GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 27/12/2007 BÁT NHẬT HẬU GIÁNG SINH |
? “Hôm nay, một ánh sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này” (tiếp)
?
Bí Mật
Maria (65) - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
?
Thánh Gioan Tông Đồ: "Theo
truyền thống thì Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu"
“Hôm nay, một ánh sáng cả thể đã chiếu tỏa trên trái đất này”
ĐTC Biển Đức XVI: Sứ Điệp Giáng Sinh 2007
(tiếp 26 Thứ Tư)
Trong cảnh yên tịnh của đêm Bêlem ấy, Cúa Giêsu đã được hạ sinh và được âu yếm đón nhận. Giờ đây, vào Ngày Giáng Sinh này, khi mà tin vui của cuộc giáng sinh cứu độ tiếp tục được âm vang, thì ai là người sẵn sàng mở cửa lòng mình ra cho con trẻ thánh này đây? Hỡi những con người nam nữ của thời đại tân tiến này, Chúa Kitô cũng đến mang cho chúng ta ánh sáng của Người, Người cũng đến để ban cho chúng ta an bình! Thế nhưng, ai là người đang canh chừng, trong đêm tối tăm của ngờ vực và bất định, với một con tim tỉnh táo nguyện cầu? Ai là người đang đợi chờ hừng đông của một ngày mới, giữ cho ánh lửa đức tin được sáng soi? Ai là người giành giờ lắng nghe lời của Người và trở nên thiết tha và mê say trước tình yêu thương của Người? Phải! Sứ điệp hòa bình của Người là sứ điệp gửi cho hết mọi người; Người đến để hiến mình cho tất cả mọi người như là một niềm hy vọng chắc chắn cho phần rỗi.
Sau hết, chớ gì ánh sáng của Chúa Kitô, một ánh sáng xuất hiện để soi chiếu hết mọi người, chiếu soi và mang lại niềm ủi an đến cho những ai sống trong tăm tối của tình trạng nghèo khổ, bất công và chiến tranh loạn lạc; cho những ai vẫn còn bị chối bỏ những khát vọng hợp lý của họ về một cuộc sống an ninh hơn, về sức khỏe, giáo dục, công ăn việc làm vững chắc, tham phần hoàn toàn hơn vào những trách nhiệm về dân sự và chính trị, thoát khỏi tình trạng bị đàn áp và được bảo vệ cho khỏi những trường hợp vi phạm đến phẩm vị của họ. Chính những phần tử bị tổn thương nhất trong xã hội – nữ giới, trẻ em, lão thành – là thành phần thường trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột võ trang tàn khốc, của khủng bố và bạo động đủ mọi thứ, những gì mang lại những khổ đau kinh khiếp cho toàn thể dân chúng. Đồng thời, những căng thẳng về chủng tộc, tôn giáo và chính trị, tình trạng bất ổn, nổi loạn, những bất đồng, cùng với tất cả mọi hình thức bất công và kỳ thị đang hủy hoại cơ cấu nội tại của nhiều quốc gia và đang làm căng thẳng các mối liên hệ quốc tế. Ở khắp thế giới con số di dân, tị nạn và chạy loạn cũng đang gia tăng bởi những thiên tai hay xẩy ra, thường gây ra bởi những biến động đáng quan ngại về môi sinh.
Vào ngày hòa bình này, tôi đặc biệt nghĩ tới những nơi tiếp tục xẩy ra những tiếng vũ khí dữ dằn vang dội; đến những vùng đất đang quằn quại ở Daefur, Somalia, miền bắc của Cộng Hòa Dân Chủ Congo, biên giời Eritrea và Ethiopia; đến toàn miền Trung Đông – nhất là Iraq, Lebanon và Thánh Địa, đến A Phú Hãn, Pakistan và Sri Lanka, đến Balkans và nhiều trường hợp khủng hoảng khác bất hạnh thay thường không được biết tới. Chớ gì Con Trẻ Giêsu làm vơi nhẹ cho những ai đang chịu khổ đau và chớ gì Người ban cho các vị lãnh đạo chính trị sự khôn ngoan và lòng can đảm để tìm kiếm những giải pháp nhân bản, chân chính và lâu bền. Chúa Kitô – Thiên Chúa thật và là người thật – là Đấng, qua việc Giáng Sinh của Người, có thể đáp ứng niềm khát khao ý nghĩa và giá trị là những gì làm nên đặc tính của thế giới ngày nay, đáp ứng việc tìm cầu sự thịnh vượng và an bình là đặc trưng cho đời sống của toàn thể nhân loại, đáp ứng những niềm hy vọng của người nghèo khổ. Cá nhân hay chư quốc đừng sợ nhận biết và đón nhận Người: với Người, “một ánh sáng chiếu soi” soi chiếu chân trời của nhân loại; nơi Người, “một ngày thánh” hừng đông không có chiều tàn. Chớ gì lễ Giáng Sinh này đối với tất cả mọi người thực sự là một ngày của niềm vui, hy vọng và an bình!
“Hỡi chư dân hãy đến tôn thờ Chúa”. Với Mẹ Maria. Thánh Giuse và các mục đồng, với ba Đạo Sĩ Chiêm Gia và vô vàn những người khiêm hạ tôn thờ Con Trẻ mới sinh này, thành phần qua các thế kỷ, đã đón nhận mầu nhiệm Giáng Sinh, cả chúng ta nữa, hỡi anh chị em thuộc mọi châu lục, hãy để cho ánh sáng của ngày hôm nay lan tỏa ra khắp mọi nơi: chớ gì nó thấm vào lòng của chúng ta, chớ gì nó rạng ngời và sưởi ấm gia đình của chúng ta, chớ gì nó mang lại sự thanh nhàn và niềm hy vọng cho thành phố của chúng ta, và chớ gì nó mang lại hòa bình cho thế giới. Đó là ước muốn thiết tha nhất của tôi gửi đến anh chị em đang lắng nghe đây. Một nguyện chúc được xuất phát từ lời nguyện cầu khiêm tốn và tin tưởng dâng lên Hài Nhi Giêsu, xin ánh sáng của Người hãy xua tan tất cả mọi tối tăm khỏi cuộc đời của anh chị em và làm tràn đầy anh chi em tình yêu thương và an bình. Chớ gì Chúa là Đấng đã tỏ hiện dung nhan nhân hậu của mình sáng tỏ nơi Chúa Kitô, làm cho anh chị em được tràn đầy hạnh phúc của Ngài và làm cho anh chị em thành những sứ giả cho sự thiện hảo của Ngài. Chúc anh chị em một Giáng Sinh hạnh phúc!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/12/2007
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Lời Mở Đầu của người dịch
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) đã viết một số tác phẩm về Mẹ tuy mỏng nhưng rất hay. Chẳng hạn cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đã được Lm Nguyễn Tri Ân, OP, dịch năm 1957 và nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu xuất bản ở hải ngoại năm 1980), Bí Mật Kinh Mân Côi (đã được người dịch này chuyển ngữ và xuất bản từ năm 1994 và đã tái bản năm 1997 và 2002) và Bí Mật Maria. Sở dĩ những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh Long Mộng Phố rất hay là vì thánh nhân viết với tất cả tâm huyết của mình, với tất cả kinh nghiệm sống của Mẹ. Sở dĩ rất hay là vì thánh nhân viết theo thần hứng, đôi khi đã nói tiên tri, như trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Sở dĩ rất hay là vì ý tưởng của thánh nhân hết sức xuất sắc và chuyên biệt có một không hai. Sở dĩ rất hay là vì chẳng những vẫn còn hợp thời và càng ngày càng cần thiết. Một trong những hoa trái trổ sinh từ một trong những tác phẩm Thánh Mẫu của thánh nhân là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã đọc, thực hành và lấy khẩu hiệu Giáo Hoàng “tất cả của con là của Mẹ” từ tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đó là lý do Màn Điện Toán Thời Điểm Maria, kể từ Lễ Trái Tim Mẹ, 8/6/2002, Quan Thày của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ (năm thứ 5), bắt đầu phổ biến tác phẩm Bí Mật Maria của thánh nhân, một tác phẩm, như được biết, chưa hề được dịch sang Việt Ngữ. Tuy nhiên, vì ngăn trở, tác phẩm này và tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria đã không được liên tục phổ biến. Cho đến nay, nhân dịp vừa khai mạc thời điểm mừng kỷ niệm Biến Cố Lộ Đức 150 năm, 1858-2008, được bắt đầu từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, Thời Điểm Maria tái phổ biến lại từ đầu và (lần này) liên tục cho tới hết hai tác phẩm Thánh Mẫu thời danh và khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay. Xin kính mời Quí Thân Hữu của Màn Điện Toán Thời Điểm Maria theo dõi.
(III) Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu
E. Những Việc Thực Hành Bên Ngoài
Việc đeo một sợi xích nhỏ
65. Việc thực hành thứ năm đó là đeo một giây xích nhỏ được làm phép, hoặc ở chung quanh cổ, trên cánh tay, trên bàn chân, hay quanh thân thể. Triệt để mà nói thì việc thực hành này có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng gì tới bản tính thiết yếu của việc tôn sùng đây, thế nhưng, ngược lại, thật là sai lầm khi tỏ ra khinh thường nó hay lên án nó, liều lĩnh bỏ bê nó.
Sau đây là những lý do tại sao lại mang dấu hiệu bề ngoài này:
(1) Vì nó nói lên việc chúng ta tự do thoát khỏi những xiềng xích độc hại xấu xa của tội nguyên tổ và tội mình làm là những tội trói buộc chúng ta.
(2) Vì nhờ đó chúng ta tỏ ra trân trọng những giây rợ và những trói buộc yêu thương Chúa chúng ta đã muốn bị thắt cột để chúng ta thực sự được tự do.
(3) Vì những thắt buộc này là những thắt buộc yêu thương mà chúng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không làm một điều gì mà không do yêu thương.
(4) Sau hết, việc mang giây xích này nhắc nhở chúng ta một lần nữa là chúng ta lệ thuộc vào Chúa Giêsu và Mẹ Maria như là những người nô lệ của các Ngài. Thành phần xuất chúng đã trở thành nô lệ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã hết sức coi trọng những sợi xích nhỏ này đến độ họ cảm thấy không hài lòng khi không bị công khai kéo lê như là những kẻ nô lệ của các Tín Đồ Hồi Giáo.
Những sợi xích yêu thương này còn có giá hơn và sáng ngời hơn là những chiếc kiềng bằng vàng và những quí thạch được các vị hoàng đế đeo, vì chúng là huy hiệu rực rỡ cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và biểu hiệu cho những mối ràng buộc liên kết chúng ta với các Ngài.
Cần phải ghi nhận là nếu những sợi xích này không được làm bằng bạc thì chúng ít là phải được làm bằng sắt cho tiện lợi hơn.
Chúng không bao giờ được để bỏ bê đâu đó, để chúng ở với chúng ta thậm chí cho đến ngày phán xét. Thật là một niềm vui lớn lao, vinh quang và hiển thắng của người nô lệ trung thành vào ngày mà, theo tiếng kèn thổi, các xương cốt của họ chỗi dậy từ lòng đất vẫn còn được trói buộc bởi sợi xích liên kết thánh hảo, một mối liên kết bề ngoài hoàn toàn không bị mai một. Nguyên ý nghĩ này thôi cũng đủ để thuyết phục một người nô lệ sốt sắng không bao giờ thào gỡ sợi xích của mình, cho dù có bất tiện đến đâu chăng nữa.
(còn tiếp)
|
Thánh Gioan Tông Đồ
(Loạt bài Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần 5/7/2006)
Anh Chị Em thân mến:
Chúng ta giành cuộc gặp gỡ hôm nay để nhắc lại một phần tử khác thuộc tông đồ đoàn, đó là tông đồ Gioan, con ông Giêbêđê, và là người an hem của tông đồ Giacôbê. Tên của ngài, một tên Do Thái tiêu biểu, nghĩa là ‘Cha ban ân huệ của Ngài’. Ngài bấy giờ đang vá lưới trên bờ Biển Galilêa, khi Chúa Giêsu gọi ngài cùng với người anh em của ngài (x Mt 4:21; Mk 1:19).
Gioan bao giờ cũng thuộc về một nhóm giới hạn được Chúa Giêsu cho đi theo với Người vào một số trường hợp.
Ngài ở bên cạnh Phêrô và Giacôbê khi Chúa Giêsu vào nhà của tông đồ Phêrô để chữa lành cho người mẹ vợ của anh (x Mk 1:29); với hai vị kia, ngài đã theo Thày vào nhà của người trưởng hội đường là Gairô có đứa con gái được hồi sinh (x Mk 5:37); ngài theo Người khi Người lên núi để biến hình (x Mk 9:2); ngài ở bên cạnh Người ở Núi Cây Dầu khi đứng trước Đền Thờ Giêrusalem uy nghi Người đã nói một bài về việc kết liễu của thành phố này và của thế giới (x Mk 13:3); và sau hết, ngài gần Người trong Vườn Nhiệt khi Người ẩn mình nguyện cầu cùng Cha trước cuộc Khổ Nạn (x Mk 14:33). Trước Lễ Vượt Qua một chút, khi Chúa Giêsu chọn hai môn đệ đi dọn chỗ cho Bữa Tiệc Ly, Người đã úy thác việc này cho ngài và Phêrô (x Lk 22:8).
Vị trí nổi nang trong nhóm 12 này, ở một nghĩa nào đó, là những gì dễ hiểu thôi, sáng kiến được mẹ của ngài một ngày kia đã thực hiện, đó là bà đến với Chúa Giêsu để yêu cầu cho hai đứa con trai của bà là Gioan và Giacôbê được ngồi một đứa bên phải và một đức bên trái Người trong Nước Trời (x Mt 20:20-21). Như chúng ta đều biết, Chúa Giêsu đã trả lời bằng việc ngược lại đặt câu hỏi là Người yêu cầu họ dửa soạn mà uống chén chính Người sắp uống (x Mt 20:28).
Với những lời lẽ ấy, Người muốn mở mắt hai người môn đệ này ra, dẫn họ đến chỗ hiểu biết mầu nhiệm về con người của Người, phác họa ơn gọi sau này trong việc trở thành những chứng nhân của Người cho đến tận tuyệt hy sinh. Thật vậy, sau đó ít lâu, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ là Người không đến để được hầu hạ mà là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (x Mt 20:28).
Vào những ngày sau Phục Sinh, chúng ta thấy những người con của Giêbêđê đi đánh cá cùng với Phêrô và những vị khác cả đêm mà chẳng bắt được gì. Sau khi được Đấng Phục Sinh can thiệp thì mẻ cá lạ đã xẩy ra: ‘người môn đệ được Chúa Giêsu yêu’ đã là người đầu tiên nhận ra Chúa và chỉ Người cho Phêrô (x Jn 21:1-13).
Trong Giáo Hội ở Giêrusalem, Gioan chiếm được một vị thế quan trọng trong việc lãnh đạo nhóm Kitô hữu tiên khởi. Thật vậy, Thánh Phaolô đã đặt ngài giữa những vị được thánh nhân gọi là ‘trụ cột’ của cộng đồng ấy (x Gal 2:9). Cùng với Thánh Phêrô, ngài nhận được lời mời gọi của Giáo Hội Giêrusalem trong việc khẳng định với những ai chấp nhận Phúc Âm ở Samaria, cầu nguyện cho họ để họ được lãnh nhận Thánh Linh (x Acts 8:14-15).
Chúng ta đặc biệt cần nhớ lại những gì ngài đã nói, cùng với Phêrô, trước Hội Đồng Do Thái, trong cuộc xử án, đó là: ‘chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe’ (Acts 4:20). Việc thẳng thắn tuyên xưng niềm tin của mình vẫn là một mẫu gương và là một lời cảnh giác cho tất cả chúng ta, để chúng ta sẵn sàng cương quyết tuyên bố việc chúng ta gắn bó với Chúa Kitô bất khả lay chuyển, đặt đức tin của chúng ta trước bất cứ thứ tính toán hay lợi lộc phàm trần nào.
Theo truyền thống thì Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu’, vị trong Phúc Âm thứ tư dựa đầu mình vào ngực của Thày trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:21), đứng dưới chân cây thập giá với Mẹ của Chúa Giêsu (x Jn 19:25), và sau cùng là chứng nhân cho cả ngôi mộ trống cũng như việc hiện diện của Đấng Phục Sinh (x Jn 20:2,21:7).
Chúng ta biết rằng việc nhận định này ngày nay là những gì được các nhà chuyên môn đang tranh luận, vì một số trong họ thấy nơi ngài cái nguyên mẫu của một người môn đệ của Chúa Giêsu. Bỏ qua việc dẫn giải để làm sáng tỏ trường hợp này, chúng ta cảm thấy cần phải rút ra cho mình một bài học quan trọng cho đời sống của chúng ta, đó là Chúa Kitô muốn làm cho mỗi người chúng ta thành một người môn đệ sống thân tình riêng tư với Người.
Để làm điều này, việc theo đuổi Người và bề trong lắng nghe Người vẫn chưa đủ; mà còn cần phải sống với Người và như Người nữa. Điều này chỉ trở thành khả dĩ trong môi trường của mối liên hệ thật là thân tình nghĩa thiết, được thấm đậm bằng một lòng hoàn toàn tin tưởng một cách nồng nàn tha thiết. Đó là những gì xẩy ra giữa bạn bè với nhau: đó là lý do tại sao Chúa Giêsu một ngày kia đã nói: ‘Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu… Thày không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết được những gì chủ mình đang làm, mà là bạn hữu, vì tất cả những gì Thày đã nghe nơi Cha Thày thì Thày đã tỏ cho chúng con biết’ (Jn 15:13,15).
Trong cuốn ngụy “Tông Vụ Gioan” thì vị tông đồ này, không được thấy như là vị thành lập các Giáo Hội, thậm chí không phải là hướng dẫn viên cho một cộng đồng đã được thiết lập, nhưng là một nhân vật lưu động, một truyền đạt viên đức tin trong cuộc tiếp xúc với ‘các linh hồn có khả năng hy vọng và được cứu độ’ (18:10,23:8). Ngài được thúc đẩy bởi niềm ước muốn nghịch thường trong việc làm cho những gì vô hình được thấy. Thật vậy, Giáo Hội Đông Phương gọi ngài chỉ là một ‘Thần Học Gia’, tức là con người có thể nói bằng những ngôn từ có thể diễn đạt những sự thần linh, cho thấy một đường lối mầu nhiệm đến với Thiên Chúa bằng việc gắn bó với Chúa Giêsu.
Việc sùng mộ Tông Đồ Gioan là những gì được xác nhận ở thành Êphêsô, nơi, theo truyền thống cổ xưa, ngài đã sống một thời gian dài, chết vào tuổi rất già, dưới thời hoàng đế Trajan. Ở Êphêsô, hoàng đế Justinian, vào thế kỷ thứ 6, đã xây một đền thờ lớn để tôn kính ngài, nơi vẫn còn những thứ hư hại đáng kể ở đó.
Chính ở Đông phương, ngài đã và đang được đặc biệt sùng kính. Nơi các hình ảnh theo lễ nghi Byzantine, ngài được phác vẽ là người rất già và đang say sưa chiêm niệm, với một thái độ của một người đang mời gọi hãy thinh lặng.
Thật thế, không biết phản tỉnh thích hợp, không thể tiến tới mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa và về mạc khải của Ngài. Điều này cho thấy là những năm trước đây, Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ ở Constantinople là Athenagoras, vị đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ôm hôn ở cuộc gặp gỡ không thể quên được, đã khẳng định là: ‘Gioan nằm ở tâm điểm linh đạo cao cả nhất của chúng tôi. Như ngài, thành phần thinh lặng biết rằng việc nhiệm mầu trao đổi cõi lòng là những gì gợi lên hình ảnh của Gioan và lòng của họ cảm thấy bừng nóng lên’ (O. Clement, "Dialoghi con Atenagora," Turin, 1972, p. 159).
Xin Chúa Kitô giúp chúng ta đặt mình nơi học đường của tông đồ Gioan để học được bài học lớn lao về tình yêu, nhờ đó chúng ta cảm thấy được Chúa Kitô yêu thương ‘cho đến cùng’ (Jn 13:1) và sống cuộc đời vì Người.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
5/7/2006