THỨ BA 22/1/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

ĐTC Biển Đức XVI

Tình Hình Thế Giới trong Năm 2007

với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc Có Liên Hệ Ngoại Giao với Quốc Đô Vatican

    CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Thánh Long Mộng Phố

Bí Mật Maria  - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (57-59)

Việc tôn sùng Mẹ Maria đặc biệt cần thiết vào những thời buổi sau này

   MẾN Yêu Thánh Thể  

          Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích            

       Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ  (68-72)    

Những Phần Khác Của Thánh Lễ

           YÊU Thương Tha Nhân          

  Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

  HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH (12)

"Gia đình của thành phần di dân có quyền được bảo vệ"

 

 

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI

 

 

ĐTC Biển Đức XVI

 

Tình Hình Thế Giới trong Năm 2007

 

Diễn Từ Tân Niên 7/1/2008

với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc Có Liên Hệ Ngoại Giao với Quốc Đô Vatican

 

 

(tiếp CHÚA NHẬT 20/1/2008)

Trung Đông - Quằn Quại 

4.-        Cộng đồng quốc tế tiếp tục sâu xa quan tâm tới Trung Đông. Tôi vui mừng khi thấy Hội Nghị ở Annapolis đã tiến đến chỗ loại trừ đi những giải quyết có tính cách thiên lệch hay đơn phương, hướng tới một phương sách toàn cầu tỏ ra tôn trọng các quyền lợi và thiện ích hợp lý của tất cả mọi dân tộc trong vùng ấy. Một lần nữa tôi kêu gọi người Do Thái và Palestine hãy tập trung nỗ lực của mình vào vấn đề áp dụng những quyết tâm nêu lên trong dịp ấy, cũng như hãy đẩy mạnh cái tiến trình đã được hân hoan tái tấu. Ngoài ra, tôi xin mời gọi cộng đồng quốc tế hãy mạnh mẽ hỗ trợ cho hai dân tộc này và hãy cảm thông những nỗi khổ đau và lo sợ riêng của họ. Ai có thể ngồi yên trước tình trạng khốn khổ của Lebanon đang quằn quại giữa các thử thách cùng với tất cả những gì là bạo động đang tiếp tục làm rúng động quốc gia thân yêu này? Tôi hết sức thiết tha mong muốn thấy được nhân dân Lebanon có thể tự do quyết định cho tương lai của mình, và tôi xin Chúa hãy soi sáng cho họ, bắt đầu từ những vị lãnh đạo đời sống quần chúng, nhờ đó, dẹp đi những ích lợi riêng biệt, họ tỏ ra sẵn sàng tiến tới con đường đối thoại và hòa giải. Chỉ có thế quốc gia này mới có thể tiến bộ cách vững chắc và một lần nữa mới trở nên tấm gương của việc chung sống thuận hòa giữa các cộng đồng khác nhau. Cả ở Iraq nữa cũng hết sức cần đến việc hòa giải! Hiện nay, các cuộc khủng bố tấn công, các thứ đe dọa và bạo động vẫn tiếp tục xẩy ra, nhất là chống lại cộng đồng Kitô hữu, và những tin tức hôm qua đã khẳng định mối quan tâm này của chúng ta; rõ ràng là có một số vấn đề chính trị khó khăn vẫn chưa được giải quyết. Bởi thế, cần phải canh tân hiến pháp một cách thích đáng để bảo toàn những quyền lợi của các thành phần thiểu số. Cần phải thực hiện vấn đề trợ giúp nhân đạo cho dân chúng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh; tôi đang đặc biệt nghĩ đến những người bị phân tán trong đất nước này và những người tị nạn đã thoát được ra hải ngoại, trong số đó có nhiều Kitô hữu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tỏ ra rộng lượng đối với họ, cũng như đối với các chủ quốc mà khả năng của các nước này trong việc chấp nhận những người tị nạn ấy đã bị thử thách một cách nghiêm trọng. Tôi cũng xin bày tỏ lòng ủng hộ của mình đối với việc liên tục không ngừng theo đuổi con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề chương trình nguyên tử của Iran, bằng cách chân thành thương thảo, bằng cách chấp nhận những giải pháp được đưa ra để gia tăng tính cách liêm khiết và tin tưởng lẫn nhau, và bằng cách luôn lưu tâm tới những nhu cầu chân thực của các dân tộc cũng như công ích của gia đình nhân loại.  

Á Châu - Khủng Hoảng 

5.-        Giờ đây hướng mắt tới toàn thể Á Châu, tôi muốn quí vị hãy chú trọng tới một số tình hình khủng hoảng khác, trước hết đến Pakistan, nơi đã trải qua tình trạng trầm trọng bạo động trong những tháng gần đây. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi lực lượng chính trị và xã hội sẽ dấn thân xây dựng một xã hội thái hòa, tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người. Ở A Phú Hãn, ngoài tình trạng bạo động, còn có những vấn đề xã hội nghiêm trọng khác nữa, chẳng hạn như việc sản xuất các thứ thuốc phiện; cần phải nâng đỡ nhiều hơn nữa cho việc phát triển, thậm chí cần phải gia tăng hoạt động để xây đắp một tương lai thanh bình. Ở Sri Lanka không thể trì hoãn những nỗ lực quyết liệt hơn nữa trong việc chữa trị những khổ đau muôn vàn gây ra bởi tình trạng liên tục xung đột. Và tôi cũng cầu xin Chúa để ở Myanmar, nhờ cộng đồng quốc tế nâng đỡ,  một mùa đối thoại giữa Chính Quyền và phe chống đối được bắt đầu, để bảo đảm việc thực sự tôn trọng tất cả mọi nhân quyền cùng với các quyền tự do căn bản.

Phi Châu - Khốn Khổ 

6.-        Giờ đây hướng tới Phi Châu, trước hết tôi cần phải lập lại nỗi sâu xa thống khổ của tôi, khi nhận thấy rằng niềm hy vọng hầu như bị biến mất bởi tình trạng liên tục bị đe dọa bởi đói khổ và chết chóc xẩy ra ở Darfur. Với tất cả tấm lòng của mình, tôi nguyện cầu để việc liên kết hoạt động của Liên Hiệp Quốc và Khối Hiệp Nhất Phi Châu là khối mới bắt đầu thi hành sứ vụ của mình, sẽ mang lại sự trợ giúp và niềm an ủi cho các thành phần dân chúng khổ đau. Tiến trình hòa bình ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo đang gặp phải tình trạng dữ dội chống cự ở vùng lân cận Đại Hồ, nhất là ở những miền phía Đông, trong khi đó Somalia, nhất là Mogadishu, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi bạo động và nghèo khổ. Tôi kêu gọi các phe phái xung đột hãy ngưng lại các hoạt động quân sự của mình, hãy dễ dàng hóa cho vấn đề hoạt động nhân đạo, và hãy tôn trọng các thành phần dân sự. Trong những ngày gần đây, Kenya đã trải qua một cuộc bùng nỗ bạo động bất ngờ. Tôi xin hiệp lời kêu gọi của các Vị Giám Mục hôm 2/1, xin tất cả mọi dân cư, đặc biệt là các vị lãnh đạo chính trị, hãy tìm kiếm một giải pháp ôn hòa qua việc đối thoại trong công lý và tình huynh đệ. Giáo Hội Công Giáo không phải là dửng dưng lạnh lùng trước những tiếng kêu thương đau xuất phát từ những miền đất này. Giáo Hội đang cảm thấy được những lời van nài xin được trợ giúp của những người tị nạn và những người bị phân tán, và Giáo Hội quyết tâm phát động việc hòa giải, công lý và hòa bình. Năm nay, Ethiopia đang đánh dấu việc khai mào cho ngàn năm thứ ba Kitô Giáo, và tôi tin tưởng rằng những việc cử hành được tổ chức cho dịp này cũng sẽ giúp vào việc nhắc nhở hoạt động xã hội và tông đồ dồi dào rộng lớn được Kitô hữu thi hành ở Phi Châu.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh  (trừ những chỗ in đậm và phân chi tiểu mục do chính người dịch thực hiện) 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20080107_diplomatic-corps_en.html

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí Mật Maria - Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria

 

Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort)

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL


Phần I - Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria - Cần Thiết 

 

IV.  Vai trò của Mẹ Maria vào những thời buổi sau này

 

 

(2)  Việc tôn sùng Mẹ Maria đặc biệt cần thiết vào những thời buổi sau này

 

57.          Họ sẽ như những đám mây sấm sét bay ngang trời bởi hơi thở nhẹ nhất của Thánh Linh. Không dính bén với bất cứ sự gì, không lấy làm lạ lùng trước bất cứ điều chi, không cảm thấy bị sao xuyến bởi một sự gì, họ sẽ làm tuôn mưa lời của Thiên Chúa và sự sống đời đời. Họ sẽ gây nên những trận sấm sét chống lại tội lỗi, họ sẽ làm tạo nên bão tố chống lại thế gian, họ sẽ đánh gục ma quỉ cùng thành phần theo hắn, và vì sự sống lẫn sự chết họ sẽ sử dụng thanh gươm hai lưỡi lời Chúa để xuyên thấu những ai họ được Thiên Chúa Toàn Năng sai đến.

 

58.          Họ sẽ là thành phần tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần được Chúa Các Đạo Binh làm cho lợi khẩu và ban cho quyền lực để thực hiện những việc kỳ diệu và tước đoạt những thứ chiến lợi phẩm vinh quang từ tay các kẻ thù của Ngài. Họ sẽ không mơ màng vàng bạc, nhất là tiếng tăm nơi hàng linh mục, tu sĩ và giáo sĩ. Thế nhưng họ sẽ được những chiếc nhẫn vàng bồ câu giúp họ có thể đi đến bất cứ nơi nào Thánh Linh mời gọi họ, chỉ theo đuổi một quyết tâm là tìm kiếm vinh quang của Thiên Chúa và phần rỗi của các linh hồn. Giảng dạy ở đâu, họ không lưu lại gì khác ngoài thứ vàng yêu thương đó là tầm mức viên trọn của tất cả lề luật vậy.

 

59.          Sau hết, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, noi gương bắt chước đức khó nghèo của Người, lòng khiêm hạ của Người, việc khinh chê thế gian của Người và lòng yêu thương của Người. Họ sẽ vạch ra cho thấy con đường hẹp dẫn đến tới Thiên Chúa, theo một sự thật tinh tuyền hợp với Phúc Âm thánh, chứ không theo những thứ châm ngôn của thế gian. Tâm hồn của họ sẽ không bị xao xuyến, hay tỏ ra thiên vị ai; họ sẽ không cần đến, không lắng nghe hay không tỏ ra hãi sợ bất cứ một ai, dù có quyền lực đến đâu đi nữa. Miệng họ sẽ ngậm thanh gươm hai lưỡi lời Chúa, và vai họ vác cây Thập Tự Giá đẫm máu. Tay phải họ cầm tượng chuộc tội, tay trái cầm chuỗi hạt mân côi, lòng họ khắc danh thánh Giêsu Maria. Hành vi cử chỉ của họ phản ảnh tính chất đơn sơ và tự hiến của Chúa Giêsu.

 

Những con người cao cả này là thành phần phải đến. Theo ý muốn của Thiên Chúa, Mẹ Maria là vị trang bị cho họ để bao trùm vương quốc của Ngài trên thành phần vô đạo, thành phần tôn thờ ngẫu tượng (và thành phần tín đồ Hồi Giáo / Mahometans biệt chú của người dịch bản Việt ngữ này: mấy chữ ở trong ngoặc đây được tìm thấy nơi ấn bản Anh ngữ do Tan Books And Publishers, Inc, xuất bản năm 1985, trang 35). Thế nhưng điều này sẽ xẩy ra khi nào và cách nào đây? Chỉ có một mình Thiên Chúa biết mà thôi. Về phần mình, chúng ta cần phải âm thầm và nguyện cầu mong đợi và chờ đợi nó xẩy ra: ‘Tôi đã mong mỏi đợi chờ’. 

 

(còn tiếp)

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 

 

Bản Hướng Dẫn Cử Hành Phụng Vụ


 
 
Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích

 

Bản Dịch của Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh,  BVL

 

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html

 

Chương II

Việc Kitô Hữu Giáo Dân Tham Dự Vào Việc Cử Hành Thánh Thể

 

3. Những Phần Khác Của Thánh Lễ (57-74)

68. Vị Giám Mục giáo phận phải thận trọng để ý tới việc thuyết giảng (149), cũng như phổ biến các qui tắc và cung cấp những bản hướng dẫn cũng như các dụng cụ hỗ trợ cho các vị thừa tác viên thánh chức, và phát động các cuộc họp hội cùng nhưng dự án khác nhắm đến mục đích này, nhờ đó họ có cơ hội hiểu chính xác hơn về bản chất của bài giảng và dễ dàng dọn bài giảng.

69. Trong Thánh Lễ cũng như trong các cuộc cử hành Phụng Vụ Thánh khác, không được sử dụng một Kinh Tin Kính hay Bản Tuyên Xưng Đức Tin nào khác ngoài những sách phụng vụ đã được chuẩn nhận xứng hợp.

70. Các lễ vật tín hữu Chúa Kitô thường dâng cho Phụng Vụ Thánh Thể trong Thánh Lễ không nhất thiết phải là bánh và rượu cần cho việc cử hành thánh thể, mà còn có thể bao gồm cả những tặng vật của tín hữu dưới hình thức tiền bạc hay các thứ khác theo lòng bác ái đối với người nghèo. Chưa hết, những tặng vật bề ngoài bao giờ cũng phải trở thành một biểu hiện tỏ tường cho thấy tặng ân thực sự Thiên Chúa mong mỏi nơi chúng ta, đó là tấm lòng thống hối, là tình yêu Chúa và tha nhân, điều làm cho chúng ta được liên kết với hy tế của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình cho chúng ta. Vì từ nơi Thánh Thể chiếu tỏa ra một ánh sáng chói lọi nhất cho thấy mầu nhiệm bác ái được Chúa Giêsu thực hiện ở Bữa Tiệc Ly bằng việc rửa chân cho các môn đệ của Người. Để bảo trì phẩm vị của Phụng Vụ Thánh, trong bất cứ trường hợp nào, những hiến vật bề ngoài cần phải được tiến dâng một cách xứng hợp. Đó là lý do tiền bạc, cũng như các thứ đóng góp khác cho người nghèo, cần phải được đặt ở một nơi thích hợp ở ngoài bàn thánh thể (150). Ngoại trừ tiền bạc và một phần tiêu biểu nhỏ thỉnh thoảng được sử dụng thay cho các tặng vật khác, thì hay nhất những hiến vật như vậy nên được thực hiện ở ngoài việc cử hành Thánh Lễ.

71. Cần phải bào trì việc thực hành Lễ Nghi Rôma bao gồm cả tác động chúc bình an trước phần Hiệp Lễ một chút. Vì theo truyền thống Lễ Nghi Rôma thì việc thực hành này không bao gồm việc hòa giải hay việc xá tội, mà chỉ tiêu biểu cho sự bình an, mối hiệp thông và tình bác ái trước khi lãnh nhận Thánh Thể Cực Linh (151). Chính Việc Thống Hối ở đầu Lễ (nhất là nơi hình thức đầu tiên của nó) mới có tính chất hòa giải giữa anh chị em với nhau.

72. Thích hợp nhất đó là “mỗi người chúc bình an một cách nghiêm chỉnh chỉ cho những ai gần mình nhất mà thôi”. “Vị Linh Mục có thể chúc bình an cho các thừa taác viên nhưng luôn ở trên cung thánh, nhờ đó mới không gây trở ngại cho việc cử hành thánh lễ. Nếu có lý do chính đáng ngài cũng được tùy nghi chúc bình an cho một số ít tín hữu”. “Đối với vấn đề dấu hiệu trao chúc bình an, cách thức của nó cần phải được Hội Đồng Giám Mục ấn định theo những cung cách và thói tục của dân chúng”, và những tác động được các vị ấn định phải được Tòa Thánh châu phê (152).



(
còn tiếp)

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để Mừng Kỷ Niệm

60 Năm Bản Tuyên Chung về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (10/12/1948-2008)

25 Năm Bản Hiến Chương Quyền Lợi Gia Đình của Tòa Thánh (22/10/1983-2008)

như được ĐTC nhắc nhắc đến cả hai trong

Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2008,

Thời Điểm Maria sẽ trích dịch hai tài liệu quí báu này

và những bài vở liên hệ về nhân bản và yêu thương

 

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983 

Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế

Khoản 12 - "Gia đình của thành phần di dân có quyền được bảo vệ"

 

Gia đình của thành phần di dân có quyền được bảo vệ giống như các gia đình khác (x. Familiaris consortio, no. 77; European Social Charter, 19).

 

a)             Gia đình của thành phần di dân có quyền được hưởng sự tôn trọng đối với văn hóa của họ và nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ đối việc họ hội nhập vào cộng đồng họ góp phần.

 

b)            Những người lao động di dân có quyền được đoàn tụ với gia đình của họ sớm bao nhiêu có thể.

 

c)             Những người tị nạn có quyền hưởng trợ giúp của công quyền và các Tổ Chức Quốc Tế trong việc dễ dàng hóa việc đoàn tụ gia đình của họ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ