GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 27/6/2007

TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea  

?  Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Cuộc Khổ Nạn Cuối Đời

?  Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Bầu Trời Canvê Ngày An Táng

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea

 

(tiếp 21 Thứ Năm)

 

Giáo phụ Eusebius là một học giả không biết mệt mỏi. Trong vô số bản văn của mình, ngài cương quyết phản ảnh và thực hiện một bản tường trình cập nhật hóa về ba thế kỷ của Kitô Giáo, ba thế kỷ sống dưới tình trạng bị bách hại, căn cứ vào các nguồn liệu dồi dào của Kitô giáo và dân ngoại được bảo trì đặc biệt ở đại thư viện Caesarea.

 

Bởi vậy, cho dù tầm quan trọng khách quan nơi các tác phẩm về hộ giáo, diễn giải thánh kinh và tín lý của ngài, tiếng tăm bất khả xóa mờ về giáo phụ Eusebius vẫn liên hệ tới 10 cuốn sách về Lịch Sử Giáo Hội. Ngài là người đầu tiên viết về lịch sử Giáo Hội là những gì tiếp tục mang một tầm quan trọng cốt yếu, nhờ các nguồn liệu được giáo phụ Eusebius biến thành những gì mãi mãi thuận lợi cho chúng ta.

 

Với bản Niên kỷ ấy, ngài đã thành công trong việc giữ cho khỏi tính cách mập mờ quên lãng của nhiều biến cố, nhiều nhân vật quan trọng và nhiều tác phẩm văn chương của Giáo Hội cổ thời. Bởi vậy, công việc của ngài là nguồn chính yếu để hiểu biết những thế kỷ sơ khai của Kitô Giáo.

 

Chúng ta có thể lấy làm lạ là làm sao ngài có thể cấu trúc công việc làm mới mẻ ấy và đâu là ý hướng của ngài trong việc thu góp ấy. Mở đầu cuốn sách đầu tiên của mình, vị sử gia này đã liệt kê chi tiết những đề tài ngài có ý bàn đến trong tác phẩm của mình: “Mục đích tôi viết đó là thực hiện một trình thuật về sự thừa kế của các thánh Tông Đồ, cũng như về các thời gian trải qua từ ngày của Đấng Cứu Thế chúng ta cho tới thời của chúng ta; và để liên kết nhiều biến cố quan trọng được cho rằng đã xẩy ra trong lịch sử của Giáo Hội; cũng như để đề cập tới những vị đã cai quản và chủ trì Giáo Hội nơi các giáo phận quan trọng, cùng với những người thuộc mỗi thế hệ đã loan báo Lời thần linh bằng lời nói hay bằng văn chương.

 

“Mục đích tôi viết cũng là để cung cấp tên tuổi, con số và thời điểm của những ai vì yêu thích canh tân đổi mới đã vấp phạm những lỗi lầm cả thể, và khi cho rằng mình là thành phần dẫn giải và cổ võ một thứ giáo huấn sai lầm, đã như những con sói hung dữ tàn phá đàn chiên của Chúa Kitô một cách ác tâm… cũng như để ghi lại những cách thức cùng các thời điểm lời thần linh bị tấn công bởi Dân Ngoại, và để diễn tả tính chất của những con người cao cả thuộc các giai đoạn khác nhau đã ra mặt bênh vực lời thần linh này khi phải đương đầu bằng máu huyết và bị hành hạ…. nhưng sau cùng thì tình thương và lòng lành của Chúa Cứu Thể chúng ta đã nâng đỡ tất cả mọi người trong họ” (I,1,1-3).

 

Bởi thế, giáo phụ Eusebius kiêm  nhiều lãnh vực khác nhau: lãnh vực thừa kế của các vị Tông Đồ như là trụ cột của Giáo Hội, việc truyền bá Sứ Điệp, những lỗi lầm rồi tới những cuộc bách hại về phía dân ngoại, và những chứng từ quan trọng sáng tỏ trong việc Ký Sự này.

 

Trong tất cả mọi sự, vị giáo phụ Eusebius này đều thấy được tình thương và lòng lành của Đấng Cứu Thế. Bởi vậy chính ngài đã thực sự mở màn cho khoa sử học về Giáo Hội, kéo dài cho tới năm 324, năm Constantine, sau khi hạ được Licinius, tuyên bố là Hoàng Đế Rôma. Đó là năm trước Công Đồng Chung Nicaea, m ột công đồng sau này đã cống hiến “một tổng luận” về tất cả những gì Giáo Hội đã học biết trong 300 năm trước đó về tín lý, luân lý cũng như pháp lý.

 

Lời trích chúng ta vữa dẫn từ cuốn Sách Thứ Nhất của cuốn Lịch Sử Giáo Hội chất chứa một lời có ý được lập lại. Nhan đề Đấng Cứu Thế có tính cách Kitô học tái diễn 3 lần chỉ trong vòng có mấy hàng ngắn minh nhiên liên quan tới “tình thương của Người” và “lòng lành của Người”.

 

Như thế, chúng ta có thể nắm được viễn ảnh nồng cốt c ủa khoa sự học Eusebius, khoa sử học của ngài là một lịch sử “Kitô nhân trung”, trong đó, mầu nhiệm về tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người được từ từ tỏ hiện.

 

(còn tiếp)

TOP

 

?   Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Cuộc Khổ Nạn Cuối Đời

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Vào đầu tháng 8/2006, ngài đã bị tai biến mạch máu não mà không biết. Vào ngày 8/8 ngài mới được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi ở bệnh viện này một ngày một đêm, ngài vẫn không khá hơn mà lại tỏ ý muốn về nhà dòng. Vì tại bệnh viện ngài không ăn được và ngủ được, có lẽ là vì nhớ anh em.

 

Vào ngày 11/8, sức khỏe của ngài càng ngày càng tệ. Ngài chỉ ăn được cháo và phải có người đút cho. Ăn uống chẳng còn ra bữa, lúc nào đói thì ăn, bất kể ngày đêm. Có ngày không ăn gì nhưng ban đêm lại ăn hai lần. Vấn đề vệ sinh thì hoàn toàn không còn làm chủ được nữa, ngài phải mang tã. Tất cả mọi sự đều nhờ anh em giúp. Hoàn toàn cải lão hoàn đồng về thể lý. Ngài không còn dâng lễ được nữa, mà còn chỉ chịu Mình Thánh được thôi. Ngài nói rất khó nghe, vì lưỡi không còn cử động dễ dàng như trước. Tay phải và chân phải bị liệt, phải ngồi trong xe lăn.

 

Ngày 03.01.2007, Cha Đaminh rất yếu mệt, sau mấy ngày liền không ăn ngủ gì, nên anh em Dòng đã đưa Ngài đi cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, và ngài tỏ ra rất sẵn sàng về với Chúa sau khi lãnh phép Xức Dầu và của Ăn Đàng. Nhờ ăn bằng ống và thở bằng ống, sức khỏe ngài khả quan hơn một chút. Theo b ác s ĩ thì ngài vẫn còn bị triệu chứng tai biến mạch máu não, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính và huyết áp thấp.

 

Nhưng với những lời cầu nguyện và hy sinh thiết tha của anh em Dòng cũng như của những người thân quen, Chúa và Đức Mẹ lại thương đưa Cha Đaminh về chung sống với đoàn em vào ngày 09.01.2007, nhưng vẫn phải tiếp tục ăn bằng ống.

 

Ngày 11.06.2007, bệnh tình Cha Đaminh trở nặng, anh em Dòng lại đưa ngài đi cấp cứu. Ngày 15.06.2007, bệnh Cha Đaminh trở nên nguy kịch, các Bác sĩ quyết định đưa Ngài vào phòng hồi sức đặc biệt. Ngài rất khó thở và phải thở bằng ống. Các bác sĩ nói họ không ngờ ngài có thể sống được tới bấy giờ, và không còn sống được bao lâu nữa.

 

Thật vậy, mọi phương cách đều phải khuất phục Thánh ý Chúa và Người đã gọi Cha Đaminh về với Người lúc 20 giờ 45, thứ Năm, ngày 21.06.2007 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, sau 101 năm trên cõi đời, hơn 70 năm làm Linh mục của Chúa Kitô, 52 năm làm Tu sĩ và là Đấng Sáng Lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công.

 

 

TOP

 

 

?  Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Bầu Trời Canvê Ngày An Táng

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Suốt thời gian quàn ngài trong nhà nguyện, ngày nào cung mưa, có khi mưa rả rích suốt đêm và mưa lớn ban ngày, giông gió giật mạnh làm các tấm dù căng trên lễ đài phải giăng kéo bằng nhiều sợi dây cáp và dây dù. Việc căng các biểu ngữ cũng gặp phải nhiều khó khăn vì "mưa".

 

Ngày 25 phải đội mưa để căng cho xong, thế mà, sáng ngày 26 trời vẫn mưa rả rích cho đến 6g30 sáng thì tạnh hẳn. Lúc này phải đi lau từng chiếc ghế đã kê trong lễ đài ... trời mát và có chút gió.

 

Nghi thức di quan lúc 7g15 và đến 7g35 mới chính thức làm dấu đầu lễ thì bầu trời đã có nắng, ít mây hơn. Đôi lúc cũng có nắng gắt. Nhưng đến quãng 8g15 thì trời kéo nhiều mây đen hơn, đe dọa, cũng có ít hạt mưa đâu đó và bầu trời tối hơn... Chừng một khắc sau trời lại trở lại quang đãng bình thường với chút nắng  cho đến xong lễ.

 

Lúc Di quan tiễn ngài ra đất thánh cũng chỉ có nắng nhẹ, mát mẻ hơn nhưng khoảng 9g50 thì mây đen kịt kéo đến che lấp cả bầu trời. Ai cũng nghĩ là không xong, chắc phải đội mưa mà an táng cho xong. Ban tổ chức đã mua sẵn 5000 áo mưa du lịch để sẵn, nếu cần thì mặc vào và dự cho đến hoàn tất và nhất định không chạy mưa vì chỗ đâu mà chạy. Nhưng mọi ý nghĩ của con người chẳng phù hợp với ý nghĩ của Chúa. Chừng một khắc sau trời lại quang đãng cho đến khi an táng xong. Trời nắng gắt hơn một chút vì đã hơn 10g.

 

Sau ăn trưa, anh em nghỉ trưa, và đọc kinh trưa xong mới thu dọn lễ đài, tháo dù... Ngoài nghĩa trang thì đổ bê tông và úp Bia. Nhưng quãng 2g45 trời bắt đầu kéo mây đen hơn, dữ dằn hơn, gió cũng lớn đến nỗi tháo dù chưa xong, gió cuốn một số anh em đang cầm dây ghì được gió bốc lên khỏi mặt đất theo cánh dù lên cao đến cả mét và đu đưa qua lại... Ngoài nghĩa trang, sau khi đổ bê tông xong đến việc sửa bia m và đặt vào vị trí đang làm thì trời đổ cơn mưa.... đến nỗi, phải che bạt mủ để tránh mưa. Nhưng cũng chỉ mười lăm phút sau là trời quang mây tạnh chỉ lác đác ít giọt...

 

Tóm lại, cuộc đời của vị linh mục được Thiên Chúa sử dụng sáng lập Dòng Đồng Công chẳng khác gì bầu trời Canvê như ngày an táng ngài. Cuộc khổ nạn cuối đời của ngài cũng tương tự như cuộc khổ nạn của Đức Gioan Phaolô II, vị đã không nói được nữa vào chính lúc ban huấn từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật Phục Sinh, và đã qua đi trong bệnh tật, sau khi nhập bệnh viện mấy lần, vì những chứng bệnh khác nhau. Cuộc khổ nạn của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ cũng thế, cũng hầu như cấm khẩu và nhập viện mấy lần vì mấy chứng bệnh khác nhau. Phải chăng các vị thánh đều có một thân mệnh giống nhau, đó là được thông phần khổ nạn với Chúa Kitô, vì Người đã nói: “Thày đi để dọn chỗ cho các con, rồi Thày sẽ trở lại với các con, để Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày” (Jn 14:3). Đúng thế, nếu ngay ở đời này, vị linh mục được ơn sáng lập Dòng Đồng Công vào chính ngày Lễ Mẹ Đau Thương 4/4/1941 đã được ở với Chúa Kitô Khổ Nạn và Tử Giá thì ngài cũng sẽ được chung phn vinh quang phục sinh với Người, như một hạt lúa miến mục nát đi… (x Jn 12:24).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ