THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
NĂM ĐẠO BINH THƯƠNG XÓT 2018
TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018
Ngày 6/10
Ghé Hà Nội và Trọ ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: tường trình bao gồm hình ảnh tự chụp kèm theo dẫn giải cần thiết
Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 của Nhóm TĐCTT là lần thứ 2, sau lần đầu tiên vào chính thời điểm của Năm Thánh Thương Xót 2016 của Giáo Hội.
Đáng lẽ, theo dự định ngay từ ban đầu, mãi đến năm 2018 Nhóm TĐCTT mới bắt đầu thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình, sau khi đã thực hiện cuộc hành hương cuối cùng vào năm 2017, thời điểm Mừng Thánh Mẫu Fatima Bách Chu Niên.
Không ngờ, năm 2016 lại được ĐTC Phanxicô, vị giáo hoàng thương xót, bất ngờ mở ra như một Năm Thánh ngoại lệ, nên Nhóm TĐCTT đã chộp ngay lấy cơ hội này để thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình theo chiều hướng loan truyền LTXC song song với các Khóa LTXC.
Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt, cả 2 lần đều kéo dài đúng 3 tuần lễ mới đủ: lần thứ nhất 18/9 - 8/10/2016, và lần thứ hai 4-24/10/2018. Lần nào cũng từ Bắc vô Nam và đến 8 giáo điểm khác nhau: 2 ở miền bắc, 2 ở miền trung, 2 ở miền tây nguyên và 2 ở miền nam.
TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt lần I - 2016 đã đến các giáo điểm sau đây
Ở Miền Bắc:
Giáo Phận Bắc Ninh Bắc Việt: Giáo Xứ Đại Điền và Giáo Họ Văn Thạch;
Giáo Phận Hưng Hóa Bắc Việt: Giáo Họ Phù yên và Giáo Họ Mai Sơn.
Ở Miền Trung:
Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang: sinh hoạt bác ái truyền giáo với Giáo Xứ Khe Sanh TGP Huế;
Và sinh hoạt bác ái xã hội kiêm truyền giáo với những Anh Chị Em Người Mù
Ở Miền Tây Nguyên:
Giáo điểm ở huyện Đắc Pơ tỉnh Gia Lai GP Kontum;
Giáo họ Eda GP Buôn Mê Thuột
Ở Miền Nam:
Giáo xứ Hòa Phú ở Huyện Giồng Riềng Tỉnh Kiên Giang GP Long Xuyên;
Giáo họ Xẻo Tam cùng một địa phương với Giáo Xứ Hòa Phú.
TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt lần II - 2018 đã đến các giáo điểm sau đây
Ở Miền Bắc:
Giáo Xứ Sapa GP Hưng Hóa: Giáo Họ Sử Pán và Giáo Họ Thôn Lý, Giáo Họ Hậu Chải và Giáo Họ Lao Chải;
Giáo Xứ Phúc Địa GP Thanh Hóa
Ở Miền Trung:
Giáo Xứ Khe Sanh TGP Huế
Hai cơ quan Người Mù
Ở Miền Tây Nguyên:
GP Kontum: Giáo điểm KonThịp;
GP Buôn Mê Thuột: Buôn Chưjut xã Chư Bưng huyện KrongBuk, dân tộc SeDan và Buôn Eadrong. Thị xã Buôn Hồ, dân tộc EDe
Ở Miền Nam:
GP Phú Cường: Giáo Xứ Suối dây và Khu Làng Tị Nạn Việt Kiều Tây Ninh;
GP Cần Thơ: Giáo Xứ Rạch Vọp
Về đối tượng truyền giáo, trong Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt của mình, Nhóm TĐCTT chỉ nhắm đến lương dân, ở những vùng sâu vùng xa, bần cùng khốn khổ, hơn là nhắm đến đồng đạo giáo dân của mình, hay đến các cơ quan bác ái xã hội như các trại phong cùi, các viện mồ côi hay các trung tâm tật nguyền, nếu có thì cũng chỉ tiện đường ghé qua vậy thôi.
Về các giáo điểm truyền giáo, Nhóm TĐCTT hoàn toàn tin cậy vào kinh nghiệm truyền giáo của các vị linh mục thừa sai hay các nữ tu thừa sai đang phục vụ ở từng địa phương lương dân để đến viếng thăm và tặng quà truyền giáo thích hợp cho từng nơi.
Về các nơi trú ngụ truyền giáo, Nhóm TĐCTT bao giờ cũng tìm đến ghé trọ ở các nơi tu trì, để được bồi dưỡng cả hồn lẫn xác. Nếu lần thứ nhất năm 2016, Nhóm TĐCTT đã ghé trọ ở 4 dòng nữ, 1 đan viện, 2 trung tâm, 1 giáo xứ, 1 nhà khách của dòng nữ và 1 khách sạn, thì lần thứ hai năm 2018, Nhóm TĐCTT đã trọ ở 4 dòng nữ, 3 đan viện, 4 giáo xứ, 1 giáo họ, 2 nhà khách của 2 dòng nữ, 1 khách sạn và 1 trung tâm.
Về thành phần truyền
giáo:
Phái đoàn TĐCTT 31 anh chị em tham gia, trong số 50 ghi danh, được chia ra như
sau:
Theo liên hệ: 25
Tông Đồ Chúa Tình Thương (trong đó có 4 cặp TĐCTT và 2 cặp lẻ) và 6 ngoài nhóm
TĐCTT (2 phu quân + 2 thân nhân + 2 thân hữu);
Theo địa dư: 23
California + 2 Arizona + 2 New York + 1 Virginia + 1 Texas + 2 Úc Châu;
Theo phái tính: 8
nam và 23 nữ;
Theo thời gian:
7/30 anh chị chưa về Việt Nam từ sau năm 1975, tức sau 43 năm liền.
Tuy Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt của Nhóm TĐCTT, lần đầu 20 và lần sau 30 anh chị em, kéo dài trong 3 tuần lễ, những thật ra đã được sửa soạn cả năm trước, bằng việc liên lạc các địa điểm truyền giáo, cùng phương tiện chuyên chở, nhất là bằng các cuộc đóng góp chung riêng trong nội bộ nhóm, cũng như bằng các buổi họp mặt của phái đoàn đại diện nhóm về VN (năm 2016 tất cả là 5 lần; năm 2018 chỉ có 3 lần).
Thời gian 3 tuần phải kể từ khi bắt đầu rời khỏi nhà, lần nào cũng vậy, như lần năm 2018, từ tối ngày 4/10/2018, trên chuyến bay rời Hoa Kỳ từ phi trường LAX California vào lúc 0 giờ 50 phút sáng ngày 5/10, rồi từ phi trường Đài Bắc ở Đài Loan / Tawain về đến phi trường Nội Bài ở Việt Nam vào lúc 11 giờ 5 phút sáng Thứ Bảy ngày 6/10/2018.
(bữa ăn tiêu biểu trên chuyến bay của hãng hàng không Eva - có cả món cháo ngon lành)
(hình chụp trên đây từ máy của Chị Đinh Nương)
(Chuyến đi từ Nam California về VN 16 anh chị em + 1 ở Seattle WA - 4 chị: 2 ngồi xe lăn và 2 theo xe lăn không có trong hình);
chuyến về chỉ còn 11 anh chị em - xin xem tấm hình chuyến về)
Như thế, phải kể ngày mùng 6/10/2018 là ngày đầu tiên của Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 của Nhóm TĐCTT tại quê hương đất nước Việt Nam thân yêu. Thế nhưng, chỉ có 29/31 anh chị em đã qui tụ lại tại phi trường Nội Bài sáng ngày 6/10/2018, thiếu 2 chị: một chị ở Nam California, Chị Thân Hữu TĐCTT Châu Ngân Mai, phải ở lại Mỹ vì thiếu Visa khi ra phi trường chung với phái đoàn tối 4/10, và một chị ở Virginia, Chị TĐCTT Hồ Mộng Huyền, không thể tham dự, vì bất ngờ bị nạn ngay tại Việt Nam vào giây phút cuối cùng, khi sửa soạn từ Sài Gòn bay ra Hà Nội nhập đoàn TĐCTT bắt đầu hành trình truyền giáo.
Sau thủ tục về hải quan và lấy hành lý một cách an toàn, anh chị em mừng rỡ gặp gỡ nhau, đem đồ ra xe và ghé tham quan 1 chút Hà Nội 36 phố phương, một Thăng Long Thành Hoài Cổ, trước khi về Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa ở Phố Sơn Lộc, Thị Xã Sơn Tây Hà Nội, trên xe cùng nhau dùng bữa trưa với các lương thực được trân trọng nấu dọn và cung cấp bởi Sơ Hoàng Hoạch, Dòng MTG Hưng Hóa, người nữ tu rất tân tâm và tận lực đã dẫn Phái Đoàn TĐCTT truyền giáo năm 2016, lần này đã ra tận phi trường Nội Bài để chào đón.
Nếu chuyến năm 2016, LTXC đã bất ngờ sai 1 vị linh mục đến ban phép lành đầu tiên cho phái đoàn TĐCTT truyền giáo Việt Nam năm ấy thì lần này, LTXC cũng sai đến với Nhóm TĐCTT một nữ tu như sự hiện diện thần linh của LTXC và việc Người chúc lành cho công cuộc loan truyền LTXC bằng công cuộc bác ái truyền giáo của nhóm.
Sơ Hoàng Hoạch, sau lời chào mở đầu chung của bé tĩnh và giới thiệu, ngỏ lời chào tái ngộ cùng phái đoàn
Anh Huỳnh An Khương, em ruột của Chị TĐCTT Huỳnh Mỹ Hạnh và đại diện hãng xe, chào mừng phái đoàn
Cặp Huỳnh Lâm Sum và Huỳnh Mỹ Hạnh - Tuấn Trăng Mật Truyền Giáo mừng 15 năm hôn nhân
Cặp TĐCTT Nguyễn Thành và Trần Thùy Dung ở Arizona - 43 năm sau về Việt Nam nhưng để truyền giáo
Chị TĐCTT Trần Thị Nhuận và Phu Quân Lê Văn Thuận - 43 năm sau về thăm quê hương với tư cách thừa sai giáo dân
Chị TĐCTT Nguyễn Mỹ Lệ và phu quân Nguyễn Đạt ở Úc Châu cũng lần đầu về VN sau 43 năm để làm vườn nho truyền giáo quê hương
Chị TĐCTT Nguyễn Nga Tina về thăm quê hương lần đầu tiên sau 43 năm với tư cách thợ gặt giáo dân
Anh Thân Hữu TĐCTT Nguyễn Hoàng (cùng với người bạn Châu Ngân Mai về sau) cũng chưa bao giờ về VN từ năm 1975
2 nữ TĐCTT đặc biệt trong phái đoàn: Chị Văn Thị Nguyệt (áo xanh), liên hệ với 2 giáo điểm ở Miền Trung,
và Chị Nguyễn Thủy Tammie (áo trắng), liên hệ với 1 trong 2 giáo điểm ở Tây Nguyên là giáo điểm ở Kontum
Ghé Tham Quan Hà Nội - Hồ Hoàn Kiếm
Trong chuyến hành trình truyền giáo xuyên Việt 2016
(18/9-8/10), LTXC đã bất ngờ gửi tới cho nhóm Cha Phạm Văn Quế, ở gần Hồ Hoàn
Kiếm, khi ngài chở chị Nguyễn
Kim Ngọc
trong phái đoàn, về Việt Nam trước một ngày, đến nhập cuộc với phái đoàn lúc ấy.
Tuy nhiên, sau đó, phái đoàn TĐCTT không còn giờ để tham quan thành phố Hà Nội,
bởi giờ đã muộn, xe phải ra khỏi thành phố vào lúc 3 giờ chiều;
nếu không ra kịp vào giờ kẹt xe, chiếc
xe du lịch chở phái đoàn sẽ bị phạt; vả lại, từ Hà
Nội lên Tam Đảo hôm ấy cũng không gần, nên phái đoàn đành hy sinh chuyến tham
quan Hà Nội Tour by Bus 2016. Năm 2018, vì còn sớm, và đường về Dòng Mến Thánh
Giá ở Sơn Tây cũng không xa lắm, nên phái đoàn TĐCTT đã xuống xe đi bộ tham quan
chung phố xá cùng Đền Ngọc Sơn ở một cái hồ gần đó.
Niềm Vui Thương Xót được tỏ hiện ngay từ ban đầu, khi phái đoàn TĐCTT xuống xe để đi bộ tham quan một chút Hà Nội.
Ghé trọ ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa ở Thị Trấn Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội
Sau nửa tiếng cùng nhau rảo bước tham quan một chút Hà Nội, không thấy gì hào hứng cho lắm, chúng tôi đã đồng thanh quyết định không đi thêm chỗ nào khác nữa. Bởi vậy, để nghỉ ngơi một chút sau gần 20 tiếng bay từ Mỹ về Việt Nam, cũng như để phái đoàn gặp nhau đông đủ lần đầu tiên ở Việt Nam, (ở Mỹ chỉ có số anh chị em ở Orange County California và Arizona gặp nhau trong 3 phiên họp mà thôi), sửa soạn cho cả một chuyến hành trình dài bắt đầu từ ngày hôm sau, chúng tôi đã đồng thanh quyết định rời thành phố Hà Nội về nơi chúng tôi ghé trọ đầu tiên, đó là Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa ở 5/183 Phố Sơn Lộc, Huyện Trung Sơn Trầm, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội.
Chúng tôi đã về đến Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa vào lúc 4 giờ chiều, nơi phái đoàn TĐCTT 20 anh chị em chúng tôi đã ghé trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2016, trong thời khoảng 21-24/9. Tuy nhiên, lần này xe của chúng tôi không thể chui qua cổng nhà dòng để vào đậu bên trong sân của nhà dòng. Cho dù xe lần này chở 30 người to con lớn tướng hơn xe chở 20 người năm 2016 một chút, nhưng vẫn có thể vào được, nếu tấm bảng mừng 75 năm thành lập của dòng được tạm hạ xuống.
Chúng tôi đâu ngờ Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa đang long trọng mừng 75 năm thành lập (1943-2018). Bởi thế, 5/30 anh chị em đã đến nhà dòng vào năm 2016 đều thấy hết sức ngỡ ngàng thấy sừng sững mọc lên một khu nhà nguy nga có vẻ hoành tráng ở ngay khu đất trống để trồng rau 2 năm trước. Thì ra, đó là ngôi Nhà Nguyện 2 tầng của Nhà Dòng được kiến thiết cho kịp mừng 75 năm thành lập hội dòng, duyên dáng, khang trang và xứng đáng.
Chúng tôi đã được Sơ Hoàng Hoạch dẫn đến các phòng ngủ chỉ định cho nữ riêng nam riêng, phòng ngủ chung theo phái tính, nhưng sát gần nhau. Vào trong từng phòng, chúng tôi đều thấy cả một bàn nước uống kèm theo yaourt mát ruột sẵn sàng đãi khách, cho dù đám khách trọ này toàn là thành phần giáo dân hèn mọn. Sau khi nhận phòng, chọn chỗ ngủ, và một ít anh chị em tắm rửa, chúng tôi được mời đến khu Nhà Nguyện để dùng bữa tối vào lúc 6 giờ, ở tầng ngay dưới Nhà Nguyện.
hai năm trước, 2016, phái đoàn TĐCTT đến thì còn là một khu đất làm vườn, đến nay,
nó đã trở thành một ngôi thánh đường nguy nga để mừng 75 năm Dòng MTG Hưng Hóa, mới được khai trương 2 tuần trước.
phòng ngủ nào, cả bên nam lẫn bên nữ, đều có sẵn nước lạnh và yaourt để cho khách giải khát trước bữa tối
Sơ Vĩnh, vị nữ tu kỳ cựu của dòng nguyên tổng phụ trách Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa vào năm 2016, thời điểm phái đoàn TĐCTT chúng tôi đến nhà dòng lần đầu, nay làm bề trên của nhà mẹ của dòng, nơi chúng tôi trú ngụ, đích thân đến chào mừng chúng tôi, thay cho sơ Tổng Phụ Trách Mai Thị Hà của dòng đang đi công vụ.
Ở đâu phái đoàn TĐCTT thừa sai ghé trọ, hay tham quan và tặng quà truyền giáo cũng được tiếp đãi như thượng khách! Chỗ nào cũng ăn toàn là đặc sản ở địa phương đó, và được nấu nướng hầu hết bởi toàn là các bàn tay đồng trinh! Khách du lịch thượng hạng cũng chẳng làm gì được cái vinh dự nghênh đón như thế!?
Phòng tiếp tân đãi các bữa ăn cho phái đoàn TĐCTT truyền giáo ở ngay bên dưới ngôi thánh đường của dòng
(Hình chụp trên đây từ máy của Chị Đinh Nương)
Sơ Vĩnh, nguyên bề trên tổng quyền vào thời điểm 2016 trong chuyến hành trình đầu tiên của Nhóm TĐCTT,
nay là giám đốc nhà mẹ, thay bề trên tổng quyền vắng nhà, chào đón tái ngộ phái đoàn TĐCTT 2018
5 TĐCTT năm 2016 tái ngộ sơ nguyên tổng bề trên Vĩnh
Ở đâu phái đoàn TĐCTT thừa sai tham quan và tặng quà truyền giáo cũng được tiếp đãi như thượng khách!
Chỗ nào cũng ăn toàn là đặc sản ở địa phương đó, và được nấu nướng bởi toàn là các bàn tay đồng trinh!
Khách du lịch thượng hạng cũng chẳng làm gì được cái vinh dự nghênh đón như thế phải không cơ!?
Sau bữa tối, chúng tôi gặp nhau ngay tại phòng ăn. Để tranh thủ thời gian, chúng tôi đã xếp ghế ngồi họp tránh khỏi các bàn ăn, để các sơ có thể dọn dẹp, còn chúng tôi họp mặt. Theo dự tính, phái đoàn TĐCTT thừa sai trong Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018 sẽ có tất cả là 3 phiên họp liên quan đến chuyến hành trình của mình, phiên họp nào cũng sau bữa tối: phiên họp đầu chuyến ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa ngày 6/10; phiên họp giữa chuyến tại Dòng Thánh Phaolô de Chartres ở Pleiku ngày 17/10; và phiên họp kết chuyến ở Dòng Xito Bãi Dâu Vũng Tầu ngày 22/10.
Phiên họp đầu chuyến hành trình sau bữa tối ngày 6/10 ở Dòng Mến Thánh Giá Hứng Hóa bao gồm 2 phần chính yếu sau đây: Phần thứ nhất mở đầu bằng việc cùng nhau tạ ơn LTXC đã cho tất cả về tới Việt Nam bằng an, bao gồm cả vấn đề hành lý ở phi trường Nội Bài cũng không một ai bị trục trặc gì, giống hệt như năm 2016; sau đó, từng anh chị em tham dự tự giới thiệu mình với chung phái đoàn, vì có trong phái đoàn có một số ở ngoài Nam California anh chị em chưa bao giờ gặp nhau, và một số anh chị em thân nhân và thân hữu của TĐCTT.
Phần thứ hai là duyệt lại một cách tổng quan toàn chuyến hành trình, đặc biệt là ở Sapa, giáo điểm truyền giáo đầu tiên hôm sau mùng 7/10 phái đoàn sẽ tới, cho tới mùng 9/10 mới về lại nhà dòng. Nhất là việc phân chia từng tổ nhỏ, một việc chưa biết để làm trong chuyến 2016, thường bao gồm ít là 3 anh chị em, có trưởng tổ quen biết phần nào với giáo điểm được phân nhiệm, để mỗi tổ trực tiếp phụ trách trao quà truyền giáo ở từng giáo điểm, và việc trao lại số tiền của quĩ truyền giáo đã được chia nhau giữ mang về Việt Nam cho tới khi cần dùng tới.
theo lịch trình họp mặt 3 lần trong chuyến đi, lần đầu vào sau bữa tối hôm nay
lần họp mặt kể như đông đủ mọi anh chị em tham gia, kể cả ở ngoài Nam California không tham dự 3 lần họp trước khi đi
Bởi thế, lần họp tiên khởi trong chuyến đi này là để nhận diện nhau và để phân nhiệm tặng quà cùng nhắc nhở nhau những gì cần giữ
Mấy khi được ngủ chung với nhau trại tị nạn như thế nhỉ, nếu không tham gia truyền giáo như thế này!?
Good night đêm đầu tiên của Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018
xin xem tiếp
Ngày 7/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo Xứ Sapa và Giáo họ Sử Pán cùng Giáo Họ Thôn Lý