THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
NĂM ĐẠO BINH THƯƠNG XÓT 2018
TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt 2018
Ngày 7/10
Giáo Điểm Sapa: Giáo Xứ Sapa, Giáo họ Sử Pán và Giáo họ Hầu Thào
TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: tường trình bao gồm hình ảnh tự chụp kèm theo dẫn giải cần thiết
Giáo điểm đầu tiên trong 8 giáo điểm được ấn định đến viếng thăm và tặng quà truyền giáo của phái đoàn TĐCTT Xuyên Việt II - 2018 là Sapa, một khu du lịch nổi tiếng ở Miền Thượng Du Bắc Việt, cách Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa ở Thị Trấn Sơn Tây 6 tiếng lái xe.
Bởi thế, chúng tôi đã phải rời nhà dòng vào sáng Chúa Nhật mùng 7/10 từ 6 giờ sáng, điểm tâm trên xe, cho kịp lịch trình đến 1 giáo xứ và 4 giáo họ khác nhau ở một miền đồi núi gập ghềnh khó đi, cho dù bằng xe trung chuyển 15 chỗ ngồi, thay vì bằng xe khách 45 chỗ ngồi, như chúng tôi đã thuê mướn xuyên Việt 19 ngày.
Những nữ nhân vật ở ngoài Nam California tham gia chuyến hành trình:
Chị Bùi Thị Hoa, chị ruột của Chị TĐCTT Bùi Xuân Hồng - từ Seattle Washington State
TĐCTT Trần Hạnh, em ruột của Chị TĐCTT Trần Anh (đã tham gian năm 2016) - từ Rochester New York
Chị TĐCTT Đinh Nương - từ Rochester New York
Chị TĐCTT Trần Tự Hồng, người có phu quân sáng chế ra ánh đèn trừ muỗi mang về VN - từ Hoston Texas
Khi phác họa chương trình, chúng tôi hoàn toàn không ngờ đã đến các nơi vào thời điểm ý nghĩa của nhiều nơi. Trước hết, ở Sapa, vào chính Lễ Quan Thày Mẹ Mân Côi Chúa Nhật mùng 7/10 của Giáo Xứ Sapa. Đa số anh chị em trong phái đoàn lần đầu tiên tới Sapa, đã tỏ ra rất hào hứng khi tận mắt thấy cảnh trời đất giao hòa ở miền đất tột đỉnh của đất nước Việt Nam thân yêu mà họ chưa bao giờ được đặt chân tới. Lần trước, năm 2016, phái đoàn TĐCTT 20 anh chị em cũng bắt đầu từ trên cao xuống, từ Tam Đảo ở Giáo Phận Bắc Ninh, lần này, năm 2018, phái đoàn TĐCTT 29/31 anh chị em cũng bắt đầu từ Sapa ở Giáo Phận Hưng Hóa.
Theo tài liệu được ghi nhận thì
1. Vị trí địa lý
Giáo xứ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hoá, nằm tại thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh
Lào Cai, phía Tây-Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 400 km, cách Toà Giám Mục
giáo phận Hưng Hoá khoảng 360 km. Đây là một trong những giáo xứ xa nhất của
giáo phận Hưng Hoá mà hầu hết giáo dân là đồng bào dân tộc H’mông.
Địa danh Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nơi có những nét đặc
trưng về khí hậu, về cảnh vật thiên nhiên, về văn hoá các dân tộc thiểu số… Vì
vậy nơi đây thường có nhiều du khách viếng thăm.
2. Lược sử
- Giáo xứ Sapa được thành lập vào năm 1902 do các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris
(Missionnaires Etrangers de Paris- MEP.), dưới thời Đức Cha Phaolô Lộc (Paul
Ramond).
- Kể từ khi thành lập, Sapa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ để phục vụ bà con
giáo dân. Năm 1926, giáo xứ đã xây dựng được một ngôi nhà thờ và nhà xứ. Năm
1948, cha Ydiart Alhor Jean là linh mục chính xứ cuối cùng thuộc M.E.P. đã bị
sát hại. Những năm sau đó dân chúng phải đi sơ tán vì chiến tranh, nên giáo xứ
hầu như không còn sinh hoạt gì; nhà thờ, nhà xứ bỏ không, vì vậy một số người
dân sau khi sơ tán trở về đã tới ở trong nhà xứ và dựng thêm nhà trong khuôn
viên đất đai nhà thờ; tới nay những hộ gia đình này vẫn chưa trả lại đất cho nhà
thờ.
- Vào năm 1995, chính quyền địa phương đã cho phép sửa chữa nhà thờ, nhà xứ và
giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cùng trong thời gian này, hai họ đạo Hầu
Thào và Lao Chải (đây là hai họ đạo người dân tộc H’mông, được thành lập vào năm
1927) cũng được tái lập và sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên, lúc đầu chỉ những dịp
lễ trọng trong năm mới có linh mục đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ
cộng đoàn, nay đã có Thánh Lễ hằng tuần.
- Từ năm 2004 đến 2006, giáo xứ có Thánh Lễ mỗi Chúa nhật do cha Gioan Nguyễn
Huy Tụng từ Lào Cai tới phục vụ. Việc giải phóng mặt bằng khuôn viên nhà thờ
đã hoàn tất trong tháng 4/2016, nay giáo xứ đã có được một ngôi nhà thờ khá
khang trang, so với ngôi nhà thờ quá tang thương vào tháng 6/2006, thời điểm gia
đình người viết viếng thăm Sapa.
- Kể từ tháng 5 năm 2006, Sapa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú
tại giáo xứ sau gần 60 năm không có cha xứ. Đó là Cha Phạm Thanh Bình.
- Một số các linh mục đã từng phục vụ tại giáo xứ Sapa: Cha Vị (Pháp), Cha
Ydiart Alhor Jean Thịnh (Pháp), Cha Báu (Pháp), Cha Nghĩa, Cha Đối, Cha Ngọc,
Cha Phanxicô Xaviê Trần Ngọc Khiết, Cha Gioan Vũ Tất và Cha Gioan Nguyễn Huy
Tụng …
3. Tình hình giáo xứ hiện nay
- Về cơ sở vật chất, ngoài khuôn viên nhà thờ chính xứ Sapa, tại Hầu Thào (cách
nhà xứ 8 km) một nhà thờ đã được xây dựng, nơi trở thành trung tâm huấn luyện
của Giáo Xứ Sapa; tại Lao Chải (cách nhà xứ 10 km) đã có một nhà nguyện được làm
từ năm 1995, nhưng ở trên một ngọn núi cao; và tại Thôn Lý (cách Sapa 5 km, là
họ đạo mới được thành lập từ năm 2010) đã có nhà nguyện...
- Theo thống kê (số liệu 2010) thì giáo xứ Sapa gồm có 2300 giáo dân, trong đó
gần 300 người thuộc giáo họ sở tại Sapa là người Kinh, còn lại gần 800 người
thuộc giáo họ Hầu Thào, hơn 700 người thuộc giáo họ Lao Chải và khoảng 500 người
thuộc giáo họ Thôn Lý đều là người dân tộc H’mông. Hằng năm số tân tòng khoảng
30 người. Giáo lý viên trong toàn giáo xứ là 25 người. Hiện nay, tình hình đã
khả quan hơn từ năm 2006, với 2 vị linh mục phụ tá thuộc 2 dòng tu khác nhau
phục vụ hoạt động trên địa bàn giáo xứ.
- Vì nhiều chục năm giáo xứ không sinh hoạt tôn giáo cũng như không có linh mục
thường trực tại giáo xứ để hướng dẫn đời sống tâm linh cho bà con giáo dân, cho
nên hiện nay mọi sinh hoạt của giáo xứ hầu như mới bắt đầu phát triển từ năm
2006. Sự hiểu biết về giáo lý đức tin chưa sâu sắc vì không được học hỏi, cho
nên đời sống đạo còn nhiều yếu kém. Đối với đồng bào dân tộc H’mông, chiếm tới
gần 90% số giáo dân của giáo xứ, mà đa số không biết chữ, cho nên vấn đề mục vụ
cho họ còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo cha chánh xứ Phạm Thanh Bình
thì một khi đã theo đạo, dù chưa sâu xa vững chắc, anh chị em dân tộc H'Mong
luôn trung thành với đạo của mình.
- Đang trên đà phát triển đời sống văn hoá: kêu gọi các bậc phụ huynh cho con em đi học văn hoá và có những việc làm cụ thể như: lập quỹ khuyến học để cấp học phí cũng như phát phần thưởng cho học sinh; giúp đỡ tiền ăn, học phí, nơi nghỉ nội trú cho con em đồng bào dân tộc H’mông. Chính những em được đi học này sẽ là những người tông đồ trong tương lai để góp phần xây dựng giáo xứ.
Trên tuyến đường dài của cuộc hành trình, và vì trên xe không có phòng vệ sinh, nên xe thường ghé trạm nghỉ 2 tiếng một lần
Dù vừa điểm tâm sau kinh nguyện ban sáng, anh chị em vẫn có bụng để thưởng thức các món ăn thức uống yêu thích được bày bán
Chúng tôi tới nơi vào lúc 11 giờ 15 sáng, với bầu trời hơi âm u và ẩm ướt, bấy giờ lễ đã xong và cha chánh xứ đang họp ở bên trong nhà thờ. Chúng tôi đã chụp hình ở những nơi đáng lấy ảnh kỷ niệm, như trước khuôn viên nhà thờ, hay trước Đài Đức Mẹ ở đầu nhà thờ, trong lúc đợi chờ trình diện vị linh mục chánh xứ là Cha Phạm Thanh Bình, vị linh mục thừa sai của Giáo Phận Hưng Hóa đã phục vụ ở Giáo Xứ Sapa suốt từ 5/2006, sau 60 năm không có linh mục thường trú ở đây. Gặp chúng tôi ở sân sau nhà thờ, sau khi trao đổi mở đầu và chụp hình chung, ngài đã mời chúng tôi vào dự bữa tiệc trưa mừng Lễ Mẹ Mân Côi quan thày của giáo xứ.
trước tiền đường nhà thờ - quay xuống quảng trưởng trung tâm thành phố Sapa
trước tiền đường nhà thờ
bên hông nhà thờ - lối giữa nhà thờ và nhà xứ
trong lòng nhà thờ
Ngôi nhà thờ 12 năm sau (2006-2018) khác nhau một trời một vực
21 nữ thừa sai và 1 nữ tu thừa sai
8 nam thừa sai
Gặp chúng tôi ở sân nhà xứ, sau khi trao đổi mở đầu và chụp hình chung, ngài đã mời chúng tôi vào dự tiệc mừng Lễ quan thày của giáo xứ.
Cha Chánh Xứ Phạm Thanh Bình ra gặp gỡ phái đoàn ở trước đài Đức Mẹ vào lúc 11:30 am
Bữa Trưa mừng Quan Thày GX Sapa và phái đoàn TĐCTT
Phái đoàn TĐCTT ngồi ăn theo tình thần đại đồng truyền giáo - lẫn lộn với giáo dân trong giáo xứ Sapa
bé tĩnh đã ngồi cùng bàn này với cha, khi nghe cha nói đến Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo VN,
và nhiều người mong muốn về Nhà Thờ Chính Tòa của GP Hưng Hóa ở ngay Dòng MTG Hưng Hóa để lĩnh ơn toàn xá,
bé tĩnh đã hỏi cha tốn phí, và sau đó đã bàn với chung nhóm ở Giáo họ Hầu Thào để tặng ngài thêm 2 ngàn MK cho 120 người đi hành hương.
Thăm Viếng và Tặng Quà Truyền Giáo ở Giáo họ Sử Pán và Giáo họ Thôn Lý
Đoạn đường khổ nạn
Trên đường đến Giáo Họ Sử Pán - đoạn đường 20 phút, kéo dài hơn 1 tiếng bởi đường đi quá ư là khổ nạn, nhưng cảnh thật đẹp
Giáo họ Sử Pán
Chúng tôi đến giáo họ đầu tiên ở Sapa là Giáo họ Sử Pán, gần đến giờ lễ lúc 2 giờ 30 chiều. Đường đi từ Nhà Thờ Sapa đến Giáo họ này bình thường chỉ mất 20 phút, nhưng vì đường quá xấu, đầy những ổ gà và lở loét, cho dù tài xế có tài tránh né cũng không thể nào thoát được những cảnh bập bềnh liền liền xẩy ra xô đẩy ngả nghiêng mọi người ngồi trên xe.
Cho dù được 2 chiếc xe trung chuyển chở, 15 và 30 chỗ, vẫn không thể lên được tới tận nơi, đến độ phái đoàn TĐCTT thừa sai cũng phải xuống xe và leo dốc một khoảng mấy trăm mét. Chiếc xe 15 chỗ đã cố gắng lên, nhưng trước khi xuống đã bị vướng mắc bên đường, cựa quậy mãi mãi mới xuống được. Còn chiếc xe của vị linh mục chánh xứ thì lên tới tận nơi.
Ngôi nguyện đường của Giáo họ Sử Pán, một trong các giáo họ tiêu biểu của Giáo xứ Sapa này,
cuối tuần vẫn có sơ Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa phục vụ,
bao gồm việc dạy giáo lý kiêm cung cấp ăn uống cho tham dự viên cả ngày.
các em được cha xứ gọi lên lấy quà từ xe của cha xuống nhà nguyện để sẵn, sau lễ CN vào lúc 2:30 pm sẽ trao tặng
Từ đường xe trung chuyển có thể tới, phái đoàn TĐCTT còn phải đi bộ một đoạn dốc mấy trăm mét nữa,
cũng là lúc lợi dụng tập thể dục cho tiêu hóa các bữa ăn đầy những dưỡng chất béo bổ
Lần đầu tiên chúng tôi thấy một ngôi nguyện đường đơn sơ mộc mạc như thế, cho dù năm 2016 chúng tôi đã đến giáo điểm Đắc Pơ ở Giáo Phận ở Kontum để thấy được một nơi dâng lễ hằng tuần còn thảm thương hơn thế nữa, nhưng dầu sao vẫn chưa phải là một nguyện đường chính thức, và cũng là lần đầu tiên, bao gồm cả chuyến năm 2016, chúng tôi được tham dự Thánh lễ cử hành ở một buôn làng của những người anh chị em dân tộc thiểu số.
Tham dự Thánh lễ ở đây, chúng tôi cảm thấy một sự sốt sắng lạ thường, chẳng kém gì ở trong các dòng tu chúng tôi ghé trọ trong suốt hành trình của mình. Bởi vì, anh chị em dân tộc dự lễ rất nghiêm trang, cho dù đầy những con nít, chưa kể chỉ có những hàng ghế ngồi là những tấm ván dài, được kê trên các cục gạch, cao hơn sàn nhà nguyện khoảng từ một gang tay trở lại, thật khó ngồi, (có thể phái đoàn TĐCTT phải chịu khó đau lưng mà ngồi hôm ấy). Ngôi nguyện đường thật là nghèo khó, chẳng khác gì như chính cuộc sống bần cùng thiếu thốn của họ, thế nhưng tiếng hát của họ sao mà lừng vang thánh thót lạ thường, hoàn toàn phản ảnh tâm hồn đơn sơ chân thành của họ, khiến nhiều anh chị em TĐCTT không thể nào không cảm kích và thán phục, không còn cảm thấy cái bất tiện khó chịu khi ngồi dự lễ nữa.
(hình trên từ máy của Chị Tâm Huệ)
Lần đầu tiên, trong cả 2 chuyến đi, Nhóm TĐCTT truyền giáo Xuyên Việt được dâng Thánh Lễ tại một buôn làng của anh chị em dân tộc thiểu số
Ở giáo điểm nào cũng có một tiểu nhóm đặc trách trao quà ở giáo điểm đó.
Ở giáo điểm Sapa đầu tiên có nhỏ nga, Chị Trần Kim Oanh, Chị Trần Tự Hồng và Chị Bùi Thị Hoa
Vì là thời điểm vừa gặt lúa và được mùa, nên quà tặng chỉ là một thùng mì, kèm theo một số tiền,
hơn là thêm 1 bao gạo kèm theo các thứ thực phẩm khác. Tất cả 45 phần quà ở Giáo họ Sử Pán này
Ở Giáo điểm nào cũng thế, Nhóm TĐCTT cũng tặng 2 món quà truyền giáo: một món chính Nhóm TĐCTT nhờ vị linh mục hay nữ tu thừa sai ở đó mua trước, tùy theo nhu cầu truyền giáo cùng số người lương dân hay giáo dân bần cùng ở mỗi nơi, món quà do chính phái đoàn TĐCTT đến tận nơi trực tiếp trao tặng vào ngày giờ được các vị thừa sai điạ phương ấn định; và một món Nhóm TĐCTT trao tặng cho vị thừa sai chính yếu ở từng địa phương, để các vị có thêm phương tiện vật chất mà lo cho đủ mọi nhu cầu truyền giáo thích hợp với giáo điểm của các vị trong tương lai. Không ngờ, quà tặng được chia làm hai này rất hợp tình hợp lý như Sơ Hoàng Hoạch cho biết qua email sơ gửi cho người viết ngày 16/9/2018:
"Bác ơi, cha Bình có ngỏ ý với bác và đoàn điều
này. Thứ nhất, nếu được thì thay vì tặng quà cho cá nhân từng gia đình thì chỉ
được miếng ăn trước mắt thì có thể dùng số tiền đó để đầu tư phát triển
giáo xứ như xây dựng nhà nguyện, nhà giáo lý, mua
Ở giáo điểm truyền giáo Sapa, vị linh mục thừa sai Chánh Xứ Sapa, tặng món quà cho dân chúng rất đơn giản, chỉ có 2 thứ: một thùng mì tôm và 1 số tiền mặt. Lý do là vì họ vừa xong mùa gặt, không cần bao gạo như ở các giáo điểm khác thường có, hay các thứ phụ tùng khác, vì số tiền mặt họ được trao tặng sẽ do họ sử dụng tùy nghi. Lời khuyên của mấy vị linh mục phục vụ anh em đồng bào thiểu số là "đừng cho họ tiền" có thể không áp dụng ở đây, vì vị linh mục ở đây, cũng phục vụ cùng đối tượng là anh chị em dân tộc thiểu số, trong trường hợp này, đã cứ tặng tiền cho họ. Miễn là trao tiền cho đúng đối tượng, đó là cho những người làm vợ và làm mẹ đóng vai trò làm chủ gia đình, theo mẫu hệ của họ, những con người gia chủ biết sử dụng tiền bạc cho gia đình của họ, không lấy tiền đi nhậu nhẹt như chồng của họ.
Ở Giáo điểm Thôn lý, nơi Nhóm TĐCTT được vị linh mục thừa sai dẫn đến thăm viếng và tặng quà truyền giáo sau Giáo điểm Sử Pán này, một chị em người dân tộc thiểu số đang cầm số tiền vừa nhận, được người viết hỏi "chị làm gì với số tiền chị được tặng này", câu chị trả lời là: "để trả tiền học cho con cái".
Ai trong phái đoàn TĐCTT cũng phải công nhận rằng, các giáo điểm truyền giáo có anh chị em dân tộc thiểu số, tất cả là 4 nơi trong chuyến hành trình 2018: Sapa, Khe Sanh, Kontum và Buôn Mê Thuột, họ tỏ ra rất chân thật, không tham lam, tranh giành, không kêu ca, không xô lấn, trái lại, rất thứ tự, thầm lặng, tới phiên thì nhận, nhỡ có vô tình được dư hay được thêm cách nào, một khi biết được, họ liền tự động hoàn lại, thậm chí trẻ con cũng không chịu lấy thêm hay lấy dư v.v.
Chiếc xe 15 chỗ ngồi cố gắng leo lên dốc ở gần nguyện đường và quay đầu xe thì bị lún, phải đẩy mãi mới lên được
Giáo họ Thôn Lý
Chúng tôi đến Giáo điểm Thôn lý vào lúc 4 giờ chiều, tưởng rằng lễ đã xong để tặng quà truyền giáo cho anh chị em ở đây. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến thì vẫn đang lễ, một trong 2 cha phụ tá Giáo Xứ Sapa đang giảng, vì có nghi thức rửa tội đầu lễ, nên lễ dài thêm nửa tiếng. Tại Giáo điểm này cũng thế, chúng tôi cũng phải xuống xe, leo dốc lên ngôi nhà thờ ở trên cao, một ngôi nhà thờ, cách Nhà Thờ Sapa 5 cây số, được thành lập từ năm 2010, rộng hơn, khang trang hơn và tân hơn nguyện đường ở Giáo họ Sử Pán vừa rồi, bao gồm cả một nhà xứ riêng đàng hoàng.
3 chiếc xe trung chuyển chở phái đoàn TĐCTT tiến đến Giáo họ Thôn Lý để thăm viếng và tặng 90 phần quà ở đây
Vì là đồng bào "Thượng" nên nguyện đường nào cũng ở trên "cao", giúp các thừa sai TĐCTT thực sự là "đi" truyền giáo, hơn là "ngồi" xe truyền giáo.
lúc phái đoàn TĐCTT được cha chánh xứ Sapa Phạm Thanh Bình dẫn tới Giáo họ này
thì Thánh Lễ chưa xong, cha đang giảng, bởi có thêm nghi thức rửa tội đầu lễ
anh chị em TĐCTT ra khu nhà ở đầu nhà thờ ngồi chờ tặng quà sau lễ
qua 2 lần thăm viếng và tặng quà truyền giáo, anh chị em TĐCTT đều phải công nhận rằng:
Đồng bào dân tộc thiểu số cho dù có nghèo khổ hơn người Kinh / Việt của mình,
nhưng về văn hóa lại trổi vượt hơn, ở chỗ không giành giật, ghen tị,
thậm chí cho thêm cũng không lấy một khi đã có phần, dù là trẻ con,
nhỡ ra nhận nhầm thì mang trả lại đàng hoàng, không tham lam gian dối.
các chị đặc trách tặng quà: người thì trao phẩm vật, người thì trao tiền cho từng người có phiếu lĩnh quà
Có cha bảo rằng đừng cho tiền đồng bào Thượng, kẻo họ uống rượu và tiêu hết rồi mới chịu đi làm....
thế nhưng, tại Giáo họ Thôn Lý này, người viết đã dò hỏi một chị mang theo mấy con nhỏ đến lĩnh quà rằng:
"Số tiền này chị dùng để làm gì?"
Chị liền trả lời ngay rằng: "để trả tiền học cho con"
Vậy thì nếu có tặng tiền cho người Thượng thì hãy đưa cho người đàn bà trong gia đình
Họ mới là gia trưởng, theo mẫu hệ, và là người biết chăm lo cho gia đình hơn.
Chứ không phải là đừng bao giờ cho họ tiền... mà là cho đúng đối tượng biết sử dụng tiền nhận được!
Còn các anh chị không đặc trách tằng quà ở bất cứ nơi nào thì tự do tặng thêm quà riêng của mình,
như cho thêm người lớn tiền hay kẹo bánh cho trẻ em
Trọ Đêm ở Giáo Họ Hầu Thào
Sau khi tặng 45 phần quà ở Giáo họ Sử Pán và 90 phần quà ở Giáo họ Thôn lý, đoàn
xe chở chúng tôi đến Giáo họ Hầu Thào,
cách Giáo xứ
Sapa 8 cây số,
để ăn tối và
trọ đêm, để sáng sớm hôm sau tặng quà cho dân
chúng ở đấy, rồi từ đó đến thăm Giáo họ Lao Chải v.v..
Lần đầu tiên trong cả 2 hành trình truyền giáo 2016 và 2018, đêm mùng 7 sang mùng 8/10/2018
là đêm phái đoàn TĐCTT thừa sai được ngủ ở tại buôn làng của anh chị em dân tộc H'Mong.
Phái đoàn TĐCTT bao giờ cũng từ chối vấn đề ở khách sạn với lý do dưỡng sức,
trái lại, muốn ăn ở giống như chính những người anh chị em mình đến thăm viếng và tặng quà truyền giáo.
Vấn đề ăn uống thì tùy nghi: "vào bất cứ thành nào, khi được đón tiếp, các con hãy ăn những gì họ dọn ra cho các con" (Luca 10:8).
Thế mà suốt 3 tuần lễ liền, có những chị khó ngủ, thậm chí mất ngủ và bị muỗi cắn,
song vẫn có sức tiếp tục cuộc hành trình một cách hào hứng tươi vui!
Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XII Thường Niên 25/6/2017,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chung Kitô hữu, thành phần tự bản chất là "môn đệ thừa sai - missionary disciples",
và riêng những Kitô hữu đang thực hiện sứ vụ truyền giáo ở các nơi trên thế giới, rằng:
"Việc đi truyền giáo không phải là việc tham dự một cuộc du lịch".
Phòng ngủ nữ, cứ hai người một giường, kèm theo mấy bóng đèn chống muỗi mang theo ở trong phòng
phòng ngủ nam, mỗi người một mảnh nệm và chăn trên sàn nhà
Dâng Mẹ Vào Đêm
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
Good night trong LTXC
xin xem tiếp
Ngày 8/10: Giáo Điểm Sapa - Giáo họ Hầu Thào, Giáo họ Lao Chải, và Giáo điểm San 1
cần xem lại
Ngày 6/10: Ghé Hà Nội và Trọ ở Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa