GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 9/6/2007

TUẦN 9 THƯỜNG NIÊN

 

?   Biến Cố Fatima ngày 13/5/1917: Ơn Gọi Hiến Tế

?  Thượng Nghị của Đệ Nhất Kỹ Nghệ Bát Cường về vấn đề Nghèo Khổ, Khí Nóng và Lá Chắn

?  ĐTCBĐXVI với hàng giáo sĩ: "Xây dựng đời sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, nghĩa là tôi chấp nhận và cảm thấy Thiên Chúa như là một thực tại, và bởi thế tôi có thể mang Ngài đến cho con người nam nữ"

 

 

?  Biến Cố Fatima ngày 13/5/1917: Ơn Gọi Hiến Tế

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Theo cuốn Hồi Ký của chị Lucia, diễn tiến của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có thể được chia ra làm ba phần: phần tiền Biến Cố Fatima năm 1916, phần chính Biến Cố Fatima năm 1917, và phần hậu Biến Cố Fatima năm 1925 và 1929. Trong năm mừng kỷ niệm 90 năm Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, chúng ta sẽ thứ tự ôn lại toàn bộ Biến Cố Fatima từng lần. Mỗi lần xẩy ra như thế nào? Ý nghĩa của lần ấy trong bối cảnh toàn diện của Biến Cố Fatima ra sao? Lần ấy có những chi tiết khả dĩ so sánh với các biến cố Thánh Mẫu chính yếu khác (cách riêng Biến Cố Thánh Mẫu 1830 ở Balê và Biến Cố Thánh Mẫu 1858 ở Lộ Đức)? Hoặc lần ấy có những chi tiết đặc biệt liên quan tới những biến cố lịch sử bấy giờ? Trước hết là Biến Cố Fatima ngày 13/5/1917.

Biến Cố: Diễn Tiến

-  Thời điểm: Trưa ngày 13-5-1917

-  Địa điểm: Đồi Cova da Iria trên một cây sồi

-  Dấu báo: Những tia chớp như sắp sửa có mưa

-  Hình thể: Đức Mẹ mặc áo trắng và rực sáng hơn pha lê phản ánh mặt trời.

Diễn Tiến:

- Các con đừng sợ, Ta không làm hại các con đâu!

- Bà ở đâu đến?

- Ta từ trời cao xuống.

- Bà muốn con làm gì?

- Ta muốn các con đến đây vào ngày 13 trong sáu tháng liền cũng vào giờ này. Sau này Ta sẽ nói cho con hay Ta là ai và Ta muốn gì.

- Con có được về trời không?

- Được, con sẽ được về trời.

- Còn em Giaxinta thì sao?

- Giaxinta cũng được về trời.

- Em Phanxicô thì thế nào?

- Phanxicô cũng được về trời, nhưng em phải đọc kinh Mân Côi đã.

- Maria das Neves có được về trời không Bà? (Lucia hỏi về số phận của một người bạn 16 tuổi mới chết).

- Có, em được về trời rồi.

- Còn Amélia (từ 18 đến 20 tuổi) thì sao?

- Amélia sẽ phải ở lại luyện tội cho đến tận thế.

- Các con có sẵn lòng dâng mình cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn trở lại không?

- Vâng, chúng con sẵn lòng!

- Vậy thì các con sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng ơn Chúa sẽ phù trợ các con.    

Nói xong những lời "ơn Chúa sẽ phù trợ các con", Đức Mẹ mở rộng tay ra, tỏa xuống một luồng ánh sáng, thấu suốt lòng trí 3 Thiếu Nhi, làm cho các em thấy các em trong Chúa còn rõ hơn là các em thấy các em trong gương. Cảm thấy bị thúc đẩy bởi ơn thiêng, các em đã qùi xuống và lập lại trong lòng:

- Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh, con thờ lạy Chúa. Lạy Thiên Chúa, lạy Chúa con, con yêu mến Chúa trong Bí Tích Cực Thánh.

     Một lúc sau, Đức Mẹ tiếp:

- Hãy cầu kinh Mân Côi hằng ngày để xin hòa bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh.

     Rồi Đức Mẹ cất mình lên cách nhẹ nhàng về hướng đông, cho tới khi biến mất trong không gian, bỏ lại sau lưng một giải sáng trải dài như con đường về trời.

Biến Cố: Nội Dung

     Trong lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên 13/5/1917 này, chúng ta thấy những 7 điều đặc biệt sau đây:

     1) Về thời điểm hiện ra: Đức Mẹ chọn hiện ra vào ngày 13/5/1917, ngay buổi trưa, một thời điểm liên quan tới một biến cố sau này, đó là biến cố Đức Thánh Cha Piô XII hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào ngày 31/10/1942, ngày kết thúc cuộc mừng ngân khánh 25 năm Biến Cố Fatima. Sở dĩ ngài thực hiện việc hiến dâng loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria lần đầu tiên này là vì ngài cảm nhận thấy Biến Cố Fatima thực sự có liên quan tới bản thân ngài, ở chỗ, chính thời điểm liên quan tới đúng ngày giờ ngài được tấn phong giám mục lại được Mẹ Maria chọn để hiện ra ở Fatima lần đầu tiên. Tuy việc ngài hiến dâng đây không theo đúng như ý muốn của Thiên Chúa, liên quan tới Nước Nga và hiệp dâng với hàng giáo phẩm trên thế giới, như những gì được chị Lucia đệ trình lên ngài trong bức thư đề ngày 24/10/1940. Nhưng dầu sao đó cũng là một biến cố rất quan trọng trong việc mở màn cho tiến trình hiến dâng khẩn thiết ấy, một tiến trình chính ngài đã tiếp tục tiến xa hơn vào lần hiến dâng thứ hai 7/7/1952, khi ngài đề cập tới Nước Nga, nhưng rất tiếc lại không có sự hiệp thông của hàng giáo phẩm trên thế giới.

     2) Về địa điểm hiện ra: Biến Cố Thánh Mẫu Fatima xẩy ra hoàn toàn lộ thiên, ở một cây sồi trên một đồi cao. Bởi vậy, nếu so sánh với Biến Cố Thánh Mẫu 1830 ở Balê và 1858 ở Lộ Đức, cả hai đều ở Pháp quốc trong thế kỷ 19, thì Mẹ Maria như một Người Nữ đang từ từ tiến lên như Rạng Đông, mỗi ngày một rạng ngời như Mặt Trời. Thật vậy, ở Biến Cố Thánh Mẫu 1830, Mẹ Maria đã hiện ra với chị Thánh Catherine Labouré, một tập sinh 24 tuổi của Dòng Thánh Vinhsơn Phaolô 2 lần, lần chính yếu xẩy ra vào ngày 27/11 (Thứ Bảy áp Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng), vào lúc 5 giờ 30 chiều, trong một nguyện đường của tu hội này. Thế rồi ở Biến Cố Thánh Mẫu 1858, Mẹ Maria đã hiện ra với chị Thánh Bernadette Soubirous, một thôn nữ 14 tuổi, tất cả 18 lần, lần đầu tiên ngày 11/2 (Ngày Thứ Năm đầu tiên của Mùa Chay) và lần cuối cùng 16/7, ở ngoài trời, thường vào khoảng 5-6 giờ sang.  Nhưng lại xẩy ra hoàn toàn trong một hang động kín đáo, đó là động Massabieille, nơi đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến kính viếng hai lần, lần đầu vào ngày 14-15/8/1983, với chuyến tông du thứ 19, và lần hai vào ngày 14-15/8/2004, với chuyến tông du 104, kết thúc giáo triều kéo dài ¼ thế kỷ của ngài. Như thế, theo diễn tiến thì Mẹ Maria xuất hiện từ một nguyện đường, ra một hang động, rồi trên một đồi cao, nơi có hiện tượng mặt trời nhẩy múa vào lần hiện ra cuối cùng 13/10. So sánh về địa điểm với hai Biến Cố Thánh Mẫu Balê và Lộ Đức thì địa điểm của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima như là một bãi chiến trường rộng lớn. Thời điểm hiện ra ở Fatima cũng hợp với địa điểm của nó nữa, vì ở Fatima, Mẹ Maria đã hiện ra không vào buổi chiều Thu tiến vào Mùa Vọng như ở Balê, hay vào buổi sáng đang Đông mới vào Mùa Chay như ở Lộ Đức, mà là vào buổi trưa (liên quan tới mặt trời). Và Mẹ hiện ra từ Tháng 5 đến Tháng 10 là những tháng từ cuối xuân sang đầu thu, chính yếu là Mùa Hè (cũng liên quan tới vầng dương), thời điểm của Phụng Vụ Mùa Phục Sinh, Hiện Xuống và Thường Niên.

(còn tiếp)

 TOP

 

? Thượng Nghị của Đệ Nhất Kỹ Nghệ Bát Cường về vấn đề Nghèo Khổ, Khí Nóng và Lá Chắn

 

Theo bài “G8 leaders pledge $60B for Africa” của mạng điện toán toàn cầu CNN ngày 8/6/2007 thì vào ngày họp cuối cùng của Thượng Nghị của Đệ Nhất Kỹ Nghệ Bát Cường hôm Thứ Sáu 8/6/2007, thành phần  lãnh đạo quốc gia và chính phủ tham dự cuộc thượng nghị đã đồng ý cống hiến 60 tỉ Mỹ kim để chống lại các thứ bệnh tật như Hội Chứng Liệt Kháng, lao phổi và sốt rét ở Phi Châu, và lập lại lời hứa tăng gấp đôi việc chi tiêu cho vấn đề phát triển ở châu lục này.

 

Để đáp lại những lời phàn nàn của thành phần hoạt động chống nghèo cho rằng các nước giầu không giữ lời hứa trong việc gia tăng vấn đề cứu trợ hằng năm cho các quốc gia nghèo ở Thượng Nghị Gleneagles Tô Cách Lan 2005, bà Thủ Tướng Đức kiêm chủ tịch cuộc thượng nghị 2007 cho biết:

 

“Đã có một cuộc bàn luận rất thẳng thắn và cởi mở. Chúng tôi muốn nói rằng nhân danh các quốc gia thuộc Nhóm Đệ Nhất Kỹ Nghệ Bát Cường chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình và chúng tôi sẽ làm trọn những lời hứa hẹn chúng tôi đã quyết tâm và chúng tôi sẽ làm như vậy”.

 

Thế nhưng, bản tuyên ngôn lại không có ngày tháng hạn định, chỉ cho biết là số tiền ấy sẽ được cung cấp “vào những năm tới đây”, cũng không cho biết rõ là mỗi quốc gia nghèo được bao nhiêu.

 

Thành phần vận động cho Phi Châu nói rằng lời hứa hẹn về số tiền đã được loan báo trước đây, trong đó Hoa Kỳ đóng góp 30 tỉ.

 

Theo vị giám đốc điều hành cơ quan DATA (Debt, AIDS, Trade, Africa) là Jamie Drummond cho tới cuối năm ngoái mới có 2.3 tỉ Mỹ kim trong tổng số tiền được hứa cung cấp vào năm 2010:

“Nhóm Đệ Nhất Kỹ Nghệ Bát Cường nói chung, trong năm 2006, mới thực hiện được một nửa số tiền trợ cấp hứa hẹn, dưới phân nửa thì đúng hơn. Họ đang có ý định cung cấp dưới 1/3 những gì họ hứa hẹn. Đó là hành vi theo kiểu lệch lạc”.

Theo cơ quan này thì chỉ có Hiệp Vương Quốc và Nhật là giữ đúng lời hứa. Gia Nã Đại, Hoa Kỳ và Đức tụt lại đằng sau. Còn Pháp và Ý ở cuối sổ.

 

Hôm Thứ Năm, các vị lãnh đạo đã đồng ý về 1 bản thông báo theo đó thì các quốc gia sẽ được ổn định thì giảm bớt khí thải nhà kín và sẽ “nghiêm chỉnh cứu xét” các dự án của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Gia Nã Đại và Nhật Bản về việc giảm thiểu phân nửa khí thải vào năm 2050.

 

Các vị lãnh đạo “đã chấp nhận chứng cớ khoa học mới nhất” về những hiểm nguy của độ ấm toàn cầu song vẫn không có những mục tiêu nào cho vấn đề giảm khí thải nhà kín cả.

 

Theo bài “G8 backs climate-change science, sets no hard goals” cũng của CNN cùng ngày, thì Tổng Thống Bush đã có “dự án của tôi là thế này: Vào cuối năm tới, Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ đề ra một mục tiêu dài hạn cho vấn đề giảm khí thải nhà kín.

 

Vị tổng thống này đã rút tên của Hoa Kỳ khỏi Bản Công Ước 1997 của Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Thay Đổi Khí Hậu, cảm thấy rằng hết mọi quốc gia cần phải đề riêng cho mình những mục tiêu thích hợp. Có trên 150 quốc gia đã ký vào bản hiệp ước này, một văn kiện buộc phải hạn chế vấn đề khí thải. Tổng Thống Bush cho rằng đặt giới hạn triệt để như thế là những gì gây thiệt hại cho nền  kinh tế Hoa Kỳ.

 

Còn bà Thủ Tướng Đức, lúc đầu cương quyết đặt ra một mục tiêu dứt khoát, cuối cùng đã tỏ ra “rất hài lòng” về cái lơ lửng của vấn đề khẩn trương liên quan tới tình trạng an ninh môi sinh toàn cầu này, nhưng lại là vấn đề liên hệ tới lợi lộc về kinh tế của thành phần đệ nhất bát cường về kỹ nghệ.

 

Cuộc Thượng Nghị này cũng bị bao phủ bởi tình hình căng thẳng về hệ thống canh phóng phi đạn giữa Hoa Kỳ và Nga Sô, liên quan tới những gì Hoa Kỳ đã và đang dự tính thực hiện ở Ba Lan và Tiệp Khắc là hai quốc gia thuộc Đông Âu trong vùng ảnh hưởng của Liên Sô cũ.

 

Hôm Thứ Năm Tổng Thống Hoa Kỳ là George W. Bush và Tổng Thống Nga là Vladimir Putin đã đồng ý hợp tác về vấn đề này theo lời đề nghị bất ngờ của Tổng Thống Putin về việc sử dụng một trạm ra-đa đang có được Nga thuê muớn ở quốc gia láng giềng Azerbaijan, phía bắc của nước Iran, và được tổng thống nước này đồng ý sau khi gặp Tổng Thống Putin hôm Thứ Tư trước đó.

 

Tổng Thống Putin  đã nói với thành phần phóng viên báo chí sau khi gặp Tổng Thống Bush rằng: “Chúng tôi cùng hiểu biết về các thứ đe dọa chung, nhưng chúng tôi lại có những cái khác nhau. Cái khác nhau này là những cách thức và phương tiện chúng tôi có thể sử dụng để thắng vượt những thứ đe dọa ấy”.

 

Tổng Thống Bush cho biết hệ thống Hoa Kỳ đang tính thực hiện ở Ba Lan và Tiệp Khắc là để chống những cuộc tấn công khả dĩ của Iran và các quốc gia khác, nhưng Tổng Thống Putin không đồn g ý vì địa điểm ấy ở ngay cửa ngõ của Nga và có thể biến thành những thứ khí giới tấn công.

 

Tổng Thống Bush cũng đã ngỏ lời cùng thành phần phóng viên báo chí như sau: “Cùng nhau làm việc vẫn tốt hơn là gây căng thẳng. Ông ấy đã bày tỏ quan ngại đối với tôi. Ông ấy lo rằng hệ thống phòng thủ phi đạn này không phải là hành động của một người bạn thực hiện”.

 

Tuần vừa rồi Tổng Thống Putin đã đe dọa là quốc gia của ông sẽ nhắm khí giới nguyên tử vào các mục tiêu ở Âu Châu nếu Hoa Kỳ không bỏ ý định thực hiện hệ thống phòng thủ phi đạn.

 

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

? "Xây dựng đời sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, nghĩa là tôi chấp nhận và cảm thấy Thiên Chúa như là một thực tại, và bởi thế tôi có thể mang Ngài đến cho con người nam nữ"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

(tiếp 8 Thứ Sáu, 7 Thứ Năm, 6 Thứ Tư, 5 Thứ Ba, 4 Thứ Hai)

 

Thẩm Định với về Giáo Triều của ngài trong Năm 2006 dịp Chúa Giáng Sinh cho Giáo Triều Rôma ngày Thứ Sáu 22/12/2006

 

Có hai đề tài nổi bật trong những ngày Viếng Thăm Bavaria của tôi. Chúng là những đề tài và đang là những đề tài liên quan tới đề tài về Thiên Chúa: ‘thiên chức linh mục’ và ‘việc đối thoại’. Thánh Phaolô đã gọi Timôthêu – và nơi Timothêu, vị Giám Mục và nói chung là linh mục – là ‘người của Thiên Chúa’ (1Tim 6:11). Công việc chính yếu của vị linh mục đó là mang Thiên Chúa đến cho con người nam nữ. Dĩ nhiên, vị linh mục chỉ có thể làm điều này nếu chính ngài đến từ Thiên Chúa, nếu ngài sống với và sống bởi Thiên Chúa. Điều này được diễn tả một cách tuyệt vời ở một câu trong bài Thánh Vịnh về linh mục mà chúng ta – thuộc thế hệ lão thành – đã nói lên trong lúc chúng ta gia nhập hàng giáo sĩ: ‘Chúa là ohần gia nghiệp của tôi và là phần chén của tôi, Ngài nắm giữ vận mệnh của tôi’ (Ps 16[15]:5).

 

Vị linh mục nguyện cầu bằng bài Thánh Vịnh này dẫn giải của đời của mình theo chiều hướng phân chia đất đai như được ấn định trong Sách Nhị Luật (x 10:9). Sau khi chiếm hữu được Đất Hứa, hết mọi chi tộc được phân chia đất đai bằng cách bốc thăm phần đất ở Thánh Địa của mình, nhờ đó tham hưởng tặng ân được Thiên Chúa hứa ban cho tổ phụ Anbraham.

 

Chỉ có chi tộc Levi là không có phần đất nào hết: đất của họ là chính Thiên Chúa. Điều ấn định này chắc chắn có một ý nghĩa hoàn toàn cụ thể. Các vị tư tế không sống như các chi tộc khác bằng việc cầy sới đất đai mà bằng những của dâng cúng. Tuy nhiên, điều ấn định này còn có tính cách sâu xa hơn nữa. Nền tảng thực sự của đời sống linh mục, cái căn nguyên cho việc hiện hữu của họ, cái gốc rễ cho cuộc đời của họ, là chính Thiên Chúa.

 

Giáo Hội, theo dẫn giải của Cựu Ước này về đời sống linh mục – một dẫn giải cũng xuất hiện một số lần nơi bài Thánh Vịnh 119[118] – đã thực sự thấy được nơi việc các Vị Tông Đồ theo Chúa Kitô, trong việc các vị hiệp thông v ới chính Chúa Giêsu, như là những gì cho thấy ý nghĩa của sứ vụ linh mục. Hôm nay đây vị linh mục có thể và cần phải nói cùng với thành phần Levi rằng: "Dominus pars hereditatis meae et calicis mei". Chính Chúa là phần đất của tôi, là nền tảng cả bên trong lẫn bên ngoài cho đời sống của tôi.

 

Tính cách thần trung này của đời sống linh mục thực sự là những gì cần thiết nơi thế giới hoàn toàn hướng động của chúng ta, một thế giới mà trong đó hết mọi sự đều được căn cứ vào việc thực hiện có tính cách đo đếm và ăn chắc. Vị linh mục thực sự cần phải biết Thiên Chúa từ bên trong, nhờ đó mang Ngài đến cho c on người nam nữ: đó là dịch vụ chính yếu cần thiết cho nhân loại hiện đại. Nếu tính cách tâm điểm này của Thiên Chúa nơi đời sống của vị linh mục bị mất đi, thì từ từ lòng nhiệt thành nơi các hoạt động của ngài cũng bị mất. Trong một tình trạng thái quá về những gì ngoại tại thì cái tâm điểm mang ý nghĩa lại cho hết mọi sự và dẫn những thứ ngoại tại ấy đến mối hiệp nhất là những gì đang bị hụt hẫng. Ở đó, nền tảng của đời sống là ‘mảnh đất’ nâng đỡ tất cả mọi sự và làm phong phú mọi sự đang bị mất mát đi.

 

Đời sống độc thân, những gì buộc các vị Giám Mục phải giữ ở khắp Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, và theo một truyền thống ở vào giai đoạn gần thời điểm của các vị Tông Đồ, cũng buộc các vị linh mục nói chung thuộc Giáo Hội Latinh nữa, chỉ c ó thể hiểu được và sống nổi nó được đặt trên cấu trúc căn bản này.

 

Những lý do có tính cách thuần thực dụng, liên quan tới tính cách thuận hơn nhiều hơn, vẫn là những gì không đủ, vì cái thuận lợi nhiều hơn về thời gian ấy có thể dễ dàng trở thành một hình thức của chủ nghĩa vị kỷ, giúp cho con người tránh khỏi phải hy sinh cùng với những cố gắng cần phải có trong việc chấp nhận nhau và chịu đựng nơi đời sống hôn nhân; bởi thế, nó có thể dẫn tới một thứ bần cùng hóa về mặt thiêng liêng hay tới chỗ chai cứng cõi lòng.

 

Nền tảng đích thật của cuộc sống độc thân có thể được chất chứa nơi cụm từ: Dominus pars – Chúa là phần đất của tôi. Nó chỉ có thể là những gì có tính cách thần trung. Nó không thể nào có nghĩa là bị hụt hẫng yêu thương, song thật sự có nghĩa là để cho mình được chiếm đạt bởi niềm khát khao Thiên Chúa, để sau đó, nhờ ở với Ngài một cách thân tình hơn, biết phục vụ con người nam nữ nữa. Đời sống độc thân cần phải là một chứng từ cho niềm tin: niềm tin  tưởng nơi Thiên Chúa được hiện thân nơi một lối sống chỉ có ý nghĩa nếu nó lấy Thiên Chúa làm nền tảng.

 

Xây dựng đời sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, nghĩa là tôi chấp nhận và cảm thấy Thiên Chúa như là một thực tại, và bởi thế tôi có thể mang Ngài đến cho con  người nam nữ. Thế giới của chúng ta, một thế giới đã trở thành hoàn toàn thực chứng, trong đó, Thiên Chúa cùng lắm chỉ là một thứ giả thuyết chứ không phải là một thực tại cụ thể, là một thế giới cần phải được xây dựng trên Thiên Chúa một cách cụ thể nhất và sâu xa nhất bao nhiêu có thể.

 

Thiên Chúa cần một thứ chứng từ về Thiên Chúa, một thứ chứng từ được chất c hứa nơi quyết định đón nhận Thiên Chúa như là một mảnh đất là nơi người ta có thể tìm thấy cuộc sống riêng của mình. Vì lý do ấy, cuộc sống độc thân là những gì hết sức quan trọng cho ngày hôm nay đây, nơi thế giới hiện đại của chúng ta đây, cho dù việc giữ trọn nó trong thời đại của chúng ta đây liên lỉ trở thành những gì bị đe dọa và khúc mắc.

 

Cần phải thực hiện một cuộc sửa soạn thận trọng trong cuộc hành trình tiến đến mục tiêu ấy, cùng với việc kiên trì hướng dẫn của vị Giám Mục, của các thân hữu linh mục và của giáo dân muốn duy trì chứng từ linh mục này. Chúng ta cần liên lỉ nguyện cầu cùng Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa hằng sống, và cậy dựa vào Ngài trong những lúc bối rối cũng như trong những lúc hân hoan. Nhờ đó, ngược lại với khuynh hướng văn hóa đang tìm cách thuyết phục chúng ta rằng chúng ta không thể thực hiện được những quyết định như thế, chứng từ này là những gì có thể sống và nhờ đó, nó có thể phục hồi việc Thiên Chúa như là một thực tại trên thế giới của chúng ta.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ