Ngài qua việc tỏ hiện của vinh quang này. Khi Thiên Chúa xuất hiện thì ‘sự rạng ngời của Ngài như ánh sáng, những tia sáng lóe ra từ tay của Ngài’ (Heb 3:3ff).
Trong các bài thánh vịnh, ánh sáng là chiếc áo choàng được Thiên Chúa che phủ chính mình Ngài (x Ps 104:2). Trong Sách Khôn Ngoan, cái biệu hiệu ánh sáng được sử dụng để diễn tả chính yếu tính của Thiên Chúa: Đức Khôn Ngoan, từ vinh quang của Ngài tuôn tỏa, là ‘phản ảnh ánh sáng vĩnh hằng’, trổi vượt hơn bất cứ một ánh sáng tự nhiên nào (x Wis 7:27,29ff).
Trong Tân Ước, chính Chúa Kitô là Đấng cho thấy trọn vẹn việc tỏ hiện của ánh sáng Thiên Chúa. Việc Phục Sinh của Người đã đánh bại quyền lực tối tăm của sự dữ đến muôn đời. Với Chúa Kitô Phục Sinh, sự thật và tình yêu chiến thắng gian dồi và tội lỗi. Nơi Người, ánh sáng của Thiên Chúa nhờ đó vĩnh viễn chiếu soi đời sống của con người và giòng lịch sử: ‘Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không bước đi trong tăm tối song sẽ được ánh sáng sự sống’, Người đã phán như thế trong Phúc Âm (Jn 8:12).
Ở cả thời đại của chúng ta nữa, chúng ta cũng hết sức cần phải ra khỏi bóng tối tăm của sự dữ, cần phải cảm nghiệm được niềm vui của thành phần con cái sự sáng! Chớ gì Mẹ Maria, Vị chúng ta tưởng kính hôm qua một cách đặc biệt sùng mến nhân dịp lễ nhớ hằng năm Đền Thờ Đức Bà Cả được cung hiến, xin cho chúng ta được tặng ân này. Chớ gì Đức Trinh Nữ này cũng xin ban hòa bình cho các dân tộc ở Trung Đông đang bị chới với bởi cuộc chiến huynh đệ tương tàn! Chúng ta quá biết là hòa bình trước hết và trên hết là tặng ân của Thiên Chúa ban cần phải thiết tha van nài cầu nguyện, thế nhưng đồng thời chúng ta cũng cần nhớ rằng nó cũng là việc dấn thân của tất cả mọi con người thiện tâm. Chớ gì đừng có một ai lẫn tránh nhiệm vụ này!
Bởi thế, trước niềm đau thương nhận thấy rằng cho đến nay các tiếng nói yêu cầu thực hiện một cuộc ngưng chiến ngay ở miền đất bị giày vò ấy không được đáp ứng, tôi cảm thấy rất cần phải lập lại lời kêu gọi khẩn trương của mình về vấn đề này, xin mọi người hãy thực hiện một việc đóng góp hiệu nghiệm vào việc xây dựng một nền hòa bình chân chính và bền bỉ. Tôi xin ký thác lời kêu gọi mới này cho việc chuyển cầu của Rất Thánh Trinh Nữ Maria.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/8/2006
Các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’
(tiếp 26 Thứ Bảy bài Thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’ (morning-after pill): Tổng Thống Bush ủng hộ việc cho phép các em thiếu nữ được sử dụng)
Một trong những hành động đầu tiên của tân chính phủ Ý đó là việc thông báo cho phép cứ việc thử sử dụng các loại thuốc phá thai, như milespristone, Mifeprex và RU-486. Tờ nhật báo Ý Corriere della Sera, trong số phát hành ngày 23/5/2006, đã cho biết là Bộ Trưởng Y Tế Livia Turco loan báo rằng một số nhà thương có thể nhập cảng các loại thuốc ấy để thí nghiệm.
Quyết định này là những gì đảo ngược việc chính phủ cũ cấm các thứ thử nghiệm sau một cuộc tranh luận vào năm ngoái 2005. Quyết định cho thử nghiệm này liền gặp những phản ứng chống đối, chẳng hạn như từ vị chủ tịch của Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Gia là Francesco D’Agostino, vị này đặc biệt cảnh giác tác dụng tiêu cực của các loại thuốc phá thai này đối với những nữ giới nào muốn sử dụng chúng.
Tờ L’Osservatore Romano, số ra ngày 24/5/2006, đã nhận định là quyết định mới của chính phủ là những thứ khí giới mới chống lại sự sống, một quyết định quá vội vàng hấp tấp, thiếu tính cách dân chủ, không chịu lắng nghe ý kiến phò chống của quần chúng về một vấn đề gay go như thế.
Quyết định của chính phủ Ý xẩy ra trong khi ở Hoa Kỳ lại đang lo ngại về việc sử dụng thuốc phá thai RU-486. Loại thuốc này có liên quan tới 4 cái chết ở California và 1 ở Canada. Theo các nhà chuyên viên thì những cái chết này là hậu quả của những thứ nhiễm khuẩn do việc sử dụng thứ thuốc này.
Theo hãng thông tấn Associated Press thì vào ngày 11/5/2006, các khoa học gia đã họp lại để bàn về vai trò của loại thuốc phá thai ấy trong việc gây ra chết chóc. Các ý kiến trong cuộc họp này tỏ ra bất nhất, trong đó, có những ý kiến cho rằng việc sử dụng loại thuốc RU-486 có thể làm lây lan vi khuẩn, và cũng có các ý kiến kêu gọi hãy nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định.
Giáo sư sản phụ khoa James McGregor ở Trung Tâm Khoa Sức Khỏe của Viện Đại Học Colorado đã nói rằng nguy cơ tử vong gây ra bởi những việc phá thai bằng thuốc như thứ thuốc này là 1 trong 80 ngàn vụ. Con số này cao hơn con số phá thai theo kiểu mổ xẻ là 1 trong 1 triệu vụ. Vị giáo sư này, theo hãng AP, khuyến cáo như sau: ‘Tôi đề nghị là chúng ta hãy giảm bớt hay loại trừ di loại thuốc mifespristone, hay ít là xem xét nó’.
Tờ Washington Post trong số ra ngày 17/5/2006, đã tường trình là tiểu ban phụ của Hạ Viện đặc trách về Vấn Đề Công Lý Tội Ác, Chính Sách Thuốc Men và Các Nguồn Nhân Lực, cũng đã nghe được chứng cớ liên quan tới những nguy hiểm của việc dùng thứ thốc phá thai. Bà Michelle Gress, cố vấn viên cho tiểu ban phụ này và là nữ phát ngôn viên cho vị trưởng tiểu ban là Mark Souder, đã cảnh báo rằng: ‘Căn cứ vào chứng cớ chúng ta có được về việc tử vong cùng với những phản ứng trầm trọng, thành phần chế loại thuốc này cần phải rút nó lại khỏi thị trường từ lâu rồi mới phải’.
Souder là một trong 83 người đồng lòng ủng hộ một dự luật buộc loại thuốc này phải biến mất trên thị trường. Dự luật mang tên ‘Holly’s Law’, theo tên của Holly Patterson, một thiếu nữ California 18 tuổi đã bị chết vì nhiễm trùng sau khi sử dụng thứ thuốc phá thai ấy.
Theo một bản tường trình ngắn của nhân viên thuộc tiểu ban phụ của Hạ Viện thì cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA (U.S. Food and Drug Administration) ‘đã công nhận những cái chết của 8 phụ nữ liên quan tới thứ thuốc phá thai, 9 vụ bị đe dọa tới tính mạng, 232 vụ bị đưa vào nhà thương, 116 vụ được truyền máu, và 88 vụ bị nhiễm trùng’. Ngoài ra, bản báo cáo này còn ghi nhận rằng những con số tường trình trên đây được thêm vào tổng số 990 tường trình về các biến cố phản ứng tai hại kể từ ngày 31/3/2006.
Mối quan về loại thuốc phá thai RU-486 đã xuất hiện từ một nguồn tín liệu không ngờ là tờ New York Time. Bài xã luận của tờ báo này ra ngày 10/4/2006 đã nhận định rằng, những bản tường trình về con số tử vong của nữ giới ‘đang làm cho cách điều dưỡng theo loại thuốc RU-486 xem ra ít thu hút hơn người ta đã từng nghĩ’.
Bất chấp chứùng cớ mỗi ngày một gia tăng về phản ứng tai hại của loại thuốc phá thai như thế, ở Úc Đại Lợi vẫn diễn ra việc nhập cảng loại thuốc RU-486. Đầu năm 2006, Quốc Hội liên bang đã tước quyền hạn của vị bộ trưởng y tế để ngăn chặn vấn đề nhập cảng thứ thuốc tai hại này, trao quyền của ông cho cơ quan Quản Trị Các Sản Vật Trị Liệu, tương tự như cơ quan FDA ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, ở Hiệp Vương Quốc, có 10 ngàn vụ phá thai bằng thuốc trong năm 2005. Theo tờ báo Times trong số ra ngày 29/5/2006 thì dữ kiện trên đây được cung cấp bởi cơ quan Hiệp Vương Quốc Giúp Tham Vấn Việc Thụ Thai BPAS (British Pregnancy Advisory Service), một cung cấp viên phá thai lớn nhất xứ sở này. Con số trên đây mới gần 1/3 tổng số 32 ngàn vụ phá thai được BPAS năm ngoái cung cấp cho nữ giới có thai 9 tuần lễ đầu.
Theo bà Trưởng Ban Điều Hành BPAS Ann Furedi, qua một bài viết trên mạng điện toán toàn cầu ‘Spiked’ được phổ biến hôm Thứ Hai 5/6/2006, thì loại thuốc phá thai này là ‘một phương pháp an toàn, khả tín, hiệu nghiệm cho việc phá thai theo y khoa’. Thế nhưng, tác phẩm ‘La favola dell’s aborto facile: Miti e realtà della pillola RU486’ (Cái Hư Cấu của Việc Phá Thai Dễ Dàng: Những Truyện Hoang Đường và Thực Tại của Loại Thuốc RU 486), được xuất bản vào đầu tháng 6/2006, thì lại khác hẳn.
Tác phẩm nói có sách mách có chứng này đã nhấn mạnh tới một hiện tượng lý thú ở Ý, đó là hiện tượng liên minh giữa nhóm nữ quyền và nhóm phó sự sống. Vị đồng tác giả của tác phẩm này là Eugenia Roccella xuất thân từ một cuộc đời cực tả và vô tín ngưỡng. Bà cũng là một nhân vật chính trong phong trào giải phóng nữ giới ở Ý vào thập niên 1970. Còn vị tác giả kia là Assuntina Morresi lại là một người Công Giáo phò sự sống.
Hai lực lượng đối chọi nhau giữa nữ quyền và phò sự sống được hiện thân qua 2 vị tác giả của tác phẩm hy hữu có một không hai ấy đã cung cấp tín liệu mới nhất về những mối nguy hiểm gây ra bởi việc sử dụng loại thuốc phá thai, cả về thể lý lẫn tâm lý. Mục đích chính yếu của tác phẩm này là để đánh tan quan niệm cho rằng sử dụng thuốc phá thai là cách dễ phá thai nhất. Bên phó sự sống sợ rằng loại thuốc phá thai làm cho việc phá thai trở thành quá thuận lợi, còn nhóm phò phá thai lại cho rằng phá thai bằng thuốc dễ hơn bằng cách giải phẫu.
Thật vậy, hai vị nữ tác giả đã cho biết là việc phá thai bằng hóa chất thì khó khăn và bất trắc hơn là bằng giải phẫu. Việc sử dụng thuốc phá thai đòi phải thường xuyên tới y viện. Theo dữ kiện của FDA thì chỉ có 3% trường hợp phá thai công hiệu trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi sử dụng viên thuốc phá thai đầu tiên thôi.
Loại thuốc phá thai cũng thường gây ra những triệu chứng như đau bụng và chuột rút, buôn nôn, xuất huyết, nhức đầu và ói mửa. Phần đau đớn nhất của tiến trình phá thai bằng thuốc này đó là khi cái thai cuối cùng bị trục khỏi thân thể của người mẹ, một tình trạng đớn đau có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Theo nhị vị tác giả này thì con số tử vong trên thế giới gây ra cho thành phần phá thai bằng hóa chất thuốc men này, kể từ cuối tháng 3/2006, đã lên tới 13 vụ. Con số đích thực về những trường hợp tử vong này, theo cuốn sách, còn cao hơn nữa, vì nói chung thì truyền thông thường có khuynh hướng không tường trình các chết chóc và những trục trặc khác liên quan tới vấn đề sử dụng thuốc phá thai.
Tác dụng tai hại của việc sử dụng thuốc ngừa thai không phải chỉ gây ra cho thể lý người nữ mà thôi. Nhiều nữ giới, 56%, theo tường trình trong tác phẩm trên, thực sự thấy được thi thể của bào thai bị phá. Cảm nghiệm chấn động này có thể gây ra ác mộng và những ám ảnh nơi người phụ nữ phá thai bằng thuốc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/6/2006