“Để việc Thánh Thần Hiện Xuống được tái diễn trong thời đại của chúng ta, có lẽ Giáo Hội ... cần phải bớt ‘bận bịu’ với những hoạt động và dấn thân cầu nguyện nhiều hơn”.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Thánh Thần Hiện Xuống 31/5/2009:

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Thể chúng ta cảm nghiệm được bằng đức tin mầu nhiệm được nên trọn trên bàn thờ, tức là, chúng ta tham dự vào tác động yêu thương tuyệt đỉnh được Chúa Giêsu hiện thực bằng cái chết và cuộc phục sinh của Người. Trung tâm duy nhất này của phụng vụ cũng như của đời sống Kitô hữu – mầu nhiệm vượt qua – bởi thế mặc lấy những h́nh thức đặc biệt, ở những ư nghĩa khác nhau cùng với những ân ban đặc biệt, nơi những lễ trọng và lễ kính khác nhau. Trong tất cả những lễ trọng, Lễ Hiện Xuống là lễ nổi bật bởi tầm quan trọng của lễ này, v́ nơi biến cố Hiện Xuống là những ǵ được chính Chúa Kitô công bố như hoàn thành mục đích của toàn thể sứ vụ trần gian của Người. Thật vậy, trong khi Người đang trên đường lên Giêrusalem, Người đă tuyên bố với các môn đệ của Người là: “Thày đă đến để tung lửa xuống trên thế gian, và ta c̣n mong ước ǵ hơn là cho lửa này được thắp sáng lên” (Lk 12:49). Những lời này đă được hiển nhiên hiện thực nhất sau 50 ngày Người phục sinh, vào Lễ Ngũ Tuần, một lễ xưa của người Do Thái, một lễ mà trong Giáo Hội đă trở thành lễ Thánh Thần đúng nghĩa nhất: “Những lưỡi lửa xuất hiện tản ra đậu trên các vị… và tất cả đều được đầy Thánh Linh” (Acts 2:3-4). Thánh Linh, ngọn lửa đích thực, được Chúa Kitô mang xuống trần gian. Người đă không ăn cắp lửa từ các vị thần linh – như Prometheus đă làm theo huyền thoại Hy Lạp – nhưng Người đă trở thành vị trung gian của “tặng ân Thiên Chúa” này, chiếm lấy tặng ân ấy cho chúng ta bằng một tác động yêu thương cao cả nhất trong lịch sử, đó là cái chết của Người trên thập tự giá.

 

Thiên Chúa muốn tiếp tục ban “lửa” này cho hết mọi thế hệ loài người, và dĩ nhiên là Ngài tự do làm điều này cách nào và khi nào Ngài muốn. Ngài là thần linh, và thần linh “thổi đâu th́ thổi” (cf. Jn 3:8). Tuy nhiên, có một “cách thức b́nh thường” được chính Thiên Chúa chọn lựa để “tung lửa xuống thế gian”: Chúa Giêsu là cách thức này, Người Con Thiên Chúa duy nhất nhập thể, tử nạn và phục sinh. Về phần ḿnh, Chúa Giêsu cấu tạo Giáo Hội như nhiệm thể của Người, nhờ đó, Giáo Hội kéo dài sứ vụ của Người trong gịng lịch sử. “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” – Chúa Kitô đă nói với các Tông Đồ vào tối Người phục sinh, kèm theo những lời này là cử chỉ bề ngoài là Người “thở hơi” trên các vị (cf Jn 20:22). Như thế Người đă cho các vị thấy rằng Người đang truyền đạt Thần Linh của Người cho các vị, Thần Linh của Cha và của Con.

 

Anh chị em thân mến, giờ đây, trong lễ trọng này, Thánh Kinh nói cho chúng ta biết cách thức cộng đồng phải như thế nào, chúng ta cần phải lănh nhận Thánh Linh ra sao. Trong tŕnh thuật của ḿnh về Lễ Ngũ Tuần, vị thánh kư nói rằng các môn đệ “đă qui tụ lại cùng một nơi”. “Nơi” này là Nhà Tiệc Ly, là “căn thượng lầu”, nơi Chúa Giêsu đă cử hành Bữa Vượt Qua với các môn đệ của Người, nơi Người đă hiện ra với các vị sau khi phục sinh; căn pḥng đó có thể nói đă trở nên ‘ngai ṭa’ của Giáo Hội sơ khai (cf Acts 1:13). Tuy nhiên, ư hướng của Sách Tông Vụ muốn nhấn mạnh hơn tới thái độ nội tâm của các vị môn đệ hơn là đến một địa điểm về thể lư. “Tất cả các vị nhất trí kiên tŕ cầu nguyện” (Acts 1:14). Bởi vậy, t́nh trạng ḥa hợp của các môn đệ là điều kiện cho việc hiện đến của Thánh Linh; và cầu nguyện là những ǵ giả định cho t́nh trạng ḥa hợp này.

 

(Biệt chú của người dịch: ư tưởng này của ĐTC qua những chữ được in nghiêng đậm trên đây và ngay dưới đây, hân hạnh thay, người dịch đă chia sẻ tương tự như thế trong bài phát thanh Tin Mừng Sự Sống 455, Thứ Sáu 29/5/2009 vừa rồi. Cả bản văn lẫn phát thanh đều được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu www.thoidiemmmaria.net , qua hai cái links sau đây - bản văn:  Thánh Thần Thăm Viếng ; phát thanh: Thánh Thần Thăm Viếng.) 

 

Anh chị em thân mến, điều ấy cũng đúng đối với Giáo Hội của chúng ta ngày nay nữa. Thật sự là đúng đối với chúng ta đang qui tụ lại với nhau nơi đây. Nếu chúng ta không muốn Lễ Thánh Thần Hiện Xuống trở thành một thứ nghi thức thuần túy hay là một việc tưởng niệm gợi ư, mà là một biến cố thực sự cứu độ, bằng việc khiêm tốn và âm thầm lắng nghe Lời Chúa, th́ chúng ta cần phải dọn ḿnh lănh nhận tặng ân Thiên Chúa bằng tấm ḷng cởi mở đạo hạnh. Để việc Thánh Thần Hiện Xuống được tái diễn trong thời đại của chúng ta, có lẽ Giáo Hội – không đụng ǵ tới quyền tự do của Thiên Chúa (trong việc Ngài làm ǵ tùy ư) – cần phải bớt “bận bịu” với những hoạt động và dấn thân cầu nguyện nhiều hơn. Mẹ Maria Rất Thánh, Mẹ Giáo Hội và là Hiền Thê của Thánh Linh, dạy chúng ta điều này. Năm nay, Lễ Hiện Xuống xẩy ra vào ngày cuối cùng của Tháng Năm, thời điểm Lễ Mẹ Thăm Viếng được cử hành theo thông lệ. Biến cố này cũng là một “Hiện Xuống” nhỏ, mang tới niềm vui và chúc tụng cho cơi ḷng của bà Isave và Mẹ Maria – một người son sẻ và một người đồng trinh – cả hai đều trở thành những bà mẹ bởi việc can thiệp phi thường của thần linh (cf. Lk 1:41-45).

 

(ĐTC cám ơn ca đoàn từ Cologne Đức quốc).

 

Để diễn tả Thánh Linh, tŕnh thuật trong Sách Tông Vụ sử dụng hai h́nh ảnh đặc biệt, h́nh ảnh một cơn giông và h́nh ảnh lửa. Hiển nhiên là Thánh Luca đă nghĩ tới cuộc thần hiển ở Nuí Sinai, được tŕnh thuật trong Sách Xuất Hành (19:16-19) và Đệ Nhị Luật (4:10-12:36). Trong thế giới xa xưa, giông tố được coi như là dấu hiệu của quyền năng thần linh, mà sự xuất hiện cơn giông tố này làm cho con người cảm thấy khuất phục và kinh hoàng. Thế nhưng, tôi muốn nhấn mạnh tới một khía cạnh khác, ở chỗ, con giông này được diễn tả như là một “luồng gió dữ dội”, và điều này gợi nhớ tới bầu khí quyển phân biệt hành tinh của chúng ta với các hành tinh khác và giúp chúng ta có thể sống trong bầu khí này. Không khí cần cho sự sống thể lư thế nào th́ Thánh Linh cần cho sự sống thiêng liêng như vậy; và nếu có t́nh trạng phóng uế khí quyển, làm ô nhiễm môi trường và các sinh vật thế nào, cũng có t́nh trạng phóng yế tâm can và tinh thần như vậy, một thứ phóng uế làm chết chóc và đầu độc cuộc sống thiêng liêng. Cũng thế, chúng ta không được tự măn về những thứ độc hại trong khí quyển – và v́ thế những nỗ lực về môi sinh mới là những ǵ ưu tiên ngày nay – chúng ta cũng không được măn nguyện với những ǵ làm băng hoại tinh thần. Thế nhưng, trái lại, dường như tâm trí chúng ta đang bị đe dọa bởi nhiều thứ ô nhiễm đang luân lưu trong xă hội ngày nay – chẳng hạn như những thứ h́nh ảnh làm khoái chí một cảnh tượng, bạo động hạ thấp giá trị con người nam nữ – mà dân chúng dường như quen thuộc với chúng không cảm thấy có vấn đề ǵ hết. Người ta cho rằng đó mới tự do, thế nhưng nó chỉ là t́nh trạng không thể nhận ra những ǵ là ô nhiễm, đầu độc linh hồn, nhất là các thế hệ mới, và cuối cùng đi đến chỗ giới hạn chính tự do. Tỷ ngữ về luồng gió mạnh trong Ngày Lễ Ngũ Tuần đây làm cho con người nghĩ đến t́nh trạng quí báu biết bao được hít thở bầu khí trong lành, được có không khí thể chất mà không cần buồng phổi, hay bầu khí thiêng liêng – bầu khí lành mạnh của thần trí là t́nh yêu – với trái tim của chúng ta.

 

Lửa là h́nh ảnh khác của Thánh Thần chúng ta thầy trong Sách Tông Vụ. Tôi đă so sánh Chúa Giêsu với h́nh ảnh huyền thoại Prometheus ở đầu bài giảng này. H́nh ảnh Prometheus cho thấy một khía cạnh đặc biệt của con người tân tiến. Khi kiểm soát các nguồn năng lực của vũ trụ – “lửa” – con người ngày nay dường như cho ḿnh là các vị thần linh và muốn biến đổi thế giới này, khi loại trừ đi, loại ra ngoài hay hoàn toàn phủ nhận Vị Hóa Công của vũ trụ này. Con người không c̣n muốn là h́nh ảnh của Thiên Chúa mà là h́nh ảnh của chính bản thân ḿnh; họ tuyên bố ḿnh tự lập, tự do, trưởng thành. Hiển nhiên điều này cho thấy một mối liên hệ bất chân thực với Thiên Chúa, hậu quả của một h́nh ảnh sai lầm đă được cấu tạo nên họ, như người con phung phá trong dụ ngôn của Phúc Âm, người con nghĩ rằng ḿnh có thể t́m thấy bản thân ḿnh bằng cách tách ḿnh ra khỏi ngôi nhà của cha ḿnh. Trong bàn tay của con người trong t́nh trạng như thế, “lửa” và những tiềm năng lớn lao khủng khiếp của nó trở thành những ǵ nguy hiểm: chúng có thể hủy hoại sự sống và chính nhân loại, như lịch sử bất hạnh thay cho thấy. Những thảm cảnh ở Hiroshima và Nagasaki, nơi mà năng lực nguyên tử, được sử dụng như một thứ khí giới, đă đi đến chỗ gây ra chết chóc với một tỷ lệ chưa từng thấy.

 

Dĩ nhiên chúng ta t́m thấy nhiều thí dụ, ít trầm trọng hơn nhưng là những thứ triệu chứng trong thực tế của cuộc sống thường ngày. Thánh Kinh mạc khải là năng lực có khả năng biến chuyển thế giới này không phải là một thứ quyền năng vô danh mù quáng, mà là tác động của “thần linh Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (Gen 1:2) vào lúc khởi nguyên của việc tạo dựng. Và Chúa Giêsu Kitô “tung xuống thế gian” không phải là một quyền lực bẩm sinh đă hiện hữu mà là Thánh Linh, tức t́nh yêu của Thiên Chúa, Đấng “canh tân bộ mặt trái đất””, thanh tẩy nó khỏi sự dữ và giải phóng nó khỏi việc thống trị của sự chết (cf Ps 103[104]:29-30). Thứ “lửa” tinh tuyền này, thiết yếu và cá thể, thứ lửa yêu thương, đă hiện xuống trên các vị Tông Đồ, cùng nhau qui tụ lại với Mẹ Maria trong nguyện cầu ở nhà tiệc ly, để làm cho Giáo Hội trở thành những ǵ vươn dài nới rộng công cuộc canh tân của Chúa Kitô.

 

Sau hết, ư nghĩ cuối cùng cũng được lấy từ Sách Tông Vụ, đó là Thánh Linh chế ngự nỗi sợ hăi. Chúng ta biết rằng các môn đệ đă tẩu thoát về nhà tiệc ly sau khi Sư Phụ của các vị bị bắt giữ và các vị cứ ở đó lo sợ chịu chung số phận khổ đau. Sauk hi Chúa Kitô phục sinh th́ nỗi hăi sợ này tự dưng biến mất. Thế nhưng khio Thánh Thần xuống trên các vị vào ngày Lễ Ngũ Tuần, th́ những con người nam ấy hiên ngang tỏ ḿnh ra và bắt đầu loan báo tin mừng về Chúa Kitô tử giá và phục sinh. Họ không sợ hăi nữa, v́ họ cảm thấy rằng họ ở trong bàn tay mạnh mẽ hơn. Phải, anh chị em thân mến, ở đâu có Thần Linh Thiên Chúa ngự trị th́ Ngài xua đi sợ hăi; Ngài làm cho chúng ta biết và cảm thấy rằng chúng ta ở trong bàn tay của một Quyền Toàn Năng của t́nh yêu: bất cứ cái ǵ xẩy ra, t́nh yêu vô cùng của Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta. Chứng từ của các vị tử đạo, ḷng can đảm của các vị tuyên xưng, nhiệt tâm hùng dũng của các vị thừa sai, tính cương trực của các vị giảng thuyết, mẫu gương của tất cả mọi thánh nhân – một số trong các vị là thanh thiếu niên hay trẻ em – đều chứng tỏ điều ấy. Điều này cũng được chứng tỏ bằng chính sự hiện hữu của Giáo Hội, một giáo hội, bất chấp những giới hạn và lầm lỗi của con người, vẫn tiếp tục căng buồm băng qua đại dương lịch sử, được đẩy đưa bằng hơi thở của Thiên Chúa và sinh động bằng ngọn lửa thanh tẩy của Ngài. Với niềm tin này và niềm hy vọng hân hoan ấy, hôm nay, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta lập lại rằng: “Ôi Chúa, xin sai Thần Linh Chúa đến để canh tân bộ mặt trái đất!”

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/5/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)