THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

Hành Hương Truyền Giáo - Ánh Sáng Muôn Dân 2023

 

Thực hiện và Tường trình: TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

 

DIỄN TIẾN



1-
Đến Athens và về Hotel Thứ Tư mùng 1/11 

2-
Thăm Thành Corinto và Đồi Thành Trì Athens Thứ Năm mùng 2/11 

 

3- Lên Du Thuyền và tham quan Hải Đảo Mykonos Thứ Sáu mùng 3/11 

 

4- Thăm Thành Ephêsô và Đảo Patmo / Kudasaki Thứ Bảy mùng 4/11 


5-
Tham quan Hải Đảo Santorini Chúa Nhật mùng 5/11 

6-7. Tham quan Delphi Thứ Hai và Mateora ở Kalambaka Thứ Ba 6-7/11

8-9. Thăm Thành Thessaloniki & Philipii Thứ Tư và Về Athens Thứ Năm 8-9/11

 

 

10- TĐCTT Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân: Tổng Kết

 

 

 

(Xin mở đầu bằng tấm hình tiêu biểu cho chuyền Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 theo vết chân Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại trên đây)

 

Dẫn Nhập

 

T

ạ ơn LTXC, Đấng đã tác động ước muốn thực hiện chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 này từ 5 năm trước, 2018. Bởi vì, trong dự án ngũ niên của TĐCTT, 2019-2023, có 3 chuyến hành hương vào năm lẻ (2019, 2021 và 2023) và 2 chuyến truyền giáo vào năm chẵn (2020 và 2022). Ba chuyến Hành Hương trong dự án ngũ niên 2019- 2023 của TĐCTT này là 3 chuyến hành hương bất khả phân ly về yếu tố làm nên Kitô giáo, thứ tự đó là: mạc khải thần linh, đức tin tuân phục và tông đồ truyền giáo.

 

Mạc khải Thần Linh (Do Thái 1:3): "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24), là "Thiên Chúa vô hình" (Colose 1:15), Đấng đã tỏ mình ra cho dân Do Thái, từ các vị tổ phụ của họ, trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, cho tới  "thời gian viên trọn" (Galata 4:4), "thời sau hết" (Do Thái 1:2), nơi "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), một nhân vật lịch sử thuộc giòng dõi Đavít là Đức Giêsu Thiên Sai, Đấng đã Vượt Qua để cứu độ nhân loại cho họ được "tái sinh bởi trên cao... bởi nước và Thần Linh" (Gioan 3:3,5), và toàn bộ Mạc Khải Thần Linh này, như Thánh Kinh ghi nhận, được diễn tiến ở Thánh Địa. Nhóm TĐCTT 37 anh chị em đã thực hiện chuyến Hành Hương Thánh Địa Tuần Thánh Vượt Qua 12-22/4/2019 để chẳng những kính viếng các dấu vết mạc khải mà còn cử hành biến cố Vượt Qua nữa. 

(10 tấm hình cỡ lớn dưới đây là để sử dụng cho đoạn mp3 Mạc Khải Thần Linh trên đây)

8 Cặp Vợ Chồng trong phái đoàn hành hương 37 anh chị em đã tái tuyên hôn ở Nhà Thờ Cana Chúa Nhật Lễ Lá 14/4/2023

 

 

 

 

Đức Tin Tuân Phục (Roma 1:5): Mạc Khải Thần Linh là để cứu độ nhân loại, nhờ đức tin tuân phục của họ, một đức tin chấp nhận mạc khải thần linh của Thiên Chúa nơi Con của Ngài. Thế mà, trong khi ở chính Thánh Địa, mảnh đất được Ngài chọn để tỏ mình ra, thành phần dân tuyển chọn của Ngài lại không tin, đúng hơn, chưa tin vào "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), Đấng Thiên Sai của họ cũng là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, thì ở Ý quốc nói chung và Rôma nói riêng Đức tin Tuân phục vào Con Thiên Chúa lại lưu vết nơi các vị thánh, nhất là hai vị Tông Đồ cả Phêrô-Phaolô. Nhóm TĐCTT 24 anh chị em đã thực hiện chuyến Hành Hương Đức Tin Chứng Tích Phục Sinh 8-19/11/2021 ở Ý quốc - Roma để kính viếng các chứng tích phục sinh nơi các vị Thánh làm nên Giáo Hội.

(10 tấm hình cỡ lớn dưới đây là để sử dụng cho đoạn mp3 Đức Tin Tuân Phục trên đây)

 

 

Tông Đồ Truyền Giáo (Mathêu 28:18-20): Đức tin Tuân phục không phải chỉ ở chỗ chấp nhận Mạc Khải Thần Linh để bản thân mình được cứu độ, mà còn để "loan truyền ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47) nữa, bởi "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (1Timothêu 2:4), bằng không, Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô không còn là "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), phản ảnh "ánh sáng thật soi chiếu mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9) là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã Vượt Qua và sai các tông đồ ra đi "làm chứng cho Thày ... cho tới tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), như Chàng Saulê đã thực hiện sứ vụ tông đồ truyền giáo cho dân ngoại, vị mà Nhóm TĐCTT đã theo vết chân trong chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 31/10 - 10/11/2023.

 

Chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 31/10 - 10/11/2023 không ngờ, hoàn toàn không ngờ, lại xẩy ra vào thời điểm thật là ý nghĩa. Trước hết ở chỗ vào thời điểm kỷ niệm 1970 năm hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô ở Hy Lạp, chuyến hành trình truyền giáo thứ 2 của ngài (50-53). Sau nữa ở chỗ vào thời điểm kỷ niệm 10 năm Tông Huấn "Niềm Vui Phúc Âm" (24/11/2013), thời điểm Giáo Hội cùng tiến bước ở chỗ "hiệp thông (với Chúa), tham gia (với nhau) và truyền giáo (cho muôn dân)" (2021-2024), một thời điểm Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng dẫn chung Cộng đồng Dân Chúa một loạt 25 bài giáo lý chủ đề "lòng nhiệt thành truyền giáo" vào buổi triều kiến chung Thứ Tư hàng tuần, từ 11/1 đến 8/11/2023, thời điểm của chuyến Hành Hương Truyền Giáo 2023 của TĐCTT.

 

Tuy nhiên, hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô ở Hy Lạp từ miền bắc (Thessaloniki và Philipii) xuống miền nam (Athens và Corintô) của nước này tới Êphêsô ở Thổ Nhĩ Kỳ, thì chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân của phái đoàn TĐCTT lại đi ngược chiều từ miền nam: Thăm viếng Thành Corinto và thủ đô Athens cùng ngày Thứ Năm 2/11, kể cả Ephêsô sau đó, Thứ Bảy 4/11, lên miền bắc: Thăm viếng Thành Thessaloniki và Thành Philipii cùng ngày Thứ Tư 8/11.

 

 

 

(23 tấm hình cỡ lớn dưới đây là để sử dụng cho đoạn mp3 Tông Đồ Truyền Giáo trên đây)

Vì là chuyến Hành Hương Truyền Giáo có tính cách đại đồng phổ quát nên phái đoàn 32 người đã từ 7 tiểu bang khác nhau khởi hành từ địa phương của mình.

 

Nơi khởi hành chính Nawas International Travels booked cho phái đoàn là LAX - 9 anh chị em từ LAX lúc 4:05 pm 31/10/2023 trên chuyến bay Lufthansa LH 457

 

 

Phái đoàn hành hương 9 anh chị em khởi hành từ phi trường chính LAX, sau khi chuyển máy bay ở Frankfurt Đức quốc, đã đến Athens lúc 4:20 pm ngày 1/11/2023

Từ Phi trường thủ đô Nhã Điển Về tới khách sạn Marriott lúc 8:15 pm, và dùng bữa tối lúc 8:30 pm trước buổi hội ngộ đầu tiên và Thánh Lễ Kính Các Thánh

 

Buổi hội ngộ đầu tiên, trước hết là để nhận diện nhau: Chị Buì Tuyết Mai từ Seattle Washington, đến Athens từ hôm trước phái đoàn và ở lại sau để về thẳng VN

 

 

 

Từ tiểu bang Mississippi: Chị Buì Vương Thảo, bạn của Chị TĐCTT Khổng Hoàng, đi chung với phái đoàn 9 người khởi hành từ LAX

 

 

Từ tiểu bang Indiana: Chị Phạm Kim Lan, bạn của Chị TĐCTT Trần Tự Hồng, khởi hành từ Chicago Illinois, phải đi uber từ Indiana đến phi trường Chicago

 

 

Từ Rochesters Michigan: Cặp TĐCTT Nguyễn Don và Kiều Thu, trong gia đình 5 TĐCTT (Mẹ Lê Dung và AC Nguyễn Andy - Kiều Diễm)

 

 

Bộ 3 hành hương TĐCTT từ San Jose Cali: AC Trần Vi Chánh - Kim Liên và Chị Trần Hương Lan, khởi hành từ San Francisco Cali sớm 1 ngày và về sau 1 ngày

 

 

Bộ ba thân hữu từ San Jose Cali: AC Bùi Hiển - Hà Huyền và Chị Bùi Thu Hường, món quà Chúa gửi cho nhóm đang lúc thiếu người đi từ LAX Los Angeles

 

 

5 TĐCTT Nam California - từ trái sang phải quí chị Trần Xuân Hường, Trần Kim Oanh, Nguyễn Châu Ngọc Huệ chúng em Tĩnh Nga

 

 

Nhóm 6 vị từ Florida - từ trái: ÔB Hợp Cần, Cha Vũ Toàn Khoa, CRM, Quí Chị Liễu, Nguyên Thu

 

 

Nhóm 10 anh chị em: 9 TĐCTT và 1 thân hữu, từ Houston Texas, từ trái: Ông cố Trần Xuân Hiến,

Quí Chị Hoàng ThànhChristy Warren / Nguyễn Mai, AC Mỹ Điềm, Quí Chị Phan Thanh, Khổng Tuyến, Trần Tự Hồng, Vũ Mùi Khổng Hoàng

 

Cha Vũ Toàn Khoa, CRM, đi hành hương với Nhóm TĐCTT lần thứ 2, (lần đầu năm 2017), còn dẫn theo 5 vị lão thành ở Florida còn đầy sinh lực hành hương

Phái đoàn 32 anh chị em 17 TĐCTT và 15 thân hữu từ 7 tiểu bang: 11 California, 10 Houston Texas, 6 Florida, 2 Michigan, 1 Indiana, 1 Mississippi 1 Washington

 

Thành Côrintô - Nguồn: Giaoxukesat.com

(Ở mỗi thành phồ lưu vết chân truyền giáo của Thánh Phaolô ở Hy Lạp đều có 1 tấm hình chung, như tấm hình ở Corintô trên đây, để mở đầu cho từng nơi)

 

Côrintô là thành phố có những người từ mọi chân trời kéo đến. Đó là nơi buôn bán của người Âu châu, của các thương gia và của các ngư dân, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, giàu hay nghèo và đủ mọi truyền thống. Đây cũng là một thế giới phức tạp, thuận có, nghịch có, người thì chuộng tinh thần tự do Hy lạp cộng với thói hẹp hòi khép kín kiểu Do thái, người thì yêu mến tinh thần Kitô giáo, người thì sống theo kiểu đảng phái chính trị. Đúng là một cộng đồng rất xáo trộn đang cần tạo nên sự hiệp nhất trong đó. Bên trong một cộng đoàn giống như "chiếc dao cạo xủi bọt" [1], Phaolô giống như là nhà tư tưởng độc đáo có cái nhìn vượt trội. Ngài xua tan một cộng đoàn đầy mâu thuẫn để xây dựng cộng đoàn với một trái tim nhiệt huyết của một nhà truyền giáo.
 
Trong lá thư của mình, Phaolô nói về nhiều chủ đề. Tất cả đều tập trung vào một chủ đề: hiệp nhất Giáo Hội. Ngài yêu cầu dân Côrintô chấm dứt ngay những bê bối và chia rẽ giữa các nhóm trong cộng đoàn. Ngài mời gọi họ hiệp nhất như một chọn lựa khôn ngoan của Thiên Chúa, sự khôn ngoan vượt hẳn sự khôn ngoan Hy lạp. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa mạc khải sứ điệp của Thập giá, dù là điên rồ của nhân loại, nhưng lại vượt lên trên sự khôn ngoan của nhân loại. Dân Côrintô không thể xây dựng sự hiệp nhất nếu gắn bó một cách thái quá vào những người rao giảng: tôi thuộc phe Phêrô; tôi thuộc phe Phaolô v.v., tất cả chỉ thuộc vào Đức Kitô mà thôi, Ngài là viên đá góc nơi qui tụ tất cả mọi viên đá khác.

 

Để xây dựng sự hiệp nhất, Phaolô cũng yêu cầu dân Côrintô phải biết dùng đoàn sủng để phục vụ công đoàn. Ngài dạy họ rằng các đoàn sủng là những ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng duy nhất qui tụ họ nên một thân xác. Phần họ, mỗi người phải cảm nhận mình như thành phần của thân xác này và giữ vai trò qui hướng về Thiên Chúa trong sự hiệp nhất với những người khác. Trong thân thể đó, sự đa dạng không phải là nguồn gốc chia rẽ, nhưng là sự giàu có. Mỗi người được kêu gọi cảm nhận sự hiệp nhất với người khác và làm chứng về bác ái. Bác ái phải đẩy mạnh hơn đối với người nghèo và người yếu tin. Như vậy, ngài kêu gọi họ đừng ăn đồ cúng tế để không gây gương mù cho những người yếu tin. Trái lại, khi ăn uống, họ phải nghĩ đến người khác bị đói  khát, trong khi những người khác lại no nê, dư thừa, say xỉn.

 

Phaolô cũng mời họ sống hiệp nhất bằng việc tôn trọng các truyền thống mà họ đã nhận từ các tông đồ và trung thành với chân lý đức tin. Trong các cộng đoàn cầu nguyện, dân Côrintô phải có thái độ nhìn nhận những cái tốt của người khác: đội khăn của nữ, tóc ngắn của nam. Về chủ đề phục sinh chia rẽ cộng đoàn, Phaolô nhấn mạnh rằng niềm hy vọng phục sinh từ cõi chết có nền tảng là sự phục sinh của Chúa Giêsu. Phủ nhận điều đó là phá hủy tính xác thực của đức tin Kitô giáo. Đức Kitô phục sinh là lời hứa ban sự sống và hiệp nhất. Sự hiệp nhất này sẽ là dấu báo trước sự sống ở Giêrusalem Trên Trời.

 

Ở Côrintô, Phaolô không hề thất vọng, ngài đã giảng và viết tất cả kinh nghiệm thiêng liêng và thực hành để xây dựng Giáo Hội đầu tiên hiệp nhất giữa môi trường dân ngoại, cho nên Giuse Holzner nói: "Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô đã trở thành lá thư giàu có và thú vị nhất trong tất cả các thư của ngài" [2]; "Khi nhìn nhận sự giàu có đó, chúng ta phải tạ ơn Chúa đã kéo sự lành từ sự dữ". Thật vậy, "Phaolô sẽ không bao giờ viết các chương này cho thần học của mọi thời đại… nếu không xảy ra những lầm lạc và xáo trộn ở Côrintô?"

 

Video Ăn Sáng Và Tham Quan Thành Cô-rin-tô Cổ Đại  (2/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=4lUckjxaqhc

(có thể chọn trích đoạn video clips về Thành Corintô trên đây, từ phút 55:50 đến hết, tương đương thời lượng với đoạn thâu mp3)

 

Thủ đô Athens - Nguồn: Tông Vụ 17:16-34

 

 

Tông đồ Phao-lô giảng ở A-thê-na   

    

16 Trong khi ông Phao-lô đợi hai ông ở A-thê-na, ông nổi giận vì thấy thành phố nhan nhản những tượng thần.17 Vậy ông thảo luận trong hội đường với những người Do-thái và những người tôn thờ Thiên Chúa, và ngoài quảng trường mỗi ngày với những người qua lại.18 Có mấy triết gia thuộc phái Khoái Lạc và phái Khắc Kỷ cũng trao đổi với ông. Kẻ thì nói: "Con vẹt đó muốn nói gì vậy? " Người khác lại bảo: "Hình như ông ta rao giảng về những thần xa lạ", vì ông Phao-lô loan báo Tin Mừng về Đức Giê-su và về sự Phục Sinh.

 

19 Họ mời ông đi với họ đến Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và nói: "Chúng tôi có thể biết thứ đạo lý mới ông dạy là gì không?20 Quả ông có đem đến cho chúng tôi một số điều lạ tai; vậy chúng tôi muốn biết những điều đó nghĩa là gì."21 Thật thế, mọi người A-thê-na và kiều dân ở đó chỉ để thời giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất.

 

22 Đứng giữa Hội đồng A-rê-ô-pa-gô, ông Phao-lô nói: "Thưa quý vị người A-thê-na, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là người sùng đạo hơn ai hết.23 Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: "Kính thần vô danh". Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi rao giảng cho quý vị.

 

24 "Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên.25 Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự.26 Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh giới cho nơi ở của họ.27 Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta.28 Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.

 

29 "Vậy, vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.

 

 30 "Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối,31 vì Người đã ấn định một ngày để xét xử thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết."

 

32 Vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói: "Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy."33 Thế là ông Phao-lô bỏ họ mà đi.34 Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông Đi-ô-ny-xi-ô, thành viên Hội đồng A-rê-ô-pa-gô và một phụ nữ tên là Đa-ma-ri cùng những người khác nữa.

 

Video Vệ Thành Acropolis, Nhã Điển (2/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=nkM9gF7EJWY

(có thể chọn trích đoạn video clips về Thủ Đô Athens trên đây, từ phút 33:48 đến 40:09, tương đương thời lượng với đoạn thâu mp3)

 

 

Thành Êphêsô - Nguồn: 40giayloichua.net

 

 

Thánh nhân là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin.  Khi chịu phép cắt bì Ngài được đặt tên là Saolô.  Theo một số học giả, vào năm 171 BC, để phát triển thương mại tại Tarsus (ngày nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ), Roma hứa cho người Do Thái nhập tịch nếu di dân đến nơi này.  Đó là lý do tại sao Thánh Phaolo có quốc tịch Roma (Cv 22:26–28)­­. 

 

Thánh nhân là người phái Pharisêu, nói rành các ngôn ngữ, Aramic, Hêbrơ, Hy Lạp và biết cả tiếng Latin – có nghề làm lều do cha truyền dạy.  Thuở thiếu thời đã được gởi đến Jerusalem học lề luật Do Thái. Có thể nói Thánh nhân là người trí thức rất nhiệt thành trong việc giữ gìn tập tục cha ông (Gl 1:14).

 

Êphêsô (Ephesus) nằm sát thành phố Selcuk và cách hải cảng Kusadasi của Thổ Nhĩ Kỳ 45 phút lái xe, là một thành phố cổ hình thành từ 1100 năm trước khi Chúa Giêsu ra đời, bị đế quốc Roma cai trị từ năm 190 BC – phồn thịnh sung túc trong khoảng thời gian 1-4 AD – (ngang hàng với Roma thời bấy giờ) và là một trong các điểm đến trong 12 năm truyền giáo của Thánh Phaolô.  Ephêsô ngày xưa từng có đến 250 ngàn cư dân - ngày nay là một khu bảo tàng ngoài trời toàn các phế tích đổ nát hoang tàn.  Nếu không có các đoàn xe buýt  lui tới di chuyển khách du lịch đa số từ Châu Âu và Châu Mỹ đến xem các hàng cột trơ trụi và các đống gạch đổ nát do thiên tai và thời gian tàn phá, khu vực này sẽ trở nên hoang vắng.

 

Là một trung tâm tri thức, tôn giáo và thương mại, phồn thịnh và giàu có, Êphêsô có nhiều thành phần dân chúng cũng như nhiều hạng tư tế thuộc các tôn giáo khác nhau, cộng với các pháp sư, thầy cúng, lang băm v.v…Niềm kiêu hảnh của Êphêsô là Đền thờ Artemis vốn là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Ngày nay đền thờ này chỉ còn lại duy nhất một cây cột!

 

Trong chuyến truyền giáo lần thứ ba, khoảng năm 53 đến năm 57, Thánh Phaolô đã ở tại Ephêsô ít là 2 năm 3 tháng. Chuyến đi này được kể rỏ trong Tông Đồ Công Vụ chương 18 câu 23 đến chương 21 câu 26.  Riêng đoạn 19 nói về những gì xảy ra tại Ephêsô.

 

Ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ. Nhưng có một số người cứng lòng, không chịu tin, lại còn nói xấu Đạo trước mặt cộng đoàn, nên ông tuyệt giao với họ, tách các môn đệ ra ; ngày ngày ông thảo luận trong trường học của ông Ty-ran-nô. Cứ như thế trong vòng hai năm, khiến mọi người ở A-xi-a, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều được nghe lời Chúa. (Cv 19, 8-10)


Giờ sinh hoạt chính ở Ephêsô là buổi sáng, lúc nhiệt độ ít nóng bức.  Sau 11 giờ là thời gian nhàn rỗi.. Có thể dùng để giải trí, thể thao hay văn nghệ v.v… Có v như thánh Phaolô được cho mượn, một phòng lớp để sử dụng từ sau 11 giờ trưa đến chiều khoảng 4 giờ chiều.  Hãy tưởng tượng dạy giáo lý 5 tiếng mỗi ngày và trong vòng 2 năm – Như thế không ngạc nhiên khi mọi người ở A-xi-a, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều được nghe lời Chúa.  Thời nay chắc hiếm có ai dạy giáo lý, hay nói về Đức Giêsu 5 tiếng mỗi ngày! 

 

Thiên Chúa dùng tay ông Phao-lô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất. (Cv 19, 11-12)


Như thế thiên hạ đi theo thánh nhân là phải rồi – vì có ai làm được bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất. Đến nỗi có những thày pháp thày bùa thấy thế nên làm theo kiểu hàng nhái “cáo mượn oai hùm” cũng nhân danh thần Giêsu để trừ quỷ.

 

Họ nói : "Nhân danh Đức Giê-su mà ông Phao-lô rao giảng, ta truyền lệnh cho các ngươi !" Ông Xi-kêu-a nọ, thượng tế Do-thái, có bảy con trai thường làm như vậy. Nhưng tà thần đáp : "Đức Giê-su, tao biết ; ông Phao-lô, tao cũng tường ; còn bay, bay là ai ?" Rồi người bị tà thần ám xông vào họ, đè cả bọn xuống đánh túi bụi, khiến họ phải bỏ nhà ấy mà chạy trốn, trần truồng và đầy thương tích. Mọi người ở Ê-phê-xô, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều biết chuyện ấy ; ai cũng sợ hãi, và thiên hạ tán dương danh Chúa Giê-su. (Cv 19, 13-17) 


Thử tưởng tượng thành phố Ephêsô thời đó khoảng 250 ngàn dân cư đều biết chuyện này – cộng với dân chúng ở Do Thái và Hy Lạp … Có thể nói được là thánh Phaolô đã rất nổi tiếng ở Ephêsô và số người từ bỏ tà thần để tin vào Đức Giêsu rất nhiều!  Còn các tay pháp sư sau khi lành lặn thương tích đã tuyên bố giải nghệ, đốt toàn bộ cách sách cẩm nang trừ quỷ và có lẽ từ đó tin vào Đức Giêsu – là Đấng các quỷ thần phải run sợ! 

 

Khá đông người làm nghề phù thuỷ đem gom sách vở mà đốt trước mặt mọi người ; tổng cộng số sách ấy trị giá tới năm mươi ngàn đồng bạc. (Cv 19, 19) 

 

Khi số lượng bỏ tà thần tin theo lời thánh Phaolô giảng dạy ngày càng nhiều – lập tức ảnh hưởng đến – không phải các tôn giáo khác – nhưng đến nồi cơm của các tay thợ bạc! Như đã nói ở trên – Ephêsô hãnh diện vì đền thờ Artemis. Khách thập phương đến đây khấn cầu và mua các ảnh tượng có hình đền thờ và thần Artemis.  Nhưng từ khi thánh Phaolô giảng về Đức Giêsu, tại trung tâm thương mại nhu cầu mua hình tượng sụt giảm nhiều khiến cho thu nhập của các tay thợ bạc tuột dốc như lúc thị trường chứng khoán lao đao!  Trong số đó cay cú nhất là Demitrius

 

Vào thời kỳ ấy, xảy ra một vụ rối loạn khá trầm trọng liên quan đến Đạo. Số là có một người thợ bạc tên là Đê-mết-ri-ô, chuyên làm mô hình đền nữ thần Ác-tê-mi bằng bạc, và nhờ đó đem lại cho các người thợ một nguồn lợi không nhỏ. Ông ta tập hợp họ và những người làm nghề tương tự, và nói : "Thưa các bạn, các bạn thừa biết là nhờ việc làm ăn này mà chúng ta phát tài. Thế mà, như các bạn thấy và nghe biết : không những ở Ê-phê-xô này, mà gần như trong khắp cả A-xi-a, tên Phao-lô ấy đã thuyết phục và làm cho một đám đông đáng kể thay lòng đổi dạ, khi hắn nói rằng thần linh do tay người làm ra không phải là thần. Như vậy, có nguy cơ là không những ngành nghề của chúng ta bị chê bai, mà cả đền thờ đại nữ thần Ác-tê-mi cũng bị người ta coi chẳng ra gì, và rốt cuộc vị nữ thần mà toàn A-xi-a và cả thiên hạ tôn thờ cũng chẳng còn gì là vĩ đại nữa." (Cv 19, 23-27)

 

Kết quả là đám đông kéo đến hí trường, có nhiều người không biết tại sao mình đến đó.  Và toàn hí trường 25 ngàn chổ vang dội tiếng hò hét: “Vĩ đại thay thần Artemis của người Ephêsô - Vĩ đại thay thần Artemis của người Ephêsô…” liên tục trong 2 tiếng đồng hồ.

 

Cả thành đầy hỗn loạn, người ta ùn ùn kéo đến hí trường, lôi theo ông Gai-ô và ông A-rít-ta-khô là những người Ma-kê-đô-ni-a, bạn đồng hành của ông Phao-lô. Ông Phao-lô muốn ra trước đại hội toàn dân, nhưng các môn đệ không cho. Có mấy vị chức sắc tỉnh A-xi-a, là bạn của ông Phao-lô, cũng sai người đến khuyên ông đừng liều đến hí trường. Dân chúng hò la, kẻ thế này, người thế nọ, đại hội trở nên hỗn loạn và phần đông không biết mình họp nhau để làm gì .(Cv 19, 29-32)

 

Sau vụ lộn xộn đó thánh Phaolô rời Ephêsô qua Hy Lạp tiếp tục rao giảng về Đức Kytô.

 Video Thành C Ê-phê-sô, Thổ-Nhĩ-Kỳ (Th By 04/11/2023)

 https://www.youtube.com/watch?v=n9EQIMJYp1s

(có thể chọn trích đoạn video clips về Thành Êphêsô trên đây, từ phút 25:50 đến 33:33)

Xin chọn trích thêm một chút từ video clip dưới đây, rồi để dành video clip dưới đây cho Danh lam Thắng cảnh ở Kusadasi sau này

Video Ê-phê-sô VCTĐ Thánh Gio-an Tông Đồ, Thổ-Nhĩ-Kỳ (Th By 04/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=t1cMB0bKsAM

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan, từ phút 10:45 đến 18:05)

 

 

Tại Ephêsô, phái đoàn hành hương TĐCTT cũng đã ghé đến kính viếng Nhà của Đức Mẹ, nơi Thánh Gioan Tông Đồ, người môn đệ được Chúa Giêsu trăn trối ngài cho Đức Mẹ và người môn đệ đồng trinh tiêu biểu cho Giáo Hội này đã "đem Mẹ về nhà mình" (Gioan 19:26-27), không phải để phục vụ Mẹ cho bằng để noi gương bắt chước Mẹ, trong vai trò như của Giáo Hội vừa đồng trinh vừa làm mẹ. Có lẽ vì lý do Mẹ Maria đã từng ở đây nên vào năm 431 mới có Công Đồng Chung thứ 3 của Giáo Hội ở Ephêsô, gọi là Công Đồng Êphêsô, một công đồng đã chống lại bè rối Nestôriô và đã tuyên tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời". Ngôi nhà Đức Mẹ ở Êphêsô này không phải là Nhà Đức Mẹ từ Nazarét, như trong chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 ở Ý quốc, phái đoàn TĐCTT chúng ta đã kính viếng ở Loretto.

Thế nhưng, những giây phút cuối cùng của Đức Mẹ ở trên trần gian này Mẹ đã về ở Giêrusalem, giống như Con Mẹ đã Vượt Qua ở Giêrusalem, và vì thế trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019, chúng ta đã đến Thánh Đường Đức Mẹ Ngủ và xuống hầm thành đường này để viếng Mộ Đức Mẹ.

Video Ê-phê-sô --> Nhà Đức Mẹ Maria, Thổ-Nhĩ-Kỳ (Th By 04/11/2023)

 https://www.youtube.com/watch?v=3nCx9VvrQq8

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Nhà Đức Mẹ, từ phút 6:35 đến 8:40, tương đương thời lượng với đoạn thâu mp3)

Thành Philipii - Nguồn: gpbuichu.org 

Philpphê là một thành của Hy Lạp có tên là Datos, hay mang một tên khác xa xưa hơn là Krenides mà ở có rất nhiều mạch nước tuôn chảy từ những ngọn đồi. Vào thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, thành phố này bị chiếm đóng bởi Makêđônia và bị thống trị bởi vua Philippe II và người con trai cả Alexandre. Vị vua này đã lấy tên của mình mà đặt lại cho thành phố này, có nghĩa là Philipphê.  

Thành Philipphê nằm trên trục đường Via Egnatia nối Phương Tây với Phương Đông.  Con đường này do một thái thú của đế chế Roma tên là Egnatius xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Người ta có thể sử dụng con đường này để đi lại từ Roma bằng cách xuống tàu tại cảng Brundisium, rồi ngang qua những thành phố Hy Lạp, Thessalonica, Amphipoli, Philipphê cho đến tận cảng Nêapoli. Cũng từ Nêapoli này có thể đi đến thành phố Alexandria Troas thuộc Tiểu Á bằng đường hàng hải vượt qua Biển Aegea 

Vào năm 31 trước Công nguyên, thành Philipphê bị biến thành thuộc địa của đế quốc Roma. Đây là thị trấn nằm trên địa bàn của huyện đầu tiên thuộc tỉnh Makêđônia mà thủ phủ là Thessalonica. Do có lợi thế địa lý với một bên là đồi núi và bên kia là vùng đất canh tác trù phú cùng với con đường Via Egnatia chạy qua, thành Philipphê trở nên trung tâm thương mại. Vì thế, có thể nói rằng các tín hữu tại đây không nghèo. Họ thường giúp đỡ tài chính cho Phaolô.

 

Trong sứ mệnh của mình, Phaolô đã muốn đem Tin mừng đến khắp nơi. Theo sách Công vụ Tông đồ chương 6, câu 9, trong một thị kiến, một người Makêđônia đã đề nghị ngài ra đi đến đất nước của mình để loan báo Tin mừng. Vì lý do này, Phaolô đã rời Trôa để đến cảng Nêapoli. Khi cập bến, ngài còn đi bộ khoảng 12 km trên con đường Via Egnatia cho đến tận Philipphê mà ở đây ngài chuẩn bị để loan báo Tin mừng lần đầu tiên tại Châu Âu vào khoảng năm 49 (50-52). 

Thành Philipphê thời đó bao gồm đa phần dân chúng thuộc sắc tộc Latinh. Tuy nhiên cũng có một số thuộc gốc người Hy Lạp và Makêđônia. Còn về phía cộng đồng người Do thái thì không có nhiều lắm. Tại đây chỉ có những nhà cầu nguyện chứ không hề có hội đường. 

Vào ngày sabat, theo thói quan, Phaolô tham dự với những người Do thái tại nơi cầu nguyện ngoài cổng thành nằm bên bờ sông (x. Cv 16,13). Tại đó, có một phụ nữ tên là Lyđia, chuyên buôn bán vải điều, đã được đánh động bởi lời giảng dạy của Phaolô và đã trở lại. Ngay lập tức ngài đã rửa tội cho bà ấy cùng cả gia đình và những người làm công. Với lòng hào hiệp, bà này đã mời Phaolô cùng các thành viên trong đoàn truyền giáo cư trú tại gia đình của mình. Ngài còn lưỡng lự, nhưng theo Luca : « Bà ép chúng tôi phải nhận lời » (Cv 16,15). 

Thế là sự ra đời của cộng đoàn Philipphê trong bối cảnh đặc biệt. Chính tại nhà Lyđia mà Phaolô đã thiết lập cộng đoàn tín hữu. Những tín hữu đầu tiên tại đây bao gồm : Êvôđia, Xidigô, Xintikhe, Clement (x. Pl 4, 2-4), Epáprôđitô (x. Pl 4,18) và đặc biệt là nữ thương gia vải điều Lyđia người gốc Thyatira (x. Cv 16,14) mà cũng là người sẵn sàng dùng ngôi nhà của mình làm nơi cầu nguyện hàng ngày cho cộng đoàn tín hữu tại Philipphê.

Những ngày trong sứ vụ tông đồ của Phaolô và những người cộng sự tại đây kéo dài không lâu. Các ngài bị kết án là mang đến những thứ thực hành hoàn toàn trái ngược với thuần phong đế quốc Roma (x. Cv 16, 21) nên bị buộc phải rời khỏi. Vì thế, Phaolô đã tìm cách đến Thessalonica cách đó chừng 200 km.
 

Thư gửi cho cộng đoàn tín hữu Philipphê được thánh Phaolô viết mang đầy niềm cảm xúc trìu mến so với các thư viết cho các cộng đoàn tín hữu khác. Ngài đã đánh giá cao sự quảng đại mà cộng đoàn này đã dành cho mình. Trong thư gửi cho các tín hữu Philipphê, ngài giãi bày : « Chính anh em, những người thành Philipphê, anh em biết là trong giai đoạn tôi bắt đầu rao giảng Tin mừng, lúc rời khỏi Makêđônia, không một Hội thánh nào đã đóng góp vào các khoản chi thu của tôi, chỉ có anh em thôi ; bởi vì ngay khi tôi còn ở Thessalonica, đôi lần anh em đã gửi cho tôi những gì tôi cần dùng » (Pl 4, 15-16).

[Video] Nơi Thánh Phao-lô Rửa Tội Cho Bà Lydia (Thứ Tư 8/11/2023)  

https://www.youtube.com/watch?v=9687DOcQqOA

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Nơi Thánh Phaolô rửa tội cho Bà Lydia, từ phút 6:43 đến 9:20)

 

[Video] Địa Điểm Nơi Thánh Phao-lô Bị Giam Tù (Thứ Tư 8/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=Q2QlF-eL6Pg

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Nơi Thánh Phaolị giam tù, từ phút 19:30 đến 23:24)

 

Thessaloniki - Nguồn: gpquinhon.org.

 

 

Cộng đoàn Thêxalônica đã khai sinh vào năm 50, theo các tài liệu khác nhau, đặc biệt là sách Công Vụ cho chúng ta biết như thế. Hồi đó Phaolô đã cùng Silvano và Timôtê vượt biên giới Tiểu Á vào giảng đạo tại vùng Maceđonia thuộc đế quốc Roma. Để nêu bật tầm quan trọng sự hiện diện của đoàn truyền giáo từ Siria tức vùng Tiểu Á sang rao truyền Tin Mừng tại Maceđonia tức châu Âu, sách Công Vụ đã nhắc tới một thị kiến.

 

Trong chương 16,9-10 thánh sử Luca kể lại rằng trong thị kiến Phaolô trông thấy một người vùng Maceđonia mời thánh nhân đến rao truyền Tin Mừng cứu độ trong quê hương của ông. Phaolô coi đó là dấu chỉ Chúa muốn cho ngài đến truyền giáo trong vùng này. Thật ra, mọi chặng trong tiến trình truyền giáo trên thế giới đều được Thiên Chúa hướng dẫn. Và thế là Phaolô cùng các bạn đồng hành sang Maceđonia. Chỉ sau mấy ngày rao giảng các vị thành lập được một cộng đoàn nhỏ tại thành phố Philiphê, là thành phố lớn vùng Maceđonia.

 

Nhưng chẳng bao lâu sau đó Phaolô và các cộng sự viên phải rời thành phố này, vì bị vu khống là gây rối loạn và truyền bá các thói tục chống lại người Roma. Hai vị bị bắt, bị đánh đòn và tống ngục, rồi sau đó được yêu cầu rời khỏi thành phố. Biến cố này được thánh Luca tường thuật tỉ mỉ trong chương 16,11-40 sách Công Vụ. Thánh Phaolô cũng nhắc tới nó trong chương 2,2 thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica.

 

Rời Philiphê thánh Phaolô và các bạn đồng hành tới Thêxalônica, thủ phủ của vùng Maceđonia. Thành phố này được tướng Cassandro thành lập hồi năm 315 trước Công nguyên, và lấy tên vợ là Thessalonike, tức em gái của Aláchxăng Đại Đế đặt cho thành phố mới. Kiểu tổ chức xã hội và chính trị tại Thêxalônica cũng giống như trong các thành phố hy lạp khác thời bấy giờ. Phải nói rằng Thêxalônica là trung tâm thương mại phồn thịnh bậc nhất hồi thế kỷ thứ I, vì là thành phố cảng nằm cạnh bờ biển Egeo, và trên con lộ Egnatia phía tây nối liền với Italia và phía đông nối liền với vùng Bosforo.

 

Trên bình diện tôn giáo Thêxalônica nổi tiếng vì sự hiện diện của nhiều tôn giáo khác nhau. Bên cạnh các thần của người Roma được chính quyền tôn sùng, còn có các thần địa phương của vùng Tracia và các tôn giáo huyền bí du nhập từ Ai Cập và Tiểu Á. Công tác truyền giáo của thánh Phaolô và các thừa sai gặt hái nhiều kết quả trong thành phố lớn này. Các vị đặt nền cho một cộng đoàn kitô như thánh Luca kể lại trong chương 17,14 sách Công Vụ, và thánh Phaolô nhắc lại cho tín hữu Thêxalônica biết trong chương 2,1-16 thư thứ nhất gửi cho họ. Tuy nhiên, thánh Phaolô và các cộng sự viên cũng không ở lại lâu trong cộng đoàn kitô mới thành lập, vì gặp sự thù nghịch và sức chống đối mãnh liệt, đặc biệt của cộng đoàn Do Thái sống tại đây (Cv 17,5-10).

 

Để có cớ vu khống Phaolô và các cộng sự viên, người do thái thuê bọn du đãng quấy phá và gây rối loạn trong thành phố, rồi xông tới nhà Giason tính bắt hai vị. Nhưng không tìm thấy các vị, họ nổi giận bắt Giason và điệu đến trước mặt chính quyền địa phương, vu khống cho tội gây náo động khắp thế giới và đến thành Thêxalônica để tiếp tục gây rối, chống đối sắc lệnh của nhà vua và tuyên truyền rằng có một vua khác là Giêsu. Sau khi bắt nộp tiền thế chân, giới lãnh đạo trả tự do cho Giason và mấy tín hữu khác.

 

Ngay trong đêm hôm đó tín hữu cộng đoàn đưa Phaolô và Sila rời khỏi thành phố sang Berea. Thế là thánh Phaolô và cộng sự viên Sila bắt buộc phải bỏ giáo đoàn trẻ Thêxalônica mới thành lập. Trình thuật truyền giáo trong sách Công Vụ, chương 17,10-18,17 cho biết thánh Phaolô sang truyền giáo tại Berea, rồi Athènes và Côrintô. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica thánh Phaolô cũng nhắc lại cho tín hữu biết người Do Thái đã theo sang Berea chống đối và quấy phá công cuộc truyền giáo, nên thánh nhân đành để Timôtêô và Sila ở lại đây rồi một mình đi Athènes và Côrintô rao giảng Tin Mừng.

 

Vì bất đắc dĩ phải rời giáo đoàn Thêxalônica trong tình trạng căng thẳng và khó khăn như thế, nên thánh Phaolô không an lòng. Một mặt các Kitô hữu mới theo đạo bị các người Do Thái sách nhiễu (1 Ts 2,14), mặt khác lại không có ai tiếp tục giảng giải giáo lý và giúp họ đào sâu sự hiểu biết và trưởng thành trong lòng tin. Thánh Phaolô sợ các khó khăn thử thách khiến họ ngã lòng bỏ đạo. Thánh nhân lại không thể tới thăm họ được, vì bị Satan cản ngăn. Đây là kiểu nói quy ước. Thật ra, lý do chính là vì thánh nhân bị nhóm Do Thái đối nghịch theo dõi rất sát, khó có thể qua mặt họ được. Do đó từ Athènes thánh Phaolô mới gửi Timôtêô về thăm giáo đoàn thay ngài (1 Ts 3,1-2).

 

Trong khi đó vì không thành công trong công tác loan báo Tin Mừng tại Athènes, nên Phaolô và Silvano đã đi Côrintô. Chính tại đây thánh nhân gặp lại Timôtêô từ Thêxalônica trở về cho tin tức. Tín hữu giáo đoàn Thêxalônica chẳng những kiên trì trong lòng tin, mà còn sống đạo mạnh mẽ nữa. Phaolô như người chết sống lại. Mọi âu lo khắc khoải đều tan biến hết, nhường chỗ cho niềm vui khôn tả. Thánh nhân cám tạ ơn Chúa vô vàn vì đã gìn giữ các tín hữu Thêxalônica. Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica đã nảy sinh trong bối cảnh ấy.

   

[Video]  Cổng Galerius và Tháp Trắng Tại Thê-sa-lô-ni-ca, Đền Thánh Phao-lô (Thứ Ba ngày 7/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=0qj_EUgIcXM

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Đền Thánh Phaolô ở Thessalonica, từ phút 19:30 đến 23:24)

 

Danh Lam Thắng Cảnh Hy Lạp

3 ngày du thuyền, từ Thủ đô Nhã Điển Athens và từ sáng Thứ Sáu 3/11/2023 đến sáng Thứ Hai mùng 6/11/2023 

Chiều ngày Thứ Sáu 3/11, đầu tiên du thuyến ghé tham quan Đảo Mykonos

Hải Cảng Kusadasi by night, Thứ Bảy 4/11, nơi tham quan thay cho Đảo Patmo không thể tới bởi sóng lớn bất ngờ

Rạng đông trên biển cả từ Du Thuyền sáng Chúa Nhật 5/11 tham quan Đảo Santorini

Tham quan Hải Đảo Santorini - Đi Cáp Treo ngắm cảnh đồi núi, nhà cửa và biển khơi bên dưới

 

Danh lam thắng cảnh ở Delphi miền Trung Hy Lạp

Tàn tích ở Kusadasi gần Êphêsô

Quảng trường Ephêsô, nơi Thánh Phaolô loan báo sứ điệp Kitô giáo

Quần thể các Đan viện Chính Thống ở đỉnh các tháp đá vùng Meteora thuộc miền Kalambaka

(15 tấm hình cỡ lớn trên đây là để cho phần dẫn nhập đầu tiên về danh lam thắng cảnh ở Hy Lạp dưới đây)

 

 

 

Chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 của Nhóm TĐCTT chẳng những theo vết chân truyền giáo của Thánh Phaolô ở Hy Lạp, một dân nước có những danh lam thắng cảnh thiên nhiên và kỳ quan nhân tạo cổ kính cho thấy nền văn minh thuở ban đầu của Âu Châu, một nền văn minh đã được Kitô hóa bắt đầu từ Hành Trình Truyền Giáo thứ hai (50-53) của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại. Bởi thế, trong lịch trình Hành Hương Truyền Giáo 2023 của mình, phái đoàn hành hương TĐCTT còn có tính cách du lịch, được hoan hưởng những giây phút du ngoạn khi chiêm ngắm những danh lam thắng cảnh ở Hy Lạp, cả trong vùng Biển Aegean Sea ở Địa Trung Hải, như Hải đảo Mykonos, Kusadasi, Santorini, lẫn trong đất liền ở miền trung phần (khi bắc tiến từ Athens sau 3 ngày du thuyền) như Delphi và Kalambaka / Metereo.

 

Đảo Mykonos

(Ở mỗi danh lam thắng cảnh Hy Lạp đều có 1 tấm hình chung, như tấm hình ở Đảo Mykonos trên đây, để mở đầu cho từng nơi)

 

 

Mykonos là một hải đảo trong quần đảo Cyclades của Hy Lạp ở Vùng Biển Aegean và nằm giữa các đảo Tinos, Syros, Paros và Naxos. Diện tích rộng 85.5 km2 hay 33 dặm vuông, gấp đôi Đảo Patmos, ở trên mực nước biển với chỗ cao nhất là 341 mét / 1,119 bộ, có 10 ngàn cư dân. Đảo Mykonos này có biệt danh là Phong Đảo ("The Island of the Winds") do bởi các cơn gió mạnh thường thổi qua đảo.

 

Đảo Mykonos nổi tiếng sinh động về đêm và là điểm đến của cộng đồng đồng tính nam giới. Phái đoàn hành hương TĐCTT, group mang số 4, đã tham quan hải đảo này vào chiều tối Thứ Sáu mùng 3/11/2023, sau khi lên du thuyền, ăn trưa, dâng lễ và nghe hướng dẫn. Rất tiếc người phục vụ phái đoàn bất ngờ bị nạn sau khi vừa rời khỏi du thuyền, không thể cùng phái đoàn tham quan, và ngay đêm hôm đó đã được trực thăng mang về Athens gấp để nhập viện chữa trị cho tới tối áp ngày phái đoàn về lại Hoa Kỳ.

Video  Cruise Ship Tham Quan Đảo Mykonos, Hy Lp (Th Sáu 3/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=_KcElCeu5Xs

(có thể chọn trích đoạn video clips về Đảo Mykonos trên đây, từ phút 27:40 đến hết)

 

Kusadasi

Kuşadası là một thành phố nghỉ mát trên bãi biển ở Vùng Vịnh Aegean về phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ. Kuşadası bao gồm một diện tích 265 cây số vuông, với dân số là 130,835 người (theo thống kê năm 2022)Kuşadası đã được chọn để thay thế Đảo Patmo, nơi Thánh Gioan Tông đồ bị đi đầy và được các thị kiến về Giáo Hội như được ngài thuật lại trong Sách Khải Huyền, lý do đành phải bỏ không đến Đảo Patmo đầy ý nghĩa mạc khải thánh kinh này, là vì dự báo thời tiết bấy giờ cho biết sóng biển dâng cao 2 mét rưỡi, đành phải chuyển hướng, đó là tới Kusadasi. Vì Kuşadası ở gần Thành Epheso là nơi phái đoàn hành hương TĐCTT đã thăm viếng dấu vết truyền giáo của Thánh Phaolô, sau khi kính viếng Nhà Đức Mẹ buổi sáng Thứ Bảy ngày 4/11/2023, và ở Kusadasi cũng còn tồn tại những tàn tích cổ xưa, bao gồm cả những di tích liên quan đến Thánh Gioan Tông đồ, như mộ của thánh nhân v.v. 

 

Video Kusadasi, Thổ Nhĩ Kỳ (Th By 04/11/2023)

 https://www.youtube.com/watch?v=VV_0hoeU0uA

(Video về Kusadasi chỉ là một hành trình được quay từ trên xe, nên xin chọn trích đoạn từ video clip dưới đây thay thế)

Video Ê-phê-sô VCTĐ Thánh Gio-an Tông Đồ, Thổ-Nhĩ-Kỳ (Th By 04/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=t1cMB0bKsAM

(có thể chọn trích đoạn video clips thêm về Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan, từ phút 10:45 đến 18:05)

Đảo Santorini

 

Santorini là một hải đảo ở phía nam vùng Biển Aegean, cách đất liền của Hy Lạp 200 cây số hay 120 dặm về phía đông nam. Santorini này là hải đảo lớn nhất trong quần đảo Archipelago, và ở cực nam quần đảo Cyclades: diện tích rộng 73 cây số vuông / 28 dặm vuông, với trên 15 ngàn dân. Santorini là một trong những vị trí của những trận núi lửa lớn nhất trong lịch sử, như trận Minoan / Thera 3,600 năm trước, khiến miền Caldera của hải đảo này đã bị tro tàn cao cả 100 mét sau trận phun tràn của núi lửa bao quanh. Santorini có một đặc điểm nổi bật nhất đó là các cấu trúc mầu trắng ở khắp nơi. Phái đoàn hành hương TĐCTT đã tham quan hải đảo này hôm Chúa Nhật 5/11/2023, ngày "sabbat" hưu lễ của Kitô giáo, ở ngay giữa 11 ngày hành hương của phái đoàn, nên hôm đó được kể như một ngày break / demi temp để phái đoàn thảnh thơi Đi Cáp Treo, Đi Dạo Phố và Đi Ngắm Cảnh.

[Video] CruiseShip--> Quần Đảo Santorini, Chúa Nhật ngày 5/11/2023

https://www.youtube.com/watch?v=HLxYUMlInKU

(có thể chọn trích đoạn video clips về Đảo Santorini trên đây, trong thời khoảng từ phút 3:55 đến 10:00 và từ 1 tiếng 2 phút tới 1 tiếng 6 phút)

 

Delphi

 

Delphi không phải là những hải đảo thơ mộng giữa biển khơi như Mykonos và Santorini. Theo huyền sử thì trước đây Delphi được gọi là Pytho, nơi là ngai toà linh thánh của nữ tiên tri tư tế Pythia. Người Hy Lạp cổ xưa coi Delphi này là trung tâm của thế giới, được ghi dấu bởi lâu đài tưởng niệm Omphalos có nghĩa là cái rốn (navel). Tuy nhiên, theo tự điển bách khoa Suda thời đế quốc Roma Byzantine thì tên Delphi từ Delphyne, một con rắn (drakaina) đã từng sống ở đó và đã bị giết chết bởi Thần Apollo. Vùng đất linh thiêng cổ thời này đã được UNESCO công nhận là một trong những gia sản của thế giới. Trong hành trình bắc tiến từ Athens sau 3 ngày du thuyền, phái đoàn hành hương TĐCTT đã dừng chân lại ở Delphi và Kalambaka ở miền trung nước Hy Lạp để thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh ở hai nơi này. Ghé Delphi hôm Thứ Hai mùng 6/11/2023, ban sáng phái đoàn đã tham quan Bảo Tàng Viện, và ban chiều đã tham quan Đền Thờ Apollo, Kịch Trường, Ngân Khố, và Suối Castalian.

[Video] Thành Cổ Đại Delphi, Hy Lạp (Thứ Hai ngày 6/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=e7OE1dP3QbI

(có thể chọn trích đoạn video clips về Delphi trên đây: 3:50-5:00, 14:40-15:10, 19:50-21:15, 25:05-25:40, 26:10-27:25)

 

Kalambaka / Meteora

 

Kalambaka được phái đoàn hành hương tham quan hôm Thứ Ba mùng 7/11/2023, nhất là khi phái đoàn được dẫn đến tham quan Meteora, một nơi cấu tạo đá ở miền trung Hy Lạp,  đó khách du lịch hay hành hương thấy được 6 đan viện lơ lửng - hanging monasteries của Chính Thống giáo Đông phương được xây cất trên ngọn của các tháp đá. Giữa thế kỷ thứ 13 và 14 có tất cả 24 đan viện được xây trên các đỉnh tháp đá. Cũng như các khách du lịch hay hành hương khác, phái đoàn hành hương TĐCTT đã không thể nào không dừng bước dọc đường để lưu niệm hình ảnh của mình hay với nhau trước một bối cảnh kỳ quan là quần thể đan viện từ xa xa ở phía sau. Phái đoàn cũng ghé thăm viếng Đan Viện Thánh Stephen, nhưng vì Đan viện có tính cách linh thiêng thanh thoát thế tục, đúng như ý nghĩa của chữ Meteora, khách hành hương cần có một tâm hồn khao khát thần linh kèm theo thân xác xứng hợp, đặc biệt là phái nữ - bà nào, chị nào, cô nào cũng phải khoác thêm một tấm vải phủ mông kín đáo.

 

[Video] Nữ Đan Viên Thánh Tê-pha-nô trên đỉnh Meteora (Thứ Ba ngày 7/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=SKVzCiQtG5o

(có thể chọn trích đoạn video clips về Meteora ở Kalambaka trên đây, từ phút 1:27 đến 2:56 và từ 11:30 đến hết)

Ngưỡng Vọng

 

 

Phái đoàn TĐCTT và thân hữu Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân bắt đầu hành trình của mình ở Hy Lạp với bộ Đồng Phục Mầu Trắng Phục Sinh để mừng Lễ Trọng Các Thánh Thứ Tư 1/11/2023, và cũng kết thúc hành trình của mình với Đồng Phục Hành Hương Mầu Trắng Sức Sống Thần Linh, một sức sống thần linh xuất phát từ Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt 28:18), và đã sai các môn đệ tông đồ của Người đi "khắp thế giới rao giảng tin mừng cho mọi tạo vật" (Mc 16:15) và "tuyển mộ môn đồ từ khắp mọi dân nước" (Mt 28:19), một sứ vụ đã hiện thực nơi Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại, vị được tuyển chọn "làm ánh sáng muôn dân để mang ơn cứu độ đến tận cùng trái đất" (Acts 13:47).

 

Tạ ơn LTXC và tri ân Thánh Phaolô Tông đồ Dân ngoại, và cảm tạ quí AC đã tham dự Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 11 ngày vừa rồi 31/10 - 10/11/2023Trên thực tế thì chuyến hành hương 2023 này, cũng như tất cả mọi biến cố khác trong đời của chúng ta, đã qua đi, đã trở thành lịch sửnhưng về tinh thần, nó vẫn tiếp tục nơi Hành Trình Đức Tin trần thế của mỗi người chúng ta, như một thứ tiếp sức thiêng liêng để chúng ta đạt tới cùng đích của mình là Nước Trời Vĩnh Phúc. Xin LTXC luôn là Niềm Vui Phúc Âm / Gaudium Evangelii của và cho thành phần tông đồ giáo dân chúng ta, như Niềm Vui Phúc Âm đã tràn ngập nơi vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô!

 

 

Thanksgiving 23/11/2023

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

[Video] Cảm Nghiệm Ac: Nguyên, Mỹ, Kiều-Thu, Don, Ngọc-Huệ, Marie, Liễu, Cha Khoa (Thứ Năm 9/11/2023)

https://www.youtube.com/watch?v=wxdzrIAV8G4

(video clip cảm nghiệm trên đây xin chỉ lấy lời của Anh Lm Vũ Toàn Khoa, CRM, từ 12'56-14'05" vừa thời lượng 1'09" của đoạn cuối mp3)



(Xin kết thúc bằng tấm hình tiêu biểu cho chuyền Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 theo vết chân Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại trên đây)


TĐCTT Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân: Tổng Kết


(File mp3 thâu âm bài viết 55': Dẫn nhập 7'57", Corinto 4'30", Athens 4'09", Epheso 11'06", Philiphê 5'43", Thessalonica 6'94", Thắng cảnh 7'94", Kết 1'09")



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân: Cảm nghiệm yêu thương - "Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời / Ubi caritas est vera, Deus ibi est"



From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Nov 13, 2023 at 6:10 AM
Subject: Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân: Cảm nghiệm yêu thương - "Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời / Ubi caritas est vera, Deus ibi est"
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>


Quí TĐCTT rất yêu dấu của em trong LTXC vô biên - Thứ Hai 13/11/2023.

Bài tường trình đầu tiên của em, em xin chia sẻ một chút về một câu chuyện có thật, một câu chuyện hay đúng hơn là một sự kiện thần linh làm cho chuyến đi trở thành một điệp khúc của bài ca đức ái 
"Ubi Caritas - Đâu Có Tình Yêu Thương", một bài ca chất chứa xác tín của Giáo Hội qua câu hát mở đầu là "Đâu Có Tình Yêu ở đấy có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi ở đấy có ân sủng Người...",
một bài hát mà khi còn tu trong Dòng Đồng Công, theo tục lệ của Dòng, em đã cùng anh em dòng em hát lên sau Thánh Lễ và trước điểm tâm, nghĩa là trước lúc hết im lặng ngặt và được nói chuyện...
Không ngờ, em đã cảm nghiệm thực sự niềm xác tín này của Giáo Hội ngay trong hết mọi sinh hoạt hoàn toàn vì bác ái yêu thương, đặc biệt ở chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân.  

Đời sống Kitô hữu là một Hành Trình Đức Tin, nên tất cả mọi sự xẩy ra trong đời họ đều có thể trở thành cảm nghiệm đức tin nơi họ, ở chỗ họ nhận ra sự hiện diện của
 "Thiên Chúa là thần linh" (Gn 4:24)
Sở dĩ loạt bài tường trình về chuyến hành hương 2023 (vừa chấm dứt vào cuối tuần vừa rồi) được dẫn nhập bằng một chút cảm nghiệm đức ái liên quan đến chính "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gn 4:8,16),
là vì chuyến đi không phải được bắt đầu từ khi lên máy bay, mà từ ngay trong thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, một thời gian đã giúp bản thân em cảm nghiệm sự thật "Ubi caritas est vera, Deus ibi est
- Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời", Đấng đã quả quyết ở giữa 2 - 3 người qui tụ lại nhân danh Người (xem Mathêu 18:20), nghĩa là Người ở những nơi biết yêu thương gắn bó với nhau!

Thật vậy, chuyến Hành Hương Đức Tin Chứng Tích Phục Sinh ở Ý và Rôma năm 2021, và chuyến Hành Trình Truyền Giáo Thừa Sai Bác Ái 2022, đã lưu lại nơi em một cảm nghiệm thần linh đó là: 
tất cả những gì Thiên Chúa muốn đều trở thành hiện thực, vào thời điểm và bằng cách thức an bài của Ngài, nơi lòng tin tưởng của những ai được Ngài đánh động thực hiện nếu càng bị gian nan khốn khó
Chuyến hành hương 2023 này em có thêm một cảm nghiệm thần linh nữa, không trực tiếp liên quan đến đức tin như hai chuyến 2021 và 2022 trên đây, cho bằng liên quan đến đức bác ái yêu thương.

Câu chuyện, hay đúng hơn sự kiện, xẩy ra đó là em đâu ngờ lại có 32 anh chị em tham dự, từ 7 tiểu bang khác nhau, trong khi ở Nam California chưa bao giờ hiếm quí như vậy - chỉ có vỏn vẹn 5 người.
Mà tổng lệ phí hành hương cho 11 ngày 31/10 - 10/11/2023, bao gồm cả 3 ngày du thuyền, là $4,089.00 MK, nhưng phải khởi hành từ LAX, từ Phi trường Los Angeles California, tối thiểu là 12 người.
trong khi chúng em lại thấy có nhiều anh chị em ở xa: 6 Florida, 2 Michigan, 1 Seattle Washington, 1 Mississipi, 1 Indianna và 10 Houston TX, còn California miền Nam mới có 5 và miền Bắc mới có 3.

Nếu chỉ đi Land Tour Only, tức là ai đi thì tự lo liệu vé máy bay cho mình thì sẽ được bớt 900 MK trong tổng lệ phí 4,089.00 MK, tức chỉ còn phải
 trả $3,189.00 MK
Người đầu tiên tự lo vé máy bay lấy ở Seattle WA, rồi tới 6 vị ở Florida - Cả 2 nơi này đã trình báo cho văn phòng hành hương và đã được họ mau chóng chấp thuận.
Thấy thế, chúng em rất vui, vì nhờ đó quí AC tham dự ở các nơi tự mua vé máy bay lấy sẽ không bị mệt xác, tốn tiền vé bay khứ hồi thêm và mất giờ bay đi bay về từ Los Angeles xa xôi.
Chúng em liền báo tin cho các nơi biết tình hình tự mua vé máy bay này, thế là mọi nơi đều hồ hởi thừa thắng xông lên ngay, dù bấy giờ con số 12 người cần phải có đi từ Los Angeles chỉ thêm 1 là 6.

Linh tính đã báo cho chúng em biết rằng nếu không đủ số 12 đi từ Los Angeles thế nào cũng có chuyện, và chúng em dù chưa biết là chuyện gì cũng cứ liều để lo cho lợi ích của anh chị em hành hương.
Quả thật, sau khi các nơi đã tự lo mua vé máy bay xong và đã báo cho văn phòng hành hương, vấn đề xẩy ra là nếu chỉ có 6 người đi từ Los Angeles, 6 vị mua vé sau cùng sẽ không được bớt 900 MK.
Chúng em đã điều đình với một số anh chị em mua sau cùng, nhưng cuối cùng chúng em thông cảm với quí AC và đã tìm cách giải quyết khác, 
đó là tìm thêm 6 người đi từ Los Angeles nữa, bằng không, chúng em đã bảo đảm với qúy anh chị tham dự là cho tới cuối cùng, 
nếu phải mất đi 5,400 MK 
(900 MK x 6 người) chính chúng em sẽ trang trải hết, xin quí AC đừng lo, miễn là quý AC được lợi ích tối đa.

Chúng em khẳng định để trấn an quý AC tham dự tỏ ra thông cảm với chúng em, rằng chúng em hoàn toàn vì đức bác ái yêu thương mà làm, mà bác ái là việc của Chúa, Chúa sẽ làm việc của Chúa.
Sao mà ứng nghiệm thế, như thể Chúa tỏ mình ra một cách nhãn tiền trước mắt chúng em, ở chỗ ngay hôm sau, LTXC bất ngờ gửi đến cho chúng em 3 anh chị từ San Jose, nhờ đó chỉ còn thiếu 3.
Chúng em cảm thấy phấn khởi và tiếp tục tin tưởng tìm thêm người đi từ Los Angeles, tuy nhiên, trong 10 người chúng em mời mọc đều thất bại, cho tới khi chính Chúa nhúng tay vào một lần nữa,
ở chỗ chính hãng máy bay Lufthansa đáp lời yêu cầu của văn phòng hành hương giảm bớt con số tối thiểu từ 12 người xuống còn 10 người, và họ đã đồng ý, như thế là chỉ còn thiếu có 1 người là đủ 10.
Sau đó một thời gian thì có 2 người từ Florida muốn tham dự chuyến hành hương, nhưng rất tiếc bấy giờ du thuyền đã hết chỗ, cho tới ngày đóng sổ về vấn đề tiền bạc trước khi lên đường vẫn thiếu 1.

Tạ ơn Chúa đã tự động nhúng tay vào giải quyết vấn đề số người đi từ Los Angeles, để số tiền đáng lẽ từ 5,400.00 chỉ còn 900 MK, một số tiền tượng trưng chúng em dâng lên Chúa để tạ ơn và xin ơn.
Sau đó Chúa đã "thối lại" cho chúng em một ít từ 2 chị trong phái đoàn tự động và bất ngờ chia sẻ với chúng em trong số tiền 900 MK chúng em tạ ơn Chúa về cảm nghiệm đức ái tin tưởng vô giá này.
Qua chuyến Hành Hương Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023, chúng em thực sự đã cảm nghiệm thấy đúng như xác tín được Giáo Hội dạy: "Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời"!
em tĩnh





Cha Vũ Toàn Khoa
, CRM, linh hướng của chuyến hành hương và nguyên linh hướng cho Nhóm TĐCTT Cộng đoàn VN GP Rochester New York



Thứ Tư mùng 8/11/2023
, Cha Khoa dâng lễ ở Thành Philippi, nơi Thánh Phaolô rao giảng đầu tiên ở Châu Âu, sau Tiểu Á, khi ngài thị kiến thấy lời kêu gọi ngài sang Macedonia (Acts 16:9),
một vùng đất rộng lớn ở miền Bắc Hy Lạp, và vị trí Cha giảng lễ hôm đó lại ở ngay chỗ giòng suối Thánh Phaolô rửa tội cho Bà Lydia, người nữ Âu Châu đầu tiên theo Kitô giáo.

Có thể Cha là vị linh mục đầu tiên của Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc CRM, một dòng chủ trương sống bác ái với bài ca Ubi Caritas mở đầu sinh hoạt từng ngày và theo đuổi sứ vụ truyền giáo ở Việt Nam,
vị Lm cùng với phái đoàn TĐCTT, trong đó có 3 Thân Hữu Đồng Công (THĐC), đã theo chân Thánh Phaolô ở Hy Lạp trong Hành Trình Truyền Giáo thứ 2 trong 3 hành trình truyền giáo 12 năm của Ngài.



Từ trái sang phải Anh Bùi Hồng Việt (Hiển Lớp khấn 11), Cha Vũ Toàn Khoa, CRM (Lớp khấn 13 HK), 2 anh Nguyễn Điềm (Hòa)  Tâm Phương (tĩnh) - cùng Lớp khấn IXA.



Các con dâu của Mẹ Đồng Công đứng cạnh phu quân Thân Hữu Đồng Công của mình, từ trái sang phải là Quí Chị Nguyễn Mỹ, Chị Bùi Thúy Nga  Chị Hà Huyền; 
chưa kể Chị Bùi Vương Thảo từ Mississippi cũng ở trong phái đoàn hành hương có phu quân THĐC đó là Anh Hiển chỉ mới là đệ tử sinh, nhưng lứa tuổi thuộc lớp khấn X.



Chị Bùi Vương Thảo 
(ngoài cùng bên trái) ở Mississippi sang LAX để đi chung với 8 anh chị em ở CA (5 Nam CA và 3 Bắc CA), vì thương chồng, không muốn chồng mất công lái xe chở chị 
từ Mississippi lên Houston TX, vừa đi vừa về mất cả một ngày trời, (chưa kể chuyến về 1 ngày nữa), để chị có thể đi chung chuyến máy bay với người bạn thân của chị là Chị Khổng Hoàng.

Vì chuyến hành hương này quá tuyệt vời cả về tính cách du lịch nữa, trong khi em bị nạn đã missed hầu hết, em có ý định sẽ tổ chức riêng cho THĐC một chuyến để "hiệp thông, tham gia và truyền giáo".

Xin theo dõi tiếp:
1- Thứ Tư mùng 1/11Đến Athens và về Hotel
2- Thứ Năm mùng 2/11: Tham quan Corinto và Athens
3- Thứ Sáu mùng 3/11: Lên du Thuyền và tham quan Hải Đảo Mykonos
4- Thứ Bảy mùng 4/11: Thăm Thành Ephêsô cùng 3 nơi Camikebir, Jean Kilisesi và Turkmen (thay cho Patmo tránh sóng lớn)
5- Chúa Nhật mùng 5/11: Tham quan Hải Đảo Santorini
6- Thứ Hai mùng 6/11: Tham quan vùng Delphi và Kalambaka
7- Thứ Ba mùng 7/11: Tham quan vùng Mateora và thăm Thành Thessaloniki 
8- Thứ Tư mùng 8/11: Thăm Thành Thessaloniki và Thành Philippi    
9- Thứ Năm mùng 9/11: Từ Thessaloniki về Athens
10- Thứ Sáu mùng 10/11: Từ Athens về Hoa Kỳ







From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sun, Nov 12, 2023 at 7:57 AM
Subject: TĐCTT - Những Hành Trình: Truyền Giáo 2024 và Hành Hương 2025
To: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>

Quí TĐCTT rất thân mến của em trong LTXC vô biên - Hôm nay Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm A ngày 12/11/2023

Email hôm qua em gửi cho quí AC về chuyến Hành Trình Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 của chúng ta vừa hoàn tất tốt đẹp. 
Cũng hôm qua, em đã đến gặp bác sĩ về bệnh trạng của em; theo kết quả của X-Ray mới thì các chỗ nứt 5 chỗ xương sườn của em đang lành lại, dù em vẫn cảm thấy đau và uống thuốc giảm đau.
Dù chuyến Hành Trình Truyền Giáo Ánh Sáng Muôn Dân 2023 trên thực tế đã chấm dứt, nhưng chính vì nó đã trở thành lịch sử mà cần phải lưu giữ hình ảnh cùng với trình thuật kèm theo.
Vì em nằm bệnh viện suốt 7 ngày liền (3-9/11/2023), không thế tiếp tục chụp hình như các chuyến hành hương trước đây, nên em đang thu góp hình ảnh từ một số anh chị trong phái đoàn để tường trình.
Trong khi chờ đợi bài tường trình đầu tiên về chuyến hành hương 2023 này vào ngày mai, Thứ Hai 13/11/2023, em xin tiếp tục thông báo trước hành trình truyền giáo năm 2024 và hành hương năm 2025.

Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất ở Phi Châu 2024

Em vẫn đang chờ đợi trả lời của Sơ Mỵ Chân FMM trả lời về phép bề trên cho sơ đi, người nữ tu đã truyền giáo ở Phi Châu 13 năm, đã đến chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo với chúng ta hôm 2/9/2023, 
và sơ đang xin phép tân bề trên giám tỉnh Dòng Hoa Kỳ của sơ, (dòng FMM - Thừa Sai Thánh Mẫu Phan Sinh cũng có ở Việt Nam), sau đó sơ sẽ trả lời cho chúng ta biết sơ có được phép hay không.
Em đã cho sơ biết là chúng ta có thể đi trong vòng 2 tuần lễ, vào tháng 4 hay tháng 5/2024 là tháng mát ở Phi Châu, theo kinh nghiệm của một linh mục Dòng Ngôi Lời truyền giáo 8 năm ở đó cho biết.
Chắc chắn chúng ta sẽ tới nước Ethiopia, (miền nam thôi, còn khu vực miền bắc của Cha Trịnh Kinh Luân, SDB, không an toàn) - Ethiopia là nước được Thánh Kinh Cựu Ước nhắc đến trên 44 lần.

Chúng ta biết trước khi khám phá ra Mỹ Châu và Úc Châu thì trái đất địa cầu này bấy giờ chỉ có 3 Châu là Châu Âu (phiá tây bắc đại cầu), Châu Phi (tây nam trái đất) và Châu Á (chiếm trọn phía đông).
Theo lịch sử thì có thể nói có 5 nền văn hóa cổ kính tiêu biểu cho 3 châu lục này: Á Châu có nước Trung Hoa  Ấn Độ v.v.; Âu Châu có nước Hy Lạp v.v.; Phi Châu có nước Ai Cập  Ethiopia v.v.
Chúng ta đã đến Ấn Độ Á Châu ở Calcutta trong Hành Trình Truyền Giáo Thừa Sai Bác Ái 10/2022; chúng ta cũng đã đến Hy Lạp Âu Châu trong chuyến Hành Hương Ánh Sáng Muôn Dân 11/2023
 chúng ta sẽ đến Ethiopia Phi Châu trong Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất năm 2024; cuối cùng chúng ta sẽ đến Ai Cập trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng năm 2025.

Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 2025

Ngay từ cuối Tháng 8/2023, em đã hoàn thành lịch trình hành hương Năm Thánh 2025, lý do là vì văn phòng tổ chức Năm Thánh của Tòa Thánh muốn biết các phái đoàn hành hương để giữ chỗ cho họ.
Mỗi phái đoàn hành hương phải nộp lịch trình hành hương cho Tòa Thánh - văn phòng hành hương giúp nhóm TĐCTT 5 chuyến hành hương (2014, 2017, 2019, 2021, 2023) đã giúp chúng ta hoàn tất.
Tuy nhiên, vì còn xa và vì tình hình chiến sự mới xẩy ra ở Dải Gaza Thánh Địa hôm 7/10/2023 vừa rồi, nên chuyến hành hương của chúng ta vẫn chưa được cho biết giá dứt khoát là bao nhiêu...
Lịch trình 15 ngày, qua 3 nước, từ Ai Cập, về Thánh Địa và đến Roma, nơi chúng ta sẽ trực tiếp cử hành lần đầu tiên Tam Nhật Vượt Qua với ĐTC - đó là lý do chúng ta đi vào Tháng 4/2025.

 

Hành Hương Năm Thánh - Lữ Hành Hy Vọng 2025: Ý nghĩa của lịch trình hành hương

 

Từ Ai Cập (Dân ngoại): Thời Cựu Ước - nơi lánh nạn của dân Do Thái cũng là nơi giòng dõi tổ phụ Abraham trở thành một dân tộc khiến dân Ai Cập lo sợ; Thời Tân Ước - nơi Thánh Gia lánh nạn.

Và đó là lý do chúng ta sẽ ghé thăm Land of Goshen ngày 10/4, nơi dân Do Thái đã sống ở Ai Cập 430 năm và sẽ đến kính viếng di tích của Thánh Gia ở Holy Family Trail in Cairo, Heliopolis 11/4. 

Chưa hết, chúng ta còn đến Bụi Gai bốc cháy không rụi & giếng nước the burning bush and the water well Mose 12/4  lên Núi Sinai Mountain Sinai 13/4 là nơi Chúa ban 10 Điều Răn cho Ông Mose.

 

Về Jerusalem (Do Thái giáo): Thuộc miền Đất Hứa, nơi Dân Do Thái lập quốc, có giáo đô là Đền & Thành Thánh Giêrusalem, nơi Chúa Kitô đã Vượt Qua và là nơi khởi nguồn Kitô giáo (Acts 1:8).

Đến Roma (Kitô giáo): Nơi hiện diện sống động và uy nghi một Giáo Hội đã bị đế quốc Roma tận diệt suốt 300 năm đầu tiên mà bất khả, đã trở thành Giáo đô của Kitô giáo thay Thủ đô đế quốc Roma.

Chúng ta sẽ lãnh nhận ơn Toàn Xá cả ở Jerusalem khi Kính Viếng Thánh Đường Mồ Thánh và ở Roma khi kính viếng 4 Đền Thờ chính: Đền Thờ Thánh Phêrô, Laterano, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô.

Chúng ta sẽ tham dự ở Colesseum: Đàng Thánh Giá ban tối Thứ Sáu với ĐTC; ở Quảng Trường Thánh Phêrô, sẽ dự Lễ Vọng Phục Sinh của ĐTC đêm Thứ 7, Phép Lành Phục Sinh sáng Chúa Nhật.

Những anh chị nào đã từng đến Jerusalem và Roma thì cũng nên đi lại vào Dịp Năm Thánh 2025 này với tư cách là Lữ Hành Hy Vọng theo lịch trình từ Ai Cập về Jerusalem và đến Rôma dưới đây.


The Holy Year Pilgrimage 2025 - Pilgrims of Hope

From Egypt through Jerusalem to Rome 15 days 

from Monday April 7 to Monday April 21, 2025

 

Departure  April 7 Monday - Leaving U.S.A

DAY 3 April 9 Wednesday:

Arrive CAI

Arrival Transfer with assistance Cairo Airport to Hotel.

DAY 4 April 10 Thursday

Land of Goshen. Full day sightseeing with guide from 08:00a ending 18:00p. Overnight CAI

DAY 5 April 11 Friday

Holy Family Trail. Pyramids. Holy Family Trail in Cairo, Heliopolis. Overnight CAI

DAY 6: April 12 Saturday.

Travel CAI / St. Catherine. Visit the library with its rare manuscripts and the Chamber of Skulls, the burning bush and water well. Overnight St. Catherine

DAY 7: April 13 Sunday

Mount Sinai. Climb Mountain Sinai to see the place which Moses has received the ten commandments from God and witness the sun rising. Overnight in St. Catherine

DAY 8: April 14 Monday

St. Catherine / TABA / Jerusalem. Overnight in Jerusalem

DAY 9: April 15 Tuesday

Jerusalem - Old City 
DAY 10: April 16 Wednesday

Jerusalem - Bethlehem 
DAY 11: April 17 Thursday - TEL AVIV/ROME 
DAY 12: April 18 Friday

Catacombs and Colesseum: The Way of The Cross with Pope in evening 
DAY 13: April 19 Saturday

St Paul Basilica, St Mary Major Basilica, St John Laterano Basilica and St Peter Basilica plus Saturday Night Easter Vigil Mass in Peter Square 
DAY 14: April 20 Sunday

Midday Regina, Easter Message and Papal Blessing - Shopping 
DAY 15: April 21 Monday - ROME to U.S.A