GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 28/3/2007 TUẦN V MÙA CHAY |
? ‘Giờ Khắc’ của Chúa Giêsu là Thời Điểm Cứu Chuộc Nhân Loại
? Viếng lại những chặng đường thánh giá cuối cùng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tháng 3/2005
? ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN CHÂN TƯỚNG CỦA THÀNH PHẦN TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ
‘Giờ Khắc’ của Chúa Giêsu là Thời Điểm Cứu Chuộc Nhân Loại
ĐTC GPII - Bài 6 trong loạt bài Giáo Lý Dọn Mừng Đại Năm Thánh 2000 Thứ Tư ngày 14-1-1998
C |
uộc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm sẽ mời gọi chúng ta chú ý đến giây phút cứu độ. Trong nhiều trường hợp khác nhau, Chúa Giêsu đã dùng chữ “giờ khắc” để nói đến giây phút theo như Chúa Cha ấn định để hoàn tất công cuộc cứu thế.
Người đề cập đến chữ này ngay từ lúc mở màn cuộc đời công khai của mình, ở tiệc cưới Cana, khi Người nghe thấy Mẹ Người yêu cầu thay cho đôi tân hôn đang gặp trục trặc vì việc thiếu rượu. Để nói lên lý do tại sao Người không thể đáp ứng yêu cầu này, Chúa Giêsu đã nói cùng Mẹ Người rằng: “Giờ khắc của Tôi chưa đến” (Jn.2:4).
Câu này hẳn có nghĩa là giờ khắc để Chúa Giêsu bắt đầu tỏ hiện quyền năng thiên sai của Người. Đó là một giờ khắc hệ trọng đặc biệt, như cuối đoạn Phúc Aâm này đã cho chúng ta biết rằng việc Người làm phép lạ này như “bắt đầu” hay “khởi sự” cho việc Người làm các sự lạ (x.Jn.2:11). Thế nhưng, từ chân trời, đã xuất hiện giờ khắc tử nạn và vinh quang của Chúa Giêsu (x.Jn.7:30,8:20,12:23-27,13:1,17:1,19:27), lúc mà Người hoàn tất công cuộc Cứu Chuộc nhân loại.
Bằng việc thực hiện “sự lạ” nhờ lời chuyển cầu công hiệu của Mẹ Maria này, Chúa Giêsu đã tự tỏ mình ra như Đấng Cứu Thế thiên sai. Trong lúc Người đến để gặp gỡ đôi tân hôn, thì chính Người là Đấng bắt đầu công việc của Người như một Chàng Rể, khai mạc bữa tiệc cưới là hình ảnh vương quốc Thiên Chúa (x.Mt.22:2).
2- Cùng với Chúa Giêsu, giờ khắc đã mang lại một mối liên hệ mới với Thiên Chúa, giờ khắc mang lại một thể thức tôn thờ mới: “Giờ khắc đang đến, ngay lúc này đây, khi mà những kẻ tôn thờ chân chính sẽ tôn thờ Cha trong tinh thần và chân lý” (Jn.4:23). Nền tảng cho việc tôn thờ phổ quát này là ở chỗ, Con đã làm cho nam cũng như nữ, nhờ việc nhập thể của Người, thông phần vào việc con cái tôn thờ Cha.
“Giờ khắc” cũng là thời điểm tỏ hiện công việc của Con: “Thật vậy, thật vậy, Tôi cho qúi vị hay, giờ khắc đang đến, ngay lúc này đây, khi mà kẻ chết nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa, và những ai nghe thấy tiếng của Người sẽ được sống. Vì như Cha có sự sống trong mình thế nào thì Ngài cũng ban cho Con cũng có sự sống trong mình như vậy” (Jn.5:25-26).
Giờ khắc trọng đại xẩy ra trong lịch sử thế giới đó là lúc Con hiến sự sống mình, làm cho những kẻ bị quyền lực tội lỗi cầm buộc nghe thấy tiếng nói cứu độ của Người. Đó là thời giờ Cứu Chuộc.
3- Tất cả cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu chỉ hướng về giờ khắc này. Vào giây phút sầu thương ngay trước khi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã nói: “Giờ đây linh hồn Thày bối rối. Thày sẽ phải nói sao đây? ‘Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ khắc này?’. Mà thôi đi, Con đã đến cũng chỉ vì giờ khắc này” (Jn.12:27).
Với những lời ấy, Chúa Giêsu đã bộc lộ thảm trạng nội tâm đang đè nặng linh hồn Người trước việc Người tiến đến việc hy hiến. Người có thể xin Cha tha cho mình cuộc thử thách khiếp đảm này. Đàng khác, Người lại không muốn đào thoát định mệnh đau thương ấy của Người: “Con đã đến là vì thế”.
4- Giờ khắc hệ trọng này là do Cha muốn và định như thế. Trước giờ khắc được ấn định theo dự án thần linh, các kẻ thù địch của Người không làm gì được Người.
Đã có nhiều mưu đồ được thực hiện để ngăn chặn hay sát hại Người. Phúc Aâm thánh Gioan đã đề cập đến một trong những lần đối phương của Người ra tay song làm gì được Người: “Họ tìm cách bắt giữ Người; nhưng không ai đụng được đến Người, vì giờ khắc của Người chưa tới” (Jn.7:30).
Khi giờ khắc của Người đến, nó cũng là giờ khắc của các kẻ thù địch Người. “Đây là giờ khắc của các người và của quyền lực tối tăm”, Chúa Giêsu nói với “các trưởng tế, các đội trưởng đền thờ và các kỳ lão đến bắt Người” (Lk.22:52-53).
Trong giờ khắc tối tăm này, một giờ khắc dường như không ai có thể ngăn cản nổi quyền lực ngông cuồng của sự dữ.
Tuy nhiên, giờ khắc này cũng vẫn ở trong quyền năng của Chúa Cha. Ngài cho phép các địch thù của Chúa Giêsu bắt được Người. Việc họ làm đã được nhiệm mầu gói ghém trong dự án Thiên Chúa phác họa trong việc cứu rỗi tất cả mọi người.
5- Bởi thế, giờ khắc của các kẻ thù địch đã bị lấn át bởi giờ khắc của Chúa Giêsu là giờ khắc tử nạn, giờ khắc Người hoàn tất sứ mệnh của mình. Phúc Aâm thánh Gioan đã cho chúng ta thấy tâm trạng của Chúa Giêsu vào lúc bắt đầu Bữa Tiệc Ly: “Khi Chúa Giêsu biết rằng giờ khắc Người phải lìa thế gian mà về cùng Cha đã điểm, thì Người đã yêu thương những kẻ thuộc về Người còn ở trần gian Người vẫn yêu thương họ đến cùng” (Jn.13:1). Thế nên, giờ khắc này cũng là giờ khắc yêu thương, một tình yêu muồn yêu “cho đến cùng”, tức là, yêu bằng một hiến tặng tuyệt vời. Trong hy hiến của mình, Chúa Kitô đã tỏ ra một tình yêu tuyệt hảo đối với chúng ta; Người không thể nào yêu thương chúng ta sâu đậm hơn được nữa!
Giờ khắc quyết liệt này là giờ khắc của tử nạn cũng là giờ khắc của vinh quang. Theo Phúc Aâm thánh Gioan, đó là giờ khắc Con Người “bị treo lên khỏi đất” (Jn.12:32). Việc nâng lên trên Thập Giá là việc nâng lên vinh hiển thiên đình. Lúc ấy là giờ khắc mở màn cho một mối liên hệ mới với nhân loại, nhất là với các môn đệ, như chính Chúa Giêsu đã loan báo: “Thày đã nói với các con điều này bằng những ám chỉ; đã đến giờ khắc Thày không nói với các con bằng những ám chỉ nữa, mà nói thẳng với các con về Cha” (Jn.16:25).
Giờ khắc tuyệt đỉnh, sau hết, là lúc Con trở về cùng Cha. Giờ khắc này làm sáng tỏ ý nghĩa việc hy hiến của Người và làm trọn nghĩa giá trị của việc Người hy hiến cho nhân loại, thành phần được cứu chuộc và kêu gọi để nên một với Con trong việc Người trở về cùng Cha.
(Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 21/1/1998)
? Viếng lại những chặng đường thánh giá cuối cùng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tháng 3/2005
ĐTC GPII: Ở Lại Nhà Thương
thêm vài ngày và tiếp tục sinh hoạt
Đúng như đã hẹn, vị giám
đốc văn phòng báo chí tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức về
tình hình bệnh trạng của ĐTC GPII trong bệnh viện như sau.
“Vì tuân theo lời khuyên của các vị y sĩ của mình, ĐTC sẽ ở lại bệnh viện Đa
Khoa Gemelli thêm vài ngày nữa để hoàn tất việc dưỡng bệnh đang tiến triển điều
hòa của ngài.
“Tôi sẽ phổ biến một thông báo khác vào trước ngày Thứ Hai 14/3”.
Trong phần trả lời cho các câu hỏi của thành phần phóng viên báo chí, vị giám
đốc này cho biết thêm những điều sau đây:
“ĐGH sẽ có mặt tại Vatican trong Tuần Thánh”; buổi nguyện kinh truyền tin Chúa
Nhật hằng tuần cho Chúa Nhật V tới đây sẽ “theo giống như kiểu cách của hai tuần
vừa rồi”; ĐTC GPII vẫn tiếp tục tiếp các vị cộng sự viên của ngài khi còn trong
bệnh viện, “thành phần giúp ngài theo dõi sinh hoạt của Tòa Thánh và đời sống
của Giáo Hội. Hôm qua chẳng hạn, ngài đã gặp ĐHY Giovanni Battista Re, tổng
trưởng Thánh Bộ Giám Mục, và ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá Tổng Vụ Văn Phòng Quốc
Vụ Khanh. Như thế là ngài đã tiếp tục những cuộc gặp gỡ như ngài vẫn thường có
khi hành sự tại Vatican”; về việc nói năng phát biểu với ống thông trong khí
quản, vị giám đốc xác nhận là “dĩ nhiên ngài nói được”.
Hôm Thứ Tư, 9/3, vốn là buổi triều kiến chung hằng tuần ở Vatican, ĐTC đã đột
xuất trước cửa sổ phòng bệnh của ngài, làm cho vị giám đốc này lấy làm bỡ ngỡ
không ngờ trước: “Không ngờ ngài đã xuất hiện ở cửa sổ hôm qua, và thực sự ngài
đã làm thế. Ngài làm tôi ngạc nhiên”. Lý do là vì, như vị giám đốc này cho Đài
Phát Thanh Vatican biết là ngài được báo rằng “nhiều người đã đến, nhất là trẻ
em”.
Cũng vào ngày Thứ Tư này, ĐGH đã tiếp cả một phái đoàn đại diện Liên Hiệp Thế
Giới Do Thái Giáo Thăng Tiến đến từ Do Thái, Anh Quốc và Hiệp Chủng Quốc. Một
trong những vị tôn sư là Stanley Davids đã nói rằng họ đến để “cầu nguyện và an
ủi ĐGH, vì ngài đã đặc biệt giang tay của ngài ra cho nhân dân Do Thái”.
Thứ Năm 10/3, một nhóm học sinh từ trường trung cấp Candia ở Milan đã đến bệnh
viện. Họ đi với thày cô của mình và hát tiếng Balan cho ĐGH nghe. ĐTC đã cám ơn
các em bằng việc phân phát cho họ, qua một trong những vị cộng sự viên của ngài,
những tấm thiệp Phục Sinh.
Ngoài ra, vị chủ tịch của nhà xuất bản Znak, nhà xuất bản tác phẩm “Hồi Niệm và
Căn Tính” của ngài bằng tiếng Balan, là Henryk Wozniakoswski, đã đến thăm ngài
để xin ngài ký vào 1 trong 50 ngàn cuốn sách sắp được phổ biến. Ông đã nói với
đài phát thanh Balan RMF-FM là ông đã dự lễ ĐTC đồng tế vào sáng Thứ Tư, 9/3.
Khi đồng tế trong 1 nhà nguyện nhỏ với ĐTGM Stanislaw Dziwisz là thư ký riêng
của mình, ngài vẫn ngồi ở ghế, có cả sự tham dự của các nữ tu chăm sóc cho ngài,
nhân viên trong bệnh viện, các nhân viên an ninh.
“ĐTC yếu, giảm cân, nhưng nói được. Ngài nói bằng giọng nói bình thường. Với tôi
thì ngài bao giờ cũng thế; tôi không thấy ngài suy tàn. Tôi tưởng rằng ĐGH gặp
trở ngại với cái ống thông mà lại không phải. Ngài rất hạnh phúc. Ngài sờ vào
cuốn sách, ký bằng bàn tay run ray rồi thêm ‘nó phải đi đến với dân chúng; nó
phải đi đến với dân chúng’”
(còn tếp)
ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN CHÂN TƯỚNG CỦA THÀNH PHẦN TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
(tiếp 27 Thứ Ba)
Hôm Thứ Năm 15/3/2007, tôi sang Tòa Giám Mục giáo phận Orange tham dự Thánh Lễ 12 giờ trưa hằng ngày tại đây như thường lệ vào giờ lunch của mình. Bài Phúc Âm hôm ấy là bài Phúc Âm theo Thánh Ký Luca, đoạn 11, từ câu 14 đến hết câu 23, về việc Chúa Giêsu trừ một tên quỉ câm, làm cho người câm nói được, và Người vừa được dân chúng khâm phục vừa bị một số người trong họ bấy giờ cho là Người dùng tướng quỉ mà trừ quỉ. Vị linh mục trẻ Việt Nam diễn giảng bài Phúc Âm và áp dụng vào tình trạng sống đạo của Kitô hữu, thành phần nhiều khi cũng bị quỉ câm ám, đến nỗi không thể nào nói chuyện với nhau được, chỉ vì ghen tức với nhau. Vị linh mục này còn đặt vấn đề là làm sao phân biệt được đâu là việc bởi Chúa và đâu là việc do quỉ làm. Theo ngài thì quỉ không thể nào công nhận và chúc tụng Đức Kitô là Chúa. Tức là nếu ở đâu hay người nào không công nhận hay chúc tụng Đức Kitô là Chúa thì không phải từ Chúa mà là từ quỉ.
Đúng thế, ngay trong thời của Chúa Giêsu, có những lúc ma qủi nhận ra Người, khi Người vừa xuất đầu lộ diện để thực hiện sứ vụ Thiên Sai của Người, điển hình nhất là lần Người, sau khi rời khỏi Nazarét là quê quán của Người, nơi dân chúng tính xô Người xuống suờn núi cho chết (xem Luca 4:30), đến Caphanaum, vào hội đường, nơi đang có một người bị thần ô uế ám, thấy Người thì kêu to lên rằng: “Xin hãy mặc thây chúng tôi. Ông Giêsu Nazarét ơi, ông muốn làm gì chúng tôi đây? Chẳng lẽ ông lại đến để hủy diệt chúng tôi hay sao? Tôi biết ông là ai rồi: là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Luca 4:34). Tuy nhiên, dù có nhận ra Người, ma qủi cũng không chúc tụng Người.
Tuy nhiên, vì tự bản chất, ma quỉ là thành phần gian trá. Chúng có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để lọc lừa con người cho bằng được. “Thậm chí Satan tàng hình thành một thiên thần sáng láng” (2Corinto 11:14). Chẳng hạn, tự mình chúng không thể nào chúc tụng Đức Kitô là Chúa, nhưng qua thành phần tay sai, vô tình hay hữu ý theo hắn, hắn cũng chúc tụng Đức Kitô là Chúa, để nhờ đó lôi kéo những ai căn cứ vào dấu này mà tưởng là thành phần tay sai ấy bởi Chúa. Satan có thể dùng hai thủ đoạn, một phò một chống, tùy lúc và tùy người. Hắn chống là lúc hắn ra tay ngăn cản chúng ta làm lành, nhất là những trường hợp liên quan tới đức khiêm nhượng và phục tùng. Song cũng có những lúc hắn để cho chúng ta đang sốt sắng cứ tiếp tục sốt sắng. Chỉ cần vào một lúc nào đó, tưởng mình đã lên tới tận “tầng trời thứ ba” (2Cor 12:2) trên đường tu đức, chúng ta có một ý nghĩ tự cao, tự mãn, khinh người, bất phục v.v. là xong. Bởi thế, theo tôi, dấu hiệu để nhận ra đâu là bởi Chúa hay bởi quỉ còn ở chỗ những gì chính ma quỉ không thể nào tự mình thực hiện mà cả thành phần tay sai của hắn cũng không thể làm được nữa mới là những dấu hiệu chính xác cho thấy bởi Chúa hay bởi quỉ. Dấu hiệu đó là gì? Chúng ta hãy lật lại Thánh Kinh.
Trước hết, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu Satan và ngụy thần thực sự biết được nhân vật Giêsu Nazarét là chính Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người, đúng như hắn cùng 1/3 thần trời theo hắn ngay từ ban đầu được Thiên Chúa tỏ cho biết (xem Khải Huyền 12:3-5), thì một đệ nhất tạo vật khôn ngoan như hắn có ngu đần dại dột đến nỗi xui bẩy con người sát hại Người để những gì Người hứa với hai nguyên tổ loài người sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15) được nên trọn hay chăng; hay ngược lại, hắn sẽ dùng hết cách để ngăn trở dự án và công cuộc cứu độ của Người. Chính vì một tên kiêu ngạo đưa mình lên đến tận trời như hắn không thể nào hiểu nổi và chấp nhận được việc một vị Thiên Chúa Làm Người, mặc lấy một bản tính thấp hèn hơn hắn, trở thành con của một người nữ tầm thường hơn hắn, mà hắn mới không nhận ra Đấng Thiên Sai nơi con người Giêsu Nazarét.
Tuy nhiên, qua những việc làm phi thường của nhân vật Giêsu Nazarét này, liên quan tới sự khôn ngoan và quyền năng phi thường của Người, một nhân vật hắn chưa từng thấy có trên thế gian là vương quốc vốn thuộc về hắn sau nguyên tội, hắn cũng cảm thấy thắc mắc và muốn dò la xem sao, qua việc cám dỗ Người trong hoang địa (xem Mathêu 4:1-11; Luca 4:1-13). Cũng chính vì hắn tự bản chất vốn kiêu căng, ngạo mạn và ham quyền lực mà hắn đã có thể nhận ra Người "là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Luca 4:34; Marcô 1:24), thậm chí còn tuyên xưng Người "là Con Thiên Chúa Tối Cao" (Luca 8:28), bất cứ khi nào Người tỏ ra quyền năng hơn hắn, qua việc Người ra tay khu trừ hắn. Tuy nhiên, chính vì hắn thấy Người quyền năng trừ được hắn như thế, mà hắn lại càng bị confused lẫn lộn, chẳng hiểu gì cả, khi thấy Người có nhiều lúc trở nên quá ư là yếu đuối bất lực.
Chẳng hạn như những trường hợp Người tẩu thoát trước những kẻ muốn sát hại Người (xem Luca 4:30; Gioan 8:59); hay trường hợp Người là Thày và là Chúa mà lại cúi mình xuống rửa chân cho thành phần tôi tớ của Người (xem Gioan 13:13-14); đặc biệt là khi Người để cho thành phần bộ hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bắt giải đi ở Vườn Cây Dầu sau Bữa Tiệc Ly (xem Marcô 14:43-52); nhất là khi thấy Người gò lưng vác thập giá, và dù cứu được người khác mà Người cũng không thể nào cứu được mình bằng cách tự mình xuống khỏi thập giá cho dù có bị trêu ngươi thách đố (xem Mathêu 27:39-44). Thế nhưng, tiếc thay cho hắn, chính lúc hắn nhận ra được Người qua miệng của viên đại đội trưởng Rôma dân ngoại: "Quả thực người này là Con Thiên Chúa" (Mathêu 27:54) thì đã quá muộn. Hắn đã hoàn toàn thảm bại, ở chỗ, trong khi hắn tìm kiếm thần tính của Người thì lại bị lầm lạc bởi nhân tính của Người, vị Thiên Chúa là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14).
Đúng thế, Thánh Gioan Tông Đồ đã chỉ cho chúng ta thấy dấu hiệu ấy, khi ngài khẳng định rằng: “Ai là kẻ gian trá? Kẻ chối bỏ rằng Đức Giêsu là Chúa Kitô. Họ là tên phản Kitô…” (1Gioan 1:22-23); “nhiều người lừa đảo đã xuất hiện trong thế gian, những con người không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Đó là kẻ lừa đảo! Họ là tên phản Kitô” (2Gioan 7).
Căn cứ vào lời Chúa Giêsu trách cứ thánh Phêrô trong việc thánh nhân “không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người” (Mathêu 16:23), tức chỉ theo phán đoán tự nhiên của mình hướng về những gì tốt lành chủ quan, chứ “không chấp nhận” (Gioan 1:12) mạc khải của Thiên Chúa, một mạc khải được trọn vẹn thể hiện nơi “Lời đã hóa thành nhục thể” (Gioan 1:14) là Đức Giêsu Kitô đã đến trong xác thịt, chúng ta có thể kết luận để lột trần bộ mặt phản kitô nơi chính bản thân mình cũng như trong việc giao tiếp xã hội. Sau đây là một số dấu hiệu:
(còn tiếp)