SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XXXIII Thường Niên 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Chúa Nhật


Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: Cn 31, 10-13, 19-20. 30-31

"Nàng cần mẫn dùng tay làm việc".

Bài trích sách Châm Ngôn.

Ai tìm được một người vợ tài đức? Nàng đáng giá hơn ngọc ngà. Chồng nàng đặt lòng tin tưởng nơi nàng và chàng không thiếu thốn vật thực. Trọn đời, nàng sẽ mang lại cho chồng sự lành, chứ không phải sự dữ. Nàng tìm lông chiên và sợi gai, rồi nàng cần mẫn dùng tay làm việc. Nàng ra tay đưa thoi dệt vải, và ngón tay nàng cầm xe kéo sợi. Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó, và giơ tay hướng dẫn kẻ bần cùng.

Duyên dáng thì giả dối và nhan sắc thì hão huyền: Người phụ nữ kính sợ Chúa, sẽ được ca tụng. Hãy tặng cho nàng hoa quả do tay mình làm ra, và sự nghiệp của nàng hãy ca tụng nàng tại các cửa thành.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa (x. c. 1a).

Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. - Ðáp.

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống bạn. - Ðáp.

 Bài Ðọc II: 1 Tx 5, 1-6

"Ngày của Chúa bắt chợt anh em như kẻ trộm".

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Anh em thân mến, về thời nào và lúc nào, anh em không cần chúng tôi viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm tối.

Khi người ta nói rằng: "Yên ổn và an toàn", thì chính lúc đó tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 21, 36

Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 25, 14-30

"Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi.

"Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình.

"Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: "Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi". Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc; đây tôi đã làm lợi được hai nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

"Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: "Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát: nên tôi khiếp sợ (mà) đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Ðây của ông, xin trả lại cho ông". Ông chủ trả lời người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, người đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

Ðó là lời Chúa.

Hoặc bài vắn này: Mt 25, 14-15. 19-20

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi.

"Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: "Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác".

Ðó là lời Chúa. 

Image result for mt 25 14-30

Image result for Mt 25, 14-30


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

 

Một thứ “yên ổn và an toàn” nguy hiểm như thể con người “mê ngủ”, rất dễ bị chụp bắt bởi “đêm tối”

 

 

 

Ý  nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và Bài Phúc Âm nói riêng cho Chúa Nhật XXXIII Thường Niên hôm nay cũng vẫn tiếp tục chiều hướng tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, một yếu tố then chốt bất khả thiếu và bất khả phân ly để con người chẳng những được cứu độ, nghĩa là “được sống” mà còn có thể “sống viên mãn hơn” (Gioan 10:10).

 

 

Vì tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa đây là gì, nếu không phải, trước hết, là chấp nhận những gì Chúa ban cho mình, đó chính là mạc khải thần linh của Ngài và về Ngài qua giòng Lịch Sử của Dân Do Thái cho “tới thời điểm viên trọn” (Galata 4:4) là thời điểm mạc khải thần linh của Ngài nên trọn nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô Nhập Thể và Vượt Qua.

 

 

Và tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa đây còn ở chỗ để cho Ngài chiếm đoạt mình, nhờ đó Ngài muốn làm gì thì làm theo ý muốn tối hậu và toàn thiện của Ngài, và nhờ đó Kitô hữu như cành nho đã sinh hoa trái lại càng sinh hoa trái dồi dào hơn nữa (xem Gioan 15:2) nhờ quyền lực vô biên của Ngài nơi họ như đã thể hiện nơi Đức Maria đầy ơn phúc.

 

 

Nếu Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXII tuần trước liên quan đến 5 cô trình nữ phù dâu khôn ngoan ở chỗ cầm đèn sáng đi đón chàng rể kèm theo cả dầu là lòng cậy trông, thì Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXXIII tuần này liên quan đến thành phần đầy tớ được chủ đi xa trao cho các nén bạc tùy khả năng và sứ vụ để làm lợi cho chủ, nhưng có kẻ quả thực đã làm lợi có kẻ không.

 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao người đầy tớ không sinh lợi cho chủ, nhưng cũng chẳng làm thiệt hại gì của chủ, đã cẩn thận giữ nguyên tất cả những gì chủ trao cho mình để hoàn lại cho chủ một cách nguyên vẹn, mà vẫn bị đời đời trầm luân: “Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng"? Trong trường hợp này phải chăng vị chủ nhân ông này đã là một con người đúng như người đầy tớ bất hạnh này đã nghĩ: “keo kiệt, gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát”?

 

 

Vấn đề rắc rối ở đây không phải là vị chủ nhân ông mà là người đầy tớ! Tại sao thế? Tại sao hai người đầy tớ kia không có vấn đề gì với vị chủ nhân ông này mà người cuối cùng lại có, nếu không phải vì hai người đầy tớ này biết phận mình trước nhan Thiên Chúa chủ tể bằng niềm tin vào Ngài, trong khi người đầy tớ bất hạnh ấy không tin tưởng vào vị chủ nhân ông ấy, vị chủ nhân ông rất công minh và quảng đại đã tưởng thưởng xứng đáp cho hai người đầy tớ sinh lợi gấp trăm cho nén bạc được trao cho họ, chứ không “keo kiệt” và bóc lột như người đầy tớ thiển cận và lười biếng gán ghép cho chủ như cái cớ chính đáng để hưởng nhàn, khỏi phải vất vả khó nhọc.

 

 

Vấn đề không phải chỉ có thế mà người đầy tớ bị phạt quá nặng như vậy, mà là ở chỗ tận thâm tâm người đầy tớ này quá cao ngạo, không muốn làm đầy tớ, làm tôi cho chủ, để chủ hưởng lợi, còn mình phải vất vả khó nhọc, trái lại, người đầy tớ này muốn làm chủ, hơn làm tôi cho chủ, muốn hoàn toàn theo ý riêng mình hơn là ý chủ, khinh khi những gì chủ trao, không muốn chấp nhận chủ nhân ông của mình, nghĩa là không chấp nhận chủ quyền tối thượng của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình, bằng cách không làm theo ý muốn tối cao của Ngài đối với hắn.

 

 

Nếu trong cơn cám dỗ bất phục tùng ấy, người đầy tớ này vẫn cố gắng tỏ ra một chút thiện chí nào đó, một chút thiện chí chứng tỏ hắn cũng tin tưởng cậy trông vào vị chủ nhân ông mà hắn tự hiên có thành kiến xấu theo chủ quan của hắn, thì cuối cùng hắn vẫn được xót thương, căn cứ vào thiện chí của hắn, một thiện chí hắn cố gắng tỏ ra với chủ chẳng khác nào như hắn gửi nén bạc được chủ trao vào ngân hàng để lấy lời, nhờ một chút thiện chí của hắn, một thiện chí đã được chính Lòng Thương Xót Chúa chấp nhận và làm cho sinh hoa kết trái là chính phần rỗi đời đời của hắn.

 

 

Nếu Bài Đọc 1 tuần trước nói về sự khôn ngoan giúp cho con người tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa, nhờ đó họ được cứu độ, được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, thì Bài Đọc 1 tuần này lại nói về “một người vợ tài đức”, ám chỉ tấm lòng gắn bó của loài người với Thiên Chúa, hay nói cách khác, ám chỉ lòng “kính sợ Chúa” nơi con người, một lòng kinh sợ bất khả thiếu để có thể dễ dàng phục tùng Thiên Chúa và phụng sự Ngài, một lòng kính sợ cũng đã được Bài Đáp Ca hôm nay dường như sánh ví như “hiền thê bạn” như sau:

 

 

 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

 

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.

 

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống bạn. 

 

Thái độ hưởng nhàn của người đầy tớ bất hạnh trong Bài Phúc Âm hôm nay đã được Thánh Phaolô, trong Thư thứ nhất gửi Giáo Đoàn Thessalonica ở Bài Đọc 2 hôm nay so sánh như là một thứ “yên ổn và an toàn” nguy hiểm như thể con người “mê ngủ”, rất dễ bị chụp bắt bởi “đêm tối”, cần phải “tỉnh thức và điều độ” để khỏi lâm vào số phận vô cùng khốn nạn của ngưòi đầy tớ bất hạnh trong Phúc Âm, như sau:

 

“Khi người ta nói rằng: ‘Yên ổn và an toàn’, thì chính lúc đó tai hoạ thình lình giáng xuống trên họ, như cơn đau đớn xảy đến cho người mang thai và họ không sao thoát khỏi. Phần anh em, hỡi anh em thân mến, anh em không còn tối tăm, đến nỗi ngày đó bắt chợt anh em như kẻ trộm, vì tất cả anh em là con cái sự sáng, con cái ban ngày; chúng ta không thuộc về ban đêm và tối tăm. Vậy chúng ta đừng mê ngủ như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và điều độ”.





Thứ Hai


Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 1, 11-16. 43-45. 57-60. 65-67

"Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp".

Bài trích sách Macabê quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, bởi dòng các vua Hy-lạp sinh ra một mầm mống tội lỗi, là Antiôcô Êpiphan, con vua Antiôcô, trước kia bị bắt làm con tin tại Rôma; năm vương quốc Hy-lạp một trăm ba mươi bảy, ông lên ngôi vua.

Thời đó từ Israel cũng xuất hiện một số người bất lương mê hoặc được nhiều người, chúng nói rằng: "Này, ta hãy giao ước với các dân ở chung quanh chúng ta, vì từ ngày chúng ta đoạn giao với các dân ấy, chúng ta đã gặp nhiều tai hoạ". Họ cho lời nói ấy là đúng. Một số trong dân chúng hối hả đi yết kiến nhà vua và được nhà vua cho phép tuân giữ các luật lệ của dân ngoại. Họ liền xây cất một thao trường ở Giêrusalem theo tập quán của dân ngoại; họ tìm cách huỷ bỏ vết tích của phép cắt bì, chối bỏ Giao Ước thánh để rồi giao ước với kẻ ngoại. Họ tự bán mình để làm sự dữ.

Vua Antiôcô ra chiếu chỉ khắp nước truyền cho mọi dân hợp thành một dân và mỗi dân phải bỏ tục lệ riêng mình; tất cả các dân ngoại đều tuân lệnh nhà vua. Nhiều người Israel cũng sẵn sàng theo việc phượng tự của nhà vua, họ liền hiến tế cho ngẫu tượng và phế bỏ ngày sabbat.

Ngày rằm tháng Kislêu, năm một trăm bốn mươi lăm, vua Antiôcô đặt một ngẫu tượng ghê tởm ngay trên bàn thờ dâng của lễ toàn thiêu. Người ta cũng lập nhiều bàn thờ khác trong các thành lân cận của Giuđa: người ta đốt hương cúng tế trước cửa nhà và ở các công trường. Hễ gặp thấy sách luật nào, họ xé nát và đem đốt đi. Nếu người ta bắt gặp sách giao ước trong nhà người nào hoặc bắt gặp kẻ nào giữ Luật Chúa, thì kẻ ấy sẽ bị xử tử theo đúng chiếu chỉ của nhà vua. Nhưng cũng có nhiều người Israel tỏ ra kiên quyết, và nhất định không ăn của gì dơ nhớp; họ thà chết chẳng thà làm cho mình ra ô uế bởi của ăn dơ và phạm đến Giao Ước thánh, và quả thực họ đã chết. Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 53. 61. 134. 150. 155. 158

Ðáp: Lạy Chúa, xin bảo toàn cho con sống, và con sẽ tuân giữ lời nghiêm huấn của Ngài (x. c. 88).

Xướng: 1) Con nổi cơn uất hận vì những người tội lỗi, bọn chúng bỏ rơi luật pháp của Ngài. - Ðáp.

2) Thừng chão bọn ác nhân đã trói buộc con, nhưng con chẳng lãng quên luật pháp của Ngài. - Ðáp.

3) Xin Chúa cứu con khỏi người ta áp bức, để con tuân giữ các huấn lệnh của Ngài. - Ðáp.

4) Những kẻ bách hại con cách độc ác đang tiến lại gần, bọn chúng sống xa pháp luật của Chúa. - Ðáp.

5) Ơn cứu độ của Chúa xa bọn ác nhân, vì chúng chẳng lo giữ những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

6) Nhìn thấy những kẻ phản bội mà con chán nản, vì chúng không tuân giữ lời sấm của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Lc 16, 31

Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 18, 35-43

"Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi Chúa đến gần thành Giêricô, thì có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Khi nghe tiếng đám đông đi qua, anh liền hỏi có chuyện gì đó. Người ta nói cho anh biết có Ðức Giêsu Nazareth đang đi qua. Bấy giờ anh liền kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Những người đi trước mắng bảo anh nín đi, nhưng anh lại càng kêu lớn tiếng hơn: "Lạy con vua Ðavít, xin thương xót tôi!" Vậy Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người. Khi anh đến gần bên Người, Người hỏi anh: "Ngươi muốn Ta làm gì cho ngươi?" Anh thưa: "Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy". Chúa Giêsu bảo anh: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi". Tức khắc anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.




Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Một con người mù tối mà vẫn thấy được ánh sáng chiếu soi


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên, cũng là bài Phúc Âm theo Thánh Marco (10:46-52) được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XXX Thường Niên Năm B, về phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu "cho một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường".

Tuy nội dung của 2 bài Phúc Âm này được cả hai Thánh Ký Marco và Luca thuật lại giống nhau, nhưng về chi tiết hơi khác nhau một chút. Chẳng hạn ở những chi tiết rõ ràng sau đây:

Trước hết, về nơi xẩy ra phép lạ Chúa, trong khi Thánh ký Marco thuật lại rằng "Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô", thì Thánh ký Luca trong bài Phúc Âm hôm nay lại viết rằng "Chúa đến gần thành Giêricô".

Sau nữa, về bản thân của nạn nhân mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường ở thành Giêricô này, trong khi Thánh ký Marco (một vị thánh ký viết Phúc Âm ngắn nhất trong bộ 3 Phúc Âm Nhất Lãm, nhưng lại khá chi tiết về các biến cố xẩy ra) cho biết rõ lý lịch của nạn nhân là "con ông Timê tên là Bartimê", thì Thánh ký Luca lại chẳng nói gì hết.

Còn nữa, về thái độ của người mù ngồi ăn xin bên vệ đường này, trong khi Thánh ký Marco cho biết rõ chi tiết về phản ứng của nạn nhân khi nghe thấy mình được Chúa Giêsu gọi đến là "anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu", thì Thánh ký Luca lại chỉ vắn tắt viết: "anh đến gần bên Người".

Sau hết, về lời truyền chữa lành của Chúa Giêsu phán cùng nạn nhân, trong khi Thánh ký Marco ghi lại rằng: "Ðược, đức tin của anh đã chữa anh", thì Thánh ký Luca ở đây lại chi tiết hơn Thánh ký Marco một chút như thế này: "Hãy nhìn xem, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

Ngoài ra, cả hai vị Thánh ký đều giống nhau ở thái độ của nạn nhân là khi nghe biết có Chúa Giêsu ở đấy thì van xin, và càng bị trấn át thì càng la to hơn, cho đến khi được Người gọi đến, và cũng giống nhau ở câu đối đáp giữa Chúa Giêsu và nạn nhân trước khi phép lạ xẩy ra, đó là Chúa Giêsu hỏi nạn nhân muốn Người làm gì cho nạn nhân và nạn nhân đã xin Người phục quang cho mình. 

Ở đây, để thêm vào các suy niệm và suy diễn đã được chia sẻ cho Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXX Thường Niên Chu Kỳ B, có hai chi tiết khiến chúng ta suy nghĩ không ít:

Chi tiết thứ nhất liên quan đến đấng chữa lành, đó là "Chúa Giêsu dừng lại, truyền dẫn anh đến cùng Người", và chi tiết thứ hai liên quan đến nạn nhân được chữa lành: "anh thấy được và anh đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa".

Thật vậy, đây là quả là một vũ điệu thần linh tuyệt vời. Ở chỗ, tác động thần linh từ Đấng Chữa Lành đã được phản hồi hết sức tương xứng bằng một đáp ứng thần linh từ nạn nhân được chữa lành. 

Nạn nhân trước khi được chữa lành không hề dám tự động quẳng áo choàng đứng lên tiến đến gần Chúa Giêsu khi thoạt tiên vừa nghe thấy Người đến gần chỗ nạn nhân đang ngồi ăn xin, mà chờ đợi cho tới khi được Người gọi tới. Thái độ cứ ngồi yên một chỗ đợi chờ không phải là thái độ không nhiệt tình, mà là một thái độ tin tưởng hơn hết, ở chỗ, một đàng thì kêu la van xin cho bằng được, trong khi lại ngồi yên tại chỗ như thể nạn nhân cảm thấy mình hoàn toàn bất xứng không đáng đến gần Chúa Giêsu, cũng như bất lực không thể nào làm gì được nếu không có Người. 

Đúng thế, tác động thần linh bao giờ cũng đến trước đáp ứng thần linh của thụ tạo, như yếu tố thiết yếu và điều kiện bất khả thiếu để thụ tạo nhờ đó và do đó mới có thể bị động, mới có thể cảm động và mới có thể di động theo tác động thần linh. Bởi thế, chỉ khi nghe thấy Chúa Giêsu truyền gọi, nạn nhân mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường ở thành Giêricô này mới đến được và được đến với Người. 

Thực tế sống đạo cũng cho thấy thực tại nàyở chỗ, những ước muốn tốt lành của chúng ta cũng cần phải được Thiên Chúa tác động trước, hơn là tự chúng ta có được, vì chúng ta theo bản tính tự nhiên đã bị hư đi theo nguyên tội, luôn hướng hạ hơn là hướng thượng. Một khi chấp nhận ước muốn tốt lành bởi tác động thần linh khởi động ấy, chúng ta mới bày tỏ lòng khát vọng của chúng ta bằng lời cầu nguyện, nhờ đó Thiên Chúa được dịp ban cho chúng ta chính những gì Ngài đã muốn ban nên đã soi động chúng ta ước muốn trước khi van xin. 

Cuộc hội ngộ thần linh trong bài Phúc Âm hôm nay đã xẩy ra một cách hết sức ngoạn mục. Ở chỗ, nạn nhân kháo khát được chữa lành, trong khi Thiên Chúa vô cùng nhân hậu đã sẵn muốn chữa lành cho nạn nhân rồi, và chỉ chờ đến giờ của mình là ra tay lập tức, tức là cho đến khi nghe thấy nạn nhân kêu xin mình thì đáp ứng ngay, như thể Đấng Chữa Lành thụ động còn nạn nhân chủ động, như xẩy ra trong trường hợp được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại. 

Nạn nhân mù ngồi ăn xin hằng ngày ở thành Giêricô tên Bartimê này, chắc đã lâu lắm rồi, với một thân phận nghèo khổ và tương lai mịt mù như bóng tối hằng che phủ đôi mắt của nạn nhân, có ngờ đâu lại bất ngờ được gặp và gặp được Đấng chữa lành cho mình, và như thế, quả thực cuộc đời của nạn nhân đã được Thiên Chúa sử dụng để tỏ mình Ngài ra, giống hệt như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh trong Phúc Âm Thánh ký Gioan (9:3).

Phải chăng cảm nhận được như vậy, nạn nhân diễm phúc này đã không còn thiết gì thế gian này nữa, vì nạn nhân được sáng mắt không phải chỉ thấy được ánh sáng tự nhiên mà nhất là thấy được chính "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), một thứ ánh sáng thần linh ban sự sống đã chữa lành cho nạn nhân, và vì thế nạn nhân đã "đi theo Người, và ca tụng Thiên Chúa"? 

Bản thân của nạn nhân đã trở thành một cuộc thần hiển cho Thiên Chúa tỏ mình ra, chẳng những cho chính nạn nhân, mà còn cho cả cộng đồng gần xa của nạn nhân nữa. Mục đích của Thiên Chúa ban ơn cho bất cứ một ai không phải chỉ cho riêng người đó mà còn qua người đó cho các người khác nữa. Bao giờ cũng thế. Đó là nguyên tắc và đường lối tỏ mình ra của Ngài. Bởi thế, bài Phúc Âm hôm nay đã kết luận như sau: "Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa".

Trong khi người mù ăn xin bên vệ đường trong Bài Phúc Âm hôm nay, có thể qua chính bóng đêm bịt bùng con mắt của mình nhận ra Đấng Chữa Lành cho mình, thì có những con người sáng mắt mà lại hoàn toàn mù quáng về tâm linh, như thành phần được thuật lại trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay.

Phải, Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay được Giáo Hội chọn đọc cho Phụng Vụ Lời Chúa trong suốt cả Tuần XXXIII Thường Niên áp cuối tuần lễ cuối cùng của Mùa Thường Niên 34 tuần lễ hằng năm, đó là Sách Maccabê, một trong những cuốn thuộc loại sách sử trong bộ Thánh Kinh Cựu Ước 45 cuốn. 

Vì Sách Maccabê 2 cuốn này thuật lại giai đoạn lịch sử của dân Do Thái sau thời lưu đầy Babylon đã tiến sang giai đoạn bị đô hộ ngay trong đất nước của mình, nhất là bị bách hại lần đầu tiên trong lịch sử, một cuộc bách hại như để thử thách đức tin của dân tộc này trước quyền lực sự dữ tấn công lề luật thánh của họ, một cuộc thử thành đã làm cho nhiều tín hữu Do Thái giáo bỏ đạo, trong khi đó vẫn còn có những tín hữu can trường bất khuất trung kiên với lề luật và chiến đấu chống lại quyền lực đàn áp đạo giáo của họ, nổi nhất là gia đình anh em Maccabê.  

Trước hết, quyền lực sự dữ đô hộ dân tộc và đất nước Do Thái nhỏ bé bấy giờ được Sách Maccabê quyển 1 trong Bài Đọc 1 hôm nay cho biết thế này:

"Vua Antiôcô ra chiếu chỉ khắp nước truyền cho mọi dân hợp thành một dân và mỗi dân phải bỏ tục lệ riêng mình; tất cả các dân ngoại đều tuân lệnh nhà vua. Nhiều người Israel cũng sẵn sàng theo việc phượng tự của nhà vua, họ liền hiến tế cho ngẫu tượng và phế bỏ ngày sabbat".

Thành phần tín hữu Do Thái giáo bất trung đã tỏ thái độ chạy theo kẻ thù như được Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy như sau: 

"Thời đó từ Israel cũng xuất hiện một số người bất lương mê hoặc được nhiều người, chúng nói rằng: 'Này, ta hãy giao ước với các dân ở chung quanh chúng ta, vì từ ngày chúng ta đoạn giao với các dân ấy, chúng ta đã gặp nhiều tai hoạ'. Họ cho lời nói ấy là đúng. Một số trong dân chúng hối hả đi yết kiến nhà vua và được nhà vua cho phép tuân giữ các luật lệ của dân ngoại. Họ liền xây cất một thao trường ở Giêrusalem theo tập quán của dân ngoại; họ tìm cách hủy bỏ vết tích của phép cắt bì, chối bỏ Giao Ước thánh để rồi giao ước với kẻ ngoại. Họ tự bán mình để làm sự dữ".

Thành phần tín hữu Do Thái giáo can trường bất khuất trung kiên với lề luật với bất cứ giá nào, kể cả mạng sống cao quí nhất của họ, như đoạn kết của Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy: 

"Ngày rằm tháng Kislêu, năm một trăm bốn mươi lăm, vua Antiôcô đặt một ngẫu tượng ghê tởm ngay trên bàn thờ dâng của lễ toàn thiêu. Người ta cũng lập nhiều bàn thờ khác trong các thành lân cận của Giuđa: người ta đốt hương cúng tế trước cửa nhà và ở các công trường. Hễ gặp thấy sách luật nào, họ xé nát và đem đốt đi. Nếu người ta bắt gặp sách giao ước trong nhà người nào hoặc bắt gặp kẻ nào giữ Luật Chúa, thì kẻ ấy sẽ bị xử tử theo đúng chiếu chỉ của nhà vua. Nhưng cũng có nhiều người Israel tỏ ra kiên quyết, và nhất định không ăn của gì dơ nhớp; họ thà chết chẳng thà làm cho mình ra ô uế bởi của ăn dơ và phạm đến Giao Ước thánh, và quả thực họ đã chết. Dân Israel phải chịu một cơn thịnh nộ khủng khiếp".

Tâm tình của thành phần tín hữu trung kiên trong Bài Đọc 1 hôm nay, đối với cả những người đồng hương đồng đạo bội giáo của họ cũng như với quyền lực sự dữ đang tấn công đạo giáo của họ, được phản ảnh rất trung thực trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Con nổi cơn uất hận vì những người tội lỗi, bọn chúng bỏ rơi luật pháp của Ngài. 

2) Thừng chão bọn ác nhân đã trói buộc con, nhưng con chẳng lãng quên luật pháp của Ngài. 

3) Xin Chúa cứu con khỏi người ta áp bức, để con tuân giữ các huấn lệnh của Ngài. 

4) Những kẻ bách hại con cách độc ác đang tiến lại gần, bọn chúng sống xa pháp luật của Chúa. 

5) Ơn cứu độ của Chúa xa bọn ác nhân, vì chúng chẳng lo giữ những thánh chỉ của Ngài. 

6) Nhìn thấy những kẻ phản bội mà con chán nản, vì chúng không tuân giữ lời sấm của Ngài. 


      


 

Thứ Ba



Ngày 21 tháng 11

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ.

(Lễ nhớ)

 

Bài đọc 1 – Dcr 2, 14-17

"Hỡi thiếu nữ Sion, hãy hân hoan, đây Ta ngự đến".

Bài trích sách Tiên tri Giacaria.

Chúa phán: “Hỡi thiếu nữ Sion hãy ca tụng và hân hoan: vì này đây Ta đến ngự giữa ngươi. Trong ngày ấy, sẽ có nhiều dân tộc quy phục Chúa, họ sẽ là dân Ta và Ta sẽ ngự giữa ngươi. Ngươi sẽ biết rằng Chúa các đạo binh đã sai Ta đến cùng ngươi”. Thiên Chúa sẽ chiếm lấy Giuđa làm sản nghiệp của Người trong thánh địa, và sẽ còn tuyển chọn Giêrusalem. Mọi xác phàm hãy thinh lặng trước nhan thánh Chúa, vì Người đã chỗi dậy trong thành thánh của Người.

Đó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: 1 Sm 2, 1.4-5.6-7.8

Đáp: Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng Cứu độ tôi (c. 1a).

1) Tâm hồn tôi nhảy mừng trong Chúa, và sức mạnh tôiđược gia tăng trong Thiên Chúa tôi; miệng tôi mở rộng ra trước quân thù, vì tôi reo mừng việc Chúa cứu độ tôi.

2) Chiếc cung những người chiến sĩ đã bị bẻ gãy, và người yếu đuối được mạnh khoẻ thêm. Những kẻ no nê phải làm thuêđộ nhật, và những người đói khát khỏi phải làm thuê; người son sẻ thì sinh năm đẻ bảy, còn kẻ đông con nay phải héo tàn.

3) Chúa làm cho chết và Chúa làm cho sống, Chúa đày xuống Âm phủ và Chúa dẫn ra. Chúa làm cho nghèo và làm cho giàu có, Chúa hạ xuống thấp và Chúa nâng lên cao.

4) Từ nơi cát bụi, Chúa nâng người yếu đuối; từ chỗ phân nhơ, Chúa nhắc kẻ khó nghèo, để cho họ ngồi chung với các vương giả, và cho họ dự phần ngôi báu vinh quang.

 

Allêluia – Lc 1, 28

All. All. - Kính chào Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ; Trinh Nữ được chúc phúc giữa các người phụ nữ. - All.

 

PHÚC ÂM – Mt 12, 46-50

"Người giơ tay trên các môn đệ mà nói: Đây là mẹ Ta và là anh em Ta".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: "Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".

Đó là lời Chúa.


Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ

Theo truyền thống Do Thái, người ta thường dâng con trẻ vào đền thờ để được thánh hiến và sau đó con trẻ sẽ ở trong đền thờ một thời gian giúp việc các vị chủ tế... Phúc Âm không đề cập đến thời thơ ấu của Ðức Trinh Nữ Maria. Nhưng theo Thánh Truyền thì Ðức Mẹ cũng đã thi hành tập tục nói trên. Tại đền thánh Giêrusalem, ngài đã thực hành biết bao hy sinh với một tâm hồn quảng đại.

Mười hai năm suy gẫm và cầu nguyện, chính là thời gian chuẩn bị cho chức vụ Mẹ Thiên Chúa. Theo thánh Hiêronimô, chương trình ngày sống của Ðức Mẹ trong đền thờ được phác họa như sau: Từ hừng đông đến 9 giờ sáng, Ngài cầu nguyện; từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Ngài làm việc chân tay và sau đó ngài lại cầu nguyện, sốt sắng suy gẫm Thánh Kinh và siêng năng đọc Thánh Vịnh.

Ngày lễ Mẹ dâng mình như bước đầu dẫn tới Ðức Khiết Tịnh Kitô giáo. Sau Ngài, biết bao trinh nữ đã tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa. Vì thế Mẹ Maria thực là gương mẫu bất diệt, là Ðấng bảo trợ nhiệt thành và là Ðấng hướng dẫn chắc chắn trên đường nhân đức vậy.


 Dâng Mình trong Đền Thờ

 (Trích Thần Đô Huyền Nhiệm, bản dịch của Phạm Duy Lễ, CRM)

 

 

Thánh Gioakim và thánh nữ Anna từ Nagiarét đưa Mẹ lên Đền Thờ Giêrusalem với mấy người thân thuộc đơn sơ. Khi tới Đền Thờ, ông bà cầm tay Con dẫn vào bên trong.  Cả ba cùng sốt sắng cầu nguyện, rồi ông bà dâng hiến Mẹ cho Thiên Chúa.  Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn trót mình dứt khoát cho Người.

Sau khi cầu nguyện, thánh Gioakim và Anna dẫn  Mẹ ra giới thiệu với một vị tư tế.  Vị này chúc lành cho Mẹ.  Rồi tất cả cùng đưa Mẹ tới khu nhà dành riêng cho việc giáo dục những thiếu nữ theo một kỷ luật đạo hạnh. Muốn tới khu nhà ấy, phải đi qua một cầu thang 15 bậc.  Vị có nhiệm vụ hướng dẫn Mẹ là một tư tế phẩm trật thấp nhất.  Ông đặt Mẹ lên bậc đầu cầu thang. Rồi quay về phía song thân,  Mẹ quì gối xin phép lành, hôn kính tay cha mẹ và xin cha mẹ dâng hiến mình cho Thiên Chúa.  Thánh Gioakim và Anna vừa bùi ngùi rơi lệ, vừa âu yếm chúc lành cho Con.  Sau đó, một mình Mẹ quả quyết bước lên thang, không quay nhìn lại, không rơi một giọt lệ, không chút phàn nàn vì phải lìa cha mẹ.

Thượng tế Simeon, đón nhận Mẹ và trao cho những cô giáo đạo đức việc đào tạo Đức Maria. Trong các cô giáo này, có bà tiên tri Anna, bà này đã được Chúa ban ơn soi sáng riêng, chỉ định làm giáo chức đảm nhiệm coi sóc Đức Nữ. Sau khi tiếp xúc với bà giáo Anna, Mẹ đi gặp mọi thiếu nữ trong viện, chào hỏi niềm nở đoan trang. Khi ôû moät mình trong phoøng nhoû, Me saáp mình xuoáng, thôø laïy caûm taï Chuùa vaø khaán cuøng Chuùa seõ giöõ khieát trinh, thanh baàn, tuaân phuïc vaø vónh vieãn ôû trrong Ñeàn Thôø.

Mẹ đi tìm bà Anna, nộp cho bà tất cả những gì song thân đã cho, để bà định đoạt tùy ý bà. Được Chúa soi sáng, bà Anna nhận lấy tất cả các đồ Mẹ nộp, chỉ để cho Mẹ y phục Mẹ mặc, cho nên Mẹ hoàn toàn nghèo khó. Trong khi các thiếu nữ khác trong viện vẫn còn giữ trọn của cải mình và sử dụng tùy ý. Sau đó, hội ý với Thượng tế Simêon, bà Anna vạch ra một luật sống cho Mẹ, đã vạch một chương trình sống cho Mẹ như sau:

“Con hãy đem hết lòng nhiệt thành tham dự các giờ tán tụng Thiên Chúa. Hãy cầu nguyện cho Đền Thờ của Ngài, cho dân riêng Ngài và cho Đấng Cứu Chuộc mau đến. Buổi tối, con sẽ đi ngủ lúc tám giờ. Tảng sáng con sẽ thức dậy cầu nguyện cho tới chín giờ. Từ giờ đó tới chiều, con sẽ làm các việc thủ công và học tập Thánh Kinh. Trong bữa ăn con hãy dùng lương thực cách điều độ nghiêm cẩn. Trong mọi sự con hãy ở khiêm nhu, dễ yêu và hết sức tuân phục bà giáo, bà sẽ dạy con mọi việc phải làm”.

Mẹ nêu lên một đức khiêm nhượng cao cả khi xin cô giáo cho phép được phục vụ các bạn đồng song, được dùng vào những việc rất thấp hèn như quét nhà, rửa chén đĩa. Mẹ hết sức tiết độ trong bữa ăn, và sẵn sàng chịu mất ngủ, một giấc ngủ vốn đã rất ngắn. Không hề cho phép mình dùng một vật dụng nào thừa thãi, Mẹ tự cắn xén cả một đôi dụng cụ cần thiết. Meï duøng thôøi giôø raát thaän troïng, giôø naøo vieäc aáy khít khao nhau. Thi gi M dùng nhiu nht là thi gi đọc Thánh Kinh, nht là nhng trang liên quan tiơn Nhp Th Cu Chuc. Mẹ am tường ý nghĩa việc Nhập Thể, nhờ có tri thức Chúa ban dư tràn. Mẹ hiểu biết tất cả các nghi lễ cử hành trong Đền Thờ mà Mẹ tham dự, nhưng bề ngoài Mẹ vẫn đi học hỏi y như khoâng biết gì. Nhi nữ Maria cần phải được đau khổ làm cho nên hoàn thiện và phú quí.

Nỗi phiền sầu đầu tiên Mẹ phải chịu là không được thị kiến thấy Thiên Chúa và cả các thiên thần. Bất thình lình Mẹ phải rơi vào một đêm tối tăm. Con thử thách này không lâu, nhưng Mẹ đã chịu đựng nó trong dằn vặt thiêng liêng hơn tất cả các thánh. Với thử thách đó, Chúa Quan Phòng đã chuẩn bị cho Mẹ mạnh mẽ để chiến thắng một trận khác do rắn già hỏa ngục bày ra.

Thật vậy, Satan với cặp mắt hờn giận, vẫn dõi theo cuộc tiến bộ thánh thiện của Mẹ. Nó đã triệu tập một đại hội những tên quỉ hung dữ nhất trong hỏa ngục, tiết lộ mối lo sợ của nó là: Có lẽ Đức Maria là Người Nữ mà Thiên Chúa đã tỏ cho nó thấy ngày trước, và đe rằng Người sẽ đạp nát đầu nó. Nó thú nhận rằng Người làm cho nó rất kinh hoảng: nó căm giận, nó muốn giết Người đi cho rồi.  Nhiều phương pháp xảo trá được các quỉ dữ mang ra thảo luận trong đại hội. Sau cuộc âm mưu nham hiểm ấy, chúng kéo nhau lên tấn công Đô Thành Thiên Chúa là Đức Nữ Maria. Vẫn theo thói thường của chúng, Luxiphe chỉ huy các cuộc tấn công này. Vá nó là tên tấn công trước hết, rồi sau đó, cả bọn chúng mới đồng loạt xung phong.

Lúc Mẹ Maria còn đang chìm ngập trong đau khổ  vì vắng mặt Thiên Chúa, bỗng Mẹ cảm thấy bị những cám dỗ rất lạ xông đánh, muốn lôi kéo Mẹ rất xa khỏi những tư tưởng thánh đức cao cả tuyệt vời khôn tả của Mẹ. Không thể hiểu được tâm hồn rất trong trắng của Mẹ phải khổ sở vì chước quái ấy đến đâu. Rắn già thấy Mẹ sầu não khóc lóc, nó vội kết luận rằng chước quỉ quyệt của nó đã tiến bộ. Nhưng tất cả đều uổng công: Người ta càng đập vào một viên đá cứng rắn, viên đá càng nẩy lửa. Mẹ Maria là một viên đá kiên cố với những nhân đức tuyệt vời, nên những đợt tấn công của quỉ dữ càng mạnh, càng làm bắn thêm ra những khối lửa tình yêu mến Chúa nóng hổi. Vừa bị chói mắt, vừa bẽ mặt, vừa náo động, vừa căm giận, Satan thất vọng không thể thắng được một Nữ Nhi non nớt. Giữa những cám dỗ rất nhiều rất mạnh ấy, Mẹ Maria không hề mất bình tĩnh và thản nhiên. Linh hồn Mẹ vẫn cố định trên những tầng trời cao thẳm, rút ra từ những kinh nguyện liên lỉ một sức kháng cự vô địch.

Nhưng Satan không sao nhẫn nhục được với cuộc thất bại vừa chịu. Nó lại bắt đầu môn giảo quyệt của nó qua trung gian những thiếu nữ đồng tu với Mẹ để mưu hại Mẹ. Nó nhóm lên trong lòng các cô một ngọn lửa ganh ghét căm hờn, đến nỗi các cô nhỏ đó đồng ý nhau hành hạ Đức Nữ Maria.  Các cô xúm nhau buông lời nặng nhẹ chê bai, nói xấu Đức Maria đủ thứ.  Cứ hễ gặp Maria đâu là các cô xỉa xói, chua cay.  Các cô hùa nhau xử với Mẹ rất tàn nhẫn, buộc tội cho Mẹ là kẻ gây xáo trộn, kẻ giả hình, kẻ đưa điều, báo cáo ton hót với bề trên.  Trước những sỉ vả bêu riếu đó, Mẹ vẫn khiêm nhượng tự nhận là kẻ hèn hạ nhất. 

Các cô nói thẳng vào mặt Mẹ là trước mặt các cô, Mẹ chỉ là một con quỉ con thôi. Trước những sỉ vả beêu riếu đó, Mẹ vẫn khiêm nhượng trả lời: “Các chị đối xử với em như vậy là phải lắm. Em đúng là một kẻ hèn hạ nhất. Xin các chị tha cho em, và chỉ bảo cho em để từ nay, em làm vui lòng các chị hơn. Các chị đừng thôi thân ái với em. Em rất muốn thân ái với các chị, em vẫn tôn trọng, vẫn yêu thương các chị lắm. Các chị cứ ra lệnh cho em như tôi tớ các chị, em xin vâng lời các chị tất cả”.  

Những lời lành đó không uốn mềm được cõi lòng chai cứng của những cô nhỏ đáng thương kia.  Bị rắn già hỏa ngục xúi bẩy, tiêm nọc độc căm phẫn của nó vào, các cô dám mưu giết chết Mẹ cho rảnh. Nhưng Thiên Chúa không cho phép các cô thi hành những ý định đen tối dại dột đó.

Nhưng chưa hết đâu. Nhiều ngày sau, những cô nhỏ cuồng tín đáng thương ấy, say niềm phẫn nộ, kéo Đức Nữ Nhi Maria vào một phòng kín đáo xa Đền Thờ nhất. Ở đó, nghĩ mình được hoàn toàn tự do, các cô tha hồ rủa sả, nhục mạ Mẹ cho thỏa mối hờn thâm gan tím ruột, mong làm sao Mẹ hết nhẫn nại hiền từ, tỏ một vẻ tức giận nào ra cho hả. Nhưng không thể Mẹ Maria lại làm nô lệ cho một khuyết điểm nào dầu một phút một giây, Mẹ cứ nhẫn nhục vô địch, vì lúc đó là lúc cần nhẫn nhục nhất. Nổi tam bành vì không đạt được mục đích quá nham hiểm ấy, các cô vừa xô vào vừa đánh đập vừa la lối om xòm.

Tiếng ồn ào mắng nhiếc vang tới tận Đền Thờ.  Các cô giáo và tư tế bèn chạy đến ngay, hỏi xem duyên cớ.  Thế là các cô đồng thanh lớn tiếng tố cáo Maria, đổ mọi tội lỗi lên đầu Mẹ: Nào là con nhỏ Maria Nagiarét rất khó nết, tính nó kỳ quặc không ai chịu nổi.  Nào là không thể chung sống với nó được, cứ hễ vắng mặt thầy cô là nó chửi bới chúng con.  Nào là nó không lúc nào để chúng con yên tâm học hành, chỉ phá phách chọc nhạo mọi người.  Nào là nó kiêu căng hợm hĩnh, phách lối làm tàng:  Có trách bảo nó, nó lại lên mặt bà cụ non, sấp mình xuống đất, giả bộ khiêm nhượng xin lỗi, nhưng rồi chứng nào tật ấy.  Nào là con quỉ con Maria còn đưa điều, ăn không nói có, làm rộn chúng con không còn ai tin ai nữa.  Thôi thì đủ thứ tội mà các cô có thể tưởng tượng ra.  Lời các cô quả quyết làm cho các tư tế bị lừa.

Các ông dẫn Mẹ vào một căn phòng gần đó, quở trách và đe đuổi Mẹ ra khỏi Đền Thờ, nếu không chịu sửa mình. C3m động sa nước mắt, Mẹ trả lời: “Kính thưa các thày, con xin cám ơn các thày đã sửa mắng con. Con yếu đuối quá, xin các thày tha cho con. Xin các thày chỉ bảo cho con biết cách từ nay làm đẹp lòng Chúa và chị em con hơn”.

Các tư tế còn quở trách Mẹ ít điều nữa, rồi cho Mẹ đi. Mẹ đến gặp các bạn, sấp mình xuống dưới chân họ, khóc lóc xin họ tha thứ. Họ cũng tiếp nhận họ một cách hiền hòa hơn, ngờ là Mẹ khóc vì phải phạt, vì bị thày cô trách mắng. Tưởng mình đã gây được ảnh hưởng nơi các tư tế, các cô tiếp tục cố gắng nghĩ mưu mô hủy diệt tâm tình ưu ái thày cô từng có đốùi với Đức Nữ Maria. Do mưu quỉ lừa dối, các cô ngụy tạo nhiều chứng cớ gian manh để làm các tư tế và các cô giáo quở phạt Mẹ nhiều lần hơn nữa.

Nhưng điều làm Mẹ phiền não tê tái là cứ tiếp tục vắng mặt Chúa mãi. Các tư tế và cô giáo đã được Chúa giác ngộ, không còn tin lời vu khống của các nhi nữ, nên các cô nhỏ ấy dần dần bỏ cuộc, không bắt nạt Mẹ nữa. Nhưng một điều rất lạ lùng là Chúa kéo dài sự vắng mặt của Ngài đối với Mẹ trong mười năm trời. Mẹ phải chịu sự vắng mặt Chúa và thiên thần này tám ngày trước khi Thánh Gioakim giã thế, tức hồi Mẹ lên ba tuổi rưỡi, cho đến lúc Mẹ được mười hai tuổi, tức là tới khi thân mẫu của Mẹ qua đời. Tính ra là mười năm.

 

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa (cho năm không trùng với Lễ Mẹ Dâng Mình 21-11 ở bậc lễ nhớ)


Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Mcb 6, 18-31

"Tôi sẽ để lại một tấm gương cao đẹp, nếu tôi tự ý và anh dũng chết cho các lề luật đáng kính và thánh thiện của chúng tôi".

Bài trích sách Macabê quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, Êlêazarô, một người trong hàng Luật sĩ vị vọng, ông đã có tuổi và diện mạo oai phong, ông bị người ta cạy miệng bắt phải ăn thịt heo. Nhưng ông thà chết vinh còn hơn sống nhục, nên ông tự ý ra pháp trường. Hiểu rằng ông phải xử trí như thế nào, ông nhẫn nại chịu đựng, khẳng khái không ăn đồ cấm vì ham sống. Các bạn cố tri đứng đó cảm thương ông, gọi lén ông ra khuyên ông xin người ta đem cho ông các thứ thịt ông có phép dùng, rồi ông chỉ giả vờ ăn thịt cúng như nhà vua đã truyền; làm như thế ông sẽ thoát chết; và do tình bạn cố tri, họ đã tỏ lòng nhân đạo như vậy đối với ông. Nhưng nghĩ đến địa vị bậc lão thành, mái tóc bạc khả kính, cách ăn ở tốt đẹp từ thời niên thiếu, mà nhất là sống xứng với lề luật thánh mà chính Thiên Chúa đã lập, ông liền trả lời, bảo họ rằng ông sẵn sàng chịu chết. Ông nói:

"Vì ở tuổi chúng tôi không nên giả vờ, kẻo nhiều thanh niên tưởng rằng Êlêazarô đã chín mươi tuổi đầu mà còn theo lối sống của dân ngoại. Rồi vì sự giả vờ của tôi để sống thêm một ít lâu nữa, tôi sẽ làm cho chính họ cũng lầm lạc, và vì thế, tôi sẽ chuốc lấy nhơ nhớp và ố danh cho tuổi già của tôi. Mà dầu tôi có thoát khỏi hình phạt của loài người, thì dầu sống dầu chết, tôi sẽ không thoát khỏi bàn tay của Thiên Chúa toàn năng. Bởi thế, nếu giờ đây tôi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già của tôi; tôi sẽ để lại cho các thiếu niên một tấm gương cao đẹp, nếu tôi tự ý và anh dũng chết cho các lề luật đáng kính và thánh thiện của chúng tôi".

Nói đoạn ông liền bị điệu đến pháp trường. Các người áp giải ông đổi lòng thiện cảm họ có đối với ông trước kia thành ác cảm, vì các lời ông vừa nói mà họ cho là điên khùng. Khi sắp chết vì đòn vọt, ông thều thào trong hơi thở cuối cùng: "Lạy Chúa là Ðấng thông minh chí thánh, Chúa cũng thấu rõ là con có thể thoát chết, nhưng con xin chịu đòn vọt đau đớn trong thân xác con, với niềm vui trong lòng vì kính sợ Chúa". Và như thế ông từ giã cuộc đời, để lại không những cho các thanh niên mà còn cho toàn dân một tấm gương anh dũng và một lưu niệm đạo đức.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 3, 2-3. 4-5. 6-7

Ðáp: Chúa đã nâng đỡ tôi (c. 6b).

Xướng: 1) Thân lạy Chúa, nhiều thay người bách hại con, nhiều thay người nổi dậy chống con! Về con, nhiều kẻ thốt ra lời: "Hết trông hắn được Chúa Trời cứu độ". - Ðáp.

2) Nhưng lạy Chúa, Chúa là thuẫn hộ thân con, là vinh quang con, Chúa cho con ngẩng đầu lên. - Tôi lên tiếng kêu cầu Chúa, và Chúa đã nghe tôi từ núi thánh của Ngài. - Ðáp.

3) Tôi nằm xuống và đã ngủ ngon, rồi thức khoẻ vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi không kinh hãi ức triệu người ở chung quanh đồn trú hại tôi. - Ðáp.

 

Alleluia: Lc 21, 28

Alleluia, alleluia! - Các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 19, 1-10

"Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi". Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điễu gì đã hư mất".

Ðó là lời Chúa.





Suy Nghiệm Lời Chúa


Chỉ cần một chút tò mò ... thật lòng khao khát


Hôm nay, Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên, Bài Phúc Âm ở đầu đoạn 19 của Thánh ký Luca, tiếp ngay sau Bài Phúc Âm hôm qua ở cuối đoạn 18.

Trong khi ở Bài Phúc Âm hôm qua, cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu mới "đến gần thành Giêricô", thì trong Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca ghi nhận tiếp về cuộc hành trình này, ở chỗ: "Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành".

Cuộc hành trình tiến về Giêrusalem của Người đã khiến Người gặp gỡ một số con người đặc biệt được thuật lại trong Phúc Âm, chẳng hạn trường hợp của người mù ngồi ăn xin ở vệ đường trong Bài Phúc Âm hôm qua, hay vị "thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có" "tên là Giakêu" trong Bài Phúc Âm hôm nay.

Về trường hợp của người mù Batimê trong bài Phúc Âm hôm qua được thuật lại bởi Thánh ký Luca và Marco, nhưng câu chuyện về nhân vật thủ lãnh thu thuế này chỉ có trong Phúc Âm Thánh Luca mà thôi, vì Phúc Âm Thánh ký Luca là Phúc Âm về Lòng Thương Xót Chúa, một Phúc Âm chất chứa những dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa rất cảm kích không có ở trong bất cứ Phúc Âm nào. 

Chẳng hạn 3 dụ ngôn tiêu biểu nhất sau đây: 1- Dụ Ngôn Người Samaritanô Nhân Hậu (xem Luca 10:25-37); 2- Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu Với Hai Đứa Con Đáng Thương (xem Luca 15:11:32); 3- Dụ Ngôn Hai Người Lên Đền Thờ Cầu Nguyện (xem Luca 18:9-14) v.v. Cũng chỉ trong Phúc Âm Thánh ký Luca mới có câu: "Các con hãy thương xót như Cha của các con là Đấng thương xót" (Luca 6:36), một Lòng Thương Xót đã được phản ảnh sống động nhất qua lời đầu tiên của Chúa Kitô khổ giá cũng chỉ ở trong Phúc Âm Thánh Luca: "Lạy Cha, xin Cha tha cho họ vì họ lầm không biết việc họ làm" (Luca 23:34).

Chính trong Bài Phúc Âm hôm nay có một câu nói của Chúa Giêsu về Lòng Thương Xót Chúa cũng chỉ có ở trong Phúc Âm Thánh Luca mà thôi, đó là câu: "Con Người đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư vong", điển hình nhất là viên trưởng ban thu thuế Giakêu được Thánh ký Luca thuật lại.

Nhân vật trưởng ban thu thuế Giakêu này thực sự "đã hư vong", tức đã sống một cuộc đời bê bối tội lỗi khi hành nghề thu thuế đầy những mánh khóe gian lận tiền bạc để có thể làm giầu cách bất chính, đã thực sự là thành phần tội nhân, chẳng những trước mặt dân Do Thái mà chính ngay cả bản thân của đương sự cũng phải chân nhận như thế, qua lời hứa hẹn của đương sự sau khi được gặp gỡ Chúa Giêsu: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn".

Nếu Chúa Kitô "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư hoại" thì Người rất nhậy cảm với những tâm hồn đang sống trong giầu sang phú quí với đầy nhưng băn khoăn khắc khoải không thỏa mãn làm sao ấy, như trường hợp của viên trưởng ban thu thuế Giakêu trong bài Phúc Âm hôm nay, đến độ nhân vật này đã phải sẵn sàng bỏ trạm thu thuế là nơi làm giầu hằng ngày của mình và lánh xa đám nhân viên thu thuế đồng nghiệp cùng gian lận dưới quyền mình, để quyết tâm đón gặp được Người, cho dù chỉ muốn "tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào" thôi, bằng cách "chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó". 

Đúng vậy, vì cố ý "tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư hoại" mà Chúa Giêsu đã nhậy cảm đến độ, trong khi hình như không ai trông thấy nhân vật giầu sang phú quí và quyền hành này, đang ẩn nấp ở trên một cái cây bên đường, để một đàng vừa tránh được cái nhìn khinh bỉ của đám đông vẫn giành cho đương sự, đàng khác lại vừa dễ trông thấy Chúa Giêsu đi ngang qua theo lòng ước nguyện. 

Người quả thực đã nhìn thấy đương sự, nhìn thấy tận đáy lòng của đương sự ước muốn gặp Người, cũng như nhìn thấy hành động thiện chí như trẻ con trèo lên cây ẩn nấp trên đó của đương sự, nên Người đã tự động lên tiếng gọi đương sự làm cho đương sự giật nẩy mình lên, chẳng những vì đương sự bất ngờ bị lộ tẩy chân tướng trước mặt đám đông đối phương của đương sự, mà còn vì đương sự cảm thấy vô cùng sung sướng được Người gọi đích danh của mình, mà đương sự tưởng rằng Người không hề hay chưa hề biết đến đương sự bao giờ. 


Có một chi tiết liên quan đến việc gọi đích danh tên của viên trưởng ban thu thuế trong bài Phúc Âm này đó là hình như chỉ có những ai bê bối tội lỗi hay khổ đau mới được Người gọi đích danh mà thôi, còn những ai được Người đặc biệt yêu thương lại không được diễm phúc ấy, chẳng như như Tông Đồ Gioan là "người môn đệ được Chúa Giêsu thương" (Gioan 13:23; 19:26; 20:2; 21:7,20).


Thật vậy, những nhân vật đã từng sống cuộc đời bê bối đã được Chúa Giêsu gọi đích danh như đích danh "Giakêu" trong bài Phúc Âm hôm nay, hay như "Maria" Mai Đệ Liên (Gioan 20:16), một con điếm "đã được Người trừ bảy quỉ" (Marco 16:9), hoặc như "Simon" Phêrô (Gioan 21:15-17) đã từng trắng trợn và phũ phàng chối Người 3 lần, hay như "Saule" (Tông Vụ 9:4; 22:7; 26:14) là kẻ bách hại Người nơi thành phần tín hữu trong thời Giáo Hội sơ khai, hoặc như "Lazarô" là một thây ma đã chết 4 ngày trong mồ (Gioan 11:43).

Ôi tuyệt vời thay Lòng Thương Xót Chúa: "Tôi là vị mục tử nhân lành. Tôi biết các chiên tôi và chiên tôi biết Tôi" (Gioan 10:14). Trong khi tội nhân không hề biết Người, ở chỗ xúc phạm đến Người, thì Người lại biết họ và kêu gọi đích danh họ, vạch mặt chỉ tên họ, chứng tỏ Người hằng theo dõi cuộc đời của họ, và ngồi chờ họ ở những nơi sinh hoạt quen thuộc của họ, như ngồi chờ người đàn bà tội lỗi bên giếng Giacóp (xem Gioan 4:6-9), hay đi đến tận những nơi thầm kín của họ, như trường hợp của viên trưởng ban thu thuế Giakêu trong Bài Phúc Âm hôm nay, để cố ý cứu đương sự khỏi cuộc đời lén lút mờ mịt của đương sự.

Chúa Giêsu đã không nhắc đến tội lỗi của bất cứ tội nhân nào, khi mới gặp họ, dù Người biết rõ tội của họ hơn ai hết, mà chỉ tỏ lòng thương họ để họ nhờ đó có thể ăn năn thống hối thôi. Thậm chí Người không sợ gần gũi với tội nhân xấu xa nhơ nhớp đáng ghê tởm, cho dù có bị chê trách, như Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi". Vì họ mới là thành phần "bệnh nhân cần đến thày thuốc" như Người là một Vị Lương Y thần linh toàn năng có thể chữa lành cả hồn lẫn xác của họ (xem Mathêu 9:12)

Việc Người chẳng những tiến vào mà còn ở lại nhà của nhân vật tội lỗi Giakêu: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi", để giao tiếp với thành phần thu thuế tội lỗi như nhân vật này, thật sự là một hiện diện thần linh cứu độ: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điu gì đã hư mất".

Tác dụng của ơn cứu độ được Chúa Kitô mang đến cho chẳng những riêng nhân vật Giakêu mà còn cho cả "nhà" (gia đình) của đương sự nữa, thậm chí "nhà" đây còn có thể hiểu là bao gồm cả thành phần nhân viên thu thuế thuộc quyền lãnh đạo của đương sự nữa, nhất khi chính họ đích mắt thấy được lòng nhân lành cảm thương tha thứ của Người giành cho vị thủ lãnh của họ. 

Tác dụng xuất phát từ lòng cảm thương ấy của Chúa Giêsu đã biến đổi hẳn bản thân và cuộc đời của một nhân vật tội lỗi, đến độ đương sự chẳng những thật lòng ăn năn thống hối ở chỗ đền bù tội lỗi của mình đối với những ai bị thiệt hại vật chất bởi đương sự gian lận trước đó mà còn giành ra nửa phần gia tài để làm phúc bố thí nữa, nghĩa là kể như trở về tay không để được đổi lấy Nước Trời, lấy ơn cứu độ vô giá, không gì sánh được: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn".

Khi còn sống trong tội lỗi thì bất cứ ai, dù chẳng làm nghề buôn bán hay thu thuế như nhân vật Giakêu trong Bài Phúc Âm hôm nay, cũng sống trong tình trạng gian dối, (tự tội lỗi đã là gian dối), không đúng với sự thật về thân phận thụ tạo làm người trước nhan Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân

Bởi đó, hoán cải chính là tác động "đi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9). Sau cuộc đời sống gian dối bằng hành động gian lận tiền bạc của dân chúng với vai trò thu thuế của mình, nhân vật Giakêu đã bắt đầu sống hoàn lương trong chân lý, như thành phần công chính vậy, điển hình của thành phần công chính này là vị luật sĩ lão thành "Êlêazarô, một người trong hàng Luật sĩ vị vọng, ông đã có tuổi và diện mạo oai phong, ông bị người ta cạy miệng bắt phải ăn thịt heo", như trong bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay cho thấy

Câu chuyện của ông đã được Sách Maccabê quyển 2 thuật lại về thái độ sống chân thật một cách bất khuất của ông để trung thành với lề luật, chứ không chịu gian dối để được sống sót mà phản bội lề luật, bằng những lời khẳng khái đầy chí khí như sau:

"Vì ở tuổi chúng tôi không nên giả vờ, kẻo nhiều thanh niên tưởng rằng Êlêazarô đã chín mươi tuổi đầu mà còn theo lối sống của dân ngoại. Rồi vì sự giả vờ của tôi để sống thêm một ít lâu nữa, tôi sẽ làm cho chính họ cũng lầm lạc, và vì thế, tôi sẽ chuốc lấy nhơ nhớp và ố danh cho tuổi già của tôi. Mà dầu tôi có thoát khỏi hình phạt của loài người, thì dầu sống dầu chết, tôi sẽ không thoát khỏi bàn tay của Thiên Chúa toàn năng. Bởi thế, nếu giờ đây tôi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già của tôi; tôi sẽ để lại cho các thiếu niên một tấm gương cao đẹp, nếu tôi tự ý và anh dũng chết cho các lề luật đáng kính và thánh thiện của chúng tôi".

Tất nhiên hậu quả của việc sống chân lý, trung thành với lề luật là chính mạng sống mình. Vị lão thành gương mẫu này đã biết trước nhưng vẫn cương quyết sẵn sàng chấp nhận để chân lý được sáng tỏ nơi ông, như được Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại ở đoạn cuối như sau:

 

"Nói đoạn ông liền bị điệu đến pháp trường. Các người áp giải ông đổi lòng thiện cảm họ có đối với ông trước kia thành ác cảm, vì các lời ông vừa nói mà họ cho là điên khùng. Khi sắp chết vì đòn vọt, ông thều thào trong hơi thở cuối cùng: 'Lạy Chúa là Ðấng thông minh chí thánh, Chúa cũng thấu rõ là con có thể thoát chết, nhưng con xin chịu đòn vọt đau đớn trong thân xác con, với niềm vui trong lòng vì kính sợ Chúa'. Và như thế ông từ giã cuộc đời, để lại không những cho các thanh niên mà còn cho toàn dân một tấm gương anh dũng và một lưu niệm đạo đức".

 

Tinh thần bất khuất của một con người công chính sống sự thật và trung thành với sự thật, như nhân vật luật sĩ lão thành Êlêazarô trong Bài Đọc 1 hôm nay, hay thái độ trở lại sống chân thật tin tưởng vào Chúa như nhân vật trưởng ban thu thuế Giakêu trong bài Phúc Âm hôm nay, đều được chất chứa trong những điều xác tín ở Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Thân lạy Chúa, nhiều thay người bách hại con, nhiều thay người nổi dậy chống con! Về con, nhiều kẻ thốt ra lời: "Hết trông hắn được Chúa Trời cứu độ". 

2) Nhưng lạy Chúa, Chúa là thuẫn hộ thân con, là vinh quang con, Chúa cho con ngẩng đầu lên. - Tôi lên tiếng kêu cầu Chúa, và Chúa đã nghe tôi từ núi thánh của Ngài. 

3) Tôi nằm xuống và đã ngủ ngon, rồi thức khoẻ vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi không kinh hãi ức triệu người ở chung quanh đồn trú hại tôi. 

 

 



Thứ Tư


Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Mcb 7, 1. 20-31

"Ðấng Sáng Tạo vũ trụ sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống".

Bài trích sách Macabê quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, bảy anh em bị bắt cùng với thân mẫu, và thừa lệnh nhà vua, người ta dùng gậy và roi gân bò đánh đập họ, bắt buộc họ ăn thịt heo mà luật đã cấm.

Ðặc biệt là bà mẹ đáng ca tụng và ghi nhớ: chỉ trong một ngày, bà chứng kiến bảy con mình chết, bà vui lòng chịu đựng và trông cậy vào Thiên Chúa. Bà đầy khôn ngoan, dùng tiếng của cha ông, can đảm khuyên bảo từng đứa con; bà dùng sự hăng say nam nhân mà nâng đỡ tâm hồn phụ nữ của bà. Bà nói với các con: "Mẹ không biết các con đã thành hình trong lòng mẹ ra sao, vì không phải mẹ ban cho các con tinh thần, linh hồn và sự sống, cũng không phải mẹ sắp đặt các chi thể của mỗi con, nhưng là Ðấng Sáng Tạo vũ trụ, Người đã dựng nên loài người, và sáng tạo mọi sự với lòng nhân hậu. Người sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống, vì giờ đây các con coi rẻ mạng sống các con để bảo vệ luật pháp của Người".

Vua Antiôcô tưởng rằng lời lẽ ấy khinh thị và lăng nhục ông. Bởi thế, đối với đứa con út của bà còn sống, không những ông dùng lời dụ dỗ cậu, ông còn thề hứa với cậu sẽ làm cho cậu được sung sướng giàu có, nếu cậu chối bỏ lề luật của cha ông, sẽ coi cậu như bạn hữu của ông và ban cho cậu nhiều tước lộc. Nhưng cậu không quan tâm đến những lời dụ dỗ ấy, nhà vua liền cho gọi mẹ cậu đến và khuyên bà nhủ bảo con, để cứu lấy mạng sống con mình. Khi nhà vua đã dài lời khuyến khích bà, bà nhận lời thuyết phục con. Vậy bà cúi sát vào con bà, đánh lừa nhà vua độc ác ấy; bà còn dùng tiếng của cha ông mà nói rằng: "Hỡi con, hãy thương mẹ đã cưu mang con chín tháng trong dạ, đã cho con bú sữa trong ba năm, đã nuôi dưỡng và dẫn dắt con cho tới tuổi này. Con ơi, mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất, và tất cả mọi sự trong đó; con biết rằng Thiên Chúa đã tác tạo những vật đó và loài người từ hư vô, nên con đừng sợ tên lý hình này, một hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con và hãy nhận lãnh cái chết, để nhờ lòng lân tuất của Chúa, mẹ sẽ gặp con cùng với các anh con".

Bà mẹ vừa dứt lời thì cậu con út lên tiếng rằng: "Các ông còn chờ gì nữa? Tôi không tuân lệnh nhà vua đâu, nhưng tôi tuân theo lề luật mà Môsê đã ban cho cha ông chúng tôi. Còn nhà vua, là kẻ đã bày ra đủ thứ để bách hại dân Do-thái, nhà vua sẽ không thoát khỏi tay Thiên Chúa đâu".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15

Ðáp: Lạy Chúa, khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa (c. 15b).

Xướng: 1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe tiếng con thốt ra tự cặp môi chân thành! - Ðáp.

2) Bước con đi bám chặt đường lối của Ngài, chân con đã không hề xiêu té. Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con. - Ðáp.

3) Xin che chở con trong bóng cánh của Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan; khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 110, 8ab

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi gới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 19 11-28

"Sao ngươi không gửi bạc Ta ở ngân hàng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa, vì Người đã đến gần Giêrusalem, mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát. Vậy Người phán rằng:

"Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: "Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về". Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: "Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi". Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu.

"Người thứ nhất đến và thưa: "Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được mười nén". Nhà vua bảo: "Ðược, hỡi người tôi tớ tốt lành, ngươi đã trung tín trong điều nhỏ mọn, ngươi sẽ được quyền cai trị mười thành". Người thứ hai đến thưa: "Tâu vua, nén bạc của vua đã sinh lợi được năm nén". Nhà vua đáp: "Ngươi cũng vậy, hãy cai quản năm thành".

"Người thứ ba đến thưa: "Tâu vua, đây nén bạc của vua, tôi còn giữ trong khăn, vì tôi sợ ngài: ngài là người hà khắc, và lấy cái ngài không gửi, gặt cái ngài không gieo". Vua phán rằng: "Hỡi đầy tớ bất lương, ta cứ lời ngươi mà xử ngươi. Ngươi đã biết ta là người hà khắc, lấy cái ta không gửi, gặt cái ta không gieo, sao ngươi không gửi bạc ta ở ngân hàng, để rồi khi ta trở về, ta có thể lấy cả vốn lẫn lời".

"Vua liền bảo những người đứng đó rằng: "Hãy lấy nén bạc của nó mà trao cho người đã có mười nén". Họ tâu rằng: "Tâu vua, người ấy đã có mười nén rồi". Vua đáp: "Ta nói cùng các ngươi: Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có. Còn những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta làm vua, hãy đem chúng ra đây và giết chúng trước mặt ta". Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem.

Ðó là lời Chúa.




Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Không muốn đối phương làm vua của mình mà lại giúp cho đối phương được phong vương

 

 

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên, tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm hôm qua. Một chi tiết cho thấy điều đó, chẳng cần theo dõi kỹ về đoạn và câu của 2 bài Phúc Âm, đó là chi tiết liên quan đến địa điểm của cuộc hành trình Giêrusalem của Chúa Giêsu.

Thật vậy, trong bài Phúc Âm hôm qua, nếu "Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành" thì trong Bài Phúc Âm hôm nay, "Người đã đến gần Giêrusalem", và chính "" thế, Phúc Âm hôm nay cho biết tiếp, "mà dân chúng lại cứ tưởng là Nước Thiên Chúa sắp xuất hiện trong giây lát". 

Bởi thế, Thánh ký Luca ghi nhận rằng: "Chúa Giêsu phán thêm một dụ ngôn nữa", một dụ ngôn chẳng những trực tiếp liên quan đến cuộc hành trình Giêurusalem của Người bấy giờ, mà còn liên quan đến "Nước Thiên Chúa", một thực tại thần linh đã từng được Người sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để sánh ví trước đó nay Người muốn nói "thêm... nữa" vào lúc Người gần tới Thành Giêrusalem: "Nói thế rồi Chúa liền dẫn họ lên Giêrusalem". Và dụ ngôn ấy được Phúc Âm hôm nay cho biết đã bắt đầu như thế này:

"Có người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về. Ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: 'Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về'. Nhưng các người dân của ông ấy ghét ông, sai người đi theo mà rằng: 'Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi'. Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu".

Trước hết, "người quý tộc kia đi phương xa để được phong vương rồi trở về" đây phải chăng ám chỉ chính Chúa Kitô, Con Thiên Chúa ("quí tộc"), từ trời xuống trần gian ("đi phương xa") để hoàn tất công cuộc cứu chuộc trần gian của mình, ở chỗ được "treo lên" (Gioan 8:28) trên ngai tòa Thánh Giá (như "được phong vương", nhưng sau đó người đã tự mình sống lại ("rồi trở về").


Ý nghĩa "đi phương xa" cũng có thể hiểu có liên hệ mật thiết với lời tiên báo của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly về việc Người ra đi đến một nơi mà các môn đệ của Người không thể tới được và chẳng biết là ở chỗ nào để theo như tông đồ Toma cảm nhận (xem Gioan 14:5): "Thày chẳng còn ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ tìm kiếm Thày... Nơi Thày đi các con không thể nào tới được" (Gioan 13:33).

Trước khi lên đường "đi phương xa để được phong vương rồi trở về" như thế, "ông cho gọi mười người tôi tớ đến, giao cho họ mười nén bạc và dặn rằng: 'Hãy làm lợi cho đến khi ta trở về'", phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến Bữa Tiệc Ly là lúc Chúa Giêsu đã trao cho các vị, một điều bao gồm cả 10 điều răn Cựu Ước (ám chỉ "10 nén bạc") đó là "giới răn mới" (Gioan 13:34), ở chỗ các vị phải "yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con. Tất cả mọi người sẽ dấu ấy mà nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Gioan 13:34-35).

Thế nhưng, việc Chúa Kitô hành trình lên Giêrusalem để hoàn tất sứ vụ cứu độ trần gian của Người như một ông vua như thế không được "dân của" Người là dân Do Thái vốn "ghét" Người đã ra mặt công khai chống đối: "Chúng tôi không muốn ông ấy làm vua chúng tôi", bằng cách sát hại Người. Không ngờ, việc họ tự do sát hại Người một cách độc dữ tàn bạo chưa từng thấy lại giúp cho Người "được phong vương" - "Giêsu Vua Dân Do Thái" (Luca 23:38), Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18). 

"Ðược phong vương rồi ông trở về, cho gọi các tôi tớ mà trước kia ông đã giao tiền cho, để biết mỗi người đã làm lợi được bao nhiêu". Đúng thế, khi "trở về" vào lúc quang lâm tái giáng của mình trong ngày sau hết, Chúa Kitô sẽ tính sổ sách về nén bạc được Người trao phó cho thành phần đầy tớ của Người thuộc hàng ngũ lãnh đạo đàn chiên của Người, từ các vị tông đồ đến thành phần thừa kế các vị trong hàng giáo phẩm (bao gồm cả giáo sĩ) dọc suốt giòng lịch sử của Giáo Hội Người thiết lập.


Nén bạc đó đối với thành phần đầy tớ của Chúa Kitô (nếu hiểu về các vị chủ chiên trong hàng giáo phẩm và giáo sĩ) quả thực là đức bác ái, như chính Người đã hỏi tông đồ Phêrô 3 lần có yêu mến Người hay chăng để Người trao phó các chiên của Người cho ngài cũng như cho các vị thừa kế ngài cùng tông đồ đoàn là các vị giáo hoàng và giám mục sau này trong Giáo Hội. Và quả thực, chính vì nén bạc đó là đức bác ái yêu thương phục vụ mà Người đã căn cứ vào đức bác ái này mà phán xét cùng thưởng phạt vậy (xem Mathêu 25:31-46).

Vấn đề ở đây là "người quí tộc" trong dụ ngôn đã trao cho 10 người đầy tớ của mình 10 nén bạc, nghĩa là mỗi người một nén bạc chứ không phải mỗi người 10 nén bạc, ám chỉ 10 điều răn, nhưng được tóm lại thành "một nén bạc" là "giới răn mới" được Chúa Kitô truyền lại cho các tông đồ. Vậy "10 người đầy tớ" đây là ai, nếu không phải ở trong Bữa Tiệc Ly bấy giờ là lúc các môn đệ được Chúa Kitô trao cho nén bạc "giới răn mới" có thể hiểu là ám chỉ 10 vị trong số 12, vì tông đồ Giuđa bấy giờ đã bỏ đi bàn việc nộp Người (xem Gioan 13:30), và Tông Đồ Gioan không kể vì vị tông đồ này tự bản chất và sứ vụ vốn gắn liền với "giới răn mới" qua cử chỉ dựa vào ngực Chúa Kitô (xem Gioan 13:23).


Ở bài Phúc Âm của Thánh Mathêu cho Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A, có nội dung tương tự như bài Phúc Âm của Thánh Luca hôm nay, nhưng hơi khác về số lượng nén bạc được trao phó cho các người đầy tớ. Trong khi Thánh Mathêu thuật lại ba cấp lượng nén bạc từ nhiều đến ít là 5, 3 và 1, thì Thánh Luca thuật lại 10 nén bạc, được trao cho 10 người, mỗi người chỉ có 1 nén.


Tuy nhiên việc sinh lợi nén bạc lại tùy theo trình độ khả năng và mức độ nỗ lực của mỗi người đầy tớ nữa. Bởi thế, trong 3 loại người đầy tớ tiêu biểu được chủ gọi đến trình bày trách nhiệm nén bạc của mình, có người sinh lợi được gấp 10 lần, nhưng cũng có người chỉ sinh lợi được gấp 5 thôi, như dụ ngôn của Bài Phúc Âm cho thấy. Ở Phúc Âm Thánh ký Mathêu cho Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A thì 5 nén phải sinh gấp trăm thành 5 nén khác, 3 thành 3 v.v., trong khi ở Phúc Âm Thánh ký Luca hôm nay 1 sinh 10 hay sinh 5.

Ở đây có thể hiểu nén bạc "giới răn mới" là "yêu nhau như Thày" nơi từng người đầy tớ sinh lợi nhiều như gấp 10, hay sinh lợi vừa như gấp 5, chẳng những tùy ở ơn gọi hay bậc sống của Kitô hữu, giáo dân hay giáo sĩ, mà còn tùy ở mức độ nên một với Chúa Kitô nữa, ở chỗ, càng hiệp nhất với Người thì Người càng yêu thương tha nhân như chính Người đã yêu họ, nghĩa là họ càng phản ảnh Chúa Kitô một cách trung thực nhất và sống động nhất, gấp 10 lần, hơn gấp 5 lần

Trong số thành phần đầy tớ cũng không thể thoát được có một thiểu số nào đó không đáp ứng trách nhiệm nén bạc được trao phó, ở chỗ sống vị kỷ, hưởng thụ hơn phục vụ, không phản ảnh bản chất đức ái trọn hảo của mình như "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14) chiếu tỏa Chúa Kitô " ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12). Cả hai Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A và của Thánh ký Luca hôm nay đều giống nhau ở chỗ có 1 trong 3 người đầy tớ không chịu sinh lợi cho chủ từ cùng 1 nén bạc duy nhất được trao. Tuy nhiên, trong khi Thánh Mathêu ghi lại người đầy tớ không sinh lợi đem chôn nén bạc dưới đất thì Thánh Luca nói đem gói nén bạc trong khăn, và trong khi Thánh Mathêu thuật lại nén bạc nếu không sinh lợi thì gửi cho người đổi tiền thì Thánh Luca lại cho biết là gửi vào nhà băng.

Nếu họ cảm thấy "giới răn mới" là "yêu nhau như Thày yêu" là một lý tưởng quá siêu việt họ không thể nào với tới như lòng mong ước của chủ mình, nhất là như gương của chủ mình trong việc "được phong vương" trên Thánh Giá của chủ: "hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người" (Mathêu 20:28), thì ít nhất họ vẫn có thể sinh lợi nén bạc bác ái được trao cho họ, bằng cách gửi vào "nhà băng" thần linh, ở chỗ tin tưởng (trust) ký thác (deposit) vào Lòng Thương Xót Chúa, để chính Người bù đắp những yếu hèn bất lực thiếu sót của họ, nhờ đó Người "có thể lấy cả vốn lẫn lời" từ họ, như từ tên tử tội bị đóng đanh bên phải Người trên Đồi Canvê xưa (xem Luca 23:40-43)

Ở cuối dụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay còn một chi tiết rất hay nữa, đó là "Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật; còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có", điển hình là người đầy tớ sinh lợi 10 nén nhiều nhất lại được thêm nén bạc của "người đầy tớ bất lương". Ở Phúc Âm của Thánh ký Luca không thấy nói đến chuyện người đầy tớ không sinh lợi bị trừng phạt khủng khiếp như Thánh Mathêu cho biết trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A, mà chỉ nói đến chuyện người đầy tớ ấy bị lấy lại nén bạc không sinh lợi ấy trao cho người sinh lợi 10 nén thôi.

Đúng thế, trong đời sống thiêng liêng cũng vậy, những tâm hồn thánh thiện (chứ không phải chỉ ở tầm mức đạo đức thôi) thường được thêm nhiều ơn Chúa ban, những ơn mà tội nhân vì yếu đuối và mù quáng đánh mất, nhưng không phải để người đã có hoan hưởng một mình, trái lại, là để bù đắp cho chính tội nhân đã đánh mất đi ân sủng của họ được Chúa ban, nhờ đó chính tội nhân cũng được cứu độ. Ôi Lòng Thương Xót Chúa vô cùng khôn ngoan và tìm hết cách để cứu độ con người, cứu độ từng người. 


Ở đây, chỉ thấy nói đến người đầy tớ không sinh lợi cho chủ thì phải nhận một hậu quả tương xứng, còn những người đầy tớ sinh lợi không gấp trăm 5 thành 5 hay 3 thành 3 như trong Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A, hoặc 1 thành 10 hay 1 thành 5 như trong Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, thì không được nhắc tới. Bởi vì, đối với LTXC, con người hèn yếu và bất toàn chúng ta chỉ cần một chút thiện chí cũng đủ. Chúng ta không biết chúng ta được Chúa trao cho chúng ta bao nhiêu nén, nhưng số nén sinh gấp trăm của chúng ta ở đây là chúng ta đã cố gắng hết mình, tức sinh gấp trăm, còn nếu chưa hết mình, như 1 sinh 5 hơn là sinh 10, cũng đẹp lòng Chúa rồi. Thậm chí chỉ gửi trong nhà băng cho sinh lợi mà chẳng làm gì, cũng OK với Chúa. Gửi vào nhà băng cho nén bạc tự nó sinh lợi đây đó là tin tưởng vào LTXC để được LTXC bù đắp tất cả khốn cùng của chúng ta.


Thực tế sống đạo cũng cho thấy, những ai sống đạo tốt lành, càng gắn bó với Thiên Chúa, thì càng chịu khổ hơn ai hết, thì càng sống LTXC hơn bao giờ hết, hay càng được LTXC tỏ hiện hơn ai hết. Vì họ phải sống gấp nhiều lần chính cuộc đời của họ, nghĩa là sống cho anh chị em họ nữa, như Chúa Kitô sống chết cho phần rỗi của loài người tội lỗi. Đó là lý do đời sống đạo đức tốt lành hơn người của họ, nhờ được thêm ơn của những ai đó, không phải cho một mình họ mà là cho anh chị em đáng thương của họ. Theo chiều hướng của LTXC thì thánh nhân nhờ tội nhân và tội nhân nhờ thánh nhân là như thế. Những tâm hồn Kitô hữu tốt lành thánh đức chính là những cành nho đã sinh hoa ttrái sẽ bị cắt tỉa cho càng sai trái hơn là như vậy (xem Gioan 15:2). Nén bạc của người đầy tớ bất lương vô dụng không thể nào trở thành đồ bỏ, mà trái lại, càng cần phải sinh hoa kết trái bởi người đầy tớ đã có tối đa 10 nén. 

Vì gần kết chu kỳ phụng vụ hằng năm, phụng vụ Lời Chúa, cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần, đều chất chứa những chi tiết liên quan đến ơn cứu độ tối hậu và lòng tin tưởng để được cứu độ. Nếu Bài Phúc Âm hôm qua và hôm nay đều liên quan đến ơn cứu độ tối hậu nơi viên trưởng ban thu thuế Giakêu và thành phần đầy tớ sinh lợi nén bạc được chủ trao và đòi tính sổ khi ông trở về, thì Bài Đọc 1 hôm qua cũng như hôm nay liên quan đến đức tin cứu độ. 

Nhân vật được Sách Maccabê quyển 2 nêu gương sống đức tin cứu độ trong Bài Đọc 1 hôm qua là vị luật sĩ lão thành Êlêazarô thì trong Bài Đọc 1 hôm nay đến "bà mẹ đáng ca tụng và ghi nhớ: chỉ trong một ngày, bà chứng kiến bảy con mình chết, bà vui lòng chịu đựng và trông cậy vào Thiên Chúa".

Thật vậy, nhờ niềm tin bất khuất kiên vững của người mẹ trung thành với lề luật của Thiên Chúa, ở chỗ "bà đầy khôn ngoan, dùng tiếng của cha ông, can đảm khuyên bảo từng đứa con; bà dùng sự hăng say nam nhân mà nâng đỡ tâm hồn phụ nữ của bà".

Trước hết bà chia sẻ đức tin của bà cho chung các con của bà, bằng cách tuyên xưng Thiên Chúa mới là Đấng tạo dựng nên các con bà hơn là chính bản thân làm mẹ của bà: 

"Mẹ không biết các con đã thành hình trong lòng mẹ ra sao, vì không phải mẹ ban cho các con tinh thần, linh hồn và sự sống, cũng không phải mẹ sắp đặt các chi thể của mỗi con, nhưng là Ðấng Sáng Tạo vũ trụ, Người đã dựng nên loài người, và sáng tạo mọi sự với lòng nhân hậu. Người sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống, vì giờ đây các con coi rẻ mạng sống các con để bảo vệ luật pháp của Người".

Sau nữa, bà đã khuyên đứa con út của bà đang bị nhà vua dụ dỗ bỏ đạo bằng những lời dụ ngọt để nó có thể kiên quyết theo gương các anh của nó cho đến cùng: 

"Hỡi con, hãy thương mẹ đã cưu mang con chín tháng trong dạ, đã cho con bú sữa trong ba năm, đã nuôi dưỡng và dẫn dắt con cho tới tuổi này. Con ơi, mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất, và tất cả mọi sự trong đó; con biết rằng Thiên Chúa đã tác tạo những vật đó và loài người từ hư vô, nên con đừng sợ tên lý hình này, một hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con và hãy nhận lãnh cái chết, để nhờ lòng lân tuất của Chúa, mẹ sẽ gặp con cùng với các anh con".

Sau hết, bà đã được toại nguyện khi đứa con út của bà khẳng khái lên tiếng thách thử nhà vua và lý hình rằng: "Các ông còn chờ gì nữa? Tôi không tuân lệnh nhà vua đâu, nhưng tôi tuân theo lề luật mà Môsê đã ban cho cha ông chúng tôi. Còn nhà vua, là kẻ đã bày ra đủ thứ để bách hại dân Do-thái, nhà vua sẽ không thoát khỏi tay Thiên Chúa đâu". 

Bái Đáp Ca hôm nay như vang động tinh thần tin tưởng bất khuất của người mẹ có 7 người con cùng tử đạo cũng như của 7 người con anh hùng đức tin này:

1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe tiếng con thốt ra tự cặp môi chân thành! 

2) Bước con đi bám chặt đường lối của Ngài, chân con đã không hề xiêu té. Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con. 

3) Xin che chở con trong bóng cánh của Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan; khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa. 


Thánh Cêcilia 22/11

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_Cecilia

Cecilia ra đời trong một gia đình quý tộc vào năm 214 thời đế quốc La Mã. Ngay từ thuở thiếu thời, cô đã tỏ ra đã say mê Thánh nhạc và đã đóng góp một phần rất lớn khai triển nền Thánh nhạc công giáo với những bản Thánh ca đã sáng tác. Đến tuổi trưởng thành, Cecilia đã kết hôn với Valerian, một người ngoại đạo và thuộc gia đình giàu có, nhưng Cecilia đã thuyết phục chồng theo đạo và đồng ý giữ cho cô đồng trinh.

Trong thời gian chính quyền La Mã bố ráp những người theo Công giáo, Cecilia vần bí mật giúp đỡ những người nghèo và những tín hữu bị vây bắt. Valérien và cô em gái lo chôn cất các Thánh tử đạo và dứt khoát không chịu tế thần, không chịu dâng hương cho thần ngoại. Chính vì thái độ can đảm và cương quyết như thế đã khiến quan quân La Mã bực tức và kết án tử hình cho hai người. Cecilia đã được giáo hội vinh thăng làm Thánh Nữ Đồng Trinh Tử Đạo. Tại nơi Thánh nữ chào đời, giáo hội đã cho xây cất một vương cung Thánh đường để tôn vinh cô.


 


Thứ Năm


Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 2, 15-29

"Chúng tôi tuân theo lề luật cha ông chúng tôi".

Bài trích sách Macabê quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, vua Antiôcô sai người đến cưỡng bách các người trốn ẩn tại thành Môđin cúng tế dâng hương và chối bỏ lề luật Thiên Chúa. Có nhiều người trong dân Israel tuân lệnh đến với họ, nhưng ông Mathathia và các con ông cương quyết không chịu theo. Các người vua Antiôcô sai đến, lên tiếng nói với Mathathia rằng: "Ông là thủ lãnh có tiếng tăm và có uy tín trong thành này và có nhiều con cái và anh em. Vậy ông hãy tiến lên trước tiên và thi hành lệnh nhà vua, như hết thảy mọi dân tộc, như các người chi tộc Giuđa và những người còn ở lại Giêru-salem đã thi hành rồi, ông và các con ông sẽ là bạn hữu của nhà vua, sẽ được nhà vua ban cho vàng bạc và ân huệ khác". Matha-thia trả lời và nói lớn tiếng rằng: "Cho dầu mọi dân tộc đều tuân lệnh vua Antiôcô, mọi người đều chối bỏ lề luật của cha ông mà vâng lệnh nhà vua, phần tôi và con cái cùng anh em tôi, chúng tôi vẫn tuân theo lề luật cha ông chúng tôi. Xin Thiên Chúa thương đừng để chúng tôi chối bỏ lề luật và giới răn Chúa. Chúng tôi sẽ không nghe theo lệnh vua Antiôcô, cũng chẳng cúng tế mà lỗi phạm lệnh truyền của lề luật chúng tôi, kẻo chúng tôi đi theo con đường khác".

Ông vừa dứt lời thì có một người Do-thái tiến ra cúng thần trước mặt mọi người, trên bàn thờ ở thành Môđin, theo chiếu chỉ của nhà vua. Thấy vậy, Mathathia đau lòng xót dạ, ông nổi giận vì yêu mến lề luật, ông xông tới giết ngay người ấy trên bàn thờ. Ông cũng giết luôn người vua Antiôcô sai đến để cưỡng bách người ta cúng tế; ông lật đổ cả bàn thờ. Lòng nhiệt thành của ông đối với lề luật cũng giống như lòng nhiệt thành của Phinê đã đối xử với Zimri con ông Salomi.

Ðoạn Mathathia kêu lớn tiếng khắp trong thành phố rằng: "Ai nhiệt thành với lề luật, tuân giữ lời Giao ước, hãy ra khỏi thành theo tôi!" Ông và con cái ông trốn lên núi, bỏ lại trong thành mọi tài sản họ có. Bấy giờ một số người còn nhiệt tâm với sự công chính và lề luật, cũng trốn vào hoang địa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 49, 1-2. 5-6. 14-15

Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).

Xướng: 1) Chúa là Thiên Chúa đã lên tiếng kêu gọi địa cầu, từ chỗ mặt trời mọc lên tới nơi lặn xuống. Từ Sion đầy mỹ lệ, Thiên Chúa hiển linh huy hoàng. - Ðáp.

2) Hãy tập họp cho Ta các tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ. Và trời cao sẽ loan truyền sự công chính của Người, và chính Thiên Chúa Người là thẩm phán. - Ðáp.

3) Hãy hiến dâng Thiên Chúa lời khen ngợi, và làm trọn điều khấn hứa cùng Ðấng Tối Cao. Ngươi hãy kêu cầu Ta trong ngày khốn khó, Ta sẽ giải thoát ngươi và ngươi sẽ kính trọng Ta. - Ðáp.

 

Alleluia: x. Cv 16, 14b

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời Con Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 19, 41-44

"Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

Ðó là lời Chúa.



Suy Nghiệm Lời Chúa


Chúa Giêsu khóc thương Thành Thánh Giêrusalem phải chăng vì nó cho thấy một Giáo Hội cuối thời?!



Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên, bài Phúc Âm tiếp tục thuật lại hành trình lên Giêrusalem của Chúa Kitô, ở chỗ, sau khi "Người đã gần đến Giêrusalem - he was near Jerusalemđược Thánh ký Luca ghi lại trong Bài Phúc Âm hôm qua, thì bài Phúc Âm hôm nay cho biết "Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem - coming within in sight of the city".

Thật ra giữa bài Phúc Âm hôm qua và bài Phúc Âm hôm nay cách nhau một khúc phúc âm không thích hợp vào thời điểm của Mùa Thường Niên Tuần XXXIII này, đó là khúc phúc âm về biến cố Chúa Giêsu vinh hiển tiến vào Thành Thánh Giêrusalem, một khúc phúc âm đã được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Lễ Lá, ở phần nghi thức rước lá trước lễ. 

Và tầm mức gần Thành Giêrusalem của Chúa Giêsu đến độ mắt của Người có thể trông thấy được toàn cảnh của thành này, và vì trông thấy thành Giêrusalem như thế mà Người đã thổn thức khóc, như Phúc Âm thuật lại như sau:

"Trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: 'Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp lũy bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu khóc được Phúc Âm thuật lại; lần thứ nhất xẩy ra vào lúc trước khi Người hồi sinh Lazarô (xem Gioan 11:35). Vậy tại sao Người lại khóc khi thấy thành thánh Giêrusalem này, nếu không phải lý do ở ngay những lời Người nói với thành thánh ấy: phải chăng chính là vì thành thánh có đền thánh là nơi Thiên Chúa Cha của Người ngự này sẽ bị quân thù phá tan tành thành bình địa "không hòn đá nào trên hòn đá nào", hay là vì "ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng" nên sẽ bị nông nỗi kinh hoàng khủng khiếp chưa từng thấy ấy?

Chúa Kitô khóc lần thứ nhất trước ngôi mộ của Lazarô đã chết đến xông mùi sau 4 ngày (xem Gioan 11:39) không phải vì Lazarô là người bạn thân của Người đã chết sắp được Người hồi sinh, cho bằng vì Người thấy trước có một số môn đệ của Người sẽ bị vĩnh viễn hư đi trong mộ tử thần không bao giờ chỗi dậy được nữa, cho dù có nghe được tiếng Người gọi, hay hoàn toàn không còn nghe được tiếng Người nữa. 

Bởi vậy, lần khóc thứ hai này của Người trước hình ảnh của một thành thánh Giêrusalem nguy nga đồ sộ sẽ bị tàn phá liên quan đến hình ảnh về một Giáo Hội của Người cũng sẽ có ngày bị "các đạo quân Gog và Magog" công hãm, như Sách Khải Huyền đã tiên báo (20:9), khiến cho một số chi thể của Người bị tử thương muôn đời về phần rỗi của họ vô cùng tiếc xót! 

Hình ảnh thành thánh Giêrusalem tiêu biểu cho chung cộng đồng dân Chúa, (như Đền Thờ ở giữa thành này tiêu biểu cho sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa nơi họ), một thành thánh bị tàn phá thành bình địa như ám chỉ đến tình trạng phá sản đức tin của một cộng đồng Giáo Hội Dân Chúa trong tương lai, đồng thời cũng phản ảnh tình trạng khủng hoảng đức tin của hầu hết hay ít là đa số dân Do Thái vào thời bị nô lệ hậu lưu đầy, như trong Bài Đọc 1 hôm nay cho thấy: 

"Trong những ngày ấy, vua Antiôcô sai người đến cưỡng bách các người trốn ẩn tại thành Môđin cúng tế dâng hương và chối bỏ lề luật Thiên Chúa. Có nhiều người trong dân Israel tuân lệnh đến với họ".

Tuy nhiên, không phải vì thế mà không còn ai trung thành với lề luật, cho dù là rất ít ỏi, chẳng bao nhiêu, trong đó phải kể đến vị luật sĩ lão thành Êlêazarô trong Bài Đọc 1 hôm kia, bà mẹ có 7 đứa con trai tử đạo trong Bài Đọc 1 hôm qua, và nhân vật Mathathia trong Bài Đọc 1 hôm nay. 

 

Đúng thế, nếu hai bài Phúc Âm hôm kia và hôm qua liên quan đến ơn cứu độ tối hậu hay ơn cứu độ vào thời kỳ cuối cùng của Chúa Kitô trong hành trình Giêrusalem của Người "đã gần đến" và "đã đến gần" thành thánh này, và hai Bài Đọc 1 hôm kia và hôm qua liên quan đến đức tin cứu độ nơi thành phần dân Chúa, và nếu bài Phúc Âm hôm nay cũng liên quan đến ơn cứu độ tối hậu của Chúa Kitô được tỏ hiện qua nước mắt của Người khóc thương thành này, thì Bài Đọc 1 hôm nay liên quan đến đức tin cứu độ của nhân vật Mathathia trong thời kỳ bị bách hại như vậy.

 

Bài Đọc 1 hôm nay đã thuật lại đức tin bất khuất của nhân vật Mathathia này, cho dù được phái đoàn do vua sai tới dụ dỗ bỏ đạo: "ông hãy tiến lên trước tiên và thi hành lệnh nhà vua, như hết thảy mọi dân tộc, như các người chi tộc Giuđa và những người còn ở lại Giêrusalem đã thi hành rồi, ông và các con ông sẽ là bạn hữu của nhà vua, sẽ được nhà vua ban cho vàng bạc và ân huệ khác", vẫn nhất quyết trung thành với lề luật của Thiên Chúa cho tới cùng, như lời ông đáp lại họ như sau: 

 

"Cho dầu mọi dân tộc đều tuân lệnh vua Antiôcô, mọi người đều chối bỏ lề luật của cha ông mà vâng lệnh nhà vua, phần tôi và con cái cùng anh em tôi, chúng tôi vẫn tuân theo lề luật cha ông chúng tôi. Xin Thiên Chúa thương đừng để chúng tôi chối bỏ lề luật và giới răn Chúa. Chúng tôi sẽ không nghe theo lệnh vua Antiôcô, cũng chẳng cúng tế mà lỗi phạm lệnh truyền của lề luật chúng tôi, kẻo chúng tôi đi theo con đường khác".


Nhân vật này chẳng những trung thành với lề luật mà còn bênh vực và bảo vệ lề luật nữa, đến độ, ông không còn biết sợ là gì nữa, trái lại, ông chẳng những dám tấn công cả những người đồng hương và đồng đạo của ông là những người cả gan công khai phạm luật trước mắt ông, mà còn tấn công ngay cả chính kẻ được vua sai đến dụ dỗ ông:

 

"Ông vừa dứt lời thì có một người Do-thái tiến ra cúng thần trước mặt mọi người, trên bàn thờ ở thành Môđin, theo chiếu chỉ của nhà vua. Thấy vậy, Mathathia đau lòng xót dạ, ông nổi giận vì yêu mến lề luật, ông xông tới giết ngay người ấy trên bàn thờ. Ông cũng giết luôn người vua Antiôcô sai đến để cưỡng bách người ta cúng tế; ông lật đổ cả bàn thờ. Lòng nhiệt thành của ông đối với lề luật cũng giống như lòng nhiệt thành của Phinê đã đối xử với Zimri con ông Salomi".


Chưa hết, nhân vật trung thành với lề luật và bênh vực lề luật này còn cùng với gia đình mình và thành phần nhiệt thành với lề luật chiến đấu cho lề luật đến cùng nữa:

 

"Ðoạn Mathathia kêu lớn tiếng khắp trong thành phố rằng: 'Ai nhiệt thành với lề luật, tuân giữ lời Giao ước, hãy ra khỏi thành theo tôi!' Ông và con cái ông trốn lên núi, bỏ lại trong thành mọi tài sản họ có. Bấy giờ một số người còn nhiệt tâm với sự công chính và lề luật, cũng trốn vào hoang địa". 


Bài Đáp Ca hôm nay cho thấy Vị Thiên Chúa của Do Thái giáo là Vị Thiên Chúa hiển linh và cầm quyền thẩm phán, nhưng cũng là Vị Thiên Chúa cứu độ:

 

1) Chúa là Thiên Chúa đã lên tiếng kêu gọi địa cầu, từ chỗ mặt trời mọc lên tới nơi lặn xuống. Từ Sion đầy mỹ lệ, Thiên Chúa hiển linh huy hoàng. 

2) Hãy tập họp cho Ta các tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ. Và trời cao sẽ loan truyền sự công chính của Người, và chính Thiên Chúa Người là thẩm phán. 

3) Hãy hiến dâng Thiên Chúa lời khen ngợi, và làm trọn điều khấn hứa cùng Ðấng Tối Cao. Ngươi hãy kêu cầu Ta trong ngày khốn khó, Ta sẽ giải thoát ngươi và ngươi sẽ kính trọng Ta. 





Thứ Sáu


Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 4, 36-37, 52-59

"Họ làm lễ cung hiến bàn thờ và hân hoan dâng lễ toàn thiêu".

Bài trích sách Macabê quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, Giuđa và anh em ông nói rằng: "Quân thù chúng ta đã bị tiêu diệt, nay chúng ta hãy đi thanh tẩy và cung hiến Ðền thánh lại".

Toàn thể quân đội được triệu tập, rồi cùng lên núi Sion.

Ngày hai mươi lăm tháng chín (tức là tháng Kislêu) năm một trăm bốn mươi tám, họ dậy sớm, dâng lễ tế như Luật dạy trên bàn thờ dùng để dâng lễ toàn thiêu mà họ vừa mới thiết lập. Bàn thờ đã được cung hiến lại giữa những tiếng ca, tiếng đàn lục huyền cầm, phong cầm cùng tiếng não bạt, đúng mùa, đúng ngày trước kia dân ngoại đã xúc phạm đến bàn thờ. Toàn dân sấp mình thờ lạy và ca tụng Ðấng ngự trên trời đã ban chiến thắng cho họ.

Họ làm lễ cung hiến bàn thờ suốt tám ngày, hân hoan dâng lễ toàn thiêu, lễ đền tội và lễ tạ ơn. Họ trang hoàng mặt tiền Ðền thờ với những triều thiên vàng và bảng chương, sửa lại các cửa ra vào và các phòng, đặt cánh cửa lại. Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch được nỗi tủi nhục do dân ngoại gây nên. Giuđa cùng với anh em ông và cộng đoàn Israel quyết định rằng: Hằng năm, từ ngày hai mươi lăm tháng Kislêu, lễ cung hiến bàn thờ sẽ được cử hành trong vui mừng hân hoan suốt tám ngày.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: 1 Sb 29, 10. 11abc. 11d-12a. 12bcd

Ðáp: Lạy Chúa, chúng con chúc tụng thánh danh vinh hiển của Chúa (c. 13b).

Xướng: 1) Ðavít đã chúc tụng Chúa trước mặt toàn thể cộng đồng, Người thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng từ đời đời tới muôn muôn thuở". - Ðáp.

2) Lạy Chúa, cao sang, quyền bính và vinh quang, chiến thắng, lời ca khen đều thuộc về Chúa, vì tất cả những gì trên trời dưới đất là của Chúa. - Ðáp.

3) Chúa ngự trên tất cả những đế vương. Giàu sang là của Chúa, và vinh quang là của Chúa. - Ðáp.

4) Chúa thống trị trên tất cả mọi loài, sức mạnh quyền bính đều ở trong tay của Chúa; ở trong tay Chúa, mọi uy phong và vững bền. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 34

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa, và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 19, 45-48

"Các ngươi đã biến đền thờ Thiên Chúa thành sào huyệt trộm cướp".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ, Người liền xua đuổi các người buôn bán tại đó và phán bảo họ rằng: "Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp". Và hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ. Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người.

Ðó là lời Chúa.





Suy Nghiệm Lời Chúa

 


Thanh tẩy Đền Thờ - Uy quyền của đối phương được phong vương


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên, tiếp tục với cuộc hành trình lên Giêrusalem của Chúa Kitô, ở chỗ, sau khi "Người đã gần đến Giêrusalemtrong Bài Phúc Âm hôm kia, sau đó "Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem" trong bài Phúc Âm hôm qua, và hôm nay "Chúa Giêsu vào đền thờ".

Phải, nếu đền thờ Giêrusalem là nơi Thiên Chúa ngự, là biểu hiệu cho sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa, thì sự kiện Chúa Giêsu có mặt ở đền thờ này cho thấy Người đã đến được đích điểm cuộc hành trình Giêrusalem của Người. 

Bởi Người đến "là để tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), tức để làm cho dân của Người biết Cha của Người thực sự là Đấng nào, Vị Thiên Chúa đã từng tỏ mình ra cho họ trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ như là một Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài Ngài ra không còn một vị Thiên Chúa nào khác, và vì thế họ phải hết mình kính mến Ngài, chỉ một mình Ngài thôi, "hết lòng, hết linh hồn và hết sức" của họ (xem Đệ Nhị Luật 6:4-5), nghĩa là trên hết mọi sự.

Bởi thế, không lạ gì, khi thấy cảnh tượng dân chúng buôn bán trong đền thờ "là nhà cầu nguyện", như chính Người nói trong Bài Phúc Âm hôm nay, đã bị "biến thành sào huyệt trộm cướp", thì làm sao Người là Đấng kính mến Cha Người hết mình và trên hết mọi sự, khi thấy nơi biểu hiệu cho sự hiện diện thần linh của Cha bị chính dân của Ngài tục hóa, có thể nào chịu đựng được, đến độ dù Người vốn "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29) cũng không thể nào không ra tay "xua đuổi các người buôn bán tại đó". 

Phải chăng đó là một trong những lý do chính yếu khiến Người vừa thấy thành thánh Giêrusalem, Người đã thổn thức khóc, như bài Phúc Âm hôm qua thuật lại? Người đã không khóc khi thấy Cha của Người bị xúc phạm cho bằng khóc thương dân của Người, vì họ không ngừng liên tục xúc phạm đến Cha của Người mà nguy hiểm đến phần rỗi đời đời của chính họ. Bởi thế mà trên đường vác thập giá lên Núi Sọ, Người đã khuyên đám phụ nữ thương khóc Người bấy giờ rằng: "Chớ khóc thương Tôi, một khóc thương các ngươi cùng con cháu của các ngươi" (Luca 23:27-28). 

Đúng vậy, nếu con người ta nói chung và những ai tin vào Người nói riêng thật sự biết khóc thương bản thân mình, ở chỗ tỏ ra ăn năn thồng hối tội lỗi của mình, thì đó là tác động họ khóc thương Người rồi vậy, vì họ sẽ không dám xúc phạm đến Người nữa, họ sẽ không làm cho Người phải khổ sở vác thập giá của họ và cho họ nữa, thập giá do chính họ chất lên vai của Người. Tội lỗi của họ chính là thập giá mà Người phải vác vậy. Và thập giá cũng là biểu hiệu cho từng con chiên lạc Người cần phải tìm kiếm và vác trên vai mang về nhà Cha của Người vậy (xem Luca 15:5). 

Đó là lý do Người quả thật không hề ghét bỏ dân của Người qua hành động đánh đuổi họ như thế, trái lại, chỉ vì Người thương họ hơn bao giờ hết, khi thấy họ lầm lạc đến độ chính họ là dân được Thiên Chúa là Cha của Người tuyển chọn đã tục hóa một nơi thánh nhất của họ, chứ không phải bị tục hóa bởi dân ngoại không biết gì đến Vị Thiên Chúa của họ, như đã phũ phàng và trắng trợn xẩy ra vào thời kỳ hậu lưu đầy của họ, khi họ bị ngoại bang xâm chiếm và đô hộ, đến độ quyền lực ngoại bang bấy giờ đã ra tay tàn phá và tục hóa đền thờ ấy, một biến cố lịch sử đầy nhơ nhớp được Sách Macabê quyển thứ nhất diễn thuật trong Bài Đọc 1 Thứ Hai đầu tuần này.

Việc Chúa Giêsu "xua đuổi các người buôn bán tại đó" còn mang một ngậm ý trách móc cả thành phần lãnh đạo dân Chúa bấy giờ nữa, thành phần có thẩm quyền để hướng dẫn dân Chúa theo đường lối của Thiên Chúa, theo lề luật thánh lại để xẩy ra tình trạng tục hóa công khai này, một là vì chính họ cho phép hai là vì họ cứ để cho dân chúng tha hồ tục hóa đền thờ linh thánh này, không hề ngăn cản tí nào, như thể vừa tán thành vừa đồng lõa với tội lỗi của dân.

Người biết rằng việc Người tự động "xua đuổi các người buôn bán tại đó" chắc chắn sẽ đụng chạm đến quyền bính của thành phần lãnh đạo này. Thế nhưng, vì Người đến cứu cả thành phần lãnh đạo mù quáng ấy nữa, nên Người vẫn bất chấp, họ có tỏ ra hận thù Người hơn bao giờ hết, như được Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão trong dân tìm cách hại Người, nhưng họ không biết phải làm cách nào, vì dân chúng hết thảy đều chăm chú nghe Người".

Họ càng hận thù và tìm cách hại Người bao nhiêu thì chính họ là thành phần "không muốn" xẩy ra chuyện "phong vương" của Người càng được thành tựu, như ý nghĩa trọng dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm kia cho biết vào thời điểm Người "gần đến Giêrusalem" là nơi Người sẽ bị rơi vào tay họ như Người đã báo trước cho các môn đệ của Người về biến cố bất khả tránh này 3 lần, đúng như ý định vô cùng nhiệm mầu của Cha Người về cuộc hành trình Giêrusalem của Người là để Người được "phong vương" trên ngai tòa thập tự giá một cách danh chính ngôn thuận: "Giêsu Vua Dân Do Thái" (Luca 23:38).

Tuy nhiên, ngay lúc bấy giờ, lúc Người "xua đuổi các người buôn bán tại đó" thì họ còn sợ dân chúng, tức chưa đến giờ của người, nhờ đó, như Phúc Âm cho biết: "hằng ngày Người giảng dạy trong Ðền thờ". Và vì thế, từ ngày mai Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên cho tới hết tuần 34 Thường Niên là tuần cuối cùng của phụng niên hằng năm, chúng ta sẽ đọc thấy các bài Phúc Âm cho ngày thường trong tuần liên quan đến giáo huấn Giêrusalem của Người, những giáo huấn cuối cùng của hành trình Giêrusalem được Người công khai truyền dạy ở chính thành thánh Giêrusalem, giáo đô của Do Thái giáo, cũng là khởi điểm truyền giáo (xem Tông Vụ 1:8) ngay sau biến cố Thánh Linh Hiện Xuống của Giáo Hội được Người thiết lập.

Thật vậy, Giêurusalem là giáo đô của Do Thái giáo, bởi ở đây có đền thờ của Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa ở giữa dân Ngài. Bởi thế mà sau khi đền thánh của mình bị quyền lực ngoại bang tục hóa một cách quá ư là nhơ nhớp, còn hơn lần đền thờ này chỉ bị quyền lực ngoại bang tàn phá trước khi họ bị lưu đầy 6 thế kỷ trước công nguyên, cha ông của họ đã "đi thanh tẩy và cung hiến Ðền thánh lại", như được Sách Maccabê quyển 1 trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay ghi lại, về cả ý định cùng việc làm chính yếu bất khả thiếu này của dân tộc họ:

"Ngày hai mươi lăm tháng chín (tức là tháng Kislêu) năm một trăm bốn mươi tám, họ dậy sớm, dâng lễ tế như Luật dạy trên bàn thờ dùng để dâng lễ toàn thiêu mà họ vừa mới thiết lập. Bàn thờ đã được cung hiến lại giữa những tiếng ca, tiếng đàn lục huyền cầm, phong cầm cùng tiếng não bạt, đúng mùa, đúng ngày trước kia dân ngoại đã xúc phạm đến bàn thờ. Toàn dân sấp mình thờ lạy và ca tụng Ðấng ngự trên trời đã ban chiến thắng cho họ.

"Họ làm lễ cung hiến bàn thờ suốt tám ngày, hân hoan dâng lễ toàn thiêu, lễ đền tội và lễ tạ ơn. Họ trang hoàng mặt tiền Ðền thờ với những triều thiên vàng và bảng chương, sửa lại các cửa ra vào và các phòng, đặt cánh cửa lại. Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch được nỗi tủi nhục do dân ngoại gây nên. Giuđa cùng với anh em ông và cộng đoàn Israel quyết định rằng: Hằng năm, từ ngày hai mươi lăm tháng Kislêu, lễ cung hiến bàn thờ sẽ được cử hành trong vui mừng hân hoan suốt tám ngày".

 

Bài Đáp Ca hôm nay ghi lại tâm tình của chính thánh vương Đavít trong việc vua hân hoan chúc tụng Thiên Chúa của dân Ngài, những lời chúc tụng đầy lòng tri ân cảm tạ cùng với lòng tin tưởng của vua cũng như của dân dâng lên Thiên Chúa:

 

1) Ðavít đã chúc tụng Chúa trước mặt toàn thể cộng đồng, Người thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng từ đời đời tới muôn muôn thuở". 

2) Lạy Chúa, cao sang, quyền bính và vinh quang, chiến thắng, lời ca khen đều thuộc về Chúa, vì tất cả những gì trên trời dưới đất là của Chúa.

3) Chúa ngự trên tất cả những đế vương. Giàu sang là của Chúa, và vinh quang là của Chúa. 

4) Chúa thống trị trên tất cả mọi loài, sức mạnh quyền bính đều ở trong tay của Chúa; ở trong tay Chúa, mọi uy phong và vững bền. 


Lễ Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_th%C3%A1nh_t%E1%BB%AD_%C4%91%E1%BA%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

Image result for các thánh tử đạo việt nam

 

Các thánh tử đạo Việt Nam là danh sách những tín hữu Công giáo người Việt hoặc thừa sai ngoại quốc được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên thánh với lý do tử đạo. Trong lịch sử Công giáo tại Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã tử vì đạo để làm chứng cho đức tin Kitô giáo. Trong số đó có 117 vị đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, và Anrê Phú Yên được tuyên Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.

Ngày lễ kính chung cho các thánh tử đạo Việt Nam là ngày 24 tháng 11 và ngày Chúa nhật thứ 33 Mùa Thường niên.

 

Theo quốc tịch, 117 Thánh Tử đạo Việt Nam được chia ra như sau:

Theo Việt sử, các vị này đã bị giết trong những đời vua chúa sau đây:

Trong thế kỷ 18  19, có khoảng từ 130 ngàn đến 300 ngàn người Công giáo đã chết vì đạo; riêng trong thời gian từ 1857 đến 1862, có khoảng 5 ngàn tín hữu bị giết, khoảng 40 ngàn tín hữu cùng 215 giáo sĩ, tu sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì đạo[cần dẫn nguồn]. Trong số đó có 117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo hội Công giáo Rôma tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:

Và được tuyên Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 

Khi được tin về việc tuyên thánh, chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối và cho rằng, trong số những người sẽ được tuyên thánh, có nhiều người là tay sai của đế quốc, lót đường cho Pháp đô hộ Việt Nam từ năm 1884. Tuy nhiên, theo quan điểm của phía Công giáo thì họ là những tín hữu đã chết vì lý do tín ngưỡng, họ bị hành quyết bởi bản án do chính tay vua, hay đại diện triều đình thời đó ký nhận. Không có bằng chứng nào cho thấy bản án này có liên quan đến chính trị, ngược lại, chỉ trưng ra lý do duy nhất: các giám mục, linh mục trong số bị kết án vì họ là đạo trưởng (giáo sĩ), các giáo dân bị kết án vì họ không chịu bỏ đạo Công giáo, không chịu bước qua cây thập giá. Nói cách khác, lý do được công khai tuyên bố có tính cách hoàn toàn tôn giáo.[1] Hà Nội nhận định, việc tuyên thánh này sẽ làm cho mối liên lạc giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thêm căng thẳng. Đài tiếng nói Việt Nam đọc lệnh của chính phủ, cấm người Công giáo cử hành lễ tuyên thánh này. Các Giám mục lẫn giáo dân Việt Nam cũng không được chính quyền cho phép sang Vatican dự lễ. Trong khi đó, khoảng hơn 10 ngàn người Công giáo Việt Nam ở hải ngoại (chủ yếu sau sự kiện thuyền nhân), nhiều người từ Pháp, Tây Ban Nha đã đến Vatican để dự lễ vì trong số người được tuyên thánh có đồng hương và đồng bào của họ[2].

 

Theo lời Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ - cáo thỉnh viên án tuyên thánh thì: theo thông lệ, khi xin nhật kì tuyên thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì phải thay đổi theo. Lễ tuyên thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29 tháng 6 năm 1988 - trùng lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên chọn vào ngày đó vì sẽ bị lễ hai Thánh quá lừng danh này lấn át mất. Sau đó có dự tính chuyển sang ngày Chủ nhật 26 tháng 6 nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Giáo hoàng phải đi công du bên nước Áo. Chỉ còn ngày Chủ nhật 19 tháng 6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Giáo hoàng một tuần lễ, vì trước và sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lý do duy nhất và dễ hiểu cho việc chọn ngày lễ tuyên thánh tử đạo Việt Nam là ngày 19 tháng 6, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[3]

 



Thứ Bảy



Phụng Vụ Lời Chúa


Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 6, 1-13

"Vì các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêrusalem mà trẫm phải buồn bực mà chết".

Trích sách Macabê quyển thứ nhất.

Trong những ngày ấy, vua Antiôcô rảo khắp các tỉnh miền bắc. Vua nghe nói tại Ba-tư có thành Êlymai nổi tiếng là giàu có và lắm vàng bạc; trong thành lại có một ngôi đền thờ lắm bảo vật, đầy những binh giáp bằng vàng, chiến bào, khiên mộc di sản của Alexanđrô, con Philipphê, vua xứ Macêđônia, là vua tiên khởi cai trị dân Hy-lạp. Vậy ông đến tìm cách chiếm lấy thành để cướp của. Nhưng ông không thành công, vì dân thành đã biết trước ý định của ông, nên đã vùng lên chống lại. Ông bỏ chạy và buồn bực lui quân trở về Babylon.

Lúc vua còn ở Ba-tư, có người đến đem tin cho vua hay toán quân của ông ở Giuđa đã bị đánh bại chạy tán loạn, và Lysia, vị tướng chỉ huy một đoàn quân hùng hậu, cũng đã phải tháo lui chạy trốn quân Do-thái; quân Do-thái lại càng mạnh thêm nhờ ở khí giới, lương thực và chiến lợi phẩm rất nhiều đã lấy được của các đoàn quân họ đánh bại. Họ đã hạ tượng thần vua đã đặt trên bàn thờ ở Giêrusalem; họ cũng đã xây thành đắp luỹ cao như trước chung quanh Ðền thờ và chung quanh thành Bethsura.

Nghe tin ấy, nhà vua khiếp đảm và rất xúc động. Vua vật mình xuống giường và buồn đến lâm bệnh, (bởi vì) sự việc đã không xảy ra như vua ước muốn. Vua liệt giường nhiều ngày, càng ngày càng buồn. Và tưởng mình sắp chết, vua liền triệu tập tất cả bạn hữu lại mà nói với họ rằng: "Trẫm không còn chớp mắt được nữa và lòng trẫm tan nát vì ưu tư. Trẫm tự nghĩ: trước kia khi trẫm còn quyền thế, trẫm vui sướng và được người ta quý mến, mà giờ đây trẫm lâm cảnh buồn sầu và đau khổ biết bao! Bây giờ trẫm hồi tưởng lại các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêru-salem: trẫm đã chiếm đoạt các chén bằng vàng bạc tại đó, và đã ra lệnh tiêu diệt dân Giuđêa cách vô cớ. Trẫm nhìn nhận là vì các việc ấy mà phải khốn khổ như thế này, mà giờ đây trẫm phải buồn bực mà chết nơi đất khách quê người".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 9, 2-3. 4 và 6. 16b và 19

Ðáp: Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ (x. c. 16a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, con sẽ kể ra mọi điều lạ lùng của Chúa. Con sẽ mừng rỡ hân hoan trong Chúa, con sẽ đàn ca danh Ngài, lạy Ðấng Tối Cao. - Ðáp.

2) Vì quân thù của con đã tháo lui, chúng chạy trốn và vong mạng trước thiên nhan Chúa. Chúa trách phạt chư dân, diệt vong đứa ác, bôi nhoà tên tuổi chúng tới muôn đời. - Ðáp.

3) Người chư dân rơi chìm xuống hố mà họ đã đào, chân họ mắc vào cạm bẫy mà họ đã che. Vì kẻ cơ bần không bị đời đời quên bỏ, hy vọng người đau khổ không mãi mãi tiêu tan. - Ðáp.

 

 

Alleluia: Pl 2, 15-16

Alleluia, alleluia! - Anh em hãy tích trữ lời ban sự sống, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao ở giữa thế gian. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 20, 27-40

"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"

Chúa Giêsu trả lời rằng: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".

Bấy giờ có mấy luật sĩ lên tiếng thưa Người rằng: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm". Và họ không dám hỏi Người điều gì nữa.

Ðó là lời Chúa.


 



Suy Nghiệm Lời Chúa

 


Không có vấn đề luân hồi mà là phục sinh, là được biến đổi...

 


Hôm nay, Thứ Bảy, cuối Tuần XXXIII Thường Niên, Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc vẫn tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua là bài Phúc Âm cho biết cuộc hành trình Giêrusalem của Người đã tới đích điểm của nó là chung thành thành Giêrusalem và riêng đền thánh Giêrusalem, nơi Người sau khi thanh tẩy thì Người tiếp tục giảng dạy cho dân chúng.

Và giáo huấn cuối cùng trong cuộc hành trình Giêrusalem của Người ở chính giáo đô Giêrusalem là đích điểm tỏ mình ra của Người này, đặc biệt liên quan đến mầu nhiệm cánh chung và lai thời hậu thế, như bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, qua lời vấn đáp của Chúa Giêsu với "mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại", nên đã "đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng:

"Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ góa đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"

Qua thực đây là một câu hỏi của những người không tin có vấn đề sống lại, nghĩa là không tin có đời sau, hay có đời sau thì cũng không thể nào xẩy ra chuyện bao gồm cả thân xác hữu hình và hữu hạn này, nghĩa là thân xác con người không thể nào trở thành vô hình và vô hạn bất biến với thời gian sau thời gian ở đời này được. 

Theo lý lẽ tự nhiên thì không phải là họ không có lý. Và chính vì thế, họ mới phủ nhận sự kiện thân xác phục sinh, hay ngược lại, vì có ý nghĩ không thể nào có vấn đề phục sinh của thân xác mà họ mới đặt ra một trường hợp không bao giờ có thể xẩy ra, hoàn toàn không thực tế, hợp với tầm mức hiểu biết thiển cận theo tự nhiên của họ trên đây.

Tuy nhiên, họ đã lầm. Nhưng cũng may, họ vẫn còn thiện chí để nói ra, để hỏi han, lại hỏi ngay chính vị mà họ tin rằng, (hơn là cố ý thử Người như thường thấy nơi thành phần luật sĩ và biệt phái tin có sự sống lại), có thể giải đáp vấn đề then chốt nhất của họ, nhưng cũng là vấn đề hóc búa đến độ như thể bất khả nan giải của họ. 

Câu trả lời của Chúa Giêsu là Đấng tự thân sẽ sống lại đầu tiên từ trong kẻ chết như thế này, một câu trả lời đã được chính thành phần luật sĩ cũng có mặt ở đó bấy giờ hết sức khâm phục: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm", đến độ "họ không dám hỏi Người điều gì nữa". Và câu trả lời của Chúa Giêsu về chuyện xác loài người ta sẽ sống lại như sau:

"Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".

Trong câu trả lời này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Đấng "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) bao gồm cả sự sống lại của thân xác và sự sống bất diệt đời sau của cả toàn thân con người cả hồn lẫn xác

Trước hết, về sự sống lại, lần đầu tiên Chúa Giêsu được dịp chính thức mạc khải cho biết rằng con người ta sẽ sống lại, mà sống lại là sự kiện trước hết liên quan đến thân xác đã chết đi của họ, nên vấn đề sống lại là vấn đề của thân xác, và một khi thân xác sống lại thì "sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa". 

Nghĩa là thân xác hữu hình và hữu hạn của con người khi còn tại thế, còn sống trong không gian và thời gian, khi sống lại sẽ trở thành thiêng liêng vô hình, trở thành bất tử và bất diệt, như thân xác phục sinh của Ngưòi sau này, có thể xuyên qua cả căn phòng khóa kín của các tông đồ đang sợ sệt trốn lánh bấy giờ.

Thế nhưng, tự mình thân xác hữu hình và hữu hạn của con người không thể nào sống nếu thiếu linh hồn vẫn được gọi là hồn sống của nó, thì cũng thế nó sẽ không tự mình sống lại và sống đời sau vô cùng nếu không có hồn thiêng bất tử của nó. 

Mà linh hồn của con người chỉ thực sự sống, sống sự sống thần linh, sống sự sống siêu nhiên, sống sự sống đời đời, sống sự sống trường sinh bất tử, dù ở đời này hay ở đời sau, ở chỗ nhận biết "Thiên Chúa chân thật duy nhất" được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô (xem Gioan 17:3), tức là nhận biết vị Thiên Chúa bất biến trước sau như một: "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, và Thiên Chúa của Giacóp", vị Thiên Chúa hằng hữu và tồn tại dù con người có qua đi ba đời Abraham, Isaac và Giacóp, một khoảng thời gian không ai còn tồn tại trên trần gian thế mà Thiên Chúa hằng sống vẫn hiện hữu

"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống" là như thế, "vì mọi người đều sống cho Chúa", ở chỗ nhận biết Ngài như Ngài là, như Ngài đã tỏ ra nơi Chúa Giêsu Kitô là Người Con nhập thể và vượt qua của Ngài, nhờ đó "họ sẽ không thể chết nữa" cùng với thân xác của họ, với tư cách "là con cái Thiên Chúa" như Chúa Kitô, nhờ Thánh Linh là Đấng chứng tỏ họ là con cái Thiên Chúa (xem Roma 8:16; 1Gioan 4:13): "Nếu Thần Linh của Đấng đã làm cho Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại thì cũng sẽ mang lại sự sống cho thân xác chết chóc của anh em, nhờ Thần Linh của Người ở trong anh em" (Rôma 8:11).

Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là nếu thân xác con người sống lại là nhờ linh hồn nhận biết Thiên Chúa hằng sống thì những linh hồn nào không nhận biết Thiên Chúa hằng sống có sống lại nơi thân xác của họ và với thân xác của họ hay chăng? 

Theo tín lý dạy thì tất cả mọi người đều sống lại, dù là "kẻ sống" hay "kẻ chết", kẻ lành hay kẻ dữ, kẻ được rỗi hay kẻ hư đi. Bởi vì, dù là thành phần kẻ dữ bị hư đi vì khi còn sống trên thế gian này họ không nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất để hội đủ điều kiện được cứu rỗi chăng nữa, khi qua khỏi trần gian này, khi không còn thời gian nữa thì trong cõi đời đời họ lại càng không thể chối cãi sự thật mà họ chối bỏ là chính Vị Thiên Chúa hằng sống của họ

Và vì các linh hồn hư đi sau khi qua khỏi đời này không thể không nhận biết Thiên Chúa hằng sống như Ngài đã tỏ tất cả mình ra là nơi Chúa Giêsu Kitô, một cách bất đắc dĩ không chân nhận không được, mà linh hồn hư đi ấy vẫn tồn tại với cả thân xác của họ, vô cùng ở đời sau, trong cõi đời đời. Nhưng tình trạng hư đi của họ hoàn toàn khác với tình trạng của các linh hồn được cứu rỗi là thành phần, nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất nhờ Thánh Thần, như lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, "xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết", một cách rạng ngời "giống như thân xác vinh hiển của Người (Chúa Kitô)" (Philiphê 3:21).

Sách Tiên Tri Daniên trong Bài Đọc 1 Chúa Nhật XXXII vừa rồi cũng chứng thực như vậy, chứng thực rằng cả kẻ dữ người lành đều sống lại, nhưng kẻ lành thì hiển vinh sáng láng: "Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời. Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời".


Kinh nghiệm nhân sinh cho thấy con người ta khi còn sống trên đời này, vì bản tính đã bị nhiễm lây nguyên tội, nên luôn hướng hạ theo trần tục hơn là hướng thượng sống siêu nhiên, cho dù linh hồn họ được Thiên Chúa dựng nên để được hạnh phúc trường sinh ở đời sau. Và chính vì linh hồn con người vô hình thiêng liêng tự bản chất bất tử "như các thiên thần" mà họ rất sợ chết, và cho dù cả đời có tìm kiếm đủ mọi thứ thỏa mãn trên trần gian này họ vẫn không no thỏa, vẫn không thể nào thỏa đáng được ước vọng bất tử của chính cõi lòng luôn hướng về vô biên viên mãn của con người. 

Đó là trường hợp của một "vua Antiôcô" trong Sách Maccabê quyển 1 ở Bài Đọc 1 hôm nay, một nhân vật đầy quyền lực, cao sang và tham vọng, nhưng cuối cùng, vua đã nghĩ lại trước những thất bại dồn dập hoàn toàn trái ý của mình. 

Chẳng hạn vua "đến tìm cách chiếm lấy thành để cướp của (ở Ba Tư). Nhưng ông không thành công, vì dân thành đã biết trước ý định của ông, nên đã vùng lên chống lại. Ông bỏ chạy và buồn bực lui quân trở về Babylon" và "lúc vua còn ở Ba-tư, có người đến đem tin cho vua hay toán quân của ông ở Giuđa đã bị đánh bại chạy tán loạn, và Lysia, vị tướng chỉ huy một đoàn quân hùng hậu, cũng đã phải tháo lui chạy trốn quân Do-thái..."

Nhưng nhờ chính những thảm bại ê chề này mà con người kể như bại hoại này đã nghĩ lại và tỏ ra hối hận về tất cả những việc làm xấu xa tại hại của mình ở trên đời này, một nơi mau qua tạm gửi mà vua sắp phải vĩnh viễn ra đi bỏ lại, không mang được bất cứ một sự gì vua yêu thích khi còn sống, như Bài Đọc 1 hôm nay ghi nhận như sau:

"Nghe tin ấy, nhà vua khiếp đảm và rất xúc động. Vua vật mình xuống giường và buồn đến lâm bệnh, (bởi vì) sự việc đã không xảy ra như vua ước muốn. Vua liệt giường nhiều ngày, càng ngày càng buồn. Và tưởng mình sắp chết, vua liền triệu tập tất cả bạn hữu lại mà nói với họ rằng: 'Trẫm không còn chớp mắt được nữa và lòng trẫm tan nát vì ưu tư. Trẫm tự nghĩ: trước kia khi trẫm còn quyền thế, trẫm vui sướng và được người ta quý mến, mà giờ đây trẫm lâm cảnh buồn sầu và đau khổ biết bao! Bây giờ trẫm hồi tưởng lại các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêru-salem: trẫm đã chiếm đoạt các chén bằng vàng bạc tại đó, và đã ra lệnh tiêu diệt dân Giuđêa cách vô cớ. Trẫm nhìn nhận là vì các việc ấy mà phải khốn khổ như thế này, mà giờ đây trẫm phải buồn bực mà chết nơi đất khách quê người'".

Xét theo tự nhiên thì ông vua này quả là bất hạnh, nhưng cũng đáng với cái đời gian ác độc hại của ông, nhưng nếu xét theo siêu nhiên, thì ông lại có phúc vì nhờ thất bại mà ông nghĩ lại để có thể được cứu độ, được sống đời đời. Thiên Chúa luôn sử dụng chiêu "gậy ông đập lưng ông" và đòn "của độc giải độc" là biến sự dữ thành sự lành mà cứu độ con người là loài thụ tạo "tinh thần thì mau mắn nhưng bản chất thì yếu nhược" (Mathêu 26:41).

Bài Đáp Ca hôm nay, tuy chỉ nói lên được tâm trạng của thành phần bị áp bức dâng lời ca tụng Thiên Chúa là Đấng cứu họ khỏi tay những kẻ gian ác độc dữ như vị vua trong Bài Đọc 1 hôm nay, nhưng trong chính những hành động của Thiên Chúa có vẻ bênh vực họ và trừng phạt thành phần kẻ dữ của họ vẫn chất chứa Lòng Thương Xót bao la bất tận của một Vị Thiên Chúa đã tỏ hết mình ta nơi Đức Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai Cứu Thế của Ngài để ai tin vào Người thì được sống lại và sự sống bất diệt trường sinh như được Người nói đến trong Bài Phúc Âm hôm nay.

1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, con sẽ kể ra mọi điều lạ lùng của Chúa. Con sẽ mừng rỡ hân hoan trong Chúa, con sẽ đàn ca danh Ngài, lạy Ðấng Tối Cao. 


2) Vì quân thù của con đã tháo lui, chúng chạy trốn và vong mạng trước thiên nhan Chúa. Chúa trách phạt chư dân, diệt vong đứa ác, bôi nhoà tên tuổi chúng tới muôn đời. 


3) Người chư dân rơi chìm xuống hố mà họ đã đào, chân họ mắc vào cạm bẫy mà họ đã che. Vì kẻ cơ bần không bị đời đời quên bỏ, hy vọng người đau khổ không mãi mãi tiêu tan. 

 

Ngày 25/11 - Thánh nữ Catarina thành Alexandria

 

 Thánh Catarina Alexandria là một trong những vị thánh được nhiều người sùng bái. Thánh nhân cũng nhận được tiếng nói từ trời thúc dục như thánh Jeanne d’Arc một thiếu nữ chăn cừu cầm quân đánh đuổi quân Anh giúp vua nước Pháp.

Theo truyền tụng thì Thánh Catarina thuộc dòng dỏi quí tộc, sinh tại Alexandria, xứ Ai cập, dười thời quân Roma cai trị xứ này. Sau khi học hỏi và nghiên cứu về triết lý, Thánh Catarina đã gia nhập Ðạo Công giáo vì nhận thấy đây là con đường duy nhất dẫn đến chân lý.

Thánh nhân đã tranh luận với các triết gia thời bây giờ, có một số đông nghe lời thuyết phục của bà nên đã trờ lại theo Công giáo. Thánh cũng cố gắng thuyết phục hoàng đế, nhưng hoàng đế chỉ say mê sác đẹp của bà và chỉ muốn cưới bà làm tì thiếp

Thánh Catarina đã từ chối lời đề nghị của hoàng đế vì bà đã trọn dâng mình cho Chúa và chấp nhận bị tù đày và hành hạ. Hoàng đế tức giận bỏ tù bà và trong tù bà đã thuyết phục được hoàng hậu cùng một số quân lính theo đạo. Tức giận đến cực độ hoàng đế đã ra lệnh giết vợ và số quan quân đã theo đạo Công giáo.

Còn thánh Catarina thì bị buộc vào bánh xe có kết gươm để phanh thây như một hình phạt. Nhưng xe bị hỏng một cách kỳ lạ và những mảnh sắt văng tung tóe làm chết một số đông người tham dự, Hoàng đế bèn ra lệnh dùng gươm mà giết người đàn bà nguy hiểm này.

Thánh Catarina qua nhiều thế kỷ được tôn sùng như là bổn mạng của những triết gia, những nhà thuyết giáo. Thánh Catarina cũng được tôn sùng như là sự khôn ngoan của các phụ nữ trong công việc đời hỏi công bình và tự do cho nữ giới.

http://www.xuanha.net/Lequanhnam/11-25Catarinaalexandria.html