GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 21/12/2007

BÁT NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH

 

?  Thánh giáo phụ Paulinus thành Nola: "Thánh Paulinus không viết những luận  đề về thần học, thế nhưng ...".

?  Bí Mật Maria (39-42) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Tin  Tưởng Phó Thác NHƯ TRẺ NHỎ

 

 

 

 

?    

Thánh giáo phụ Paulinus thành Nola

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/12/2007 – Bài Giáo Lý 62 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

(tiếp 20 Thứ Năm)

 

Vì có duyên nợ với văn chương, Thánh Paulinus đã không từ bỏ tài năng thi ca ngài vẫn muốn vun trồng, những không phải là hình thức theo cảm hứng của huyền thoại và những chiều hướng ngoại đạo. Cảm quan của ngài có một vẻ đẹp mới, đó là vẻ đẹp của vị Thiên Chúa làm người, tử giá và phục sinh, nhờ Người mà giờ đây ngài là một thi sĩ. Thực ra ngài đã không từ bỏ thi ca; bấy giờ ngài lấy cảm hứng từ Phúc Âm, như ngài cho biết nơi câu sau đây: “Đối với tôi thì đức tin mới là nghệ thuật duy nhất, và Chúa Kitô là thi ca của tôi” ("At nobis ars una fides, et musica Christus": "Carmen" XX, 32).

 

Những bài thơ của ngài là những bài hát về đức tin và yêu thương, trong đó, lịch sử thường nhật về những biến cố lớn nhỏ đều được thấy như là lịch sử cứu độ, lịch sử về vị Thiên Chúa ở với chúng ta. Nhiều sáng tác này, cũng được gọi là Những Bài Thơ Giáng Sinh, có liên hệ tới cuộc hội lễ hằng năm của Thánh tử đạo Felix, vị được ngài chọn làm quan thày trên  thiên đàng của ngài. Khi nhớ đến Thánh Felix là ngài có ý ca ngợi chính Chúa Kitô, với niềm xác tín rằng chính nhờ việc môi giới của vị thánh này mà ngài đã được vinh quang trở lại: “Nơi ánh sáng của ngài, ôi vị hoan lạc, mà tôi đã mến yêu Chúa Kitô” (“ Carmen” XXI, 373).

 

Ngài đã muốn bày tỏ cũng tâm tưởng này bằng việc nới rộng đền thánh ấy thành một tân đền thờ, nơi có những bức tranh được chỉ dẫn bằng những ghi chú đã trở thành một thứ giáo lý về thị giác cho khách hành hương. Đó là ly do ngài đã giải thích dự án của ngài trong một bài “Carmen” được viết cho một giáo lý viên  khác là Thánh Nicetas ở Remesiana, trong khi đi kèm với vị giáo lý viên  này lúc vị giáo lý viên ấy viếng thăm đền thờ: “Giờ đây tôi muốn ngài hãy chiêm  ngưỡng những bức tranh được treo trên tường của những cái mái cổng bài trí […]. Chúng tôi nghĩ rằng thật là lợi ích khi sử dụng tranh vẽ để biểu hiệu cho các đề tài linh thánh trong ngôi nhà của Thánh Felix, hy vọng rằng, nhờ thấy được các hình ảnh đó, bức tr anh được vẽ sẽ tác động chú ý nơi tâm trí ngỡ ngàng của những người nông dân quê mùa” ("Carmen" XXVII, vv. 511.580-583). Ngày nay, chúng ta vẫn có thể ca ngợi những gì còn tồn tại nơi các thứ thành đạt ấy, những đạt thành đã đặt vị thánh ở Nola này vào số những nguồn căn cứ chính yếu của khoa khảo cổ học Kitô Giáo.

 

Nơi cộng đồng khổ chế ở  Cimitile, đời sống tiến triển trong khó nghèo, nguyện cầu và hoàn toàn chìm sâu vào việc “ lectio divina”, vào Thánh Kinh – đọc, suy gẫm và nhập nhiễm – là ánh sáng hướng dẫn tâm hồn của vị thánh thành Nola này tiến sâu vào bậc trọn lành. Đối với những ai ca ngợi việc ngài quyết định từ bỏ những sản vật thể chất, thì ngài nhắc nhở họ rằng n hững cử chỉ ấy là những gì tiêu biểu cho việc trọn vẹn hoán cải trở về: “Việc bỏ đi hay bán đi của cải sản vật chúng ta sở hữu trên đời này không phải là những gì hoàn trọn mà mới chỉ là khởi đầu của việc chúng ta chạy đua ở vận động trường; có thể nói nó không phải là đích điểm mà là khởi điểm. Thật vậy, nhà thể thao không chiến  thắng khi họ cởi bỏ y phục của mình, khi họ cởi bỏ y phục để bắt đầu chiến đấu; họ xứng đáng là kẻ vinh quang chiến thắng chỉ sau khi họ đã chiến đấu một cách thích đáng mà thôi”  (cf. Ep. XXIV, 7 to Sulpicius Severus).

 

Bên cạnh vấn đề khổ chế và Lời Chúa là đức bác ái: Ở một cộng đồng đan tu thì người nghèo là thành phần thườn g quen. Thánh Paulinus chẳng những làm phúc, ở chỗ, ngài đón tiếp người nghèo như họ là chính Chúa Kitô vậy. Ngài đã giữ c ho họ một khu trong đan viện , và làm như thế, ngài cảm thấy như không hiến ban mà là nhận lãnh, qua việc trao đổi tặng ân giữa nơi ẩn náu được cống hiến với thái độ tri ân nguyện cầu của những ai được giúp đáp. Ngài đã gọi thành phần  nghèo khổ là “những vị quan thày” của ngài (cf. Ep. XIII, 11 to Pammachio), và vì họ đã từng sống ở múc thấp hèn mà Ngài thích nói rằng lời nguyện cầu của họ giúp làm nền tảng cho ngôi nhà của ngài (cf. "Carmen" XXI, 393-394).

 

Thánh Paulinus không viết những luận  đề về thần học, thế nhưng những bài thơ của ngài và những bài viết dưới dạng thư tín cô đọng của ngài lại đầy giẫy một thứ thần học được sống động, thấm đẫm lời Chúa, liên lỉ chiếu soi như ánh sáng cho cuộc đời. Nhất là xuất hiện cái cảm quan về một Giáo Hội n hư là một mầu nhiệm của mối hiệp nhất. Ngài đã thực hiện mối hiệp thông trên hết nhờ việc thực hiện mối thân hữu thiêng liêng. Nhờ đó, Thánh Paulinus thực sự là một vị thày, biến cuộc đời của ngài thành những giao điểm của các linh hồn được tuyển chọn: từ Thánh Martinô thành Tours đến Thánh Giêrônimô, từ Thánh Ambrôsiô đến Thánh Âu Quốc Tinh, từ Delphinus ở Bordeaux đến Nicetas ở Rmesiana, từ Victricius ở Rouen đến Rufinus ở Aquileia, từ Pammachius đến Severus Sulpicius, và còn nhiều nữa, có một số vị nổi nang hơn là những vị khác. Những bức thư viết gửi cho Thánh Âu Quốc Tinh xuất phát từ môi trường ấy. Không kể đến nội dung của từng bức thư, điều đặc biệt đó là tính cách nồng nàn được vị Thánh ở Nola này tỏ ra nơi tình bạn, như là một biểu lộ của một thân thể duy nhất của Chúa Kitô được Thánh Thần tác động.

 

Sau đây là một đoạn đáng kể ngày đầu bức thư giữa hai người bạn: “Chúng ta không được lấy làm sửng sốt nếu chúng ta, mặc dù xa cách, vẫn ở trong hiện diện của nhau, và cho dù không gặp, chúng ta vẫn biết nhau, như chúng ta là những cơ phận của một thân  thể duy nhất, chúng ta chỉ có một thủ lãnh duy nhất, chúng ta được tràn đầy một ân sủng duy nhất , chúng ta sống nhờ bởi cùng một bánh, chúng ta bước trên  một con đường duy nhất, chúng ta sống trong cùng một nhà” (Ep 6,2).

 

Như chúng ta thấy, đó là một thứ diễn tả lạ lùng về những gì liên quan tới bản chất của Kitô hữu, tới Thân Thể của Chúa Kitô, tới mối hiệp thông với Giáo Hội.  Khoa thần học của thời đại  của chúng ta đã thực sự thấy nơi quan điểm về mối hiệp thông chiếc chìa khóa để tiến tới với mầu nhiệm của Giáo Hội. Chứng từ của Thánh Paulinus thành Nola giúp cho chúng ta cảm nghiệm được Giáo Hội trình bày ở Công Đồng Chung Vaticanô II, đó là bí tích của mối hiệp thông thân tình với Thiên Chúa, nhờ đó trở thành mối hiệp nhất của tất cả chúng ta và dâ 2n dần hiệp nhất tất cả nhân loại (x “Lumen Gentium”, 1). Theo chiều hướng này, tôi cầu chúc cho tất cả mọi anh chị em được một mùa vọng tốt đẹp.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/12/2007

 

 

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

(III)    Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay  bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

B. Tính Cách Tuyệt Hảo của Việc Làm Nô Lệ Cho Tình Yêu

 

Tôi cần phải có nhiều ánh sáng siêu nhiên để diễn tả một cách trọn vẹn tính cách tuyệt hảo của việc thực hành này. Tôi muốn giới hạn vào mấy nhận định thế này.

 

Là việc bác ái ở mức độ cao nhất

 

39.           4)             Hơn nữa, việc hiến thân mình chúng ta cho Mẹ Maria như thế là việc thực hành bác ái đối với tha nhân của chúng ta ở mức độ cao nhất có thể, vì chúng ta dâng cho Mẹ tất cả những gì chúng ta yêu quí nhất, và để tùy Mẹ sử dụng chúng theo ý của Mẹ cho thiện ích của kẻ sống và người chết.

 

Là việc Gia Tăng Ân Sủng của Thiên Chúa nơi chúng ta

 

40.           5)             Nhờ việc tôn sùng này, chúng ta đặt các ân sủng của chúng ta, các công nghiệp của chúng ta, và các nhân đức của chúng ta vào nơi an toàn, vì chúng ta làm cho Mẹ Maria trở thành nơi chất chứa tất cả những sự ấy, như thể chúng ta nói cùng Mẹ rằng: “Này nhé, Mẹ yêu dấu của con ơi, đó là những việc lành con đã làm được nhờ ơn của Người Con yêu dấu của Mẹ; con không giữ chúng được theo nỗi yếu hèn và bất nhất đổi thay của con, và cũng vì nhiều kẻ thù gian ác tấn công con ngày đêm. Than ôi! Người ta có thể thấy hằng ngày các cây hương bá trên núi Lebanon đổ xuống bùn đen, và những con phượng hoàng bay lên tới mặt trời trở thành những con chim đêm đen; cũng thế, cả hằng ngàn người công chính đã ngã đổ xuống bên trái của con và cả hằng chục ngàn người trong họ ngả xuống bên phải của con. Thế nhưng, xin Mẹ, vị nữ hoàng quyền năng đệ nhất của con, hãy bảo trì con kẻo con vấp ngã; xin hãy giữ gìn lấy tất cả những gì con có vì con sợ rằng chúng bị trộm cướp mất của con đi. Tất cả mọi sự con có con xin ký thác cho Mẹ. Con biết rõ Mẹ là ai, bởi thế con hoàn toàn ký thác bản thân con cho Mẹ; Mẹ là người trung thành với Thiên Chúa và với loài người; Mẹ sẽ không để cho bất cứ sự gì bị hư hại được con ký thác cho Mẹ; Mẹ là Đấng quyền năng và không gì có thể làm tổn thương đến Mẹ hay cướp đi bất cứ những gì Mẹ đang nắm chắc trong tay. “Khi anh chị em theo Mẹ Maria, anh chị em sẽ không bị lầm đường lạc hướng; khi anh chị em cầu nguyện cùng Mẹ, anh chị em sẽ không bị thất vọng; khi anh chị em nghĩ đến Mẹ, anh chị em sẽ không bị lầm lẫn; khi Mẹ bảo trì anh chị em, anh chị em sẽ không sa ngã; khi Mẹ bảo vệ anh chị em, anh chị em sẽ không còn sợ hãi; khi Mẹ dẫn dắt anh chị em, anh chị em sẽ không bị mỏi mệt; khi Mẹ phù hộ anh chị em, anh chị em sẽ đến nơi bình an” (Thánh Bênađô, Inter Flores, cap. 135, de Maria Virgine). Ngoài ra, “Mẹ giữ Con Mẹ không giáng phạt chúng ta; Mẹ giữ chúng ta cho khỏi bị ma quỉ hãm hại; Mẹ giữ gìn các nhân đức của chúng ta cho khỏi bị thất thoát; Mẹ gìn giữ các công nghiệp của chúng ta cho khỏi bị hủy hoại; Mẹ gìn giữ các ân huệ của chúng ta cho khỏi bị hư đi”. Đó là những lời của Thánh Bênađô. Tự bản chất, chúng nói lên tất cả những gì tôi đã nói. Nếu đây là một động lực duy nhất khơi dậy trong tôi ước muốn thực hiện việc tôn sùng này – tức nó là một phương cách chắc chắn giữ tôi sống trong ơn nghĩa Chúa và thậm chí còn gia tăng ân sủng này nơi tôi, thì lòng tôi cần phải nung nấu niềm trông mong thực hiện việc tôn sùng ấy.

 

Là việc làm cho linh hồn được tự do thanh thoát

 

41.           6)             Việc tôn sùng này thực sự giải thoát linh hồn bằng niềm tự do của con cái Thiên Chúa. Vì tình yêu Mẹ Maria, chúng ta biến chung ta đang tự do thành nô lệ, Mẹ, bằng lòng biết ơn, sẽ mở rộng tâm can chúng tar a, sẽ gia tăng tình yêu của chúng ta, và sẽ làm cho chúng ta tiến bước nhanh trên con đường giới luật Chúa. Mẹ giải thoát linh hồn khỏi mệt mỏi, buồn sầu, và hoang mang. Việc tôn sùng này là việc được Chúa dạy cho Mẹ Agnes Giêsu (biệt chú cuối trang: một nữ tu Đaminh chết trong thơm tho nhân đức vào năm 1634 tại tu viện Langaec ở Auvergne nước Pháp), như là một phương tiện chắc chắn giải thoát mẹ khỏi những đớn đau và bối rối nặng nề làm mẹ khổ tâm. Người nói với mẹ rằng: “Con hãy biến mình làm nô lệ cho Mẹ của Cha”. Bà mẹ này đã làm như thế và trong khoảng khắc mẹ đã hết bị khủng hoảng.

 

Là Việc Tuân Phục các Huấn Dụ của Giáo Hội

 

42.           Để thấy được rằng việc tôn sùng này thật sự là những gì được phép cần phải đề cập tới những sắc chỉ của những vị Giáo Hoàng và các bức thư mục vụ của các vị giám mục, nói hay nói tốt về việc tôn sùng ấy; những ân xá được ban cho việc tôn sùng này; những đoàn thể được thiết lập vì kính trọng việc tôn sùng ấy; những gương sáng của các vị thánh cùng nhưng người có tiếng thực hành việc tôn sùng này. Thế nhưng, tôi sẽ không nói đến tất cả những điều ấy.  

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

 

“Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”

 

Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,

 

“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;

 

“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.

 

 

Tin  Tưởng Phó Thác NHƯ TRẺ NHỎ

 

 

    Trong trình thuật (xem Luca 21:1-4) về việc Chúa Giêsu quan sát người ta "bỏ của dâng cúng và o hòm qũi" (Luca 21:1), cũng có hai thành phần: người lớn và "như trẻ nhỏ". Tiêu biểu cho thành phần người lớn ở đây là "hạng người giầu có" (Luca 21:1), và tiêu biểu cho thành phần "như trẻ nhỏ" ở đây là "một bà góa nghèo" (Luca 21:2).

        

    Trước mặt Thiên Chúa, qua tác động "ngước mắt lên thấy" (Luca 21:1) của Chúa Giêsu bấy giờ, của dâng cúng không quan trọng cho bằng chính tấm lòng của con người, và một trong những cách con người có thể bộc lộ tấm lòng của mình đối với Đấng mà họ tin thờ là ở ngay chất lượng mà họ dâng cúng cho Ngài.

 

         Sau khi "ngước mắt lên thấy hạng người giầu có bỏ phần dâng cúng của họ vào hòm qũi, và cũng thấy một bà góa nghèo bỏ vào hai cắc bạc", Chúa Giêsu đã cho con người biết tâm tư của một vị Thiên Chúa, qua việc dâng cúng khác biệt  giữa "hạng người giầu có" và "bà góa nghèo" trong trường hợp này như sau, khi Người tuyên phán:

"Ta bảo thật cho các ngươi biết, người đàn bà góa nghèo khó này đã bỏ vào nhiều hơn tất cả mọi người kia"

(Luca 21:3)

        

         Bởi vì, đối với "Đấng thấy được trong kín nhiệm... thấy điều không ai thấy" (Mathêu 6:4,6) và cũng là Đấng "cần lòng thương hơn là lễ vật hy sinh" (Mathêu 9:13), thì tinh thần của con người mới là điều chính yếu và mới là điều quan trọng, chứ không phải là những gì có vẻ hình thức bề ngoài.

 

         Trai lại, đối con người vốn hướng ngoại, "phán đoán theo bề ngoài" (Gioan 7:24'8:15) và "thích khen ngợi lẫn nhau mà không tìm vinh quang nơi Thiên Chúa" (Gioan 5:44), thì hình thức mới là cái quan yếu.

 

         Trong việc bỏ phần dâng cúng của "hạng người giầu" vào hòm qũi mà Chúa Giêsu "ngước mắt lên thấy", phải công nhận là họ bỏ nhiều thật. Vì phần dâng cúng của "hạng người giầu" ở đây xuất phát "từ sự dư thừa" của họ. Cho dù phần dâng cúng của "hạng người giầu" phát xuất "từ sự dư thừa", đối với họ chẳng là bao nhiêu đi nữa, chắc chắn phần "dư thừa" của họ cũng gấp trăm ngàn lần "hai đồng bạc cắc" của "bà góa nghèo".

 

         Phần "bà góa nghèo", nếu xấu hổ với thân phận nghèo hèn của mình trước mặt "hạng người giầu" dâng cúng nhiều hơn mình gấp trăm ngàn lần như thế, với tự ái của con người, dù là tự ai bần cùng, bà đã không chân thành bỏ vào cùng một hòm qũi cái chắc chắn sẽ làm cho bà càng bị "hạng người giầu" đến dâng cúng với bà bấy giờ khinh bà hơn.

 

        Ở đây, "bà góa nghèo" đã hành động quả thật là đơn sơ hồn nhiên "như trẻ nhỏ", ở chỗ, bà chẳng những không sợ xấu hổ với "hạng người giầu", mà còn không biết tính toán hơn thiệt, lợi hại như thành phần người lớn, thành phần hiện thân nơi "hạng người giầu" chỉ dám lấy phần dư thừa của mình mà dâng cúng, chứ không phải là tất cả những gì mình có mà cho như "bà góa nghèo".

 

         Chính tính cách không biết tính toán này đã làm cho tinh thần của "bà góa nghèo" càng giống "như trẻ nhỏ" hơn nữa, ở tấm lòng rất thảo và quảng đại hết mình của bà, đến nỗi, dù có đang phải chịu "sự túng bấn" (Luca 21:4), chứ không được hưởng "sự dư thừa" như "hạng người giầu", bà vẫn dám "cho cả cái mà bà không thể cho là từng đồng xu mà bà phải dùng nó để mà sinh tồn." (Luca 21:4)

 

         Phải, nếu không có tấm lòng quảng đại, "bà góa nghèo" đã không thể nào thực hiện được một việc làm phi thường như vậy, một việc mà một con người bình thường vốn "yêu sự sống mình" (Gioan 12:25) không thể nào làm được. 

 

        Thế nhưng, dầu sao tấm lòng quảng đại của "bà góa nghèo" chỉ là một động lực thúc đẩy bà làm được một việc phi thường đó thôi. Chính lòng quảng đại là phẩm chất làm nên phẩm giá cao cả của bà (bề ngoài nghèo hèn) dù sao tự nó vẫn cần một động lực thúc đẩy. Động lực này chính là Đức Tin vào Đấng Tối Cao của bà, một "Đức Tin di chuyển núi non" (1Côrintô 13:2), một Đức Tin đánh động được cả lòng Thiên Chúa.

 

         Thử hỏi, nếu "bà góa nghèo" không tin vào Đấng Tối Cao, ở chỗ coi Ngài cao cả trên hết mọi sự, trọng hơn chính mạng sống của mình, quan phòng mọi sự theo thượng trí vô cùng khôn ngoan và tình thương vô biên của Ngài, thì bà có dám dâng cúng tất cả những gì mình có hay không?

 

        "Ba góa nghèo" dâng cúng vào hòm qũi "hai đồng bạc cắc" này cũng tương tự như trường hợp bà góa ở Zarephath xứ Sidon trong thời kỳ hạn hán (xem quyển 1 Sach Cac Vua 17:7-16).

 

        Theo tự nhiên, không phải hai ba góa nghèo này không biết nghĩ đến mình. Là người, họ cũng nghĩ đến họ, nhưng, qua việc làm tỏ ra lòng tin tưởng phi thường của họ, chúng ta mới thấy ứng nghiệm hơn bao giờ hết lời Thánh Kinh: "Người ta sống không nguyên bởi bánh, song còn bởi mọi lời  phán ra từ miệng Thiên Chúa" (Mathêu 4:4).

 

         Điển hình rõ ràng hơn là trường hợp bà góa ở Sidon. Sau khi nghe thấy tiên tri Elia ngỏ ý: "Làm ơn mang đến đây cho tôi một ly nhỏ đầy nước... Làm ơn mang theo cả một chút bánh nữa" (1 Các Vua 17:10-11), bà liền cho tiên tri biết một cách hết sức trịnh trọng "có Thiên Chúa hằng sống chứng dám" (1 Cac Vua 17:12) hoàn cảnh thật là cùng quẫn của gia đình bà, đến nỗi phần sống cuối cùng bà hết sức tiết kiệm được cho đến bấy giờ chỉ còn đủ cho hai mẹ con bà "ăn xong rồi chết"  (1 Các Vua 17:12).  Thế mà,  tin tưởng vào lời của tiên tri Elia: "Đừng sợ... Vì Chúa là Thiên Chúa của Yến Duyên phán..." (1 Các Vua 17:14), "bà đã đi làm như lời Elia nói" (1 Cac Vua 17:15).

 

         Tóm lại, qua trình thuật Phúc Âm về việc dâng cúng của "hạng người giầu" và của "bà góa nghèo":

 

"Trở nên như trẻ nhỏ" là  trở nên bần cùng  bằng cách hy sinh mọi sự  không từ chối Chúa điều gì.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ