GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 21/6/2007

TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi 3/6/2007 Phong 4 Vị Tân Thánh

?  Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật thân bào từ phôi thai nhân bào

 

MAGNIFICAT

CÙNG MẸ CẢM TẠ NGỢI KHEN CHÚA

CHA ĐAMINH MARIA TRẦN ĐÌNH THỦ, CMC

Linh Mục Sáng Lập Dòng Đồng Công đã về với Chúa

tại Việt Nam vào lúc 8 giờ 45 phút tối ngày Thứ Năm 21/6/2007

hưởng thọ 101 tuổi (29/11/1906-21/6/2007)

Xin Thành Kính Phân Ưu

với chung Hội Dòng Đồng Công

cách riêng Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ.

Nhờ lời chuyển  cầu của Mẹ Đồng Công Maria

Xin Chúa cho cuộc đời thánh đức của vị linh mục

suốt cuộc đời say mê  thánh hóa bản thân

và huấn thánh Việt Nam

được trổ sinh muôn vàn hoa trái Lý Tưởng Thánh Đồng Công!

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong lịch sử của Kitô Giáo sơ khai có một sự khác biệt sâu xa giữa ba thế kỷ đầu tiên với những thế kỷ sau Công Đồng Chung Nicea năm  325, đệ nhất Công Đồng Chung. Như một “cái khớp” giữa hai giai đoạn này là biến cố được gọi là “cuộc hoán cải của Constantine” và tình trạng hòa bình trong Giáo Hội, cũng như nhân vật Eusebius, Giám Mục Caesarea ở Palestine. Ngài là nhân vật dẫn giải xứng đáng nhất về văn hóa Kitô Giáo vào thời của ngài ở những môi trường rất khác nhau, từ thần học đến việc diễn giải Thánh Kinh, từ lịch sử đến học thức uyên thâm. Giáo phụ Eusebius trước hết được biết đến như là một sử gia của Kitô Giáo, thế nhưng ngài cũng là một đệ nhất ngữ học gia của Giáo Hội cổ thời. 

 

Giáo phụ Origen đã thoát thân từ Alexandria đến Caesarea là nơi giáo phụ Eusebius được sinh ra vào khoảng năm 260. Và ở Caesarea, giáo phụ Origen đã thành lập một trường học và một thư viện khổng lồ. Một ít thập niên sau đó, con người trẻ Eusebius đã tự học từ những cuốn sách ấy. Vào năm 325, là Giám Mục Caesarea, ngài đã đóng một vai trò quan trọng ở Công Đồng Nicea. Ngài đã ký nhận Kinh Tin Kính và xác tín thần tính trọn vẹn của Con Thiên Chúa, Đấng được định nghĩa là “một bản thể với Chúa Cha” (homooúsios tõ Patrí). Chúng ta đọc cùng một Kinh Tin Kính này vào mỗi Chúa Nhật trong Phụng Vụ Thánh.

 

Là người ca ngợi Constantine là vị hoàng đế đã mang lại bình an cho Giáo Hội, giáo phụ Eusebius được hoàng đế Constantine này quí mến và trọng kính. Với các tác phẩm của mình, giáo phụ Eusebius cũng lên tiếng tán tụng vị Hoàng Đế này vào dịp kỷ niệm 20 và 30 năm lên ngôi của ông, cũng như trước cái chết của ông vào năm 337. Hai hay ba năm sai, giáo phụ Eusebius cũng qua đời.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2007/documents/hf_ben-xvi_aud_20070613_en.html

 

 TOP

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi 3/6/2007 Phong 4 Vị Tân Thánh

 

(tiếp 19 Thứ Ba)

 

Chân Phước George Preca, sinh ở La Valletta trên Đảo Malta, là một người bạn của Chúa Giêsu và là một chứng nhân cho thánh đức của Người. Ngài là một vị linh mục hoàn toàn dấn thân cho vấn đề truyền bá phúc âm hóa, bằng việc giảng dạy của ngài, bằng văn từ của ngài, bằng việc linh hướng và bằng việc ban phát các Bí Tích, nhất là và trên  hết bằng đời sống gương mẫu của ngài.

 

Lời diễn tả “Lời đã hóa thành nhục thể” của Thánh Ký Gioan bao giờ cũng là lời hướng dẫn linh hồn và công việc hoạt động của ngài, nhờ đó Chúa Kitô đã có thể sử dụng ngài ban hồn sống cho một tổ chức đáng ca ngợi là “Hội Tín Lý Kitô Giáo”, một tổ chức nhắm mục đích bảo đảm cho các giáo xứ dịch vụ tốt đẹp của thành phần giáo lý viên được huấn luyện thích đáng và dấn thân.

 

Là một tâm hồn linh mục sống sâu xa thần bí, chính b ản thân ngài tuôn trào tình yêu mến Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Trinh Nữ Maria và các thánh. Ngài thích lập lại rằng: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, con thắt buộc với Chúa biết bao! Con cám tạ Chúa, Lạy Chúa là Thiên Chúa, và xin hãy thuj71 tha cho con, Lạy Chúa là Thiên Chúa!” Đó là lời nguyện cầu chúng ta cũng có thể lập lại như là của chính mình.


Chớ gì vị thánh này giúp Giáo Hội, ở Malta cũng như trên thế giới, luôn trở thành âm vang trung thực cho tiếng nói của Thiên Chúa là Lời nhập thể.

 

Vị tân Thánh Balan Szymon ở Lipnica, một người con cao cả của Balan, vị nhân  chứng của Chúa Kitô và là môn sinh theo linh đạo của Thánh Phanxicô Assisi, đã sống vào một thời xa xưa nhưng thực sự ngày nay đang giúp Giáo Hội như là một mô phạm hợp thời của một người Kitô hữu – được hứng khởi bởi tinh thần Phúc Âm – sẵn sàng hiến đời sống mình cho những người anh chị em.

 

Bởi thế, đầy lòng xót thương bắt nguồn từ Thánh Thể, ngài không ngần ngại ra tay cứu trợ các nạn nhân của dịch bệnh và chính ngài cũng bị nhiễm chứng bệnh đưa ngài đến cửa tử. 

 

Hôm nay, chúng ta đặc biệt ký thác cho việc bảo vệ của ngài những ai đang bị khổ đau vì nghèo khổ, bệnh nạn, cô độc và bất công xã hội. Nhờ lời chuyển cầu của ngài, chúng ta xin được ơn kiên trì và năng động mến yêu Chúa Kitô cũng như tha nhân của chúng ta.

 

“Tình yêu của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta”. Thật vậy, nơi trường hợp của vị linh mục Dòng Cuộc Khổ Nạn là Thánh Karel van Sint Andrew Houben, chúng ta thấy được tình yêu đã dâng đầy trong một cuộc đời dấn thân  chăm sóc cho các linh hồn.

 

Trong nhiều năm thi hành thừa tác vụ linh mục của mình ở Anh quốc và Ái Nhĩ Lan, dân chúng tuôn đến với ngài để tìm kiếm những lời khuyên bảo khôn ngoan của ngài, mối chăm sóc cảm thương của ngài và việc va chạm chữa lành của ngài.

 

Ngài nhận thấy dung nhan của Chúa Kitô tử giá nơi thành phần bệnh nhân và đau khổ, Đấng ngài suốt đời say mến. Ngài đã sâu xa uống từ những giòng sông của nước sự sống tuôn ra từ cạnh sườn của Đấng Bị Đâm Thâu, và nhờ quyền năng của Thần Linh, ngài đã làm chứng cho thế giới thấy tình yêu của Cha.

 

Ở lễ an táng cho vị linh mục rất được mến chuộng này, được biết đến một cách hâm mộ là Cha Charles ở Mount Argus, vị bề trên của ngài đã cảm kích nhận định rằng: “Dân chúng đã cho rằng ngài là một vị thánh”.

 

Thánh Marie-Eugenie de Jesus Milleret nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của Thánh Thể đối với đời sống Kitô hữu cũng như đối với việc tăng trưởng thiêng liêng. Thật vậy, như chính ngài đã nhấn mạnh, biến cố Rước Lễ Lần Đầu cũa ngài là một giây phút quan trọng, cho dù ngài không ý thức được điều ấy vào lúc bấy giờ.

 

Chúa Kitô, Đấng hiện diện nơi thẳm cung của tâm hồn ngài, đang hoạt động trong ngài, ban cho ngài thời gian để theo đuổi đường đi nước bước của ngài cùng với việc tìm cầu nội tâm của ngài, một việc tìm cầu đã dẫn ngài đến chỗ hoàn toàn hiến thân cho Chúa trong đời sống Tu Trì để đáp ứng các nhu cầu của thời đại ngài.

 

Ngài đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của việc cống hiến cho các thế hệ mới, đặc biệt là nơi những người con gái trẻ trung, việc huấn luyện về tri thức, luân lý và thiêng liêng để bảo đảm họ trở thành những người lớn có khả năng nhận lãnh trách nhiệm đối với gia đình của họ và đóng góp với Giáo Hội và xã hội. Suốt cuộc sống của mình, ngài đã tìm thấy sức mạnh cho sứ vụ của mình nơi đời cầu nguyện, liên  lỉ liên kết giữa việc chiêm niệm và hoạt động.


Chớ gì gương của Thánh Marie-Eugene là những gì tác động những con người nam nữ ngày nay trong việc truyền đạt cho giới trẻ những thứ giá trị có thể giúp cho họ trở thành những trưởng thành nhân vững mạnh và những chứng nhân hân hoan của Chúa Kitô phục sinh. Chớ gì giới trẻ không bao giờ sợ đón nhận các thứ giá trị về luân lý và thiêng liêng này, nhẫn nại và trung thành sống những giá trị ấy. Nhờ đó, họ mới có thể xây dựng con người của họ và sửa soạn cho tương lai của họ.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những kỳ diệu Ngài đã thực hiện nơi các vị thánh, nơi thành phần chiếu tỏa vinh hiển của Ngài. Chúng ta hãy chạy theo gương sáng của các ngài và thực hiện giáo huấn của các ngài, để toàn thể đời sống của chúng ta được trở nên, như cuộc sống của các ngài, một bài thánh ca chúc tụng vinh quang của Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

 

Chớ gì Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh, và chớ gì việc chuyển cầu của 4 tân “Huynh Tỷ” chúng ta hân hoan tôn kính hôm nay đây xin cho chúng ta điều ấy. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070603_canonizations_en.html

 

 

TOP

 

 

? Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật thân bào từ phôi thai nhân bào

 

Hôm Thứ Tư 20/6/2007, trước khi phủ quyết dự luật phát động việc nghiên cứu thân bào từ phôi thai nhân bào, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã ban chỉ thị cổ võ việc nghiên cứu các thứ thân bào đa năng “được xuất phát từ những kỹ thật hữu trách theo đạo lý”.

 

Ông đã dùng quyền của mình để phủ quyết Dự Luật 2007 Bồi Đắp Việc Nghiên Cứu Thân Bào - The Stem Cell Research Enhancement Act of 2007, một dự luật ông cho rằng “sẽ thúc buộc thành phần đóng thuế Hoa Kỳ – lần đầu tiên trong lịch sử – ủng hộ việc cố ý hủy hoại đi các phôi thai nhân bào”.

 

Ông còn nói trong một cuộc họp báo rằng “lương tâm của chúng ta kêu gọi chúng ta hãy theo đuổi những khả năng của khoa học bằng đường lối tôn trong phẩm vị con người và nâng đỡ những giá trị về luân lý của chúng ta”.

 

Theo lệnh hành sự của mình, tựa đề “Nới Rộng Giòng Thân Bào Được Chấp Thuận Theo Những Đường Lối Đạo Lý Hữu Trách”, tổng thống chỉ thị việc nghiên cứu về những phương tiện thay thế về những thân bào đa năng. 

 

Những giòng thân bào này, theo như chỉ thị ấy, là những thân bào “xuất phát không từ việc tạo nên  một phôi thai nhân bào cho những mục đích nghiên cứu hay hủy hoại, thải bỏ, hay tác hại đến một phôi thai hoặc bào thai con người”.

 

Tổng thống cũng nói tới trong bản văn này rằng “Vấn Đề Đăng Ký Thân Bào Từ Phôi Thai Nhân Bào” sẽ được đặt tên lại là “Vấn Đề Đăng Ký Thân Bào Đa Năng Con Người”, và những giòng thân bào không xuất phát từ các phôi thai nhân bào ấy sẽ được ghi thêm vào sổ.

 

Theo văn kiện chỉ thị ấy thì “cần phải thiết lập những giới hạn về luân lý và đạo lý trong việc cho phép quốc gia này tiến bước một cách vững mạnh về việc nghiên cứu y khoa, trong khi đó vẫn giữ được những tiêu chuẩn cao nhất về đạo lý và việc tôn trọng sự sống con người cũng như phẩm vị con người”.

 

“Việc hủy hoại mầm sống non nớt cho việc nghiên cứu là vi phạm tới nguyên tắc là không được sử dụng sự sống như là một phương tiện thuần túy để chiếm đạt lợi ích về ý khoa cho kẻ khác.

 

“Những phôi thai và bào thai con người, những những phần tử sống động của loài người, không phải là những thứ nguyên chất để khai thác hay là những thứ hàng hóa để mua bán.

 

Bản văn kiện định nghĩa phôi thai nhân bào giống như “bất cứ cơ thể nào… được xuất phát từ việc đậu thai, từ việc sản sinh đơn tính, từ việc tạo sinh sao bản, hay từ bất cứ những phương tiện nào khác với một hay nhiều giao tử con người hoặc khác với những tế bào con người có những cặp nhiễm sắc thể giống nhau trong hạch bào”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/6/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ