TRẮC NGHIỆM GIÁO LƯ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

 

Để tiếp tục tinh thần Năm Đức Tin trong thời gian mùa hè không có các bài giáo lư của Đức Thánh Cha vào các buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần từ đầu Tháng 7 tới hết tháng 8/2013, xin gửi được đóng góp 4 bài trắc nghiệm Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo ( ở cái link Trắc Nghiệm Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo).   

Cấu Trúc và Nội Dung của Sách GLGHCG 

Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo (GLGHCG) được cấu tạo nên bởi 4 phần, vừa giống với bố cục cuốn Giáo Lư của Công Đồng Triđentinô thế kỷ 16, vừa khác một chút ở chỗ bao rộng hơn ở từng phần trong cả 4 phần.  

Phần 1: Trong khi Sách Giáo Lư của Công Đồng Triđentinô là phần về Kinh Tin Kính th́ GLGHCG 1992 là phần về Việc Tuyên Xưng Đức Tin - Profession of Faith, trong đó chẳng những bao gồm cả Kinh Tin Kính mà trước đó c̣n bao gồm cả các vấn đề tổng quát liên quan đến Kinh Tin Kính như Đức Tin, về Mạc Khải Thần Linh, Về Thánh Truyền v.v. 

Phần 2: Trong khi Sách Giáo Lư của Công Đồng Triđentinô là phần về Các Bí Tích th́ GLGHCG 1992 là phần về Việc Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo - Celebration of Christian Mystery, trong đó chẳng những bao gồm từng Bí Tích thuộc 7 bí tích mà trước đó c̣n bao gồm cả vấn đề về chính Phụng Vụ và Thánh Lễ. 

Phần 3: Trong khi Sách Giáo Lư của Công Đồng Triđentinô là phần về Mười Điều Răn th́ GLGHCG 1992 là phần về Đời Sống trong Chúa Kitô - Life in Christ, trong đó chẳng những bao gồm từng điều răn thuộc 10 điều răn mà trước đó c̣n về vấn đề luân lư Kitô giáo nói chung, về lương tâm, về cộng đồng xă hội, về các phúc đức và đời sống nhân đức v.v. 

Phần 4: Trong khi Sách Giáo Lư của Công Đồng Triđentinô là phần về Kinh Lạy Cha th́ GLGHCG 1992 là phần về Việc Cầu Nguyện của Kitô Giáo - Christian Prayer, trong đó bao gồm từng lời nguyện ở Kinh Lạy Cha được dẫn giải mà trước đó c̣n về chính việc cầu nguyện của Kitô giáo. 

Bốn phần của Sách Giáo Lư, dù là của Công Đồng Chung Tridentinô hay hậu Công Đồng Chung Vaticanô II, đều bất khả thiếu và bất khả phân ly, liên hệ mật thiết với nhau. Ở chỗ: 

Hai phần đầu của GLGHCG, theo nội dung, thuộc về Thiên Chúa: phần 1 liên quan đến Mạc Khải Thần Linh, tức đến những chân lư đức tin được Ngài tỏ cho con người, và được tóm gọn nơi Kinh Tin Kính; phần 2 liên quan đến Ân Sủng Thần Linh hay Tác Động Thần Linh, tức đến các phương thế là Phụng Vụ và các Bí Tích được Thiên Chúa sử dụng để thông ban ân sủng của Ngài cho con người.  

Hai phần sau của GLGHCG, theo nội dung, thuộc về con người liên quan đến việc đáp ứng Mạc Khải của Thiên Chúa (phần 1) và Tác Động Thần Linh của Thiên Chúa (phần 2). Phần 3 của GLGHCG, con người cần phải đáp ứng bằng việc sống trọn các giới răn và các phúc đức theo đúng ư muốn của Thiên Chúa, và phần 4 của GLGHCG, con người c̣n cần phải sống đời cầu nguyện "trong tinh thần và chân lư" (Gioan 4:24) để nhờ đó có thể đạt đến tầm mức hiệp nhất nên một với Thiên Chúa là Đấng tỏ ḿnh cho họ (như họ tuyên xưng ở phần 1) và thông ḿnh cho họ (như họ lănh nhận ở phần 2). 

Tuy nhiên, Kitô hữu chỉ có thể sống trọn ơn gọi nên thánh bất khả thiếu của ḿnh đúng như những ǵ họ được Thiên Chúa tỏ ra cho họ nơi Mạc Khải Thần Linh như được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính (GLGHCG phần 1) và nhờ chính Tác Động Thần Linh hay Ân Sủng Thần Linh của Ngài (GLGHCG phần 2) mà thôi. Đó là lư do hai phần sau của GLGHCG liên quan đến con người bao giờ cũng phải được đặt sau và theo sau hai phần đầu của GLGHCG vậy.

 

Yếu tố chính yếu của đức tin nơi GLGHCG 

GLGHCG là tất cả ư thức đức tin của Kitô hữu Công giáo, một đức tin được bao gồm 3 yếu tố bất khả thiếu và bất khả phân ly đó là Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền (xem Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 10; GLGHCG, khoản 95).  

Thánh Kinh

- Thánh Kinh sở dĩ là một trong 3 yếu tố bất khả thiếu của đức tin và cho đức tin là v́ Thánh Kinh là Lời Chúa được linh ứng viết ra (xem GLGHCG, khoản 81; Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 9);

- Thánh Kinh bao gồm cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, và có tất cả là 72 cuốn (45 Cựu Ước và 27 Tân Ước) hay 73 cuốn (nếu chia Sách Tiên Tri Giêrêmia và  phần Ai Ca của vị tiên tri này riêng ra để trở thành 2 phần hay hai cuốn).

Thánh Kinh chất chứa Lời Chúa hết sức sâu xa, muốn hiểu đúng cần phải căn cứ vào 1- "nội dung và tính chất thống nhất của Thánh Kinh" (GLGHCG khoản 112); 2- "Truyền Thống sống động của Giáo Hội" (GLGHCH khoản 113); 3- "Tính cách tương hợp của đức tin" (GLGHCG khoản 114).

- Thánh Kinh là Lời Chúa có thể chất chứa ư nghĩa đen và nghĩa bóng, một nghĩa bóng lại bao gồm 3 nghĩa khác nữa, tất cả là 4 ư nghĩa: 1- nghĩa đen (như câu "Này là Ḿnh Thày"...); 2- nghĩa bóng theo biểu tượng (như các h́nh ảnh Cựu Ước ám chỉ Tân Ước, ám chỉ Chúa Kitô v.v.); 3- nghĩa bóng về luân lư (như Bài Giảng Trên Núi v.v.); và 4- nghĩa bóng theo thần bí (như Sách Khải Huyền hay Diễm T́nh Ca v.v.) - (xin xem GLGHCG khoản 115-117). 

Thánh Truyền

- Thánh Truyền sở dĩ là một trong 3 yếu tố bất khả thiếu của đức tin và cho đức tin là v́ Thánh Truyền là Lời Chúa được các Tông Đồ truyền lại, hay là việc truyền lại Lời Chúa từ các Tông Đồ cho các vị thừa kế (xem GLGHCG khoản 81, và Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 9);

- Thánh Truyền đă giúp cho Giáo Hội biết được toàn sổ bộ Thánh Kinh, và Thánh Kinh được hiểu biết một cách thấu đáo hơn và liên tục hoạt động (xem Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 8);

- Thánh Truyền bởi thế liên quan tới các Giáo Phụ của Giáo Hội, v́ "lời các Thánh Giáo Phụ chứng thực sự sống động của Thánh Truyền" (xem Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 8);

- Thánh Truyền liên quan tới một số Thánh Giáo Phụ tiêu biểu cho cả Đông phương lẫn Tây phương: Đông phương có 4 vị như Thánh Anathasia, Thánh Basiliô Cả, Thánh Gioan Kim Khẩu và Thánh Cyrilô Alexandria; Tây phương cũng có 4 vị như Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrônimô, Thánh Augustinô và Thánh Lêo Cả. 

Huấn Quyền

- Huấn Quyền là quyến bính giáo huấn giảng dạy của Giáo Hội, một quyền bính được chính Chúa Kitô trao ban cho Giáo Hội qua vị lănh đạo Giáo Hội đại diện Người là Thánh Phêrô (xem Mathêu 16:19; Gioan 21:15-17), cũng như cho chung Tông Đồ Đoàn (xem Mathêu 18:18);

- Huấn Quyền của Giáo Hội được thực thi qua các giáo huấn của các vị Giáo Hoàng thừa kế Thánh Phêrô, cũng như qua các công đồng, nhất là các Công Đồng Chung bao gồm cả Giáo Hoàng lẫn các vị Giám Mục là thành phần thừa kế các tông đồ (xem GLGHCG, khoản 88);

- Huấn Quyền liên hệ mật thiết tới cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền là hai yếu tố được coi là kho tàng đức tin Kitô giáo, ở chỗ Huấn Quyền chẳng những chú giải Thánh Kinh mà đă công nhận sổ bộ Thánh Kinh nữa (27 cuốn Tân Ước được Công Đồng Carthage III lần đầu tiên công nhận vào năm 397);

- Huấn Quyền không phải v́ có quyền dẫn giải Lời Chúa và công nhận sổ bộ Thánh Kinh mà vượt lên trên thế giá của Thánh Kinh, trái lại chỉ để phục vụ Lời Chúa mà thôi, v́ chỉ giảng dạy những ǵ được truyền lại (xem Hiến Chế Mạc Khải của Công Đồng Chung Vaticanô II, khoản 10; GLGHCG, khoản 86).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL