Chân Lư Đức Tin:
...
Con Thiên Chúa hằng sống
(x Mt
16:16)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tiếp
bài:
Chân Lư Đức Tin: Thày
là Đức Kitô,..
Nếu
Phúc Âm Nhất Lăm viết cho dân Do Thái (Phúc Âm Thánh
Mathêu và Marcô) cũng như cho Dân Ngoại (Phúc Âm
Thánh Luca) đều nhắm tới việc chứng thực “Đức Kitô”
Thiên Sai và khía cạnh nhân tính của Người, th́ Phúc
Âm Thánh Kư Gioan viết cho Giáo Hội để Giáo Hội thấy được thần
tính của Người, một thần tính chứng tỏ Người là “Con
Thiên Chúa hằng sống”.
Trước
hết, Phúc Âm của Thánh Kư Gioan viết cho Giáo Hội,
như Sách Khải Huyền của ngài cũng thế, v́ trong phúc
âm này có những yếu tố trực tiếp liên quan đến Giáo
Hội. Như yếu tố tái sinh bởi trời (có tính cách bí
tích) ở đoạn 3, yếu tố bánh sự sống (nuôi dân Chúa)
ở đoạn 6, yếu
tố
chủ
chiên và đàn chiên ở đoạn 10, yếu tố phục vụ và yêu
thương cùng hiệp nhất với nhau trong Chúa ở đoạn từ
13 đến hết 17, yếu tố Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội và
Giáo Hội được xuất phát từ cạnh sườn tuôn ra máu
cùng nước của Tân Adong ở đoạn 19, và yếu
tố trao quyền chăn dắt đàn chiên cho tông đồ Phêrô ở
đoạn 21.
Sau
nữa, Phúc Âm của Thánh Kư Gioan nhắm vào việc chứng
thực thần tính của “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống”, ở chỗ, ngay trong lời mở đầu, đă có những chi
tiết liên quan đến thần tính của Người: “Ngay từ ban
đầu đă có Lời, Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên
Chúa… Lời đă hóa thành nhục thể…” (Jn 1:1,14). Và
cũng chỉ ở trong Phúc Âm Thánh Kư Gioan mới thấy
những lời tuyên bố của Lời Nhập Thể liên quan đến
thần tính của Người: “Tôi là ánh sáng thế gian… ánh
sáng sự sống” (Jn 8:12); “Tôi là Bánh hằng sống từ
trời xuống” (Jn 6:51); “Thày là sự sống lại và là sự
sống” (Jn 11:25); “THày là đường, là sự thật và là
sự sống” (Jn 14:6) v.v.
Tuy
nhiên, không phải chú trọng tới chiều kích thần tính
của “Con Thiên Chúa hằng sống” mà Phúc Âm của Thánh
Kư Gioan không hế nói ǵ tới chiều kích “Đức Kitô”
của Người. Bởi v́ "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống" chỉ là một chân lư đức tin duy nhất bất
khả phân ly, mà Phúc Âm Thánh Kư Gioan đă không thể
nào bỏ qua phần đầu của chân lư này, phần về "Đức
Kitô".
Đúng
thế, nếu cẩn thận theo dơi, người đọc thấy được
rằng, trong cuốn Phúc Âm cuối cùng này, nhân vật
Giêsu Nazarét dường như tự ḿnh chứng thực ḿnh là
"Đức Kitô", tuy không bao giờ công khai và hiển
nhiên tuyên bố ḿnh là "Đức Kitô", cho dù có được
dân Do Thái năn nỉ Người hăy tự động chính thức
tuyên bố cho họ biết về Người là "Đức Kitô": "Ngài
sẽ c̣n để cho chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao
lâu nữa đây? Nếu Ngài thực sự là Đấng Thiên Sai th́
hăy cứ nói thẳng cho chúng tôi biết đi"
(Jn 10:24).
Nếu
trong bộ Phúc Âm Nhất Lăm nói chung và Phúc Âm Thánh
Mathêu nói riêng, chứng cớ về sự thật đức tin Người
là "Đức Kitô" đă được vị thánh kư của cuốn phúc âm
thứ nhất này sử dụng các câu Thánh Kinh Cựu Ước để
cho dân Do Thái thấy được tất cả sự thật về Người và
nơi Người, th́ ở Phúc Âm Thánh Gioan, Người đă tự
chứng thực về ḿnh là "Đấng Thiên Sai", bằng cách ít
khi trích dẫn Thánh Kinh cho bằng sử dụng ngay chứng
từ trần gian là những ǵ đă được Tiền Hô Gioan Tẩy
Giả, một nhân vật uy tín được dân tin tưởng, nói về
Người: "Nếu
Tôi làm chứng về ḿnh th́ quí vị không thể kiểm
chứng được chứng từ của Tôi, thế nhưng có một người
khác đang làm chứng về Tôi và chứng từ của ông về
Tôi là những ǵ Tôi biết có thể kiểm chứng. Quí vị
đă sai người với Gioan, vị đă làm chứng cho chân lư"
(Jn 5:31-33).
Tuy
nhiên, chứng từ quan trọng hơn và chính yếu hơn về
sự thật đức tin "Thày là Đức Kitô" đó là chứng
từ của chính Thiên Chúa. Đó là lư do, ngay sau khi
nại đến chứng từ trần gian của Tiền Hô Gioan Tẩy
Giả, như trên trích dẫn, Người đă nói tiếp như thế
này: "(Không
phải là chính bản thân Tôi chấp nhận chứng từ loài
người ấy - Tôi nói đến những điều này là chỉ v́ phần
rỗi của quí vị mà thôi).... Tôi c̣n một chứng từ lớn
lao hơn chứng từ của Gioan nữa ḱa, đó là những công
việc Cha đă trao cho Tôi hoàn thành. Chính những
việc mà Tôi thi hành ấy là những ǵ làm chứng rằng
Cha đă sai Tôi"
(Jn 5:35-36).
Đó là
lư do, ngay sau khi nghe thấy dân Do Thái van nài
Người tỏ ḿnh ra cho họ, đừng để họ phải băn khoăn
t́m kiếm sự thật về Người là "Đức Kitô" nữa, những
ǵ Người đă trả lời cho họ liên quan đến chứng từ
của Cha Người, liên quan đến các công việc Cha trao
cho Người: "Tôi
đă nói với quí vị mà quí vị không tin. Những công
việc Tôi làm nhân danh Cha của Tôi đều làm chứng về
Tôi, thế nhưng quí vị không chịu tin, v́ quí vị
không phải là chiên của Tôi"
(Jn 10:25-26). Như thế có nghĩa là Người tự ḿnh làm
chứng rằng Người quả thực là "Đấng Thiên Sai", Đấng
được Thiên Chúa sai đến với dân Do Thái, bằng chính
việc Người làm theo ư Cha là Đấng đă sai Người: "Tôi từ
trời xuống không phải để làm theo ư của Tôi mà là ư
của Đấng đă sai Tôi"
(Jn 6:38).
Có một
mâu thuẫn hết sức lạ lùng ở đây là, trong khi Người, ở
Phúc Âm Thánh Gioan, cố gắng chứng thực ḿnh là "Đức
Kitô", th́ ở Phúc Âm Nhất Lăm Người lại tỏ ra lo sợ
về việc người ta biết đến căn tính "Kitô" của ḿnh. Đó
là lư do, khi ma quỉ hô lên rằng
“Ngài là Con Thiên Chúa” th́ Người “đă
trách chúng và không cho phép chúng nói v́ chúng đă
biết rằng Người
là Đấng Thiên Sai”
(Lk 4:41). Và cả
sau khi được
tông đồ Phêrô tuyên xưng rất chính xác rằng: "Thày
là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt
16:16), "Người
đă nghiêm nghị truyền lệnh cho các môn đệ của ḿnh
không được nói cho bất cứ ai biết rằng Người là Đấng
Thiên sai"
(Mt 16:20). Trong Tại sao? Tại v́ dân Do Thái khó
ḷng mà chấp
nhận được một Đấng Thiên Sai như Người theo tâm thức
mong đợi thiên về trần gian của họ.
Sự thật
về Người "là Đức Kitô" quả thực là một bí mật siêu
việt, trí khôn hạn hẹp của loài người không thể nào
thấu suốt và chấp nhận nếu không được mạc khải thần
linh. Chính các tông đồ, cho dù đă nhận biết căn
tính của Thày ḿnh "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống" như thế, mà ngay sau đó vẫn bị Thày thậm tệ
quở mắng là "Đồ Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt
Ta" (Mt 16:23), v́ họ vẫn
c̣n
những
phán đoán về Người theo trần gian hơn là theo đúng
như phán đoán của Thiên Chúa (x Mt 16:23). Ở chỗ,
theo họ, đă “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”
th́ một c̣n ai hay một sự ǵ có thể đụng chạm tới,
trái lại, có mănh lực trên mọi sự và mọi người v.v.
Có thể chính v́ cái tâm thức trần tục này mà
thậm
chí sau này có người
c̣n âm
mưu phản nộp Người như tông đồ Giuđa Íchca (x Mk
14:10-11), "tất cả bỏ Người mà thoát thân" (Mk
14:50), hay trắng trợn chối bỏ Người như tông đồ
Phêrô (x Mk 14:66-72).
Các
tông đồ là thành phần được tuyển chọn để trở thành
chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người c̣n như
thế trước sự thật "Thày là Đức Kitô" nơi Người th́
thử hỏi dân chúng nói chung và thành phần trí thức
như Pharisiêu hay luật sĩ hoặc có thẩm quyền như Hội
Đồng Đầu Mục Do Thái lại càng bị choáng váng tới đâu,
đến độ họ chia rẽ nhau trong chính hàng ngũ của ḿnh.
Dưới đây là một số trường hợp điển h́nh cho thấy dân
chúng chia rẽ hay bị choáng ngợp
trước sự thật về "Đức Kitô" nơi nhân vật Giêsu
Nazarét.
Trường
hợp thứ 1 xẩy ra vào Ngày Lễ Lều Tạm và sau những
lời (Jn 7:21-24) Người đáp lại câu chạy tội của dân
Do Thái nói với Người bấy giờ rằng "Ông mất trí rồi,
ai mà muốn giết ông chứ?" (Jn 7:20,21-24), th́ Thánh
Kư Gioan cho thấy rằng: "Điều ấy đă khiến cho một
số dân Thành Giêrusalem nhận định là 'Đó không phải
là người mà họ muốn giết hay sao? Ḱa ông ta đang
nói công khai mà họ lại chẳng hề lên tiếng ǵ với
ông ta cả! Có lẽ cácvị có thẩm quyền đều đă quyết
định rằng ông ta là Đấng Thiên Sai. Phần chúng ta
th́ biết người này bởi đâu mà đến. Khi Đấng Thiên
sai đến không ai lại không biết được nguồn gốc của
Ngài... Nhiều người trong đám đông tỏ ra tin
vào Người. Họ lập đi lập lại rằng: 'Khi Đấng Thiên
Sai đến, liệu Ngài có thể thực hiện nhiều dấu lạ hơn
người này hay chăng?'" (Jn 7:25-27,31).
Trường
hợp thứ 2 xẩy ra, cũng ngay sau đoạn 7 trên đây, khi
Người kêu gọi "những ai khát đến cùng Tôi; ai tin
vào Tôi th́ hăy uống v́ Thánh Kinh đă nói: 'Từ trong
họ sẽ tuôn chảy những gịng sông chảy nước sự sống'"
(Jn 7:37-38), th́ Thánh Kư Gioan thuật lại cuộc
tranh luận xẩy ra như thế này: "Có một số người
trong đám đông nghe thấy những lời ấy th́ bắt đầu
lên tiếng nói: 'Vị này phải là một tiên tri'. Có
những người khác lại tuyên bố: 'Người là Đấng Thiên
Sai'. Nhưng có kẻ chống lại mà rằng: 'Đấng Thiên Sai
chẳng lẽ lại xuất phát từ Galilêa? Thánh Kinh đă
chẳng nói rằng Đấng Thiên Sai, thuộc gịng dơi
Đavít, xuất phát từ Bê Lem, quê của Đavít hay sao?'
Thế là đám đông trở nên chia rẽ trầm trọng" (Jn
7:40-43).
Trường
hợp thứ 3 xẩy ra liên quan đền sự thật về "Đức Kitô"
nơi nhân vật Giêsu Nazarét đó là sau khi Chúa Giêsu
nói "một khi Tôi được treo lên khỏi đất, Tôi sẽ kéo
tất cả mọi người lên cùng Tôi" (Jn 12:32), th́ Thánh
Kư Gioan cho biết phản ứng của dân chúng bấy giờ như
sau: "Đám đông lên tiếng chống lại những lời
Người nói: 'Chúng tôi đă nghe thấy trong lề luật
rằng Đấng Thiên Sai sẽ tồn tại măi măi. Vậy mà Ngài
lại bảo rằng Con Người cần phải được treo lên? Con
Người này là ai vậy?'" (Jn 12:31,34).
Cũng ở
bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm, nơi tŕnh thuật của cả 3 vị
thánh kư về lần gặp gỡ chính thức đầu tiên cũng là
cuối cùng giữa nhân vật Giêsu Nazarét với chính Hội
Đồng Đầu Mục Do Thái, vấn đề then chốt đă được đặt
ra liên quan đến sự thật về "Đức Kitô" nơi con người
này: "Bấy giờ vị thượng tế nói với Người: 'Ta
truyền cho ngươi phải nói cho chúng ta biết một cách
chân thực trước nhan Thiên Chúa hằng sống rằng ngươi
có phải là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hay chăng'"
(Mt 26:63); "Vị thượng tế lại chất vấn Người
rằng: 'Ngươi có phải là Đấng Thiên Sai, Con của Đấng
Thánh hay chăng?'" (Mk 14:61); "Họ lại mang
Người đến trước hội đồng, họ nói: 'Hăy nói cho chúng
ta biết ngươi có phải là Đấng Thiên Sai hay chăng?'"
(Lk 22:66).
Quả
đúng như lời tiên báo của Người về t́nh trạng choáng
váng trước sự thật về "Đức Kitô" của Người đối với
cả dân Do Thái lẫn thành phần tông đồ của Người nói
chung và biến cố chất vấn cuối cùng này của Hội Đồng
Đầu Mục Do Thái. Người đă nói với dân Do Thái trước
rằng: "Quí
vị sẽ t́m Tôi nhưng các vị sẽ chết trong tội lỗi của
các vị. Nơi Tôi đi các vị không thể nào tới được".
Có nghĩa là chung dân Do Thái muốn biết được đích
thực Người là ai hay nguồn gốc của Người từ đâu tới,
nhưng một khi họ biết được tất cả sự thật về Người
khi Người
chính
thức công nhận sự thật ấy như lời họ hỏi: “Phải,
rồi quí vị sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Quyền
Năng và đến trên mây trời” (Mk 14:62)
th́ họ
sẽ chẳng những không chấp nhận Người mà c̣n lên án
tử cho Người nữa, đúng như những ǵ đă xẩy ra nơi
phiên xử của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái về Người. "Nơi
Tôi đi quí vị không thể nào tới được"
đă hoàn toàn ứng nghiệm khi họ chế nhạo và thách
thức Người xuống khỏi thập giá để họ tin, nhưng
Người vẫn làm theo ư Đấng đă sai Người mà thôi.
Đối với
thành phần môn đệ của Người cũng thế, Người cũng lập
lại những ǵ Người đă nói với dân Do Thái: "Các
con nhỏ của Thày ơi, Thày không c̣n ở với các con
lâu hơn được nữa. Các con sẽ t́m kiếm Thày, nhưng
giờ đây Thày nói với các con những ǵ Thày đă từng
nói với người Do Thái đó là 'Nơi Tôi đi quí vị không
thể nào tới được'"
(Jn 13:33). Lời tiên báo này cũng ứng nghiệm nơi cả
các môn đệ của Người, ở chỗ, không một người môn đệ
nào đă có mặt trong cuộc khổ nạn và tử giá của
Người, ngoại trừ người môn đệ được Chúa Giêsu yêu
là Gioan (x Jn 19:25).
Ở Phúc
Âm Thánh Kư Gioan, cho dù vẫn mật thiết liên hệ với
phần đầu của sự thật đức tin: "Thày là Đức Kitô" như
thế,
nhưng trọng tâm của phúc âm này vẫn là "Con Thiên
Chúa hằng sống". Có thể nói và phải nói rằng nếu
thực sự "Thày là Đức Kitô" th́ thành quả tất yếu hay
mục đích tối hậu vẫn hướng tới chỗ Thày chính là
"Con Thiên Chúa hằng sống". Ở chỗ, “Thày là Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”
là Đấng
đă hoàn toàn làm theo ư Đấng sai Người, chẳng những
nơi những ǵ Cha muốn mà c̣n cả cách thức Cha muốn
nữa: "V́
Tôi không tự ḿnh mà nói; không, Cha là Đấng đă sai
Tôi truyền cho Tôi nói những ǵ và nói ra sao"
(Jn 12:49).
Và
chính Người đă khẳng định Đấng sai Người chính là
Cha của Người, là Thiên Chúa, Đấng
đă sai chính Con Một của ḿnh đến, chứ không sai bất
cứ con người thuần túy nào đến như trong Cựu Ước nữa.
Đó là lư do chỉ trong Phúc Âm của Thánh Kư Gioan mới
có các câu chẳng những cho thấy mối liên hệ giữa Cha
và Con mà c̣n giữa Thiên Chúa với loài người nơi Con
của Ngài. Chẳng hạn, điển h́nh nhất là câu:
"Thiên
Chúa đă yêu thương thế gian đến ban Người Con duy
nhất của ḿnh để ai tin vào Người th́ không phải
chết nhưng được sự sống đời đời"
(Jn 3:16).
Trong
dụ ngôn về vườn nho và thành phần tá điền ở Phúc Âm
Nhất Lăm cả 3 vị thánh kư (x Mt 21:37-39; Mk 12:6-8;
Lk 20:13-15) đều nói đến người con rất yêu quí của
chủ vườn nho (ám chỉ "Con Thiên Chúa hằng sống" nhập
thể) được cha sai đến cuối cùng để thu thành quả của
vườn
nho
từ nhóm
tá điền
thay
cho một số thành phần tôi tớ được sai đến trước
đó (ám chỉ các vị tiên tri Cựu Ước) và đều đă bị bọn
tá điền bất lương hành hạ và sát hại, nhưng thân
phận của người con này cũng không hơn ǵ nhóm đầy tớ
trước đó, tức cũng bị đám tá điền sát hại, v́ có sát
hại chính người con này của chủ họ mới có thể đoạt
trọn gia tài của chủ, (ám chỉ thái độ của Hội Đồng
Đầu Mục Do Thái đă nhân danh Thiên Chúa và muốn bảo
vệ danh Thiên Chúa mà sát hại Con Thiên Chúa chỉ là
một con người thuần túy trước mắt của họ mà đă dám
lộng ngôn phạm thượng cho ḿnh là Con Thiên Chúa -
Mt 26:63-66; Mk 14:61-64; Lk 22:66-71).
Như
thế, nơi sự thật đức tin giữa phần nhất "Thày là Đức
Kitô" và phần hai "Con Thiên Chúa hằng sống", có một
móc nối vô cùng chặt chẽ, đó là sự kết hợp bất khả
phân ly giữa ư muốn của Con là Đấng Thiên Sai của
Cha nơi nhân tính với ư muốn của Cha là Đấng đă sai
Con. Ở đây chúng ta thấy lời nguyện "ư Cha thể hiện
dưới đất cũng như trên trời" trong Kinh Lạy Cha hoàn
toàn ứng nghiệm và nên trọn nơi "Đức Giêsu Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống". Ở chỗ, "ư Cha thể hiện dưới
đất" đây là thể hiện nơi nhân tính của Đức Kitô
Thiên Sai, và "cũng như trên trời" đây là thể hiện
theo đúng như ư muốn của Cha. Nếu "Lời đă hóa thành
nhục thể" (Jn 1:14) là "để tỏ Cha ra" (Jn 1:18) th́
chính việc Người làm chứng về ḿnh là "Đức Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống", bằng cách làm theo ư Cha chứ
không phải ư muốn nhân tính của bản thân Người lại
là việc Người tỏ Cha ra một cách minh nhiên và sống
động nhất, nhờ đó, nhờ mối hiệp nhất "Cha ở trong
Con và Con ở trong Cha" (Jn 17:21), được thể hiện
nơi Giáo Hội mà "thế gian có thể tin rằng Cha đă sai
Con" (Jn 17:21,23).
Tuy vai
tṛ thiên sai giống nhau giữa thành phần đầy tớ được
sai đến trước và người con được sai đến cuối cùng và
số phận bị tàn sát cũng giống nhau giữa cả thành
phần tôi tớ lẫn người con, nhưng giữa người con và
thành phần tôi tớ của ông chủ vườn nho hoàn toàn
khác nhau nơi thân phận của ḿnh. Ở chỗ, người con
mới là người được hưởng gia tài của cha chứ không
phải thành phần tôi tớ.
Trước
hết, gia tài của Thiên Chúa đây có thể hiểu về Danh
của Thiên Chúa, Đấng hiện hữu (x Ex 3:14), một Thiên
Chúa chân thật duy nhất (x Jn 17:3), một "Thiên Chúa
là t́nh yêu" (1 Jn 4:8,16) muôn đời thủy chung với
nhân loại, trong việc hoàn thành những ǵ Ngài đă
hứa, nhất là với chung loài người, ngay từ khi bắt
đầu có nguyên tội, bằng cách sai Đấng Cứu Thế đến
với loài người sa đọa, trở thành gịng dơi của loài
người để có thể đạp nát đầu rắn quỉ Satan (x Gen
3:15), "phá hủy các việc làm của ma quỉ" (1Jn 3:8),
bằng chính cái chết vô cùng đớn đau và nhục nhă thấp
hèn của ḿnh. Trong việc "vâng lời cho đến chết, cho
dù chết trên thập tự giá" (Phil 2:8) như thế, "Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" đă thực sự tôn vinh
Cha hơn bao giờ hết, đă tỏ Danh Cha hơn hết, nhất là
cho các môn đệ của Người: "Cha ơi, xin hăy tôn
vinh Danh Cha!" (Jn 12:28); "Giờ đây Con
Người được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi
Người" (Jn 13:31); "Cha ơi, giờ đă đến, xin
hăy tôn vinh Con của Cha để Con của Cha có thể tôn
vinh Cha" (Jn 17:1); "Con đă tỏ danh Cha cho
những ai Cha ban cho Con nơi thế gian" (Jn
17:6).
Sau
nữa, gia tài của Thiên Chúa đây c̣n có thể hiểu về
Thánh Thần tràn đầy nơi "Đức Giêsu Kitô, Con Thiên
Chúa hằng sống": "Khi
ngươi thấy Thần Linh ngự xuống và đậu trên ai th́ đó
là vị làm phép rửa bằng Thánh Linh"
(Jn 1:33); "Ai
uống thứ nước Tôi ban cho họ sẽ không bao giờ khát
nữa; không, thứ nước Tôi ban sẽ trở thành một mạch
nước vọt lên để cung cấp sự sống đời đời trong họ"
(Jn 4:14); "Vậy,
được tràn đầy Thánh Linh, Chúa Giêsu đă rời sông
Dược Đăng và được Thần Linh đưa vào sa mạc 40 ngày,
nơi Người bị ma quỉ cám dỗ"
(Lk 4:1-2); "Hôm
nay, đoạn Thánh Kinh này được nên trọn như quí vị
nghe thấy"
(Lk 4:21), Người có ư nói đến đoạn Sách Tiên Tri
Isaia (61:1) nói về Thánh Linh ở nơi Người: "Thần
trí của Chúa ở trên tôi...".
Chính
bởi Thánh Linh, chứ không phải bởi loài người, mà
Người đă được thụ thai (x Mt 1:20; Lk 1:35), và cũng
chính bởi Thánh Linh mà Người đă sống lại từ trong
kẻ chết (x Rm 8:11). V́ được sinh ra và phục sinh
bởi Thánh Linh như thế mà Người có cùng bản tính với
Cha, ngang hàng với Cha, hằng hữu như Cha (x Jn
1:1-2, 8:58, 10:30). Đúng thế, ngay từ giây phút
được thụ thai trong ḷng Trinh Nữ Maria, tức ngay từ
khi nhập thể làm người, bởi mầu nhiệm ngôi hiệp
(hypostatic union), hai bản tính - thần tính và nhân
tính – đă hiệp nhất và trở nên một Ngôi Vị đó là
“Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. V́ chủ thể của
Ngôi Vị độc nhất vô nhị này là “Con Thiên Chúa” về
thần tính, chứ không phải “Con Người” về nhân tính,
mà các việc Người làm với tư cách là “Con Thiên
Chúa” nơi nhân tính của Người là một “Con Người” đă
có một giá trị vô cùng, và thân xác thuộc nhân tính
của Người đă được mặc lấy tính chất vĩnh hằng để nó
không bao giờ bị hư nát, trừ phi Người tự ư bỏ nó
đi, nhưng vẫn có quyền lấy nó lại (x Jn 10:18), v́
Người muốn sử dụng nó như là một hạt miến mục nát đi
trong ḷng đất thế gian để nó có thể sinh muôn vàn
hoa trái cứu độ (x Jn 12:24).
Sau
hết, gia tài của Thiên Chúa đây cũng có thể hiểu là
sự sống thần linh, sự sống đời đời. Nếu "sự sống đời
đời là nhận biết Cha là Vị Thiên Chúa chân thật duy
nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Jn 17:3),
th́ tất cả những ǵ "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống" làm trên trần gian này đều chỉ có một mục đích
duy nhất và trên hết đó là thông ban sự sống thần
linh của Người cho con người, tức là thông ban kiến
thức thần linh của Người về Cha và về chính bản thân
ḿnh cho con người, nhờ đó, con người có thể nhận
biết Thiên Chúa qua Người, nhất là qua mầu nhiệm
Vượt Qua của Người từ khổ nạn tử giá đến phục sinh
vinh hiển. Tuy nhiên, không thể nào ban sự sống thần
linh là ư thức thần linh về Thiên Chúa nếu "Đức
Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" không có sự
sống thần linh nơi chính ḿnh Người. Thánh Kư Gioan,
trong Thư Thư Nhất của ḿnh, đă đồng hóa "Đức Giêsu
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" với “sự sống”, “sự
sống đời đời”: "Sự sống đă trở nên hữu h́nh... sự
sống đời đời đă ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho
chúng ta" (1Jn 1:2), nên v́ thế đă khẳng định
rằng: "Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời
đời, và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là
có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa th́ không có
sự sống" (1Jn 5:11-12).
Sự sống
thần linh nơi "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
đây chính là ư thức thần linh về Cha của Người, như
chính Người khẳng định một cách nào đó qua những câu
sau đây: "Không
một ai đă từng thấy Cha - chỉ có duy Đấng từ Thiên
Chúa mà đến đă thấy Cha. Tôi bảo đảm với quí vị rằng
ai tin th́ có sự sống đời đời. Tôi là bánh sự sống"
(Jn 6:46-48); "Như
Cha của Tôi là Đấng có sự sống đă sai Tôi, và Tôi có
sự sống bởi Cha thế nào, th́ ai ăn Tôi sẽ có sự sống
bởi Tôi như vậy"
(Jn 6:57); "Vậy
quí vị biết Tôi và quí vị biết được gốc gác của Tôi
ư? Sự thật đó là Tôi không tự ḿnh mà đến. Tôi được
sai đến bởi Đấng có quyền sai phái và Ngài là Đấng
quí vị không biết. Tôi biết Ngài v́ chính từ Ngài mà
Tôi đến: Ngài đă sai Tôi"
(Jn 7:28-29); "Vấn đề ở đây đó
là quí vị đang muốn sát hại Tôi, một người đă nói
với quí vị về sự thật mà Tôi đă nghe được từ Thiên
Chúa..."
(Jn 8:40); "Nếu
Tôi nói rằng Tôi không biết Ngài th́ Tôi cũng không
hơn ǵ quí vị - chỉ là một kẻ dối trá thôi! Phải,
Tôi biết rơ về Ngài và Tôi tuân giữ lời của Ngài"
(Jn 8:55); "Ai
thấy Thày là thấy Cha... Các con chẳng lẽ không tin
rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày hay sao?"
(Jn 14:9-10).
Và để
có thể thông ban sự sống thần linh cho loài người
nói chung và Giáo Hội nói riêng, "Đức Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống" đă phải thông ban Thánh Linh
của chính bản thân đầy Thánh Linh của Người, v́
Thánh Linh mới là Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả thâm
cung của Thiên Chúa (x Rm 2:10), bởi "xác
thịt th́ sinh xác thịt, Thần Linh th́ sinh thần linh"
(Jn 3:6), tức là con người phàm nhân không thể nào
biết được "Thiên Chúa là thần linh" (Jn 4:24) nếu
không có chính Thần Linh của Ngài hay nếu không được
Ngài thông ban Thần Linh của Ngài cho. V́ Thánh Linh
"là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính), sự sống thần
linh, kiến thức thần linh về Thiên Chúa như thế, mà
"Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" đă minh
định vai tṛ bất khả thiếu của Thánh Linh như sau: "Khi
Người đến, là Thần Chân Lư, Ngài sẽ dẫn các con vào
tất cả sự thật. Ngài sẽ không tự ḿnh mà nói, nhưng
chỉ nói những ǵ Ngài nghe thấy và sẽ loan truyền
cho các con những ǵ sẽ đến. Làm như vậy, Ngài sẽ
tôn vinh Thày v́ Ngài sẽ lănh nhận từ Thày những ǵ
Ngài thông đạt cho các con. Tất cả những ǵ Cha có
đều thuộc về Thày. Đó là lư do Thày đă nói rằng Ngài
sẽ thông đạt cho các con những ǵ Ngài sẽ lănh nhận
từ Thày"
(Jn 16:13-15).
"Tất cả
những ǵ Cha có đều thuộc về Thày"
đây
tức là
"Người
Con này là phản ánh của vinh quang Cha, là hiện thân
của bản thể Cha" (Heb 1:3), và "Ngài sẽ thông đạt
cho các con những ǵ Ngài sẽ lănh nhận từ Thày"
đây nghĩa là Thánh Thần là Thần Chân Lư sẽ tỏ "Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" ra cho chung Giáo
Hội cũng như cho riêng Kitô hữu, làm cho Người lớn
lên trong họ cho đến khi Người đạt đến tầm vóc viên
trọn của Người (x Eph 4:13,15), nhờ đó, họ có thể
trở thành chứng nhân trung thực và sống động của và
cho "Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
�
Nếu
"Đức Kitô" là tột đỉnh của mạc khải thần linh liên
quan đến Cựu Ước, th́ "Con Thiên Chúa hằng sống" là
tất cả mạc khải thần linh liên quan đến Tân Ước, v́
nơi Người, chung nhân loại và riêng Giáo Hội chẳng
những thấy được dung nhan vô cùng nhân hậu đáng kính
mến của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất mà c̣n nhờ
Người đạt tới tầm vóc viên trọn của thân phận làm
người được dựng nên theo h́nh ảnh thần linh và tương
tự thần linh.
Nếu "Đức
Kitô" liên quan đến "Chúa của con" nơi lời tuyên
xưng của tông đồ Tôma trước Đấng Phục Sinh, một vị
Chúa đă chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng Cuộc
Vượt Qua của Người, th́ "Con Thiên Chúa hằng sống"
liên quan đến "Thiên Chúa của con" cũng trong lời
tuyên xưng của tông đồ Tôma, một người "Con Thiên
Chúa hằng sống", "Đấng là Tiên Khởi và Cùng Tận và
là Đấng đang sống. Ta đă từng chết nhưng nay Ta đang sống
- muôn thuở muôn đời" (Rev 1:17-18).
Nếu "Đức
Kitô" liên quan đến thực tại "Thày là sự sống lại" (Jn
11:25) th́ "Con Thiên Chúa hằng sống" liên quan đến
thực tại "Thày là sự sống" (ibid.). Và nếu "Đức Kitô"
liên quan đến việc "Thày đến cho chiên được sự sống"
(Jn 10:10) th́ "Con Thiên Chúa hằng sống" liên quan
đến t́nh trạng "sự sống viên măn" (ibid.) hơn nơi
thành phần chiên là Giáo Hội được Người yêu thương
chăn dắt.
Nếu
“Đức Kitô” Thiên Sai liên quan đến Dân Do Thái, v́
Người là tột đỉnh của mạc khải thần linh Cựu Ước
trong gịng Lịch Sử Cứu Độ của dân tộc được tuyển
chọn làm Dân Chúa này, th́ “Con Thiên Chúa hằng sống”
liên quan đến Dân Ngoại nói chung và Giáo Hội nói
riêng, v́ Người là tất cả mạc khải thần linh của
Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa đă nhập thể và vượt qua
bằng nhân tính loài người của Ngôi Lời.
Nếu
“Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” là Đấng Cứu
Chuộc Nhân Trần (Redemptor Hominis), nhưng lại xuất
phát từ gịng dơi Dân Do Thái (x Jn 4:22), một dân
tộc cho đến nay vẫn mong đợi Đấng Thiên Sai của họ,
v́ họ không công nhận “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống” nơi lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô hay của
Matta (x Jn 11:27) cũng là những người Do Thái như
họ. Nếu dân Do Thái chỉ mong đợi một Đấng Thiên Sai
đầy quyền lực về chính trị và trần thế th́ một khi
họ đang làm cho cả khối Ả Rập Hồi Giáo quanh họ phải
nể mặt về lực lượng quân sự như hiện nay th́ không
biết họ có c̣n mong đợi Đấng Thiên Sai nữa chăng,
hay cho đến khi nào chính họ bị thống trị bởi quân
thù của họ…
Lạy
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến
trong thế gian (x Jn 11:27) và ở cùng chúng con mọi
ngày cho đến tận thế (x Mt 28:20) – con thờ lạy Chúa,
con kính mến Chúa, con cảm tạ Chúa, con xin lỗi Chúa,
con cầu khẩn Chúa, con khao khát rước Chúa - nhờ
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, Mẹ của Chúa
cũng là Mẹ của chúng con. Amen.