THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương
Hành Hương Truyền Giáo - Ánh Sáng Muôn Dân 2023
Thực hiện và Tường trình: TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
DIỄN TIẾN
8-9. Thăm Thành Thessaloniki & Philipii Thứ Tư và Về Athens Thứ Năm 8-9/11
Toàn bộ hình ảnh trong loạt bài tường trình được lấy từ máy chụp điện thoại Samsung của em từ chiều 31/10/2023 cho tới 4:30 chiều Thứ Sáu mùng 3/11/2023.
Sau đó, đa số được lấy từ máy chụp điện thoại của Anh Trần Vi Chánh và Chị Nguyễn Châu Ngọc Huệ;
vừa phải được lấy từ máy chụp điện thoại của Quý Chị Trần Tự Hồng và Cao Bùi Thúy Nga;
và thiểu số được lấy từ máy chụp điện thoại của Quý Chị Trần Vũ Kim Liên và Trần Hương Lan
Chúng ta biết Thánh Phaolô thực hiện 3 hành trình truyền giáo trong vòng 12 năm (45-57).
Hành trình thứ hai ở Hy Lạp, ngài đi từ miền bắc (Thessalonica và Philipii) xuống miền nam Hy Lạp (Athens và Corinto) cuối cùng đến Ephêsô ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong Hành Trình Truyền Giáo thứ 2 ở Hy Lạp này ngài đã lập 4 cộng đoàn Kitô hữu dân ngoại: Philipii, Thessaloniki, Corintô và Ephêsô.
Trong 4 cộng đoàn này, có cái lạ là: 2 cộng đoàn "ngoan đạo" (Philipii và Thessalonikii) lại là những nơi ngài ở với họ chỉ một gian ngắn,
còn 2 cộng đoàn ngài ở lâu hơn như Corintô (1.5 năm) và Êphêsô (2 năm ở chuyến thứ 3) lại là những cộng đoàn "nặng gánh" của ngài.
Nếu ở Philipii và Thessalonica ngài bị khốn khó bởi người Do Thái đồng hương chống đối và tẩy chay liên quan đến thể lý nên phải rời đi chỗ khác,
thì ở Corintô và Êphêsô ngài bị chính 2 cộng đoàn này làm khổ tâm đến độ ngài phải viết cho mỗi cộng đoàn 2 bức thư.
Chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân của Nhóm TĐCTT đã đi ngược từ miền nam (Athens và Corinto) lên miền bắc Hy Lạp (Thessalonica và Philipii).
Đó là lý do phái đoàn đã thăm Corinto và Athens ở miền nam (2/11), và sau 3 ngày trên du thuyền (3-6/11), có ghé thăm Êphêsô (4/11), phái đoàn đã bắc tiến,
và sau khi ghé các địa danh ở miền trung Hy Lạp là Delphi (6/11) và Matereo ở Kalambaka (7/11), phái đoàn đã đến Thessaloniki và Philipii (8-9/11).
Khi thăm Thành Thessaloniki và Philipii, phái đoàn hành hương mặc đồng phục polo shirt mầu trắng với hình Thánh Phaolô được làm để lưu niệm cho chuyến đi này,
đồng thời cũng biểu hiệu cho sức sống của Chúa Kitô phục sinh nơi họ, trong khi phái đoàn mặc đồng phục TĐCTT Mầu Tím đau thương khi thăm Thành Corintô!
Phái đoàn TĐCTT và thân hữu Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân
bắt đầu hành trình của mình ở Hy Lạp với bộ Đồng Phục Mầu Trắng Phục Sinh để mừng Lễ Trọng Các Thánh Thứ Tư 1/11/2023,
và cũng kết thúc hành trình của mình với Đồng Phục Hành Hương Mầu Trắng Sức Sống Thần Linh,
một sức sống thần linh xuất phát từ Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt 28:18),
và đã sai các môn đệ tông đồ của Người đi "khắp thế giới rao giảng tin mừng cho mọi tạo vật" (Mc 16:15) và "tuyển mộ môn đồ từ khắp mọi dân nước" (Mt 28:19),
một sứ vụ đã hiện thực nơi Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại, vị được tuyển chọn "làm ánh sáng muôn dân để mang ơn cứu độ đến tận cùng trái đất" (Acts 13:47).
Viếng Thăm Thành Thessaloniki và Thành Philipii
Trong Sách Tông Vụ, chương 16,9-10 thánh sử Luca kể lại rằng
trong thị kiến Phaolô trông thấy một người vùng Maceđonia mời thánh nhân đến rao truyền Tin Mừng cứu độ trong quê hương của ông.
Thánh Phaolô coi đó là dấu chỉ Chúa muốn cho ngài đến truyền giáo trong vùng này.
Và thế là Phaolô cùng các bạn đồng hành sang Maceđonia.
(Phái đoàn hành hương TĐCTT, 1970 năm sau, cũng đang lần theo bước chân truyền giáo của Ngài ở đầu tiên thuộc Âu Châu được Ngài đặt chân tới )
Chỉ sau mấy ngày rao giảng các vị thành lập được một cộng đoàn nhỏ tại thành phố Philiphê, là thành phố lớn vùng Maceđonia.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó Phaolô và các cộng sự viên phải rời thành phố này...
vì bị vu khống là gây rối loạn và truyền bá các thói tục chống lại người Roma.
Các vị bị bắt, bị đánh đòn và tống ngục, rồi sau đó được yêu cầu rời khỏi thành phố.
Rời Philiphê thánh Phaolô và các bạn đồng hành tới Thêxalônica, thủ phủ của vùng Maceđonia.
Thành phố này được tướng Cassandro thành lập hồi năm 315 trước Công nguyên,
và lấy tên vợ là Thessalonike, tức em gái của Aláchxăng Đại Đế đặt cho thành phố mới.
Thêxalônica là trung tâm thương mại phồn thịnh bậc nhất hồi thế kỷ thứ I
Trên bình diện tôn giáo Thêxalônica nổi tiếng vì sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác nhau.
Bên cạnh các thần của người Roma được chính quyền tôn sùng, còn có các thần địa phương của vùng Tracia và các tôn giáo huyền bí du nhập từ Ai Cập và Tiểu Á.
Công tác truyền giáo của thánh Phaolô và các thừa sai gặt hái nhiều kết quả trong thành phố lớn này.
Tuy nhiên, thánh Phaolô và các cộng sự viên cũng không ở lại lâu trong cộng đoàn kitô mới thành lập,
vì gặp sự thù nghịch và sức chống đối mãnh liệt, đặc biệt của cộng đoàn do thái sống tại đây (Cv 17,5-10).
Để có cớ vu khống Phaolô và các cộng sự viên, người do thái thuê bọn du đãng quấy phá và gây rối loạn trong thành phố, rồi xông tới nhà Giason tính bắt hai vị.
Ngay trong đêm hôm đó tín hữu cộng đoàn đưa Phaolô và Sila rời khỏi thành phố sang Berea.
Thế là thánh Phaolô và cộng sự viên Sila bắt buộc phải bỏ giáo đoàn trẻ Thêxalônica mới thành lập.
người do thái đã theo sang Berea chống đối và quấy phá công cuộc truyền giáo,
nên thánh nhân đành để Timôtêô và Sila ở lại đây rồi một mình đi Athènes và Côrintô rao giảng Tin Mừng.
Phải rời giáo đoàn Thêxalônica trong tình trạng căng thẳng và khó khăn như thế, nên thánh Phaolô không an lòng.
Từ Athènes thánh Phaolô mới gửi Timôtêô về thăm giáo đoàn thay ngài (1 Ts 3,1-2).
Ở
Philipii cộng đồng người Do thái thì không có nhiều lắm. Tại
đây chỉ có những nhà cầu nguyện chứ không hề có hội đường.
Tại đó, có nơi cầu nguyện ngoài cổng thành nằm bên bờ sông (x. Cv 16,13).
Vào ngày sabat, theo thói quen, Phaolô tham dự với những người Do thái tại nơi cầu nguyện ngoài cổng thành nằm bên bờ sông (x. Cv 16,13).
Tại đó, có một phụ nữ tên làn Lyđia, chuyên buôn bán vải điều, đã được đánh động bởi lời giảng dạy của Phaolô và đã trở lại.
Ngay lập tức ngài đã rửa tội cho bà ấy cùng cả gia đình và những người làm công.
Thế là cộng đoàn Philipphê ra đời trong bối cảnh đặc biệt.
Chính tại nhà Lyđia mà Phaolô đã thiết lập cộng đoàn tín hữu.
Ngài còn lưỡng lự, nhưng theo Luca : «Bà ép chúng tôi phải nhận lời» (Cv 16,15).
Với lòng hào hiệp, bà này đã mời Phaolô cùng các thành viên trong đoàn truyền giáo cư trú tại gia đình của mình.
Thánh Phaolô luôn luôn nhận được sự hậu thuẫn của các tín hữu Philipphê ngay cả những thời điểm không ở bên họ.
Khi ngài truyền giáo tại Akhaia, họ cũng hỗ trợ tài chính.
Vào thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, thành phố này bị chiếm đóng bởi Makêđônia và bị thống trị bởi vua Philippe II và người con trai cả Alexandre.
Vị vua này đã lấy tên của mình mà đặt lại cho thành phố này, có nghĩa là Philipphê.
Khi cập bến, ngài còn đi bộ khoảng 12 km trên con đường Via Egnatia cho đến tận Philipphê, nơi Tin mừng lần đầu tiên tại Châu Âu vào khoảng năm 49 (50-52).
Những ngày trong sứ vụ tông đồ của Phaolô và những người cộng sự tại đây kéo dài không lâu.
Các ngài bị kết án là mang đến những thứ thực hành hoàn toàn trái ngược với thuần phong đế quốc Roma (x. Cv 16, 21) nên bị buộc phải rời khỏi.
Vì thế, Thánh Phaolô đã tìm cách đến Thessalonica cách đó chừng 200 km.
Từ Thessaloniki về Athens
Không thành công trong công tác loan báo Tin Mừng tại Athens, nên Phaolô và Silvano đã đi Côrintô.
Bữa trưa dọc đường
Vương Cung Thánh Đường Thánh Denis - Lễ 5:30 pm
Lễ xong phái đoàn về lại khách sạn ở Athens dùng bữa tối, sau đó thu dọn hành lý để sửa soạn lên đường trở về Mỹ sáng sớm ngày mai, Thứ Sáu 10/11/2023.
Và người em bị nạn nằm nhà thương từ đêm Thứ Sáu 3/11 cũng xuất viện lúc 8:20 pm Thứ Năm 9/11 để trở về đoàn tụ với phái đoàn kịp lên đường ngày mai vào lúc 3 giờ sáng.
Phái đoàn hành hương TĐCTT và thân hữu khởi hành từ Los Angeles vào lúc 4:05 pm ngày 31/10/2023 đã về tới Los Angeles vào lúc 4:20 pm ngày 10/11/2023
Phái đoàn Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 11 ngày thật sự đã kết thúc vào ngày Thứ Sáu 10/11/2023, từ sáng sớm bên Hy Lạp và buổi chiều bên Hoa Kỳ,
với một tâm hồn đầy sức sống thần linh, được tỏ hiện nơi thân xác thấm mệt những nụ cười tươi trẻ theo chiều hướng của Giáo Hội: "hiệp thông, tham gia và truyền giáo".
Magnificat - Anima mea Dominum!
Thế là đã qua đi một chuyến hành hương, một chuyến hành hương đã trở thành lịch sử, nhưng nó sẽ không bao giờ qua đi, mà vẫn còn được tiếp tục
nơi đời sống của con người hành hương luôn thăng tiến theo ơn gọi tông đồ truyền giáo trong hành trình đức tin trần thế của mình,
cho tới khi được vĩnh phúc hiệp thông thần linh với Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Amen!
Alleluia!
10- TĐCTT Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023: Tổng Kết
Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân: Cảm nghiệm yêu thương - "Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời / Ubi caritas est vera, Deus ibi est"
Hành Hương Năm Thánh - Lữ Hành Hy Vọng 2025: Ý nghĩa của lịch trình hành hương
Từ Ai Cập (Dân ngoại): Thời Cựu Ước - nơi lánh nạn của dân Do Thái cũng là nơi giòng dõi tổ phụ Abraham trở thành một dân tộc khiến dân Ai Cập lo sợ; Thời Tân Ước - nơi Thánh Gia lánh nạn.
Và đó là lý do chúng ta sẽ ghé thăm Land of Goshen ngày 10/4, nơi dân Do Thái đã sống ở Ai Cập 430 năm và sẽ đến kính viếng di tích của Thánh Gia ở Holy Family Trail in Cairo, Heliopolis 11/4.
Chưa hết, chúng ta còn đến Bụi Gai bốc cháy không rụi & giếng nước the burning bush and the water well Mose 12/4 và lên Núi Sinai Mountain Sinai 13/4 là nơi Chúa ban 10 Điều Răn cho Ông Mose.
Về Jerusalem (Do Thái giáo): Thuộc miền Đất Hứa, nơi Dân Do Thái lập quốc, có giáo đô là Đền & Thành Thánh Giêrusalem, nơi Chúa Kitô đã Vượt Qua và là nơi khởi nguồn Kitô giáo (Acts 1:8).
Đến Roma (Kitô giáo): Nơi hiện diện sống động và uy nghi một Giáo Hội đã bị đế quốc Roma tận diệt suốt 300 năm đầu tiên mà bất khả, đã trở thành Giáo đô của Kitô giáo thay Thủ đô đế quốc Roma.
Chúng ta sẽ lãnh nhận ơn Toàn Xá cả ở Jerusalem khi Kính Viếng Thánh Đường Mồ Thánh và ở Roma khi kính viếng 4 Đền Thờ chính: Đền Thờ Thánh Phêrô, Laterano, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô.
Chúng ta sẽ tham dự ở Colesseum: Đàng Thánh Giá ban tối Thứ Sáu với ĐTC; ở Quảng Trường Thánh Phêrô, sẽ dự Lễ Vọng Phục Sinh của ĐTC đêm Thứ 7, Phép Lành Phục Sinh sáng Chúa Nhật.
Những anh chị nào đã từng đến Jerusalem và Roma thì cũng nên đi lại vào Dịp Năm Thánh 2025 này với tư cách là Lữ Hành Hy Vọng theo lịch trình từ Ai Cập về Jerusalem và đến Rôma dưới đây.
The Holy Year Pilgrimage 2025 - Pilgrims of Hope
From Egypt through Jerusalem to Rome 15 days
from Monday April 7 to Monday April 21, 2025
Departure April 7 Monday - Leaving U.S.A
DAY 3 April 9 Wednesday:
Arrive CAI
Arrival Transfer with assistance Cairo Airport to Hotel.
DAY 4 April 10 Thursday:
Land of Goshen. Full day sightseeing with guide from 08:00a ending 18:00p. Overnight CAI
DAY 5 April 11 Friday:
Holy Family Trail. Pyramids. Holy Family Trail in Cairo, Heliopolis. Overnight CAI
DAY 6: April 12 Saturday.
Travel CAI / St. Catherine. Visit the library with its rare manuscripts and the Chamber of Skulls, the burning bush and water well. Overnight St. Catherine
DAY 7: April 13 Sunday
Mount Sinai. Climb Mountain Sinai to see the place which Moses has received the ten commandments from God and witness the sun rising. Overnight in St. Catherine
DAY 8: April 14 Monday
St. Catherine / TABA / Jerusalem. Overnight in Jerusalem
DAY 9: April 15 Tuesday
Jerusalem - Old City
DAY 10: April 16 Wednesday
Jerusalem - Bethlehem
DAY 11: April 17 Thursday - TEL
AVIV/ROME
DAY 12: April 18 Friday
Catacombs and Colesseum: The Way of The Cross
with Pope in evening
DAY 13: April 19 Saturday
St Paul Basilica, St Mary Major Basilica, St
John Laterano Basilica and St Peter Basilica plus Saturday
Night Easter Vigil Mass in Peter Square
DAY 14: April 20 Sunday
Midday Regina, Easter Message and Papal
Blessing -
Shopping
DAY 15: April 21 Monday - ROME to U.S.A