GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 22/1/2007

TUẦN  III THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Thường Niên 21/1/2007 về Đại Kết Kitô Giáo

?  Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli - 1)  Xóa bỏ vạ tuyệt thông ln nhau; 2) Những cuộc viếng thăm nhau và những tuyên ngôn chung

?  “Nếu chúng ta muốn làm cho cuộc phát triển khả trợ trở thành một thực tại vững chắc lâu dài thì chúng ta cần phải kiến tạo một nền kinh tế thực sự khả trợ”

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Thường Niên 21/1/2007 về Đại Kết Kitô Giáo

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúa Nhật này diễn ra trong Tuần Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo mà, như chúng ta biết, được cử hành hằng năm ở bán cầu của chúng ta vào thời khoảng 18-25/1. Đề tài cho năm 2007 là một câu từ Phúc Âm Thánh Marcô, nói về sự ngỡ ngàng của dân chúng về việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc: ‘Người thậm chí làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (Mk 7:37).

 

Tôi có ý định quảng diễn dài hơn nữa đề tài thánh kinh này vào ngày 25/1 tới, lễ kính Thánh Phaolô Trở Lại, thời điểm nhân dịp kết thúc tuần cầu nguyện này, tôi chủ sự vào lúc 5 giờ 30 chiều buổi kinh tối ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Tôi mong anh chị em thm dự cuộc qui tụ phụng vụ này, vì mối hiệp nhất trước hết xuất phát từ lời cầu nguyện, mà cáng nhất trí nguyện cầu thì càng đẹp lòng Chúa.

 

Năm nay, bản thảo nguyên khởi cho tuần lễ này, sau đó được Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế chấp nhận, được soạn dọn bởi thành phần tín hữu ở Umlazi, Nam Phi, một thành phố rất nghèo, nơi Hội Chứng Liệt Kháng đã trở thành nạn dịch và là nơi niềm hy vọng ở con người chẳng có là bao nhiêu.

 

Thế nhưng, Chúa Kitô phục sinh là niềm hy vọng cho tất cả mọi người. Người đặc biệt là niềm hy vọng cho Kitô hữu. Thành phần thừa hưởng cảnh chia rẽ là những gì xẩy ra trong quá khứ, trong hoàn cảnh này, họ đã muốn tung ra một lời kêu gọi là Chúa Kitô có thể làm được tất cả mọi sự. Người ‘làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’; tức là, ngài có thể làm thấm nhập vào Kitô hữu niềm ước mong tha thiết muốn lắng nghe nhau, muốn nói chuyện với nhau, và muốn  nói với Người thứ ngôn từ của lòng mến thương nhau.

 

Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo như thế nhắc nhở chúng ta rằng vấn đề đại kết là một cảm nghiệm đối thoại sâu xa, một cuộc lắng nghe nhau và nói với nhau, là việc biết nhau hơn  nữa. Nó là một côn g việc mà tất cả mọi người đều phải đảm trách thực hiện, nhất là về khía cạnh địa kết thiêng liêng, dựa vào việc cầu nguyện và chua sẽ những gì khả dĩ trong lúc này đây giữa Kitô hữu với nhau.

 

Tôi hy vọng rằng niềm trông ngóng mối hiệp nhất này, được chuyển thành việc nguyện cầu và việc hợp tác huynh đệ để giảm bớt các nỗi khổ đau của con người, sẽ là những gì lan tràn hơn nữa ở tầm cấp giáo xứ và các phong trào trong giáo hội cũng như nơi các tổ chức tu trì.

 

Lợi dụng dịp này tôi xin cám ơn Ủy Ban Đại Kết của Tòa Đại Diện Rôma cũng như các v ị linh mục giáo xứ của thành phố này, những vị đã thúc giục tín hữu hãy cử hành tuần lễ đây. Rộn g rãi hơn, tôi cũng cám ơn tất cả những ai, ở tất cả mọi nơi trên thế giới, đang tin tưởng và liên lỉ nguyện cầu và hoạt động cho mối hiệp nhất.

 

Xin Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội, giúp cho tất cả mọi tín hữu biết để cho Chúa Kitô mở rộng lòng mình hơn nữa trong việc  thông đạt với nhau trong bác ái và trong chân lý, để mình được biến đổi trong Người để trở nên một lòng trí (x Acts 4:32).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/1/2007

 

 

TOP

 

 

?  Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Contantinôpôli - 1)  Xóa bỏ vạ tuyệt thông ln nhau; 2) Những cuộc viếng thăm nhau và những tuyên ngôn chung

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch

 (Tiếp 21 Chúa Nhật)

1) Quá kh: Xóa b v tuyt thông ln nhau

 

Tôi cảm thấy hết sức vui mừng được ở giữa những người anh em của tôi trong Chúa Kitô, nơi Vương Cung Thánh Đường này, để cùng nguyện cầu với Chúa cũng như để nhớ lại những biến cố trọng yếu đã từng bảo trì cuộc dấn thân của chúng ta trong việc hoạt động cho mối hiệp nhất trọn vẹn giữa Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo. Trước hết tôi muốn nhắc lại quyết định can đảm trong việc xóa bỏ đi cái ký ức về những cuộc tuyệt thông nhau vào năm 1054. Bản tuyên ngôn chung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras, một bản tuyên ngôn được viết lên bằng một tinh thần tái ý thức yêu thương, được long trọng đọc trong một cuộc cử hành cùng một lúc tại cả Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma lẫn tại Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Câu Tomos của vị Thượng Phụ này được căn cứ vào lời tuyên xưng đức tin của Thánh Gioan: ‘Ho Theós agapé estin’ (1Jn 4:8) - Thiên Chúa là tình yêu! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn để bắt đầu cuộc Brief riêng của ngài cũng hoàn toàn xứng hợp như thế, với lời khuyến dụ của Thánh Phaolô là: ‘Ambulate in dilectione’ (Eph 5:2) – ‘Hãy tiến bước trong yêu thương’. Chính trên nền tảng yêu thương nhau này mà những mối liên hệ mới giữa hai Giáo Hội Rome và Constantinople đã phát triển” (1).

 

“Với niềm vui chân tình, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã làm tái sinh động mối liên hệ đã được phát triển từ cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ở Giêrusalem vào Tháng 12 năm 1964 giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Việc các vị trao đổi thư từ với nhau, những bức thư được phổ biến trong cuốn sách tựa đề ‘Tomos Agapis’, là những gì chứng thực cái sâu đậm của những thắt kết đã phát triển giữa các vị, những thắt kết đã phản ảnh nơi mối liên hệ giữa hai Giáo Hội Chị Em với nhau là Rome và Constantinople. Vào ngày 7/12/1965, ngày áp kết khóa cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II, các vị tiền nhiệm khả kính của chúng ta đã thực hiện một bước tiến đặc biệt không thể nào quên được tại Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George và tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican riêng biệt: các vị loại bỏ khỏi ký ức của Giáo Hội những thứ tuyệt thông thê thảm năm 1054. Nhờ đó, các vị đã khẳng định một xoay hướng quyết liệt nơi mối liên hệ của chúng ta” (2)

 

“Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những gì đã từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ  đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hãy tích cực tham gia vào tiến trình này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ý nghĩa”. (3)

 

2) Quá kh: Những cuộc viếng thăm nhau và những tuyên ngôn chung

 

“Các dấu hiệu của tình yêu thương này đã được hiển nhiên nơi nhiều bản tuyên ngôn về việc quyết tâm chung cũng như nơi nhiều cử chỉ đầy ý nghĩa. Cả hai vị Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đều đã được nồng hậu tiếp đón như những người viếng thăm Ngôi Thánh Đường Thánh George này, và đã trân trọng liên kết với các Đức Thượng Phụ Athenagoras I và Dimitrios I để củng cố động lực hướng tới chỗ tương kiến và tìm cầu mối hiệp nhất trọn vẹn. Chớ gì tên tuổi của các vị được kính nhớ và ca ngợi!” (1)

 

“Chúng tôi đã tri ân nhớ lại những cuộc gặp gỡ của các vị tiền nhiệm của chúng tôi, những cuộc gặp gỡ được Chúa chúc phúc, những vị đã tỏ cho thế giới thấy nhu cầu khẩn trương của mối hiệp nhất và tìm kiếm những đường lối vững chắc để đạt tới m ối hiệp nhất này, bằng việc đối thoại, nguyện cầu và bằng cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã đến Giêrusalem như những người hành hương, đến chính nơi Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì phần rỗi của thế giới, và các vị cũng đã gặp nhau một lần nữa ở Phanar đây cũng như ở Rôma. Các vị đã để lại cho chúng ta một bản tuyên ngôn chung vẫn còn nguyên tất cả giá trị của nó; nó nhấn mạnh rằng việc thực sự đối thoại với nhau trong bác ái cần phải làm sao để có thể duy trì và tác động tất cả mọi liên hệ giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các Giáo Hội với nhau, và nó ‘phải được bắt nguồn từ việc hoàn toàn trung thành với một Chúa Giêsu Kitô duy nhất và từ việc tương kính truyền thống riêng của nhau’ ("Tomos Agapis," 195).

 

“Chúng tôi cũng không quên những cuộc viếng thăm nhau giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng PhụDimitrios I. Chính trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm đầu tiên về đại kết của ngài, đã xẩy ra việc loan báo vấn đề thành hình Ủy Ban Hỗn Hợp cho việc đối thoại về thần học giữa  Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống. Việc này đã làm cho hai Giáo Hội của chúng ta tiến lại với nhau trong cùng một mục đích được ấn định là việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn”. (3)

 

Đin hình cho c cuc viếng thăm nhau ln tuyên ngôn chung này đã được ĐTC GPII tổng kết trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 4/7/2004 như sau:

 

“Tôi hết lòng tạ ơn Chúa về cuộc viếng thăm mới đây của vị thượng phụ giáo chủ thế giới Chính Thống Giáo ở Costantinople, Đức Bartholomew I, vị mà trong những ngày vừa qua Tôi đã vui mừng tiếp đón như là một vị khách của Tòa Thánh Vatican, cùng với đoàn tùy tùng quí hóa của Ngài. Chúng tôi đã cùng nhau cử hành lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng tưởng niệm cuộc hội ngộ lịch sử giữa các vị tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi là Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras I xẩy ra 40 năm trước đây ở Giêrusalem.


”Thêm vào đó, chúng tôi đã ký vào một bản tuyên ngôn chung để khẳng định và tái tấu việc dấn thân của những người Công Giáo và Chính Thống trong việc góp phần xây dựng lý tưởng cao cả của mối trọn vẹn hiệp thông Kitô hữu.


”Khi nhận thấy những bước tiến khả quan cho đến nay, cũng như không quên để ý tới những trở ngại vẫn còn hiện hữu, chúng tôi đã tái khẳng định quyết tâm tiếp tục, đúng hơn, gia tăng việc đối thoại đại kết, dù trên lãnh vực liên hệ huynh đệ (“đối thoại bác ái”), hay trên lãnh vực cân đo về tín điều (“đối thoại về sự thật”).


”Với tinh thần ấy, chúng tôi đã nói lên một số vấn đề và hiểu lầm xuất phát mới đây, chứng tỏ cho thấy một dấu hiệu cụ thể về cách thức Kitô hữu có thể và cần phải luôn luôn hợp tác với nhau, ngay cả khi xẩy ra những chia rẽ và xung khắc. Đó là cách sống động để loan truyền một thứ Phúc Âm hòa bình trong một thế giới, bất hạnh thay, đầy những chênh lệch và bạo động.


”Ngoài ra, theo diễn tiến của cuộc hội ngộ này, chúng tôi đã nhận thức được rằng những người Công Giáo và Chính Thống được kêu gọi để cùng nhau hoạt động để giúp cho Châu Âu khỏi quên đi các căn gốc Kitô Giáo của mình. Chỉ có thế Âu Châu mới có thể đóng trọn vai trò của mình trong việc đối thoại giữa các nền văn minh cũng như trong việc phát động toàn cầu về vấn đề công lý, đoàn kết, và bảo toàn thiên nhiên tạo vật”.

 

(xem tiếp mai: 3- Quá khứ: Ủy Ban Hỗn Hợp đối thoại về thần học được tái diễn sau khi bị tắc nghẽn; 4) Tương lai: Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô)

 

 

 

TOP

 

 

? “Nếu chúng ta muốn làm cho cuộc phát triển khả trợ trở thành một thực tại vững chắc lâu dài thì chúng ta cần phải kiến tạo một nền kinh tế thực sự khả trợ”

 

ĐTGM Celestino Migliore Đại Diện Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước Hoa Kỳ với Hội Nghị ngày 25/10/2006 với đệ nhị tiểu ban của khóa họp thứ 61 của Tổng Hội Đồng LHQ về vấn đề phát triển khả thủ và môi sinh. 

 

Thưa Bà Trưởng Ban,

 

Nếu chúng ta muốn làm cho cuộc phát triển khả trợ trở thành một thực tại vững chắc lâu dài thì chúng ta cần phải kiến tạo một nền kinh tế thực sự khả trợ.

 

Ngay cả trong bối cảnh của việc chuyển tiếp và trưởng thành nhanh chóng của mình, nền kinh tế của chúng ta tiếp tục chính yếu dựa vào mối liên hệ của nó với thiên nhiên. Hạ tầng bất khả thiếu của nó là đất, nước và khí hậu, và vấn đề mau chóng trở nên sáng tỏ hơn bao giờ hết là nếu những thứ ấy, những hệ thống trợ sinh của thế giới ấy, mà bị hư hoại hay bị phá hoại bất khả chữa trị thì sẽ chẳng có một thứ kinh tế có thể tồn tại đối với bất kể một ai trong chúng ta. Bởi thế, thay vì đứng ngoài hay loại trừ kinh tế, các nhà lập pháp cần phải hiểu những mối quan tâm về môi trường như là những gì nền tảng chống đỡ tất cả mọi hoạt động về kinh tế – thậm chí về cả con người nữa.

 

Đó là lý do tại sao việc hoàn thành những quyết tâm cho những trụ cột phát triển về kinh tế, môi trường và xã hội của Thượng Nghị Về Trái Đất năm 1992 là đáp ứng rất tối thiểu cần có hiện nay đối với các quốc gia và tất cả mọi diễn viên liên quan tới môi trường. Các hậu quả về môi trường gây ra bởi hoạt động kinh tế của chúng ta hiện nay là một trong những vấn đề ưu tiên đệ nhất của thế giới. 

 

Vấn đề môi trường chẳng những là một vấn đề quan trọng về đạo đức và khoa học mà còn là một vấn đề về chính trị và kinh tế nữa, và là một cái xương của việc cạnh tranh trong tiến trình toàn cầu hóa nói chung. Nó không những nhắm đến việc hội nhập việc phát triển khả trợ vào các chương trình giảm nghèo và phát triển, mà còn phản ảnh c ác mối bận tâm cùng những vấn đề về môi trường nơi những sách lược an ninh , cũng như nơi những vấn đề về phát triển và nhân đạo ở các cấp quốc gia, miền và quốc tế. Tóm lại, thế giới cần một cuộc hoán cải môi sinh để cẩn thận cứu xét tới những mẫu tư tưởng hiện tại, cũng như những mẫu sản xuất và tiêu thụ.

 

Bởi thế, đại biểu tôi đây hoan hô sự tiến bộ được đề cập tới về vấn đề áp dụng thực hành Chương Trình Hành Động 21, những Chương Trình Áp Dụng Thực Hành Hơn Nữa Hoạch Trình 21 cùng những thành quả của Thượng Nghị Thế Giới về Vấn Đề Phát Triển Khả Trợ, ở bản tường trình của vị tổng thư ký LHQ giờ đây đang có trong tay của Tiểu Ban này. Việc nhấn mạnh hơn nữa tới năng lượng có thể đổi mới, những thứ kỹ thuật về khí đốt và làm sạch, và việc chính ngạch hóa các sách lược phát triển khả trợ của quốc gia vào việc thiết lập chính sách dường như đã nhúc nhích, mặc dù tất cả mọi diễn viên, bắt đầu là các quốc gia, cần  phải thực hiện nhiều hơn nữa để ngăn chặn và lật ngược chiều hướng trong vấn đề tiêu thụ và phóng uế.

 

Cả hai Thượng Nghị G-8 năm 2005 và 2006 đã chú trọng nhiều tới năng lượng cần thiết cho việc phát triển khả trợ cũng như tới việc thay đổi khí hậu và việc phát triển kỹ nghệ cũng như vấn đề phóng uế bầu khí quyển. Những hiện tượng này có một ảnh hưởng hiển nhiên về môi trường, sâu xa tác dụng tới nền an ninh của quốc gia và quốc tế, cũng như đến khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc đạt tới các mục tiêu phát triển ngàn năm MDGs. Cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục sâu xa hiểu biết những mối liên hệ giữa hòa bình và vấn đề phát triển nhân bản, nhất là ở các nơi nghèo nhất với khả năng kém thích ứng.

 

Đối với việc áp dụng thực hành những công ước khác nhau về môi trường của LHQ, đại biểu tôi cũng hoan nghênh cái động lực có được từ Những Hiệp Ước Marrakesh, nhờ đó làm cho Nghị Định Kyoto được trọn vẹn hoạt động. Tòa Thánh hy vọng rằng những cơ hội như thế là những gì thuận lợi cho việc áp dụng một sách lược về năng lượng có tính cách vừa toàn cầu vừa chung nhau lâu dài, có khả năng đáp ứng những nhu cầu năng lượng toàn cầu ngắn hạn và dài hạn, bảo về sức khỏe của con người và môi trường, và thiết lập những việc dấn thân thực sự có thể hiệu nghiệm đương đầu với vấn đề thay đổi khí hậu. 

 

Trong khi đó, nếu những thứ khí đốt dưới lòng đất đang thuộc về chúng ta cho một ‘tương lai khả đoán’, và nếu các quốc gia đang lệ thuộc vào ‘giải pháp lai ghép hỗn hợp năng lực’, như vị tổng thư ký đề nghị, thì việc đầu tư chung thật sự vào kỹ thuật làm sạch là những gì cần phải kèm theo tính cách thực dụng này như là một yếu tố khẩn trương của những sách lược quốc gia và quốc tế, trong việc giảm thiểu nhanh bao nhiêu có thể tầm ảnh hưởng của tình trạng phóng uế gây ra từ việc di chuyển trên không và dưới biển, cũng như việc những lãnh vực này tiếp tục sử dụng thứ kỹ thuật cổ hủ. Sự tiến bộ đang đạt được một cách chầm chậm nơi các thứ kỹ thuật làm sạch ở các lãnh vực khác, bao gồm thậm chí cả lãnh vực di chuyển  của xe hơi. Thế nhưng, đã đến lúc thực hiện  việc đầu tư chính yếu vào những kỹ thuật làm cho việc di chuyển trên không và dưới biển được sạch hơn trước khi vấn đề cân bằng về môi sinh bị nghiêng ngả vì thái độ coi thường đáng trách.

 

Về vấn đề nước nôi, Bản Tường Trình Phát Triển Nước Trên Thế Giới thứ hai của LHQ đã cho thấy rằng vấn đề chính yếu làm ngăn trở việc hoàn thành những đòi hỏi về nước không phải là vì tình trạng thiếu lượng nước cho nhu cầu của con người mà là thiếu việc quản trị những nguồn nước, nhất là những vấn đề về điều hành, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật và tài trợ. Việc cai quản những nguồn nước cần phải được dựa vào việc áp dụng thi hành nguyên tắc trách nhiệm chung của tầm cấp quốc tế, chú trọng đặc biệt tới nguyên tắc phụ trợ, một nguyên tắc cần đến sự tham dự của các cộng đồng địa phương trong tiến trình quyết định.

 

Về một đề tài liên hệ, LHQ đã ấn định năm 2006 là Năm Quốc Tế về Các Sa Mạc và Tình Trạng Hoang Vu Hóa, chắc chắn là một trong những tiến trình lo ngại nhất của tình trạng suy thoái môi trường, kèm theo một ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ chẳng những trên  môi trường mà còn ở các lãnh vực về kinh tế và xã hội nữa. Việc hoang vu hóa và hạn hán giờ đây đang ảnh hưởng tới trên một phần sáu dân chúng trên thế giới. Cộng đồng quốc tế cần phải thực hiện những hành động cụ thể để đảo ngược những hiện  tượng báo động này bằng những đáp ứng có tính cách hợp tác quốc tế.

 

Sau hết, thành phần sống ở làng mạc, nơi chi phối ¾ số người đói khổ, đang bị suy thoái hơn bao giờ hết. Những nhận định của Hội Nghị Quốc Tế Về Việc Cải Cách Canh Nông Và Phát Triển Nông Thôn ở Porto Alegre vào đầu năm nay đã có lý nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vai trò cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn để chiến đấu với tình trạng đói khổ và nghèo khổ, để cổ võ việc phát triển khả trợ và sự an toàn về lương thực, để bảo toàn việc cổ võ nhân quyền, cũng như để chiếm đạt những mục tiêu phát triển ngàn năm MDGs. Các nhà lập pháp không thể nào tiếp tục coi thế giới nông thôn như là một thứ thường hạng.

 

Xin cám ơn  Bà Trưởng Ban


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/10/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ