GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 23/12/2007

CỬU NHẬT TRƯỚC LỄ GIÁNG SINH

 

?  Đại lễ Giáng Sinh - Ý nghĩa và giá trị  (tiếp)

?  Bí Mật Maria (49-52) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?  “Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”: Yêu Thương Chia Sẻ NHƯ TRẺ NHỎ

 

 

 

 

?    

Đại lễ Giáng Sinh - Ý nghĩa và giá trị  

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 19/12/2007 về Giáng Sinh

 

(tiếp hôm qua 22 Thứ Bảy)

 

Việc kêu cầu tặng ân giáng sinh của Đấng Cứu Thế được hứa ban cũng có nghĩa là tự dấn thân sửa soạn đường nẻo, sửa soạn một ngôi nhà xứng đáng chẳng những nơi môi trường quanh chúng ta mà nhất là linh hồn của chúng ta. Theo sự hướng dẫn của Thánh Ký Gioan, chúng ta hãy cố gắng hướng tâm tưởng của mình về Lời hằng hữu, về Ngôi Lời, về Lời đ4a hóa thành nhục thể và ban cho chúng ta hết ơn này đến  ơn khác (x 1:14, 16).

 

Niềm tin tưởng nơi Lời Hóa Công này, nơi Lời đã tạo thành thế giới này, nơi Đấng đã đến như một Con Trẻ, niềm tin tưởng này cùng với niềm hy vọng cao cả của nó dường như là những gì xa vời với thực tại chung riêng thường nhật của chúng ta. Sự thật này dường như là những gì quá vĩ đại. Chúng ta cố gắng bao nhiêu có thể, ít là như vậy. Thế nhưng thế giới này đang trở nên xao động hơn và bạo động hơn: chúng ta chứng kiến điều này hằng ngày. Và ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng của Sự Thật, bị loại trừ. Sự sống trở nên tăm tối, mất phương hướng.

 

Bởi thế điều rất quan trọng đó là chúng ta là thành phần tín hữu đích thực, và vì là thành phần tín hữu, chúng ta mạnh mẽ tái khẳng định, bằng đời sống của mình, mầu nhiệm cứu độ một mầu nhiệm diễn tiến với cuộc mừng cuộc hạ sinh của Chúa Kitô! Ở Bêlem, Ánh Sáng soi sáng cuộc đời của chúng ta đượïc trở thành rạng ngời trước thế giới; Con Đường dẫn chúng ta chúng ta tới tầm vóc viên trọn của nhân tính chúng ta đã được tỏ cho chúng ta thấy. Còn có ý nghĩa gì nữa khi c ử hành Giáng Sinh mà chúng ta lại không nhận biết là Thiên Chúa đã hóa thân làm người? Việc mừng cử hành này trở nên rỗng tuyếch.

 

Trước tất cả những gì khác, Kitô hữu chúng ta cần phải tái thẩm định niềm xác tín sâu xa và chân  thành về sự thật giáng sinh của Chúa Kitô để làm chứng trước tất cả mọi người cái  nhận thức về một tặng ân khôn sánh làm thăng hóa chẳng những chúng ta mà còn hết mọi người nữa.

 

Nhiệm vụ của việc truyền bá phúc âm hóa đó là chuyên chở cái “eu-angelion”, cái “tin mừng” này. Điều này được nhắc nhở bởi văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nhan đề “Ghi Nhận về Tín Lý đối với Một Số Khía Cạnh của Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa”,  một văn kiện tôi muốn cống hiến cho anh chị em để suy nghĩ và học hỏi chung riêng.

 

Các bạn thân mến, trong những ngày sửa soạn tiến đến Giáng Sinh này, lời nguyện cầu của Giáo Hội gia tăng, để niềm hy vọng hòa bình, cứu độ và công lý, cũng như tất cả những gì thế giới đang khẩn trương cần đến, được hiện thực. Chúng ta hãy xin cùng Thiên Chúa cho bạo lực bị chế ngự bởi quyền  lực yêu thương, để đối đầu được thay thế bằng hòa giải, để ước vọng thống trị được biến thành ước muốn thứ tha, công lý và hòa bình.

 

Chớ gì những ước ao về từ ái và yêu thương chúng ta trao đổi nhau trong những ngày này vươn tới tất cả mọi lãnh vực của đời sống thường nhật của chúng ta. Chớ gì bình an ở trong tâm can của chúng ta, để chúng ta có thể cởi mở trước tác động của tình thương Thiên Chúa. Chớ gì bình an ngự trị nơi tất cả mọi gia đình và chớ gì các gia đình sống Giáng Sinh qui tụ lại trước máng cỏ và cái cây được trang hoàng bằng ánh sáng. Chớ gì sứ điệp Giáng Sinh về tình đoàn kết và đón nhận góp phần vào việc làm nên một cảm quan sâu xa hơn đối với những thứ nghèo khổ cũ mới, cũng như đối với công ích mà tất cả chúng ta được kêu gọi để chung hưởng.

 

Chớ gì tất cả mọi phần tử của gia đình, trẻ em cũng như lão thành – những con người yếu đuối nhất – được cảm thấy cái ấm áp của ngày lễ này, và chớ gì cái ấm áp này được trải dài hết mọi ngày trong năm. Chớ gì Giáng Sinh được cử hành trong an bình và hân hoan: hân  hoan vì Chúa Cứu Thế hạ sinh, vị Hoàng Tử của hòa bình. Như các mục đồng, chún g ta hãy mau mắn tiến đến Bêlem. Nơi tâm điểm của Đêm Thánh này, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng “con trẻ được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ”, cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse (Lk 2:12,16).

 

Chúng ta hãy xin Chúa cởi tâm hồn của chúng ta, để chúng ta có thể tiến vào vào mầu nhiệm giáng sinh của Người. Chớ gì Mẹ Maria, vị cống hiến  cung dạ trinh nguyên của Mẹ cho Lời Thiên Chúa, vị đã chiêm ngắm con trẻ này trong vòng tay của mình, và là vị ban Người cho hết mọi người như là Đấng Cứu Chuộc của thế giới, giúp chúng ta biết làm cho lễ Giáng Sinh tới đây trở thành một thời điểm tăng trưởng về sự hiểu biết và mến yêu Chúa Kitô. Đó là nguyện chúc tôi ân cần gửi đến tất cả anh chị em, gia đình anh chị em và những người thân yêu của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/12/2007 

 

 TOP

 

?  

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

Lời Mở Đầu của người dịch

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

Thánh Long Mộng Phố  (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
 

(III)    Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay  bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

C. Những Yếu Tố Cấu Tạo Nội Tại của Việc Tận Hiến Này và Tinh Thần của Nó

 

Hành động cho Mẹ Maria

 

49.          4) Chúng ta cần phải thi hành tất cả mọi hành động của chúng ta cho Mẹ Maria, tức là chúng ta sẽ làm việc chỉ cho Mẹ như là thành phần nô lệ của vị Nữ Vương quí phái này, bằng việc làm cho Mẹ được hài lòng và sáng danh, coi đó như là mục đích đầu tiên nơi tất cả mọi hành động của chúng ta, song vinh quang của Thiên Chúa bao giờ cũng là cùng đích của chúng ta. Nơi tất cả mọi sự, chúng ta cần phải từ bỏ tự ái, vì thường chúng ta không ý thức, vị kỷ sẽ trở thành đích điểm của tất cả mọi việc chúng ta làm. Chúng ta thường cần phải lập lại trong lòng mình rằng: “Lạy Mẹ yêu dấu, để Mẹ được hài lòng, con đến nơi này hay chỗ kia, con làm việc này hay việc nọ, con chịu đớn đau này hay thương tích kia”.

 

50.          Hỡi linh hồn ưu tuyển, hãy coi chừng ý nghĩ là để trọn hảo hơn thì hãy hướng hoạt động và ý hướng của mình tới thẳng Chúa Giêsu hay đến thẳng Thiên Chúa. Không có Mẹ Maria, việc làm của bạn và ý hướng của bạn sẽ ít có giá trị. Thế nhưng, nếu bạn nhờ Mẹ Maria đến cùng Thiên Chúa thì việc bạn làm sẽ trở thành việc của Mẹ Maria, nhờ đó sẽ trở thành cao quí nhất và sáng giá nhất đối với Thiên Chúa.

 

51.          Một lần nữa, xin bạn hãy coi chừng việc bạn phạm đến bản thân mình, khi lấy làm thỏa mãn nơi các việc nguyện cầu và các việc lành thánh của bạn. Bao giờ cũng hãy nguyện cầu và làm việc với một tâm tưởng của đức tin tinh tuyền được Mẹ Maria tỏ ra khi còn sống trên trần gian này và sẽ chia sẻ với bạn qua giòng thời gian. Hỡi thành phần nô lệ nhỏ bé đáng thương, hãy để cho vị Nữ Hoàng vương chủ của bạn hoan hưởng việc rạng ngời chiêm ngưỡng Thiên Chúa, hoan hưởng những ngất ngây, những vui thú, những mãn nguyện và những kho tàng thiên đình. Bạn hãy lấy đức tin tinh tuyền mà chấp nhận những cảm xúc xung khắc mâu thuẫn, những phân tâm chia trí, mệt mỏi buồn chán và khô khan nguội lạnh.  Chớ gì lời nguyện cầu của bạn là thế này: “Tôi xin thưa Amen, chớ gì được như vậy với bất cứ những gì Mẹ Maria là Nữ Vương của tôi thực hiện ở trên thiên đàng”. Vào lúc này đây chúng ta không thể làm gì hơn ngoài việc này.

 

52.          Nếu bạn không cảm thấy ngay được sự hiện hiện ngọt ngào êm ái của Đức Trinh Nữ Maria trong bạn thì hãy coi chừng, đừng làm khốn mình. Vì đó là một ân ban không phải ai cũng được, và thậm chí ngay cả khi Thiên Chúa vì tình thương cao cả của Ngài ban cho một linh hồn nào đó ơn phúc này thì nó vẫn rất dễ bị mất đi, trừ phi linh hồn vĩnh viễn ý thức được nó nhờ thói quen phản tỉnh. Thế nhưng, nếu điều bất hạnh này xẩy ra cho mình, thì bạn hãy bình tĩnh trở về với Vị Nữ Hoàng vương chủ của bạn mà bắt đền Mẹ.

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

?

 

“Hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”

 

Dẫn Nhập: Theo cảm nhận rất chân thực của ĐTC Gioan Phaolô II về Mầu Nhiệm Nhập Thể, thì, như ngài viết trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,

 

“Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người tìm kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người tìm kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài”;

 

“Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể chứng tỏ là Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Chúa Giêsu nói về việc tìm kiếm này như tìm kiếm một con chiên lạc đàn (x.Lk.15:1-7). Đó là một cuộc tìm kiếm mà khởi điểm bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi Lời”.

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, con người tạo sinh và tội lỗi đáng thương chúng ta có gặp được Đấng tìm kiếm chúng ta hay chăng? Hay là, ngược lại, chính vì Ngài đã hạ mình xuống quá, đến độ chúng ta không còn nhận ra Ngài nữa, như khi Ngài được hạ sinh trong hang lừa máng cỏ ở hang Bê-Lem, mà chúng ta không nhận ra Ngài và không thể đến được với Ngài. Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy ôn lại con đường mà chính Ngài đã làm gương trong việc nhập thể và dạy trong Phúc Âm liên quan tới việc “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, để có thể đến được với Ngài.

 

Yêu Thương Chia Sẻ NHƯ TRẺ NHỎ

 

         Trong dụ ngôn chiên dê trong ngày chung thẩm, hai hình ảnh tiêu biểu cho cả thành phần người lớn và "như trẻ nhỏ" được hiện lên một cách hết sức rõ ràng.

 

         Đọc đến dụ ngôn này, người ta thường chỉ chú ý đến bề mặt của dụ ngôn. Đó là Đức Bác Ái, tiêu chuẩn duy nhất mà Chúa Giêsu dùng để phán xét con người trước khi công minh thưởng phạt cho mỗi người tùy theo việc họ làm "tốt hay xấu, khi còn sống trong thân xác" (2Côrintô 5:10).

 

         Thế nhưng, nếu đi sâu hơn một chút vào nội dung ý nghĩa của dụ ngôn, câu hỏi sau đây có thể được đặt ra: Tại sao con người chỉ bị Chúa Giêsu phán xét về Đức Bác Ái của mình mà thôi, ngoài ra không còn gì khác?

 

         Bởi vì, "Cây tốt sinh ra trái tốt, cũng như cây xấu sinh ra trái xấu. Cây tốt không thể nào sinh ra trái xấu thế nào, cây xấu cũng không thể nào sinh ra trái tốt như vậy. Xem quả thì biết cây" (Mathêu:17-18,20). Đó là nguyên tắc phán đoán không thể nào sai lầm do chính Chúa Kitô đã đề ra và chính Người thực sự đem ra áp dụng trong việc định đoạt về thân phận đời đời của mỗi người.

 

         Người chẳng cần biết, (dẫu Người vốn biết), chúng ta khi còn sống trên đời đạo đức sốt sắng đến đâu, cho dù có "nói được cả các ngôn ngữ loai người và thiên sứ... được ơn nói tiên tri, thông suốt mọi nhiệm mầu" (1Côrintô 13:1-2), thậm chí kể cả "kẻ nào nói rằng 'tôi yêu mến Thiên Chúa' mà lại ghét anh em mình, họ chỉ là kẻ nói dối" (1Gioan 4:20).

 

         Chính vì "ai yêu thương tha nhân mình là đã hoàn tất lề luật... (và) Yêu thương là hoàn tất lề luật" (Rôma 13:8,10) như thế, mà không lạ gì Chúa Kitô, Đấng đã tuyên bố "Ta đến không phải để phá hủy lề luật và lời cac tiên tri, mà là để lam cho chúng nên trọn" (Mathêu 5:17), bằng cách "hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho mọi người"  (1Timôthêu 2:6), và cũng là Đấng minh định: "Kẻ nào hoàn tất và dạy những điều luật này sẽ là kẻ cả trong Nước Thiên Chúa" (Mathêu 5:19), đã chỉ căn cứ vào Đức Bác Ái để định đoạt số phận đời đời của con người.

 

         Thử hỏi, để được "thừa hưởng vương quốc đã sắm sẵn cho các con (thành phần chiên) từ tạo thiên lập địa" (Mathêu 25:34), ở chỗ, được đời đời vĩnh phúc chiêm ngưỡng "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Gioan 4:8,16) vô cùng toàn chân-thiện-mỹ ở trên trời, mà con người lại không biết yêu thương là gì, không có tình yêu chút nào, thì có xứng đáng, cũng như có đủ khả năng, để diện kiến Ngài hay không, hay ngược lại, chỉ đáng (dù cho không bị lên án phạt đi nữa, thành phần dê cũng không bao giờ dám, mà lại còn cảm thấy rất đáng và mong mỏi) bị đuổi "cút đi cho khuất mắt Ta" (Mathêu 25:41).

 

         Tuy nhiên, nếu chịu khó đi sâu thêm nữa vào dụ ngôn chung thẩm này, người đọc có thể học được một cách thức sống đạo tuyệt thế, giúp cho họ có thể "nên cao trọng", làm bá chủ thiên hạ một cách dễ dàng, đó là:  "Ai tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô họ là kẻ sinh hạ bởi Thiên Chúa... Ai được hạ sinh bởi Thiên Chúa họ là kẻ chiến thắng thế gian, và quyền năng chiến thắng thế gian là Đức Tin này của chúng ta. Vậy ai là kẻ chiến thắng thế gian? Nếu không phải là kẻ tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa." (1Gioan 5:1,4-5)

 

            Phải, thành phần dê, tiêu biểu cho hình ảnh người lớn trên đời, thành phần hầu như làm chủ thế gian vì bản chất vốn "khôn lanh hơn con cái sự sáng" (Luca 16:8) của họ, sở dĩ họ không có tình yêu tha nhân và không biết yêu thương tha nhân, là vì họ "không tin Chúa Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa". Chính vì thế, không lạ gì khi bị Chúa Kitô tuyên án chung thẩm, họ đã hạch lại Người:  "Lạy Chúa, có bao giờ chúng tôi thấy Ngài đói khát, lữ hành, trần truồng, đau yếu, tù tội mà không đáp ứng cho Ngài đâu?" (Mathêu 25:44). 

 

         Vấn đề được đặt ra của thành phần dê để chạy tội một cách chính đang trước mặt thẩm phán chí công này cũng đủ chúng tỏ bản chất vốn "khôn lanh hơn con cái sự sáng" của họ. Thế nhưng, vì không có Đức Tin, (hay có Đức Tin  lại không chịu khó thực hành khi dịp xẩy đến thì cũng kể như "chết"- Giacôbê 2:26), một Đức tin chân chính, "Đức Tin tự tỏ mình ra trong tình yêu thương" (Galata 5:6), họ đã không thực hiện việc bác ái.

 

         Điển hình nhất cho thành phần dê này có thể kể đến những nhân vật được Chúa Giêsu đề cập ở hai dụ ngôn khác, đó là dụ ngôn người Samaritanô nhân lành (xem Luca 10:25-37) và dụ ngôn Lazarô hành khất (xem Luca 16:19-31).

 

        Trong hai dụ ngôn này, có một điều trùng hợp giữa các thành phần tỏ ra mình là người lớn trên thế gian, thành phần dê trong ngày chung thẩm, qua hình ảnh dụ ngôn là vị tư tế, là thày Lêvi và người phú hộ, ở chỗ, họ thấy mà không lam.

 

         Trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành, rõ ràng là vị tư tế và thày Lêvi trên đường đi, như dụ ngôn minh định, "đã thấy hắn (một người bị cướp chặn đường đang ngấp ngoái nửa sống nửa chết) song bỏ đi" (Luca 10:31-32).

 

         Trong dụ ngôn Lazarô, dù không có chữ nào trong dụ ngôn rõ ràng xác định là người phú hộ ăn uống linh đình và ăn mặc sang trọng kia thấy Lazarô cùng khốn mà không chịu ra tay giúp đỡ, thế nhưng, dụ ngôn đã chẳng nói rằng Lazarô ngồi ăn xin "ở cổng nhà ông (phú hộ)" (Luca 16:20), một địa điểm mà người phú hộ đã không dám than phiền gì khi bị trừng phạt về tội thấy anh em mình đáng thương mà không yêu thương.

 

         Nếu để ý kỹ hơn, thành phần dê trong dụ ngôn chung thẩm, mà hiện thân của thành phần này là hình ảnh vị tư tế và thày Lêvi trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành, và người phú hộ trong dụ ngôn Lazarô, thì việc họ bị phan xét và trừng phạt không phải là vì họ đã trầm trọng xúc phạm đến anh em mình, như nguyền rủa, vu oan, cướp của, giết người, hiếp dâm v.v., mà chỉ vì họ đã không biết thương yêu anh em mình khi có thể, nghĩa là chỉ vì khi thấy anh em mình đang thương mà họ không chịu tỏ lòng yêu thương, thế thôi.

 

         Bởi vì, đối với Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối thì không có vấn đề "ương ương dở dở" (Khải Huyền 3:16), tất cả phải được dứt khoat: "Ai không hợp với Ta (chưa nói đến kẻ ra mặt trực tiếp phá đám, làm hại Người) là kẻ chống lại Ta" (Mathêu 12:30).

 

        Dù thành phần dê có thế nào đi nữa, về mặt tích cực, họ có trực tiếp chống lại Chúa, phạm đến anh em mình, hay về mặt tiêu cực, họ có thụ động một cach lì lợm ích kỷ, không biết tỏ ra lòng yêu thương anh em mà họ thấy rằng đang thương của mình, nguyên nhân chính cũng là vì họ không sống Đức Tin.

 

        Vì không sống Đức Tin thì dù Chúa Giêsu có hiện ra trước mắt họ đi nữa, hay họ có thực sự thấy Chúa đi nữa, họ cũng không yêu thương cơ mà. Chính Chúa Giêsu đã chẳng than: "Dù các người đã thấy Ta, các người vẫn không tin Ta" (Gioan 6:36). Thánh sử Gioan cũng nhận thấy thế: "Mặc dù Người (Chúa Giêsu) đã làm nhiều dấu lạ trước mắt họ, mà họ vẫn chối không chịu tin Người" (Gioan 12:37). Trong dụ ngôn Lazarô, người phú hộ hư đi đã nghe Abraham nói thẳng ra rằng: "Nếu họ không nghe Moisen và các tiên tri, thì dù kẻ chết có sống lại họ cũng bất chấp" (Luca 16:31). Thậm chí họ, thành phần không tin, đã tự thú nhận: "Ông sẽ còn để cho chúng tôi nghi ngờ cho đến bao giờ? Nếu ông quả thật là Đức Kitô thì hãy nói thẳng ra đi" (Gioan 10:24).

 

        Thế mà, cho đến khi Người nói thẳng ra trong cuộc tra vấn quyết tử "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta (thượng tế Caipha) truyền hỏi ngươi có phải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa chăng?" (Mathêu 26:63), thì Người lại bị kết tội và lên án: "'Hắn lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì chứng cớ nữa. Quí vị nghe rõ lời lộng ngôn của hắn rồi đấy. Quí vị tính xử quyết hắn thế nào đây?' Họ trả lời: 'Hắn đáng chết!'" (Mathêu 65-66).

 

         Ngược lại với thành phần dê trong dụ ngôn chung thẩm này là thành phần chiên, thành phần sống Đức Tin, thành phần nhận ra mục tử của mình, qua anh em mình, cho dù, theo tự nhiên, cũng như thành phần dê: "không thấy Chúa" (Mathêu 25:37).

 

         Là chiên nghe và theo mục tử của mình (xem Gioan 10:4-5), họ chính là thành phần "như trẻ nhỏ", thành phần "được Cha chúc phúc" (Mathêu 25:34), vì họ là thành phần mà Chúa Giêsu phục sinh hướng đến khi phán: "Phúc cho ai không thấy mà tin" (Gioan 20:29).

 

Tóm lại, qua dụ ngôn chung thẩm phân loại hai thành phần chiên và dê, "trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên "mọi sự cho mọi người" (1Côrintô 9:22) bằng Đức Tin vào "Đấng đã nên giống anh em mình mọi bề" (Do Thái 2:17)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ