Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Chuyến Tông Du Ba Tây 9-14/5/2007

 

ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 23/5/2007 về Chuyến  Tông Du Ba Tây

Tại sao "là Thừa Sai" cho một nơi chiếm nửa Công Giáo thế giới?

Tòa Thánh Nhận Định Tổng Kết Về Chuyến Tông Du Ba Tây của ĐTC Biển Đức XVI;

ĐTC Biển Đức XVI Bài Khai Mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh;

Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh 13/5/2007;

Bài Giảng cho Thánh Lễ Khai Mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh;

ĐTC Biển Đức XVI Huấn Dụ Trong Buổi Lần Hạt Mân Côi;

ĐTC Biển Đức XVI huấn dụ Trung Tâm Cải Huấn giới trẻ và nghiện hút Fazenda da Esperanca;

Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây;

Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI Phong Thánh Antơnio de Sant'Ana Galvão

Huấn Từ ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007

Bài Khai Từ ở Phi Trường Quốc Tế Guarulhos thủ đô São Paulo

ĐTC Biển Đức XVI bị 18 dân biểu quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ tấn công lời nhận định của ngài trong chuyến tông du Ba Tây

ĐTC Biển Đức XVI với Thành Phần Ký Giả trên chuyến bay tông du Ba Tây ngày 9/5/2007

Lực Lượng Truyền  Thông cho Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Ba Tây Nam Mỹ Châu

Nội Dung Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh ở Ba Tây và Mục Tiêu Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Chương Trình từ Tòa Thánh

Chương Trình từ Hội Đồng Giám Mục Ba Tây

Tình Trạng Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh

Thông Báo của Tòa Thánh về các tác phẩm của linh mục Jon Sobrino

 

 

 

 

ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

 

Vấn:    ĐHY đã tỏ ra không hài lòng về đường lối được một số phần  tử truyền thông phản ứng đối với chuyến tông du Ba Tây. Nhất là về chuyện ít gặt hái được thành quả về chuyến tông du này.

 

Đáp:   Họ cũng nói với tôi rằng khi Đức Gioan Phaolô II đến Ba Tây năm 1991. Cũng không thiếu người đếm số tín hữu ít hơn là con số nghênh đón ngài vào năm 1980 khi có một vị Giáo Hoàng lần đầu tiên tới thăm một quốc gia tuyệt vời này. Bởi thế cũng chẳng có gì là lạ dưới gầm trời này cả.


Vấn:    Chuyến tông du được bắt đầu bằng cuộc họp báo đã gây ra một số cuộc bút chiến, nhất là sau khi xuất hiện một bản sao chép không phản ảnh chính xác từng lời được vị Giáo Hoàng phát biểu.

 

Đáp:   Không có gì là khiếm nhã nơi sự kiện cuộc họp báo của Đức Giáo Hoàng được sao chép hơi khác với nguyên văn. Thậm chí những bản văn của những cuộc triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần đôi khi cũng được phổ biến sau khi có được một duyệt bản chính xác.

 

Cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng vậy, nơi ấn bản cuối cùng, “edition typical” năm 1997, có nhiều điểm khác với ấn bản đầu tiên năm 1992. Những ai đọc bản văn kiện mới đây về lâm bô của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có thể thấy rằng “edition typical” của một bức thông điệp – chẳng hạn bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II – trình bày một công thức khác và chính xác ở một số điểm hơn là ấn bản được phổ biến vào lúc ban đầu.


Vấn:    ĐHY nói gì về việc phạt vạ tuyệt thông các lập pháp gia chấp thuận vấn đề phá thai?

 

Đáp:   Tôi thấy rõ ràng một điều là Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại đó là trách nhiệm của mỗi vị giám mục trong việc quyết định nên hay chăng và khi nào thực hiện vấn đề phạt vạ tuyệt thông, tức là một hình phạt được ấn định trong bộ Giáo Luật, và trong trường hợp này nó là một vấn đề “ferendae sententiae” (tuyệt thông không tiền kết).


Vấn:    Còn vấn đề liên quan tới việc phong chân phước cho ĐTGM Oscar Romero thì sao? Tại sao bản văn được phổ biến không đề cập gì tới sự kiện là ĐGH đã nói rằng ngài không hồ nghi gì việc ĐTGM Romero đáng phong chân phước?

 

Đáp:   Hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng muốn tỏ ra rất tôn trọng công việc của Thánh Bộ Án Phong Thánh, mà vị tổng trưởng của thánh bộ này cũng hiện diện trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng.


Vấn:    Theo kinh nghiệm này thì ĐHY có nghĩ rằng có thể sẽ có những cuộc họp báo khác với Đức Giáo Hoàng hay chăng?

 

Đáp:   Cái đó tùy ở quyết định của Đức Giáo Hoàng. Thế nhưng, hết mọi người đều biết rằng Đức Hồng Y Ratzinger không bao giờ sợ báo chí và ngài luôn tỏ ra tử tế trả lời cho các phóng viên đã chặn ngài lại ở ngoài đường phố.


Vấn:    Đức Giáo Hoàng cũng gặp gỡ Tổng Thống Lula. Nói chung thì mối liên hệ giữa Giáo Hội và Ba Tây ra sao?

 

Đáp:   Mối liên hệ giữa Giáo Hội và đại quốc Ba Tây phần lớn tốt đẹp. Hiện nay có một thứ hiệp ước tổng quan và căn bản đang được thực hiện trong việc vạch ra đường hướng cho Giáo Hội và quốc gia, Giáo Hội và cộng đồng chính trị, được Công Đồng định nghĩa như là “một thứ hợp tác lành mạnh” cho thiện ích của từng người – cũng như trong việc giải quyết những vấn đề vẫn còn tồn tại.


Vấn:    ĐHY nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng ĐHY hy vọng là những hiệp ước ấy sẽ được ký kết trong năm nay. Thế nhưng có một số lời phát biểu được cho là của vị lãnh sự Ba Tây đang làm việc với Tòa Thánh lại được hiểu là không mấy lạc quan…

 

Đáp:   Tôi đã nói chuyện với đức khâm sứ ở Ba Tây là ĐTGM Lorenzo Baldisseri và tôi cảm thấy lạc quan. Chúng ta hãy hy vọng rằng đó là một niềm lạc quan vững chắc.


Vấn:    ĐGH cũng đã tiếp vị TGM lão thành về hữu ở São Paulo, ĐHY Paulo Evaristo Arns. Thần học gia Jon Sobrino, trong việc chỉ trích bản thông báo về mình của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đã viết rằng những bản văn của ông đã được ĐHY Arns phán đoán một cách tích cực. Vấn đề này cũng có được nói đến trong buổi triều kiến này hay chăng?

 

Đáp:   Đó là một cuộc triều kiến cần thiết, mặc dù ngắn ngủi. Tôi không biết gì về việc đề cập tới trường hợp của Sobrino.

 

Vấn:    Bài diễn từ của Đức Giáo Hoàng ngỏ cùng các vị giám mục Ba Tây và một vài điểm trong bài giảng phong thánh cho Frei Antơnio de Sant'Ana Galvão đã được báo chí chú ý đến nhiều, thành phần cho rằng những điều ấy rất ư là nghiệt ngã.

 

Đáp:   Đức Giáo Hoàng không muốn áp đặt những gán h nặng vô bổ trên bất cứ một ai, cả trên các vị giám mục lẫn tín hữu. Tuy nhiên, ngài không thể quên được những lời đòi hỏi của Chúa Giêsu trong Phúc Âm.

 

Dường như không thể nào thoát được vấn đề báo chí nhấn  mạnh tới những khía cạnh này nơi các lời nói về chính trị mà lại bỏ qua những lời nói khác tích cực hơn.


Vấn:    Trong những bài nói của mình, Đức Giáo Hoàng đã rõ ràng thiên về việc bênh vực sự sống và gia đình. Đồng thời ngài đã nhắc lại rằng “việc ưu tiên hơn đối với người nghèo là những gì hàm chứa nơi niềm tin có tính cách Kitô học nơi Vị Thiên Chúa đã trở thành nghèo hèn vì chúng ta để làm cho chúng ta nên  giầu có bằng sự nghèo hèn của mình”…

 

Đáp:   Điều này đã được vỗ tay hoan nghênh trong số 19 lần nơi bài diễn từ khai mạc cho hội nghị của các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh.

 

Có thời, trong các lớp giáo lý, có bốn thứ tội được dạy cho biết rằng khiến cho Thiên Chúa rat ay báo oán, đó là sát nhân; tội ô uế phạm đến bản tính tự nhiên ; đàn áp người nghèo; bớt xén tiền công của nhân viên. Như chún g ta biết, chúng là những thứ tội mà bất hạnh thay ngày nay vẫn còn xẩy ra rất nhiều.

 

Thật vậy, ngày nay, ở Mỹ Châu La Tinh – song không phải chỉ có ở đó – có những nỗ lực hợp thức hóa vấn đề phá thai hay những hình thức kết hợp không thể được gọi là gia đình, thành phần nghèo vẫn còn bị chà đạp bởi những thể chế kinh tế không hợp với đạo lý; và thành phần nhân công vẫn còn bị khai thác, đôi khi có tính cách ác độc nữa. Giáo Hội không thể không lên tiếng chống lại những thứ tội lỗi đáng ghê tởm này. Tất cả 4 thứ tội ấy.


Vấn:    Trong bài khai mạc của mình ở Aparecida, Đức Giáo Hoàng đã mạnh mẽ nói chống lại chủ nghĩa Mat-Xít và chủ nghĩa tư bản. Đối với Giáo Hội, có một phán quyết nào tiêu cực tương đương như thế về hai thể chế này hay chăng?

 

Đáp:   Giáo Hội không nhìn tới danh xưng của các thể chế mà là tới những hậu quả chúng gây ra nơi những con người cụ thể. Và Giáo Hội đã có kinh nghiệm, và tiếp tục có kinh nghiệm, là cả thể chế Mát-Xít lẫn tư bản đều không thích đáng đối với tình trạng phúc hạnh của toàn thể dân chúng.

 

Mỹ Châu La Tinh đã cảm nghiệm thấy và tiếp tục cảm nghiệm được cả hai thể chế này. Những hậu quả xẩy ra ở đó tất cả mọi người đều thấy. Ở đâu chỉ có một thứ giống nhau về tình trạng bình đẳng xã hội thì ở đó không có tự do. Ở đâu có một số người cho rằng làm việc là chỉ để thực hiện sự bình đẳng xã hội hơn nữa thì ở đó tự do bị giới hạn. Trái lại, ở đâu có quá nhiều tự do thì tình trạng bất quân bình về xã hội sẽ tiến tới một mức độ bất khả chấp. Đức Giáo Hoàng không thể không nhấn mạnh đến những vấn đề này.


Vấn:    Vấn đề về các thánh phần thổ dân đã được bùng lên sau chuyến tông du này. Tổng Thống Venezuela là Hugo Chávez đã công khai tuyên bố rằng Đức Biển Đức XVI cần phải xin lỗi vì đã không lên tiếng kết án “cuộc tàn sát” mà thành phần Âu Châu chiếm đoạt đã gây ra cho các thổ dân ở Mỹ Châu La Tinh. Vào ngày 24/5, Đức Giáo Hoàng này cũng đã nhắc lại tình trạng tối tăm bao trùm giai đoạn lịch sử ấy….

 

Đáp:   Như đức hồng y Caracas đã khôn ngoan nói rằng có lẽ tổng thống Venezuela không không kỹ lưỡng đọc bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, chúng ta biết rằng khi các chính trị gia bị chi phối bởi tính cách hăng say hùng biện có thể lỡ có những phán đoán nào đó không hoàn toàn phản ảnh ý nghĩ của họ. Theo chỗ tôi biết thì vấn đề ở đây là về lãnh vực ngoại giao vẫn chưa có những hành động chín h thức nào sau những lời lẽ tuyên bố như thế cả.

 

Ngoài những gì Đức Giáo Hoàng đã nói vào hôm Thứ Tư, tôi muốn cho thấy rằng vào những ngày bắt đầu xẩy ra những cuộc luận chiến này thì Tòa Thánh đã lên tiếng ở tổng hành dinh Liên  Hiệp Quốc để bày tỏ việc Tòa Thánh bất mãn về tình trạng trì hoãn vô hạn định việc chấp thuận một bản tuyên ngôn được mong đợi về các thứ quyền lợi của những người thổ dân.

 

Thật vậy, Tòa Thánh ở gần và muốn gần gũi với những người thổ dân Mỹ Châu La Tinh cũng như những vần đề cụ thể của họ, thế nhưng Tòa Thánh không muốn dính dáng tới những trào lưu có tính cách ý hệ líu lo về tình đoàn kết với người bản xứ, bằng việc tuyên truyền và đôi khi còn có những lý thuyết thái quá, song khi bị thử thách thì lại chẳng thực sự giúp gì cho những gì bất khả vi phạm của  thành phần bản xứ cả.


Vấn:    Thưa Đức Hồng Y, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush vào ngày 9/6. Các vị cũng sẽ nói v ề Mỹ Châu La Tinh hay chăng?

 

Đáp:   Chắc chắn rồi, nhưng không phải chỉ có thế. Các vị cũng sẽ nói về Trung Đông và những vấn đề đạo lý cùng xã hội liên quan tới các dân tộc trên thế giới. Hiệp Chủng Quốc là một đại quốc và vị tổng thống hiện nay đặc biệt nổi bật về một vài khởi động tích cực trong việc bênh vực sự sống từ khi được thụ thai.

 

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề, đã được bày tỏ bởi vị đại tiên tri là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, chẳng hạn như vấn đề chiến tranh Iraq và tình hình thê thảm của các Kitô hữu Iraq là tình trạng luôn trở thành tệ hơn.


Vấn:    Thưa Đức Hồng Y, xin cho phép được hỏi mấy vấn đề ngoại lệ. Bức thư Đức Giáo Hoàng viết cho những người Công Giáo Trung Quốc đã sẵn sàng chưa?

 

Đáp:   Bản văn của bức thư này đã được Đức Thánh Cha cuối cùng phê chuẩn và giờ đây các bản dịch sang các thứ ngôn ngữ khác đang được thực hiện và các khía cạnh về kỹ thuật để phổ biến nó cũng đang được cứu xét.


Vấn:    Và tự sắc “motu proprio” được trông đợi cho phép việc sử dụng sách lễ được gọi là của Đức Piô V đến bây giờ đã đi đến đâu?

 

Đáp:   Tôi tin rằng chúng ta sẽ không phải đợi chờ lâu hơn nữa về việc phổ biến tự sắc này. Cá nhân Đức Giáo Hoàng cũng muốn thấy nó xẩy ra. Ngài sẽ giải thích nó trong một bức thư kèm theo, hy vọng sẽ được đón nhận một cách an lành.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/6/2007

 

 

TOP

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 23/5/2007 về Chuyến  Tông Du Ba Tây

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong buổi triều kiến chung này tôi muốn chia sẻ về chuyến tông du của tôi vừa qua ở Ba Tây từ ngày 9 đến 14 tháng 5. Sau hai năm giáo triều đầu tiên của mình, cuối cùng tôi đã đã được hân hoan đến Mỹ Châu La Tinh, một nơi tôi rất yêu mến và là nơi có đông dân số Công Giáo trên thế giới sống.

 

Đích điểm chính của cuộc tông du của tôi ấy là Ba Tây, nhưng tôi cũng ấp ủ toàn thể địa lục Mỹ Châu La Tinh, vì biến cố của Giáo Hội đã mời gọi tôi tới đó là cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean.

 

Tôi muốn lập lại lòng biết ơn sâu xa của tôi về sự tiếp đón tôi đã nhận được từ chư huynh giám mục yêu quí của tôi, đặc biệt các vị ở São Paulo và Aparecida. Tôi cám ơn tổng thống Ba Tây và các vị thẩm quyền dân sự khác về việc thân ái và quảng đại hợp tác của họ, tôi hết sức cảm mến tri ân nhân dân Ba Tây đã nồng hậu tiếp đón tôi – thật là linh đình và cảm động – và đã chú tâm lắng nghe những lời lẽ của tôi.

 

Cuộc hành trình của tôi là một tác động ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa về “những sự lạ lùng” Ngài đã thực hiện giữa chư dân Mỹ Châu La Tinh, về đức tin đã làm sinh động cuộc đời và văn hóa của họ hơn 500 năm nay. Chuyến đi này cũng là một cuộc hành hương, tột đỉnh là ở đền Đức Mẹ Aparecida, Vị Quan Thày của Ba Tây.

 

Đề tài về mối liên hệ giữa đức tin và văn hóa bao giờ cũng là tâm điểm của các vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Tôi cũng muốn tiếp tục đề tài này để củng cố Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean trong cuộc hành trình đức tin của họ đã là và đang còn là một lịch sử sống động – như chúng ta thấy nơi lòng đạo đức phổ thông, nơi nghệ thuật, nơi cuộc đối thoại diễn ra với các truyền thống trước thời Kha Luân Bố cũng như với nhiều ảnh hưởng từ Âu Châu và các ảnh hưởng từ những châu lục khác.

 

Cái nhìn lại về một quá khứ rạng ngời ấy vẫn không thể nào bỏ qua những bóng tối đã đi kèm theo với hoạt động truyền bá phúc âm hóa ở lục địa Mỹ Châu La Tinh: không thể nào quên được những khổ đau và bất công gây ra bởi thành phần thuộc địa chủ đối với các người thổ dân, những người thường bị chà đạp nhân quyền. Thế nhưng chính việc đề cập tới những tội ác bất khả biện minh này – những thứ tội ác đã bị lên án vào thời các vị thừa sai như Bartolomé de Las Casas và các thần học gia như Francisco de Vitoria ở Đại Học Salamanca – cũng không được ngăn chặn chúng ta trong việc bày tỏ lòng biết ơn đối với hoạt động tuyệt vời do ân sủng thần linh thực hiện nơi các dân tộc này ở 5 thế kỷ vừa qua.

 

Ba Tây là một đại quốc gia sâu xa với những giá trị Kitô Giáo, thế nhưng cũng đang trải qua những trục trặc khủng khiếp về xã hội và kinh tế. Để giúp vào việc giải quyết những trục trặc ấy, Giáo Hội cần phải vận dụng tất cả mọi năng lực về luân lý và thiêng liêng nơi các cộng đồng của mình, để thấy được những điểm đồng qui với những năng lực lành mạnh của quốc gia này.

 

Trong số những yếu tố tích cực cần được nêu lên đó là tính chất sáng tạo và năng động của Giáo Hội ở đó, nơi xuất phát ra nhiều phong trào mới và tổ chức sống đời tận hiến mới. Việc quảng đại dấn thân của nhiều giáo dân cũng không phải là ít đáng khen, thành phần tỏ ra rất chủ động trong các khởi động khác nhau của Giáo Hội.

 

Ba Tây cũng là một quốc gia có thể cống hiến cho thế giới một kiểu mẫu mới về vấn đề phát triển, đó là việc văn hóa Kitô Giáo có thể làm dễ dàng hóa một thứ “hòa giải” giữa con người và thiên nhiên  tạo vật, bắt đầu bằng việc tái nhận thức phẩm giá của con người trong mối liên hệ với Thiên Chúa là Cha. 

 

Một mẫu gương sống động về điều này đó là “Fazenda da Esparanca”, một hệ thống các trung tâm phục hồi cho giới trẻ muốn thoát khỏi con đường hầm tăm tối của nghiện hút. Tôi đã đến thăm một trong những trung tâm ấy, không kể đến một ấn tượng sâu xa tôi sẽ giữ mãi trong lòng, tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc các Chị Dòng Thánh Clara Nghèo hiện diện ở đó.

 

Điều này trở thành biểu hiệu trước thế giới hôm nay đây, một thế giới đang cần đến một thứ “phục hồi” về tâm lý và xã hội, thế nhưng thậm chí cần đến một thứ phục hồi sâu xa hơn nữa về thiêng liêng.

 

Cũng trở thành một biểu hiệu nữa đó là cuộc phong thành, được hân hoan cử hành, cho vị thánh bản xứ Ba Tây đầu tiên, đó là Cha Antonio de Sant’Ana Galvão. Vị linh mục Dòng Phanxicô ở thế kỷ 18 này, vị có lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ, một vị tông đồ về Thánh Thể và giải tội, đã được gọi, trong khi còn sống, là “một con người của hòa bình và bác ái”. Tuy thế, chứng từ của ngài còn là một khẳng định nữa là sự thánh thiện là một cuộc cách mạng thực sự, một cuộc cách mạng có thể phát động một cuộc canh tân đích thực của Giáo Hội và xã hội.

 

Ở vương cung thánh đường São Paulo, tôi đã gặp gỡ các vị giám mục Ba Tây, một hội đồng giám mục đông nhất thế giới. Một trong những mục đích chính cho sứ vụ của tôi đó là chuyển đến với các vị sự nâng đỡ của người Kế Thừa Thánh Phêrô, vì tôi biết được những thách đố cả thể đang gây khó khăn cho vấn  đề loan báo Phúc Âm ở xứ sở này.

 

Tôi đã khuyến khích chư huynh giám mục của tôi hãy phát động và củng cố công việc tân  truyền bá phúc âm hóa, kêu gọi các vị hãy gia tăng một cách phương pháp việc phổ biến lời Chúa, nhờ đó tính chất đạo đức sâu xa và phổ biến của dân chúng được trở nên vững chắc và trở thành một đức tin chín chắn, gắn bó với Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô một cách tư riêng cũng như cộng đồng.

 

Tôi khuyến khích các vị hãy lấy lại lối sống của cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi, được Sách Tông Vụ diễn tả, đó là dấn thân vào vấn đề giáo lý, đời sống bí tích và các hoạt động bác ái.

 

Tôi biết việc dấn thân của những người đầy tớ Phúc Âm trung thành này – Phúc Âm họ muốn trình bày một cách trung thực, khi khôn ngoan canh chừng kho tàng đức tin; và mục đích liên lỉ của họ trong việc cổ võ vấn đề phát triển xã hội chính yếu qua việc huấn luyện thành phần giáo dân, thành phần được kêu gọi để lãnh trách nhiệm nơi lãnh vực chính trị và kinh tế. Tôi cám ơn Chúa về việc cho tôi có thể củng cố vững vàng mối hiệp thông của tôi với các vị giám mục Ba Tây và tôi tiếp tục nhớ đến các vị trong lời nguyện cầu của tôi.

 

Một giây phút quan trọng khác trong cuộc hành trình này chắc chắn là cuộc gặp gỡ giới trẻ; niềm hy vọng chẳng những cho tương lai mà còn là một lực lượng quan trọng cho hiện tại nữa – đối với Giáo Hội cũng như xã hội. Cuộc canh thức ấy, được họ làm cho sinh động ở São Paulo, là một cuộc hội lễ của niềm hy vọng, được soi sáng bởi những lời của Chúa Kitô nói với “con người trẻ giầu là người đã hỏi Người rằng: “Thưa Thày, tôi cần phải làm những việc thiện nào để được hưởng sự sống đời đời” (Mt 19:16).

 

Trước hết, Chúa Giêsu nói đến các giới răn như con  đường sự sống, rồi Người mời gọi anh ta hãy bỏ hết mọi sự mà theo Người. Giáo Hội cũng làm như thế hôm nay đây: Trước hết, Giáo Hội nêu lên các giới răn là những gì thật sự giáo dục quyền tự do cho thiện  ích cá nhân cũng như xã hội; nhất là Giáo Hội nêu lên “giới răn thứ nhất” tức giới răn yêu thương, vì không có tình yêu thì ngay đến chính các giới luật cũng không thể cống hiến ý nghĩa trọn vẹn cho đời sống và đạt được hạnh phúc đích thật.

 

Chỉ có con người cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Kitô và theo đuổi con đường sống tình yêu này nơi nhân loại, mới trở thành môn đệ và thừa sai.  Tôi đã mời gọi giới trẻ hãy trở thành tông đồ giới trẻ cho bạn hữu của họ; mà vì thế đặc biệt chú trọng tới vấn đề huấn luyện nhân bản và thiêng liêng của họ; hãy tỏ ra rất quí trọng hôn nhân và đường lối dẫn đến hôn nhân, một cách thanh tịnh và trách nhiệm; hãy cởi mở trước tiếng gọi sống đời tận hiến cho vương quốc của Thiên Chúa. Tóm lại, tôi đã phấn  khích họ hãy lợi dụng “những kho tàng” phong phú tuổi trẻ của họ, hãy trở thành gương mặt trẻ trung của Giáo Hội.

 

Cao điểm của cuộc hành trình này là buổi khai mạc cho biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, ở đền  thánh Đức Mẹ Aparecida.Đề tài cho cuộc họp quan trọng này, một cuộc họp được tiến tục cho đến cuối tháng, đó là “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô là để cho Dân  của Chúng Ta được Sự Sống nơi Người – Ta Là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

 

“Những Người Môn Đệ và Thừa Sai” là những gì tương hợp với Phúc Âm nói về ơn gọi của các Tông Đồ: “Chúa Giêsu đã gọi 12 vị để ở với Người và sai họ đi rao giảng” (Mk 3:14-15).

 

Tiếng “môn đệ” nhắc nhớ tới những khía cạnh huấn luyện và theo đuổi, trong mối hiệp thông và thân hữu với Chúa Giêsu; chữ “thừa sai” diễn tả hoa trái của vai trò làm môn đệ, tức là, nói lên cho thấy chứng từ và mối tương giao của thứ cảm nghiệm từng trải, của sự thật và tình yêu được nhận biết và đồng hóa.

 

Việc trở thành môn đệ và thừa sai này bao hàm một mối liên kết chặt chẽ với Lời Chúa, với Thánh Thể và với những bí tích khác, bằng cách sống trong Giáo Hội, ngoan ngoãn nghe theo giáo huấn của Người. Việc hân hoan lập lại ước muốn trở thành môn đệ của Chúa Kitô, muốn “ở với Người”, là điều kiện chính yếu để trở thành những thừa sai của Người – là “bắt đầu lại với Chúa Kitô”, như huấn lệnh của Đức Gioan Phaolô II gửi cho Giáo Hội sau Đại Năm Thánh 2000.

 

Vị tiền nhiệm khả kính của tôi luôn luôn nhấn mạnh tới một thứ truyền bá phúc âm hóa “mới mẻ nơi nhiệt tình của nó, nơi phương pháp của nó và nơi việc thể hiện của nó”, như ngài đã nói với CELAM (hội đồng chư vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh) vào ngày 9/3/1983 ở Haiti (Insegnamenti VI/1 [1983], 698).

 

Với chuyến tông du của mình, tôi muốn kêu gọi họ hãy tiếp tục đi theo con đường này, coi thông điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu” như là một viễn ảnh duy nhất, một viễn ảnh bất khả phân ly về xã hội và thần học, được diễn tả nơi lời tiêu biểu này: “Tình yêu là những gì ban sự sống”.

 

“Việc hiện diện của Thiên Chúa, tình thân hữu với Người Con Thiên Chúa nhập thể, bao giờ cũng là những điều kiện nồng cốt cho sự hiện hữu và hiệu năng của công lý và yêu thương nơi các xã hội của chúng ta” (Inaugural speech of the 5th General Conference of the Episcopate of Latin America and the Caribbean, 4: L'Osservatore Romano, May 14-15, 2007, p. 14).

 

Tôi ký thác hoa trái của cuộc tông du không thể quên được này cho việc chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, Vị được tôn kính như Đức Mẹ  Guadalupe và là quan thày của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, cũng như cho vị tân thánh Ba Tây là Cha Antonio thành Sant’Ana Galvão.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/5/2007 

 

 TOP

 

Tòa Thánh Nhận Định Tổng Kết Về Chuyến Tông Du Ba Tây của ĐTC Biển Đức XVI

 

Vị linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã bày tỏ nhận định trên Đài Phát Thanh Vatican về sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI khai mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh hôm Chúa Nhật 13/5/2007 là một sứ điệp bao gồm tính cách thiêng liêng với các thực tế của thời đại chúng ta.

 

“Bài nói của Đức Giáo Hoàng được bắt đầu bằng việc công bố về Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, và tiếp tục nói về đời sống của Giáo Hội là nơi việc công bố ấy thi hành, vun  trồng và truyền bá”.

 

“Tuy nhiên, bài nói của Đức Giáo Hoàng không chỉ thuần tính cách thiêng liêng, chẳng liên hệ gì tới thực tại của thế giới chung quanh. Nó là một câu trả lời cho những ai muốn hỏi ngài rằng Giáo Hội làm thế nào để có thể đáp ứng với những thách đố xuất phát từ những thứ bất công và những thứ chênh lệch cả thể của châu lục này – những thử thách đã được giải quyết trong quá khứ và vẫn còn diễn ra ngày nay, đôi khi được căn cứ vào các ý hệ khác nhau – một đàng là chủ nghĩa tự do về vật chất đàng kia là chủ nghĩa Mát-Xít”.

 

“Đức Giáo Hoàng đã đáp lại bằng một bài nói quân bình và sâu xa, phân biệt công việc Giáo Hội loan báo lời Chúa với công việc hoàn toàn về chính trị, làm sáng tỏ vai trò của Giáo Hội trong việc giảng dạy những thứ giá trị, cống hiến một quan điểm tôn giáo về con người và về thực tại là quan điểm thiết yếu – nhờ đó nó sẽ không trở thành những từ ngữ suy yếu, như một cái gì đó thuần vật chất.

 

“Bởi thế người ta không được tìm những giải quyết không trọn vẹn bao nhiêu có thể, những giải quyết mang lại những hậu quả tiêu cực.

 

“Những giá trị về yêu thương và công lý chúng ta lãnh nhận được từ Phúc Âm và từ việc giảng dạy của Giáo Hội là những gì giúp cho những ai đang xây dựng các cơ cấu xã hội, kinh tế và chính trị trong việc tìm kiếm sự công chính cao cả hơn bao giờ hết, trong việc tìm kiếm những giải pháp hợp lý và chính đáng, những giải pháp ý thức về toàn thể con người”.

 

Vị giám đốc này trích lại nguyên văn lời của ĐTC như sau: “Giáo Hội không trực tiếp liên hệ tới chính trị, mà là một biện hộ viên cho công lý và người nghèo”.

 

Vị linh mục dòng Tên này nhấn mạnh đến  nhận định của ĐTC về nhu cầu cần phải có thành phần Công Giáo giáo dân trong lãnh vực chính trị ở Mỹ Châu La Tinh:

 

“Công việc đặc biệt của giáo dân đó là việc biến đổi thế giới, làm cho nó nên  công chính hơn, nhân bản hơn, làm cho nó trở nên tốt hơn để có thể đáp ứng các thứ nhu cầu của một cuộc sống chung trân trọng đối với hết mọi người, trong thuận hòa và theo công lý cho tất cả mọi phần tử của xã hội”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/5/2007

 

 TOP

 

 

Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Bài Khai Mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean Chúa Nhật 13/5/2007 ở Sảnh Đường của Đền Thánh Mẫu Aparecida

 

Quí Huynh Giám Mục thân mến, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân yêu dấu,

Quí vị quan sát viên thuộc các niềm tin tôn giáo khác thân mến:

 

Tôi rất hân hoan được ở đây hôm nay cùng với anh chị em để khai mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean là một biến cố đang được tổ chức ở gần Đền Thánh Mẫu Aparecida, Quan Thày của Ba Tây. Tôi xin được bắt đầu bằng những lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa về đức tin Kitô Giáo là tặng ân cao cả được ban cho các dân tộc ở Châu Lục này. Tôi cũng hết lòng cám ơn về những lời lẽ tốt đẹp được Đức Hồng Y Javier Errázuriz Ossa, Tổng Giám Mục Santiago và là Chủ Tịch của CELAM, đã ngỏ cùng tôi với tư cách của ngài và thay cho hai vị Chủ Tịch khác cùng tất cả mọi người tham dự Cuộc Tổng Nghị này.

 

1.         Đức Tin Kitô Giáo ở Mỹ Châu La Tinh

 

Niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa đã là những gì làm sinh động đời sống và văn hóa của những dân tộc này trên năm thế kỷ nay. Từ cuộc gặp gỡ giữa niềm tin này với các người thổ dân đã làm nổi lên nền văn hóa Kitô Giáo phong phú ở Châu Lục này, được thể hiện nơi nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, và nhất là nơi các truyền thống tôn giáo cũng như nơi tất cả mọi lối sống của các dân tộc được liên kết với nhau như thể các truyền thống này có cùng một lịch sử và cùng một niềm tin là những gì dẫn tới một tình trạng hòa hợp sâu xa lớn lao, bất chấp tính cách đa dạng của các nền văn hóa và ngôn ngữ. Hiện nay, niềm tin tưởng như nhau này đang gặp phải một số thách đố cần phải được giải quyết, vì tình trạng phát triển hòa hợp của xã hội và căn tính Công Giáo của những dân tộc đây đang gặp hiểm nghèo. Về vấn đề này, cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị đây đang sửa soạn để chia sẻ về tình trạng này, để giúp tín hữu Kitô Giáo sống hân hoan và gắn bó với niềm tin của họ, giúp họ ý thức sâu xa về việc làm môn đệ và thừa sai của Chúa Kitô, thành phần được Người sai vào thế gian để loan báo và làm chứng cho niềm tin và tình yêu của chúng ta. 

 

Tuy nhiên, việc chấp nhận niềm tin Kitô Giáo có nghĩa là gì đối với các quốc gia ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean? Đối với họ, nó có nghĩa là nhận biết và đón nhận Chúa Kitô, vị Thiên Chúa vô danh được cha ông họ tìm kiếm mà không nhận ra nơi các truyền thống tôn giáo phong phú của họ. Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế mà họ âm thầm mong đợi. Cũng có nghĩa là họ đã lãnh nhận, nơi nước Rửa Tội, sự sống thần linhlàm cho họ trở nên con cái được Thiên Chúa thừa nhận; hơn thế nữa, họ đã lãnh nhận Thánh Thần là Đấng đã đến để làm cho các nền văn hóa của họ sin h hoa kết trái, khi thanh tẩy chúng và làm tăng triển nhiều hạt giống được Lời nhập thể gieo trồng nơi chúng, nhờ đó hướng dẫn họ tiến bước theo những đường lối của Phúc Âm. Thật vậy, việc loan báo Chúa Giêsu và Phúc Âm của Người không bao giờ tách lìa với các nền văn hóa trước thời kỳ của thám hiểm gia Colimbus, cũng chẳng phải là những gì áp đặt lên một thứ văn hóa ngoại lai. Các nền văn hóa chân chính không tự mình đóng khung kín mít, cũng chẳng trở nên cố định ở bất cứ thời điểm lịch sử nào, song chúng cởi mở, hay nói đúng hơn, chúng đang tìm kiếm một cuộc hội ngộ với các nền văn hóa khác, hy vọng đạt tới tính cách đại đồng nhờ hội ngộ và đối thoại với lối sống khác và với những yếu tố có thể dẫn tới một tổng hợp mới, trong đó tính cách đa dạng của những thứ thể hiện bao giờ cũng được tôn trọng cùng với tính chất đa dạng của việc biểu lộ văn hóa riêng biệt của việc thể hiện này.

 

Tận cùng thì chỉ có sự thật mới mang lại hiệp nhất mà thôi và chứng cớ về việc này là tình yêu. Đó là lý do tại sao Chúa Kitô, thực sự là Lời nhập thể, là “tình yêu cho đến cùng”, đã không xa lạ với bất cứ một nền văn hóa nào, hay với bất cứ một con người nào; trái lại, đáp ứng được Người tìm kiếm nơi tâm điểm của các nền văn hóa đó là những gì mang lại cho các nền văn hóa ấy căn tính tối hậu của chúng, đó là việc hiệp nhất nhân loại đồng thời tôn trọng sự phong phú của tính chất đa dạng, hướng con người ở khắp mọi nơi tới việc tăng trưởng về nhân tính đích thực, về việc tiến bộ chân chính. Lời Chúa, khi hóa thành nhục thể nơi Chúa Giêsu Kitô, cũng đã trở thành lịch sử và văn hóa nữa.  

 

Cái Không Tưởng của việc trở về để thổi sự sống vào các thứ tôn giáo trước thời Columbus, tách biệt các thứ tôn giáo này khỏi Chúa Kitô và khỏi Giáo Hội hoàn vũ, sẽ không phải là một bước tiến lên song thực sự là một bước giật lùi. Thật vậy, nó sẽ là một bước lùi về một giai đoạn lịch sử gắn liền với quá khứ.

 

May thay cái khôn ngoan của các thổ dân đã dẫn họ tới chỗ hình thành một tổng hợp giữa các nền văn hóa của họ với đức tin Kitô Giáo là đức tin được các vị thừa sai cống hiến cho họ. Bởi thế mà chúng ta thấy được hồn sống của các dân tộc Mỹ Châu La Tinh nơi tính chất đạo nghĩa phong phú và sâu xa này:

 

- lòng yêu mến Chúa Kitô khổ đau, Vị Thiên Chúa của lòng xót thương, của thứ tha và hòa giải; Vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến phó mình vì chúng ta;

- lòng yêu mến Chúa Kitô hiện diện nơi Thánh Thể, Vị Thiên Chúa nhập thể, Đấng đã chết đi và sống lại để trở nên bánh sự sống;

- Vị Thiên Chúa gần gũi với thành phần nghèo khổ cũng như với những ai khổ đau;

- lòng sâu xa tôn sùng đối với Vị Trinh Nữ rất thánh Guadalupe, Aparecida, Vị Trinh Nữ được cầu khấn bằng những danh hiệu khác nhau ở quốc gia và địa phương. Khi Vị Trinh Nữ này hiện ra với người thổ dân Da Đỏ là Thánh Juan Diego, Mẹ đã nói những lời quan trọng này cùng thánh nhân: “Mẹ không phải là Mẹ của con hay sao? Con không ở dưới bóng của Mẹ và ánh mắt của Mẹ hay sao?Mẹ không phải là nguồn vui của con hay sao? Con không nương náu dưới áo choàng của Mẹ hay sao, trong vòng tay của Mẹ hay sao?” (Nican Mopohua, nos. 118-119).

 

Tính chất đạo nghĩa này cũng được thể hiện cả nơi lòng sùng kính các thánh nhân cùng với lễ quan thày của mình, nơi lòng kính mến Giáo Hoàng và các vị Mục Tử khác, và lòng mến yêu Giáo Hội hoàn vũ như là một đại gia đình của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ con cái một mình hay bị cơ cực. Tất cả những điều ấy làm nên một tấm vi thạch ghép về lòng đạo đức phổ thông, một lòng đạo đức  là kho tàng quí báu của Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ Châu La Tinh, và cần phải được bảo vệ, cổ võ và thanh tẩy nếu cần.  

 

2.         Sự Liên Tục với Các Hội Nghị khác

 

Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này đang được diễn tiến theo chiều hướng liên tục với 4 cuộc tổng nghị trước: ở Rio de Janeiro, Medellín, Puebla và Santo Domingo. Cùng có một tinh thần trước đây, các vị Giám Mục hiện nay muốn cống hiến một động lực mới cho việc truyền bá phúc âm hóa, nhờ đó những dân tộc này có thể tiếp tục tăng trưởng và trưởng thành về đức tin của họ và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô bằng đời sống của họ.

 

Sau Đệ Tứ Tổng Nghị ở Santo Domingo, nhiều sự thay đổi đã xẩy ra trong xã hội. Giáo Hội, khi tham phần vào những thành đạt và hy vọng, những khổ đau và niềm vui của con cái mình, muốn cùng đồng hành với họ ở vào lúc thách đố này đây, để luôn phấn khích họ bằng niềm hy vọng và ủi an (cf. Gaudium et Spes, 1).

 

Thế giới ngày nay đang cảm nghiệm thấy hiện tượng toàn cầu hóa, khi mạng lưới của các thứ liên hệ vươn rộng trải dài trên khắp trái đất đây. Mặc dù theo một quan điểm nào đó thì hiện tượng này mang lại ích lợi cho đại gia đình nhân loại, và là một dấu hiệu cho thấy đại gia đình này hết sức khát vọng muốn hiệp nhất, tuy nhiên nó cũng không khỏi kéo theo nguy cơ liên quan tới những thứ độc quyền bao rộng và coi lợi lộc như là giá trị tối thượng. Như trong tất cả mọi lãnh vực của hoạt động con người, vấn đề toàn cầu hóa cũng cần phải được đạo lý chi phối, khi đặt tất cả mọi sự vào việc phục vụ nhân loại là loài được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa.

 

Ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, cũng như ở các miền khác, vẫn đang gia tăng đáng kể về vấn đề dân chủ, mặc dù có những lý do đáng quan tâm trước những hình thức chính quyền độc tài chuyên chế và những chế độ gắn  bó với một số ý hệ mà chúng ta tưởng rằng đã bị chế ngự, và là những ý hệ không tương ứng với quan niệm về con người và xã hội của Kitô Giáo như được Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội truyền dạy. Mặt khác, nền kinh tế tự do ở một số quốc gia Mỹ Châu La Tinh cần phải chú ý tới tính cách quân bình, vì có những lãnh vực xã hội gia tăng hơn bao giờ hết đang cảm thấy mình bị đàn áp bởi tình trạng nghèo khổ quá sức hay thậm chí bị cướp đoạt đi những tài nguyên thiên nhiên của họ.

 

Trong các cộng đồng giáo hội ở Mỹ Châu La Tinh, đang có một mức độ đán g kể về tình trạng trưởng thành về đức tin nơi  nhiều con người nam nữ giáo dân tích cực hoạt động cho Chúa Kitô, và cũng có cả nhiều giáo lý viên quảng đại, nhiều giới trẻ, những phong trào mới trong giáo hội và những Hội sống đời tận hiến mới được thiết lập. Nhiều hoạt động giáo dục, bác ái hay cư trú Công Giáo chứng tỏ tính cách thiết yếu của mình. Tuy nhiên, người ta thực sự cũng có thể thấy được một số suy yếu nơi đời sống Kitô hữu trong xã hội nói chung cũng như nơi sự tham gia vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo, gây ra bởi chủ nghĩa tục hóa, chủ nghĩa hưởng lạc, bởi khuynh hướng dửng dưng lạnh lùng và phong trào dụ giáo của nhiều giáo phái, bởi những thứ tôn giáo duy linh và các hiện tượng ngụy giáo mới.

 

Tất cả những điều này tạo nên một tình trạng mới cần phải được phân  tích ở Aparecida đây. Đối diện với những chọn lựa mới mẻ và khó khăn, người tín hữu đang mong đợi nơi Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này việc canh tân và tái sinh động hóa niềm tin tưởng của họ nơi Chúa Kitô, Vị Thày là là Đấng Cứu Thế duy nhất, Đấng đã mạc khải cho chúng ta cảm nghiệm đặc thù về tình yêu vô cùng của Thiên Chúa là Cha đối với nhân loại. Từ nguồn  mạch này mới xuất phát ra những đường lối mới và những dự án mục vụ sáng tạo, có khả năng làm thấm nhập niềm hy vọng mạnh mẽ để có thể hân hoan và hữu trách sống đức tin, nhờ đó loan truyền đức tin nơi các môi trường của mỗi người.

3.      Những Người Môn Đệ và Thừa Sai

Cuộc Tổng Nghị này có chủ đề là: “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô là để cho các dân tộc của chúng ta được sự sống nơi Người”.

 

Giáo Hội có một nhiệm vụ lớn lao trong việc canh chừng và nuôi dưỡng đức tin của Dân Chúa, cũng như trong việc nhắc nhở tín hữu của Châu Lục này rằng, bởi Phép Rửa của mình, họ được kêu gọi trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô. Điều này bao hàm việc theo Người, sống thân mật với Người, bắt chước gương của Người và làm chứng cho Người. Hết mọi người đã chịu phép rửa đều lãnh nhận từ Chúa Kitô, như các vị Tông Đồ, sứ mệnh truyền giáo: “Các con hãy đi khắp thế gian mà giảng dạy Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu rỗi” (Mk 16:15). Việc trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô và tìm kiếm “sự sống” nơi Người là việc cần phải được chìm ngập sâu xa trong Người.

 

Chúa Kitô đã thực sự ban cho chúng ta những gì? Tại sao chúng ta muốn trở thành môn đệ của Chúa Kitô? Câu trả lời đó là: vì, trong cuộc hiệp thông với Người, chúng ta hy vọng tìm được sự sống, một sự sống thật xứng với danh xưng của nó, nhờ đó, chúng ta làm cho Người được kẻ khác nhận biết, thông truyền cho họ tặng ân chúng ta đã tím thấy ở nơi Người. Thế nhưng có thật sự là như thế hay chăng? Chúng ta có thực sự xác tín rằng Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống hay chăng?

 

Trước cái ưu tiên về niềm tin tưởng vào Chúa Kitô cũng như về sự sống “trong Người” là những gì làm nên chủ đề của Cuộc Đệ Ngũ Công Nghị này, một câu hỏi khác có thể được nêu lên: phải chăng cái ưu tiên này có lẽ không phải hay sao là một cuộc đào thoát theo chiều hướng cảm xúc, chiều hướng chủ nghĩa đạo giáo cá nhân, một thứ loại trừ đi cái thực tại khẩn trương của những vấn đề lớn lao về kinh tế, xã hội và chính trị ở Mỹ Châu La Tinh và trên thế giới, và là một cuộc thoát ly khỏi thực tại để hướng về một thế giới thiêng liêng? 

 

Bước đầu tiên chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: “thực tại” ấy là gì? Đâu là thực? Phải chăng chỉ có các sản vật về thể lý, chỉ có các vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị là “thực tại”? Đây chính là sai lầm cả thể của những khuynh hướng then chốt trong thế kỷ vừa qua, một sai lầm tai hại nhất, như chúng ta đã có thể thấy nơi những hậu quả của cả các thể chế Mát-Xít và tư bản. Chúng làm sai lạc ý niệm về thực tại, bằng cách tách nó ra khỏi thực tại nồng cốt và trọng yếu là Thiên  Chúa. Bất cứ ai loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của mình đều làm sai lầm đi ý niệm về “thực tại”, bởi thế, chỉ có thể đâm đầu vào những ngõ tối tăm mù mịt hay theo những chỉ đạo hủy hoại mà thôi.

 

Bởi thế, vấn đề căn bản đầu tiên cần phải xác nhận là thế này: chỉ có những ai nhận ra Thiên Chúa mới biết được thự ctại và mới có thể đáp ứng nó một cách trọn vẹn và một cách thực sự nhân bản. Sự thật về luận chứng này trở nên hiển nhiên trước cuộc sụp đổ của tất cả những thể chế loại trừ Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, ở đây còn một vấn đề khác lập tức xuất hiện: ai là người nhận biết Thiên Chúa? Làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài? Ở đây chúng ta không thể nào đi sâu vào cuộc bàn luận phức tạp về vấn đề trọng yếu này. Đối với một người Kitô hữu, cái cốt lõi của câu trả lời là những gì giản dị thôi, đó là chỉ có một mình Thiên Chúa mới biết được Thiên Chúa, chỉ có một mình Con của Ngài, Người Con là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật mới biết được Ngài mà thôi. Và Người là “Đấng ở nơi Cha đã tỏ Ngài ra” (Jn 1:18). Bởi thế, đối với chúng ta, đối với nhân loại, Chúa Kitô có một tầm vóc quan trọng đặc thù và bất khả thay thế. Nếu chúng ta không biết Thiên Chúa trong và với Chúa Kitô, thì tất cả mọi thực tại được biến thành một thứ bí ẩn bất khả giải mã; không biết đâu mà mò, và không mò ra thì cũng chẳng có sự sống lẫn sự thật.

 

Thiên Chúa là thực tại trọng yếu, không phải là một thứ Thiên Chúa do thuần tưởng tượng hay giả định, mà là Vị Thiên Chúa có một dung nhan con người; Ngài là Vị Thiên Chúa ở với chúng ta, Vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến chết trên  Thập Giá. Khi người môn đệ tiến tới chỗ hiểu được tình yêu “cho đến cùng” này của Chúa Kitô thì họ không thể nào không đáp ứng tình yêu này bằng một tình yêu tương tự: “Tôi muốn theo Thày đến bất cứ nơi nào Thày đi” (Lk 9:57).

 

Chúng ta có thể tự mình đặt thêm một thắc mắc nữa: Niềm tin vào vị Thiên Chúa này cống hiến cho chúng ta những gì? Câu trả lời đầu tiên đó là nó cống hiến cho chúng ta một gia đình, một gia đình hoàn vũ của Thiên Chúa nơi Giáo Hội Công Giáo. Đức tin làm cho chúng ta thoát khỏi bị cô lập của cái “tôi”, vì nó dẫn chúng ta đến mối hiệp thông: ở chỗ, cuộc hội ngộ với Thiên Chúa tự bản chất của mình là cuộc gặp gỡ anh chị em của chúng ta, một tác động của việc tập trung, của thống nhất, của trách nhiệm đối với kẻ khác cũng như đối với những người khác. Theo chiều hướng ấy thì vấn đề ưu tiên giành cho người nghèo được bao hàm nơi đức tin Kitô học nơi Vị Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó vì chúng ta để làm cho chúng ta nên giầu có bởi sự bần cùng của Người (x 2Cor 8:9).

 

Tuy nhiên, trước khi chúng ta xét đến những gì được kèm theo bởi niềm tin tưởng của chúng ta nơi Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người này, chúng ta cần phải khai triển vấn đề kỹ lưỡng hơn nữa: làm sao chúng ta có thể thực sự nhận biết Chúa Kitô để có thể theo Người và sống với Người, để tìm thấy sự sống nơi Người và thông truyền sự sống ấy ra cho kẻ khác, cho xã hội và cho thế giới đây? Trước hết và trên hết, Chúa Kitô đã tỏ bản thân của Người, đời sống của Người và giáo huấn của Người ra cho chúng ta qua lời Chúa. Ở vào lúc mở màn cho giai đoạn truyền giáo mới được Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean đang sửa soạn thực hiện, với cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị ở Aparecida đây, một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước đó là việc sâu xa hiểu biết lời Chúa.

 

Để đạt được điều này, chúng ta cần phải huấn luyện cho dân chúng đọc và suy niệm lời Chúa: điều này cần phải trở thành lương thực đặc biệt chính yếu của họ, nhờ đó, qua kinh nghiệm riêng của mình, tín hữu sẽ thấy rằng những lời của Chúa Giêsu là thần trí và là sự sống (x Jn 6:63). Bằng không, làm sao họ có thể loan báo một sứ điệp mà nội dung và tin h thần của nó không không thông suốt? Chúng ta cần phải xây dựng việc dấn thân truyền giáo của chúng ta và toàn thể cuộc đời của chúng ta trên tảng đá lời Chúa. Đó là lý do tôi khuyến khích các vị Giám Mục hãy cố gắng làm cho lời Chúa được biết đến .

 

Một cách thức quan trọng để đem Dân Chúa tới mầu nhiệm của Chúa Kitô đó là bằng cách dạy Giáo Lý. Ở đây, sứ điệp của Chúa Kitô được truyền đạt dưới một hình thức có tính cách đơn giản và chủ yếu. Bởi thế cần phải gia tăng việc dạy giáo lý và việc huấn luyện đức tin chẳng những cho trẻ em mà còn cho cả giới trẻ và người lớn nữa. Việc suy tư chín chắn về đức tin là một thứ ánh sáng chiếu soi cho con đường đời và là một nguồn sức mạnh để làm chứng cho Chúa Kitô. Các dụng cụ sáng giá nhất có thể dùng để đạt đến điều ấy đó là cuốn Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo và ấn bản tóm gọn của nó là cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

 

Về lãnh vực này, chúng ta không được giới hạn mình vào nguyên những bài giảng thuyết, những bài luận thuyết, những khóa Thánh Kinh hay những khóa thần học, song chúng ta cũng cần phải sử dụng đến các phương tiện truyền  thông như sách vở, truyền thanh và truyền hình, các mạng điện toán toàn cầu, các buổi diễn đàn và nhiều phương pháp khác để hiệu nghiệm thông đạt sứ điệp của Chúa Kitô cho con số đông dân chúng. 

 

Trong nỗ lực tiến đến chỗ nhận biết sứ điệp của Chúa Kitô và làm cho sứ điệp này thành một bản chỉ dẫn cho đời sống riêng của mình, chúng ta cần phải nhớ rằng việc truyền bá phúc âm hóa bao giờ cũng đã được phát triển theo việc cổ võ con người và việc giải phóng thực sự của Kitô Giáo. “Tình yêu mến Thiên Chúa và tình yêu thương tha nhân đã trở nên một; nơi người an hem hèn mọn nhất, chúng ta thấy được chính Chúa Giêsu, và nơi Chúa Giêsu chúng ta thấy được Thiên Chúa” (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 15). Vì cùng lý do như thế, cũng cần phải dạy giáo lý về xã hội và thực hiện một cuộc huấn luyện đầy đủ về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, một giáo huấn xã hội có được một dụng cụ rất hữu dụng là cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội của Giáo Hội. Đời sống Kitô hữu không phải chỉ được thể hiện nơi các nhân đức cá nhân thôi, mà còn cả nơi các nhân đức về xã hội và chính trị nữa.

 

Người môn đệ, được xây dựng như thế trên tảng đá lời Chúa, cảm thấy được thúc đẩy mang Tin Mừng cứu độ cho anh chị em mình. Vai trò làm môn đệ và sứ vụ truyền giáo là hai mặt của cùng một đồng tiền, ở chỗ, khi người môn đệ phải lòng Chúa Kitô thì họ không thể nào không loan báo cho thế giới biết rằng chỉ ở nơi Người chúng ta mới thấy được ơn cứu độ mà thôi (x Acts 4:12). Thật vậy, người môn đệ này biết rằng không có Chúa Kitô thì cũng chẳng có ánh sáng, chẳng có hy vọng, chẳng có yêu thương, chẳng có tương lai.

 

4.         “Để nơi Người họ được sự sống”

 

Các dân tộc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean có quyền hưởng một sự sống trọn vẹn, xứng với thành phần con cái của Thiên Chúa, theo những điều kiện hợp với nhân bản hơn, đó là thoát khỏi bị đe dọa đói khổ và mọi hình thức vi phạm. Đối với những người này, các vị Giám Mục của họ cần phải cổ võ một thứ văn hóa sự sống có thể giúp cho, theo lời của vị tiền nhiệm Phaolô VI của tôi, “vượt qua tình trạng khổ cực đến việc sở hữu những thứ cần thiết … việc có được nền văn hóa… việc hợp tác vì công ích… việc con người nhìn nhận những giá trị cao cả và Thiên Chúa là nguồn mạch và là cùng đích của họ” (Populorum Progressio, 21).

 

Trong bối cảnh này, tôi hân hoan nhắc lại là năm n ay chúng ta mừng kỷ niệm 40 năm Thông Điệp Phát Triển Các Dân Tộc. Bản văn kiện của vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh rằng việc phát triển đích thực cần phải là những gì trọn vẹn, tức là hướng tới việc cổ võ toàn thể con người và tất cả mọi dân tộc (xem số 14), và nó mời gọi tất cả mọi người hãy thắng vượt những chênh lệch trầm trọng về xã hội và những thứ khác nhau khổng lồ trong vấn đề chiếm hưởng các thứ sản vật. Những người này đang trông ngóng trước hết được hưởng một sự sống viên trọn do Chúa Kitô mang đến cho chúng ta: “Tôi đến cho chiên được sự sống và là một sự sống dồi dào” (Jn 10:10). Nhờ sự sống thần linh này, cuộc sống của con người cũng được phát triển trọn vẹn, theo chiều kích cá nhân, gia đình, xã hội và văn hóa.

 

Để hình thành người môn đệ và nâng đỡ người thừa sai trong công việc cao cả của họ, Giáo Hội đã cống hiến cho họ, ngoài bánh lời Chúa còn cả bánh Thánh Thể nữa. Đối với vấn đề này chúng ta cảm thấy phấn khởi và sáng ngời với đoạn Phúc Âm về những người môn đệ trên đường đi Emmau. Khi các vị ngồi vào bàn và lãnh nhận từ Chúa Giêsu Kitô tấm bánh đã được chúc tụng và bẻ ra, thì mắt các vị đã mở ra và họ thấy được dung nhan của Chúa Kitô Phục Sinh, các vị cảm thấy nơi tâm can của mình là tất cả những gì Người phán và làm đều là sự thật, và việc cứu chuộc thế giới được bắt đầu khai mở. Mỗi Chúa Nhật và mỗi Thánh Lễ đều là một cuộc hội ngộ riêng tư với Chúa Kitô. Việc lắng nghe lời Chúa làm cho lòng chúng ta bừng nóng lên, bởi vì chính Người là Đấng đang dẫn giải và loan báo lời Chúa. Khi chúng ta bẻ bánh trong Thánh Lễ thì chính Người là Đấng chúng ta đích thân đón nhận. Thánh Thể là dưỡng chất bất khả châm chước cho đời sống của người môn đệ và thừa sai của Chúa Kitô.     

 

Lễ Chúa Nhật, Tâm Điểm của Đời Sống Kitô Hữu 

 

Bởi thế, cần phải đặt ưu tiên nơi các chương trình về mục vụ trong việc cảm nhận được tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật. Chúng ta phải phấn khích Kitô hữu hãy chủ động tham dự Thánh Lễ, và nếu có thể mang cả gia đình đi tham dự nữa càng tốt. Việc cha mẹ với con cái tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật là một cách hiệu năng để dạy dỗ đức tin và là mối giây kết thắt mối hiệp nhất của họ với nhau. Ngày Chúa Nhật, suốt cuộc sống của Giáo Hội, vẫn là giây phút đặc biệt của việc cộng đồng hội ngộ với Chúa Kitô phục sinh.  

 

Kitô hữu cần phải ý thức rằng họ không theo đuổi một nhân vật thuộc lịch sử đã qua mà là Chúc Kitô sống động, hiện diện vào hôm nay đây và lúc này đây trong cuộc đời của họ. Người là Đấng sống động đang bước đi với chúng ta, tỏ cho chúng ta biết ý nghĩa của các biến cố, của khổ đau và chết chóc, của hân hoan và vui mừng, khi tiến vào nhà của chúng ta và ở lại đó, nuôi dưỡng chún g ta bằng thứ bánh ban sự sống. Vì lý do này mà Thánh Lễ Chúa Nhật cần phải trở thành tâm điểm của đời sống Kitô hữu.

 

Việc hội ngộ với Chúa Giêsu trong Thánh Thể đòi hỏi việc dấn thân truyền bá phúc âm hóa và một động lực hướng tới tình đoàn kết; nó làm bừng lên nơi Kitô hữu một ước vọng mãnh liệt trong việc loan báo Phúc Âm và làm chứng cho Phúc Âm trên thế giới để xây dựng một xã hội chân chính và nhân bản hơn. Từ Thánh Thể, qua giòng lịch sử của các thế kỷ, đã bùng lên một kho tàng dồi dào về đức bác ái, về việc chia sẻ những nỗi khó khăn với kẻ khác, về tình yêu và về công lý. Chỉ từ Thánh Thể mới xuất phát ra nền văn minh yêu thương làm biến đổi Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, khiến họ chẳng những thành Châu Lục của Niềm Hy Vọng mà còn là một Châu Lục của Tình Yêu Thương nữa!   

 

Những trục trặc về xã hội và chính trị                                                                 

 

Tới đây, chúng ta tự đặt vấn đề, đó là làm sao Giáo Hội có thể góp phần vào việc giải quyết các trục trặc khẩn trương về xã hội và chính trị, và đáp ứng cái thách đố cả thể về tình trạng nghèo khổ và cơ cực đây? Những trục trặc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, cũng như những trục trặc của thế giới ngày nay, là những gì muôn mặt và phức tạp, và chúng không thể giải quyết bằng những chương trình chung chung. Chắc chắc một điều là vấn đề trọng yếu về đường lối mà Giáo Hội, được soi sáng bởi niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô, cần phải phản ứng trước những thách đố ấy, là một vấn đề liên quan tới tất cả chúng ta. Về vấn đề này, chúng ta không thể tránh né trong việc nói tới vấn đề về cấu trúc, nhất là những gì gây ra bất công. Thật vậy, các cấu trúc chân chính là điều kiện nếu thiếu sẽ không thể nào có một trật tự chính đáng trong xã hội nổi. Thế nhưng, những cấu trúc ấy xuất phát ra sao? Chúng hooạt động như thế nào? Ca chủ nghĩa tư bản và Mát-Xít đều đã hứa hẹn vạch ra con đường kiến tạo nên những cấu trúc chính đáng, và họ đã tuyên bố rằng, một khi được thiết lập, những cấu trúc ấy sẽ tự mình hoạt động; họ công bố là chẳng những các cấu trúc ấy không cần đến bất cứ một thứ luân lý cá nhân nào trước đó, mà chúng con phát động một thứ luân lý chung. Và lời hứa hẹn có tính cách ý hệ này đã cho thấy là sai lầm. Các sự kiện đã rõ ràng minh chứng điều ấy. Thể chế Mát-Xít, nơi nào được chính quyền thi hành áp dụng, chẳng những để lại một gia sản buồn thảm nơi tình trạng hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà còn là một thứ đau thương áp bức các linh hồn nữa. Và chúng ta có thể thấy được cũng một điều như thế xẩy ra ở cả Tây Phương, nơi mà khoảng cách giầu nghèo đang liên tục gia tăng, gây ra một tình trạng suy thoái đáng lo ngại về phẩm vị con người bởi những thứ thuốc phiện, rượu chè cùng những thứ ảo tưởng dối trá về hạnh phúc.

 

Như tôi đã nói, những cấu trúc chính đáng là một điều kiện bất khả châm chước cho một xã hội chân chính, thế nhưng chúng không xuất phát hay hoạt động mà lại thiếu sự đồng thuận về luân lý trong xã hội đối với các thứ giá trị nền tảng, cũng như đối với nhu cầu cần phải sống những giá trị ấy bằng những hy sinh cần thiết, cho dù có phải làm nghịch lại với lợi ích tư riêng của mình.

 

Nơi nào vắng bóng Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa có dung nhan con người của Chúa Giêsu Kitô – thì những thứ giá trị ấy không đạt được tất cả mãnh lực của chúng, cũng chẳng có vấn đề đồng thuận đối với chúng nữa. Tôi không có ý nói rằng thành phần vô tín ngưỡng không thể sống một thứ luân lý cao quí và mô phạm; tôi chỉ có ý nói rằng một xã hội vắng bóng Thiên Chúa sẽ không thể nào tìm thấy được vấn đề đồng thuận cần thiết về những thứ giá trị luân lý hay sức mạnh để sống theo kiểu mẫu của những thứ giá trị này, thậm chí kể cả lúc những giá trị ấy có tương khắc với các thứ ích lợi tư riêng đi nữa.

 

Trái lại, các cấu trúc chính đáng là những gì cần phải tìm kiếm và soạn thảo theo chiều hướng của các thứ giá trị trọng yếu ấy, và hoàn toàn liên kết với lý lẽ về chính trị, kinh tế và xã hội. Chúng là vấn đề của recta ratio và chúng không xuất phát từ những ý hệ hoặc từ những thứ trích yếu. Chắc chắn là có cả một kho tàng lớn lao  nơi kinh nghiệm và sự thành thạo về chính trị đối với các vấn đề về xã hội và kinh tế có thể nhấn mạnh đến những yếu tố nồng cốt của một quốc gia chân chính và những đường lối cần phải tránh lánh. Thế nhưng, trong những trường hợp về văn hóa và chính trị khác nhau, giữa những sự phát triển liên lỉ về kỹ thuật và những đổi thay về thực tại lịch sử của thế giới, cần phải tìm kiếm những câu giải đáp thích đáng có lý lẽ, và cần phải thiết lập một sự đồng thuận – kèm theo những quyết tâm c ần thiết – về những thứ cấu trúc cần phải thiết lập.

 

Công việc có tính cách chính trị này không thuộc thẩm quyền trực tiếp của Giáo Hội. Việc tỏ ra tôn trọng tính cách trần thế lành mạnh – bao gồm cả tính cách đa nguyên của các ý kiến về chính trị – là những gì thiết yếu nơi truyền thống Kitô Giáo. Nếu Giáo Hội bắt đầu biến đổi bản thân mình thành một chủ thể trực tiếp làm chính trị thì Giáo Hội thực hiện ít hơn, chứ không phải nhiều hơn, cho người nghèo và cho công lý, vì Giáo Hội sẽ mất đi tính cách độc lập của mình cùng với thẩm quyền về luân lý của mình, đồng hóa mình với đường lối duy chính trị và với những chủ trương đảng phái có thể mang ra tranh cãi.

 

Giáo Hội là biện hộ viên cho công lý và cho người nghèo, chính vì Giáo Hội không đồng hóa mình với thành phần chính trị gia hay với các khuynh hướng đảng phái. Chỉ khi nào giữ được tính cách độc lập Giáo Hội mới có thể giảng dạy những qui tắc quan trọng và những giá trị bất khả tước đoạt, mới có thể hướng dẫn lương tâm con người và mới có thể cống hiến một chọn lựa sự sống vượt ra ngoài lãnh vực chính trị. Đào luyện lương tri, biện hộ cho công lý và sự thật, giáo dục về các nhân đức cá nhân và chính trị, đó là ơn gọi trọng yếu của Giáo Hội trong lãnh vực này. Và thánh phần giáo dân Công Giáo cần phải ý thức trách nhiệm của mình nơi đời sống xã hội; họ cần phải hiện diện trong việc hình thành việc đồng thuận cần thiết hay chống lại tình trạng bất công. 

 

Những cấu trúc chân chính sẽ không bao giờ hoàn tất một cách vĩnh viễn hết. Khi lịch sử tiếp tục xoay vần thì chúng cũng cần phải liên lỉ đổi mới và cập nhật hóa; chúng bao giờ cũng cần phải được thấm đậm một cốt tính chính trị và nhân bản – và chúng ta cần phải hết sức thực hiện việc bảo đảm sự hiện diện và công hiệu của cốt tính này. Nói cách khác, việc hiện diện của Thiên Chúa, mối thân tình với Con Thiên Chúa n hập thể, ánh sáng của lời Người: những điều này bao giờ cũng là những điều kiện cốt yếu cho sự hiện diện và hiệu năng của công lý và yêu thương trong các xã hội của chúng ta.

 

Là Châu Lục của thành phần Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa này đây, đã đến lúc cần phải thắng vượt tình trạng thiếu vắng đáng kể – nơi lãnh vực chính trị, ở thế giới truyền thông và trong các đại học đường – tiếng nói và hoạt động của thành phần lãnh đạo Công Giáo có những tư cách mạnh mẽ và tinh thần quảng đại dấn thân, thành phần gắn bó với những niềm xác tín về đạo lý và tôn giáo của mình. Các phong trào trong giáo hội có nhiều chỗ ở nơi đây để nhắc nhở thành phần giáo dân về trách nhiệm của họ và về sứ vụ của họ trong việc mang ánh sáng Phúc Âm vào đời sống xã hội, vào văn  hóa, kinh tế và chính trị.  

 

5.         Những lãnh vực ưu tiên khác

 

Để thực hiện việc canh tân này của Giáo Hội đã được ủy thác cho việc chăm sóc của anh chị em nơi những mảnh đất này, xin cho tôi lưu ý anh chị em về một số lãnh vực mà tôi coi là ưu tiên đối với giai đoạn mới này.

 

Gia đình

 

Gia đình, “gia sản của nhân loại”, là những gì làm nên một trong những kho tàng quan trọng nhất ở các quốc gia thuộc Mỹ Châu La Tinh. Gia đình đã là và đang là học đường dạy đức tin, là nền tảng huấn luyện về các giá trị nhân bản và dân sự, là căn nhà cho sự sống con người hạ sinh và được quảng đại hữu trách đón nhận. Chắc chắn gia đình đang chịu đựng một mức độ tai ương gây ra bởi trào lưu tục hóa và bởi chủ nghĩa tương đối về đạo lý, bởi những phong trào của dân chúng trong ngoài, bởi tình trạng nghèo khổ, bởi tình trạng bất ổn về xã hội và bởi việc lập pháp về dân sự chống lại hôn nhân là những gì, qua việc ủng hộ ngừa thai và phá thai, đang bị đe dọa tương lai của các dân tộc.

 

Ở một số gia đình ở Mỹ Châu La Tinh, bất hạnh thay, vẫn còn cái tâm thức của chủ nghĩa ái quốc quá khích đến bất kể đến “cái mới mẻ” của Kitô Giáo là tôn giáo nhìn nhận và xác nhận cái phẩm giá và trách nhiệm bình đẳng của nữ giới liên quan tới nam nhân.

 

Gia đình là nơi bất khả thay thế cho tình trạng an lành riêng tư được nó cung cấp cũng như cho việc dưỡng dục con cái. Những người làm mẹ muốn hiến thân trọn vẹn cho việc nuôi dưỡng con cái cũng như cho việc phục vụ gia đình cần phải được hưởng những điều kiện làm cho ước muốn này trở nên khả dĩ, và vì thế họ có quyền cậy dựa vào sự nâng dỡ của Quốc Gia. Thật vậy, vai trò của người mẹ là những gì thiết yếu cho tương lai của xã hội.

 

Về phần mình, người cha có nhiệm vụ trở thành một người cha thực sự, hoàn trọn trách nhiệm bất khả châm chước của mình và hợp tác vào việc nuôi dưỡng con cái. Con cái, để phát tiển cách toàn vẹn, có quyền cậy dựa vào cha mẹ mình, những vị coi sóc họ và hộ tống họ trên con đường tiến đến tầm mức trọn vẹn của sự sống. Bởi thế, cần phải cung cấp việc chăm sóc các gia đình một cách gia tăng và mạnh mẽ. Hơn thế nữa, cần phải cổ võ những chính sách đích thực về gia đình tương xứng với các quyền lợi của gia đình như là một chủ thể chính yếu trong xã hội. Gia đình góp phần vào thiện ích của các dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại. 

 

Linh mục

 

Thành phần cổ võ đầu tiên cho vai trò môn đệ và sứ vụ truyền giáo là những ai được kêu gọi “ở với Chúa Giêsu và được sai đi rao giảng” (x Mk 3:14), tức là những vị linh mục. Họ phải được các vị Giám Mục của mình chú trọng hơn và lấy tình thân phụ mà chăm sóc họ, vì họ là thành phần chủ xướng chính yếu trong việc canh tân thực sự đời sống Kitô hữu nơi Dân Chúa. Tôi muốn gửi đến họ lời lẽ ưu ái của một người cha, hy vọng rằng “Chúa sẽ là phần nghiệp và chén của họ” (x Ps 16:5). Nếu vị linh mục lấy Thiên Chúa làm nền tảng và tâm điểm của cuộc đời mình thì họ sẽ cảm nghiệm được niềm vui và hoa trái nơi ơn gọi của mình. V ị linh mục trước hết cần phải là một “con người của Thiên Chúa” (1Tim 6:11), con người nhận biết Thiên Chúa cách trực tiếp, con người có một mối thân tình sâu xa riêng tư với Chúa Giêsu, con người chia sẻ với những người khác những cảm thức giống như Chúa Kitô (x Phil 2:5). Chỉ có thế, vị linh mục mới có thể dẫn con người đến cùng Thiên Chúa, nhập thể nơi Chúa Giêsu Kitô, và mới có thể làm đại diện cho tình yêu của Ngài. Để hoàn thành công việc cao quí này, vị linh mục cần phải được huấn luyện vững chắc về tu đức, và tất cả cuộc đời của ngài cần phải thấm nhuần đức tin, đức cậy và đức mến. Như Chúa Giêsu, họ cần phải là con người tìm kiếm, qua việc nguyện cầu, dung nhan và ý muốn của Thiên Chúa, và ngài phải chú trọng tới việc trang bị về văn hóa và tri thức.

 

Các linh mục của Châu Lục này thân mến, và những ai đến đây để làm việc như thành phần thừa sai, vị Giáo Hoàng này đang đồng hành với anh em trong công việc mục vụ của anh em, và muốn anh em được hưởng trọn niềm vui mừng và hy vọng; nhất là ngài nguyện cầu cho anh em.

 

Tu sĩ nam nữ và thành phần sống thánh hiến

 

Giờ đây tôi muốn ngở lời cùng tu sĩ nam nữ và các phần tử thánh hiến thuộc thành phần giáo dân. Xã hội Mỹ Châu La Tinh và Caribbean cần đến  chứng từ của anh chị em: trong một thế giới quá thường nhấn mạnh tới việc tìm kiếm phúc hạnh, giầu sang và khoái lạc như đích điểm của cuộc sống, đề cao tự do đến độ nó chiếm mất chỗ của sự thật về con người được Thiên Chúa dựng nên, thì anh chị em là những chứng nhân cho thấy rằng có một lối sống ý nghĩa khác; nhắc nhở anh chị em của mình rằng Vương Quốc của Thiên Chúa đã đến; rằng công lý và sự thật là những gì khả dĩ nếu chúng ta cởi mở trước sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa là Cha, của Chúa Kitô là người anh và là Chúa của chúng ta, và của Thánh Thần là Đấng An Ủi của chúng ta. Bằng lòng quảng đại và đức anh hùng, anh chị em cần  phải tiếp tục hoạt động để bảo đảm rằng xã hội được cai trị bởi yêu thương, công lý, thiện hảo, phục vụ và đoàn kết hợp với đoàn sủng nơi của vị sáng lập nên tu hội của anh chị em. Với niềm vui sâu xa, anh chị em hãy thiết tha với cuộc thánh hiến của anh chị em, một cuộc thánh hiến là dụng cụ thánh hóa đối với anh chị em cũng như cho việc cứu chuộc đối với anh chị em của mình.

 

Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh cám ơn anh chị em về việc làm cao cả được anh chị em hoàn thành qua các thế kỷ cho Phúc Âm của Chúa Kitô vì anh chị em của mình, nhất là thành phần nghèo khổ nhất và bị tước lột nhất. Tôi mời gọi anh chị em hãy luôn cùng nhau hoạt động với các vị Giám Mục và hoạt động trong mối hiệp nhất với các vị, vì các vị là những người có trách nhiệm về hoạt động mục vụ. Tôi khuyên nhủ anh chị em cũng hãy tỏ ra chân thành tuân phục đối với thẩm quyền của Giáo Hội. Anh chị em đừng theo đuổi đích điểm nào khác ngoài sự thánh thiện, như anh chị em đã học biết từ các vị sáng lập của anh chị em.

 

Giáo dân

 

Ở vào lúc này đây, khi mà Giáo Hội của Châu Lục này đang dấn thân hết lòng cho ơn gọi truyền giáo của mình, tôi nhắc nhở thành phần tín hữu giáo dân rằng cả họ nữa cũng là Giáo Hội, là cộng đồng cùng nhau được Chúa Kitô kêu gọi để mang chứng từ của Người đến  cho toàn thể thế giới. Tất cả mọi con người nam nữ đã lãnh nhận phép rửa cần phải nhận thức rằng họ đã được nên giống Chúa Kitô là Tư Tế, Tiên Tri và Mục Tử, nhờ chức linh mục phổ quát của Dân Chúa. Họ phải coi mình có đồng trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội theo các qui chuẩn của Phúc Âm, một cách nhiệt thành và mạnh dạn, trong mối hiệp thông với các vị Mục Tử của mình.

 

Có nhiều người trong anh chị em ở đây thuộc về các phong trào trong hội thánh, những phong trào chúng ta có thể thấy được những dấu hiệu của sự hiện diện khác nhau và tác động thánh hóa khác nhau của Thánh Thần trong Giáo Hội cũng như trong xã hội ngày nay. Anh chị em được kêu gọi để mang đến cho thế giới chứng từ của Chúa Giêsu Kitô, và trở thành men của tình yêu Thiên Chúa nơi kẻ khác.

 

Giới trẻ và việc chăm sóc mục vụ về ơn gọi

 

Ở Mỹ Châu La Tinh, đa số dân chúng là giới trẻ. Về vấn đề này, chúng ta cần phải nhắc nhở họ rằng ơn gọi của họ là trở thành bạn hữu của Chúa Kitô, thành môn đệ của Người. Giới trẻ không sợ hy sinh, nhưng sợ một cuộc đời vô nghĩa. Họ là thành phần nhậy cảm trước tiếng gọi của Chúa Kitô kêu mời họ theo Người. Họ có thể đáp ứng tiếng gọi đó như là một linh mục, là những con người nam nữ sống đời tận hiến, hay là những người làm cha làm mẹ trong gia đình, hoàn toàn hiến thân phục vụ anh chị em mình với tất cả thời giờ và khả năng hy hiến của mình: với cả cuộc đời của mình. Giới trẻ cần phải coi cuộc sống như là một cuộc liên tục khám phá, không bao giờ để mình bị mắc bẫy của những lối sống hay tâm thức hiện đại, nhưng tiến bước bằng việc tìm hiểu sâu xa về ý nghĩa của cuộc sống và về mầu nhiệm của Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Cha, và của Con Ngài là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, trong gia đình nhân loại. Họ cần phải dấn thân thực hiện việc liên lỉ canh tân thế giới theo chiều hướng Phúc Âm. Chưa hết, họ cần phải chống lại với những thứ ảo tưởng mơn trớn của thứ hạnh phúc nhất thời và của một thiên đàng giả tạo được cống hiến cho họ từ thuốc phiện, khoái lạc, rượu chè, và họ cần phải chống lại với mọi hình thức bạo động nữa.

 

6.         “Xin hãy ở với chúng con”

 

Những suy tư chia sẻ về Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này dẫn chúng ta đến chỗ lập lại lời van xin của các người môn đệ đi Emmau: “Xin hãy ở lại với chúng con, vì trời sắp tối, và ngày giờ đây đã qua đi” (Lk 24:29). 

 

Xin ở với chúng con, Lạy Chúa, xin giữ chúng con bên Chúa, cho dù chúng con đã không luôn luôn nhận ra Chúa. Xin hãy ở với chúng con, vì chung quanh chúng con đang trùng trùng điệp điệp là bóng tối mà Chúa là Ánh Sáng; lòng chún g con đang cảm thấy chán chường, xin hãy làm cho nó bừng lên niềm tin Phục Sinh. Chúng con mệt mã vì cuộc hành trình này, thế nhưng Chúa an ủi chúng con nơi việc bẻ bánh, nhờ đó chúng con mới có thể loan truyền cho anh chị em mình rằng Chúa thực sự đã phục sinh và ủy thác cho chúng con sứ vụ làm chứng cho việc Chúa phục sinh.

 

Xin ở với chúng con, lạy Chúa, khi mây mù ngờ vực, tình trạng mệt mỏi ê chề hay khó khăn nổi lên vây lấy niềm tin Công Giáo của chúng con; Chúa là chính Sự Thật, Chúa là Đấng mạc khải Cha cho chúng con: xin hãy soi sáng tâm trí chúng con bằng lời của Chúa, và giúp chúng con cảm thấy vẻ đẹp của việc tin tưởng nơi Chúa.

 

Xin hãy ở lại với gia đình của chúng con, xin hãy soi sáng họ khi họ cảm thấy ngờ vực, hãy nâng đỡ họ khi họ gặp khốn khó, xin hãy an ủi họ khi họ cảm thấy khổ đau và khi họ long đong vất vả trong cuộc sống hằng ngày, khi họ bị bủa vây bởi những bóng tối dồn lên đe dọa mối hiệp nhất và căn tính tự nhiên của họ. Chúa chính là Sự Sống: xin hãy ở lại với gia đình chúng con, nhờ đó, họ có thể tiếp tục trở thành tổ ấm cho sự sống của con người được hạ sinh một cách quảng đại, được đón nhận, yêu thương và tôn trọng từ khi thụ thai cho tới lúc tự nhiên qua đi.

 

Lạy Chúa, xin hãy ở lại với các xã hội là những xã hội của chúng con đang bị yếu kém nhất; xin ở lại với thành phần nghèo khổ và thấp hèn; với các người thổ dân và những người Mỹ Châu gốc Phi Châu, thành phần không phảiu bao giờ cũng tìm thấy được nơi chốn và sự đỡ nâng để thể hiện cái phong phú nơi nền văn hóa của mình cùng với sự khôn ngoan nơi căn tính của họ. Lạy Chúa, xin hãy ở lại với các trẻ em và giới trẻ, thành phần là niềm hy vọng và là kho tàng của Châu Lục chúng con, xin hãy bảo vệ họ khỏi rất nhiều cạm bẫy đang tấn công tính chất vô tội của họ và những niềm hy vọng hợp lý của họ. Ôi Vị Mục Tử Nhân Lành, xin  hãy ở lại với n hững người lão thành của chúng con và bệnh nhân của chúng con. Xin hãy làm cho mọi người trong họ được vững mạnh trong đức tin, để họ có thể trở thành môn đệ và thừa sai của Chúa!

 

Kết Luận

 

Trong khi tôi kết thúc việc tôi ở giữa anh chị em đây, tôi muốn cầu xin Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội bảo vệ anh chị em và toàn thể Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. Tôi nài xin Đức Mẹ, đặc biệt dưới tước hiệu Guadalupe, Quan Thày của Mỹ Châu, và dưới tước hiệu Aparecida, Quan Thày của Ba Tây, hỗ trợ anh chị em trong công việc mục vụ hào hứng và gay go của anh chị em. Tôi ký thác cho Mẹ Dân Chúa ở vào giai đoạn của ngàn năm thứ ba Kitô Giáo này. Tôi cũng xin Mẹ hướng dẫn các bày tỏ và suy tư của cuộc Tổng Nghị này và tôi xin Mẹ chúc phúc dồi dào các tặng ân cho các dân tộc yêu dấu của Châu Lục này.

 

Trước khi tôi trở về Rôma, tôi muốn để lại một món quà cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, để hỗ trợ và phấn khích các vị. Đó là bức hình ghép ba mảnh ở Cuzco, Peri, trình bày cho thấy Chúa Kitô trước khi Thăng Thiên một chút, khi Người đang ủy thác cho các môn đệ của mình sứ vụ đi tuyển mộ môn sinh ở khắp các dân  nước. Bức hình này gợi lên mối liên hệ gần gữi gắn liền Chúa Giêsu Kitô với các môn đề của Người và là thành phần thừa sai cho thế gian được sự sống. Mảnh cuối cùng cho thấy Thánh Juan  Diego đang loan báo Phúc Âm, với hình ảnh Trinh Nữ Maria trên áo choàng của ngài và cuốn Thánh Kinh trên tay. Lịch sử của Giáo Hội dạy chúng ta rằng sự thật của Phúc Âm, khi mắt chúng ta chú ý tới vẻ đẹp của nó và tâm trí chúng ta lấy đức tin lãnh nhận nó, giúp chúng ta chiêm ngưỡng các chiều kích của một mầu nhiệm khiến chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng và gắn bó thiết tha.

 

Để lên đường, tôi hết sức thân ái chào tất cả anh chị em bằng một niềm hy vọng trong Chúa. Xin cám ơn anh chị em rất nhiều!  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070513_conference-aparecida_en.html 

 

 TOP

Chuyến Tông Du Ba Tây: Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh 13/5/2007 trong  trước Đền Thánh Mẫu Aparecida

(Ngài đã chào các sắc dân bằng thổ ngữ của họ, đầu tiên bằng tiếng tây Ban Nha, rồi Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha. Bằng tiếng Bồ Đào Nha, ngài đã nói đến Biến Cố Fatima 90 Năm như sau:)

Hôm nay là ngày kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ Fatima hiện ra. Những lần hiện ra ở Fatima này, qua lời kêu gọi mãnh liệt hãy hoán cải và thống hối, chắc chắn mang tính cách ngôn sứ hơn hết trong tất cả các cuộc hiện ra hiện đại.

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/angelus/2007/documents/hf_ben-xvi_reg_20070513_brazil_en.html

 

 TOP

 

 

Bài Giảng cho Thánh Lễ Khai Mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh sáng Chúa Nhật 13/5/2007 trước Đền Thánh Mẫu Aparecida

 

Chư Huynh Giám Mục thân mến,

Các linh mục thân mến, cùng toàn thể anh chị em trong Chúa!

 

Không có lời nào diển tả hết niềm vui của tôi được ở đây với anh chị em để long trọng cử hành Thánh Thể nhân dịp khai mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám M ục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. (Tiếp theo là lời chào đặc biệt tới các vị thẩm quyền đạo đời, kể cả những ai hiệp thông trong tinh thần)

 

Tôi thấy đó là một tặng ân đặc biệt của Đấng Quan Phòng trong việc cử hành Thánh Lễ vào lúc này và tại nơi đây. Lúc này là phụng vụ mùa Phục Sinh, Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh, thời điểm sắp tới Lễ Hiện Xuống, Giáo Hội được kêu gọi để gia tăng lời nguyện xin cho Thánh Linh hiện xuống. Nơi đây là Đền Thánh Toàn Quốc Đức Mẹ Aparecida, trung tâm Thánh Mẫu ở Ba Tây: Mẹ Maria đã đón nhận chúng ta tới Căn Thượng Lầu này, và, như Người Mẹ và là Bậc Thày của chúng ta, giúp chúng ta tin tưởng đồng thanh nguyện cầu cùng Thiên Chúa. Việc cử hành phụng vụ này đặt nền  tảng hết sức vững chắc cho Cuộc Đệ Ngũ Công Nghị này, đặt nó trên nền tảng nguyện cầu vững chắc và trên Thánh Thể, Bí Tích Yêu ThươngSacramentum Caritatis. Chỉ có tình yêu của Chúa Kitô, được Thánh Linh tuôn đổ, mới có thể làm cho cuộc hội họp này trở thành một biến cố thực sự của giáo hội, một thời điểm hồng ân cho Châu Lục này cũng như cho toàn thế giới. Chiều hôm nay tôi sẽ có dịp bàn đến đầy đủ hơn những hàm ý nơi đề tài cho Hội Nghị của anh chị em đây. Thế nhưng, giờ đây, chúng ta hãy giành chỗ cho lời Chúa là những gì chúng ta hân hoan đón nhận bằng tấm lòng cởi mở và dễ dạy, như Mẹ Maria, Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, để, nhờ quyền phép Thánh Linh, Chúa Kitô lại hiện thân một lần nữa nơi “ngày hôm nay” của lịch sử chúng ta.

 

"Nhờ công việc của Thánh Linh, Chúa Giêsu trở thành ‘Đường Lối’ để thành phần môn đệ tiến  bước

 

Bài đọc thứ nhất, trích từ Sách Tông Vụ, nói tới một việc được gọi là “Công Đồng Giêrusalem”, một công đồng giải quyết vấn đề có nên áp đặt việc tuân giữ Luật Moisen lên những người dân ngoại đã trở thành Kitô hữu hay chăng. Bài đọc không kể đến việc bàn luận giữa “các tông đồ và các trưởng lão” (câu 4-21), và thuật lại quyết định cuối cùng, bấy giờ được viết xuống thành hình thức một bức thư và ủy thác cho hai vị đại biểu đưa đến cho cộng đồng ở Antioch (câu 22-29). Đoạn sách Tông Vụ này rất thích hợp với chúng ta, vì cả chúng ta nữa đang hợp nhau nơi đây để thực hiện một cuộc gặp gỡ có tính cách giáo hội. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng liên quan tới những trục trặc và vấn đề to lớn Giáo Hội đang gặp phải trong cuộc hành trình của Giáo Hội. Những vấn đề và trục trặc ấy trở nên sáng tỏ nhờ “các v ị tông đồ” và “các vị kỳ lão” theo án h sáng của Thánh Thần, Đấng, như bài Phúc Âm hôm nay nói, nhắc nhở giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô (x Hn 14:26), nhờ đó giúp cho cộng đồng Kitô hữu tiến bộ trong đức bác ái hướng tới sự trọn vẹn của chân lý (x Jn 16:13). Thành phần lãnh đạo của Giáo Hội bàn luận và tranh luận, thế nhưng bằng một thái độ liên lỉ cởi mở một cách đạo đức trước lời của Chúa Kitô trong Thánh Thần. Bởi thế, cuối cùng các vị có thể nói rằng: “Đó là quyết định của Thánh Linh và cũng là của chúng tôi…” (Acts 15:28).

 

Đó là “phương pháp” chúng ta sử dụng trong Giáo Hội, dù là ở những cuộc qui tụ ít người hay nhiều người. Nó không phải là vấn đề phương thức: nó là phản ảnh chính bản tính của Giáo Hội là một mầu nhiệm hiệp thông với Chúa Kitô trong Thánh Linh. Nơi trường hợp Các Tổng Nghị Chư Giám Mục Mỹ Châu La Ti nh và Caribbean, lần nhất, được tổ chức vào năm 1955 ở Rio de Janeiro, nhâ 5n được một Bức Thư đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính; ở những cuộc Nghị Sự sau đó, bao gồm cả cuộc đang diễn ra đây, Vị Giám Mục Rôma đã đi đến địa điểm của cuộc họp theo châu lục này để chủ tọa phần mở đầu. Với lòng tri ân và mến mộ, chúng ta hãy nhớ đến những Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đã mang tới những Cuộc Hội Nghị ở Medellín, Puebla và Santo Domingo chứng từ gắn bó của Giáo Hội hoàn vũ với các Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh là những giáo hội theo tỷ lệ tạo nên đa số trong cộng đồng Công Giáo.

 

Của Thánh Linh và cũng của chúng tôi”. Đó là Giáo Hội: chúng tôi, là cộng đồng tín hữu, là Dân Chúa, cùng với các vị Mục Tử của mình là những vị được kêu gọi để dẫn lối; cùng với Thánh Linh, Vị Thần Linh của Cha, được sai đến nhân danh Con Ngài là Giêsu, Vị Thần Linh của Đấng “cao trọng” hơn tất cả mọi sự, được ban cho chúng ta qua Chúa Kitô, Đấng đã trở nên “bé nhỏ” vì chúng ta. Vị Thần Linh An Ủi, Đấng Bào Chữa của chúng ta, Vị Bênh Vực và Dẫn Dắt, làm cho chúng ta sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, như thành phần nghe lời của Ngài, thoát khỏi tất cả mọi lo âu và sợ hãi, mang trong lòng mình niềm bình an được Chúa Giêsu lưu lại cho chúng ta, thứ bình an thế gian khôn g thể ban phát (x Jn 14:26-27). Vị Thần Linh này đang hộ tống Giáo Hội trong cuộc hành trình của Giáo Hội giữa thời điểm Chúa Kitô đến lần thứ nhất và lần thứ hai. “Thày đi rồi Thày sẽ trở lại với chúng con” (Jn 14:28), Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ của Người như thế. Giữa “việc ra đi” của Chúa Kitô và “việc trở lại” của Người là thời điểm của Giáo Hội, của Thân Mình Người.Cho tới nay hai ngàn năm đã qua đi, bao gồm cả hơn 5 thế kỷ Giáo Hội đã tiến bước ở Đại Lục Mỹ Châu, làm cho các tín hữu được tràn đầy sự sống của Chúa Kitô nhờ các bí tích và gieo vãi nơi n hững mảnh đất này hạt giống tốt Phúc Âm, làm sản sinh ra ba mươi, sáu mươi và một trăm. Thời điểm của Giáo Hội, thời điểm của Thần Linh, Vị Thần Linh là Thày huấn luyện thành phần môn đệ: Ngài dạy yêu mến Chúa Giêsu; Ngài huấn luyện họ nghe lời của Người và chiêm ngưỡng dung nhan Người; Ngài làm cho họ nên giống nhân tính linh thánh của Chúa Kitô, một nhân tính nghèo khó trong tinh thần, bị khổ cực, hiền lành, đói khát công lý, nhân hậu, thanh sạch trong lòng, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì sự công chính (x Mt 5:3-10). Nhờ công việc của Thánh Linh, Chúa Giêsu trở thành ‘Đường Lối’ để thành phần môn đệ tiến  bước”. “Nếu ai yêu mến Thày thì giữ lời Thày”, Chúa Giêsu nói ngay ở đoạn đầu của bài Phúc Âm hôm nay. “Lời các con nghe không phải của Thày mà là của Cha là Đấng đã sai Thày” (Jn 14:23-24). Như Chúa Giêsu tỏ ra những lời Cha của Người thế nào thì Vị Thần Linh này cũng nhắc nhở Giáo Hội về những lời lẽ của Chúa Kitô như thế (x Jn 14:26). Và như tình yêu của Chúa Cha đã làm cho Chúa Giêsu sống bằng ý muốn của Cha thế nào, thì tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu như vậy, qua việc chúng ta tỏ ra vâng lời của Người. Lòng trung thành của Chúa Giêsu đối với ý muốn của Cha là những gì có thể được truyền đạt cho các môn đệ của Người qua Chúa Thánh Thần là Đấng tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa vào lòng trí chúng ta” (x Rm 5:5).

 

Tân Ước trình bày Chúa Kitô như là vị thừa sai của Chúa Cha. Nhất là trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu thường nói về mình liên quan tới Cha là Đấng đã sai Người đến trần gian. Bởi thế mà trong bài Phúc Âm hôm nay Người đã phán: “Lời các con nghe không phải của Thày mà là của Cha là Đấng đã sai Thày” (Jn 14:24). Vào lúc này đây, các bạn thân mến, chúng ta được mời gọi để hướng mắt về Người, vì sứ vụ của Giáo Hội hiện diện chỉ là một cuộc kéo dài sứ vụ của Chúa Kitô mà thôi: “Như Cha đã sai Thày thế nào Thày cũng sai các copn như vậy” (Jn 20:21). Vị thánh ký này nhấn mạnh, bằng ngôn ngữ mạnh mẽ, rằng việc trao chuyền sứ vụ này xẩy ra nơi Chúa Thánh Linh: “Người đã thở hơi trên các v ị mà phán ‘Các con  hãy nhận lấy Thánh Linh’” (Jn 20:22). Sứ vụ của Chúa Kitô là sứ vụ được hoàn thành trong yêu thương. Người đã thắp lên trên thế gian này ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa (x Lk 12:49). Chính Tình Yêu đã hiến sự sống: bởi thế Giáo Hội đã được sai đi để loan truyền Tình Yêu của Chúa Kitô khắp thế giới, nhờ đó các cá nhân cũng như chư dân “được sự sống và là sự sống viên mãn” (Jn 10:10). Hôm nay, tôi xin tiêu biểu ký thác bức Thông Điệp Thiên C húa là Tình Yêu của tôi cho anh chị em là thành phần đại diện cho Mỹ Châu La Tinh, một thông điệp tôi đã tìm cách trình bày cho mọi người thấy được yếu tính của sứ điệp Kitô Giáo. Giáo Hội coi mình là môn đệ và là thừa sai của Tình Yêu này: thừa sai chỉ vì Giáo Hội là một người môn đệ, có khả năng bị thu hút liên lỉ một cách lạ lùng bởi Vị Thiên C húa đã yêu thương chúng ta và đang yêu thương chúng ta trước (x 1Jn 4:10). Giáo Hội không dính dáng tới khuynh hướng dụ giáo. Trái lại, Giáo Hội tăng trưởng bằng “sự lôi cuốn”: như Chúa Kitô “kéo tất cả mọi người đến với Người” bằng quyền lực yêu thương của Người, tột đỉnh nơi hy tế Thập Giá thế nào thì Giáo Hội cũng hoàn thành sứ vụ của mình cho tới độ, hiệp nhất với Chúa Kitô, Giáo Hội hoàn thành hết mọi việc làm của mình trong tinh thần noi gương bắt chước về tinh thần cũng như thực tiễn tình yêu thương của Chúa mình.

 

“Hãy là những người môn đệ trung thành, để trở thành những thừa sai hiên ngang và hiệu năng”

 

Anh chị em thân mến! Đây là kho tàng vô giá rất dồi dào ở Mỹ Châu La Tinh, đây là gia sản quí báu nhất của miền châu lục này, đó là niềm tin tưởng vào Vị Thiên  Chúa là Tình Yêu, Đấng đã tỏ dung nhan của Ngài ra cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Anh chị em tin tưởng vào Vị Thiên Chúa là Tình Yêu: đó là sức mạnh của anh chị em, một sức mạnh thắng vượt thế gian, một niềm vui mà không gì và không ai có thể lấy khỏi anh chị em, một thờz bình an Chúa Kitô đã chiếm lấy cho anh chị em bằng Thập Giá của Người! Đó là niềm tin đã làm cho Mỹ Châu trở thành một “Châu Lục của Niềm Hy Vọng”. Không phải là một ý hệ chính trị, không phải là một phong trào có tính cách xã hội, không phải là một hệ thống kinh tế: niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa là Tình Yêu – Đấng đã hóa thành nhục thể, đã chết và phục sinh nơi Chúa Giêsu Kitô – là nền tảng chân thực cho niềm hy vọng mang lại mùa mùa gặt cả thể từ lúc khởi đầu việc truyền bá phúc âm hóa cho tới ngày nay, như được chứng thực bởi hàng loạt các Thánh Nhân và Chân Phước do Thần Linh làm nổi lên ở khắp Châu Lục này. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi anh chị em thực hiện một cuộc tân  truyền bá phúc âm hóa, và anh chị em đã chấp nhận sứ vụ này bằng lòng quảng đại và dấn thân vốn có của anh chị em. Giờ đây tôi muốn củng cố việc này với anh chị em, và bằng những lời lẽ của Đệ Ngũ Hội Nghị này, tôi muốn nói với anh chị em rằng: Hãy là những người môn đệ trung thành, để trở thành những thừa sai hiên ngang và hiệu năng.

 

Bài đọc thứ hai nêu lên trước mắt chúng ta một nhãn quan nguy nga về Gia Liêm thiên quốc. Đó là một hình ảnh của sự mỹ lệ kinh hồn, nơi không có gì là vô dụng thừa thãi, mà tất cả đều góp phần vào tình trạng hòa hợp tuyệt hảo của Thành thánh này. Trong thị kiến của mình, Thánh Gioan đã thấy thành này “từ trời ở nơi Thiên Chúa mà xuống, rạng ngời vinh quang của Thiên Chúa” (Rev 21:10). Và vì vinh quang của Thiên Chúa là Tình Yêu mà Gia Liêm thiên quốc này là hình tượng về Giáo Hội, hoàn toàn thánh hảo và hiển vinh, không tì ố hay vết nhăn (x Eph 5:27), với tâm điểm và hết mọi phần  của mình được ngập tràn sự hiện diện của Vị Thiên Chúa là Tình Yêu. Giáo Hội được gọi là một “cô dâu”, “cô dâu của Con Chiên” (Rev 20:9), vì hình ảnh phu thê được nên trọn nơi Giáo Hội, một hình ảnh thấm đậm mạc khải thánh kinh từ đầu đến cuối. Thành và Cô Dâu này là nơi hiệp thông trọn vẹn của Thiên Chúa với nhân loại; Giáo Hội không cần đền thờ hay bất cứ một nguồn sáng bên ngoài nào, vì sự hiện diện nội tại của Thiên Chúa và của Con Chiên đã là những gì chiếu sáng Giáo Hội từ bên trong rồi vậy.

 

Hình tượng uy nghi lộng lẫy này có một giá trị cánh chung: nó bày tỏ cho thấy mầu nhiệm của vẻ đẹp đã là hình thể chính yếu của Giáo Hội rồi, cho dù nó chưa đạt đến tầm mức vẹn toàn của mình. Nó là đích điểm cho cuộc lữ hành của chúng ta, quê hương đang đợi chờ chúng ta và là nơi chúng ta ngưỡng vọng. Nhìn thấy vẻ đẹp ấy bằng con mắt đức tin, bằng việc chiêm ngưỡng nó và khát vọng nó, không được trở thành cớ lẩn tránh đi thực tại lịch sử mà Giáo Hội đang sống vì Giáo Hội chia sẻ niềm vui và hy vọng, đau thương và đau buồn của dân chúng trong thời đại của chúng ta, nhất là những ai nghèo khổ hay đau khổ (xem Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 1). Nếu vẻ đẹp của Gia Liêm thiên quốc là vinh hiển của Thiên Chúa – nói cách khác, của tình Ngài yêu thương – thì chính trong đức ái, và chỉ trong đức ái mà thôi, chúng ta mới có thể vươn tới nó và ở một mức độ nào đó ở trong nó ngay từ bay giờ. Ai yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ lời của Người, thì đã cảm nghiệm thấy trên thế gian này sự hiện diện nhiệm mầu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã nghe thấy điều này trong Phúc Âm: “Chúng Ta sẽ đến với họ và cư ngụ nơi họ” (Jn 14:23). Bởi thế, hết mọi Kitô hữu được kêu gọi trở thành một viên đá sống cho “chỗ ở của Thiên Chúa với con người” rạng ngời này. Thật là một ơn  gọi cao cả biết bao!

 

Giáo Hội hoàn toàn được phấn chấn và thúc bách bởi tình yêu của Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế vì yêu, là hình ảnh theo lịch sử của Gia Liêm thiên quốc, tiền thân của thành thánh rạng ngời vinh hiển của Thiên Chúa. Nó tỏa ra một thứ quyền lực truyền giáo bất khả cưỡngquyền năng của sự thánh đức. Nhờ những lời nguyện cầu của Trinh Nữ Maria, chớ gì Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean được mặc lấy dồi dào quyền lực từ trên  cao (x Lk 24:49), để loan truyền khắp Châu Lục này và toàn thế giới sự thánh thiện của Chúa Kitô. Xin muôn đời tôn vinh Người cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070513_conference-brazil_en.html

 

 TOP

 

 

Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Huấn Dụ Trong Buổi Lần Hạt Mân Côi với linh mục, tu sĩ, phó tế, và chủng sinh tối Thứ Bảy 12/5/2007 ở Đền Thánh Mẫu Conceição Aparecida

 

Quí Huynh Khả Kính trong Hồng Y Đoàn, trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Quí Tu Sĩ thân mến cùng tất cả an h chị em hằng mộ mến theo đuổi Chúa Kitô để đáp lại tiếng của Người,

Các Chủng Sinh thân mến đang sửa soạn cho thừa tác vụ linh mục,

Các Phần Tử thân mến thuộc Các Phong Trào trong Giáo Hội và tất cả mọi anh chị em giáo dân đang mang quyền lực của Phúc Âm đến thế giới của việc làm và văn hóa, vào trung tâm gia đình và các giáo xứ của anh chị em!

 

1.         Như các vị Tông Đồ, cùng với Mẹ Maria, “đi lên căn thượng lầu” và ở đó, “đồng tâm nhất trí nguyện cầu” (Acts 1:13-14), chúng ta cũng thế, qui tụ lại nơi đây hôm nay tại Đền Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida, một đền thán h đồng thời cũng là “căn thượng lầu” là nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô, ở giữa chúng ta. Hôm nay, chính Mẹ là vị đã hướng dẫn việc suy niệm của chúng ta; chính Mẹ là vị dạy chúng ta nguyện cầu. Chính Mẹ là vị tỏ cho chúng ta thấy cách thức để mở tâm trí của chúng tar a cho quyền  năng của Thánh linh, Đấng đền làm tràn đầy toàn thể thế giới.

 

Chúng ta vừa c ầu kinh mân côi. Qua những tuần tự suy niệm này, Đấng An Ủi thần linh tìm cách tác động chúng ta về việc hiểu biết Chúa Kitô được xuất phát từ nguồn mạch trong sáng của bản văn Phúc Âm. Về phần mình, Giáo Hội của ngàn năm thứ ba muốn cống hiến cho các Kitô hữu khả năng “hiểu biết – theo lời Thánh Phaolô – mầu nhiệm của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, là Đấng nơi Người giấu ẩn tất cả mọi kho tàng khôn ngoan và tri thức” (Col 2:2-3). Mẹ Maria Rất Thánh, Vị Trinh Nữ tinh tuyền vô nhiễm, đối với chúng ta là học đường dạy đức tin để hướng dẫn chúng ta và cống hiến cho chúng ta sức mạnh trên con đường dẫn chúng ta đến cùng Đấng Hóa C ông Trời Đất. Vị Giáo Hoàng này đến Aparecida hết sức hân hoan để trước hết nói cùng anh chị em rằng: “Hãy ở lại học đường của Mẹ Maria”. Hãy cảm hứng từ những giáo huấn của Mẹ, hãy tìm cách đón nhận và duy trì trong tâm can anh chị em ánh sáng được Mẹ, theo lệnh thần linh, từ trời tỏa xuống cho anh chị em.

 

Tuyệt vời biết bao được qui tụ lại nơi đây vì danh Chúa Kitô, trong đức tin, trong tình huynh đệ, trong niềm vui, trong an bình và trong nguyện cầu, cùng với “Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu” (Acts 1:14). Tuyệt vời biết bao, các Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ Tận Hiến, Chủng Sinh và các gia đình Kitô Giáo thân mến, được tụ họp ở Đền  Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida này, nơi Thiên Chúa Cư Ngụ, Nhà của Đức Mẹ và là Nhà của Anh Chị Em; và vào những ngày tới đây nó cũng trở thành khung cảnh cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. Tuyệt vời biết bao được ở nơi đây trong Đền Thờ Thánh Mẫu này, một đền thờ mà vào lúc này đây ánh mắt và niềm hy vọng của thế giới Kitô giáo đang hướng tới, nhất là đối với thành phần Kitô hữu ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean!

 

2.         Tôi hân hạnh được ở với anh chị em nơi đây, giữa anh chị em! Vị Giáo Hoàng này thương mến anh chị em! Vị Giáo Hoàng này thân mến chào anh chị em! Ngài cầu nguyện cho anh chị em! Và ngài nài xin Chúa ban phúc lành tối hảo nhất cho các Phong Trào, các Hiệp Hội và các thực thể trong giáo hội, một thể hiện sống động về nét trẻ trung vĩnh tồn của Giáo Hội! Hãy thực sự trở nên diễm phúc! Từ nơi đây tôi gửi lời chào thực sự tới các gia đình đang qui tụ nơi đây, đại diện cho tất cả mọi gia đình Kitô hữu yêu dấu trên khắp thế giới…….

 

(lời chào nhân dân Ba Tây là dân sùng mến vị thừa kế Thánh Phêrô v.v.)

 

3.         Tôi gửi lời chào đến các vị linh mục yêu dấu đang hiện diện…… (rồi ngài tỏ lòng thông cảm, khuyến khích và cám ơn các vị)

 

4.         Các Phó Tế và Chủng Sinh thân mến …. (ngài cũng tỏ tình thân ái, cám ơn và phấn khích theo ơn gọi của họ)

 

5.         Giờ đây tôi hướng mắt và chú ý tới anh chị em là những con người nam nữ sống đời tận hiến…… (rồi ngài cũng bày tỏ lòng thân ái và khuyến  khích)

 

Đời sống tu trì ở Ba Tây bao giờ cũng quan trọng và đóng một vai trò chính yếu trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa, ngay từ đầu của kỷ nguyên thuộc địa. Mới hôm qua đây, tôi đã hết sức hân hoan chủ tế việc cử hành Thánh Thể bao gồm cả việc phong thánh cho Thánh Antơnio de Sant’Ana Galvão, một linh mục và tu sĩ Dòng Phanxicô và là vị thánh đầu tiên sinh ở Ba Tây. Cùng với ngài, chứn g từ đáng ca ngợi khác sống đời tận hiến là Thánh Pauline, nữ sáng lập Dòng Chị Em Hèn Mọn của Mẹ Vô Nhiễm. Tôi có thể trích nhiều mẫu gương khác. Chớ gì tất cả các vị cùng nhau trở thành động lực phấn khởi anh chị em sống trọn đời tận hiến của anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!

 

6.         Hôm nay, ngày áp cho việc khai mở Đệ Ngũ Tổng Nghị Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean tôi sẽ hân hoan chủ sự, tôi muốn nói cùng mỗi một người trong anh chị em rằng chúng ta rất cần phgải gìn giữ cảm quan của mình trong việc thuộc về Giáo Hội, một giáo hội dẫn chúng ta tới chỗ tăng trưởng và trưởng thành như là những người anh chị em, con cái của một Thiên Chúa và Cha duy nhất. Hỡi những con người nam nữ Mỹ Châu La Tinh thân mến, tôi biết rằng anh chị em rất khát khao Thiên Chúa. Tôi biết rằng anh chị em theo Chúa Giêsu là Đấng đã phán: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6). Bởi thế, vị Giáo Hoàng này muốn nói cùng tất cả anh chị em rằng: Giáo Hội là nhà của chúng ta! Đó là nhà của chúng ta! Trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta tìm được tất cả những gì là thiện hảo, tất cả những gì là nền tảng vững chắc cho sự an ninh và an ủi! Bất cứ ai chấp nhận Chúa Kitô, Đấng thực sự “là đường, là sự thật và là sự sống”, đều được vững tâm cảm thấy bình an và hạnh phúc, ở đời này lẫn đời sau! Vì lý do này mà vị Giáo Hoàng này đã đến đây để nguyện cầu và làm chứng với tất cả anh chị em rằng: Thật là đáng sống trung thành, thật là đáng bảo trì đức tin của chúng ta! Tuy nhiên, việc gắn bó với đức tin đòi hỏi phải được huấn luyện vững chắc về tín lý và tu đức, là những gì nhờ đó góp phần vào việc xây dựng một xã hội công chính, nhân bản và Kitô Giáo. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, cùng với ấn bản rút gọn của sách này được phổ biến dưới nhan đề “Cuốn Tổng Lược”, sẽ giúp ích ở đây vì những ý niệm rõ ràng được nó cung cấp liên quan tới đức tin của chúng ta. Chúng ta hãy thẳng thắn xin Chúa Thánh Thần đến như một Lễ Hiện Xuống mới cho tất cả mọi người, nhờ đó Lễ Hiện Xuống mới này có thể soi sáng tâm can chúng ta và đức tin của chúng ta bằng ánh sáng soi từ trời.

 

7.         Với nhiều hy vọng, tôi hướng tới tất cả mọi anh chị em tụ họp nhau nơi đây trong Đền Thờ uy nghi này, cũng như tới tất cả mọi người đã tham dự vào buổi cầu Kinh Mân Côi Thánh ở bên ngoài, để kêu gọi anh chị em hãy vững vàng trở thành nhà truyền giáo và mang Tin Mừng Phúc Âm cho hết mọi nơi mọi chốn ở Mỹ Châu La Tinh cũng như trên thế giới.

 

Chúng ta hãy xin Mẹ Thiên Chúa, Đức Bà Aparecida, bảo vệ đời sống của tất cả mọi Kitô hữu. Chớ gì Mẹ, vị là Minh Tinh Truyền Bá Phúc Âm Hóa, hướng dẫn bước chân  của chúng ta trên con đường tiến tới Nước Trời:

 

“Mẹ ơi, xin hãy bảo vệ gia đình Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh!

Xin hãy canh chừng dưới áo choàng của Mẹ thành phần con cái của mảnh đất dấu yêu đang đón tiếp chúng con đây,

Là Vị Cầu Bầu cùng Người Con Giêsu của mình, xin Mẹ ban cho nhân dân Ba Tây được liên lỉ hưởng hòa bình và hoàn toàn thịnh vượng,

Xin hãy đổ xuống trên anh chị em của chúng con ở khắp Mỹ Châu La Tinh một nhiệt tình truyền giáo thực sự, để loan truyền đức tin và niềm hy vọng,

Xin Mẹ hãy âm vang tiếng kêu xin Mẹ đã thốt lên ở Fatima cho việc hoán cải của các tội nhân được trở thành một thực tại biến đổi đời sống xã hội của chúng con.

Và xin Mẹ, nhờ việc chuyển cầu của Mẹ từ Đền Thánh Guadalupe, cho nhân dân của Châu Lục Hy Vọng này, chúc lành cho đất đai và nhà cửa của nó.

Amen”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070512_rosario-brazil_en.html

 

TOP

 

 

“Qua cơ quan đã đón nhận các bạn đây, Chúa Kitô đã ban cho các bạn cơ hội phục hồi về thể lý và tâm linh là những gì rất quan trọng đối với các bạn và gia đình của các bạn”.

 

Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI huấn dụ Trung Tâm Cải Huấn giới trẻ và nghiện hút Fazenda da Esperanca ở Guaratingueta Thứ Bảy 12/5/2007

 

Các Bạn thân mến!

 

Cuối cùng tôi được ở “Fazenda da Esperanca” đây với các bạn

 

1.         Tôi đặc biệt ưu ái gửi lời chào đến Sư Huynh Hans Stapel, vị sáng lập của tổ chức bác  ái “Nossa Senhora de Glória”, cũng được biết đến với danh xưng “Fazenda da Esperanca”. Trước hết, tôi muốn hân hoan với từng người trong các bạn đây vì tin tưởng vào những lý tưởng về sự thiện và về hòa bình là những gì nói lên nơi chốn này đây.

 

Tôi muốn chúc “pax et bonum – bình an và thiện hảo” cho tất cả những ai đến đây hôm nay từ các “fazendas” khác nhau để ở với vị Giáo Hoàng này – những ai đang được chữa trị và những ai đã được chữa lành, những tình nguyện viên, các gia đình, những ai đã trải qua chương trình này, và các vị ân nhân bảo trợ.

 

Tôi biết rằng có những vị đại diện ở đây đến từ các nơi khác được Sư Huynh “Fazenda da Esperance” mở trung tâm. Các bạn tới đây để gặp gỡ vị Giáo Hoàng này. Các bạn đến để nghe và ngẫm nghĩ những gì tôi muốn nói cùng các bạn.

 

2.         Giáo Hội của ngày hôm nay cần một nhận thức mới mẻ về công việc của mình trong vấn đề làm cho thế giới chú ý tới tiếng nói của Đấng đã phán: “Tôi là ánh sáng thế gian; ai theo Tôi sẽ không bước đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12). Sứ vụ của vị Giáo Hoàng này là canh tân trong tâm hồn của dân  chúng khắp nơi ánh sáng không lịm tắt ấy, vì nó tím cách soi sáng những thẳm cung của hết mọi linh hồn tìm kiếm sự thiện và bình an chân thực mà thế giới không thể nào ban phát. Tất cả những gì ánh sáng này cần đến đó là tâm hồn cởi mở trước lòng ước ao Thiên Chúa. Thiên Chúa không cưỡng bức chúng ta, Ngài không áp đảo quyền tự do riêng tư của chúng ta; Ngài chỉ xin chúng ta cởi mở nội cung của lương tâm chúng ta, nơi xuất phát tất cả những ước vọng cao vời của chúng ta, cũng như những cảm tình cùng với những đam mê lạc loài có khuynh hướng làm lu mờ đi sứ điệp của Đấng Toàn Năng.

 

3.         “Này đây Ta đứng ở cửa mà gõ; nếu ai nghe thấy tiếng của Ta mà mở cửa ra thì Ta sẽ vào với họ để ăn uống với họ và họ với Ta” (Rev 3:20). Đó là những lời thần linh thấm nhập vào thâm tâm của linh hồn chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy xúc động tận đáy lòng.

 

Ở một đoạn đời nào đó của con người, Chúa Giêsu tiến đến và nhè nhẹ gõ vào lòng của những ai tỏ ra sẵn sàng một cách thích đáng. Đối với các bạn đây thì có lẽ Người đã làm như thế qua một người bạn hay một vị linh mục, hoặc, ai biết đâu đó, có lẽ Người sắp xếp hằng chuỗi những gì trùng hợp khiến cho các bạn có thể nhận ra rằng các bạn được Thiên Chúa yêu thương. Qua cơ quan đã đón nhận các bạn đây, Chúa Kitô đã ban cho các bạn cơ hội phục hồi về thể lý và tâm linh là những gì rất quan trọng đối với các bạn và gia đình của các bạn. Ngược lại, xã hội trông chờ các bạn hãy lan truyền tặng ân sức khỏe quí báu này ra giữa bạn bè của các bạn cũng như tất cả mọi phần tử trong cộng đồng.

 

Các bạn cần phải trở nên thành phần Khâm Sai của niềm hy vọng! Thống kê của Ba Tây liên quan tới vấn đề lạm dụng thuốc phiện và những hình thức say sưa hóa chất khác rất cao. Mỹ C hâu La Tin h nói chung cũng thế nữa. Bởi thế tôi thiết tha kêu gọi những nhà buôn thuốc phiện hãy nghĩ đến sự tai hại trầm trọng họ gây ra cho vô số giới trẻ và người lớn ở hết mọi tầng lớp trong xã hội: Thiên Chúa sẽ đòi các người phải trả lẽ về các việc các người làm. Phẩm giá con người không thể bị c hà đạp như thế được. Sự thiệt hại gây ra sẽ phải gánh chịu cùng một lời khiển trách Chúa Giêsu giành cho những ai gây ra gương mù cho “những kẻ bé mọn”, thành phần ưu ái của Thiên Chúa (x Mt 18:7-10).

 

4.         Nhờ việc chữa trị, bao gồm cả việc trợ giúp về y khoa, tâm lý và giáo dục, và nhờ lời nguyện cầu, việc làm chân tay và kỷ luật mà nhiều người – nhất là giới trẻ – đã thành công trong việc thoát khỏi tượu chè và nghiện hút, nhờ đó tái khám phá được cái ý nghĩa nơi đời sống của mình.

 

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi về công việc này, một công việc được đặt trên nền tảng thiêng liêng theo đoàn sủng của Thánh Phanxicô và theo linh đạo của Phong Trào Focolare.

 

Việc tái hội nhập vào xã hội chắc chắn là những gì cho thấy hiệu năng nơi việc làm của các bạn. Tuy nhiên, nó là những cuộc hoán cải, là cuộc tái nhận thức về Thiên Chúa và chủ động tham dự vào đời sống của Giáo Hội, những cuộc hoán cải lôi kéo được nhiều chú ý hơn và chứng thực được tầm quan trọng nơi hoạt động của các bạn. Vấn đề chăm sóc cho thân xác không biết bao giờ cho đủ, chúng ta cần phải trang điểm cho linh hồn bằng các tặng ân thần linh quí báu nhất có được nhờ Phép Rửa.

 

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho tất cả những ai đã bắt đầu tiến bước trên  con đường của niềm hy vọng mới, nhờ ơn trợ giúp của Bí Tích Hòa Giải và việc cử hành Thánh Thể.

 

5.         Các bạn thân mến, tôi không thể để cho cơ hội này qua đi mà không cám ơn tất cả những ai góp phần về vật chất và tinh thần để cho cơ quan bác ái “Nossa Sengora da Glória” này có thể tiếp tục hoạt động của nó. Xin Chúa chúc lành cho Sư Huynh Hans Stapel và Nelson Giovanelli Ros về việc họ đáp lại tiếng Người kêu gọi trong việc dấn thân của họ cho các bạn. Tôi xin Chúa cũng chúc lành cho tất cả những ai làm việc ở nơi đây: thành phần nam nữ sống đời tận hiến, và những tình nguyện viên. Chúng ta xin phúc lành đặc biệt của Chúa xuống cho tất cả những người bạn hữu, những nhóm trợ giúp và các vị thẩm quyền cung ứng cho các nhu cầu của các bạn, cũng như trên tất cả những ai yêu mến Chúa Kitô hiện diện nơi những người con cái yêu dấu này của Người. (ĐTC nghĩ tới những cơ quan khác trên khắp thế giới phục vụ anh chị em mình như ở chỗ này)

 

(6.        lời nguyện cầu và chúc lành kết thúc)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/5/2007

 

TOP

 

 

Tông Du Ba Tây: Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối  11/5/2006 tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo

 

Các Vị Giám Mục thân mến!

 

“Mặc dù là Con Thiên Chúa, Người cũng đã biết tuân phục qua những gì Người phải chịu; và khi được làm cho nên trọn hảo, Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người” (Heb 5:8-9).

 

1.         Câu chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc cho Giờ Kinh Tối chất chứa một giáo huấn sâu xa. Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng lời Thiên Chúa là những gì sống động, sắc hơn thanh gươm hai lưỡi; thấu suốt thâm cung linh hồn và mang lại an ủi cùng phấn khởi cho thành phần tôi trung của Người (x Heb 4:12).

 

(Những lời chào hỏi và cám ơn mở đầu)

 

“Thừa tác vụ làm Giám Mục của chúng ta bởi thế thúc bách chúng ta nhận thức được ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và phác ra một dự án mục vụ có khả năng huấn luyện Dân Chúa biết nhận ra và tha thiết với các thứ giá trị siêu việt, trung thành với Chúa Kitô và với Phúc Âm”

 

2.         Cuộc gặp gỡ này là một biến cố lớn lao của Giáo Hội và thuộc về công cuộc gia tăng truyền giáo Mỹ Châu La Tinh cần phải thực hiện, được bắt đầu từ đây – trên mảnh đất Ba Tây này. Đó là lý do tại sao trước hết tôi muốn nói cùng chư huynh là các vị Giám Mục Ba Tây, bằng cách gợi lên những lời ấy, những lời sâu xa về nội dung, từ Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái: “Mặc dù là Con, Người cũng đã biết tuân phục qua những gì Người phải chịu; và khi được làm cho nên trọn hảo, Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người” (Heb 5:8-9). Những câu đầy ý nghĩa này nói về lòng cảm thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, như được thể hiện nơi cuộc khổ nạn của Con Ngài. Những lời ấy nói về việc tuân phục của Chúa Kitô và về việc Người ý thức tự nguyện chấp nhận dự án của Cha, một dự án hầu như được sáng tỏ ở lời Người nguyện cầu trên Núi Olive: “Xin cho ý của Cha được nên trọn chứ không phải ý Con” (Lk 22:42). Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng được lối cứu độ chân thực là ở chỗ tuân hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa. Đó là những gì chúng ta nguyện cầu trong lời nguyện ước thứ ba của “Kinh Lạy Cha”: ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, vì bất cứ nơi đâu ý của Thiên Chúa được thực hiện thì ở đó có sự hiện diện của Vương Quốc Thiên Chúa.

 

Thành phần Giám Mục chúng ta đến với nhau để biểu hiện sự thật chính yếu ấy, vì chúng ta trực tiếp gắn liền với Chúa Kitô là Vị Mục Tử Nhân Lành. Sứ vụ được ủy thác cho chúng ta với tư cách thày dạy đức tin đây, là ở chỗ nhắc nhớ, theo lời của vị Tông Đồ Dân Ngoại, rằng Đấng Cứu Thế của chúng ta “muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tim 2:4). Sự thật này, chứ không phải bất cứ một điều gì khác, là mục đích của Giáo Hội: phần rỗi của từng linh hồn. Đó là lý do Chúa Cha đã sai Con của Ngài, và theo những lời của Chúa Giêsu được truyền đạt cho chúng ta trong Phúc Âm Thánh Gioan, “như Cha đã sai Thày thế nào thì Thày cũng sai các con như vậy” (Jn 20:21). Bởi thế mới có lệnh truyền rao giảng Phúc Âm: “Vậy các con hãy đi tuyển mộ môn đề khắp mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả những gì Thày đã truyền cho các con; và này đây Thày sẽ ở cùng các con mãi mãi cho tới tận thế” (Mt 28:19-20). Những lời này đơn sơ nhưng cao vời; chúng nói về nhiệm vụ của chúng ta trong việc loan báo sự thật đức tin, về nhu cầu khẩn trương của đời sống bí tích, và lời Chúa Kitô hứa liên tục hỗ trợ Giáo Hội, Đó là những thực tại nồng cốt: chúng nói về việc hướng dẫn dân chúng theo đức tin và luân lý Kitô Giáo, và về việc cử hành các phép bí tích. Ở đâu Thiên Chúa và ý muốn của Ngài không được biết đến thì ở đó niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô cũng như vào sự hiện diện bí tích của Người bị hụt hẫng, thì yếu tố thiết yếu để giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội và chính trị cũng bị mất đi. Việc trung thành với thượng quyền của Thiên Chúa và ý muốn của Ngài, một ý muốn được nhận biết và sống hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, là tặng ân thiết yếu mà thành phần Giám Mục và linh mục chúng ta cần phải cống hiến cho dân của chúng ta (cf. "Populorum Progressio," 21).

 

3.         Thừa tác vụ làm Giám Mục của chúng ta bởi thế thúc bách chúng ta nhận thức được ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và phác ra một dự án mục vụ có khả năng huấn luyện Dân Chúa biết nhận ra và tha thiết với các thứ giá trị siêu việt, trung thành với Chúa Kitô và với Phúc Âm.

 

Thật sự thời hiện tại đây là một thời điểm khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều con cái của Giáo Hội đang cảm thấy được tình trạng khó khăn. Xã hội đang trải qua những giây phút lạc hướng đáng lo âu. Tính cách thánh thiện của hôn nhân và gia đình đang bị tấn công một cách vô thưởng vô phạt, như là những thứ nhượng bộ được thực hiện theo những hình thức áp lực, gây hại đến những tiến trình lập pháp; các thứ tội ác phạm đến sự sống được biện minh nhân danh quyền tự do cá nhân và nhân quyền; những cuộc tấn công phạm đến phẩm giá của con người; nạn ly dị và các cuộc phối hợp ngoài hôn nhân đang lan tràn gia tăng. Thậm chí còn hơn thế nữa: khi mà, trong chính Giáo Hội, dân chúng bắt đầu đặt vấn đề giá trị của việc dấn thân của linh mục như là một việc hoàn toàn ký thác cho Thiên Chúa qua đời sống độc thân, và như là việc hoàn toàn hướng tới vấn đề phục vụ các linh hồn, và căn cứ vào các vấn đề có tính cách ý hệ, chín h trị và thậm chí đảng phái, v ấn đề cấu trúc của việc toàn hiến cho Thiên C húa bắt đầu mất đi ý nghĩa sâu xa n hất của nó. Làm sao chúng ta lại không cảm thấy sâu xa buồn đau trước tình trạng này? Thế nhưng, hãy tin tưởng: Giáo Hội thánh thiện và bất tử (cf. Eph 5:27). Như Thánh Âu Quốc Tinh đã nói: “Giáo Hội sẽ bị nao núng nếu nền tảng của Giáo Hội bị chấn động; thế nhưng chẳng lẽ Chúa Kitô sẽ bị rún động hay chăng? Vì Chúa Kitô không thể bị chấn động mà Giáo Hội sẽ vẫn được thiết lập cho tới tận thế” ("Enarrationes in Psalmos," 103,2,5: PL 37,1353).

 

Một vấn đề chư huynh đang phải đối đầu với tư cách là những vị Mục Tử chắc hẳn là vấn đề của những người Công Giáo loại bỏ đời sống của Giáo Hội. Nguyên do chính yếu của vấn đề này dường như rõ ràng thấy được nơi việc thiếu hụt một thứ truyền bá phúc âm hóa hoàn toàn đặt trọng tâm vào Chúa Kitô và vào Giáo Hội của Người. Những người yếu kém nhất trước cuộc dụ giáo hung hăng của các giáo phái – một nguyên do chính đáng cần được quan tâm – và những ai không thể cưỡng lại được cuộc tấn công của chủ nghĩa bất khả thần tri, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tục hóa, thường là thành phần lãnh nhận phép rửa không được truyền bá phúc âm hóa một cách đầy đủ; họ dễ bị ảnh hưởng bởi đức tin yếu kém của họ, bị lẫn lộn, dễ bị nao núng và chất phác ngây thơ, bất chấp tính cách mộ đạo bẩm sinh của họ. Trong Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu”, tôi đã nói rằng: “việc là Kitô hữu không phải là kết quả của một thứ chọn lựa về đạo lý hay của một ý nghĩ cao đẹp, mà là của một cuộc hội ngộ với một biến cố, một con người, là những gì mang lại sự sống cho một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt” (đoạn 1). Bởi thế, cần phải dấn thân vào hoạt động tông đồ như là một sứ vụ thực sự giữa đoàn chiên được Giáo Hội hình thành ở Ba Tây, và cổ võ ở mọi lãnh vực việc truyền bá phúc âm hóa theo phương pháp nhắm đến lòng trung thành tư riêng cũng như cộng đồng đối với Chúa Kitô. Đừng bỏ qua một nỗ lực nào trong việc tìm kiếm những người Công Giáo đã lầm đường lạc bước và những ai ít biết hay không  biết gì về Chúa Giêsu Kitô, bằng việc áp dụng một dự án mục vụ đón nhận họ và giúp họ nhận thức rằng Giáo Hội là nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa, và cũng là một tiến trình học giáo lý liên tục.

 

Tóm lại, điều cần thiết ở đây đó là một sứ vụ truyền bá phúc âm hóa có khả năng bao gồm tất cả mọi năng lực hiện  hữu nơi đàn chiên to lớn này. Tôi nghĩ đến các linh mục, những tu sĩ nam nữ và giáo dân đang làm việc rất hăng say, thường gặp phải những khốn khó khủng khiếp, để truyền bá chân lý Phúc Âm. Nhiều người trong họ cộng tác với hay chủ động tham gia các hiệp hội, phong trào và những thực thể giáo hội khác, những tổ chức hiệp thông với các vị Mục Tử và am hợp với những hướng dẫn của giáo phận, mang lại cho tâm điểm của Giáo Hội sự dồi dào phong phú về tâm linh, giáo dục và truyền giáo của họ, như là một kinh nghiệm quí báu và là một mẫu gương sống đời Kitô hữu.

 

Trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa này, cộng đồng giáo hội cần phải được nổi bật một cách rõ ràng những khởi động về mục vụ, nhất là bằng việc sai đi các nhà truyền  giáo, giáo dân  hay tu sĩ, đến các nhà ở ngoại ô thành phố cũng như trong thành phố, để đối thoại với hết mọi người trong tinh thần cảm thông, tế nhị và bác ái. Đàng khác, nếu những ai họ gặp đang sống nghèo khổ, cần phải giúp đỡ họ, như các cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi đã làm bằng việc thực hành tìn h đoàn kết và làm cho những người nghèo khổ ấy thực sự cảm thấy mịnh được yêu thương. Thành phần nghèo khổ sống ở những vùng thuộc ngoại ô thành phố hay ở miền que cần cảm thấy rằng Giáo Hội kề cận với họ, cung cấp những nhu cầu khẩn trương nhất của họ, bênh vực quyền lợi của họ và cùng hoạt động với họ để xây dựng một xã hội trên công lý và hòa bình. Phúc Âm đặc biệt ngỏ cùng thành phần nghèo khổ, và vị Giám Mục, theo mô phạm của Vị Mục Tử Nhân Lành, đặc biệt cần phải lưu tâm tới vấn đề cống hiến  cho họ niềm an ủi thần  linh của đức tin, mà không bỏ qua nhu cầu của họ đang “cần đến bánh vật chất”. Như tôi đã nhấn mạnh đến trong Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu rằng: “Giáo Hội không thể lơ là chểnh mảng việc phục vụ đức ái như Giáo Hội không thể coi thường các bí tích và Lời Chúa” (số 22).

 

Đời sống bí tích, nhất là nơi việc cử hành bí tích Xưng Tội và Thánh Thể, ở đây có một tầm vóc đặc biệt quan trọng. Là thành phần Mục Tử, công việc chính yếu của chư huynh đó là bảo đảm rằng thành phần tín hữu thông phần vào đời sống Thánh Thể cũng như vào Bí Tích Hòa Giải. Chư huynh cần phải khôn ngoan bảo đảm rằng việc xưng tội và giải tội bình thường là việc cá nhân, vì chính tội lỗi là một cái gì hết sức riêng tư (cf. Post-Synodal Apostolic Exhortation "Reconciliatio et Paenitentia," 31, III). Bởi thế, thật là thích hợp để làm cho các linh mục thấm nhập việc quảng đại làm cho mình trở thành thuận tiện cho thành phần tín hữu là những người chạy đến với bí tích của Tình Thương Thiên Chúa (cf. Apostolic Letter "Misericordia Dei," 2).    

 

Nơi các Giáo Hội riêng, trách nhiệm của vị Giám Mục đó là canh phòng và dẫn giải Lời Chúa và phổ biến những phán đoán có uy tín đối với những gì hợp hay không hợp với Lời Chúa”.

 

4.         Bắt đầu lại từ Chúa Kitô trong hết mọi lãnh vực về hoạt động truyền giáo; tái nhận thức nơi Chúa Kitô tình yêu và ơn cứu độ được Chúa Cha ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần: đó là bản chất và hồn sống của sứ vụ giáo phẩm làm cho vị Giám Mục trở thành con người có trách nhiệm chính yếu đối với vấn đề giáo lý trong giáo phận của mình. Thật vậy, trách nhiệm trên hết của ngài là việc hướng dẫn giáo lý, qui tụ chung quanh ngài thành phần nhân viên có khả năng và đáng tin tưởng. Vì vậy, công việc của thành phần giáo lý viên hiển nhiên không phải là chỉ là việc truyền đạt các cảm nghiệm đức tin; trái lại – theo sự hướng dẫn của vị Chủ Chiên – họ là một con người đích thực rao giảng các sự thật được mạc khải. Đức tin là một cuộc hành trình được dẫn dặt bởi Chúa Thánh Thần, một cuộc hành trình có thể tóm gọn trong 2 chữ, đó là việc hoán cải và việc làm môn đệ. Theo truyền thống Kitô Giáo thì hai chữ chính yếu này rõ ràng cho thấy rằng đức tin vào Chúa Kitô bao hàm một đường lối sống theo lệnh truyền lưỡng diện là kính mến Chúa và yêu thương tha nhân – và hai chữ này cũng diễn tả cho thấy chiều kích xã hội của đời sống nữa.

 

Sự thật bao hàm việc hiểu biết rõ ràng về sứ điệp của Chúa Giêsu là sứ điệp được truyền đạt bằng một thứ ngôn ngữ hiểu được và hội nhập văn hóa nhưng vẫn trung thành với nội dung của Phúc Âm. Vào lúc này đây rất cần phải có đủ kiến thức về đức tin như được trình bày trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và Cuốn Tổng Tắt kèm theo của sách này. Chính vì đức tin, đời sống và việc cử hành phụng vụ thánh – nguồn mạch của đức tin và đời sống – là những gì bất khả phân ly, mới cần phải áp dụng đúng đắn các nguyên tắc v ề phụng vụ như được Công Đồng Chung Vatic anô II ấn định, cũng như những nguyên tắc được nói đến trong Bản Hướng Dẫn Thừa Tác  Mục Vụ của Các Giám Mục (cf. 145-151), để phục hồi tính chất linh thánh cho phụng vụ. Chính vì mục đích ấy mà vị Tiền Nhiềm Khả Kính trên Ngai Tòa Thánh Phêrô của tôi là Đức Gioan Phaolô II đã ngỏ ý muốn “khẩn trương kêu gọi hết sức trung thành tuân giữ các qui chuẩn phụng vụ đối với việc cử hành Thánh Thể… Phụng vụ không bao giờ là tài sản riêng tư của bất cứ ai, của vị chủ tế hay của cộng đồng cử hành các mầu nhiệm ấy”  (Encyclical Letter "Ecclesia de Eucharistia," 52). Đối với các vị Giám Mục, thành phần “điều hợp đời sống phụng vụ của Giáo Hội”, thì việc tái nhận thức và trân trọng trong vấn đề tuân theo các qui chuẩn phụng vụ là một hình thức chứng từ cho một Giáo Hội duy nhất đại đồng, một Giáo Hội chủ sự trong đức ái.

 

5.         Cần phải có một bước nhẩy vọt nơi phẩm chất của đời sống Kitô hữu, để nhờ đó họ có thể làm chứng cho đức tin của họ một cách sáng tỏ và rạng ngời. Đức tin này, khi được cử hành và tham phần vào phục vụ cũng như vào các hoạt động bác ái, là những gì nuôi dưỡng và làm cho cộng đồng môn đệ Chúa Kitô thêm cường tráng trong khi xây dựng họ thành một Giáo Hội truyền giáo và ngôn sứ. Hàng Giáo Phẩm Ba Tây có một cấu trúc rất hay mới được điều chỉnh và áp dụng một cách dễ dàng hơn những qui định tập trung trực tiếp hơn đến thiệc ích của Giáo Hội. Vị Giáo Hoàng này đến Ba Tây để xin là, bằng việc sống theo Lời Chúa, tất cả mọi vị Giám Mục Khả Kính đây thực sự trở thành những sứ giả của ơn cứu độ đời đời đối với tất cả những ai tín phục Chúa Kitô (cf. Heb 5:10). Nếu chúng tat rung thành với việc long trọng quyết tâm của chúng ta như những vị thừa kế chư thánh Tông Đồ, thì thành phần Mục Tử chúng ta cần phải là những người đầy tớ trung thành của Lời Chúa, tránh đi bất cứ quan niệm suy giảm hay lầm lạc nào về sứ vụ được úy thác cho chúng ta. Chỉ nhìn vào thực tế theo quan điểm đức tin cá nhân mà thôi vẫn chưa đủ; chúng ta cần phải hoạt đồng với sách Phúc Âm trong tay và liên kết chúng ta với gia sản chân thực của Truyền Thống Tông Đồ, tránh lánh bất cứ dẫn giải nào xuất phát từ những thứ ý hệ duy lý.

 

Thật vậy, “nơi các Giáo Hội riêng, trách nhiệm của vị Giám Mục đó là canh phòng và dẫn giải Lời Chúa và phổ biến những phán đoán có uy tín đối với những gì hợp hay không hợp với Lời Chúa” (Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction on the Ecclesial Vocation of the Theologian, 19). Là vị Thày chính yếu giảng dạy đức tin và tín lý, vị Giám Mục sẽ cậy dựa vào việc hợp tác của thần học gia, thành phần, để “trong thành với vai trò phục vụ chân lý, cần phải lưu ý tới sứ vụ thích đáng của Huấn Quyền và hợp tác với Huấn Quyền” (ibid., 20). Nhiệm vụ bảo trì kho tàng đức tin và bảo toàn mối hiệp nhất của nó đòi phải hết sức khôn ngoan, nhờ đó đức tin mới có thể “được bảo trì và truyền đạt cách trung thực và nhờ đó những minh thức đặc biệt mới rõ ràng được thống nhất với một Phúc Âm duy nhất của Chúa Kitô” (Directory for the Pastoral Ministry of Bishops, 126).

 

Bởi thế, đây là một trách nhiệm cả thể lớn lao chư huynh đảm nhận như là những vị huấn luyện dân của chư huynh, nhất là các vị linh mục và tu sĩ được chư huynh chăm sóc. Họ là thành phần hợp tác viên trung thành của chư huynh. Tôi biết được là chư huynh dấn thân tìm kiếm những cách thức để hình thành những ơn gọi mới cho thiên chức linh mục và đời sống tu sĩ. Việc huấn luyện về thần học, cũng như việc giáo dục về các khoa học thánh, cần phải được liên tục cập nhật hóa, thế nhưng điều này cũng cần phải được thực hiện hợp với Huấn  Quyền chân thực của Giáo Hội.

 

Tôi kêu gọi lòng nhiệt thành tư tế của chư huynh và cảm quan nhận thức về ơn gọi của chư huynh, nhất là để nhờ đó chư huynh biết cách hoàn thành việc đào luyện về tâm linh, tâm lý và cảm xúc, tri thức và mục vụ cần thiết giúp cho giới trẻ trưởng thành, quảng đại phục vụ Giáo Hội. Vấn đề hướng dẫn tốt lành và chuyên cần về tâm linh là những gì bất khả thiếu trong việc nuôi dưỡng sự tăng trưởng về nhân bản và loại trừ đi cái nguy cơ lệch lạc trong lãnh vực tính dục. Luôn nhớ rằng vấn đề độc thân linh mục “là một tặng ân Giáo Hội đã lãnh nhận được và muốn duy trì, tin tưởng rằng nó là một sự thiện đối với chính Giáo Hội cũng như với thế giới” (Directory on the Ministry and Life of Priests, 57).

 

Tôi cũng muốn ký thác cho việc chư huynh chăm sóc các cộng đồng tu trì là những nơi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của giáo phận chư huynh. Họ cống hiến những đóng góp giá trị riêng của họ vì “có những tặng ân khác nhau song chỉ có cùng một Thần Linh” (1Cor 12:4). Giáo Hội không thể nào không tỏ ra cho thấy niềm vui và lòng tri ân của mình đối với tất cả mọi tu sĩ nam nữ đang góp phần ở các đại học đường, trường học, bệnh viện, và những hoạt động cùng những tổ chức khác.

 

Trước con số gia tăng nhanh chóng các hệ phái Kitô Giáo mới, nhất là một số hình thức dụ giáo thường có tính cách hung hăng, công việc đại kết lại càng trở nên phức tạp hơn.

 

6.         Tôi quen thuộc với cơ cấu của những Hội Nghị của chư huynh cùng các nỗ lực cố gắng để hình thành những dự án mục vụ khác nhau để những dự án này lấy làm ưu tiên việc đào luyện  hàng giáo sĩ và những ai giúp họ trong công cuộc mục vụ của họ. Một số trong chư huynh đã tỏ ra khuyến khích các phong trào truyền bá phúc âm hóa để trợ lực cho công việ việc đào luyện  hàng giáo sĩ và những ai giúp họ trong công cuộc mục vụ của họ. Một số trong chư huynh đã tỏ ra khuyến khích các phong trào truyền bá phúc âm hóa để trợ lực cho công việc của các nhóm tín hữu qui tụ lại hầu thi hành một kiểu cách hoạt động nào đó. Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây tin tưởng nơi chư huynh trong việc bảo đảm rằng vấn đề sửa soạn chư huynh cung cấp cho họ bao giờ c ũng được đặt trên một thứ linh đạo hiệp thông và trung thành với Tòa Thánh Phêrô, nhờ đó công việc của Thần Linh mới không bao giờ b ị luống công vô ích. Thật vậy, tính cách nguyên tuyền của đức tin, cùng với vấn đề kỷ luật của Giáo Hội, đang là và mãi là một lãnh vực đòi hỏi chư huynh phải thận trọng giám sát, nhất là khi tính cách này tiến đến chỗ sống trọn những thành quả của sự kiện là “chỉ có một đức tin và một phép rửa duy nhất”.

 

Như chư huynh biết, trong số những văn kiện khác nhau giải quyết vấn đề hiệp nhất Kitô Giáo, có bản Hướng Dẫn Về Đại Kết được Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo phổ biến. Vấn đề đại kết – hay việc tìm kiếm hiệp nhất giữa thành phần  Kitô hữu - trong thời đại của chúng ta đã trở thành một công việc càng ngày càng khẩn trương đối với Giáo Hội Công Giáo, khi việc gia tăng vấn đề trao đổi liên văn hóa và cuộc thách đố về chủ nghĩa tục hóa đang hiển nhiên cho thấy. Bởi thế, trước con số gia tăng nhanh chóng các hệ phái Kitô Giáo mới, nhất là một số hình thức dụ giáo thường có tính cách hung hăng, công việc đại kết lại càng trở nên phức tạp hơn. Trong bối cảnh ấy, rất cần phải thực hiện một cuộc huấn luyện tốt đẹp về lịch sử và tín lý, để nuôi dưỡng việc nhận thức cần thiết và tiến tới chỗ hiểu biết hơn nữa về căn tính đặc biệt của mỗi một cộng đồng này, những yếu tố phân rẽ họ, và những yếu tố có thể giúp ích cho con đường hiệp nhất với nhau hơn. Lãnh vực cả thể nhất về chủ trương chung cho vấn đề hợp tác phải là vấn đề bênh vực những giá trị luân lý cốt yếu – được truyền đạt bởi truyền thống thánh kinh – chống lại với những thế lực văn hóa có tính cách tương đối và hưởng thụ đang tìm cách hủy hoại những giá trị ấy. Một lãnh vực khác  như vậy là đức tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công và vào Chúa Giêsu Kitô là Người Con nhập thể của Ngài. Ngoài ra, bao giờ cũng cần phải theo nguyên tắc yêu thương huynh đệ và tìm cách hiểu biết nhau và tái hữu nghị với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý tới việc bênh vực  niềm tin của dân chúng ta, củng cố họ bằng một n iềm tin tưởng hân hoan là "unica Christi Ecclesia … subsistit in Ecclesia catholica, a successore Petri et Episcopis in eius communione gubernata" (“Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô… sinh tồn nơi Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội được cai quản bởi vị thừa kế Thánh Phêrô và bởi các vị Giám Mục hiệp thông với ngài)  (Lumen Gentium, 8).

 

Như thế, qua Hội Đồng Toàn Quốc Chư Giáo Hội Kitô Giáo, chư huynh sẽ có thể tiến tới cuộc đối thoại liên tôn một cách vô tư chân thành, hoàn toàn tỏ ra tôn trọng các niềm tin tưởng về đạo giáo của những người khác vẫn muốn liên hệ với Giáo Hội Công Giáo ở Ba Tây.

 

7.         Không có gì là mới mẻ khi nhận định rằng xứ sở của chư huynh đang trải qua một tình trạng yếu kém về lịch sử nơi vấn đề phát triển xã hội, một tình trạng yếu kém gây ra những hậu quả cực trầm trọng được tỏ hiện nơi đủ mọi thành phần đông đảo người dân Ba Tây đang sống thiếu thốn và đầy những chênh lệch nhiều về lợi tức, thậm chí ở cả những tầm mức cao nhất trong xã hội. Chư Huynh thân mến, đó là công việc của chư huynh, với tư cách là hàng giáo phẩm của dân  Chúa,  trong việc phát động việc tìm kiếm những giải pháp mới mẻ thấm nhuần tinh thần Kitô Giáo. Quan niệm về kinh tế và các v ấn đề về xã hội theo quan điểm giáo huấn  của xã hội của Giáo Hội bao giờ cũng giúp chúng ta coi các sự vật theo chiều kích nhân phẩm, một nhân phẩm vượt trên vai trò thuần túy của các yếu tố về kinh tế. Bởi thế cần phải không ngừng hoạt động để hình thành những chính trị gia, cũng như tất cả mọi người dân Ba Tây có một ảnh hưởng ít nhiều nào đó, và tất cả mọi phần tử trong xã hội, để họ có thể hoàn toàn lãnh nhận trách nhiệm của mình và biết cống hiến cho nền kinh tế một bộ mặt thực sự nhân   bản và cảm thương. 

 

Cần phải hình thành một tinh thần trung thực và thành thực nơi mọi tầng lớp chính trị và thương mại. Những ai đóng vai trò lãnh đạo trong xã hội cần phải cố gắng thấy trước được những hậu quả của xã hội – trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn – nơi những quyết định của họ, bao giờ cũng tác hành hợp với các qui chuẩn có thể gia tăng tối đa công ích, hơn là chỉ tìm kiếm tư lợi.

 

8.         Chư Huynh thân mến, nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ có được những dịp khác để đào sâu vào những vấn đề cần đến mối quan tâm mục vụ chung này của chúng ta. Giờ đây, không khai triển hết cỡ những vấn đề ấy, tôi chỉ cố gắng nêu lên những vấn đề quan trọng hơn khiến cho tôi cảm thấy quan tâm với tư cách là vị Mục Tử của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi xin cống hiến cho chư huynh niềm khích lệ ưu ái của tôi, niềm khích lệ đồng thời cũng là lời nài xin trong tình huynh đệ và nồng nàn là xin chư huynh luôn hoạt động và tác hành – như chư huynh thực sự hiện  đang làm – trong tinh thần hòa thuận, xây đắp mình trên mối hiệp thông được thể hiện rõ ràng nhất và có một nguồn mạch vô tận nơi Thánh Thể. Ký thác tất cả chư huynh cho Mẹ Maria Rất Thánh, Mẹ của Chúa Kitô và là Mẹ của Giáo Hội, tôi thân ái ban phép lành Tòa Thánh cho từng huynh, cũng như cho cộng đồng riêng của chư huynh.

 

Cám ơn chư huynh!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/5/2007

 

 

 TOP

 

 

“Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những ơn ích dài lâu nhờ ảnh hưởng truyền bá phúc âm hóa mạnh mẽ được Chúa Thánh Thần làm phát sinh nơi rất nhiều tâm hồn qua thánh Frei Galvão”.

 

Tông Du Ba Tây: Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI Phong Thánh Antơnio de Sant'Ana Galvão (1739-1822) ngày 11/5/2007

 

(Tổng quan dẫn nhập mở đầu)

 

2.         Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những ơn ích dài lâu nhờ ảnh hưởng truyền bá phúc âm hóa mạnh mẽ được Chúa Thánh Thần làm phát sinh nơi rất nhiều tâm hồn qua thánh Frei Galvão. Đoàn sủng của dòng Phanxicô, được sống trọn theo tinh thần Phúc Âm, đã sinh ra những hoa trái quan trọng qua chứng từ của ngài như là một người thiết tha tôn thờ Thánh Thể, như một vị linh hướng khôn ngoan đối với các linh hồn tìm đến tham vấn với ngài, và như một con người hết lòng tôn sùng Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là Đấng ngài coi mình là “người con và là người tôi tớ muôn thuở” của Mẹ.

 

Thiên Chúa đến với chúng ta, “Người tìm cách chiếm lấy lòng của chúng ta, mãi cho tới Bữa Tiệc Ly, cho tới khi con tim của Người bị đâm thâu trên Thập Giá, cho tới những lần hiện ra của Người sau khi Phục Sinh và cho tới những việc làm trọng đại được Người sử dụng, qua hoạt động của các Vị Tông Đồ, để hướng dẫn Giáo Hội sơ khai tiến bước trong cuộc hành trình của Giáo Hội” (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 17). Người đã tỏ mình ra qua lời của Người, nơi các bí tích và nhất là nơi Thánh Thể. Bởi thế, sự sống của Giáo Hội chính thực là sự sống Thánh Thể. Trong sự quan phòng ưu ái của mình, Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện  của Người.

 

Khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong Thánh Lễ, Đấng được vị linh mục nâng lên sai lời truyền phép bánh và rượu, hay khi chúng ta sốt sắng tôn thờ Người được hiện lộ trong mặt nhật, chúng ta lập lại niềm tin của chúng ta bằng lòng tấm khiêm nhượng sâu xa, như thánh Fei Galvão đã làm nơi “laus perennis”, bằng một thái độ liên lỉ tôn thờ. Thánh Thể chất chứa tất cả mọi kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô, Cuộc Vượt Qua của chúng ta, bánh hằng sống từ trời xuống, một thứ bánh nhận được sự sống từ Thánh Thần để ban sự sống vì bánh này là nguồn Sự Sống cho nhân loại. Việc biểu lộ huyền diệu và khôn tả này của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại là những gì chiếm được một chỗ đặc biệt trong lòng Kitô hữu. Họ cần phải tiến đến chỗ nhận biết niềm tin của Giáo Hội qua các vị thừa tác viên thánh chức của Giáo Hội, qua cách thức mẫu mực được các vị thi hành đối với các thứ lễ nghi qui định luôn hướng về phụng vụ thánh thể như là tâm điểm của toàn thể công việc truyền bá phúc âm hóa. Về phần mình, thành phần tín hữu cần phải tìm cách lãnh nhận và tôn kính Bí Tích Cực Thánh này một cách đạo hạnh và sùng mộ, nao nức đón nhận Chúa Giêsu bằng đức tin, và bất cứ khi nào cần thì chạy đến với bí tích hòa giải để thanh tẩy linh hồn khỏi mọi tội trọng.

 

3.         Ý nghĩa nơi gương mẫu của thánh thánh Fei Galvão là ở chỗ ngài sẵn sàng phục vụ tha nhân khi được yêu cầu. Ngài nổi tiếng là một vị cố vấn, ngài là người mang lại an bình cho các linh hồn và các gia đình, và là người ch ất chứa đức bác ái đặc biệt đối với thành phần nghèo khổ và bệnh nhân. Ngài được rất nhiều người tim đến xưng tội, vì ngài nhiệt tâm, khôn ngoan sáng suốt. Đó là đặc tính của những ai thực sự yêu mến vì họ không muốn Người Yêu của mình bị xúc phạm; việc hoán cải của các tội nhân do đó là đam mê hết sức của vị thánh chúng ta đây. Chị dòng Helena Maria, người nữ tu đầu tiên đã có ý định thuộc về Recolhimento de Nossa Senhora da Conceição, đã làm chứng cho những gì thánh Fei Galvão đã nói với chị: “Hãy cầu nguyện để Chúa là Thiên Chúa của chúng ta sử dụng cánh tay uy quyền của Người để nâng các tội nhân lên khỏi những vực thẳm khốn  nạn tội lỗi mà họ đang chìm ngập”. Chớ gì lời khuyên nhủ minh thức này trở thành một kích tố cho chúng ta trong việc nhận biết nơi Lòng Thương Xót Chúa con đường dẫn đến hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân  của chúng ta, cho lương tâm của chúng ta được an bình.

 

4.         Hiệp nhất với Chúa trong cuộc hiệp thông cao cả với Thánh Thể cũng như được hòa giải với Người và với tha nhân của chúng ta, chúng ta nhờ đó sẽ trở thành những người chuyên chở một thứ hòa bình mà thế gian không thể ban phát. Con người nam nữ của thế giới này sẽ có thể tìm thấy hòa bình chăng nếu họ không nhận thức được nhu cầu cần phải hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân của mình và với chính bản thân họ? Về vấn đề này, thật là ý nghĩa những lời của Hội Đồng Nghị Viên  São Paulo gửi cho vị Giám Tỉnh Dòng Phanxicô vào cuối thế kỷ thứ 18, diễn tả thánh Fei Galvão như là một “con người của hòa bình và bác ái”. Chúa Kitô muốn những gì nơi chúng ta? “Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã thươn g yêu các con”. Thế nhưng, ngay sau đó Người liền thêm: “Các con hãy đi mà sinh hoa kết trái, một hoa trái tồn tại” (x Jn 15:12,16). Mà đâu là hoa trái Người muốn thấy nơi chúng ta, nếu không phải là hoa trái của việc biết cách yêu thương, được phấn khích bởi gương sáng của vị Thánh thành Guaratinguetá này?

 

Tiếng tăm về đức bác ái bao la của ngài lan tràn khắp nơi. Dân chúng từ khắp nơi trong xứ sở này tuốn đến với thánh Fei Galvão, vị tiếp nhận mọi người như một người cha, Trong số những người đến xin ngài giúp đỡ có thành phần nghèo khổ và bệnh tật nơi thân xác lẫn trong tâm thần.

 

Chúa Giêsu mở lòng Người ra và tỏ cho chúng ta thấy cái cốt lõi của tất cả sứ điệp cứu độ của Người, đó là: “Không ai có tình yêu cao cả hơn là kẻ thí mạng sống cho bạn hữu của mình” (Jn 15:13). Chính Người đã yêu thương cho đến độ hiến mạng sống của Người cho chúng ta trên Thập Giá. Hành động của Giáo Hội và của Kitô hữu trong xã hội cũng phải có cùng ước vọng này. Những hoạt động mục vụ để xây dựng xã hội, nếu nhắm tới thiện ích của thành phần nghèo khổ và bệnh nhân, đều mang trong mình ấn tín thần linh này. Chúa Kitô tin tưởng nơi chúng ta và gọi chúng ta là bạn hữu của Người, vì chỉ đối với những ai chúng ta yêu thương như thế chúng ta mới có thể ban phát sự sống được Chúa Giêsu cống hiến cho bởi ân sủng của Người.

 

Như chúng ta biết, Đệ Ngũ Tổng Nghị của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh sẽ diễn ra với đề tài chính yếu là “Thành Phần Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô cho Các Dân Tộc của chúng ta được Sự Sống trong Người”. Bởi vậy làm sao chúng ta lại không thấy được nhu cầu cần phải lắn g nghe tiếng gọi của Thiên Chúa với một  nhiệt tình mới, để có thể quảng đại đáp ứng với những thách đố đang xẩy ra cho Giáo Hội ở Ba Tây cũng như ở Mỹ Châu La Tinh?

 

5.         “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai lao nhọc và gánh nặng, Tôi sẽ cho các người được nghỉ ngơi”, Chúa Kitô đã nói như thế trong Phúc Âm (Mt 11:28). Đó là lời khuyên nhủ cuối cùng ngài ngỏ cùng chúng ta. Làm sao chúng ta lại không nhận ra ở nơi đây việc chăm sóc phụ thân đồng thời cũng có tính cách mẫu thân của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người con cái của Người chứ? Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta, đặc biệt đứng gần kề với chúng ta trong giây phút này. Thánh Fei Galvão đã khẳng định một cách tiên tri về sự thật Hoài Thai Vô Nhiễm. Mẹ, Vị Toàn Mỹ – Tota Pulchra, Vị Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền, Vị đã thụ thai trong cung lòng của mình Đấng Cứu Chuộc của nhân loại và đã được gìn giữ khỏi tất cả mọi tì vết của nguyên tội, muốn trở thành ấn tín tối hậu cho việc chúng ta hội ngộ với Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Không có một hoa trái về ân sùng nào trong lịch sử cứu độ mà lại không thiếu được việc môi giới của Đức Mẹ như phương tiện cần thiết.

 

Thật vậy, vị thánh mà chúng ta đang mừng đây đã dứt khoát hiến mình cho Người Mẹ của Chúa Giêsu từ thuở niên thiếu, mong muốn được vĩnh viễn thuộc về Mẹ và ngài đã chọn Trinh Nữ Maria làm Mẹ và làm Đấng Bảo Vệ cho những người con gái thiêng liêng của ngài.

 

Các bạn rất thân yêu, thật là một mẫu gương tốt lành thánh Fei Galvão đã để lại cho chúng ta noi theo! Có một câu trong lời kinh tận hiến của ngài vẫn còn hiện đại đáng kể đối với chúng ta, thành phần đang sống trong một thời đại đầy chủ nghĩa khoái lạc: “Xin Mẹ hãy cất sự sống của con đi trước khi con xúc phạm đến Người Con phúc đức của Mẹ là Chúa của con!”. Chúng là những lời lẽ mạnh mẽ, những lời lẽ của một linh hồn say mê, những lời lẽ cần phải trở thành yếu tố cho cuộc sống bình thường của hết mọi Kitô hữu, dù sống đời tận hiến hay không, và chúng thắp lên ước vọng trung thành với Thiên Chúa nơi các đôi phối ngẫu cũng như nơi thành phần độc thân không/chưa lập gia đình. Thế giới cần đến những cuộc sống thanh bạch liêm khiết, những linh hồn trong sáng, những trí khôn tinh tuyền không chấp nhận trở thành những đối tượng thuần túy cho khoái lạc. Cần phải chống lại với những yếu tố ấy của truyền thông là những gì nhạo báng che cười tính chất thánh hảo của hôn nhân và đức trinh khiết trước hôn nhân.

 

Trong thời đại của chúng ta đây, Đức Mẹ đã được ban cho chúng ta như là việc bênh vực hay nhất chống lại với những sự dữ đang chi phối đời sống tân tiến; lòng tôn sùng Thánh Mẫu là một thứ bảo đảm vững chắc của việc bảo vệ và bảo toàn từ mẫu của Mẹ trong giờ phút bị cám dỗ. Và thật là một sự trợ giúp chắc chắn nơi sự hiện diện huyền diệu này của Vị Trinh Nữ Rất Tinh Tuyền này, khi chúng ta kêu cầu sự bảo vệ và giúp đỡ của Đức Bà Aparecida! Chúng ta hãy đặt vào bàn tay rất thánh của Mẹ đời sống của các vị linh mục và thành phần giáo dân thánh hiến, những chủng sinh và tất cả những ai được kêu gọi sống đời tu trì.

 

6.         Các bạn thân mến, xin cho tôi được kết thúc bằng việc gợi lại Đêm Canh Thức Nguyện Cầu ở Marienfeld Đức quốc: trước sự hiện diện của vô số giới trẻ, tôi đã nói về các vị thánh của thời đại chúng ta như là thành phần c anh tân đích thực. Rồi tôi nói thêm rằng: “Chỉ từ các vị thánh, chỉ từ Thiên Chúa mới có một cuộc cách mạng thực sự, mới có một đường lối quyết liệt để thay đổi thế giới này” (Bài Giảng 25/8/2005). Đó là lời mời gọi tôi muốn ngỏ cùng tất cả các bạn hôm nay đây, từ người đầu tiên cho tới người cuối rốt, trong Bí Tích Thánh Thể vô biên giới này. Thiên Chúa đã phán: “Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lev 11:44). Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa Ngôi Cha, Thiên Chúa Ngôi Con và Thiên Chúa Ngôi Thánh Thần là Đấng, nhờ việc chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, chúng ta lãnh nhận tất cả mọi ân phúc của trời cao;  là Đấng chúng ta lãnh nhận tặng ân này, cùng với đức tin, là ân sủng cao cả nhất có thể được ban xuống trên tạo sinh, đó là ước vọng mạnh mẽ trong việc chiếm hưởng trọn vẹn đức ái, tin tưởng rằng sự thánh thiện chẳng những là nhữn g gì khả dĩ mà còn cần thiết cho hết mọi người nơi bậc  sống của họ, để tỏ ra cho thế giới thấy dung nhan đích thực của Chúa Kitô, người bạn của chúng ta! Amen!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/5/2007

 

 TOP

 

Tông Du Ba Tây: Huấn Từ của ĐTC Biển Đức XVI ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007

 

Các bạn trẻ thân mến!

 

“Nếu anh muốn nên trọn lành thì hãy về bán đi tất cả những gì anh có mà cho kẻ khó… rồi hãy đến mà theo Tôi” (Mt 19:21).

 

“Giới trẻ là thành phần vai chính đầu tiên của ngàn năm thứ ba… họ là những người sẽ mang lấy trách nhiệm trước định mệnh của giai đoạn lịch sử loài người mới này”

 

1.         Tôi đặc biệt muốn bao gồm việc gặp gỡ các bạn trong cuộc tông du thứ nhất của tôi ở Mỹ Châu La Tinh này. Tôi tới để khai mạc Tổng Nghị lần thứ năm của Các V ị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh mà theo tôi muốn sẽ được tổ chức ở Aparecida Ba Tây đây, tại một Đền Thánh của Đức Mẹ. Chính Mẹ là Vị dẫn chúng ta tới chân  Chúa Giêsu, để chúng ta có thể học biết các giáo huấn của Người về Vương Quốc của Thiên Chúa, và cũng chính Mẹ là Vị đã thúc đẩy chúng ta trở thành những thừa sai hầu dân chúng của “Châu Lục của Niềm Hy Vọng” này được hưởng một sự sống viên trọn nơi Người.

 

Trong Cuộc Họp Chung của mình năm ngoái, các vị Giám  Mục của các bạn ở Ba Tây đây đã chia sẻ về đề tài truyền bá phúc âm hóa cho giới trẻ và các vị đã trao cho các bạn một văn kiện. Các vị đã xin các bạn hãy tiếp nhận văn kiện ấy và hãy thêm thắt các suy tư của các bạn vào đó qua thời gian trong năm. Tại Cuộc Họp chung vừa rồi của mình, các vị Giám Mục trở lại đề tài này, một đề tài đã được phong phú hóa bởi việc hợp tác của các bạn, hy vọng rằng những suy tư và hướng dẫn được đề ra trong đó sẽ trở thành một tác lực và là một hải đăng cho cuộc hành trình của các bạn. Những lời lẽ của Đức Tổng Giám Mục São Paulo và của vị Giám Đốc việc Chăm Sóc Mục Vụ cho Giới Trẻ, tôi xin gửi lời cám ơn đến cả hai, đã là những gì củng cố cái tinh thần tác động tâm can của các bạn.

 

Trong khi bay trên mảnh đất của Ba Tây tối hôm qua, tôi đã hướng đến cuộc hội ngộ của chúng ta ở Vận Động Trường Pacaembu đây hôm nay, nao nức được ôm ghì lấy tất cả các bạn theo kiểu cách Ba Tây và chia sẻ với các bạn những cảm thức tôi ấp ủ tận thâm tâm của mình, những cảm thức đã được nói đến rất thích hợp với chúng ta trong bài Phúc  Âm hôm nay.

 

Tôi hằng cảm thấy một niềm vui rất đặc biệt ở những cuộc hội ngộ này. Tôi đặc biệt nhớ đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX mà tôi đã chủ sự 2 năm trước đây ở Đức quốc. Một số trong các bạn có mặt ở đây hôm nay cũng hiện diện bấy giờ nữa! Thật là một hồi niệm cảm động đối với tôi về những hoa trái dồi dào của ơn Chúa đã tuôn đổ xuống trên những ai ở đó. Trong nhiều hoa trái ấy, tôi không ngần ngại nói tới thứ hoa trái đầu tiên đó là cái cảm quan huynh đệ rạng ngời được tỏ hiện ra như là một chứng từ rõ ràng cho thấy sinh lực trường tồn của Giáo Hội ở khắp nơi trên thế giới.

 

2.         Các bạn thân mến, vì lý do ấy, tôi tin tưởng rằng hôm nay đây những ấn tượng tương tự như thế ở Đức quốc tôi có được sẽ được tái diễn nơi đây. Vào năm 1991, trong chuyến viếng thăm của mình ở Mato Grosso, Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đáng kính nhớ của tôi đã nói rằng: “giới trẻ là thành phần vai chính đầu tiên của ngàn năm thứ ba… họ là những người sẽ mang lấy trách nhiệm trước định mệnh của giai đoạn lịch sử loài người mới này” (16/10/1991). Hôm nay, tôi cảm thấy được thúc đẩy để có cùng nhận định ấy về tất cả các bạn.

 

Đời sống Kitô hữu được các bạn sống ở nhiều giáo xứ và ở các cộng đồng giáo hội nhỏ, ở các đại học đường, ở các trường cao đẳng và các trường học, nhất là ở những nơi làm việc cả trong thành phố lẫn miền quê, chắc chắn là những gì làm hài lòng Chúa. Thế nhưng thậm chí cần phải đi xa hơn thế nữa. Chúng ta không bao giờ có thể nói là “đủ” được, vì tình yêu của Thiên Chúa thì vô cùng, và Chúa đã xin chúng ta – đúng hơn – đòi hỏi chúng ta phải mở lòng mình ra cho rộng lớn để giành chỗ hơn nữa cho yêu thương, thiện hảo và thông cảm với anh chị em của mình, cũng như cho các vấn đề liên quan chẳng những tới c ộng đồng nhân loại mà còn đến  cả vấn  đề hiệu nghiệm bảo trì cùng bảo vệ môi trường thiên  nhiên trong đó có tất cả chúng ta. “Các cánh rừng của chúng ta được sự sống hơn nữa”: đừng để cho ngọn lửa của niềm hy vọng này được bài Quốc Ca vang lên từ môi miệng của các bạn bị tắt lịm đi. Tình trạng môi trường ở Amazon Basin bị tàn phá và những mối đe dọa phạm đến phẩm giá của thành phần dân chúng sống trong miền này cần đến một cuộc dấn thân trong các lãnh vực hoạt động khác nhau hơn cả những gì xã hội vốn nhìn nhận.

 

Tôi phải làm gì để đời sống của tôi có ý nghĩa? Tôi cần phải sống ra sao để gặt hái được những hoa trái trọn vẹn của cuộc sống? Hay là: tôi cần phải làm gì để cuộc đời của tôi không bị uổng phí?

 

3.         Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe từ Thánh Mathêu (x 19:16-22). Bài này nói về một người thanh niên chạy theo để gặp Chúa Giêsu. Việc nhẫn nại của anh ta đáng được đặc biệt quan tâm. Nơi con người trẻ này tôi thấy được tất cả giới trẻ các bạn của Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh. Các bạn đã “chạy” đến đây từ các miền đất khác nhau của Châu Lục này cho cuộc gặp gỡ của chúng ta đây. Các bạn muốn lắng nghe những lời của chính Chúa Giêsu – được nói qua tiếng nói của vị Giáo Hoàng này.

 

Các bạn có một câu hỏi quan trọng – một câu hỏi được thấy trong Phúc Âm – muốn nêu lên cùng Người. Nó cũng là câu hỏi được con người trẻ chạy theo gặp Chúa Giêsu đặt ra: Tôi phải làm điều thiện này để được hưởng sự sống đời đời? Tôi muốn cùng với các bạn nhìn sâu xa hơn vào câu hỏi này. Nó phải là những gì liên quan tới cuộc sống. Một cuộc sống mà – nơi tất cả các bạn – đang dồi dào chan chứa và mỹ lệ tuyệt vời. Các bạn đang làm gì với cuộc sống này? Làm thế nào để các bạn có thể sống trọn vẹn cuộc sống ấy?

 

Chúng ta thấy ngay rằng trong chính việc trình bày một cách rành mạch vấn nạn này, thì vấn đề “ở đây” và “lúc này” thôi chưa đủ; nói cách khác, chúng ta không thể giới hạn đời sống của mình vào những phạm trù không gian và thời gian, cho dù chúng ta có cố gắng nới rộng chân trời của chúng ra. Sự sống siêu việt hơn chúng nữa. Nghĩa là: chúng ta muốn sống chứ không muốn chết. Chúng ta có một cảm quan về một điều gì đó cho chúng ta biết rằng sự sống là những gì vĩnh hằng và chúng ta cần phải áp dụng bản thân mình trong việc đạt đến nó. Tóm lại, nó ở trong tay chúng ta và một cách nào đó lệ thuộc vào quyết định riêng của chúng ta.

 

Vấn đề trong Phúc Âm này không chỉ liên quan tới tương lai mà thôi. Nó không liên quan chỉ tới vấn đề về những gì sẽ xẩy ra sau khi chết. Trái lại, nó có đó như là một công việc trong hiện tại, ở “nơi đây” và “lúc này”, một hiện tại cần phải bảo đảm tính chất chân thực và tương lai theo đó nữa. Nói tóm thì vấn đề được con người trẻ này nêu lên là vấn đề ý nghĩa của cuộc sống. Bởi thế, nó có thể được diễn giải như thế này: tôi phải làm gì để đời sống của tôi có ý nghĩa? Tôi cần phải sống ra sao để gặt hái được những hoa trái trọn vẹn của cuộc sống? Hay là: tôi cần phải làm gì để cuộc đời của tôi không bị uổng phí?

 

Chỉ có một mình Chúa Giêsu mới có thể cống hiến  câu giải đáp, vì chỉ có một mình Người mới bảo đảm sự sống đời đời cho chúng ta. Bởi thế, chỉ có một mình Người mới có thể tỏ cho chúng ta ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và làm cho nó nên trọn mà thôi.

 

4.         Thế nhưng, trước khi lên tiếng trả lời, Chúa Giêsu đã hỏi về một khía cạnh rất quan trọng liên quan tới thắc mắc của con người trẻ ấy: tại sao anh lại hỏi tôi về những gì là tốt lành? Trong câu hỏi này, chúng ta thấy được chìa khóa cho câu giải đáp. Con người trẻ ấy nhận thấy rằng Chúa Giêsu là vị tốt lành và là một bậc thày – một vị sư phụ không lừa dối. Chúng ta hiện diện nơi đây là vì chúng ta có cùng một xác tín như thế: Chúa Giêsu là Đấng tốt lành thiện hảo. Có thể là chúng ta không biết giải thích ra sao cho đầy đủ lý do cho nhận định này, nhưng chắc chắn một điều là nó đã kéo chúng ta đến với Người và hướng chúng ta về giáo huấn của Người: Người là một vị sư phụ nhân lành. Việc nhìn nhận sự thiện nghĩa là việc yêu thương. Và ai yêu thương – theo lời diễn đạt khéo léo của Thánh Gioan – là người nhận biết Thiên Chúa (x 1Jn 4:7). Người trẻ trong Phúc Âm này đã n hận thấy Thiên Chúa ở nơi Chúa Giêsu Kitô.

 

Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chỉ có một mình Thiên Chúa mới là Đấng tốt lành thiện hảo. Việc cởi mở trước sự thiện hảo là việc tiếp nhận Thiên Chúa.  Nhờ đó Người mời gọi chúng ta hãy nhìn thấy Thiên Chúa trong tất cả mọi sự và trong hết những gì xẩy ra, cho dù ở nơi mà hầu hết con người ta chỉ thấy vắng bóng Người. Khi chúng ta thấy vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật và nhận thấy sự tốt lành hiện diện ở đó, thì không thể nào lại không tin vào Thiên Chúa và cảm nghiệm được sự hiện diện cứu độ và bảo đảm của Người. Nếu chúng ta đến để thấy được tất cả những gì là tốt lành hiện diện trên thế giới – hơn nữa, cảm nghiệm được sự thiện xuất phát từ chính Thiên Chúa – chúng ta không bao giờ tiến tới với Người, chúc tụng Người, và tạ ơn Người. Người tiếp tục làm cho chúng ta chúng ta được hân hoan và những điều tốt lành. Niềm vui của Người là sức mạnh của chúng ta.

 

Thế nhưng chỉ có thể nhận biết cách bất toàn và một phần nào thôi. Để hiểu được những gì là tốt lành, chúng ta cần sự trợ giúp, một sự trợ giúp được Giáo Hội cống hiến cho chúng ta vào nhiều cơ hội, nhất là nhờ việc học giáo lý. Chính Chúa Giêsu cho thấy những gì là tốt lành đối với chúng ta bằng việc cống hiến cho chúng ta yếu tố đầu tiên nơi bài giáo lý của Người: “Nếu anh muốn hưởng sự sống thì hãy giữ các giới răn?” (Mt 19:17). Người bắt đầu với ý thức là con người trẻ này đã nhờ gia đình và hội đường biết được các giới luật ấy. Những giới luật ấy dẫn đến sự sống, một sự sống có nghĩa là những giới luật ấy bảo đảm cho tính chất chân thực của chúng ta. Chúng là những dấu hiệu vĩ đại dẫn chúng ta theo đường ngay nẻo chính. Ai giữa các giới răn là đang trên con đường dẫn đến cùng Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, biết các giới luật ấy thôi vẫn chưa đủ. Chứng từ thậm chí còn là những gì quan trọng hơn là kiến thức; hay nói cách khác, nó là một thứ kiến thức được đem ra áp dụng. Các giới răn này không áp đặt lên chúng ta từ bên  ngoài; chúng không làm suy giảm quyền tự do của chúng ta. Trái lại, chúng là những kích tố nội tại mạn h mẽ dẫn chúng ta tới chỗ tác hành một cách vững chắc. Ở tâm điểm của chúng, chúng ta thấy cả ân sủng lẫn bản tính tự nhiên là những gì không để cho chúng ta có thể ở ngồi yên. Chúng ta cần phải tiến bước. Chúng ta được tác động thực hiện một điều gì đó để làm trọn khả năng của chúng ta. Việc thực hiện những gì là viên trọn bằng hành động là việc thực sự trở nên hiện thực. Nói cho cùng thì từ thời trẻ trung của mình chúng ta là những gì chúng ta muốn trở nên. Có thể nói chúng ta là công cuộc do bàn tay chúng ta tạo nên.

 

"Các bạn hãy là tông đồ giới trẻ. Hãy mời gọi họ tiến bước với các bạn, có cùng một cảm nghiệm tin cậy mến; hãy gặp gỡ Chúa Kitô để họ có thể cảm thấy họ thực sự được yêu thương, được chấp nhận, có thể hiện thực khả năng của họ cách trọn vẹn".

 

5.         Đến đây, một lần nữa tôi hướng về các bạn, hỡi giới trẻ, vì tôi muốn nghe thấy các bạn có cùng một đáp ứng như người trẻ trong Phúc Âm: tất cả những điều ấy tôi đã tuân  giữ từ hồi còn trẻ. Con người trẻ trong Phúc Âm này là một con người tốt lành. Anh ta đã tuân giữ các giới răn. Anh ta đã bước theo con  đường của Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Giêsu mới trìu mến nhìn anh ta, yêu thương anh ta. Bằng việc nhận biết rằng Chúa Giêsu là Đấng tốt lành, anh ta tỏ ra rằng cả anh nữa cũng tốt lành. Anh ta đã có một cảm nghiệm về sự tốt lành thiện hảo, và vì thế có cảm nghiệm về Thiên Chúa. Còn các bạn hỡi giới trẻ của Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh, các bạn đã khám phá ra những gì là tốt lành hay chưa? Các bạn có tuân theo các giới luật của Chúa hay chăng? Các bạn có khám phá thấy rằng đó là con đường chân thật duy nhất dẫn  đến hạnh phúc hay chăng?

 

Những năm tháng này của đời sống các bạn là những tháng năm sửa soạn các bạn hướng tới tương lai. “Ngày mai” của các bạn lệ thuộc rất nhiều vào cách các bạn đang sống của ngày “hôm nay” của thời các bạn trẻ trung. Các bạn trẻ yêu dấu, trải dài trước mắt các bạn là một cuộc đời được tất cả chúng ta hy vọng rằng sẽ kéo dài ; tuy nhiên nó là một cuộc đời duy nhất, nó là một cái gì đặc thù có một không hai: đừng để cho họ qua đi cách vô ích; đừng phung phá cuộc đời. Hãy sống cuộc đời cách nhiệt thành và hoan hỉ, thế nhưng, trước hết bằng một cảm quan trách nhiệm.

 

Nhiều lần, chúng tôi là những vị chủ chăn cảm thấy chấn động khi chúng tôi nhớ tới tình hình thế giới ngày nay. Chúng tôi nghe nói về những nỗi sợ hãi của giới trẻ ngày nay. Những nỗi sợ hãi này cho thấy cả một sự thiếu hụt kinh khủng về niềm hy vọng: một nỗi sỡ sợ sự chết, ở vào ngay lúc sự sống đang bừng nở và cũng là lúc giới trẻ đang tìm cách làm trọn khả năng của mình; nỗi sợ hãi bị thất bại, vì không khám phá ra được ý nghĩa của cuộc đời; nỗi hãi sợ bởi vẫn còn bị tách rời trước một thứ gia tăng hỏa tốc một cách lung củng nơi các biến cố và các thứ truyền thông. Chúng tôi thấy được mức độ gia tăng chết chóc nơi giới trẻ, mối đe dọa về bạo động, sự thịnh hành tàn tệ về thuốc phiện là những gì đang tấn công những gì sâu xa nhất nơi giới trẻ ngày nay. Vì những lý do ấy mà chúng tôi nghe thấy nói tới một thứ “giới trẻ lạc loài”.

 

Thế nhưng, khi chúng tôi nhìn vào giới trẻ các bạn đang hiện diện ở đây – các bạn là những người đang tỏ rạng rất nhiều hân hoan và nhiệt huyết – tôi thấy các bạn như Chúa Kitô thấy các bạn: bằng một ánh mắt của yêu thương và tin tưởng, chắc chắn rằng các bạn đã tìm thấy được đường ngay nẻo chính. Các bạn là giới trẻ của Giáo Hội. Bởi thế, tôi sai các bạn đi với sứ mệnh trọng đại truyền bá phúc âm hóa giới trẻ nam nữ đã bị lầm đường lạc hướng trên thế giới này như chiên không chủ chăn. Các bạn hãy là tông đồ giới trẻ. Hãy mời gọi họ tiến bước với các bạn, có cùng một cảm nghiệm tin cậy mến; hãy gặp gỡ Chúa Kitô để họ có thể cảm thấy họ thực sự được yêu thương, được chấp nhận, có thể hiện thực khả năng của họ cách trọn vẹn. Chớ gì họ cũng khám phá ra những đường lối chắc chắn của các giới luật, và nhờ theo đuổi những giới luật ấy mà đến cùng Thiên  Chúa.

 

Các bạn có thể là những kiến thiết gia của một xã hội mới, nếu các bạn tìm cách thực hành một lương tâm được soi động bởi những giá trị luân lý phổ quát, thế nhưng cũng là một cuộc dấn thân tư riêng cho một cuộc đào luyện quan trọng sống còn về nhân bản và tâm linh. Những con người nam nữ không được sửa soạn để đương đầu với những thách đố thực sự, được thể hiện bởi đời sống Kitô Giáo đúng đắn nơi hoàn cảnh sống của họ, sẽ trở thành mồi ngon cho tất cả những cuộc tấn công của duy vật chủ nghĩa và tục hóa chủ nghĩa, những chủ nghĩa càng ngày càng năng động ở tất cả mọi lãnh vực.

 

Các bạn hãy là những con người nam nữ tự do và hữu trách; hãy biến gia đình thành một trung tâm chiếu tỏa an bình và niềm vui; hãy là những người cổ võ sự sống từ khi nó khởi sự tới khi tự nhiên qua đi; hãy bảo vệ người già, vì họ xứng đáng được tôn trọng và ngợi khen về sự thiện họ đã thực hiện. Vị Giáo Hoàng này cũng mong giới trẻ tìm cách thánh hóa công việc của họ, thực hiện công việc ấy bằng khả năng kỹ thuật và chuyên tâm cần mẫn, để góp phần vào tình trạng tiến bộ của tất cả mọi anh chị em mình, cũng như để chiếu sáng Lời Chúa trên tất cả mọi hoạt động của nhân loại (x Lumen Gentium, 36). Thế nhưng, trên hết, vị Giáo Hoàng này muốn họ kiên quyết trong việc xây dựng một xã hội công chính và huynh đệ hơn, khi hoàn tất các nhiệm vụ của mình đối với Quốc Gia: bằng cách tôn trọng luật lệ quốc gia; không để mình bị cuốn theo hận thù và bạo lực; cố làm gương sinh động theo Kitô Giáo nơi môi trường nghề nghiệp và xã hội, trổi vượt về tính liêm khiết nơi các mối liên hệ về xã hội và nghề nghiệp của mình. Họ cần phải nhớ rằng lòng tham vọng thái quá đối với vấn đề giầu sang và quyền lực là những gì gây ra tình trạng băng hoại bản thân và người khác; không có một động lực nào thích đáng để có thể biện minh cho nỗ lực áp đặt những khát vọng trần tục của con người – về kinh tế hay chính trị – bằng việc gian lận và lừa đảo.

 

Cuối cùng thì vẫn hiện lên một bức phông cảnh bao la của hoạt động bao gồm những vấn đề có tính chất xã hội, kinh tế và chính trị mang tầm vóc đặc biệt quan trọng, bao lâu những vấn đề ấy được soi động bởi Phúc Âm và giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Điều này bao gồm cả việc xây dựng một xã hội chân chính và huynh đệ hơn, một xã hội hòa giải và an bình, nó bao gồm việc dấn  thân để làm giam bớt bạo lực, bao gồm những khởi động cổ võ tính cách toàn vẹn của sự sống, trật tự về dân chủ và công ích, và đặc biệt là những khởi động nhắm đến chỗ loại trừ đi một số hình thức kỳ thị đang diễn ra ở các xã hội thuộc Mỹ Châu La Tinh: tránh lánh việc loại trừ, để phong phú hóa lẫn nhau.

 

Nhất là các bạn hãy đặc biệt tôn trọng cơ cấu của bí tích Hôn Phối. Không thể nào có hạnh phúc gia đình thực sự trừ phi thành phần phối ngẫu biết trung thành với nhau. Hôn nhân là một cơ cấu theo luật tự nhiên, một cơ cấu được thăng hóa bởi Chúa Kitô thành vị thế của một bí tích; nó là một đại hồng ân Thiên Chúa ban cho loài người: hãy tôn trọng nó và tôn kính nó. Đồng thời Thiên Chúa cũng kêu gọi các bạn hãy tôn trọng lẫn nhau khi các bạn phải lòng nhau và đính hôn với nhau, vì đời sống phối ngẫu, một đời sống theo ấn định thần linh là để cho các cặp vợ chồng, sẽ mang lại hạnh phúc và bình an chỉ khi nào các bạn có thể xây dựng những niềm hy vọng tương lai của mình trên sự thanh tịnh, cả trong lẫn ngoài hôn nhân. Tôi lập lại ở đây với tất cả các bạn là “eros – tình ái có khuynh hướng vươn lên … tới Thần Linh, đem chúng tar a khỏi bản thân mình; tuy nhiên, chính vì lý do ấy mà nó cần đến một đường lối vươn cao, từ bỏ, thanh tẩy và chữa lành” (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 5). Nói tóm gọn, nó đòi phải có m ột tinh thần hy sinh và từ bỏ vì lợi ích lớn lao hơn, tức là coi tình yêu của Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Các bạn hãy tìm cách mạnh mẽ chống lại những mưu chước của sự dữ xuất hiện nơi nhiều môi trường, đẩy các bạn đến một cuộc sống buông thả mà ngược lại vẫn cảm thấy trống rỗng, khiến cho các bạn mất đi tặng ân quí hóa đối với quyền tự do của các bạn cũng như niềm hạnh phúc chân thực  của các bạn. Tình yêu chân thực “càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng quan tâm về người mình yêu, cống hiến mình và muốn ‘sẵn sàng’ cho kẻ khác” (ibid 7), và bởi thế nó sẽ luôn tăng tiến trong sự trung thành, trong tình trạng bất khả phân ly và phong phú. 

 

Trong tất cả những sự ấy, các bạn hãy cậy nhờ vào ơn trợ giúp của Chúa Giêsu Kitô là Đấng sẽ làm cho chúng trở thành hiện thực nhờ ân sủng của Người (x Mt 19:26). Cuộc sống đức tin và nguyện cầu sẽ dẫn các bạn tiến bước trên con đường sống thân mật với Thiên Chúa, giúp các bạn hiểu được sự cao cả của những gì Người dự định cho mỗi người. “Vì nước trời” (Mt 19:12), có một số được kêu gọi hoàn toàn tận tuyệt hiến mình, bằng việc thánh hiến cho Thiên Chúa trong đời sống tu trì – “một tặng ân ngoại lệ của ân sủng”, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã diễn đạt nó ( cf. Sắc lệnh Đức Ái Trọn Hảo, 12). Thành phần tận hiến, bằng việc hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa, theo tác động của Thánh Linh, tham phần vào sứ vụ của Giáo Hội, làm chứng trước mọi dân tộc về niềm hy vọng của mình nơi Vương Quốc thiên đình. Bởi thế tôi chúc lành và nguyện xin ơn bảo vệ của Thiên Chúa xuống trên tất cả những tu sĩ hiến thân cho Chúa Kitô cũng như cho anh chị em của mình trong vườn nho Chúa. Thành phần tận hiến thực sự đáng được cộng đồng giáo hội tri ân cảm tạ: các đan sĩ nam nữ, những con người nam nữ chiêm niệm, những con người tu sĩ nam nữ dấn thân cho các hoạt động tông đồ, các phần tử của những Tu Hội Đời và Những Hội Sống Đời Tông Đồ, những ẩn sĩ và những trinh nữ thánh hiến. “Cuộc đời của họ làm chứng cho tình yêu của họ đối với Chúa Kitô khi họ bước theo con đường được Phúc Âm khuyến dụ và hết sức hân hoan dấn thân sống cùng một lối sống họ chọn cho bản thân mình” (Congregation for Institutes of Consecrated Life and for Societies of Apostolic Life, Instruction Starting Afresh from Christ, 5). Tôi nguyện cầu là trong giây phút ân sủng này và trong mối hiệp thông sâu xa trong Chúa Kitô ấy, Thánh Thần sẽ làm bừng lên trong tâm can của nhiều giới trẻ một tình yêu say mê, thúc đẩy họ theo đuổi và bắt chước Chúa Giêsu Kitô, thanh sạch, khó nghèo và tuân phục,  hoàn toàn dấn thân cho vinh quang của Chúa Cha cũng như cho tình yêu thương anh chị em mình.

 

“Các bạn đừng làm uổng phí đi tuổi trẻ của các bạn. Đừng tìm cách thoát ly nó. Hãy thiết tha sống nó. Hãy thánh hiến nó cho những lý tưởng cao vời của đức tin và tình đoàn kết nhân loại”

 

6.         Phúc Âm cho chúng ta biết rõ rằng con người trẻ ấy đến gặp Chúa Giêsu ấy là một con người rất giầu có. Chúng ta có thể hiểu sự giầu có này chỉ về phương diện vật chất. Chính tuổi trẻ là một kho tàng đặc biệt. Chúng ta cần phải khám phá ra nó và trân trọng nó. Chúa Giêsu trân quí nó đến nỗi Người đã lên tiếng mời con người trẻ ấy hãy tham dự vào sứ vụ cứu độ của Người. Anh ta đã có dồi dào khả năng và có thể hoàn thành nhữn g điều cao cả.

 

Thế nhưng, Phúc Âm tiếp tục nói rằng con người trẻ ấy, sau khi nghe lời mời gọi này, đã cảm thấy buồn bã. Anh ta đã cúi mặt rầu rĩ bỏ đi. Đoạn n ày giúp chúng ta suy nghĩ hơn nữa về kho tàng của tuổi trẻ. Trước hết, nó không phải là một vấn đề giầu có về vật chất mà là về chính sự sống cùng với những giá trị vốn có nơi tuổi trẻ. Sự giầu có này được thừa hưởng từ hai nguồn, đó là từ sự sống được truyền đạt từ thế hệ này tới thế hệ kia mà tận gốc là chính Thiên Chúa, đầy khôn ngoan và yêu thương; và từ việc dưỡng dục đưa chúng ta vào một thứ văn hóa, cho đến độ chúng ta hầu như có thể nói rằng chúng ta là con cái của văn hóa và bởi thế của đức tin hơn là của tự nhiên. Từ sự sống xuất phát tự do là những gì tỏ hiện đặc biệt trong giai đoạn này như là một thứ trách nhiệm. Rồi tới giây phút quyết định trọng đại trong việc chọn lựa lưỡng diện , trước hết liên quan tới bậc sống của con người, và thức đến liên quan tới nghề nghiệp của con người. Nó là vấn đề về việc cống hiến câu giải đáp cho câu hỏi: tôi phải làm gì về cuộc sống của mình đây?

 

Nói cách khác, tuổi trẻ hiện lên như là một hình thức của sự giầu có, vì nó dẫn đến chỗ khám phá thấy sự sống như là một tặng ân và là một công vụ. Con người trẻ trong Phúc Âm đã hiểu rằng tuổi trẻ của anh ta là một kho tàng. Anh ta đã đến với Chúa Giêsu, Vị Su Phụ tốt lành, để tìm kiếm hướng đi. Tuy nhiên, ở vào lúc quyết định quan trọng thì anh ta lại thiếu can đảm để đánh đổi mọi sự lấy Chúa Giêsu Kitô. Hậu quả là anh ta đã cúi mặt buồn bã bỏ đi. Đó là những gì đang xẩy ra bất cứ khi nào chúng ta lưỡng lự quyết định và trở nên nhút nhát và tìm mình. Anh ta đã hiểu rằng anh ta những gì an h ta thiếu là lòng quảng đại, và điều này đã không làm cho anh ta có thể hiện thực tất cả năng lực của anh ta. Anh ta đã thu mình vào những thứ giầu có của anh ta, qui chúng về lòng vị kỷ.

 

Chúa Giêsu đã tiếc xót cho nỗi buồn thảm và nhát gan của con người trẻ đã đến tìm kiếm Người ấy. Các vị Tông Đồ, giống như tất cả các bạn ở đây hôm nay, đã làm tràn đầy cái trống rỗng lưu lại bởi con người trẻ buồn bã bỏ đi ấy. Các vị, và chúng ta, đều hạnh phúc, vì chúng ta biết Đấng chúng ta tin tưởng (x 2Tim 1:12). Chúng ta biết và chúng ta làm chứng bằng đời sống của chúng ta rằng chỉ có một mình Người có những lời sự sống đời đời (x Jn 6:68). Bởi thế, chúng ta có thể than lên cùng với Thánh Phaolô rằng: Hãy hân hoan mãi mãi trong Chúa! (x Phil 4:4).

 

7.         Hôm nay tôi kêu gọi các bạn, hỡi giới trẻ hiện diện ở cuộc hộp họp này, đó là các bạn đừng làm uổng phí đi tuổi trẻ của các bạn. Đừng tìm cách thoát ly nó. Hãy thiết tha sống nó. Hãy thánh hiến nó cho những lý tưởng cao vời của đức tin và tình đoàn kết nhân loại.

 

Hỡi giới trẻ, các bạn chẳng những là tương lai của Giáo Hội và của nhân loại, như thể chúng ta một cách nào đó thoát được hiện tại. Trái lại: các bạn là thành phần trẻ trung hiện  tại; các bạn là những con người trẻ trong Giáo Hội và trong nhân loại ngày nay. Các bạn là gương mặt trẻ trung của nhân loại. Giáo Hội cần đến  các bạn, khi giới trẻ, tỏ lộ cho thể giới dung nhan của Chúa Giêsu Kitô, một dung nhan hữu hình trong cộng đồng Kitô Giáo. Không có khuôn mặt trẻ trung này, Giáo Hội sẽ trở nên biến dạng.

 

Giới trẻ thân mến, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ khai mạc Hội Nghi lần thứ năm của các Vị Giám Mục Mỹ Châu la Tinh. Tôi xin các bạn hãy chú tâm theo dõi những lời chia sẻ nhận định của nó; hãy tham dự vào những cuộc bàn luận của nó; hãy đón nhận những hoa trái của nó. Như trường hợp của các Hội Nghị trước đây, hội nghị lần này cũng để lài một dấu hiệu đặc biệt cho 10 năm tới đây của vấn đề truyền bá phúc âm hóa tại Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. Không ai được đứng ngoài lề hay giữ thái độ dửng dưng trước hoạt động của giáo hội ấy, lại càng không phải là thành phần giới trẻ các bạn. Các bạn là các phần tử trọn vẹn của Giáo Hội, thành phần tiêu biểu cho dung nhan của Chúa Giêsu Kitô đối với Mỹ Châu La Tinh và Caribbean.

 

Tôi gửi lời chào đến những ai nói tiếng Pháp sống trên lục địa Mỹ Châu La Tinh, và tôi mời gọi họ hãy trở thành chứng nhân cho Phúc Âm, và chủ động tham gia với đời sống của Giáo Hội. Tôi nguyện cầu cho giới trẻ các bạn đặc biệt: các bạn được kêu gọi để xây dựng đời sống mình trên Chúa Kitô v à trên những giá trị nhân bản nồng cốt. Hết mọi người cần phải cảm thấy được kêu mời cùng nhau hoạt động để xâu dựng một thế giới công chính và an bình.

 

Hỡi các bạn trẻ thân mến, như con người trẻ trong Phúc Âm đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi cần phải làm việc lành nào để được hưởng sự sống đời đời?”, các bạn tất cả đang tìm cách đáp ứng cách quảng đại tiếng gọi của Thiên Chúa. Tôi nguyện xin để các bạn biết lắng nghe những lời cứu độ của Người và để các bạn biết trở nên  những chứng nhân  của Người đối với các dân tộc ngày nay. Xin Thiên Chúa tuôn  đổ xuống trên tất cả các bạn phép làn h bình an và hân hoan của Ngài. 

 

Các bạn trẻ thân mến, Chúa Kitô đang kêu gọi các bạn hãy trở thành những vị thánh. Chính Người đang mời gọi các bạn và muốn cùng các bạn tiến bước, để nhờ Thần Linh của Người làm bừng lên những bước đi đang được Ba Tây thực hiện vào đầu thiên  kỷ thứ ba này của kỷ nguyên Kitô Giáo. Tôi xin Đức Mẹ Aparecida hướng dẫn các bạn bằng   sự phù giúp từ mẫu của Mẹ và đồng hành với các bạn trong suốt cuộc đời của các bạn.

 

Chúc tụng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007

 

 

 TOP

 

“Tâm hồn của nhân dân này, cũng như của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, đang bảo toàn những giá trị sâu xa Kitô Giáo, những giá trị không bao giờ có thể mất gốc”.

 

Tông Du Ba Tây: Bài Khai Từ ở Phi Trường Quốc Tế Guarulhos thủ đô São Paulo với Tổng Thống và Thành Phần Thẩm Quyền Nước Ba Tây nghênh đón

 

(Chào tạ mở đầu)

 

2.         Ba Tây chiếm một vị thế đặc biệt trong lòng của vị Giáo Hoàng này, chẳng những vì nó bẩm sinh là Kitô Giáo song ngày nay nó còn trở thành một quốc gia đông Công Giáo nhất, mà trước hết vì nó là một quốc gia được phú bẩm cho có một khả năng phong phú và vì việc hiện diện của Giáo Hội mang lại niềm vui và hy vọng cho toàn thể Giáo Hội. Thưa Tổng Thống, cuộc viếng thăm của tôi nhắm mục tiêu vượt ra ngoài biên giới quốc gia: Tôi đến để khai mạc Khóa Tổng Nghị Thứ Năm của Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean ở Aparecida. Xứ sở này, theo sự quan phòng và lòng lành của Đấng Hóa Công, sẽ trở thành cái nôi cho các dự án của Giáo Hội, những dự án nhờ ơn Chúa trợ giúp, sẽ cống hiến một động lực mãnh liệt và truyền giáo mới cho Châu Lục này.   

 

3.         Trong miền đất về địa dư này, Công Giáo chiếm đa số. Điều này có nghĩa là họ cần phải đặc biệt góp phần vào công ích của quốc gia. Chữ đoàn kết sẽ chiếm được trọn vẹn ý nghĩa của nó khi những lực lượng sống động của xã hội, mỗi lực lượng trong lãnh vực của mình, biết nghiêm chính dấn thân vào việc xây dựng một tương lai hòa bình và hy vọng cho tất cả mọi người.

 

Giáo Hội Công Giáo, như tôi đã nói đến trong Thông Điệp Deus Caritas Est, “nhờ Thánh Linh biến đổi, được kêu gọi trở thành nhân chứng trước thế giới về tình yêu của Chúa Cha là Đấng muốn làm cho nhân loại trở thành một gia đình duy nhất nơi Con của Ngài” (số 19). Từ đó phát sinh việc Giáo Hội hết sức dấn thân cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa vì hòa bình và công lý. Bởi thế, việc quyết định thực hiện một Hội Nghị chính yếu về truyền giáo là những gì rõ ràng phản ảnh mối quan tâm của các Vị Giám Mục, cũng như của tôi, trong việc tìm kiếm những đường lối thích đáng nhờ đó “các dân tộc của chúng ta được sự sống” trong Chúa Giêsu Kitô, như đề tài của cuộc Hội Nghị này nhắc nhở chúng ta.. Với những cảm thức ấy, tôi hướng mắt ra ngoài biên cương bờ cõi của xứ sở này, và tôi xin gửi lời chào tới tất cả mọi dân tộc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean bằng những lời của Thánh Tông Đồ: “Bình an cho tất cả anh chị em trong Chúa Kitô” (1Pet 5:14).

 

4.         Thưa Tổng Thống, tôi tạ ơn Đấng Quan Phòng Thần Linh về phúc được viếng thăm Ba Tây, một Quốc Gia có một truyền thống Côn g Giáo cao cả. Tôi đã có dịp cho biết động lực chính yếu cho chuyến viếng thăm này của tôi, một động lực liên quan tới Mỹ Châu La Tinh và có một ý nghĩa tôn giáo sâu xa.

 

Tôi lấy làm sung sướng khi có thể sống mấy ngày giữa nhân dân Ba Tây. Tôi quá rõ là tâm hồn của nhân dân này, cũng như của toàn thể Mỹ Châu La Tinh, đang bảo toàn những giá trị sâu xa Kitô Giáo, những giá trị không bao giờ có thể mất gốc. Tôi tin rằng ở Aparecida, trong cuộc Tổng Nghị Giám Mục này, cái căn tính ấy sẽ được củng cố bằng việc cổ võ tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đời n hư là một đòi hỏi nguyên  vẹn của bản tính con người. Cũng cần phải cổ võ nơi con người cái trục đoàn kết, nhất là đối với thành phần nghèo khổ và bị bỏ rơi.

 

Giáo Hội chỉ tìm cách nhấn mạnh đến các thứ giá trị về luân lý hiện diện nơi mỗi một trường hợp và đến việc hình thành lương tâm của thành phần công dân, nhờ đó họ có thể thực hiện những quyết định sáng suốt và tự do. Giáo Hội không thôi nhấn mạnh đến nhu cầu thực hiện tác động bảo đảm là gia đình, tế bào căn bản của xã hội, được củng cố, cũng thế, giới trẻ, mà việc đào luyện họ là yếu tố quyết liệt cho tương lai của bất cứ quốc gia nào. Cuối cùng song không phải là thường nhất, Giáo Hội sẽ bênh vực và phát động những giá trị hiện  diện  ở hết mọi cấp độ xã hội, nhất là nơi  các dân tộc bản xứ.

 

(Cầu chúc kết thúc)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070509_monastery-brazil_en.html 

 TOP

 

ĐTC Biển Đức XVI bị 18 dân biểu quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ tấn công lời nhận định của ngài trong chuyến tông du Ba Tây về thành phần Công Giáo chính trị gia Mễ Tây Cơ đi ngược với giáo huấn của Giáo Hội

 

Sơ Mary Ann Walsh, giám đốc văn  phòng liên hệ truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến một lời phát biểu vào hôm Thứ Sáu 18/5/2007, cho biết thái độ khinh khi quyền tự do ngôn luận của 18 dân biểu quốc hội liên bang Hoa Kỳ đối với nhận định của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên quan tới thành phần lập pháp Công Giáo ở Mễ Tây Cơ phò luật phá thai, và họ đã giải thích sai lầm những lời nói của ngài. Lời phát biểu thành văn của Sơ giám đốc này như sau:

 

“Trong một bản văn đáng tiếc ngày 10/5, 18 trong số 88 Dân Biểu Công Giáo của Hạ Viện Hoa Kỳ đã chỉ trích những nhận định của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI liên quan các nhà lập pháp Mễ Tây Cơ muốn hợp thức hóa vấn đề phá thai. Lời phát biểu của các vị đại diện này đã giải thích sai lầm về những lời nhận định của Đức Thánh Cha và có ý nói rằng Giáo Hội không có quyền lên tiếng về các giáo huấn của mình ở nơi công cộng.

 

“Tòa Thánh đã làm sáng tỏ vấn đề rằng các vị giám mục Mễ Tây Cơ hay Đức Thánh Cha không phạt vạ tuyệt thông cho bất cứ một lập pháp gia nào. Trái lại, Tòa Thánh lập lại giáo huấn lâu đời của Giáo Hội là bất cứ ai tự do và ý thức phạm một điều sai lỗi trầm trọng, tức phạm một tội trọng, thì không được lên Hiệp Lễ cho tới khi đi xưng tội.

 

“Việc cho rằng Giáo Hội không được minh nhiên lên  tiếng giảng dạy và áp dụng nó trong một xã hội đa nguyên là việc tấn công quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo. Giáo Hội Công Giáo sẽ mãi mãi và cần phải nói lên chống lại việc hủy hoại những trẻ em thai nhi vô tội.

 

“Quyền thực hiện điều này là những gì được bảo vệ bởi Hiến Pháp là văn kiện mà tất cả mọi lập pháp gia được tuyển chọn để bênh đỡ. Nói năng và hành động chống lại phá thai không phải là vấn đề của các chính trị gia thuộc đảng phái. Nó là vấn đề về sự sống và sự chết.

 

“Các vị giám mục thiết tha kêu gọi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là những người đang nắm giữ những vị thế có trách nhiệm chung, hãy tự học hỏi về giáo huấn của Giáo Hội, và hãy tìm tham vấn mục vụ để họ có thể thực hiện những quyết định sáng suốt một cách nhất trí và trọn vẹn”.

 

TOP

 

“Tôi yêu thích Mỹ Châu La Tinh rất nhiều… châu lục của niềm hy vọng”

 

ĐTC Biển Đức XVI với Thành Phần Ký Giả trên chuyến bay tông du Ba Tây ngày 9/5/2007

 

Theo thôn g lệ, mỗi chuyến  tông du của Đức Giáo Hoàng, đều có một buổi họp báo trên chuyến bay với thành phần phóng viên báo chí đi hộ tống với ngài. Sau đây là một số ý tưởng chính yếu ngài đã bày tỏ trong cuộc họp báo này:

 

“Tôi yêu thích Mỹ Châu La Tinh rất nhiều” khi được đến thăm “châu lục của niềm hy vọng” ấy. Mục đích của chuyến đi này “đặc biệt có tính cách tôn giáo, đó là để mang lại sự sống trong Chúa Kitô và để giúp cho dân chúng trở nên  thành phần môn đệ của Chúa Kitô”.

 

Trả lời cho một vấn nạn liên quan tới vấn đề thần học giải phóng, ngài đã nhắc lại rằng “với tình hình thay đổi về chính trị, chủ trương của thần học giải phóng cũng hoàn toàn khác đi. Hiển nhiên là những hình thức ngây ngô của chủ nghĩa ngàn năm hứa hẹn những điều kiện cấp thời và thực sự về một cuộc sống chân chính là những gì sai lầm. Bởi vậy vấn đề ở đây là Giáo Hội phải làm thế nào để hiện diện  nơi cuộc tranh đấu này và những cuộc canh tân cải cách cần thiết để bảo đảm những điều kiện của công lý. Chính ở nơi vấn đề này mà các thần học gia chia rẽ nhau”.

 

Ngài cũng nói tới ĐTGM Oscar Arnulfo Romero ở TGP San Salvador, bị ám sát chết năm 1980 khi đang cử hành Thánh Lễ. Ngài đã diễn tả vị TGM này như là “một vị đại nhân chứng của đức tin” và ngài bày tỏ niềm tin tưởng của ngài là vị cố TGM này “xứng đáng được phong chân phước, cho dù việc tưởng nhớ đến vị tổng giám mục ấy cần phải được thoát khỏi những thứ méo mó về ý hệ của những ai tìm kiếm ghép nó vào những lý do về chính trị”.

 

Về vấn đề lan tràn của các thứ giáo phái ở Mỹ Châu La Tinh, ngài cho biết là “chúng là dấu hiệu cho thấy dân chúng khát khao Thiên Chúa. Giáo Hội cần phải đáp lại nhu cầu này bằng một dự án cụ thể hơn, với ý thức rằng, ngoài việc loan báo sứ điệp Kitô Giáo, cần phải giúp làm sao để giúp cho dân chúng đạt được những điều kiện sống chính đáng nữa”.

 

Đáp lại một vấn nạn liên quan tới quốc hội Mễ Tây Cơ vừa phê chuẩn một thứ luật ủng hộ phá thai, ngài nhấn mạnh tới “việc các chính trị gia Kitô Giáo cần phải trung thành gắn bó với các nguyên tắc của họ”. Ngài nói rằng Giáo Hội “loan báo Phúc Âm sự sống; sự sống là một tặng ân chứ không phải là một mối đe dọa”.

 

Về phần  mình, vị Giám Đốc Văn  Phòng Báo Chí Tòa Thánh là linh mục Federico Lombardi, SJ, đã làm sáng tỏ vấn đề là “các vị giám mục Mễ Tây Cơ đã không phạt vạ tuyệt thông những chính trị gia ấy, cả Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng vậy”. Tuy nhiên, vị giám đốc nói thêm: “vấn đề hợp pháp hóa việc phá thai không xứng đáng với việc tham phần vào Thánh Thể”, tức là “họ tự loại mình khỏi việc rước lễ”, chứ không phải thực sự bị tuyệt thông.

 

Chính ĐTC Biển Đức XVI cũng lên  tiếng rằng “việc tuyệt thông như thế đã được ấn định trong Giáo Luật, nó không phải là những gì tùy nghi, nó là những gì được viết trong Bộ Giáo Luật. Cái chết của một con người vô tội, của một em bé chưa được sinh ra, là những gì không thể hiểu nổi. Nó không phải là những gì tùy ý con người, và Giáo Hội bày tỏ n iềm trân trọng đối với sự sống cũng như đối với tính cách cá thể của sự sống từ giây phút đầu tiên khi được hoài thai”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 10/5/2007

 

TOP

 

 

Lực Lượng Truyền  Thông cho Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại Ba Tây Nam Mỹ Châu

 

Lực lượng truyền thông, theo ước tính của B ộ N goại Giao Ba Tây, thì chỉ có khoảng 2000 ký giả mà thôi, không ngờ con số đã lên tới 3200 phóng viên đã ghi danh để săn tin cho chuyến tông du này của Đức Thánh Cha. .

 

Vị giám đốc của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách chương trình tiếng nói Ba Tây là Silvanei José Protz đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng:

 

“Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến Mỹ Châu La Tinh, vùng đất của phân nửa dân số Công Giáo trên thế giới. Bởi thế, cái quan tâm lớn của truyền thông trên thế giới đó là việc công nhận tầm quan trọng của Mỹ Châu La Tinh.

 

“Sự kiện Vị Giáo Hoàng này đến Ba Tây là quốc gia đông Công Giáo nhất thế giới, và sự kiện Vị Giáo Hoàng này nói với tất cả Mỹ Châu La Tinh vào cuộc Tổng Nghị lần thứ 5 của Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh, cả hai là những gì hết sức là quan trọng”.

 

Ông giám đốc này còn cho biết các vấn đề mà Mỹ Châu La Tinh đang trải qua là những gì phản ảnh những vấn đề của Giáo Hội trên thế giới, như vấn đề “nghèo khổ, những phong trào mới, các giáo phái, việc bênh vực sự sống, gia đình và giới trẻ”.

 

“Hết mọi sự Đức Giáo Hoàng sẽ nói c hẳng những hữu ích cho chún g tôi mà còn cho toàn thể Giáo Hội nữa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/5/2007

 

 TOP

 

 

Nội Dung Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh ở Ba Tây và Mục Tiêu Chuyến Tông Du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

ĐTGM ở Aparecida là nơi sẽ diễn ra Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh lần 5 từ 13-31/5/2007 đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng “Đức Thánh Cha đến để củng cố mối hiệp thông giữa các vị giám mục và Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Cũng để củng cố mối hiệp thông giữa chư hội đồng giám mục chúng tôi với Giáo Hội hoàn vũ”.

 

ĐTC sẽ khai mạc tổng nghị lần năm này vào Chúa Nhật 13/5. Cũng theo vị TGM mang danh Damasceno này thì ngài đến để củng cố niềm tin của tín hữu vào Chúa Kitô.

 

“Hiệu quả của sứ vụ và hoạt động của Giáo Hội là những gì tùy thuộc vào mối hiệo thông của chính Giáo Hội – một mối hiệp thông được Thánh Linh tác động theo chiều hướng đa dạng của các tặng ân và đoàn sủng do Ngài phân phối trong Giáo Hội của Ngài”.

 

Tổng nghị lần năm kéo dài trên nửa tháng của chư hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh này sẽ nhấn mạnh tới 3 đề tài, đó là vấn đề vai trò môn đệ, sứ vụ và sự sống.

 

Về đề tài sự sống, vị TGM 70 tuổi này cho biết: “Khi chúng tôi nói về sự sống là chúng tôi chẳng những nói về sự sống thiêng liêng, sự sống siêu nhiên về ân sủng trong mối hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, chúng tôi còn nói về sự sống theo nghĩa tự nhiên nữa, sự sống nhân loại”.

 

“Sự sống này, một sự sống là tặng ân Thiên Chúa ban, cần phải được đón nhận, tôn trọng và bênh vực từ khởi đầu cho tới khi tự nhiên qua đi”.

 

Theo vị TGM này thì một sự sống xứng với nhân phẩm “cần phải có hết mọi sự mà một con người có quyền được hưởng cho một đời sống xứng đáng, như vấn đề giáo dục, công ăn việc làm, sức khỏe, nhà ở và lợi tức chính đáng”.

 

Vị TGM cho biết là tổng nghị lần này sẽ phác họa ra công việc mục vụ và truyền bá phúc âm hóa cần phải thực hiện vào những năm tới đây.

 

“Tất cả mọi hội đồng giám mục, sau cuộc tổng nghị này, sẽ cố gắng áp dụng những gì họ học được đối với những điều chỉ dẫn cho vấn đề truyền bá phúc âm hóa. Thành quả của cuộc tổng nghị này có một ảnh hưởng mãnh liệt nơi đời sống cụ thể của Giáo Hội ở châu lục chúng tôi”.

 

“Chúng tôi qui tụ lại với nhau với tư cách là các vị giám mục Mỹ Châu Latin h vì chúng tôi có cùng những vấn đề trục trặc và thách đố giống nhau. Và đó là lý do tại sao có cùng những giải đáp vậy.

 

“Chúng tôi cần phải chú ý tới và cởi mở trước ý muốn của Thiên Chúa, trước những gì Ngài muốn nói qua Giáo Hội của Ngài được qui tụ lại ở Aparecida.

 

“Giáo Hội muốn chú tâm tới những gì Thiên Chúa muốn nói với Mỹ Châu Latinh hôm nay đây và đáp ứng những thách đố trước mắt chúng ta”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/5/2007

 

TOP

 

 

Chương Trình từ Tòa Thánh

 

Hôm Thứ Năm 12/4/2007, văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã phổ biến chương trình chuyến tông du tới đây của ĐTC tại Ba Tây nhân dịp Tổng Hội Nghị Lần 5 của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean.

 

Thứ Tư, 9/5, máy bay cất cánh tại phi trường Fiumicino ở Rôma vào lúc 9 giờ sáng và tới phi trường quốc tế Sao Paulo / Guarulhos vào lúc 4 giờ 30 chiều. Sau đó là lễ nghi nghênh đón, với diễn từ mở đầu của ĐTC. Vào 5 giờ 30, trực thăng sẽ đưa ngài tới phi trường Campo de Marte là nơi ngài sẽ chào các vị thẩm quyền  địa phương. Từ đó, ngài sẽ đến đan viện Sao Bento bằng xe mui trần, để nghỉ đêm.

 

Thứ Năm, 10/5, ngài cử hành Thánh Lễ tư ở nguyện đường của đan viện này, và vào 10:30, ngài đến ‘Palacio dos Bandeirantes’ ở San Paolo để viếng thăm đáp lễ tổng thống cộng hòa nước này. Trở về đan viện Sao Bento, ĐTC sẽ gặp thành phần đại diện các niềm tin Kitô Giáo khác cũng như các tôn giáo khác trước khi dùng bữa trưa với các vị giám mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Ba Tây. Vào lúc 5:30 chiều, ngài sẽ tới vận động trường thành phố ‘Paulo Machado de Carvalho’ là nơi vào lúc 6 giờ ngài sẽ ban huấn từ cho giới trẻ tập trung ở đó.

 

Thứ Sáu, 11/5, tại khu Campo de Marte ở San Paulo ĐTC sẽ chủ tế Thánh Lễ phong thánh cho chân phước Frei Galvao. Vào lúc 4 giờ chiều, sau khi tạ từ đan viện  Sao Bento, ngài sẽ ban huấn  từ cho các vị Giám Mục Ba Tây ở vương cun g thánh đường Sao Paulo. 6 giờ chiều, ngài được trực thăng chở từ phi trường Campo de Marte bay đến Aparecida tới nơi lúc 7 giờ tối. Sauk hi chào các vị thẩm quyền ở đó, ngài sẽ đến chủng viện Bom Jesus ngủ qua đêm.

 

Thứ Bảy 12/5, ngài cử hành lễ tư ở nguyện đường chủng viện, và sẽ được xe chở tới Fazenda da Esperanca ở Guaratingueta là nơi ngài sẽ thăm viếng nhà thờ và gặp cộng đồng sống ở đó. Trở về chủng viện, ngài sẽ dùng bữa trưa với thành phần đại diện Tổng Hội Nghị lần 5 của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tin h và Caribbean. Chiều hôm đó ngài được xe chở tới đền Aparecida, nơi ngài cầu Kinh Mân Côi trong đền thờ, sau đó gặp gỡ các vị linh mục, tu sĩ và chủng sinh cùng phó tế.

 

Chúa Nhật 13/5, ngài sẽ được chiếc xe mui trần chở từ chủng viện Bom Jesus đến đền Aparecida để cử hành Thánh Lễ khai mạc Tổng Hội Nghị lần 5 của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, rồi nguyện  Kinh Lạy Nữ Vương. Chiều hôm đó ngài sẽ ban một huấn từ khai mạc tổng hội nghị này. Vào lúc 6:50, sau khi tạ từ chủng viện Bom Jesus, ngài được trực thăng chở từ Aparecida đến phi trường quốc tế Sao Paulo / Guarulhos để chào biệt các vị thẩm quyền và lời tạ từ trước khi về lại Rôma, tới nơi lúc 12:45 chiều cùng ngày.

 

Sáng ngày 14/4, Thứ Bảy, ở Sảnh Đường Chư Thánh Bộ của Tông Điện Vatican, Đức Thánh Cha đã chủ sự một cuộc gặp gỡ những vị lãnh đạo của phân bộ Giáo Triều Rôma. Chủ đề chính của cuộc bàn luận này đó là chuyến tông du sắp tới của ĐTC ở Ba Tây, chú trọng tới tình hình Giáo Hội ở Mỹ Châu Latinh.

 

Ngài đã cử vị trưởng hồng y đoàn là ĐHY Angelo Sodano, vị hồng y nguyên quốc vụ khanh của Tòa Thánh đã đến Fatima ngày 13/5/2000 với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để phong chân phước cho hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta và là vị cuối Thánh Lễ tôn phong đã thay ĐTC tuyên bố là Bí Mật Fatima phần thứ ba sẽ được tiết lộ theo ý ĐTC, thay ngài tới Linh Địa Thánh Mẫu Fatima nhân dịp mừng kỷ niệm 90 năm Biến Cố Fatima.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 12-14/4/2007

 

 

 

TOP

 

Chương Trình từ Hội Đồng Giám Mục Ba Tây

 

Hội đồng giám mục Ba Tây đã loan báo chương trình chính thức cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới xứ sở này vào Tháng 5 tới đây, như chính ngài đã đề cập tới trong bài tân niên 8/1/2007 với phái đoàn lãnh sự chư quốc với Quốc Đô Vatican. Tại đây, ngài sẽ khai mở Tổng Hội Nghị lần Thứ Năm của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh.

 

Thứ Tư 9/5/2007, theo ĐHY Geraldo Majella Agnelo, TGM São Salvador da Bahia, thì vị Giám Mục Rôma sẽ đến São Paulo vào chiều.

 

Thứ Năm 10/5, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ ở Vận Động Trường Pacaembu.

 

Thứ Sáu 11/5, vào buổi sáng, ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ với các vị giám mục của quốc gia ấy ở Campo de Marte, và vào buổi chiều ngài sẽ gặp các vị chủ chăn ở vương cung thánh đường São Paulo. Sau đó ngài sẽ đến miền đông nam thành phố Aparecida.

 

Thứ Bảy 12/5, buổi sáng, ngài sẽ thăm ‘Fazenda da Esperance’ (Nông Trại của Niềm Hy Vọng) ở Guaratingueta. Những nông trại này là những trung tâm phục hồi thành phần nghiện thuốc và đang hiện diện ở một vài quốc gia. Sáng kiến này được bắt đầu ở São Paulo nước Ba Tây. Vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày, ngàu sẽ cầu kinh mân côi với tín hữu ở Đền Thờ Đức Mẹ Aparecida.

 

Chúa Nhật 13/5, ngài sẽ chủ sự Thán h Lễ và vào lúc 4 giờ chiều ngài sẽ khai mạc các khóa họp của Tổng Hội Nghị lần thứ 5 của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh. Tối hôm ấy, ngài sẽ đến Phi Trường Quốc Tế Guarulhos để trở về Rôma.

 

Các vị giám mục sẽ tham dự vào hội nghị này – những vị đại diện cho các quốc gia thuộc Mỹ Châu Latinh và Caribbean, Hiệp Chủng Quốc, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – thành phần mục tử của Công Giáo trên thế giới.

 

Một mục tiêu của cuộc hội nghị này đó là giải quyết hiện tượng tín hữu thuộc Mỹ Châu Latinh lìa bỏ Công Giáo.

 

Tính theo ngày tháng thì đã có 4 cuộc tổng hội nghị được tổ chức ở Mỹ Châu Latinh, thứ tự như sau: 1955 ở Rio de Janeiro Ba Tây, 1968 ở Medellin Colombia, 1979 ở Puebla Mexico, và 1992 ở Santo Domingo, Cộng Hòa Dominican.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/2/2007

 

 

TOP

 

 

Tình Trạng Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh 

 

Chúng ta vẫn nghe thấy Mỹ Châu Latinh, một vùng đất hầu như toàn tòng Công giáo nhưng nghèo khổ, do đó, cũng là nơi đã xuất phát ra phong trào thần học giải phóng từ thập niên 1970, và đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc truyền giáo của các giáo phái Tin Lành đến từ các xứ sở giầu thịnh ở Bắc Mỹ, đến nỗi vùng đất này đã xẩy ra một hiện tượng bỏ Công giáo theo Tin Lành.

 

Trong cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông Miguel Ángel Pastorino, giám đốc Dịch Vụ của Uruguay Nghiên Cứu và Tham Vấn về Các Hệ Phái và Các Nhóm Tân Giáo, và là phần tử  Ủy Ban Toàn Quốc của các vị Giám Mục về Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn, cho biết về hiện tượng tôn giáo hiện nay ở Châu Mỹ La Tinh như sau.

 

Vấn:     Trong thập niên 1980, các chuyên viên đã nói về một cuộc xuất hành hàng loạt của những người Công Giáo Mỹ Châu Latinh đi theo các giáo phái, nhanh đến nỗi con số đào ngũ lên tới 400 tín hữu mỗi giờ đồng hồ.

 

Đáp:    Dĩ nhiên là cuộc “đào thoát” này của người Công Giáo vẫn tiếp tục cho tới ngày hôm nay đây. Chẳng những là một cuộc xuất hành tiến sang những dự tưởng bất khả thần thức và bí hiểm, những thứ sùng bái Phi Mỹ Châu, những thứ bán hệ phái Kitô giáo, sang khuynh hướng duy linh và sang những hệ phái “platillista” tức tin vào UFO (những vật bay bất định), mà còn là một cuộc xuất hành âm thầm trở về tình trạng lạnh lùng dửng dưng với tôn giáo, một sản phẩm của vấn đề tục hóa cao cấp ở những thành phố lớn.

 

Phong trào Thánh Linh là một phong trào phát triển nhất, và không có gì cho thấy là nó bị ngừng đọng; trái lại, nó phát triển một cách cuồng loạn.

 

Người ta đã nói đến con số gần 150 triệu tín đồ theo giáo phái Thánh Linh ở Mỹ Châu Latinh, chưa kể đến những người theo các giáo phái lịch sử khác. Các chuyên gia không ngần ngại nói về vấn đề “Phong Trào Thánh Linh hóa” Mỹ Châu La Tinh. Vào năm 1996, bản kiểm điểm Concilium cho biết là đã có 400 triệu Kitô hữu theo phong trào Thánh Linh, nhưng con số này bao gồm cả thành phần đặc sủng.

 

Khi Franz Damen nói về con số được quí vị đề cập tới, ông ta đã muốn nói chính yếu tới những nhóm phong trào Thánh Linh, những nhóm có lúc tất cả được coi là “các hệ phái bảo thủ”; ngày nay đang có một cuộc đối thoại đại kết với nhiều nhóm trong họ. Nhưng cuộc thử thách không phải là dễ, vì phạm trù về phong trào Thánh Linh rộng lớn rất ư là phức tạp cùng có nhiều trào lưu, từ các giáo hội được thiết lập dấn thân cho việc đại kết và xã hội, đến những hệ phái nguy hiểm tấn công tính chất tuyền vẹn của con người.

 

Ngoài ra, còn có một thứ tự lừa đảo về Công Giáo liên quan đến con số, trong một châu lục được tuyên bố là nhiều Công Giáo nhất, một châu lục không nhiều Công giáo như thế.

 

Nếu Giáo Hội đếm con số người được rửa tội và không chú ý tới vấn đề đa số họ không bảo trì Công giáo tính, thì các nhà phân tính xã hội cho biết là ở Mỹ Châu Latinh đa số là tin lành.

 

Trong năm 2000 đã có 26% theo phong trào Thánh Linh ở Chí Lợi, 16% ở Ba Tây, 34% ở Guatemala, và tôi nghĩ rằng ngày nay con số đã vượt hẳn những con số được thống kê ấy.

 

Về lãnh vực tài chính, thị trường tin lành chuyển trên 1 tỉ Mỹ kim hằng năm và tạo ra được khoảng 2 triệu công việc. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây thì từ năm 1960, thành phần tin lành đã gấp đôi tỉ lệ hiện diện ở Paraguay, Venezuela, Panama và Haiti; họ tăng gấp ba ở Argentina, Nicaragua và Cộng Hòa Dominican, cũng như tằng gấp 4 lần ở Brazil và Puerto Rico. Họ tăng gấp 6 lần ở Colombia và Eduador, tăng gấp bảy ở Guatemala.

 

Ở Uruguay, có nhiều Kitô hữu chỉ mang danh vậy thôi, vì 54% nói rằng họ là người Công giáo, nhưng chỉ có 2.3% tham dự Thánh Lễ; và trong số những người tham dự Thánh Lễ không phải tất cả đều dấn thân sống đức tin của Giáo Hội và cho việc truyền giáo của Giáo Hội.

 

Trái lại, mỗi một người theo phong trào Thánh Linh là một quân binh trong đức tin và điều này là một thứ thật sự bất lợi cho các Giáo Hội lịch sử. Thành phần Tin Lành ở Uruguay đã tăng lên 11% và những người Ba Tây Phi Châu ở đấy tăng lên 9%.

 

Tình hình trên xẩy ra nhưng không xẩy ra cho các phong trào giáo hội Công giáo là những phong trào đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ Châu, phản lại tình trạng phát triển của các hệ phái và trở thành niềm hy vọng cho Giáo Hội Công Giáo, thành nguồn mạch ơn gọi và thành phần giáo dân được đào tạo để dấn thân.

 

Vấn:     Đâu là Những nguyên nhân chính yếu về cuộc xuất hành này?

 

Đáp:    Mặc dù có nhiều nguyên do về lãnh vực ngoại tại của các Giáo Hội lịch sử, mà đa số những nguyên do này thuộc về lãnh vực văn hóa xã hội, tôi nghĩ rằng lý do không kém phần quan trọng là những gì được Đức Gioan Phaolô II gọi là “khoảng trống mục vụ” (pastoral vacuum), tức là tình trạng thiếu hăng say chăm sóc về phần thiêng liêng đạo đức và thiếu huấn luyện tín lý vững chắc về phía Giáo Hội Công Giáo, cũng như của các giáo hội Thệ Phản lịch sử khác là những giáo hội cũng đang suy giảm tín hữu cùng một cách như thế.

 

Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, nơi môi trường của chúng ta, hoạt động mục vụ bình thường thiên về các tiến trình cá nhân và khía cạnh xã hội, bỏ bê hai khía cạnh nống cốt của kinh nghiệm tôn giáo, đó là chiều kích tu đức và tín lý, do đó đã để cả một lỗ hổng cho những giải đáp “thay thế khác” thừa thắng xông lên.

 

Việc lơ là bỏ bê này, cùng với việc truyền bá phúc âm hóa nông nổi sơ sài không nhấn mạnh đến căn tính Kitô giáo nhiều lắm, đã đi đến chỗ làm loãng mất căn tính Công giáo, biến nó thành những thứ dấn thân về luân lý hay những thực hành theo bí tích mà thôi.

 

Một khi Giáo Hội hòa hợp mình với tính cách tân tiến và đức tin của Giáo Hội hòa hợp với lý trí và với tiến bộ, thì thế giới tân tiến với tất cả những thứ hoang đường của nó cùng với các thần linh trần tục của nó đang bị sụp đổ.

 

Bởi thế mà con người nam nữ ngày nay, thành phần bị mệt mỏi bởi những cơ cấu tân tiến, bởi cái quan liêu, bởi lý trí, và bởi kiệt lực trước quá nhiều những dự phóng không tưởng, mới đang tìm kiếm cảm nghiệm, thần bí, một thứ tâm linh cảm xúc; họ không còn hào hứng với “những thứ lý lẽ” mà là vào “cái sống động”, họ không quan tâm gì tới “tín lý” nữa mà là tới “thành quả”.

 

Việc chăm sóc mục vụ được hợp lý hóa cho tới độ kiệt sức; nó quá ư là tân tiến hóa và quan liêu hóa. Mà con người hậu tân tiến, con người mong được gặp gỡ Thiên Chúa, chỉ gặp thấy những thứ ý hệ, những cuộc họp hành, và việc phác họa quá trớn trong các giáo hội của họ – chứ không có cảm nghiệm nội tâm. Nên đã khiến họ tiến đến chỗ tìm kiếm nơi những giếng nước khác thứ “nước hằng sống” không có ở nơi họ cần phải gắn bó.

 

Về vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II đã nói vào năm 1992 rằng: “Cũng có thể xẩy ra là tín hữu không tìm thấy nơi các tác nhân mục vụ cái cảm quan mạnh mẽ về Thiên Chúa là những gì cần phải được truyền đạt nơi đời sống của thành phần tác nhân ấy”.

 

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đức tin và linh đạo nơi nhiều phần của các giáo hội lịch sử là một trong những nguyên do chính cho cuộc xuất hành hàng loạt theo các hệ phái – hay theo khuynh hướng lạnh lùng dửng dưng khô đạo – nhưng không theo những gì phi tôn giáo.

 

81% ngưồi Uruguayan nói rằng họ tin vào Thiên Chúa; tuy nhiên phần đông họ tin “vào đường lối của mình” và đường lối thông dụng nhất của việc sống đức tin đó là đường lối “a la carte”, hay theo lời của Peter Berger, đó là “tin tưởng nhưng không thuộc về”. Như tôi đã đề cập, chỉ còn một tỷ lệ hết sức nhỏ nhoi nơi các niềm tin tôn giáo truyền thống mà thôi.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 7/7/2005

 

 TOP

“Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”.

 

Thông Báo của Tòa Thánh về các tác phẩm của linh mục Jon Sobrino

 

Sáng Thứ Tư, 14/3/2007, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin  đã phổ biến một Thông Báo liên quan tới một số tác phẩm của linh mục Jon Sobrino, S.J.  Theo bản thông báo này, một bản thông báo được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Anh ngữ, thì những tác phẩm ấy ‘chứa đựng những đề xuất sai lầm hay nguy hại và có thể gây hại cho tín hữu’.

 

Bản Thông Báo tiếp tục: “Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”.

 

“Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin , trong Bản Hướng Dẫn của mình về sự tự do và việc giải phóng của Kitô Giáo ‘Libertatis conscientia’ đã xác nhận là ‘nỗi khốn khổ của con người đã là những gì lôi kéo lòng cảm thương của Chúa Kitô Cứu Thế trong việc đích thân sống thân phận này và đồng hóa mình với thành phần hèn mọn nhất trong những người an hem của Người’, cũng như xác nhận là ‘việc ưu tiên chọn người nghèo, chẳng những không phải là một dấu hiệu thuộc chủ nghĩa riêng biệt hay chủ nghĩa bè phái, mà còn cho thấy tính cách đại đồng nơi việc hiện hữu và sứ vụ của Giáo Hội. Việc chọn lựa này không loại trừ một ai. Đó là lý do tại sao Giáo Hội không thể thể hiện việc chọn lựa này bằng những thứ phân loại giảm thiểu về xã hội học và ý hệ học, những gì làm cho việc ưu tiên này trở thành một chọn lựa bè phái và thành một nguồn mạch xung đột’.

 

“Trước đây, cũng Thánh Bộ này, trong Bản Hướng Dẫn của mình về một số khía cạnh thần học giải phóng, ‘Libertatis nuntius’, đã nhận định rằng những cảnh giác về khuynh hướng thần học này, được chất chứa nơi bản văn kiện ấy, không thể được hiểu như là một thứ trách móc những ai muốn trung thành với ‘việc ưu tiên chọn lựa người nghèo’, hay trở thành một cớ cho những ai tiếp tục tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước những vấn đề trầm trọng của tình trạng khốn khổ vá bất công của con người.

 

“Những trích dẫn rõ ràng cho thấy chủ trương của Giáo Hội liên quan tới vấn đề phức tạp này, đó là vấn đề ‘những thứ bất công và đàn áp xấu xa đủ thứ đang hành hạ bao nhiêu triệu con người nam nữ ngày nay là những gì công khai nghịch lại với Phúc Âm của Chúa Kitô và không thể để cho lương tâm của bất cứ một Kitô hữu nào  dửng dưng lạnh lùng.

 

“Giáo Hội, theo tinh thần dễ dạy của mình đối với Thần Linh, tiếp tục tiến bước trung thành theo những con đường giải phóng chân thực. Các phần tử của Giáo Hội ý thức về những thiếu sót của mình và những trì trệ của mình đối với việc tìm cầu giải phóng ấy. Thế nhưng, một số lớn Kitô hữu, từ thời các Tông Đồ trở đi, đã từng dấn thân sử dụng khả năng và đời sống của mình cho việc giải phóng khỏi hết mọi hình thức áp bức và cổ võ phẩm giá con người. Kinh nghiệm của các thánh nhân và gương mẫu của rất nhiều hoạt động phục vụ tha nhân là niềm phấn khởi và ngọn hải đăng cho c ác việc giải phóng cần thiết ngày nay’”.

 

Sau phần trình bày những nguyên tắc và chủ trương giải phóng của mình căn cứ vào các văn kiện trước đây, Bản Thông Báo của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tiến tới chỗ khẳng định rằng:

 

“Sau cuộc xem xét sơ khởi về các cuốn sách 'Jesucristo liberador. Lectura histórico-teológica de Jesús de Nazaret’ (Chúa Giêsu Vị Giải Phóng)  và ‘La fe en Jesucristo. Ensayo desde las victimas’ (Đức Kitô Vị Giải Phóng) của Cha Jon Sobrino, S. J., Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, vì thấy một số những mờ hồ thiếu chính xác và sai lầm trong những cuốn sách này, đã quyết định tiến hành một cuộc tìm hiểu thấu đáo những cuốn sách ấy vào tháng 10/2001. Vì những cuốn sách này được phổ biến rộng rãi và được sử dụng trong các chủng viện cũng như trong các trung tâm học hỏi khác, nhất là ở Mỹ Châu Latinh, mới có quyết định sử dụng ‘việc khảo sát khẩn trương’ được qui định trong các khoản 23-27 của ‘Agendi Ratio in Doctrinarum Examine’.

 

“Kết quả của việc xem xét này, vào tháng 7/2004, một bản liệt kê những tư tưởng sai lầm hay nguy hiểm, trong các cuốn sách được đề cập tới trên đây, được gửi đến cho tác giả qua Cha Peter Hans Kolvenbach, SJ, Tổng Bề Trên Dòng Chúa Giêsu. 

 

“Vào Tháng 3 năm 2005, Cha Jon Sobrino đã gửi một ‘Hồi Đáp cho bản văn của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin’ cho Thánh Bộ này. Bản hồi đáp này đã được xem xét trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này ngày 23/11/2005. Thánh Bộ đã nhận thấy rằng, mặc dù tác giả đã điều chỉnh tư tưởng của mình một cách nào đó ở một số điểm, bản hồi đáp vẫn không thỏa đáng, vì, tự bản chất, những sai lầm được trưng dẫn trong bản liệt kê các tư tưởng sai lầm vẫn còn trong bản liệt kê ấy”.

 

“Vì lý do này, Thánh Bộ quyết định phổ biến Bản Thông Báo này, để cống hiến cho tín hữu một qui chuẩn  an toàn là những gì được xây dựng trên tín lý của Giáo Hội, nhờ đó họ có thể phán đoán những khẳng định được chứa đựng trong những cuốn sách ấy hay trong các ấn bản khác của tác giả này”.

 

“Thánh Bộ đây không có ý phán đoán những ý hướng chủ quan của tác giả, nhưng có nhiệm vụ kêu gọi chú ý đến một số những tư tưởng không hợp với tín lý của Giáo Hội. Những tư tưởng này liên quan tới: (1) những giả định phương pháp học được tác giả sử dụng để thực hiện việc chia sẻ thần học của mình, (2) Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô, (3) Việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa, (4) mối liên hệ giữa Chúa Giêsu Kitô và Vương Quốc của Thiên Chúa, (5) Việc Tự thức của Chúa Giêsu, và (6) giá trị cứu độ nơi Cái Chết của Người.

 

“Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong buổi triều kiến giành cho ĐHY Tổng Trưởng ngày 13/10/2006, đã phê chuẩn Bản Thông Báo này, bản thông báo được chấp thuẩn trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này, và được truyền phải phổ biến nó ra”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 14/3/2007

 

TOP