GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 19/6/2007

TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa 10/6/2007

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi 3/6/2007 Phong 4 Vị Tân Thánh

?  ĐÂU LÀ CHÂN TƯỚNG TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa 10/6/2007

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay, một lễ được cử hành hôm Thứ Năm vừa rồi ở Vatican cũng như ở các Quốc Gia khác nhau, kêu gọi chúng ta hãy chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm cao cả của đức tin chúng ta, đó là Bí Tich Thánh Thể, Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Bàn Thờ. Mỗi lần  vị linh mục lập lại hy tế Thánh Thể, là ngài, qua lời truyền phép, lập lại: “Này là Mình Thày… này là Máu Thày”.

 

Ngài đọc lên lời ấy khi ngài cho Chúa Kitô mượn tiếng nói, bàn tay và trái tim của mình, Đấng muốn ở lại với chúng ta và là con tim thổn thức của Giáo Hội. Thế nhưng, ngay cả sau khi cử hành các mầu nhiệm thánh, Chúa Giêsu vẫn sống động trong nhà tạm, và vì lý do này mới có một hình thức đặc biệt chúc tụng Người là việc tôn thờ Thánh Thể, như tôi đã nhắc nhở trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới mới đây Sacramentum Caritatis (x các số 66-69).

 

Thật vậy, có một liên  hệ sâu xa giữa việc cử hành và việc tôn thờ. Đúng vậy, Thán h Lễ tự mình là tác động tôn thờ cao cả nhất của việc tôn thờ: Thánh Âu Quốc Tinh viết rằng “không ai ăn thịt này mà trước hết không tôn thờ thịt ấy” (Enarr. in Ps. 98,9: CCL XXXIX, 1385). Việc tôn thờ ngoài Thánh Lễ kéo dài và gia tăng những biến cố của việc cử hành phụng vụ, và làm cho việc cử hành này trở thành dịp đón nhận Chúa Kitô một cách thực sự và sâu xa bao nhiêu có thể.

 

Bởi vậy, hôm nay đây, nơi tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu trên thế giới, diễn ra một cuộc rước kiệu Thánh Thể. Nó là một hình thức đặc biệt của việc công khai tôn thờ Thánh Thể, được phong phú hóa bởi những việc bày tỏ tuyệt vời và theo truyền thống của lòng sùng kính phổ thông. Tôi muốn lợi dụng cơ hội của Ngày Lễ Trọng này để khuyến khích việc thực hành tôn thờ Thánh Thể với các vị chủ chiên và tín hữu

 

Tôi xin cảm ơn các Tổ Chức sống đời tận hiến cũng như các hiệp hội và đoàn thể đặc biệt dấn thân  thực hiện  việc làm này; họ nhắc nhở hết mọi người về vị thế tâm điểm của Chúa Kitô trong đời sống cá nhân cũng như giáo hội.

 

Bởi vậy tôi hân hoan ghi nhận là nhiều giới trẻ đang khám phá ra vẻ đẹp của việc tôn thờ, cả riêng cũng như chung. Tôi mời gọi các vị linh mục hãy khuyến khích các nhóm giới trẻ thực hiện mục đích ấy, thế nhưng cũng đi kèm theo họ để bảo đảm rằng việc tôn sùng cộng đồng bao giờ cũng thích đáng và xứng hợp, với những giây phút thích hợp lặng thinh và lắng nghe Lời Chúa.

 

Trong cuộc sống tân tiến, rất thường bị ồn ào và phân tâm, hơn bao giờ hết cần phải tái phục hồi khả năng thinh lặng nội tâm và nguyện cầu. Việc tôn thờ Thánh Thể có thể giúp thực hiện điều ấy, chẳng những chỉ riêng ‘tôi’, mà còn cùng với ‘Người’ là Chúa Giêsu Kitô, ‘Thiên Chúa gần gũi chúng ta’.

 

Chớ gì Trinh Nữ Maria là Người Nữ Thán h Thể, dẫn chúng ta vào cái bí quyết của việc tôn thờ chân thực. Con tim khiêm nhượng và chân thành của Mẹ hằng chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Giêsu, là Đấng Mẹ tôn thờ sự hiện diện  của Thiên Chúa và của tình yêu cứu chuộc của Ngài. Chớ gì niềm tin tưởng vào Mầu Nhiệm Thánh Thể, niềm hân hoan nơi việc tham dự Thánh Lễ, nhất là vào các Chúa Nhật, và nhiệt tình làm chứng cho tìn h yêu bao la của Chúa Kitô gia tăng khắp Giáo Hội qua việc chuyển cầu của Giáo Hội”.

                                                                                                                                                                                                                                                                   

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/6/2007

 

 TOP

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi 3/6/2007 Phong 4 Vị Tân Thánh

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, chúng ta cử hành Lễ Trọng Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Sau Mùa Phục Sinh, sau khi sống lại biến cố Hiện Xuống là biến cố lập lại Phép Rửa của Giáo Hội trong Thánh Linh, có thể nói chúng ta hướng mắt về “các Tầng Trời mở ra”, để bằng con mắt đức tin  tiến vào thẳm cung của mầu nhiệm về Thiên Chúa, một bản thể duy nhất song lại có ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần.

 

Trong khi chúng ta để cho mầu nhiệm cao cả này bao phủ chúng ta, chúng ta hãy ngợi khen vinh hiển của Thiên Chúa được phản ảnh nơi đời sống của các vị thánh. Chúng ta trước hết hãy chiêm ngưỡng những vị tôi vừa cho biết để được Giáo Hội hoan vũ tôn kính, đó là Thánh George Preca, Simon  of Lipnica, Charles of St Andrew Houben và Marie Eugenie of Jesus Milleret.

 

(Ngỏ lời chào mọi Kitô hữu hành hương, các vị hồng y, các vị tổng thống thuộc 4 bản quốc của các vị tân thánh, chào các vị thẩm quyền đời).

 

Trong Bài Đọc Thứ Nhất trích từ Sách Cách Ngôn, Sự Khôn Ngoan xuất hiện và đứng bên cạnh Thiên Chúa như vị trợ tá của Ngài, “kiến trúc gia” của Ngài (x 8:30). Qua con mắt của Sự Khôn  Ngoan thì “cái nhìn toàn cảnh” về vũ trụ này là những gì kỳ diệu.

 

Chính Sự Khôn Ngoan đã thú nhận rằng: “Bấy giờ ta rong chơi trên mặt đất của Ngài; và ta thấy hân hoan nơi con cái loài người” (8:31).

 

Sự Khôn Ngoan thích ở giữa loài người, vị nơi họ, Sự Khôn Ngoan nhận thấy hình ảnh và vẻ tương tự của Đấng Hóa Công. Mối liên hệ ưu đãi của Sự Khôn NGoan đối với loài người gợi nhớ đến một đoạn nổi tiếng từ một trong những cuốn sách khôn ngoan khác là Sách Khôn Ngoan. Chúng ta đọc thấy là Sự Khôn Ngoan “là hơi thở của quyền năng Thiên Chúa… Mặc dù Khôn Ngoan chỉ là một Khôn Ngoan cũng có thể thực hiện tất cả mọi sự, và trong khi vẫn tự tại, Khôn Ngoan canh tân tất cả mọi sự; nơi hết mọi thế hệ, Khôn Ngoan thấm nhập vào các linh hồn thánh đức và làm cho họ trở thành bạn hữu của Thiên Chúa và là các ngôn sứ” (Wis 7:25-27).

 

Lời phát biểu cảm kích cuối cùng là lời mời gọi hãy lưu ý tới cái đa dạng và việc biểu lộ khôn cùng của thánh đức nơi Dân Chúa qua các thế kỷ. Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa được tỏ bày nơi vũ trụ qua các yếu tố khác nhau và mỹ miều của nó, thế nhưng, những tuyệt phẩm của Ngài, nơi vẻ đẹp và cao cả của Ngài thực sự tỏ hiện hơn nhiều đó là các vị thánh nhân.

 

Nơi đoạn Thư Thánh Tông Đồ Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma, chúng ta thấy một hình ảnh tương tự, đó là hình ảnh về tình yêu thương của Thiên Chúa “đã tuôn đổ vào lòng” của các vị thánh, tức là của thành phần được lãnh nhận phép rửa “bởi Thánh Linh” là Đấng đã được ban cho họ (x Rm 5:5).

 

Tặng ân Thần Linh, “Ngôi Vị Tình Yêu” và “Ngôi Vị Tặng Ân”, như Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đã diễn tả về Ngài, được trao ban qua Chúa Kitô (cf. Encyclical Dominum et Vivificantem, n. 10). Thần Linh Chúa tiến đến với chúng ta qua Chúa Kitô như khởi điểm của đời sống mới và “thánh thiện”. Thần Linh làm cho tình yêu của Thiên Chúa thấm nhập vào tâm hồn của các tín hữu bằng một hình thức cụ thể mà Thần Linh có được đó là bằng con người Giêsu Nazarét.

 

Bởi vậy những gì Thánh Phaolô nói đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Côlôsê mới thấm thía: “Chúa Kitô ở trong anh chị em, niềm hy vọng hiển vinh” (1:27). “Nỗi khốn khổ” không tương phản với niềm hy vọng này; trái lại, nó giúp hiện thực niềm hy vọng ấy bằng “sự nhẫn nại chịu đựng” và “thực đức” (x Rm 5:3-4): Đó là đường lối của Chúa Giêsu, đường lối của Thập Giá.

 

Cùng chiều hướng ấy, chiều hướng từ Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Kitô và được truyền đạt bởi Thánh Linh, Phúc Âm đã gợi lên cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa Cha tiếp tục bày tỏ dự án yêu thương của Ngài qua các thánh nhân.

 

Những gì chúng ta đã nhận định về Khôn Ngoan đầu xẩy ra cả ở đây nữa: Thần chân lý tỏ cho thấy dự án của Thiên Chúa nơi những yếu tố muôn vàn của vũ trụ – chúng ta tri ân về tính chất hữu hình này của vẻ đẹp và sự thiện hảo của Thiên Chúa nơi các yếu tố của vũ trụ -, và Ngài làm như thế trước hết qua nhân loại và nhất là qua các thánh nhân, thành phần tỏ hiện mãnh liệt ánh sáng của Ngài, chân lý của Ngài và tình yêu thương của Ngài.

 

Thật vậy, “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Col 1:15) đây, nói một cách xác đáng, đó là một mình Chúa Giêsu Kitô, “Đấng Thánh và Công Chính” (Acts 3:14).

 

Ngài là Sự Khôn Ngoan nhập thể, là Lời Tạo Dựng, Đấng tìm thấy niềm hân hoan nơi việc ở giữa con cái loài người và cắm lều ở giữa họ (x Jn 1:14).

 

Thiên Chúa lấy làm thỏa nguyện đặt để nơi Người “tất cả mọi viên mãn” (x Col 1:19); tức là, như chính Người đã nói trong đoạn Phúc Âm hôm nay, “tất cả những gì Cha có đều là của Thày” (Jn 16:15). Từng vị thánh được chia sẻ vào kho tàng phong phú của Chúa Kitô, một kho tàng lấy từ Cha và thông đạt vào thời điểm thích thuận.

 

Sự thánh thiện của Chúa Giêsu bao giờ cũng thế; nó luôn luôn là Người, là “Đấng Thánh”, Vị được Thần Linh khuôn đúc nơi “các linh hồn thánh thiện” để làm cho họ thành bạn hữu của Chúa Giêsu và là những chứng nhân cho sự thánh thiện  của Người. Và Chúa Giêsu cũng muốn làm cho chúng ta nên bạn hữu của Người nữa.

 

Chúng ta hãy mở lòng mình ra chính vào ngày hôm nay đây để tình thân hữu với Chúa Giêsu cũng được lớn lên trong đời sống của chúng ta, nhờ đó giúp cho chúng ta có thể làm chứng cho sự thánh thiện, sự thiện hảo và sự thật của Người.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070603_canonizations_en.html

 

 

TOP

 

 

? ĐÂU LÀ CHÂN TƯỚNG TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ

 

(đoạn kết của bài chủ đề có cùng nhan đề trên)

 

Một điu lưu ý cui cùng rt quan trng đó là đôi khi con người nào đó không phi bi Chúa, tc là tiên tri gi hay kitô gi, song vic ca h vn có th t Chúa. Đúng thế, n c vào 9 hoa trái ca Chúa Thánh Thn trên đây, thì nhng vic làm nào có tính cách yêu thương, qung đại, du hin chng hn, đều bi Chúa, cho dù con người t ra nhng hành động hay nhng thái độ này là ai đi na.

 

Đó là lý do chúng ta thy có nhng người ngoài Kitô Giáo như Pht t hay Hi giáo còn t bi nhân ái và chân tht hơn nhiu người t xưng là Kitô hu Công Giáo chúng ta. Đó cũng là lý do, người ph n Samaritanô ngoi lai đang sống trong ti li, tức sống dưới quyền lực của ma quỉ, đã có th làm tông đồ cho Chúa Kitô ngay sau khi được hi ngộ với Người. Đó còn là lý do Giáo Hi Công Giáo vn chp nhn nhng vic v linh mc đang mc ti trng làm các phép Bí Tích Thánh, nht là Thánh Th, vn thành hiu. Lý do là vì, Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn năng và khôn ngoan có th s dng tt c mi s để làm việc ca Ngài và cho Ngài, và chỉ một mình Ngài mới có quyền và có thể biến dữ nên lành mà thôi.

 

Bởi thế, cho dù là tên gian ác vô cùng li hi đến phn ri ca loài người, nhưng vn có th được Thiên Chúa s dng, như trường hp Thánh Đaminh, được cun Bí Mt Kinh Mân Côi ca Thánh Long Mng Ph thut li chương về Bông Hồng Th 33, đã bt Satan phi khai ra mt s tht vô cùng bt li cho hn, và sau khi hết sc khôn khéo tìm cách thoái thác không ni, hn đã phi thú nhn rng không mt ai thành thc sùng kính M li b hư đi như hn. Vy nếu chúng ta bo nhng gì từ ma qu di trá nói đều không tht thì chng khác gì chúng ta không chp nhn nhng gì hn thú ra rt hp vi nim xác tín ca các thánh, đó là tâm hn nào thành thc sùng kính M Maria đều được cu độ.

 

Tuy nhiên, vấn đề đây là làm sao chúng ta phân biệt được đâu là tht và đâu là gi xut phát t thành phn gian ác, thm chí xut phát t c nhng người chúng ta vn có ác cm, dù h khách quan rt tt lành và đáng tin tưởng. Do đó, vn đề đây không phi là “h” na, thành phn đôi khi chúng ta cho là kitô giả, hơn là chính bn thân chúng ta, nhiu khi chúng ta là kitô gi nên thy cái gì cũng gi, cũng thù địch vi mình.

 

Nếu chúng ta có mt tâm hn đơn sơ như tr nh, chc chn chúng ta s không s b lm lc, như Thánh Gioan Tông Đồ đã c quyết và khẳng định trong Thư Th Nht đon 3 câu 9 ca ngài như sau: “Không ai sinh bi Thiên Chúa li hành động ti li… H không th phm ti vì h được sinh bi Thiên Chúa”. Thành phn sinh bi Thiên Chúa đây là ai, nếu không phi là thành phn “hoán ci và tr nên như tr nh” (Mt 18:3), thành phn được “Thn Chân Lý dn vào tt c s tht” (Jn 16:13).

Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 675 đã khẳng định về thời tận thế với hiện tượng kitô giả và tình hình Giáo

Hội liên quan tới cuộc thử thách đức tin kinh hoàng của thành phần tín hữu như sau:

 

“Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ

làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên

mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi hình thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó

cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa

bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh mình

hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn

2:18,22)”.

 

(có thể xem lại toàn bài Chân Tướng Thành Phần Tiên Tri Giả - Phản Kitô)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ