“Đức tin không phải chỉ là

vấn đề lư trí của con người đồng ư với những chân lư về Thiên Chúa;

nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân ḿnh

cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

loạt bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 24/10/2012

bài thứ 2 về Bản Chất của Đức Tin

 

 

Thứ Tư tuần trước, bằng việc khai mạc Năm Đức Tin, tôi đă bắt đầu một loạt bài giáo lư mới về đức tin. Và hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về câu hỏi căn bản: Đức tin là ǵ? Phải chăng đức tin vẫn là những ǵ ư nghĩa trong một thế giới đang xuất hiện những chân trời mới bởi khoa học và kỹ thuật nên đă trở thành những ǵ không thể nào tưởng tượng được? Ngày nay tin tưởng nghĩa là ǵ? Thật vậy, trong thời đại của chúng ta đây rất cần phải thực hiện một cuộc giáo dục mới về đức tin. Việc này tất nhiên bao gồm một thứ kiến thức về những chân lư của đức tin cũng như những biến cố của ơn cứu độ, thế nhưng, trước hết nó cần phải xuất phát từ cuộc gặp gỡ thật sự với Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, từ việc yêu mến Người, từ việc tin tưởng Người, bởi thế nó bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta.

 

Ngày nay, cùng với rất nhiều những dấu hiệu tốt lành, cũng lan tràn quanh chúng ta cả một thứ khô cằn về tâm linh nữa. Đôi khi chúng ta cảm thấy từ những biến cố xẩy ra nào đó mà chúng ta nghe được từng ngày rằng thế giới này không hướng chuyến đến chỗ xây dựng nên một cộng đồng huynh đệ và an b́nh hơn. Chính những ư nghĩ về tiến bộ và phúc hạnh cũng cho thấy những bóng tối ấy của chúng nữa. Cho dù có những thứ vĩ đại cả thể nơi các khám phá về khoa học và những phát minh tân kỳ về kỹ thuật, con người ngày nay vẫn dường như không được tự do hơn và nhân bản hơn; vẫn c̣n tồn tại rất nhiều những h́nh thức khai thác, mạo dụng, bạo động, đàn áp và bất công.

 

Ngoài ra đang có một thứ văn hóa đă dạy con người tiến bước chỉ dọc theo những chân trời của sự vật, của thực tiễn, và chỉ tin vào những ǵ có thể thấy được và chạm được bằng tay của ḿnh. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, đang gia tăng số người cảm thấy bị lạc lơng và là những người – trong việc t́m cầu tiến bước vượt ra ngoài một viễn ảnh thuần chiều ngang về thực tại – lại sẵn sàng tin tưởng hết mọi sự cũng như những ǵ phản ngược hết mọi sự ấy. Trong bối cảnh ấy hiện lên một số vấn đề nền tảng, những vấn đề  rất ư là cụ thể hơn nữa hơn cả khi chúng thoạt xuất hiện: Đâu là ư nghĩa của đời sống? Có một tương lai nào đó cho con người, cho chúng ta và cho các thế hệ mới hay chăng? Làm thế nào chúng ta có thể hướng những chọn lựa tự do của chúng ta tới một đời sống thành đạt và hạnh phúc? Cái ǵ đang đợi chờ chúng ta bên ngoài ngưỡng cửa của sự chết?

 

Những câu hỏi bất khả dồn nén này cho thấy rằng thế giới của việc phác họa, của tính toán chính xác và của thí nghiệm – tóm lại, của kiến thức khoa học – tuy quan trọng đối với cuộc sống con người, nhưng tự chúng vẫn chưa đủ. Chúng ta không chỉ cần bánh ăn; chúng ta cần yêu thương, nghĩa lư và niềm hy vọng. Chúng ta cần một nền tảng chắc chắn và cơ sở vững vàng để giúp chúng ta sống với một ư nghĩa thực sự, cho dù ở vào những lúc khủng hoảng, tối tăm và khó khăn, cũng như giữa những trục trặc hằng ngày của chúng ta. Đó chính là những ǵ đức tin cống hiến cho chúng ta: đức tin là một niềm tin tưởng phó thác bản thân ḿnh cho một “Đấng” là Thiên Chúa; đức tin cung cấp một thứ bảo đảm khác với nhưng không kém phần vững chắc với những ǵ chúng ta thấy nơi tính toán chính xác hay khoa học.

 

Đức tin không phải chỉ là vấn đề lư trí của con người đồng ư với những chân lư về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân ḿnh cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; nghĩa là gắn bó với “Đấng” cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng và cậy trông. Chắc chắn là niềm tin tưởng cậy trông này không phải là những ǵ trống rỗng bên trong: nó giúp chúng ta có thể nhận biết rằng chính Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra cho chúng ta nơi Chúa Kitô. Ngài đă tỏ cho chúng ta thấy dung nhan của Ngài và Ngài thực sự gần gũi với từng người chúng ta. Thật vậy, Thiên Chúa đă mạc khải cho thấy t́nh Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người chúng ta, là một t́nh yêu không thể nào đo lường nổi: trên Thập Tự Giá, Chúa Giêsu Thành Nazarét, Con Thiên Chúa làm người, cho chúng ta thấy một cách rạng ngời nhất về t́nh yêu thương này tỏ ra tới đâu – tới chỗ hiến bản thân ḿnh, tới chỗ hoàn toàn hy sinh. Với mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, Thiên Chúa đă xuống sâu tới tận các vực thẳm của nhân tính chúng ta để mang nó về lại với Ngài, để nâng nó lên đỉnh cao của Ngài.

 

Đức tin có nghĩa là tin tưởng vào t́nh yêu trung thành của Thiên Chúa, một t́nh yêu kéo dài ngay cả trước lầm lỗi của con người, của sự dữ và của chết chóc, và là một t́nh yêu có thể biến đổi hết mọi h́nh thức nô lệ bằng cách ban cho tiềm năng của ơn cứu độ. Bởi thế, sống đức tin nghĩa là gặp gỡ “Đấng” ấy – Thiên Chúa – Đấng ǵn giữ chúng ta và cống hiến cho chúng ta lời hứa hẹn về một t́nh yêu thương bất khả tàn phai, một t́nh yêu chẳng những làm khát vọng cơi vĩnh hằng mà c̣n ban tặng cơi vĩnh hằng nữa. Nghĩa là phó ḿnh cho Thiên Chúa bằng thái độ của một con trẻ biết rất rơ rằng tất cả mọi khốn khó và trục trặc của ḿnh đều an toàn nơi “con người” của người mẹ.

 

Và cái tiềm năng cứu độ nhờ đức tin này là một tặng ân Thiên Chúa cống hiến cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải suy niệm thường xuyên hơn nữa về vấn đề này trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, một cuộc sống đôi khi được đánh dấu bằng những trục trặc và t́nh trạng thảm thê. Chúng ta cần suy nghĩ về sự kiện là niềm tin Kitô giáo bao gồm việc tin tưởng phó ḿnh này cho cái ư nghĩa sâu xa nâng đỡ tôi và thế giới: cái ư nghĩa đó là chúng ta không thể nào hiến ḿnh mà chỉ có thể nhận lănh nó như là một tặng ân, và là một ư nghĩa cống hiến cái nền tảng nhờ đó chúng ta sống một cách bạo dạn. Và chúng ta cần phải có thể loan báo niềm tin tưởng tự do và bảo đảm này bằng lời nói của chúng ta cũng như chứng thực nó bằng đời sống Kitô hữu của chúng ta.

 

Tuy nhiên, mỗi ngày chúng ta thấy chung quanh chúng ta nhiều người vẫn dửng dưng hay không chịu đón nhận việc loan báo này. Ở đoạn kết của Phúc Âm Thánh Marcô mà chúng ta hôm nay thấy được những lời cứng rắn từ Đấng Phục Sinh, vị bảo chúng ta rằng: “Ai tin và lănh nhận phép rửa th́ sẽ được cứu độ; bằng ai không tin sẽ bị luận phạt” (Mc. 16:16), họ sẽ bị hư đi. Tôi muốn anh chị em suy niệm về vấn đề này. Việc tin cậy vào tác động của Thánh Linh bao giờ cũng phải thúc đẩy chúng ta vươn ḿnh ra giảng dạy Phúc Âm, hiên ngang làm chứng cho đức tin. Thế nhưng, ngoài cái tiềm năng của một thứ đáp ứng tích cực với tặng ân đức tin, cũng có nguy cơ trong việc loại trừ Phúc Âm, trong việc không đón nhận việc gặp gỡ sống c̣n với Chúa Kitô. Thánh Âu Quốc Tinh đă đặt vấn đề này ở một trong những lời dẫn giải của ngài về dụ ngôn người gieo giống: “Chúng ta nói – ngài bảo – chúng ta gieo hạt giống, chúng ta gieo văi hạt giống. Có những người khinh thường, những người b́nh phẩm và những kẻ diễu cợt. Nếu chúng ta sợ họ, chúng ta sẽ không c̣n ǵ nữa để gieo, và ngày gặt hái sẽ không có hoa mầu. Bởi thế, chớ ǵ hạt giống mọc lên từ mảnh đất tốt” (Discourse on Christian discipline, 13,14: PL 40, 677-678).

 

Bởi thế việc loại trừ không thể khiến chúng ta trở nên chán nản. Là Kitô hữu, chúng ta là những chứng nhân về mảnh đất ph́ nhiêu này, ở chỗ, bất kể những giới hạn của chúng ta, đức tin của chúng ta vẫn cho thấy rằng mảnh đất tốt có đó, nơi mà hạt giống Lời Chúa phát sinh muôn vàn hoa trái cho công lư, b́nh an, yêu thương, cho nhân loại mới và cho ơn cứu độ. Và toàn thể lịch sử Giáo Hội, cùng với tất cả mọi trục trặc của ḿnh, cũng chứng tỏ rằng mảnh đất có đó, hạt giống tốt hiện hữu và sinh hoa kết trái.

 

Thế nhưng chúng ta hăy tự hỏi rằng: ở nơi đâu con người có được một thứ cởi mở cơi ḷng và trí tuệ có thể giúp họ tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng đă trở nên hữu h́nh nơi Chúa Giêsu Kitô tử giá và phục sinh, và lănh nhận ơn cứu độ của Ngài, nhờ đó Chúa Kitô và Phúc Âm của Người trở thành hướng đạo viên và là ánh sáng cho cuộc đời? Câu trả lời đó là chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa, v́ Ngài đă đến gần với chúng ta và chạm đến chúng ta, v́ Thánh Linh, tặng ân của Đấng Phục Sinh, giúp chúng ta có thể lănh nhận và đón nhận Vị Thiên Chúa hằng sống. Bởi thế, đức tin trước hết và trên hết là một tặng ân siêu nhiên, một tặng ân của Thiên Chúa. Công Đồng Chung Vaticanô đă nói: “Để thực hiện tác động đức tin này, ân sủng của Thiên Chúa và sự trợ giúp bên trong của Thánh Linh cần phải có trước và phải hỗ trợ, trong việc tác động cơi ḷng để hướng nó về với Thiên Chúa, trong việc mở đôi mắt của trí khôn và trong việc cống hiến ‘niềm vui và làm cho mọi người dễ dàng chấp nhận sự thật và tin tưởng sự thật’” (Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum, 5).

 

Căn bản cho cuộc hành tŕnh đức tin của chúng ta đó là Phép Rửa, bí tích cống hiến cho chúng ta Thánh Linh – làm cho chúng ta thành con cái của Thiên Chúa nơi Đức Kitô – và đánh dấu việc chúng ta tiến vào cộng đồng đức tin là Giáo Hội: chúng ta không tự ḿnh tin tưởng mà lại không có ân sủng của Thần Linh trước đó; và chúng ta không tin tưởng riêng lẻ mà là cùng với anh chị em của chúng ta. Từ khi lănh nhận Phép Rửa, hết mọi tín hữu đều được kêu gọi tiếp tục sống việc tuyên xưng ấy và biến việc tuyên xưng đức tin này thành của ḿnh, cùng với anh chị em của ḿnh

 

Đức tin là tặng ân của Thiên Chúa, nhưng đức tin cũng là một tác động hết sức tự do của con người. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă nói rơ như thế. Sách này nói rằng: “Việc tin tưởng là những ǵ khả dĩ chỉ nhờ ân sủng và sự trợ giúp nội tâm của Thánh Linh. Thế nhưng cũng không kém phần đúng ở chỗ tin tưởng là một tác động đích thực của con người. (Nó) không trái với tự do của con người hay trí khôn của con người” (số 154). Thật vậy, việc tin tưởng bao hàm tự do và lư trí của con người và nâng chúng lên bằng một cuộc mạo hiểm cho cuộc sống như là một cuộc xuất hành; đó là một cuộc xuất hành ra khỏi tự do và lư trí của con người, một cuộc lên đường ra khỏi cái an toàn được chúng cấp cho cũng như khỏi những cấu trúc về tâm thần của chúng để phó mặc chúng cho tác động của Thiên Chúa là Đấng cho chúng ta thấy cách thức đạt tới tự do đích thực, tới căn tính loài người của chúng ta, tới niêm vui chân thực của cơi ḷng và b́nh an với hết mọi người. Tin tưởng đó là hoàn toàn tự do và hân hoan phó ḿnh cho dự án quan pḥng của Thiên Chúa đối với lịch sử, như tổ phụ Abram, như Mẹ Maria Nazarét. Thế nên, đức tin là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa “xin vâng” cùng Thiên Chúa bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa. Và tiếng “xin vâng” này biến đổi đời sống và mở đường vươn tới tầm vóc viên trọn của ư nghĩa, khiến nó trở nên rất ư là mới mẻ, rất ư là phong phú nơi niềm hân hoan và hy vọng khả tín.  

 

Các bạn thân mến, thời điểm chúng ta đang sống đây cần đến những Kitô hữu được Chúa Kitô chiếm đoạt, Đấng tăng trưởng trong đức tin nhờ việc quen thuộc với Thánh Kinh và các Bí Tíchnhững con người giống như một cuốn sách mở ra cho thấy cái cảm nghiệm về một cuộc sống mới trong Thần Linh và sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ bảo tŕ chúng ta trong cuộc hành tŕnh này và mở đường dẫn đến sự sống vô tận. Xin cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2012 (nhan đề do người dịch tự đặt và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

Cảm Nhận của người dịch

 

 

Đức tin của Kitô hữu Công giáo chúng ta vẫn biết là một đức tin "tông truyền", được tóm gọn nơi Kinh Tin Kính và được tuyên xưng trong phụng vụ Thánh lễ Chúa Nhật hay trong các Lễ trọng. Tuy nhiên, đức tin không phải chỉ thuần lư thuyết và trên môi miệng như thế...

 

Bởi vậy, cũng theo chiều hướng hiện thực hóa đức tin như ở bài giáo lư về đức tin thứ 1, trong bài thứ hai về đề tài bản chất của đức tin, ĐTC thậm chí không hề đả động ǵ tới câu định nghĩa của Thánh Phaolô về đức tin trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái ở đoạn 11 câu 1: "Đức tin là bảo đảm cho những ǵ chúng ta hy vọng và là bảo chứng cho những ǵ chúng ta không thấy".

 

Ngài đă định nghĩa đức tin theo chiều hướng tu đức, chiều hướng sống đạo, chiều hướng hiện thực hóa với đời thường, ở chỗ, trước hết, ngài cho thấy đức tin liên hệ hết sức mật thiết và bất khả thiếu với đời sống thiết thực của con người trên trần gian, sau đó ngài mới đi thẳng vào đức tin, một đức tin chẳng những là một tặng ân mà c̣n là một tác động tự do của con người nữa:

 

Đức tin liên hệ đến đời sống thiết thực của con người

 

Đức tin là ǵ? Phải chăng đức tin vẫn là những ǵ ư nghĩa trong một thế giới đang xuất hiện những chân trời mới bởi khoa học và kỹ thuật nên đă trở thành những ǵ không thể nào tưởng tượng được? Ngày nay tin tưởng nghĩa là ǵ?

 

Đâu là ư nghĩa của đời sống? Có một tương lai nào đó cho con người, cho chúng ta và cho các thế hệ mới hay chăng? Làm thế nào chúng ta có thể hướng những chọn lựa tự do của chúng ta tới một đời sống thành đạt và hạnh phúc? Cái ǵ đang đợi chờ chúng ta bên ngoài ngưỡng cửa của sự chết?

 

 

Những câu hỏi bất khả dồn nén này cho thấy rằng thế giới của việc phác họa, của tính toán chính xác và của thí nghiệm – tóm lại, của kiến thức khoa học – tuy quan trọng đối với cuộc sống con người, nhưng tự chúng vẫn chưa đủ. Chúng ta không chỉ cần bánh ăn; chúng ta cần yêu thương, nghĩa lư và niềm hy vọng. Chúng ta cần một nền tảng chắc chắn và cơ sở vững vàng để giúp chúng ta sống với một ư nghĩa thực sự, cho dù ở vào những lúc khủng hoảng, tối tăm và khó khăn, cũng như giữa những trục trặc hằng ngày của chúng ta. Đó chính là những ǵ đức tin cống hiến cho chúng ta:

 

Đức tin chẳng những là một tặng ân mà c̣n là một tác động tự do của con người

 

Đức tin là một niềm tin tưởng phó thác bản thân ḿnh cho một “Đấng” là Thiên Chúa; đức tin cung cấp một thứ bảo đảm khác với nhưng không kém phần vững chắc với những ǵ chúng ta thấy nơi tính toán chính xác hay khoa học.

 

Đức tin không phải chỉ là vấn đề lư trí của con người đồng ư với những chân lư về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân ḿnh cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi.

 

Đức tin có nghĩa là tin tưởng vào t́nh yêu trung thành của Thiên Chúa, một t́nh yêu kéo dài ngay cả trước lầm lỗi của con người, của sự dữ và của chết chóc, và là một t́nh yêu có thể biến đổi hết mọi h́nh thức nô lệ bằng cách ban cho tiềm năng của ơn cứu độ.

 

Việc tin tưởng bao hàm tự do và lư trí của con người và nâng chúng lên bằng một cuộc mạo hiểm cho cuộc sống như là một cuộc xuất hành; đó là một cuộc xuất hành ra khỏi tự do và lư trí của con người, một cuộc lên đường ra khỏi cái an toàn được chúng cấp cho cũng như khỏi những cấu trúc về tâm thần của chúng để phó mặc chúng cho tác động của Thiên Chúa là Đấng cho chúng ta thấy cách thức đạt tới tự do đích thực, tới căn tính loài người của chúng ta, tới niêm vui chân thực của cơi ḷng và b́nh an với hết mọi người.

 

Tin tưởng đó là hoàn toàn tự do và hân hoan phó ḿnh cho dự án quan pḥng của Thiên Chúa đối với lịch sử, như tổ phụ Abram, như Mẹ Maria Nazarét. Thế nên, đức tin là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa “xin vâng” cùng Thiên Chúa bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa.

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

 

Bài giáo lư về Đức Tin 1: ĐTC Biển Đức XVI: “Đức tin có thực sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta, đời sống của tôi hay chăng?