THỨ SÁU 2/5/2008

 

   TIN Tưởng Giáo Hội  

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

“Vị Thiên Chúa đã bị ‘thất bại’ giờ đây… lại chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài”

Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Ba 7/11/2006 trước cuộc gặp gỡ giữa ngài với các vị

   CẬY Nhờ Thánh Mẫu  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

“Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”: Ad Jesum per Mariam’ nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu

Thư Gửi Chư Gia Đình Hội Dòng Montfort Dịp 160 Năm (1843-2003) Xuất Bản Tác Phẩm “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”

   MẾN Yêu Thánh Thể  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể

  YÊU Thương Tha Nhân  

 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

HÔN NHÂN BẤT KHẢ PHÂN LY

Với Pháp Đình Tòa Thánh dịp mở màn cho một Tân Pháp Niên, 28/1/2002

    

 

TIN TƯỞNG GIÁO HỘI
 

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

“Vị Thiên Chúa đã bị ‘thất bại’ giờ đây… lại chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài”

 

Bài Giảng tại Nguyện Đường Redemptoris Mater cho Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Ba 7/11/2006 trước cuộc gặp gỡ giữa ngài với các vị

 

Chư Huynh thân mến,

 

Các bài sách chúng ta vừa nghe – Bài đọc, Đáp Ca và Phúc Âm – có cùng một đề tài có thể được tóm lại thành câu: ‘Thiên Chúa không bao giờ bị thất bại’. Hay chính xác hơn, thoạt tiên Thiên Chúa bao giờ cũng thất bại, Ngài để cho con người có tự do và cái tự do này liên lỉ nói ‘không’; thế nhưng, việc định liệu của Thiên Chúa, quyền năng sáng tạo của tình Ngài yêu thương còn lớn lao hơn cả cái ‘không’ của con người nữa. Trước mọi cái ‘không’ của con người lại có một chiều kích mới nơi tình Ngài yêu thương, và Ngài có cách thức mới mẻ và cao cả hơn để Ngài tỏ ra ‘chấp nhận’ con người, lịch sử và tạo vật.

 

Trong bản đại thánh ca về Chúa Kitô trong Thư gửi giáo đoàn Philiphê được chúng ta mở đầu, chúng ta đã nghe thấy trước hết một cái gì đó bóng gió liên quan tới câu truyện về Adong, con người đã không thỏa mãn với tình hữu nghị của Thiên Chúa; ông cảm thấy không đủ vì ông tự mình muốn là một thần linh. Ông coi mối thân hữu ấy như là một thứ lệ thuộc và coi mình như là một vị thần linh, như thể họ có thể tự mình hiện hữu. Bởi thế, ông ta nói ‘không’ để tự trở thành một vị thần linh, và chính vì thế mà ông đã gieo mình xuống khỏi vị thế đưa mình lên của ông.

 

Thiên Chúa đã ‘thất bại’ nơi Adong – cũng thế, căn cứ vào tất cả những gì là bề ngoài, Ngài đã thất bại suốt giòng lịch sử. Thế nhưng, Thiên Chúa đã không thất bại, vì hiện nay Ngài trở thành một con người, nhờ đó mở màn cho một tân nhân loại; Người đang làm cho hữu thể của Thiên Chúa sâu xa nơi hữu thể của con người một cách bất khả vãn hồi, và đã xuống tận những vực thẳm sâu nhất của hữu thể con người: Người đã tự hạ mình cho đến chết trên cây Thập Tự Giá. Người đã chế ngự cái kiêu căng bằng lòng khiêm hạ và bằng việc tuân phục của cây Thập Tự Giá. Như thế, những gì được tiên tri Isaia tiên  báo (đoạn 45) đã thành tựu.

 

Vào thời điểm dân Yến Duyên đang sống đời lưu đầy và bị xóa tên trên bản đồ, thì vị Tiên Tri này tiên báo rằng toàn thể thế giới – ‘hết mọi đầu gối’ – sẽ quì xuống trước  Vị Thiên Chúa bất lực ấy. Và Bức Thư gửi giáo đoàn Philiphê đã xác nhận điều ấy, những gì giờ đây đã xẩy ra.

 

Bằng cây Thập Tự Giá của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đích thân đến gần với các dân nước, Người xuất thân từ dân  Yến Duyên và trở thành vị Thiên Chúa của thế giới. Và giờ đây vũ trụ quì xuống trước  Chúa Giêsu Kitô, và điều này  là những gì chúng ta cũng có thể cảm nghiệm một cách tuyệt vời hôm nay đây, đó là, ở hết mọi châu lục, ngay cả trong những túp lều thấp hèn nhất, cũng có Tượng Chuộc Tội.

 

Vị Thiên Chúa đã ‘thất bại’ giờ đây, bằng tình yêu của mình, đã thực sự làm cho con người quì xuống và bởi đó đã chế ngự thế giới bằng tình yêu của Ngài.

 

Chúng ta đã xướng lên ở Bài Đáp Ca phần thứ hai của Bài Thánh Vịnh về Cuộc Khổ Nạn. Nó là bài Thánh Vịnh của thành phần khổ đau chân chính, trước hết là dân Yến Duyên khổ đau, thành phần, trước vị Thiên Chúa câm nín bỏ rơi họ, đã kêu lên rằng: ‘Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, nhân sao Ngài lại bỏ rơi tôi? Tại sao Ngài không chịu rat ay cứu giúp tôi chứ?... Giờ đây tôi hầu như kiệt lực… mà Ngài chẳng làm gì hết…. Ngài không chịu rat ay đáp ứng… tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi? (x 22 [21]). Chúa Giêsu đã đồng hóa mình voơi dân Yến Duyên  đau khổ ấy, với thành phần công chính khổ đau ở hết mọi thời đại bị Thiên Chúa bỏ rơi, và Người đã kêu lên trước việc bỏ rơi của Thiên Chúa; nỗi đớn đau bị bỏ rơi Người đã mang đến với Trái Tim  của chính Thiên Chúa, và nhờ thế biến đổi thế giới.

 

Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh, chúng chúng ta đã kể lại, cho chúng ta biết về thành quả của việc ấy, đó là kẻ nghèo sẽ được ăn no thỏa. Chính Thánh Thể phổ quát xuất phát từ Thập Tự Giá. Giờ đây Thiên Chúa làm mãn nguyện  con người khắp thế giới, những con người nghèo khổ cần đến Người. Người làm cho họ no thỏa những gì họ cần: Người ban tặng Thiên Chúa, Người ban tặng chính bản thân Người.

 

Đoạn bài Thánh Vịnh viết rằng: ‘Toàn thể địa cầu sẽ tưởng nhớ và hướng về Chúa’. Giáo Hội hoàn vũ xuất phát từ Cây Thập Tự Giá. Thiên Chúa vượt ra ngoài Do Thái Giáo để ôm lấy toàn thế giới, để liên kết thế giới trong một bữa tiệc cho kẻ nghèo khó.

 

Sau hết, sứ điệp Phúc Âm cũng cho thấy việc thất bại của Thiên Chúa. Những ai đầu tiên được mời đều chối từ, họ không đến.

 

Sảnh đường của Thiên Chúa vẫn trống trơn, bữa tiệc dường như được dọn ra luống công vô ích. Đó là những gì Chúa Giêsu đã cảm nghiệm được trong những giai đoạn hoạt động cuối cùng của Người, ở chỗ, các nhóm viên chức, thành phần thẩm quyền đều ‘từ chối’ lời mời gọi của Thiên Chúa, tức là từ chối chính bản thân Người. Họ không đến. Sứ điệp của Người, lời Người kêu gọi, được kết thúc trước c ái ‘không’ của con người. 

 

Tuy nhiên, cả ở đấy nữa, Thiên Chúa cũng khgông bị thất bại. Cái sảnh đường trống trơn đã trở thành cơ hội mời gọi một con số dân  chúng đông đảo hơn. Tình yêu thương của Thiên Chúa, việc Người mời gọi là những gì được nới rộng. Thánh Luca đã trình thuật việc này ở hai đoạn.

 

Trước hết, lời mời gọi được ngỏ cùng thành phần nghèo khổ, bị bỏ rơi, những ai chưa từng được ai mời mọc trong thành. Như thế là Thiên Chúa đã thực hiện những gì chúng ta đã nghe thấy trong bài Phúc Âm hôm qua.

 

(Phúc Âm hôm nay là một cuộc hội luận nho nhỏ trong khuôn khổ của một bữa ăn ở nhà một người Pharisiêu. Có 4 đoạn: trước hết là việc chữa lành cho một người bị phù; rồi tới những lời về việc chọn các chỗ thấp nhất; đoạn sang giáo huấn không phải là những người bạn được mời có thể mời lại mà là những ai thực sự đói khổ, thành phần không thể mời lại; theo đó là lời kêu gọi chúng ta hãy bắt chước làm theo như thế).

 

Giờ đây Thiên Chúa đang làm những gì Người đã bảo người Pharisiêu ấy thực hiện, đó là việc Người mời gọi những ai chẳng có gì, thành phần thực sự là đói khổ, thành phần không thể mới Người lại, thành phần không thể dâng tặng cho Người bất cứ một sự gì.

 

Tiếp theo là đoạn thứ hai. Người đã rời thành phố để đi đến các con lộ ở miền quê: mời gọi thành phần vô gia cư. Chúng ta có thể cho rằng Thánh Luca có ý viết hai đoạn này theo chiều hướng là thành phần  thứ nhất tiến vào sảnh đường ấy là những người nghèo trong dân Yến Duyên, rồi sau đó – vì họ đến không đủ trước nhiều chỗ của Chúa – lời mời gọi vượt ra ngoài Thành Thánh đến thế giới của các dân nước. Những ai chưa thuộc về Thiên Chúa tí nào, thành phần ở ngoài, giờ đây được mới tới cho đầy sảnh đường ấy. Và Thánh Luca, v ị đã viết lại Phúc Âm này cho chúng ta, chắc hẳn là thấy trước được một cách tiêu biểu những biến cố được thuật lại sau đó trong Sách Tông Vụ, nơi thật sự viết về điều này.

 

Thánh Phaolô bao giờ cũng bắt đầu sứ vụ của mình ở hội đường với thành phần được mời trước; và chỉ khi nào những nhân vật thẩm quyền viện lý khước từ thì ngài mới ở với một nhóm ít người nghèo khó khi ngài đi đến với Dân Ngoại.

 

Bởi đó, nhờ đường lối hằng mới mẻ này của Thập Giá, Phúc Âm đã trở nên phổ quát, nó chi phối hết mọi sự, dần dần ảnh hưởng cả đến Rôma.

 

Ở Rôma, Thánh Phaolô triệu tập các vị thủ lãnh của hội đường và loan báo cho họ mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô, Vương Quốc của Thiên Chúa nơi Con Người của Người. Tuy nhiên, các vị thẩm quyền tự khước từ nên ngài bỏ họ mà đi bằng những lời này: Được, vì quí vị không muốn lắng nghe thì sứ điệp này sẽ được loan báo cho các Dân Ngoại và họ sẽ lắng nghe sứ điệp ấy. Bằng niềm tin tưởng này, ngài đã đúc kết sứ điệp bị thất bại đó là: họ sẽ lắng nghe; Giáo Hội của thành phần chư Dân Ngoại sẽ được dựng xây. Và Giáo Hội đã được xây dựng và tiếp tục được dựng xây.

 

Trong các cuộc viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên ‘ad limina’, tôi nghe thấy nhiều điều hệ trọng và buồn nản, thế nhưng, bao giờ cũng thế – chính từ Thế Giới Thứ Ba – tôi đã nghe thấy điều ấy, đó là dân chúng đang lắng nghe, họ đang đến, thậm chí hôm nay đây, sứ điệp này lan truyền theo những con đường dẫn đến tận cùng trái đất và dân chúng đông đảo tụ tập lại trong sảnh đường của Thiên Chúa để dự tiệc của Người.

 

Bởi thế, chúng ta cần phải tự hỏi rằng tất cả những điều ấy có nghĩa là gì đối với chúng ta vậy?

 

Trước hết, nó có nghĩa chắc chắn là Thiên Chúa không thất bại. Người tiếp tục ‘thất bại’, thế nhưng chính vì lý do ấy mà Người không thất bại, vì nhờ thế Người có những cơ hội mới để tỏ lòng xót thương hơn nữa và việc dự tưởng của Người là những gì khôn cùng.

 

Người không thất bại vì Người có những đường lối mới mẻ hơn bao giờ hết để vươn tới dân chúng và mở rộng cửa hơn nhà của Người hầu cả nhà được đông đầy.

 

Người không thất bại vì Người không thôi xin dân chúng hãy tới ngồi vào bàn của Người, để ăn lương thực của người nghèo có chất chứa tặng ân quí giá là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa không thất bại, ngay cả ở vào hôm nay đây. Cho dù chúng ta có gặp phải nhiều cái ‘không’ chăng nữa, chúng ta vẫn có thể nắm chắc điều ấy.

 

Từ tất cả giòng lịch sử này của Thiên Chúa, từ Adong trở đi, chúng ta có thể kết luật rằng: Thiên Chúa không bao giờ thua hết.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, chuyển dịch

 

  TOP

 

 

 

CẬY NHỜ THÁNH MẪU

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

 “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”: Ad Jesum per Mariam’ nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu

 

Thư Gửi Chư Gia Đình Hội Dòng Montfort Nhân Dịp Kỷ Niệm 160 Năm (1843-2003) Xuất Bản Tác Phẩm “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”

 

(loạt bài mở màn cho Tháng Hoa Mẹ 5/2008)

 

 

2.         Thánh Louis Marie đã đề ra một việc ưu ái chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể một cách hiệu nghiệm ngoại thường. Việc tôn sùng Thánh Mẫu chân thực là việc tôn sùng lấy Chúa Kitô là tâm điểm. Thật thế, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở, ‘khi thiết tha suy niệm về Người (Mẹ Maria) và chiêm ngắm Người theo chiều hướng Lời nhập thể là Giáo Hội cung kính tiến vào sâu hơn mầu nhiệm Nhập Thể trọng đại’ (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 65).

 

Lòng mến yêu Thiên Chúa bằng việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu Kitô là mục đích của hết mọi việc tôn sùng, vì Chúa Kitô, như Thánh Louis Marie viết: ‘là Vị Sư Phụ duy nhất của chúng ta, Đấng dạy dỗ chúng ta; là Vị Chúa duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải lệ thuộc; là Thủ Lãnh duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải liên kết; là Mô Phạm duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải nên giống; là Y Sĩ duy nhất của chúng ta, Đấng có thể chữa lành chúng ta; là Mục Tử duy nhất của chúng ta, Đấng có thể dưỡng nuôi chúng ta; và là Tất Cả duy nhất của chúng ta trong mọi sự, Đấng có thể làm chúng ta mãn nguyện’ (Treatise on True Devotion, n. 61). (Biệt chú của người dịch: đoạn trích dẫn này cũng đã được Đức Thánh Cha dùng để kết thúc bài giáo lý về việc ‘Chúa Giêsu hiến mình làm giá chuộc cho nhiều người’, trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 4/2/1998).

 

3.         Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria là một phương tiện đặc biệt ‘để tìm gặp Chúa Giêsu Kitô một cách trọn vẹn, để yêu mến Người một cách thiết tha, để phục vụ Người một cách trung thành’ (Treatise on True Devotion, n. 62). Thánh Louis liền nới rộng ước muốn ‘yêu mến cách thiết tha’ chính yếu này thành một lời nguyện cầu tha thiết cùng Chúa Giêsu, van xin Người ban cho ân huệ được tham dự vào mối hiệp thông yêu thương khôn tả giữa Người và Mẹ của Người. 

 

Tính cách hoàn toàn tương đối của Mẹ Maria đối với Chúa Kitô, và qua Người, với Thiên Chúa Ba Ngôi, là những gì được cảm nghiệm đầu tiên qua nhận định: ‘Bạn không bao giờ nghĩ về Mẹ Maria mà Mẹ Maria lại không chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho bạn. Bạn không bao giờ ca ngợi hay tôn vinh Mẹ Maria mà Mẹ Maria không ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa với bạn. Mẹ Maria hoàn toàn tương đối với Thiên Chúa; thật vậy, tôi có thể thực sự gọi Mẹ là mối liên hệ với Thiên Chúa. Mẹ chỉ hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa. Mẹ là âm vang của Thiên Chúa, Mẹ không nói gì, lập lại gì, ngoài Thiên Chúa. Nếu bạn nói ‘Maria’ thì Mẹ nói ‘Thiên Chúa’. Thánh Isave ca ngợi Mẹ Maria và khen Mẹ diễm phúc vì Mẹ đã tin. Mẹ Maria, tiếng âm vang trung thực của Thiên Chúa, liền cất tiếng: ‘Magnificat anima mea Dominum’, ‘Linh hồn tôi chúc tụng Chúa’ (Lk 1:46). Mẹ Maria đã làm những gì hồi ấy thì giờ đây Mẹ vẫn làm hằng ngày. Khi chúc ta ca ngợi Mẹ, mến yêu Mẹ, tôn vinh Mẹ hay dâng bất cứ sự gì cho Mẹ, thì chính Thiên Chúa là Đấng được ngợi khen, chính Thiên Chúa được yêu mến, chính Thiên Chúa được tôn vinh, và chính Thiên Chúa là Đấng chúng ta hiến dâng nhờ Mẹ Maria và trong Mẹ Maria’ (cf. Treatise on True Devotion, n. 225).

 

Cũng thế, trong việc nguyện cầu cùng Mẹ Chúa Kitô, Thánh Louis Montfort đã cho thấy chiều kích Ba Ngôi Thiên Chúa nơi mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa như sau: ‘Kính mừng Maria, Nữ Tử yêu dấu của Chúa Cha Hằng Hữu! Kính mừng Maria, Người Mẹ đáng ca ngợi của Chúa Con! Kính mừng Maria, Bạn Tình trung thành của Thánh Thần!’ (The Secret of Mary, p. 71). Mặc dù lời chào truyền thống này trước đây đã được Thánh Phanxicô Assisi sử dụng (cf. Fonti Francescane, 281) chất chứa những mức độ khác nhau về tính cách tương tự, vẫn không sợ sai lầm khi cho rằng nó thực sự diễn tả việc Đức Mẹ đặc biệt tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

 

4.         Thánh Louis Montfort chiêm ngưỡng tất cả mọi mầu nhiệm, bắt đầu từ mầu nhiệm Nhập Thể được diễn ra vào giây phút Truyền Tin. Bởi thế, trong cuốn Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ, Mẹ Maria xuất hiện như là ‘một địa đường trần thế thực sự của Tân Adong’, và như là ‘trái đất trinh nguyên và vô nhiễm’ Người được hình thành (số 261). Mẹ cũng là Tân Evà, liên kết với Tân Adong trong việc tuân phục dể đền bù việc bất tuân phục ban đầu của người nam và người nữ (cf. ibid., n. 53; St Irenaeus, Adversus Haereses, III, 21, 10-22, 4). Bằng việc tuân phục này, Con Thiên Chúa đã vào trần gian. Chính Thập Giá đã nhiệm mầu hiện diện ở giây phút Nhập Thể, ở chính giây phút Chúa Giêsu được thụ thai trong cung lòng Mẹ Maria. Thật thế, câu ecce venio - này Con xin đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái (x 10:5-9) là tác động nguyên khởi của việc Con tuân phục Cha, việc Người chấp nhận hy hiến cứu chuộc đã có ngay từ lúc ‘Chúa Kitô vào trần gian’.

 

Thánh Louis Marie Grignion de Montfort viết ‘Tất cả sự trọn lành của chúng ta đều ở tại việc nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô; và vì thế, việc tôn sùng trọn hảo nhất trong tất cả mọi việc tôn sùng chắc chắn phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta được nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô nhất. Bởi vậy, nếu Mẹ Maria giống Chúa Giêsu Kitô nhất trong tất cả mọi tạo vật thì, trong tất cả mọi việc tôn sùng, việc tôn sùng làm cho linh hồn chúng ta tận hiến và nên giống Chúa chúng ta nhất đó là việc tôn sùng Mẹ thánh của Người, và một linh hồn càng tận hiến cho Mẹ Maria họ càng tận hiến cho Chúa Giêsu’ (Treatise on True Devotion, n. 120). Nói với Chúa Giêsu, Thánh Louis Marie bày tỏ cái kỳ diệu của mối hiệp nhất giữa Người Con và Người Mẹ như sau: ‘Nhờ ân sủng Mẹ được biến đổi thành Chúa đến nỗi Mẹ không còn sống nữa, như thể Mẹ không còn là Mẹ nữa. Chính một mình Chúa, ôi Chúa Giêsu, là Đấng sống trong Mẹ và ngự trị trong Mẹ… A! Giá chúng con biết được vinh hiển và tình yêu Chúa nhận được từ tạo vật đáng ca ngợi này… Mẹ rất hiệp nhất thân mật với Chúa… Mẹ yêu mến Chúa một cách tha thiết hơn và tôn vinh Chúa trọn hảo hơn tất cả mọi tạo vật khác hợp lại’ (ibid, đoạn 63).

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, chuyển dịch từ  

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/2004/documents/hf_jp-ii_let_20040113_famiglie-monfortane_en.html

 

 

TOP

 

 

 

MẾN YÊU THÁNH THỂ

 


 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Thánh Thể Và Vấn Ðề Hiệp Thông Xã Hội

 

Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể

 

  Tiếp THỨ TƯ 19/3/2008

 

42.       Việc bảo toàn và phát động mối hiệp thông giáo hội là công việc của mỗi phần tử tín hữu, thành phần tìm thấy nơi Thánh Thể, bí tích hiệp nhất của Giáo Hội, một lãnh vực cần phải được đặc biệt quan tâm. Ðặc biệt hơn nữa, công việc này là trách nhiệm riêng của các vị Mục Tử trong Giáo Hội, tùy theo cấp trật và vai trò trong giáo hội của mỗi vị. Ðó là lý do Giáo Hội đã phác họa ra những qui tắc nhắm đến việc vừa bảo trì cách thức thường xuyên và hiệu năng cho tín hữu có thể tiến đến bàn tiệc Thánh Thể, vừa xác định các điều kiện khách quan liên quan đến vấn đề không được cho rước lễ. Việc ân cần chú trọng này, được thể hiện nơi vấn đề cổ võ trung thành tuân giữ những qui tắc ấy, đã trở thành một phương tiện cụ thể chứng tỏ cho thấy lòng mến yêu Thánh Thể cũng như mến yêu Giáo Hội vậy.

43.       Trong việc quan tâm đến Thánh Thể như là một bí tích của mối hiệp thông Giáo Hội, còn một chủ đề nữa, một chủ đề mà, theo tầm quan trọng của nó, không được coi thường: Tôi muốn đề cập tới mối liên hệ giữa Thánh Thể với hoạt động đại kết. Tất cả chúng ta phải dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi về nhiều phần tử tín hữu trên khắp thế giới, thành phần trong những thập niên gần đây đã cảm thấy hết sức mong ước thấy được sự hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu. Công Ðồng Chung Vaticanô II, ở phần mở đầu cho Sắc Lệnh về Ðại Kết, đã thấy điều này như là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa (89). Ðó là một ân sủng có một hiệu năng tác động chúng ta, những người con cái nam nữ của Giáo Hội Công Giáo cùng với thành phần anh chị em của chúng ta thuộc các Giáo Hội và Cộng Ðồng Giáo Hội khác, bắt đầu tiến bước trên con đường đại kết.

Việc chúng ta mong mỏi đạt đến mục đích hiệp nhất này đã thôi thúc chúng ta hướng về Thánh Thể là bí tích tuyệt đỉnh của mối hiệp nhất Dân Chúa, vì bí tích này là một diễn đạt xứng hợp và là mạch nguồn khôn sánh của mối hiệp nhất này (90). Trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, Giáo Hội nguyện cầu để Thiên Chúa là Cha giầu lòng thương xót ban cho con cái của Ngài đầy tràn Thánh Linh, nhờ đó họ có thể trở nên một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô (91). Khi hiến dâng lời nguyện cầu này lên Vị Cha của nguồn mạch ánh sáng, mạch nguồn của hết mọi phúc lộc tốt lành cũng như của hết mọi tặng ân đặc biệt (x Jas 1:17), Giáo Hội tin rằng Giáo Hội sẽ được lắng nghe, vì Giáo Hội nguyện cầu trong niềm hiệp nhất với Chúa Kitô là Thủ Lãnh và là Hôn Phu của mình, Ðấng tiếp nhận lời kêu cầu từ Hôn Thê của mình ấy mà liên kết với lời nguyện cầu hiến tế cứu chuộc của Người.

44.       Chính vì mối hiệp nhất ấy của Giáo Hội, một mối hiệp nhất được Thánh Thể thể hiện bằng hiến tế của Chúa cũng như bằng việc rước lấy mình máu Người, mà nhất định cần phải hoàn toàn hiệp thông nơi những liên hệ về việc tuyên xưng đức tin, về các bí tích cũng như về việc quản trị giáo hội, chứ không thể cùng nhau cử hành cùng một phụng vụ Thánh Thể cho đến khi các liên hệ ấy được hoàn toàn tái thiết lập. Bất cứ việc đồng cử hành nào như thế đều không phải là phương tiện tác hiệu, mà còn trở thành một ngãng trở, cho việc đạt đến mối hiệp thông trọn vẹn, vì hành động ấy làm suy yếu đi cảm quan về khoảng cách chúng ta đang ở trước mục tiêu này, cũng như vì hành động ấy gây ra hay tăng thêm những mập mờ liên quan đến một trong những sự thật của đức tin. Con đường tiến đến mối hiệp nhất trọn vẹn chỉ có thể được thực hiện trong chân lý mà thôi. Về phương diện này, những vấn đề cấm đoán theo luật lệ Giáo Hội không hề có gì là mập mờ cả (92), mà hoàn toàn hợp với qui tắc về luân lý đã được Công Ðồng Chung Vaticanô II phác họa (93).

Tuy nhiên, Tôi cũng muốn tái xác định những gì Tôi đã nói trong Thông Ðiệp Ut Unum Sint sau khi nhìn nhận tính cách bất khả trong việc thông phần vào Thánh Thể, đó là: “Tuy nhiên, chúng ta thật sự có một long ước muốn thiết tha, một ước muốn liên kết trong việc cử hành một Thánh Thể duy nhất của Chúa, và chính ước muốn này đã là lời nguyện cầu chúc tụng chung, một lời khẩn nguyện duy nhất rồi vậy. Cùng nhau chúng ta thân thưa cùng Chúa Cha và chúng ta gia tăng làm việc này ‘với một tâm hồn duy nhất!’” (94).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_17042003_ecclesia-de-eucharistia_en.html

 

TOP

 

 

YÊU THƯƠNG THA NHÂN

 

 

 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

HÔN NHÂN BẤT KHẢ PHÂN LY


Với Pháp Đình Tòa Thánh dịp mở màn cho một Tân Pháp Niên, 28/1/2002


“Tính cách bất khả phân ly là một sự thiện cho vợ chồng, con cái,
cho Giáo Hội cũng như cho toàn thể nhân loại”.
“Sự thiện của tính cách bất khả phân ly là sự thiện của chính cuộc sống hôn nhân”.

 

1.- Tôi chân thành cám ơn Đức Ông Giám Pháp Funghini, trong khi bày tỏ những cảm mến và mối quan tâm của qúi vị, đã giải thích công việc vất vả hằng ngày của qúi vị đối với những phê phán cũng như với việc thống kê chú trọng tới những vấn đề trầm trọng và phức tạp cần đến quyết định của quí vị. Cuộc khai mạc long trọng cho một tân pháp niên này khiến Tôi có cơ hội được gặp gỡ thân tình với tất cả những ai đang thi hành sứ vụ về công lý nơi Pháp Đình Rôma – Quí Vị Thẩm Phán, Công Tố, Bảo Hệ, Viên Chức và Biện Hộ – để nói lên cho quí vị thấy lòng tri ân của Tôi, niềm cảm mến và phấn khởi của Tôi. Việc điều hành công lý trong cộng đồng Kitô hữu là một công cuộc phục vụ quí giá, vì nó tạo nên một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước cho một đức ái chân chính.

Hoạt động pháp đình là một hình thức của công cuộc mục vụ

Hoạt động pháp đình của quí vị, như vị Giám Pháp đã nhấn mạnh, trước hết nhắm đến những trường hợp giải hôn. Về vấn đề này, cùng với các tòa án thuộc giáo hội khác, cũng như với vai trò đặc biệt của mình trong số những tòa án này, một vấn đề Tôi đã nhấn mạnh trong văn kiện Pastor Bonus (x khoản 126), quí vị đã thể hiện cho thấy việc Giáo Hội tỏ ra quan tâm về cơ cấu chuyên biệt trong việc phán quyết theo sự thật và công lý cái vấn đề tế nhị của việc hôn nhân thành hiệu hay không. Sứ vụ của các tòa án trong Giáo Hội, một đóng góp không thể thiếu, thuộc về toàn cục bộ của việc phục vụ đời sống hôn nhân và gia đình. Chính khía cạnh mục vụ cần đến một sự cố gắng liên lỉ để khai triển toàn vẹn hơn sự thật về hôn nhân và gia đình, thậm chí như là một điều kiện thiết yếu để điều hành công lý trong lãnh vực này.

Tính cách bất khả phân ly vốn là một sự thiện hợp với dự án của Đấng Hóa Công dành cho vợ chồng

2.- Những tính chất chính yếu của hôn nhân – tính chất hiệp nhất và bất khả phân ly (x Giáo Luật khoản 1056; Giáo Luật Giáo Hội Đông Phương khoản 776 3) – hiến cho chúng ta cơ hội để suy tư sâu xa về hôn nhân. Để tiếp theo những gì Tôi đã bàn đến trong bài diễn từ của Tôi năm ngoái về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân, hôm nay, Tôi muốn cứu xét đến tính chất bất khả phân ly như là một sự thiện đối với vợ chồng, con cái, đối với Giáo Hội cũng như toàn thể nhân loại.

Việc trình bày một cách tích cực về mối hiệp nhất bất khả phân ly để tái nhận thức được sự thiện hảo và tốt đẹp của tính cách này là một điều quan trọng. Trước hết, cần phải thắng được quan niệm coi tính cách bất khả phân ly của hôn nhân như những gì giới hạn quyền tự do của đôi phối ngẫu và là những gì nặng nề có những lúc không thể nào gánh vác nổi… Đối với vấn đề này, cũng cần phải nói thêm về quan niệm cho rằng vấn đề hôn nhân bất khả phân ly chỉ dành cho thành phần những tín đồ mà thôi, bởi thế, họ không thể nào ‘áp đặt’ nó trên toàn khối xã hội dân sự được.

3.- Để trả lời một cách chắc chắn và đầy đủ cho vấn đề này, người ta phải bắt đầu bằng lời của Thiên Chúa. Cụ thể là Tôi đang nghĩ đến đoạn Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu về vấn đề ly dị với một số người Pharisiêu rồi với môn đệ của Người (x Mt 19:3-12). Chúa Giêsu đã đi vào tận gốc rễ của vấn đề, vượt cả giới hạn tranh luận trong thời của Người về những yếu tố có thể dùng để biện minh cho hành động ly dị, khi Người cho biết là: “Vì lòng chai cứng của quí vị mà Moisen mới cho phép quí vị ly dị vợ mình, chứ từ ban đầu không hề có như vậy” (Mt 19:8).

Theo giáo huấn của Chúa Giêsu thì chính Thiên Chúa mới là Đấng liên kết con người nam nữ lại với nhau trong cuộc liên hệ hôn nhân. Cuộc hiệp nhất này được thực hiện chắc chắn cần phải được cả đôi bên tự do đồng ý lấy nhau, thế nhưng việc đồng ý lấy nhau này lại liên quan đến một dự án thần linh. Nói cách khác, chính chiều kích tự nhiên của cuộc hiệp nhất này, hay nói một cách cụ thể hơn, chính bản tính của con người được chính Thiên Chúa dựng nên, đã cho thấy chiếc chìa khóa cần thiết không thể thiếu trong việc giải thích những tính chất thiết yếu của hôn nhân. Việc làm kiên vững hơn những tính chất nơi hôn nhân Kitô giáo theo bí tích ấy (x Giáo Luật khoản 1056) được đặt nền tảng trên lề luật tự nhiên, một lề luật mà, nếu bị loại trừ, sẽ không thể nào hiểu được chính công cuộc cứu độ cũng như việc thăng hóa thực tại phối ngẫu được Chúa Giêsu hiệu lực hóa một lần vĩnh viễn.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

TRONG THỜI ÐIỂM MARIA

MẸ MARIA XUẤT HIỆN NHƯ BÌNH MINH 

BÁO HIỆU MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH RẠNG NGỜI TỎ HIỆN...

 

“Là đường nhờ đó Chúa Giêsu đã đến với chúng ta lần thứ nhất

thì Mẹ cũng sẽ là đường nhờ đó Người đến với chúng ta lần thứ hai,

cho dù không cùng một kiểu cách -

  Being the way by which Jesus came to us the first time,

    she will also be the way by which He will come the second time,  

 though not in the same manner

      (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.4)

 

"Ma quỉ đang thực hiện một cuộc quyết chiến với Trinh Nữ Maria.

Hắn thấy rằng thời gian của mình không còn dài,

nên hắn tận dụng mọi nỗ lực để chiếm đoạt nhiều linh hồn bao nhiêu có thể...

the devil is carrying on a decisive battle with the Virgin Mary,

He sees that his time is getting short,

and he is making every effort to gain as many souls as possible..."

(Nữ Tu Lucia với linh mục Fuentes  ngày 26/12/1957, trích Joaquin Maria Alonso, C.M.F,

The Secret of Fatima - Fact and Legend, The Ravengate Press, Cambridge 1990, page 109)

 

"Mẹ Maria cần phải trở thành một đạo binh dàn trận kinh hoàng đối với ma quỉ và thành phần theo hắn, nhất là vào những thời buổi sau này. Đối với Satan, vì biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian – hiện nay còn ít hơn bao giờ hết – để hủy hoại các linh hồn, đã gia tăng các nỗ lực của hắn và những cuộc công kích của hắn hằng ngày. Hắn sẽ không ngần ngại khuấy động lên những cuộc bách hại tàn ác và đặt các thứ cạm bẫy xảo quyệt đối với thành phần tôi tớ trung thành và con cái của Mẹ Maria, thành phần hắn thấy khó chế ngự hơn những kẻ khác".

"Mary must become as terrible as an army in
battle array to the devil and his followers, especially in
these latter times. For Satan, knowing that he has little time
- even less now than ever - to destroy souls, intensifies his
efforts and his onslaughts every day.
He will not hesitate to
stir up savage persecutions and set treacherous snares for
Mary's faithful servants and children whom he finds more
difficult to overcome than others".

     (Thánh Marie Grignion de Montfort: Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 50.7)

 

Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc

thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của

nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành

của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy

‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi hình thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó

cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ

với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng

hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con

người tôn vinh mình hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến

trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”. (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 675)

"Before Christ's second coming the Church must pass through a final trial that will shake the faith of many believers. The persecution that accompanies her pilgrimage on earth will unveil the 'mystery of iniquity' in the form of a religious deception offering men an apparent solution to their problems at the price of apostasy from the truth. The supreme religious deception is that of the Antichrist, a pseudo-messianism by which man glorifies himself in place of God and of his Messiah coming in the flesh"

 

"Ngày 25/3/1936. Ban sáng, trong lúc suy niệm, tôi được bao bọc bởi việc hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa, khi tôi thấy sự cao cả khôn lường của Thiên Chúa, đồng thời cả việc Ngài hạ mình xuống với các loài tạo vật của Ngài. Bấy giờ tôi thấy Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã đã nói với tôi rằng: ‘Ôi, linh hồn trung thành đáp ứng tác động ân sủng của Ngài thì làm hài lòng Ngài biết bao. Mẹ đã ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại; còn phần con, con phải nói cho thế giới về tình thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa mà là một Thẩm Phán công minh. Ôi, khủng khiếp thay cái ngày ấy! Quyết liệt thay ngày công minh ấy, ngày giận dữ thần linh ấy. Các Thần Trời rùng mình trước ngày này. Hãy nói cho các linh hồn biết về tình thương cao cả này trong khi còn thời gian ban phát tình thương. Nếu giờ đây con câm nín thì con sẽ phải trả lẽ về rất nhiều linh hồn vào ngày kinh khiếp ấy. Đừng sợ chi. Hãy trung thành cho đến cùng. Mẹ thương mến con’”

March 25, 1936. In the morning, during meditation, God's presence enveloped me in a special way, as I saw the immeasurable greatness of God and, at the same time, His condescension to His creatures. Then I saw the Mother of God, who said to me, Oh, how pleasing to God is the soul that follows faithfully the inspirations of His grace! I gave the Savior to the world; as for you, you have to speak to the world about His great mercy and prepare the world for the Second Coming of Him who will come, not as a merciful Savior, but as a just Judge. Oh, how terrible is that day! Determined is the day of justice, the day of divine wrath. The Angels tremble before it. Speak to souls about this great mercy while it is still the time for [granting] mercy. If you keep silent now, you will be answering for a great number of souls on that terrible day. Fear nothing. Be faithful to the end. I sympathize with you.     

(Mẹ Maria với Chị Thánh Faustina: Nhật Ký, đoạn 635)

 

"Hãy nói cho thế giới biết về tình thương của Cha;

tất cả loài người hãy nhân biết tình thương khôn dò của Cha.

Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận;

sau đó sẽ là ngày của công lý.

Speak to the world about My mercy;

let all mankind recognize My unfathomable mercy.

It is a sign for the end times;

after it will come the day of justice.

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 848)

 

"Con hãy viết xuống như sau: trước khi Cha đến như một quan phán công chính, trước hết Cha mở rộng cửa tình thương của Cha. Ai không chiu qua cửa tình thương của Cha thì phải qua cửa công lý của Cha...

Write: before I come as a just Judge, I first open wide the door of My mercy. He who refuses to pass through the door of My mercy must pass through the door of My justice..."  

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1146)

 

“Hôm nay Cha sai con đem tình thương của Cha đến với các dân tộc trên khắp thế giới. Cha không muốn trừng phạt một nhân loại đang bị nhức nhối, mà là muốn chữa lành cho nó, ghì lấy nó vào Trái Tim Nhân Hậu của Cha. Cha sử dụng việc trừng phạt khi nào họ buộc Cha phải làm như thế mà thôi; bàn tay của Cha lưỡng lự chần chờ nắm lấy thanh gươm công lý. Trước Ngày Công Lý Cha đang ban cho họ Ngày Tình Thương -

Today I am sending you with My mercy to the people of the whole world. I do not want to punish aching mankind, but I desire to heal it, pressing it to My Merciful Heart. I use punishment when they themselves force Me to do so; My hand is reluctant to take hold of the sword of justice. Before the Day of Justice I am sending the Day of Mercy.

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1588)

 

"Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng

(ĐTC GPII cho 'tia sáng' này là lòng thương xót Chúa;

nhưng chúng ta cũng có thể cho là chính bản thân ngài,

vị giáo hoàng đột xuất từ Balan với khẩu hiệu thánh mẫu 'totus tuus',

vị giáo hoàng của thông điệp 'Redemptor Hominis',

là dạo khúc hướng Giáo Hội và thế giới về 'Đấng là trung tâm vũ trụ và lịch sử',

qua việc dọn mừng Đại Năm Thánh 2000,

vị giáo hoàng đã đóng vai trò chủ chốt trong việc lấy đầu cộng sản là khối Đông Âu và Nga Sô,

một chủ nghĩa và là một chế độ vốn được gọi là tiền hô của qủi vương)

để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha -

From her will come forth the spark

that will prepare the world for My final coming”

(Chúa Giêsu với chị Thánh Maria Faustina: Nhật Ký, 1732)

 

 Tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày lịch sử cuối cùng,

và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến

để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa đã được Người loan báo -

We are all living in the Advent of the last days of history,

and all trying to prepare for the coming of Christ,

to build the kingdom of God which he proclaimed”

(ĐTCGPII tại Lebanon ngày 11/5/1997:L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 14/5/1997, trang 2).

 

 

 

Thời Điểm Maria ra mắt ngày 8/12/2001. Từ ngày tân trang 21/9/2003, cho tới 27/3/2006 được 30.224 lần viếng thăm. Bị trục trặc kỹ thuật gây ra bởi server từ ngày Chúa Nhật 14/5/2006. Tạm nghỉ cho tới khi chuyển sang server mới ngày Thứ Bảy 10/6/2006.
 Từ đó TĐM tiếp tục được thêm Hit Counter lần viếng thăm. Đa tạ.

Webmaster@ThoiDiemMaria.Net