|
||||
|
||||
THỨ
SÁU 18/1/2008
ĐTC Biển Đức
XVI
Thánh Đại Giáo Phụ
Âu Quốc Tinh
Lạc Đạo và Hoán Cải
Bí Mật
Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thiên Chúa
muốn Mẹ được nhận biết hơn vào các thời buổi sau này
Vấn
Đề Về Thánh Thể Cực Linh
HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC
QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH
"Cha mẹ có quyền
giáo dục con cái mình"
ĐTC Biển Đức XVI Thánh Đại Giáo Phụ Âu Quốc Tinh Lạc Đạo và Hoán Cải
(tiếp Ngày 16)
Ngài đã rơi vào màng lưới của những người theo phái Nhị Nguyên Thuyết, thành phần cho mình là Kitô hữu và hứa hẹn về một thứ tôn giáo hoàn toàn theo lý trí. Họ khẳng định rằng thế giới này được chia làm hai nguyên lý: nguyên lý thiện và nguyên lý ác. Đó là những gì giải thích cho thấy tính cách phức tạp rắc rối của lịch sử loài người. Thánh Âu Quốc Tinh cũng thích thứ luân lý lưỡng diện này, vì nó bao gồm một thứ luân lý rất cao đối với những kẻ được tuyển chọn: và đối với những người, như ngài, những người thiết tha với nó, có thể sống một đời sống xứng hợp với các thời điểm, nhất là đối với một con người trẻ. Bởi thế ngài đã thành một thành viên của phái Nhị Nguyên Thuyết, tin tưởng rằng ngài đã tìm thấy được sự tổng hợp giữa lý trí, việc tìm kiếm chân lý và tình yêu mến Chúa Giêsu Kitô.
Và đời sống riêng tư của ngài cũng có lợi nữa, ở chỗ, đóng vai trò một người Nhị Nguyên Thuyết thì dễ có những cơ hội về nghề nghiệp. Việc gắn bó với thứ đạo giáo này, một đạo giáo bao gồm nhiều nhân vật tiếng tăm, đã khiến ngài bắt đầu theo đuổi mối liên hệ với một người nữ, và tiếp tục nghề nghiệp của ngài. Ngài đã có một người con trai tên là Adeodatus với người đàn bà ấy, nó rất thân thương đối với ngài, rất ư là thông minh, và là người sau đó hiện diện trong cuộc dọn mình lãnh nhận Phép Rửa của Thánh Âu Quốc Tinh ở Lake Como, trở thành yếu tố cho “những Cuộc Đối Thoại” được Thánh Âu Quốc Tinh lưu lại cho chúng ta. Tiếc thay, người con trai này đã bị chết yểu.
Sau khi dạy văn phạm ở tỉnh nhà của mình vao tuổi 20, ngài đã sớm trở lại Carthage là nơi ngài đã trở thành một bậc thày khôn ngoan và nổi danh về ngôn ngữ học. Tuy nhiên, qua giòng thời gian, Thánh Âu Quốc Tinh đã xa rời niềm tin tưởng của phái Nhị Nguyên Thuyết. Nó làm cho ngài không được thỏa mãn về lý trí vì nó thực sự không giải quyết được những ngờ vực của ngài. Ngài đã di chuyển tới Rôma, rồi tới Milan, nơi ngài đã chiếm được vị trí thế giá trong triều đình của hoàng đế, nhờ những lời khuyên dụ của vị thống đốc Rôma là một con người ngoại đạo tên là Symmachus, nhân vật hận thù vị giám mục ở Milan là Thánh Ambrôsiô.
Thoạt tiên, vì muốn trau dồi thêm khả năng vốn liếng về ngữ từ học của mình, Thánh Âu Quốc Tinh đã bắt đầu tham dự các bài diễn thuyết hùng hồn của Giám Mục Ambrose, vị đã từng là đại diện của hoàng đế ở miền Bắc Ý quốc; ngài đã cảm thấy bị thu hút bởi những lời lẽ của thánh nhân, chẳng những vì tính cách lợi khẩu của chúng, mà còn vì nó đánh động lòng của ngài nữa. Vấn đề chính yếu của Cựu Ước – ở chỗ thiếu tính cách hùng biện và cao độ triết học – đã tự giải tỏa nơi các bài nói của Thánh Ambrôsiô nhờ những dẫn giải theo khoa biểu tượng học của Cựu Ước, ở chỗ Thánh Âu Quốc Tinh đã hiểu được rằng Cựu Ước là một cuộc hành trình tiến đến với Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế ngài đã thấy được cái then chốt để hiểu vẻ đẹp, chiều sâu triết lý nơi Cựu Ước, và ngài đã hiểu được mối hiệp nhất về mầu nhiệm của Chúa Kitô trong lịch sử, cùng với sự tổng hợp giữa triết học, lý trí và đức tin nơi LỜi, nơi Chúa Kitô, Lời hằng hữu đã hóa thành nhục thể.
Thánh Âu Quốc Tinh đã mau chóng nhận ra được cách đọc Thánh Kinh theo kiểu ẩn dụ và triết lý tân Plato như cách của vị giám mục thành Milan đã giúp ngài giải quyết được những khó khăn về trí óc ngài gặp phải vào thời còn trẻ khi ngài mới chạm tới các bản văn thánh kinh mà ngài cho rằng bất khả khắc phục.
Thánh Âu Quốc Tinh đã tiếp tục đọc các tác phẩm của những vị triết gia cùng với Thánh Kinh, nhất là những thư của Thánh Phaolô. Việc trở lại với Kitô Giáo của ngài, ngày 15/8/386, bởi thế xẩy ra ở tột đỉnh của một cuộc hành trình nội tâm lâu dài và trăn trở sẽ được chúng ta nói tới ở một bài giáo lý khác; con người Phi Châu này đã di chuyển tới xứ sở ở phía bắc Thành Milan gần Lake Como – với người mẹ của ngài là Monica, với người con trai của ngài là Adeodatus, và một nhóm nhỏ bạn hữu – để sửa soạn lãnh nhận phép rửa. Vào năm 32 tuổi, Thánh Âu Quốc Tinh đã trở thành Kitô hữu bởi Thánh Ambrose ngày 24/4/387, trong thánh lễ vọng Phục Sinh ở Vương Cung Thánh Đường thành Milan.
Sau biến cố rửa tội của mình, Thánh Âu Quốc Tinh quyết định trở về Phi Châu với bạn bè của ngài, với ý định là sẽ thực hành một đời sống đan tu chung để phục vụ Thiên Chúa. Thế nhưng, ở Ostia, trong khi chờ đợi lên đường thì mẹ của ngài đột nhiên lâm trọng bệnh và qua đời ít lâu sau, làm cho tâm can của người con trai của bà quằn quại nhức nhối.
Trở về quê hương xứ sở của mình, ngài đã lưu ngụ ở Hippo để lập một đan viện. Ở tỉnh lỵ miền duyên hải Phi Châu này ngài đã được thụ phong linh mục vào năm 391, bất chấp việc chối từ của ngài, và bắt đầu một đời sống đan tu với một số bạn hữu, chia giờ giấc của mình ra để nguyện cầu, học hỏi và giảng dạy. Ngài chỉ muốn phục vụ chân lý mà thôi, chứ ngài không cảm thấy được kêu gọi sống đời mục vụ; thế rồi ngài đã hiểu rằng ơn gọi của Thiên Chúa đó là trở thành một vị mục tử giữa con người và cống hiến cho họ tặng ân chân lý.
Bốn năm sau, vào năm 395, ngài được tấn phong giám mục ở Hippo. Sâu xa học hỏi Thánh Kinh và các bản văn của truyền thống Kitô Giáo, Thánh Âu Quốc Tinh đã là một vị giám mục gương mẫu trong việc dấn thân mục vụ không ngừng của ngài: Ngài đã giảng dạy tín hữu mấy lần một tuần, ngài đã giúp kẻ nghèo khổ và mồ côi, ngài đã theo dõi việc giáo huấn hàng giáo sĩ và tổ chức các đan viện nữ giới cũng như nam giới.
Tóm lại, ngài quyết tâm trở thành một trong con người đại diện quan trọng nhất của Kitô Giáo trong thời của ngài, ở chỗ, khi tỏ ra rất năng động trong việc cai quản giáo phận của ngài – với những thành quả đáng kể cả về dân sự nữa – trên 30 năm thuộc hàng giáo phẩm, vị giám mục thành Hippo này đã gây được một ảnh hưởng lớn lao to tát trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở Phi Châu Rôma, nói chung ở Kitô Giáo vào thời của ngài, đối đầu với Manichaeism, Donatism và Pelagianism, là những bè rối đang tác hại đức tin Kitô Giáo cũng như đến Vị Thiên Chúa duy nhất đầy ân sủng. Thánh Âu Quốc Tinh đã phó thác bản thân kình cho Thiên Chúa hằng ngày, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời ngài. Ngài đã bị lên cơn sốt, trong khi thành Hippo đang bị các kẻ xâm chiếm công hãm. Vị giám mục này – như người bạn của ngài là Possidius cho chúng ta biết ở cuốn “Cuộc Đời Âu Quốc Tinh – Vita Augustini” – đã xin sao chép thành những chữ lớn các bài thánh vịnh thống hối, “và ngài đã cắm những tờ giấy ấy lên tường, để trong khi bị bệnh, ngài có thể đọc chúng đang khi nằm trên giường, và ngài đã không ngừng kêu khóc bằng những giọt lệ nồng” (31,2); đó là cách Thánh Âu Quốc Tinh đã sống những ngày cuối đời của ngài. Ngài đã chết vào ngày 28/8/430, hưởng thọ 75 tuổi. Chúng ta sẽ giành các buổi tới để chia sẻ về những tác phẩm của ngài, sứ điệp của ngài và cảm nghiệm nội tâm của ngài.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/1/2008
Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết
IV. Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này
(1) Thiên Chúa muốn Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này
50. Bởi thế Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria ra, một kiệt tác của Ngài, và làm cho Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này:
1) Vì Mẹ đã biết ẩn thân mình đi trên thế gian này, và bằng lòng khiêm nhượng sâu xa Mẹ đã coi mình hèn kém hơn là bụi đất, mà Mẹ được Thiên Chúa, được các vị tông đồ và các vị thánh ký làm cho Mẹ được nhận biết.
2) Vì, Mẹ Maria chẳng những là kiệt tác hiển vinh trên thiên đình của Thiên Chúa, mà còn là tuyệt phẩm về ân sủng trên thế gian này nữa, mà Ngài muốn Mẹ được tôn vinh và chúc tụng bởi những kẻ sống trên trần gian này.
3) Vì Mẹ là rạng đông xuất hiện trước và làm tỏ hiện Mặt Trời Công Chính là Giêsu Kitô, mà Mẹ cần phải được nhận biết và nhìn nhận để nhờ đó Chúa Giêsu cũng được nhận biết và nhìn nhận.
4) Như Mẹ là đường nhờ đó Chúa Giêsu đã đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không cùng một kiểu cách.
5) Vì Mẹ là phương tiện vững chắc, là đường lối trực tiếp và tinh tuyền đến với Chúa Giêsu, và là một hướng đạo viên tuyệt hảo dẫn đến với Người, mà các linh hồn chiếu tỏa thánh đức cần phải nhờ Mẹ để tìm gặp Người. Ai gặp được Mẹ Maria là gặp được sự sống, tức là gặp được Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống. Thế nhưng, không ai có thể gặp được Mẹ Maria nếu không tìm kiếm Mẹ. Không ai có thể tìm kiếm Mẹ nếu không nhận biết Mẹ, vì không ai tìm kiếm hay mong ước điều gì mà mình chưa hề biết đến được. Bởi vậy Mẹ Maria cần phải được nhận biết hơn bao giờ hết để Thiên Chúa Ba Ngôi được sâu xa hiểu biết hơn và tôn vinh hơn.
6) Vào những thời buổi sau này, Mẹ Maria cần phải chiếu sáng hơn bao giờ hết về tình thương, quyền phép và ân sủng; về tình thương, để mang về và ưu ái đón nhận thành phần tội nhân và hoang đàng đáng thương cần phải hoán cải và trở về với Giáo Hội Công Giáo; về quyền phép, để chống lại thành phần thù địch với Thiên Chúa, thành phần muốn nổi dậy một cách đáng sợ để dụ dỗ và thắng đoạt, bằng những hứa hẹn và đe dọa, tất cả những ai chống lại họ; sau hết, Mẹ cần phải sáng tỏ về ân sủng để phấn khởi và hỗ trợ thành phần quân quốc tinh nhuệ và tôi tớ trung thành của Chúa Giêsu Kitô đang vì Người mà chiến đấu.
7) Cuối cùng, Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác.
(còn tiếp)
Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ
Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html
Chương II 1. Vấn Đề Về Thánh Thể Cực Linh (48-50)
( còn tiếp)
Để Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008) và 25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008) như được ĐTC nhắc nhắc đến trong Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008, Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983
Khoản 5: "Cha mẹ có quyền giáo dục con cái mình"
Vì ban sự sống cho con cái mình, cha mẹ có quyền đầu tiên, chính yếu và bất khả nhượng trong việc giáo dục con cái; do đó cần phải nhìn nhận họ là những nhà giáo dục trước hết và trên hết con cái của họ (x. Divini Illius Magistri, nos. 27-34; Gravissimum educationis, no. 3; Familiaris consortio, no. 36; Codex Iuris Canonici, nos. 793 and 1136).
a) Cha mẹ có quyền giáo dục con cái mình hợp với những xác tín về luân lý và đạo giáo của họ, căn cứ vào truyền thống văn hóa về gia đình quan tâm tới thiện ích và phẩm vị của đứa nhỏ; họ cũng cần phải được xã hội trợ giúp để thi hành vai trò giáo dục của họ một cách thích đáng (x. Familiaris consortio, no. 46).
b)
Cha mẹ có quyền được tự do chọn trường học hay các phương tiện cần thiết
khác trong việc giáo dục con cái mình hợp với các niềm xác tín của họ. Công
quyền cần phải làm sao bảo đảm được việc phân phối công quĩ để giúp cho
thành phần làm cha mẹ thực sự có thể dễ dàng thi hành quyền này mà không
phải gánh vác những gánh nặng bất công. Cha mẹ không phải chịu, trực tiếp
hay gián tiếp, những trang trải ngoại lệ khiến họ có thể bị chối bỏ hay bị
hạn chế một cách bất công việc hành sử quyền tự do này (x. Gravissimum
educationis, no. 7; Dignitatis humanae, no. 5; Pope John Paul II, Religious
Freedom and the Helsinki Final Act
c) Cha mẹ có quyền được bảo đảm là con cái của họ không bị bắt buộc tham dự các lớp học không hợp với những niềm xác tín về luân lý và đạo giáo của họ. Đặc biệt vấn đề giáo dục tình dục là quyền căn bản của cha mẹ và bao giờ cũng phải được thi hành dưới sự giám sát của họ, dù ở nhà hay ở các trung tâm giáo dục được họ chọn và kiểm soát. (x. Dignitatis humanae, no. 5; Familiaris consortio, nos. 37 and 40).
d) Cha mẹ bị vi phạm quyền lợi khi Quốc Gia áp đặt một thể chế giáo dục cưỡng ép nhằm loại trừ tất cả mọi thứ dạy dỗ về đạo giáo (x. Dignitatis humanae, no. 5; Familiaris consortio, no. 40).
e) Quyền hạn chính yếu của cha mẹ trong việc giáo dục con cái mình cần phải được hỗ trợ bằng tất cả mọi hình thức hợp tác giữa cha mẹ, thày cô và thầm quyền nhà trường, đặc biệt là bằng những hình thức tham gia mà người công dân có quyền lên tiếng trong việc điều hành học đường cũng như trong việc hình thành và áp dụng các qui chế giáo dục (x. Familiaris consortio, no. 40; Codex Iuris Canonici, no. 796)
f) Gia đình có quyền đòi hỏi các phương tiện truyền thông xã hội phải trở thành những phương tiện tích cực cho việc xây dựng xã hội, và củng cố những giá trị trọng yếu của gia đình. Gia đình cũng có quyền được bảo vệ cách thích đáng, nhất là đối với các phần tử trẻ trung nhất của họ, cho khỏi bị những ảnh hưởng tiêu cực và việc lạm dụng của các phương tiện truyền thông đại chúng (x. Pope Paul VI, Message for the Third World Communications Day, 1969; Familiaris consortio, no. 76). Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html
|