Phi Châu,

một ‘buồng phổi’ bị nhiễm trùng Tây Phương

Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 478 Thứ Sáu 6/11/2009

 

 

 

Trong trọn Tháng Mười 2009, Giáo Hội hoàn vũ có một biến cố rất đặc biệt, đó là Công Nghị Giám Mục Phi Châu lần thứ hai, trong thời khoảng từ ngày 4 đến 25/10/2009, với 33 hồng y, 79 tổng giám mục và 156 giám mục.

 

Chúng ta nên nhớ rằng, từ Công Đồng Chung Vaticanô II là Công Đồng Chung thứ 21 của Giáo Hội, ngày 11/10/1962 tới 8/12/1965, một biến cố qui tụ chung hàng giáo phẩm trên thế giới để cùng với vị thủ lănh tối cao là đức giáo hoàng bàn giải về những vấn đề của Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội hoàn vũ đă có những biến cố nghị sự định kỳ, nhưng không ở cấp Công Đồng Chung mà là ở cấp được gọi là Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, qui tụ các vị giáo phẩm đại diện khắp nơi, hay Công Nghị Giám Mục Châu Lục, qui tụ hàng giáo phẩm của từng lục địa, để bàn giải những vấn đề riêng biệt của địa phương mỗi châu. 

 

Về biến cố Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, kể từ năm 1967, tức sau Công Đồng Chung Vaticanô II 2 năm, đă có tất cả là 12 Thượng Nghị Thường Lệ trung b́nh cách ba năm một lần, và 2 Thượng Nghị ngoại lệ, một vào năm 1969 và một vào năm 1985. Về biến cố Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Châu Lục, đầu tiên là Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Âu Châu, cuối năm 1991, vào thời khoảng 28/11-14/12, để bàn đến vấn đề Giáo Hội giúp tái thiết Âu Châu sau biến cố Cộng Sản Đông Âu sụp đổ từ cuốn năm 1989. Mười năm sau, năm 1999, vào thời đoạn 1-23/10, một Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Âu Châu khác đă được thực hiện, là Công Nghị Giám Mục cuối cùng trong loạt Công Nghị Giám Mục Châu Lục dọn mừng Đại Năm Thánh 2000.

 

Để mở màn cho loạt Công Nghị Giám Mục Châu Lục dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 này là Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu, được diễn ra trong thời khoảng từ ngày 10/4 đến 8/5/1994, với chủ đề: “Giáo Hội ở Phi Châu và Sứ Vụ Truyền Bá Phúc Âm Hóa của ḿnh hướng về Năm 2000: ‘Các con sẽ là chứng nhân của Thày’”. Chủ đề của Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai đó là: Giáo Hội ở Phi Châu giúp thực hiện Ḥa Giải, Công Lư và Ḥa B́nh: ‘Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian’.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao có Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai vào lúc này đây, mà không phải là Công Nghị của một Châu Lục nào khác, hay vào một thời điểm nào khác, hoặc với đề tài nào khác? Chúng ta hăy cùng nhau theo dơi, không phải chỉ để biết những ǵ đă kết thúc như là một biến cố lịch sử đă thuộc về quá khứ, mà c̣n hiệp thông với những quan tâm thời đại hết sức khẩn trương của Giáo Hội trong tương lai và cho tương lai của Giáo Hội hoàn vũ nữa.

 

 

Tổng tóm 57 Dự Quyết của Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu

 

 

Lư do và mục đích của Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai trong Tháng Mân Côi có ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 2009 này được chất chứa nơi chính chủ đề của Công Nghị này: “Giáo Hội ở Phi Châu giúp thực hiện Ḥa Giải, Công Lư và Ḥa B́nh: ‘Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian’”. Theo t́nh h́nh quốc tế cho thấy, vùng đất bất ổn nhất trên thế giới hiện nay về chính trị cũng như về nhân quyền đang xẩy ra ở Phi Châu và Trung Đông.

 

Đó là lư do, trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật ngày 25/10/2009, ngay sau khi vừa bế mạc Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu, Đức Thánh Cha Biến Đức XVI đă thông báo về Công Nghị Giám Mục Trung Đông năm 2010 như sau: “Vào lúc Công Nghị này kết thúc, giờ đây tôi muốn nhắc lại rằng năm tới sẽ có một Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Trung Đông. Nhân dịp chuyến viếng thăm Cyprus của ḿnh, tôi sẽ hân hoan trao gửi ‘bản văn kiện gợi ư’ cho công nghị này”. Chính v́ Phi Châu đang ở trong t́nh trạng bất ổn về chính trị và nhân quyền như thế mới có chủ đề cho Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai: “Giáo Hội ở Phi Châu giúp thực hiện Ḥa Giải, Công Lư và Ḥa B́nh: ‘Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian’”.

 

Để biết được Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai này đă bàn giải đề tài này ra sao, chúng ta hăy cùng nhau tổng quan theo dơi 57 Dự Quyết của công nghị này, những dự quyết được đệ tŕnh Đức Thánh Cha Biển Đức ngày Thứ Bảy 24/10/2009, để ngài đúc kết lại trong Tông Huấn Hậu Công Nghị này và ban bố vào một thời điểm thuận lợi nhất trong tương lai gần.  

 

Thứ Bảy 24/10/2009, Công Nghị Giám Mục Phi Châu đă kết thúc bằng việc chấp thuận 57 Dự Quyết được đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

 

B́nh thường, những Dự Quyết của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới hay Công Nghị Giám Mục Châu Lục đều được đệ tŕnh Đức Thánh Cha để Ngài đúc kết trong một Tông Huấn sau mỗi Thượng Nghị hay Công Nghị, và không công khai cho biết trước khi ban hành Tông Huấn này. Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha đương kim cho công bố trước những Dự Quyết này. Lần thứ nhất sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI về Thánh Thể 2-23/10/2005, lần thứ hai sau thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII về Lời Chúa 5-26/10/2008, và lần thứ ba sau Công Nghị Giám Mục Phi Châu 4-25/10/2009.

 

Dự Quyết thứ nhất nhắm đến việc gia tăng mối hiệp thông giáo hội hơn nữa ở mọi cấp độ, khuyến khích việc cộng tác trong giáo hội. Các Nghị Phụ muốn phấn khích những cấu trúc hiện nay của mối hiệp thông giáo hội, đồng thời cổ vơ những cấu trúc khác nữa như việc thiết lập những hội đồng châu lục cho hàng giáo sĩ, giáo dân và phụ nữ Công Giáo.

 

Các Nghị Phụ cũng lên tiếng “thiết tha kêu gọi tất cả những ai đang lâm chiến ở Phi Châu và làm cho dân chúng của ḿnh phải chịu nhiều khổ đau: ‘Hăy ngưng thù hận và hăy ḥa giải’!” Các ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “hăy mạnh mẽ ủng hộ cuộc đối chọi với tất cả những thủ đoạn làm cho lục địa Phi Châu trở nên bất ổn”.   

 

Nơi Dự Quyết 20, các Nghị Phụ khẳng định khoản 14 của Maputo Protocol là những ǵ “bất khả chấp”. Khoản này liên quan tới quyền sinh sản của nữ giới, “cho phép phá thai theo y học trong những trường hợp bị tấn công t́nh dục, bị hiếp, loạn luân, và khi việc tiếp tục thụ thai gay nguy hại cho sức khỏe tâm thần cùng thể lư của người mẹ hoặc sự sống của mẹ hay của bào thai”. Tuy nhiên, các vị nói rằng điều khoản này “phản lại với nhân quyền và quyền sống. Nó tầm thường hóa tính cách nghiêm trọng của tội ác phá thai và coi thường vai tṛ nuôi con”.

 

Về vấn đề môi trường - một đề tài cứ luân lưu trong Công Nghị – các Nghị Phụ nhận thấy “một t́nh trạng suy giảm vô trách nhiệm và hủy hoại vô nghĩa trái đất là ‘mẹ của chúng ta’ này. Trong việc đồng lơa với những người giữ vai tṛ lănh đạo về chính trị và kinh tế ở Phi Châu, có một số kinh doanh, chính quyền và những công ty đa quốc và xuyên quốc tham gia vào việc làm phóng uế môi trường, hủy diệt loài thực vật và động vật, bởi thế gây ra t́nh trạng hao moon và hoang phế chưa từng thấy cho những miền đất rộng lớn có thể trồng cấy”.

 

Các vị giám mục trong công nghị cũng bày tỏ mối quan tâm của ḿnh về “15 triệu di dân đang t́m kiếm một quê hương và nơi chốn an b́nh… Nguyên tắc về mục đích chung đối với những sản vật được tạo dựng nên, và các giáo huấn của Giáo Hội về nhân quyền, về việc tự do di chuyển và về quyền lợi của thành phần di dân làm việc, là những ǵ đang càng ngày càng bị vi phạm bởi những chính sách và luật lệ di dân hạn chế trên thế giới đối với dân chúng Phi Châu”.

 

Các Nghị Phụ cũng kêu gọi việc bênh vực gia đ́nh và sự sống con người là những ǵ đang phải đương đầu với những đe dọa bởi “việc phá thai, việc coi thường t́nh mẫu tử (nuôi con), việc bóp méo quan niệm về chính cơ cấu hôn nhân và gia đ́nh, ư hệ về vấn đề ly dị và một thứ tương đối về đạo lư”.

 

Về vấn đề nữ giới ở Phi Châu, các vị nghị phụ “lên án tất cả mọi hành động bạo hành đối với nữ giới, như đánh đập vợ, tước quyền thừa kế của con gái, đàn áp phụ nữ góa bụa nhân danh truyền thống, ép buộc thành hôn, cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ giới, buôn bán nữ giới và một số lạm dụng khác như vấn đề nô lệ t́nh dục và du lịch t́nh dục. Tất cả mọi hành động phi nhân và bất chính phạm đến nữ giới đều phải lên án như nhau”.

 

Đối với vấn đề bị nhiễm Liệt Kháng hay hội chứng Liệt Kháng được các vị Nghị Phụ cho là “một dịch bệnh, cùng với bệnh sốt rét và lao phổi, là những ǵ đang tàn sát dân chúng Phi Châu và gây thiệt hại trầm trọng cho sinh hoạt kinh tế và xă hội của họ”. Thành phần bị Hội Chứng Liệt Kháng “là những nạn nhân của bất công, v́ họ thường không được lănh nhận việc chữa trị bằng nhau như ở các nơi khác. Giáo Hội xin… cho các bệnh nhân Phi Châu được lănh nhận việc chữa trị tương đương như ở Âu Châu”. Các Nghị Phụ cũng kêu gọi “việc nâng đỡ về mục vụ để giúp các đôi phối ngẫu sống với một người bạn đời bị nhiễm hiểu biết và trau dồi lương tâm của họ, nhờ đó họ có thể chọn lựa những ǵ là đúng đắn, với trọn vẹn trách nhiệm v́ lợi ích hơn của nhau, của mối hiệp nhất nơi họ và của gia đ́nh họ”.

 

Các Nghị Phụ cũng “kêu gọi hoàn toàn và phổ quát hủy bỏ án tử h́nh”.

 

Sau hết, các vị nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc huấn luyện chuyên môn và đào luyện về đạo lư cho thành phần phóng viên kư giả trong việc cổ vơ một nền văn hóa đối thoại không gây ra chia rẽ, cảm t́nh, thông tin sai lạc và tầm thường hóa ghê gớm cái khổ đau của con người là tất cả những ǵ có thể tác hại tới t́nh trạng ḥa hợp và ḥa b́nh của các xă hội và cộng đồng”.

 

 

“một vài khía cạnh nổi bật”

 

 

Trong Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu lần hai 2009 này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong bài giảng khai mạc của ḿnh, đă nói đến ba khía cạnh cần phải hết sức quan tâm chú ư và giải quyết. Thật vậy, căn cứ vào ư nghĩa của các bài đọc cho Chúa Nhật 27 Thường Niên Năm B, ngài nói: “Anh chị em thân mến, theo chiều hướng ấy, Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay – vượt ra ngoài cái ấn tượng đầu tiên – cho thấy những ǵ đặc biệt có thể giúp vào việc khai mở một Công Nghị giành cho Phi Châu. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh một vài khía cạnh nổi bật và kêu gọi chúng ta bắt tay vào công việc đang chờ chúng ta. Khía cạnh thứ nhất, đó là bản quyền của thiên Chúa là Hóa Công và là Chúa. Khía cạnh thứ hai là hôn nhân. Khía cạnh thứ ba là con cái”.

 

Trước khi ngài nói rơ về ba khía cạnh này như thế, ngài đă đúc kết và liên kết ư nghĩa Phụng Vụ Lời Chúa như sau: “Vậy, việc nh́n nhận vai tṛ làm Chúa tối thượng của Thiên Chúa là một trong những tính chất nổi nang và thống nhất của văn hóa Phi Châu. Tất nhiên ở Phi Châu có nhiều nền văn hóa khác nhau, thế nhưng tất cả dường như hợp nhau ở điểm này: Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là nguồn mạch sự sống. Mà sự sống – như chúng ta quá biết – tỏ ḿnh chính yếu nơi việc hiệp nhất giữa người nam và người nữ cũng như nơi việc sinh hạ con cái; lề luật thần linh, được viết nơi thiên nhiên, và v́ thế mạnh mẽ hơn và trổi vượt hơn bất cứ nhân luật nào, theo lời Chúa Giêsu khẳng định rơ ràng và chính xác: ‘Những ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân ly’ (Mk 10:9)”.

 

Sau đây, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi những nhận định của Vị Chủ Chăn Tối Cao đương kim của chúng ta về 3 khía cạnh đặc biệt ở Phi Châu này, những ǵ đang bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nhân bản đang bị phá sản của Tây phương.

 

Đối với khía cạnh thứ nhất, Phi Châu là kho chứa một kho tàng vô giá cho toàn thế giới: cảm quan sâu xa của châu lục này về Thiên Chúa, một cảm quan tôi đă có dịp trực tiếp nhận thấy nơi các cuộc họp với các vị Giám Mục Phi Châu trong những cuộc viếng thăm Ṭa Thánh ngũ niên của các vị, và hơn thế nữa, nơi chuyến Tông du mới đây đến Cameroon và Angola, vẫn c̣n là một hồi niệm thỏa nguyện và cảm kích đối với tôi…

 

“Khi chúng ta nói về các kho tàng của Phi Châu, tâm tưởng của chúng ta liền hướng về những nguồn lợi phong phú mảnh đất này có được nhưng tiếc thay đă trở nên và tiếp tục trở thành lư do cho vấn đề khai thác, xung đột và bại hoại. Thế nhưng, Lời Chúa làm cho chúng ta hướng tới một gia sản khác, đó là thứ gia sản về lănh vực thiêng liêng và văn hóa là những ǵ nhân loại cần hơn là những thứ chất nguyên liệu. Như Chúa Giêsu phán: ‘được lợi lăi cả thế gian mà mất sự sống ḿnh th́ có ích chi?’ (Mk 8:36). Theo quan điểm này, Phi Châu là tiêu biểu của một ‘buồng phổi’ thiêng liêng khổng lồ cho một nhân loại đang dường như bị khủng hoảng đức tin và đức cậy. Thế nhưng, ‘buồng phổi’ này cũng có thể bị yếu đau nữa.  Bấy giờ ít là có hai chứng bệnh nguy hiểm đang tấn công nó: trước hết là một thứ bệnh đang lan tràn ở Tây phương, đó là chủ nghĩa duy vật thực dụng kèm theo tâm thức tương đối chủ nghĩa và triệt tiêu chủ nghĩa. Không cần đi sâu vào tác dụng gây ra bởi những thứ bệnh tật về tinh thần ấy, chắc chắn một điều không thể phủ nhận được đó là cái được gọi là Thế Giới ‘Thứ Nhất’ đă xuất cảng cho đến nay và tiếp tục xuất cảng thứ phóng uế độc hại thiêng liêng đang làm ô nhiễm các dân tộc thuộc những châu lục khác, đặc biệt là nhân dân ở Phi Châu. Theo chiều hướng này th́ chủ nghĩa đô hộ là những ǵ đă được chấm dứt ở lănh vực chính trị thực sự vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Thế nhưng, từ cùng quan điểm này, chúng ta cũng cần phải vạch ra một thứ ‘mầm bệnh’ thứ hai có thể đánh vào Phi Châu, đó là chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo được pha trộn với những lợi lộc về chính trị và kinh tế. Những nhóm người theo các niềm tin đạo giáo khác nhau đang lan tràn khắp đại lục Phi Châu này: họ nhân danh Thiên Chúa làm như thế, nhưng lại theo một thứ lư lẽ chống lại lư lẽ thần linh, tức là họ giảng dạy và thực hành việc không yêu thương và tôn trọng tự do mà là những ǵ bấp chấp và bạo động.

 

“Về vấn đề hôn nhân, bài đọc ở Đoạn 2 Sách Khởi Nguyên nhắc nhở chúng ta rằng hôn nhân có một nền tảng vĩnh viễn, như chính Chúa Giêsu đă khẳng định: “Đó là lư do tại sao người nam từ bỏ cha mẹ ḿnh mà trở nên gắn bó với vợ ḿnh, và họ trở nên một xác thịt” (Gen 2:24). Hôm nay, khi nêu lên vấn đề này cho chính chúng ta vào lúc khai mở Thượng Nghị đây, phụng vụ cống hiến cho chúng ta đầy những ánh sáng về sự thật được mạc khải này và được hiện thân nơi Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta có thể cứu xét đề tài hôn nhân phức tạp này trong giáo hội cũng như trong bối cảnh xă hội ở Phi Châu. .. Hôn nhân, như được tŕnh bày cho chúng ta thấy trong Thánh Kinh, không hiện hữu ngoài mối liên hệ với Thiên Chúa. Đời sống hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, và v́ thế đời sống của gia đ́nh xuất phát từ nó, là những ǵ được ghi khắc trong mối hiệp thông với Thiên Chúa, và theo chiều hướng Tân Ước, trở thành biểu hiệu cho t́nh yêu Ba Ngôi và thành bí tích của mối hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đối với vấn đề chăm sóc và phát triển đức tin của ḿnh, Phi Châu có thể khám phá ra các nguồn mạch lớn lao trong việc thiên về gia đ́nh được xây dựng trên hôn nhân.

 

“Nếu chúng ta bao gồm nơi đoạn phúc âm ngắn này chi tiết về Chúa Giêsu và trẻ em (Mk 10:13-15), phụng vụ kêu gọi chúng ta hăy nhớ từ lúc này đây, trong mối quan tâm mục vụ của chúng ta, thực tại về trẻ thơ là thành phần tạo nên một phần lớn nhưng tiếc thay lại là phần đau khổ của dân số Phi Châu. Trong cảnh tượng Chúa Giêsu đón nhận trẻ em, khi Người tỏ ra giận dữ phản đối các môn đệ của Người muốn đuổi chúng đi, chúng ta thấy h́nh ảnh về Giáo Hội, một Giáo Hội, ở Phi Châu cũng như ở hết mọi phần đất khác trên hành tinh này, bày tỏ mối quan tâm mẫu thân của ḿnh đặc biệt là đối với thành phần nhỏ bé nhất, ngay cả trước khi họ được sinh ra. Như Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội không thực sự nh́n họ như là thành phần lănh nhận việc trợ giúp, hay thành phần tội nghiệp và khai thác, nhưng là con người toàn vẹn theo quyền lợi của họ, thành phần nhờ chính cách thức sống của ḿnh cho thấy con đường tốt nhất để vào Vương Quốc của Thiên Chúa, tức là con đường vô tư phó ḿnh cho t́nh yêu của Ngài”.

 

  

Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian

 

 

Để “Giáo Hội ở Phi Châu giúp thực hiện Ḥa Giải, Công Lư và Ḥa B́nh” trong một t́nh trạng hiện trạng xă hội đang bị phóng uế bởi văn hóa sự chết xuất phát từ Tây phương liên quan tới nhân quyền, hôn nhân và sự sống, những khía cạnh đă được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh trong bài giảng khai mạc Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu, các phần tử Kitô hữu Công giáo thuộc Giáo Hội ở Châu Lục này phải làm sao trở thành, như ở phần 2 của chủ đề nêu lên: “Các con là muối đất, các con là ánh sáng thế gian”. Đó là lư do, như Đức Thánh Cha đă kêu gọi trong bài giảng khai mạc của ḿnh rằng: “Để trở nên ánh sáng thế gian và muối đất, người ta cần phải luôn luôn nhắm đến một ‘mức độ cao hơn’ trong đời sống Kitô hữu, tức là thánh thiện. Tất cả mọi vị mục tử và tất cả mọi phần tử thuộc cộng đồng giáo hội đều được kêu gọi nên thánh, thành phần giáo dân được kêu gọi làm lan tỏa hương thơm thánh đức trong gia đ́nh, nơi sở làm, ở trường học và trong hết mọi lănh vực xă hội và chính trị. Chớ ǵ Giáo Hội ở Phi Châu luôn là một gia đ́nh của thành phần môn đệ đích thực Chúa Kitô, nơi mà những khác biệt giữa các nhóm sắc tộc khác nhau trở thành lư do và động lực thăng hóa nhân bản và thiêng liêng lẫn nhau”.

 

Về lănh vực cá nhân th́ như thế, nhưng nhờ thế và có thế, lănh vực cộng đồng giáo hội mới có thể thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa hướng ngoại bằng tác lực ḥa giải là điều kiện tối yếu cho công lư và ḥa b́nh, như Đức Thánh Cha đă tiếp tục khuyên dụ trong cùng bài giảng khai mạc như sau: “Với công việc truyền bá phúc âm hóa và cổ vơ nhân bản của ḿnh, Giáo Hội có thể hầu như bảo đảm cống hiến cho Phi Châu một đóng góp lớn lao cho tất cả mọi người trong xă hội, một xă hội tiếc thay đang trải qua t́nh trạng nghèo khổ, bất công, bạo động và chiến tranh ở nhiều xứ sở. Ơn gọi của Giáo Hội, cộng đồng của những con người đă được ḥa giải với Thiên Chúa và với nhau, là làm ngôn sứ và men ḥa giải giữa các nhóm sắc dân, ngôn ngữ và thậm chí tôn giáo khác nhau, trong mỗi một quốc gia cũng như khắp châu lục này. Việc ḥa giải, một tặng ân của Thiên Chúa mà con người cần phải van xin và ấp ủ, là nền tảng vững chắc để con người xây dựng ḥa b́nh, điều kiện cần thiết cho việc tiến bộ thực sự của con người và xă hội, theo dự án công lư theo ư muốn của Thiên Chúa”.

 

Chúng ta hăy theo dơi những trích đoạn quan trọng và tiêu biểu của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong bài giảng bế mạc Công Nghị Đặc Biệt Giám Mục Phi Châu.

 

«Dự án của Thiên Chúa không thay đổi. Qua các thế kỷ và những biến động của lịch sử, Ngài bao giờ cũng nhắm đến cùng một đích điểm đó là Vương Quốc của tự do và an b́nh cho tất cả mọi người. Và điều này áp dụng ḷng ưu ái của Ngài đối với những ai bị mất mát tự do và an b́nh, những ai bị xâm phạm phẩm giá. Chúng ta đang đặc biệt nghĩ đến những anh chị em ở Phi Châu đang chịu đựng cảnh nghèo khổ, bệnh nạn, bất công, chiến tranh và bạo lực, bị bắt buộc phải di dân.

 

“Những người con cái ưu ái này của Cha trên trời giống như người mù trong Phúc Âm là Bartimaeus, con người ‘ngồi ăn xin bên vệ đường’ (Mk 10:46) ở những cổng vào thành Giêricô…

 

“Chư huynh thân mến, chúng ta dâng lời tạ ơn v́ ‘cuộc gặp gỡ diệu huyền này giữa t́nh trạng bần cùng của chúng ta với vẻ uy nghi cao cả’ của Thiên Chúa đă được hiện thực ngay trong công nghị của các vị giám mục Phi Châu được bế mạc hôm nay đây. Thiên Chúa đă lập lại lời kêu gọi của Ngài: ‘Hăy can đảm! Hăy đứng lên!’ (Mk 10:49). Và cả Giáo Hội ở Phi Châu nữa, qua các vị Chủ Chăn của ḿnh, đă đến từ mọi xứ sở của châu lục này, từ Madagascar và từ các hải đảo khác, đă đón nhận sứ điệp hy vọng và ánh sáng để tiến bước theo con đường dẫn đến Vương Quốc của Thiên Chúa. ‘Hăy đi, đức tin của anh đă cứu anh’ (Mk 10:52).

 

“Phải, đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô – khi hiểu được rơ ràng và thực hành đàng hoàng – là những ǵ hướng dẫn con người và chư quốc đến tự do trong chân lư, hay, sử dụng ba từ ngữ trong đề tài của Công Nghị này, đến ḥa giải, công lư và ḥa b́nh.

 

“Bartimaeus là người, sau khi được chữa lành, đă theo Chúa Giêsu dọc theo con đường này, là h́nh ảnh của một nhân loại, được đức tin soi động, bắt đầu cuộc hành tŕnh đến mảnh đất hứa. Về phần ḿnh, Bartimaeus trở nên chứng nhân của ánh sáng, thuật lại và chứng tỏ nơi bản thân ḿnh rằng anh ta đă được chữa lành, được canh tân và được tái sinh. Đó là Giáo Hội trên thế giới này: một cộng đồng của những con người được ḥa giải, của những hoạt động viên cho ḥa b́nh và công lư; ‘muối và ánh sáng’ giữa xă hội con người và chư quốc.

 

“Đó là lư do Công Nghị này đă mạnh mẽ tái nhấn mạnh – và đă bày tỏ – rằng Giáo Hội là Gia Đ́nh của Thiên Chúa, trong đó không thể có những thứ chia rẽ về chủng tộc, ngôn ngữ hay văn hóa. Những chứng từ cảm kích đă cho chúng ta thấy rằng, ngay cả trong những lúc tối tăm nhất của lịch sử loài người, Thánh Linh vẫn hoạt động và biến đổi những tâm can của thành phần nạn nhân cũng như bách hại để họ nhận biết ḿnh là anh em của nhau. Giáo Hội ḥa giải này là một thứ men hăng nồng của ḥa giải ở những xứ sở riêng cũng như ở toàn Phi Châu…

 

“Trong ba tuần lễ này, Công Nghị Giám Mục Phi Châu Lần Hai đă khẳng định rằng những ǵ vị tiền nhiệm khả kính Gioan Phaolô II của tôi đă hết sức chú trọng, và những ǵ tôi cũng muốn đào sâu trong thông điệp ‘Yêu Thương trong Sự Thật’mới đây, đó là cần phải canh tân mẫu thức phát triển toàn cầu một cách có thể ‘bao gồm trong tầm vóc của ḿnh tất cả mọi dân tộc chứ không phải chỉ có thành phần khá giả’ (đoạn 39)…

 

“Hoạt động truyền bá phúc âm hóa khẩn trương là những ǵ đă được bàn luận nhiều trong những tuần lễ này cũng chất chứa một tiếng gọi thôi thúc về vấn đề ḥa giải, điều kiện bất khả châm chước để kiến tạo nơi những mối liên hệ Phi Châu về công lư giữa con người cũng như để xây dựng một nền ḥa b́nh hợp t́nh hợp lư và bền bỉ đối với mọi người và mọi dân tộc; một nền ḥa b́nh cần thiết và cởi mở trước việc đóng góp của tất cả mọi người thiện chí vượt ra ngoài những liên hệ riêng tư về tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa và xă hội. Giáo Hội lữ hành ở Phi Châu thuộc ngàn năm thứ ba không cô đơn trong sứ vụ gay go này…

 

“Hăy can đảm! Hăy đứng lên, hỡi lục địa Phi Châu, mảnh đất đă đón tiếp Đấng Cứu Thế khi Người c̣n là một em bé trốn thoát sang Ai Cập với Thánh Giuse và Mẹ Maria để được an toàn trong cuộc bách hại của Hêrôđê. Bằng ḷng nhiệt thành mới hăy đón nhận việc loan báo Phúc Âm để dung nhan của Chúa Kitô có thể chiếu giăi ánh quang rạng ngời của nó tính chất đa dạng của các nền văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc của Giáo Hội này. Khi hiến dâng bánh Lời Chúa và Thánh Thể, Giáo Hội này cũng hiến ḿnh hoạt động, bằng hết mọi phương tiện sẵn có, để không một người Phi Châu nào thiếu bánh ăn hằng ngày. Đó là lư do tại sao, cùng với công việc có tính chất khẩn trương chính yếu truyền bá phúc âm hóa, Kitô hữu c̣n phải chủ động trong những đóng góp vào việc cổ vơ nhân bản nữa”.  

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă lập Giáo Hội của Chúa chẳng những duy nhất mà c̣n công giáo.

Duy nhất ở chỗ có một chủ chiên, và công giáo ở chỗ có nhiều đàn chiên nhưng theo một chủ chiên,

một sự kiện luôn thể hiện những ǵ đă xẩy ra vào Ngày Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần,

ngày tiếng nói của Giáo Hội trở thành tiếng nói quốc tế, ai cũng hiểu được,

ngày Giáo Hội trở thành bí tích hiệp nhất với Thiên Chúa và giữa loài người với nhau.

Xin cho Giáo Hội Chúa luôn là «ánh sáng muôn dân” và là “vui mừng và hy vọng” cho nhân loại.

Amen.

 

 

Tổng Quan 57 Dự Quyết của  Công Nghị Giám Mục Phi Châu được đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

ĐTC Biển Đức XVI với Các Nghị Phụ Phi Châu vào bữa trưa 24/10/2009

 

ĐTC Biển đức XVI - Bài Giảng Bế Mạc Công Nghị Giám Mục Phi Châu Chúa Nhật 25/10/2009: «Vương quốc của sự ḥa giải, của công lư và ḥa b́nh là những ǵ toàn thể nhân loại được kêu gọi tới»

 Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging Khai Mc Đệ Nhị Công Nghị Giám Mục Phi Châu 4-25/10/2009 Chúa Nht 4/10/2009 - “Công nghị này là một thi điểm thun li để tái suy nghĩ về hoạt động mc vụ và tái tấu động lc truyn bá phúc âm hóa”.