GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 12/3/2007 TUẦN III MÙA CHAY |
? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay 11/3/2007 về Việc Hoán Cải
? Thánh Clêmentê ở Rôma
? Những Thiên Thần Khù Khờ (tiếp)
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay 11/3/2007 về Việc Hoán Cải
Anh Chị Em thân mến,
Đoạn Phúc Âm Thánh Luca được công bố vào Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay tuần này liên quan tới nhận định của Chúa Giêsu về hai biến cố đang xẩy ra bấy giờ. Biến cố thứ nhất là cuộc nổi dậy của một số người Galilêa, một cuộc nổi dậy bị Philatô dẹp yên bằng việc đổ máu; biến cố thứ hai là sự sụp đổ của một cái tháp ở Giêrusalem, gây cho 18 nạn nhân bị thiệt mạng. Chúng là hai biến cố thê thảm nhưng rất khác n hau. Biến cố thứ nhất do con người gây ra, biến cố kia xẩy ra bởi tai nạn.
Theo tâm thức của thời ấy thì dân chúng có khuynh hướng nghĩ rằng những gì là bất hạnh đổ xuống trên thành phần nạn nhân là vì lầm lỗi của họ. Ngược lại, Chúa Giêsu nói: ‘Quí vị nghĩa rằng những người Galilêa ấy là những tội nhân xấu xa hơn tất cả những người Galilêa khác hay chăng, bởi họ phải chịu như thế?... Hay 18 người khác vị tháp Siloe đè chết, quí vị nghĩ rằng là thành phần tội phạm hơn tất cả những người khác ở Giêrusalem chăng? (Lk 13:2,4). Trong cả hai trường hợp, Người đều kết thúc thế này: ‘Tôi bảo cho quí vị hay, không phải thế; song quí vị cũng sẽ bị diệt vong nếu quí vị không ăn năn hối cải’ (13:3,5).
Bởi vậy, vấn đề Chúa Giêsu muốn dẫn những ai nghe lời Người tới đó là vấn đề cần phải ăn năn hoán cải. Người không trình bày nó bằng những kiểu cách luân lý mà bằng những cách thức thực tiễn, như là một đáp ứng thích hợp duy nhất cho các biến cố khiến cho những niềm tin của con người bị khủng hoảng.
Trước những bất hạnh nào đó, Người khuyên rằng vấn đề qui trách thành phần nạn nhân chẳng có ích gì. Trái lại, những gì thực sự khôn ngoan là ở chỗ tự vấn nạn về tính cách bấp bênh của cuộc sống và chấp nhận thái độ hữu trách: thực hành việc thống hối và cải tiến đời sống của chúng ta.
Đó là khôn ngoan, đó là đáp ứng hiệu nghiệm nhất đối với sự dữ, ở tất cả mọi cấp độ, liên vị, xã hội và quốc tế. Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy đáp lại sự dữ trước hết bằng việc cẩn thận kiểm xét lương tâm và quyết tâm thanh tẩy đời sống của chúng ta. Bằng không, chúng ta sẽ bị tiêu diệt cũng như thế. Thật vậy, dân chúng và các xã hội đang sống mà không đặt vấn đề về tình trạng tàn rụi như là đích điểm cuối cùng duy nhất của họ. Trái lại, vấn đề hoán cải, bất chấp sự kiện là nó không gìn giữ chúng ta khỏi những thứ trục trặc và tai ương, khiến chúng ta có thể giải quyết c hung bằng một ‘cách thức’ khác nhau.
Nhất là nó có thể giúp ngăn ngừa sự dữ, và trung lập hóa một số những đe dọa của nó. Dù sao nó cũng giúp cho chúng ta có thể thắng vượt sự dữ bằng sự lành, cho dù không phải bao giờ cũng ở một tầm mức của các biến cố, là những gì có lắm lúc biệt lập khỏi ý muốn của chúng ta, bao giờ cũng ở mức độ thiêng liêng.
Tóm lại, việc hoán cải chế ngự sự dữ tận gốc của nó là tội lỗi, cho dù nó không thể lúc nào cũng tránh được các hậu quả của nó.
Chúng ta hãy cầu cùng Mẹ Maria, vị đồng hành và hỗ trợ chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay của chúng ta, để giúp cho hết mọi Kitô hữu tái nhận thức vẻ cao cả, thậm chí tôi muốn nói đến vẻ đẹp của việc hoán cải. Chớ gì Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được rằng để thực hiện việc thống hối và sửa sai hành vi cử chỉ của chúng ta không phải chỉ thuần túy là việc luân lý, mà là đường lối hiệu nghiệm nhất để cải tiến cả bản thân chúng ta lẫn xã hội. Có một câu châm ngôn cho thấy điều này rất rõ ràng, đó là câu: thà đốt lên một que diêm còn hơn nguyền rủa bóng tối.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/3/2007
Thánh Clêmentê ở Rôma
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 28/2/2007 – Bài Giáo Lý 32 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh Chị Em thân mến,
Trong mấy tháng qua, chún g ta đã suy niệm về những hình ảnh của từng vị tông đồ và là những vị chứng nhân tiên khởi của đức tin Kitô Giáo, những vị được đề cập tới trong các bản văn Tân Ước. Giờ đây, chúng ta quay sang các vị Tông Giáo Phụ , tức đến thế hệ thứ nhất và thứ hai của Giáo Hội sau các tông đồ. Nhờ đó chún g ta có thể thấy được cách thức Giáo Hội bắt đầu tiến bước trong lịch sử.
Thánh Clêmentê, Giám Mục Rôma trong những năm cuối cùng của thế kỷ thứ nhất, là vị thừa kế thứ ba của Thánh Phêrô, sau Đức Linus và Đức Anacletus. Chứng từ quan trọng nhất về đời sống của ngài được Thánh Irênê là giám mục Lyon viết mãi vào năm 202. Vị giám mục này cho rằng Thánh Clêmentê ‘đã từng thấy các vị tông đồ… đã được gặp gỡ các vị ấy’, và ‘vẫn còn văng vẳng bên tai giáo huấn của các vị, và vẫn còn thấy trước mắt truyền thống của các vị’ (Adv. Haer. 3,3,3). Những chứng từ sau này, giữa thế kỷ thứ bốn và thứ sáu, thì qui tước hiệu tử đạo cho Thánh Clêmentê.
Thẩm quyền và thế giá của vị Giám Mục Rôma này như vậy nên có một số bản văn được qui về cho ngài, thế nhưng chỉ có một bản văn chắc chắn là Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Côrintô.
Giáo phụ Eusebius thành Caesarea, một đại ‘lưu trữ viên’ của những gốc tích Kitô Giáo, đã trình bày về bức thư này bằng những lời lẽ như sau: ‘Một bức thư duy nhất của Đức Clêmentê đã được gửi xuống cho chúng ta được công nhận là chân thực, trọng đại và tuyệt vời. Bức thư này được ngài viết nhân danh Giáo Hội Rôma gửi cho Giáo Hội ở Côrintô… Chúng ta biết rằng qua một thời gian dài, và cho tới cả ngày nay nữa, bức thư n ày được công khai đọc trong những cuộc tái hợp của tín hữu’ (Hist. Eccl. 3,16).
Một đặc tính hầu như có tính cách giáo luật được qui cho bức thư này. Ở đầu bản văn ấy, được viết bằng tiếng Hy Lạp, Đức Clêmentê xin lỗi nếu ‘những biến cố phức tạp và tai hại’ (1:1) đã xẩy ra vì một cuộc can thiệp chậm chạp. Những ‘biến cố’ ấy có thể được đồng hóa với cuộc bách hại của Domitian; bởi thế, ngày tháng của bức thư này được viết vào thời điểm ngay sau cái chết của vị hoàng đế ấy và trước khi chấm dứt cuộc bách hại, tức là ngay sau năm 96.
Việc can thiệp của Đức Clêmentê – chúng ta vẫn còn ở thế kỷ thứ nhất – được kêu gọi thực hiện vì những vấn đề trầm trọng Giáo Hội Côrintô đang trải qua; thật vậy, các vị linh mục của cộng đồng này đã bị loại trừ bởi một số thành phần trẻ trung mới tạo được uy thế. Biến cố đau thương này một lần nữa được ghi nhớ bởi Thánh Irênê, vị đã viết rằng: ‘Dưới thời Đức Clêmentê, xẩy ra một cuộc xung khắc trầm trọng giữa các người anh em ở Corintô, Giáo Hội Rôma đã gửi cho giáo đoàn Côrintô một bức thư rất quan trọng để hòa giải họ trong an bình, để canh tân đức tin của họ và để loan báo một truyền thống họ đã lãnh nhận còn rất mới mẻ từ các vị tông đồ’ (Adv. Haer. 3,3,3).
Bởi thế, chúng ta có thể nói rằng bức thư này là việc hành sử lần đầu tiên của một Vị Giáo Chủ ở Rôma sau cái chết của Thánh Phêrô. Bức thư của Thánh Clêmentê đã đụng chạm tới những đề tài thân thương với Thánh Phaolô, vị đã viết hai bức thư quan trọng cho giáo đoàn Côrintô, nhất là về vấn đề biện chứng thần học, bao giờ cũng thích hợp, giữa biểu thị của việc cứu độ và trách nhiệm dấn thân về luân lý.
Trước hết là việc công bố ơn cứu độ. Chúa thấy được là chúng ta cần gì và ban ơn tha thứ cho chúng ta, ban cho chúng ta tình yêu của Người, ban cho chúng ta ơn được làm người Kitô hữu, làm anh chị em của Người. Đó là điều rao giảng làm cho cuộc đời chúng ta hân hoan và giúp cho các hoạt động của chúng ta được vững chắc. Chúa Kitô luôn thấy được là các hành động của chúng ta cần đến sự thiện hảo của Người và sự thiện hảo của Chúa bao giờ cũng lớn hơn tất cả mọi tội lỗi của chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải quyết tâm một cách gắn bó với tặng ân chúng ta được lãnh nhận ấy và đáp lại việc loan truyền ơn cứu độ bằng một đường lối quảng đại và can trường hướng tới việc hoán cải. So sánh với mô thức của Thánh Phaolô, thì cái mới mẻ là ở chỗ, tiếp theo sau phần tín lý và phần thực hành Thánh Clêmentê, có ‘một lời nguyện cầu long trọng’ để kết thúc bức thư một cách cụ thể.
Dịp trực tiếp của bức thư này đã tạo cơ hội cho vị Giám Mục Rôma để can thiệp một cách sâu rộng vào vấn đề căn tính của Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội. Thánh Clêmen tê ghi nhận là nếu có những c huyện lạm dụng xẩy ra ở Côrintô thì lý do cần phải lưu ý tới đó là ở tình trạng yếu kém về đức ái và những nhân đức cần thiết của Kitô Giáo. Đó là lý do tại sao ngài đã kêu gọi tất cả mọi tín hữu hãy sống khiêm nhượng và yêu thương huynh đệ, hai nhân đức thật sự là căn bản để làm phần tử của Giáo Hội. Ngài nói: ‘Chúng ta là phần thể của Đấng Thánh, nên chúng ta hãy làm tất cả những gì liên quan tới thánh thiện’ (30:1).
Đặc biệt vị Giám Mục Rôma này còn nhắc lại rằng chính Chúa Kitô, ‘Người muốn những điều ấy được thực hiện ở đâu và bởi ai, thì chính Người đã ấn định theo ý muốn tối cao của Người, để tất cả mọi sự, được thực hiện một cách đạo hạnh theo sở thích tốt lành của Người, đáng được Người chấp nhận…. Vì những việc phục vụ đặc biệt của Người là những gì được bổ nhiệm cho vị thượng tế, và nơi chốn thích hợp của những việc phục vụ ấy được qui định cho các vị linh mục, và những thừa tác vụ đặc biệt của những việc ấy được trao cho thành phần Lêvi. Thành phần giáo dân, theo luật, có trách nhiệm đối với những gì thuộc giáo dân’ (40:1-5: xin lưu ý là ở đây, trong bức thư từ cuối thế kỷ thứ nhất này, lần đầu tiên văn chương Kitô Giáo có chữ Hy Lạp ‘laikós’, mang ý nghĩa là ‘phần tử của vương quốc’, tức là thành phần ‘dân Chúa’).
Như thế, khi qui chiếu về phụng vụ của dân Yến Duyên, Thánh Clêmentê cho thấy lý tưởng của ngài về Giáo Hội. Đó là một cuộc qui tụ bởi ‘một thần linh ân sủng được đổ xuống trên chúng ta’, cho thấy, qua các phần tử khác nhau của Thân Mình Chúa Kitô, tất cả được liên kết bất phân đều là ‘phần tử của nhau’ (46:6-7).
Việc phân biệt rõ ràng giữa thành phần ‘giáo dân’ và phẩm trật dù sao cũng không có nghĩa là một cái gì đó tương phản mà chỉ là một liên hệ theo cơ cấu của một thân thể, của một tổ chức có những phần hành khác nhau. Thật vậy, Giáo Hội không phải là một nơi hỗn độn và vô chủ, nơi mà ai muốn làm gì thì làm vào bất cứ lúc nào, mỗi người trong cơ cấu có lớp lang này thực hành thừa tác vụ của mình theo ơn gọi được nhận lãnh.
Liên quan tới thành phần lãnh đạo của các cộng đồng, Thánh Clêmentê xác định rõ về tín lý của việc kế thừa tông đồ. Những luật lệ chi phối điều này đều xuất phát từ chính Thiên Chúa một cách tối hậu. Chúa C ha sai Chúa Giêsu Kitô, Đấng đến phiên mình thì sai các vị tông đồ. Rồi những vị này sai thành phần thủ lãnh đầu tiên của các cộng đồng, và đã ấn định rằng họ cần phải được những con người xứng đáng tuân theo. Bởi thế, tất cả mọi sự được tiến triển ‘một cách lớp lang, theo ý muốn của lời Chúa’ (42).
Với những lời này, với những câu ấy, Thánh Clêmentê muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội có một cấu trúc bí tích, chứ không phải là một cấu trúc chính trị. Các tác động của Thiên Chúa vươn tới chúng ta trong phụng vụ là những gì đi trước các quyết định và các ý nghĩ của chúng ta. Giáo Hội trước hết là một tặng ân của Thiên Chúa chứ không phải là một sản phẩm của chúng ta, bởi thế cấu trúc bí tích này chẳng những bảo đảm được trật tự chung mà còn là những gì tiền dẫn đến tặng ân của Thiên Chúa tất cả chúng ta cần đến.
Sau hết, ‘lời nguyện long trọng’ cống hiến một thứ hít thở vũ trụ cho việc bàn luận trước đó. Thánh Clêmentê ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa về sự quan phòng yêu thương cao cả của Ngài, Đấng đã tạo dựng nên thế giới và tiếp tục cứu thế giới và chúc lành cho thế giới. Lời kêu cầu cho cơ cấu cai quản cũng được đặc biệt chú trọng. Sau các bản văn Tân Ước thì đây là lời cầu nguyện cổ kính nhất cho các tổ chức chính trị. Bởi thế, khi mới có việc bách hại, Kitô hữu, quá rõ là các cuộc bắt bớ sẽ tiếp tục xẩy ra, đã không thôi nguyện cầu cho chính những vị thẩm quyền đã lên án họ một cách bất chính.
Động lực ấy trước hết có tính cách Kitô học, đó là con người cần phải nguyện cầu cho thành phần bách hại mình, như Chúa Giêsu đã làm trên cây thập giá. Thế nhưng, lời cầu nguyện ấy cũng chất chứa một giáo huấn, qua giòng lịch sử, hướng dẫn thái độ của Kitô hữu trước các hoạt động chính trị và quốc gia.
Trong việc nguyện cầu cho các vị thẩm quyền, Thánh Clêmentê nhìn nhận tín h cách hợp lý của các cơ cấu chính trị theo trật tự được Thiên Chúa ấn định. Đồng thời ngài cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về việc những thẩm quyền này phải làm sao để dễ dạy đối với Thiên Chúa và ‘hành sử quyền hành được Chúa ban trong an bình và nhân ái xót thương’ (61:2).
Cêsa không phải là tất cả. Còn có một chủ quyền khác, mà nguồn gốc và yếu tính của nó không thuộc về thế giới này, mà là ‘từ trên cao’: đó là thẩm quyền của Sự Thật, một sự thật có quyền được lắng nghe cũng như có quyền đối chất với quốc gia.
Như thế, bức thư của Thánh Clêmentê nêu lên nhiều đề tài vẫn còn thực hữu. Điều này càng có ý nghĩa hơn, vì nó tiêu biểu, từ thế kỷ thứ nhất, mối quan tâm của Giáo Hội Rôma, một Giáo Hội chủ sự trong đức ái đối với tất cả mọi giáo hội khác.
Theo cùng tinh thần ấy, chúng ta thực hiện những lời cầu khẩn của chúng ta như ‘lời nguyện trọng đại’ này, nơi vị Giám Mục Rôma trở thành tiếng nói cho toàn thế giới, ‘vâng, lạy Chúa, xin chiếu tỏa dung nhan Chúa trên chúng con cho thiện ích trong an bình, để chúng con được bàn tay quyền năng của Chúa bao che… chúng con ca ngợi Chúa qua vị thượng tế và là vị bảo hộ linh hồn của chúng con là Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà vinh quang và uy nghi được qui về Chúa bay giờ và qua mọi thế hệ cho tới muôn đời. Amen’ (60-61).
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
7/3/2007
Những Thiên Thần Khù Khờ
Hướng về Mầu Nhiệm Phục Sinh và Canh Tân Cánh Chung
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
(tiếp 11 Chúa Nhật)
Trước hết, về hình dạng của “những thiên thần khù khờ” tôi được gần gũi này, có thể được chia làm 3 loại khác hẳn nhau, căn cứ vào việc nhận diện bề ngoài. Loại thứ nhất nhìn là thấy ngay được cái “khù khờ” nơi họ, chẳng hạn như những người bị Hội Chứng Down Syndrome, bề ngoài có khuôn mặt mà tôi tạm diễn tả là “đồng diện”, tức là mặt người nào cũng giống người nào, dù là nam hay nữ, dù là già hay trẻ, dù là trắng hay đen v.v., vì họ có một nét mặt không giống ai mà lại rất giống nhau. Loại thứ hai nhìn thì cứ tưởng là một người bình thường, nhiều khi trông còn dễ coi bắt mắt nữa, đó là “những thiên thần khù khờ” loại autistic, những em được một số người Việt gọi là “tự kỷ”, vì họ căn cứ vào bản chất chính yếu của các em này tự nhiên vốn thích sống một mình (withdraw). Khi giao tiếp với các em mới thấy được quả thực các em thuộc những người bị chậm phát triển. Ngoài bản chất vốn sống lủi thủi một mình (có em mạnh có em nhẹ), các em còn bị trục trặc về phát ngôn và nói năng nữa, chưa kể đến những hành vi cử chỉ khác rất kỳ quặc (như thức giấc ban đêm phá phách, thích cắt giây giầy v.v.), thậm chí gây ra những điều rất nguy hiểm nữa là đằng khác. Vào nhà của một số các em này, chúng ta sẽ thấy các nơi đều được khóa kỹ, nhất là cửa chính. Loại thứ ba nhìn thì cứ tưởng là bị tật nguyền cả về thể lý lẫn tâm trí, nhưng nhiều người lại tỉnh táo khôn ngoan. Đó là những em bị cerebral palsy (mà căn cứ vào bề ngoài tôi tạm gọi là bị co bại), với bộ mặt lúc nào cũng như nghêng nghênh, chân tay co quắp gần như bị bại, đi đứng như muốn vấp té nếu không ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn ngọng nghịu. Ấy thế mà “những thiên thần khù khờ” loại cerebral palsy này, trong văn phòng của tôi, đã có hai người làm supervisor chứ không ít, và một trong những thân chủ của tôi cũng đã ra cử nhân tâm lý chứ không phải chuyện thường. Tuy nhiên, trường hợp bị chậm phát triển nặng nhất (profound) thường là những người bị co bại cộng với động kinh ngồi trong xe lăn. Và trường hợp khó xử nhất là trường hợp (dual diagnosis) vừa bị tâm trí (mental retardation) vừa bị tâm bệnh (mental health).
Vì “những thiên thần khù khờ” này được các chuyên viên tâm lý thẩm định là thuộc vào loại chậm phát triển (developmental disabled) mà họ được chính phủ hết sức nâng đỡ trong việc giúp cho họ phát triển bao nhiêu có thể và sống như một người bình thường bao nhiêu có thể. Trước ba tuổi, họ được hưởng dịch vụ ngăn ngừa chậm phát triển, liên quan tới những phương diện chậm phát triển của họ, như về khả năng phát ngôn (speech), hay về khả năng vận động (motor skills), một là liên quan tới vấn đề vận động nhỏ (fine motor) như cầm nắm, nhai bú v.v., nhờ phương pháp trị liệu được gọi là occupational therapy, hay tới vấn đề vận động lớn (gross motor) như đi lại, chạy nhẩy v.v., nhờ phương pháp trị liệu được gọi là physical therapy. Nếu sau 3 tuổi họ vẫn chưa đạt được mức độ phát triển như một em bé 3 tuổi bình thường, thì em được gửi tới học khu để bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt – special education, một chương trình giáo dục hiện được chia làm hai cấp, một cấp cho những em bị chậm nhẹ (mild hay moderate, với IQ từ 35% trở lên), thường là những lớp học đặc biệt (special class) ở ngay trong trường học bình thường (regular school), và một cấp cho những em bị chậm nặng (profound hay severe, với IQ từ 35% trở xuống), thường ở trong một trường đặc biệt (special school). Cho tới năm 22 tuổi, theo luật giáo dục ở California, các em mới ra trường, tức là các em được học sớm hơn 3 năm và muộn hơn 3 năm, vì các em bị chậm phát triển. Dù ở cấp giáo dục đặc biệt nào đi nữa, theo luật, tới năm 16 tuổi, các em phải được giáo dục huấn nghệ để sau khi ra trường có thể tự sống và tự lập bao nhiêu có thể. Cũng thế, tùy theo trình độ khả năng của mình (functioning skills), các em được gửi tới những chương trình người lớn (day program) khác nhau, các em profound hay severe thường ở các site based day program, các em moderate thường ở các community based day program, các em mild thường ở trong các chương trình thuộc cơ quan phục hồi (department of rehabilitation), như ở trong các workshops, và nếu có sản lượng làm việc cao, được gửi ra ngoài làm việc kiểu supported employment gần như một người bình thường.
Đó là vấn đề liên quan tới tiến trình phát triển về tâm trí và khả năng sinh hoạt cũng như khả năng tập nghề của “những thiên thần khù khờ”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù họ có chậm phát triển tới đâu chăng nữa, họ vẫn hầu như không bị chậm về vấn đề phát triển sinh lý. Tức nữ giới, khi tới tuổi dậy thì, vẫn có thể có con như thường, một khi bị hiếp. Đó là lý do, mỗi khi thăm một thân chủ nào ở nhà trọ – group home, khi kiểm xét về các thứ thuốc uống của họ, nếu là nữ khi còn kinh nguyệt, thường là có thứ thuốc ngừa thai được họ sử dụng hằng ngày. Bởi vậy, chẳng lạ gì, theo chiều hướng duy thực dụng, bản công ước bị Tòa Thánh (như đề cập tới ở đầu bài viết này) bài bác về một số điểm liên quan tới sức khỏe sản sinh đã tỏ ra mâu thuẫn trong vấn đề vừa bênh vực quyền lợi vừa phạm đến quyền lợi của thành phần khuyết tật. Trong số các thân chủ của tôi, có một em gái rất xinh xắn và lành mạnh được sống sót nhờ đức tin công giáo của cha mẹ em. Ở chỗ, mẹ của em được một bác sĩ Công Giáo (tại Orange County) cứ khuyên là phá thai đi, vì anh của em đã bị chậm phát triển rồi, nhưng cả hai vợ chồng cương quyết nói với vị bác sĩ này rằng “là người Công Giáo, chúng tôi không phá thai. Cháu có thế nào chúng tôi cũng nuôi cháu”. Các em nam cũng phát triển sinh lý, cũng có những hành động tính dục, có lúc công khai có lúc kín đáo tùy theo phán đoán của các em. Có ông bố thành thật cho tôi biết rằng “nó chẳng xấu hổ gì hết, sáng từ nhà ra xe bus đón đi làm mà cứ cứng đơ ra vậy thôi!” Tuy nhiên, tội nghiệp nhất cho những bà mẹ phải chăm sóc cho con gái lớn ngồi trong xe lăn, vừa bị co bại vừa bị động kinh, trong thời gian nó có kinh nguyệt, hằng ngày phải lo tắm rửa cho con mình.
(còn tiếp)