Đức Thánh Cha Phanxicô

 Huấn Từ Truyền Tin 2014

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch

(nguyên văn một số trích đoạn thật cô đọng nào đó thôi)

từ http://www.vatican.va/holy_father/francesco/audiences/2014/index_en.htm

 Một số huấn từ truyền tin chọn lọc năm 2013

Đức Thánh Cha Phanxicô: Các Huấn Từ Truyền Tin 2013

 

 

"Chúa Giêsu không phải là một nhân vật thuộc về quá khứ. Người là lời Chúa, Đấng hôm nay đang soi chiếu đường đi nước bước của con ngườiCác hành động của Người, các phép bí tích, đều là những bộc lộ cho thấy sự êm ái dịu dàng, niềm an ủi, t́nh yêu thương của Chúa Cha đối với từng con người".

ĐTC Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Vọng 14/12/2014

Anh chị em thân mến, các con trẻ và giới trẻ thân mến, xin chúc tất cả mọi người một ngày tốt đẹp.

Trong 2 tuần vừa qua, Mùa Vọng đă mời gọi chúng ta hăy tỉnh thức thiêng liêng để sửa soạn đường nẻo cho Chúa, Vị Chúa đang đến. Vào Chúa Nhật thứ ba này, phụng vụ nêu lên cho chúng ta một thái độ nội tâm khác để sống cuộc đợi chờ Chúa này, đó là hân hoan. Như bảng hiệu ấy viết (một bảng hiệu trong khách hành hương bấy giờ: "Con Gesù la gioia è di casa"): Nếu có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui. Đó là những ǵ đề ra cho chúng ta thấy niềm vui có Chúa Giêsu.

Cơi ḷng của con người mong muốn niềm vui. Tất cả chúng ta đều khát vọng niềm vui. Hết mọi gia đ́nh, hết mọi dân tộc đều mong được hạnh phúc. Thế nhưng đâu là niềm vui Kitô hữu được kêu gọi để sống và làm chứng? Nó chính là niềm vui được xuất phát từ việc Thiên Chúa gần gũi, từ sự hiện diện của Ngài trong đời sống của chúng ta. V́ Chúa Giêsu đă đi vào lịch sử, nơi việc hạ sinh của Người ở Bê Lem mà nhân loại đă lănh nhận được hạt giống của Vương Quốc Thiên Chúa, như trái đất có được hạt giống, một hứa hẹn cho một mùa gặt mai sau. Chúng ta không cần t́m kiếm ở đâu khác. Chúa Giêsu đă đến mang niềm vui cho hết mọi người và măi măi
Nó không phải là một niềm vui chỉ trông đợi và có ở trên thên đàng - "ở trên trái đất này chúng ta buồn sầu nhưng trong thiên đàng chúng ta sẽ hạnh phúc". Không. Không phải thế. Trái lại, niềm vui này đă trở nên thực hữu và hiện nay đă có thể cảm nhận được rồi, v́ chính Chúa Giêsu là niềm vui của chúng ta, là nhà của chúng ta
Như bảng hiệu ấy viết: "Có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui", chúng ta hăy cùng nhau lập lại điều này: "Có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui". Mà nếu không có Chúa Giêsu th́ họ có niềm vui hay chăng? Không có. Chúa Giêsu là Đấng đang sống động. Người là Đấng phục sinh và đang hoạt động trong chúng ta, nhất là bằng lời của Người và bằng các phép bí tích. 
Tất cả chúng ta là thành phần đă lănh nhận phép rửa, là con cái của Giáo Hội, đều được kêu gọi đón nhận một lần nữa sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta và giúp cho những người khác khám phá ra sự hiện diện của Ngài, hay tái nhận thức được sự hiện diện này nếu chúng ta đă quên mất sự hiện diện ấy. Đó là một sứ vụ đẹp đẽ, giống như sứ vụ của Thánh Gioan Tẩy Giả, ở chỗ chỉ cho dân chúng thấy Đức Kitô - chứ không phải bản thân chúng ta - v́ Người là đích điểm sau cùng cần cơi ḷng của con người vươn tới khi nó t́m kiếm niềm vui và hạnh phúc
Cũng thế, trong phụng vụ hôm nay, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy những điều kiện để trở thành một "thừa sai của niềm vui", đó là kiên tŕ cầu nguyện, là luôn tri ân cảm tạ Thiên Chúa, là nghe theo Thần Linh của Ngài, là t́m sự thiện và tránh sự ác. Nếu điều này trở thành lối sống của chúng ta th́ Tin Mừng có thể lọt vào rất nhiều gia đ́nh và giúp cho dân chúng cùng các gia đ́nh khám phá thấy ơn cứu độ ở nơi Chúa Giêsu. Nơi Người mới có thể có được b́nh an nội tâm và sức mạnh để hằng ngày đương đầu đối diện với các t́nh huống khác nhau của cuộc sống, cho dù những t́nh huống khó khăn nhất và đắt giá nhất. 
Chẳng bao giờ nghe thấy có một vị thánh buồn hay một vị thánh có gương mặt sầu thương. Không bao giờ. Ngược lại th́ có.
Kitô hữu là một con người có một cơi ḷng tràn đầy b́nh an, v́ họ biết làm sao để có niềm vui trong Chúa, ngay cả những lúc khó khăn trong cuộc sống xẩy ra.
Vấn đề có đức tin không phải là không có những giây phút khó khăn, mà là có sức mạnh để đương đầu với chúng, ư thức rằng chúng ta không lẻ loi cô độc một ḿnh. Và đó là B́nh An Thiên Chúa ban cho con cái của Ngài. 
Với ánh mắt hướng về Giáng Sinh đang tiến tới, Giáo Hội mời gọi chúng ta hăy làm chứng rằng Chúa Giêsu không phải là một nhân vật thuộc về quá khứ. Người là lời Chúa, Đấng hôm nay đang soi chiếu đường đi nước bước của con người. Các hành động của Người, các phép bí tích, đều là những bộc lộ cho thấy sự êm ái dịu dàng, niềm an ủi, t́nh yêu thương của Chúa Cha đối với từng con người. Trinh Nữ Maria, "căn nguyên cho niềm vui của chúng ta", luôn mang lại cho chúng ta niềm vui trong Chúa, Đấng đến để giải thoát chúng ta khỏi rất nhiều thứ nô lệ trong ngoài. 

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

 

Anh chị em thân mến, tôi quên mất một câu. Đó, chúng ta trông thấy được câu ấy, câu Có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui. Chúng ta hăy cùng nhau nói câu này nhé: Có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui. (sau đó ĐTC ngỏ lời chào hỏi các phái đoàn hành hương ở một số nơi, nhất là các trẻ em, rồi ngài lại tiếp:)

Cầu nguyện là hơi thờ của linh hồn. Cần phải t́m những giây phút trong ngày để mở ḷng ra cho Chúa bằng những lời nguyện đơn sơ vắn gọn của dân Kitô giáo. Đó là lư do tại sao tôi đă quyết định tặng cho anh chị em hôm nay một món quà, hết mọi người ở quảng trường này, một bất ngờ, một quà tặng. Một tập sách nhỏ cỡ bỏ túi trong đó có một số kinh nguyện cho các giây phút khác nhau trong ngày cũng như cho các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Thế thôi. Sẽ có một số t́nh nguyện viên phân phát chúng ra. Hết mọi người lấy 1 tập và luôn mang theo nó với anh chị em, như là một dụng cụ giúp cho anh chị em sống một ngày với Chúa.

Chúng ta đừng quên sứ điệp đẹp đẽ được mang đến đây ở trên tấm bảng ấy nhé: "Có Chúa Giêsu th́ gia đ́nh có niềm vui". Tôi ưu ái chúc cho tất cả anh chị em một Chúa Nhật tốt đẹp và một bữa trưa ngon miệng. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Hẹn gặp anh chị em sau! Rất ư là nhiều niềm vui!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ư)

http://www.zenit.org/en/articles/angelus-address-on-the-joy-we-have-in-jesus

 

 

 

"Sứ điệp của ngày lễ Hoài Thai Vô Nhiễm của Trinh Nữ Maria hôm nay có thể được

 tóm gọn bằng những lời này: hết mọi sự đều là ân sủng, hết mọi sự đều là tặng ân

nhưng không của Chúa và của t́nh Ngài yêu thương chúng ta"

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Lễ Mẹ Vô Nhiễm Thứ Hai 8/12/2014

Anh chị em thân mến,

Sứ điệp của ngày lễ Hoài Thai Vô Nhiễm của Trinh Nữ Maria hôm nay có thể được tóm gọn bằng những lời này: hết mọi sự đều là ân sủng, hết mọi sự đều là tặng ân nhưng không của Chúa và của t́nh Ngài yêu thương chúng ta. Thiên Thần Ga Biên đă gọi Mẹ Maria là "đầy ân phúc" (Luca 1:28): nơi Mẹ không có chỗ cho tội lỗi, v́ Thiên Chúa luôn chọn Mẹ làm mẹ của Chúa Giêsu và đă ǵn giữ Mẹ khỏi nguyên tội. 

 Mẹ Maria đă đáp ứng lại ân sủng và phó ḿnh cho ân sủng khi nói cùng Thiên Thần rằng: "Xin hăy thực hiện nơi tôi theo như lời của ngài" (câu 38). Mẹ không nói rằng: "Tôi sẽ làm theo lời của ngài", mà là "hăy thực hiện nơi tôi..." Và Lời đă hóa thành nhục thể trong cung ḷng của Mẹ. Chúng ta cũng được yêu cầu lắng nghe Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta, cũng như chấp nhận ư muốn của Ngài; theo lư lẽ của Phúc Âm th́ không ǵ sinh động hơn và hiệu quả hơn là việc lắng nghe và chấp nhận Lời Chúa. Lời từ Phúc Âm, lời từ Thánh Kinh! Chúa là Đấng luôn nói với chúng ta!

Thái độ của Đức Maria Thành Nazarét cho chúng ta thấy rằng cái là trước cái làm, và chúng ta cần phải trao cái là cho Thiên Chúa để thực sự trở nên như Ngài muốn chúng ta trở thành. Chính Ngài là Đấng thực hiện rất nhiều điều kỳ diệu nơi chúng ta. Mẹ Maria là người lănh nhận, nhưng không thụ động. Giống như, về phương diện thể lư, Mẹ lănh nhận quyền năng của Thánh Linh thế nhưng lại cống hiến thịt và máu cho Con Thiên Chúa đang h́nh thành trong Mẹ thế nào, th́ Mẹ cũng lănh nhận ân sủng và đáp ứng ân sủng bằng đức tin như thế về phương diện thiêng liêng. Đó là lư do, Thánh Âu Quốc Tinh nói rằng Vị Trinh Nữ "đă thụ thai trong ḷng (the heart) trước trong dạ (the womb)" (Discorsi: 215,4). Đức tin được thụ thai trước rồi mới tới Chúa!

Mầu nhiệm chấp nhận ân sủng này, mầu nhiệm nơi Mẹ Maria bằng một đặc ân chuyên biệt ở chỗ không bị trở ngại bởi tội lỗi, là một cơ hội cho hết mọi người. Thật vậy, Thánh Phaolô đă mở đầu Bức Thư ngài gửi cho giáo đoàn Êphêsô bằng những lời ngợi khen này: "Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng đă chúc phúc cho chúng ta bằng hết mọi phúc lành trên Trời trong Đức Kitô" (1:3). Như Mẹ Maria được bà Thánh Isave chào là "có phúc trong mọi người nữ" (Luca 1:42), chúng ta cũng luôn "có phúc", tức là được yêu thương, và v́ thế, "được tuyển chọn trước nhất từ lúc tạo thành thế gian để nên thánh hảo và nguyên tuyền" (Ephêsô 1:4).

Mẹ Maria được ǵn giữ, c̣n chúng ta được cứu độ nhờ Phép Rửa và đức tin. Tuy nhiên, tất cả Mẹ và chúng ta đều nhờ Chúa Giêsu Kitô, "để chúc tụng vinh hiển của ân sủng Người" (câu 6), một ân sủng nhờ đó Đấng Vô Nhiễm đă được hưởng tṛn đầy trọn vẹn. 

Trước t́nh yêu, t́nh thương, ân sủng thần linh được tuôn tràn vào ḷng chúng ta, th́ chỉ có một kết luận duy nhất đó là nhưng không. Không ai trong chúng ta có thể mua được ơn cứu độ. Ơn cứu độ là một tặng ân nhưng không Chúa ban! Một tặng ân nhưng không xuất phát từ Chúa đến nơi chúng ta và sống trong chúng ta. V́ chúng ta đă lănh nhận nhưng không chúng ta cũng được kêu gọi để cho nhưng không (xem Mathêu 10:8); noi gương bắt chước Mẹ Maria, ngay sau khi được tin từ Thiên Thần liền đi chia sẻ tặng ân thai nghén với người chị họ Isave của ḿnh. V́ nếu hết mọi sự đă được ban tặng th́ hết mọi sự cũng cần phải được trao tặng lại. 

Bằng cách nào? Bằng cách hăy để cho Thánh Linh biến chúng ta thành một tặng ân cho người khác. Thần Linh là một tặng ân cho chúng ta, và chúng ta, bằng sức mạnh của vị Thần Linh này, cần phải trở thành tặng ân cho người khác. Điều này làm cho chúng ta trở thành dụng cụ của việc chấp nhận, của ḥa giải và của tha thứ. Nếu đời sống của chúng ta được ân sủng Chúa biến đổi, v́ ân sủng này của Chúa biến đổi chúng ta, th́ chúng ta không thể nào chỉ khư khư giữ lấy ánh sáng xuất phát từ dung nhan của Người, mà để cho nó tỏa sáng ra nhờ đó soi chiếu những người khác. Chúng ta hăy học nơi Mẹ Maria, Đấng đă liên lỉ gắn ánh mắt của Mẹ vào Con của Mẹ và dung nhan của Mẹ đă trở nên "dung nhan giống Chúa Kitô nhất" (Dante, Paradiso, XXXII, 87). Giờ đây chúng ta hăy hướng về Mẹ bằng kinh nguyện gợi nhớ biến cố truyền tin của Thiên Thần. 

 

(Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC đă chào một số phái đoàn hành hương hiện diện, sau đó ngài c̣n nói:)

 

Anh chị em thân mến, 

Chiều hôm nay tôi sẽ đến Đền Thờ Đức Bà Cả để chào Vị Bảo Hộ Dân Rôma - the Salus Popoli Romani, sau đó đến Piazza di Spagna để tái diễn tác động truyền thống tôn kính và nguyện cầu ở chân tượng đài Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm. Nó sẽ là một buổi chiều hoàn toàn dành cho Đức Mẹ! Tôi xin anh chị em hăy hiệp bản thân ḿnh một cách thiêng liêng với tôi trong chuyến đi này để bày tỏ ḷng sùng mộ của con cái đối với Người Mẹ Thiên Đ́nh của chúng ta. Và đừng quên ơn cứu độ là một ơn nhưng không! Chúng ta đă lănh nhận ơn nhưng không này, ân sủng này của Thiên Chúa và chúng ta cần phải trao ban lại. Chúng ta đă lănh nhận tặng ân ấy, chúng ta cần phải cống hiến nó lại cho người khác. Đừng quên điều này nhé!

Chúc tất cả anh chị em một ngày lễ vui vẻ và một Mùa Vọng phúc lộc dưới sự hướng dẫn của Trinh Nữ Maria. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em có bữa trưa ngon lành và xin tạm biệt anh chị em. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ư) 

http://www.zenit.org/en/articles/on-the-feast-of-the-immaculate-conception

 

 

"Ngày nay đang cần đến thành phần làm chứng nhân cho t́nh thương và sự

 êm ái dịu dàng của Chúa, một t́nh thương và dịu dàng có thể lay động những ai lui

 bước, phục hồi những ai chán nản, thắp lên ngọn lửa hy vọng"

Đức Thánh Cha Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Vọng 7/12/2014

Anh chị em thân mến


Chúa Nhật này đánh dấu chặng thứ hai của Mùa Vọng, một thời gian tuyệt vời để làm bừng lên trong chúng ta niềm mong đợi việc trở lại của Chúa Kitô và việc tưởng nhớ tới lần đến lịch sử của Người. Phụng vụ hôm nay tŕnh bày cho chúng ta thấy một sứ điệp đầy hy vọng. Đó là lời mời gọi của Chúa được bày tỏ qua những lời của Tiên Tri Isaia: "Thiên Chúa của ngươi phán: Hăy an ủi, hăy ủi an dân của Ta" (40:1). Với những lời lẽ này, Cuốn Sách của niềm an ủi được mở ra, trong đó Tiên Tri Isaia ngỏ cùng dân chúng ở nơi lưu đầy về một điều loan báo vui mừng liên quan đến cuộc giải phóng. Thời gian hoạn nạn khốn khổ chấm dứt; dân Israel có thể tin tưởng hướng tới tương lai đó là cuối cùng đang có một cuộc hồi hương đợi chờ họ. Và đó là lư do cho lời mời gọi này để chính chúng ta cũng được Chúa ủi an. 

Tiên tri Isaia ngỏ lời cùng thành phần dân chúng đă trải qua một thời gian tăm tối, đă phải trải qua một cuộc thử thách rất trầm kha; thế nhưng bấy giờ đă đến thời điểm của niềm an ủi. Nỗi buồn thương và niềm sợ hải mở đường cho niềm vui, v́ chính Chúa sẽ dẫn dắt dân của Người trên con đường tự do và cứu độ

Ngài sẽ làm điều này bằng cách nào? Bằng việc săn sóc cũng như bằng thái độ dịu dàng của một mục tử chăm lo cho đàn chiên của ḿnh. Ngài sẽ làm cho đàn chiên được hiệp nhất an toàn, chúng sẽ được cỏ ăn, những con chiên bị thất tán sẽ được qui tụ lại an toàn, Ngài sẽ đặc biệt chú ư tới những con gầy c̣m ốm yếu (câu 11). Đó là thái độ Thiên Chúa đối với chúng ta, các tạo vật của Ngài. Bởi thế, vị tiên tri này mời gọi thành phần thính giả - bao gồm cả chúng ta ngày nay - rằng hăy loan truyền sứ điệp hy vọng này trong dân chúng. Sứ điệp Chúa an ủi chúng ta, sứ điệp hăy dọn đường cho niềm ủi an xuất phát từ Chúa.

Thế nhưng chúng ta không thể nào trở thành sứ giả cho niềm an ủi của Chúa nếu chúng ta trước hết không cảm nghiệm thấy niềm vui được Ngài an ủi và yêu thương. Điều này xẩy ra nhất là khi chúng ta lắng nghe lời của Ngài. Phúc Âm, một cuốn sách chúng ta cần phải mang trong túi, đừng quên điều này nhé! Phúc Âm, trong túi của anh chị em hay trong cặp của anh chị em, hăy tiếp tục đọc đấy nghe. Việc này là những ǵ làm cho chúng ta cảm thấy ủi an!

Khi chúng ta trầm lắng nguyện cầu trước nhan Ngài, khi chúng ta gặp Ngài trong Thánh Thể hay nơi bí tích Ḥa Giải. Tất cả những việc này đều giúp chúng ta cảm thấy được niềm ủi an!

Bởi vậy, giờ đây, chúng ta hăy để cho lời mời gọi của Tiên Tri Isaia - "Hăy an ủi, hăy ủi an dân Ta" - vang vọng trong cơi ḷng của chúng ta trong Mùa Vọng này. Ngày nay đang cần đến thành phần làm chứng nhân cho t́nh thương và sự êm ái dịu dàng của Chúa, một t́nh thương và dịu dàng có thể lay động những ai lui bước, phục hồi những ai chán nản, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Chính Ngài là Đấng thắp lên ngọn lửa hy vọng chứ không phải chúng ta

Có rất nhiều trường hợp cần đến chứng từ an ủi của chúng ta. Hăy trở thành hân hoan vui sống, thành phần được ủi an. Tôi nghĩ đến những ai đang bị áp đảo bởi đau thương, bất công và lạm dụng; những ai đang làm nô lệ cho tiền bạc, quyền lực, thành công, trần tục. Đáng thương thay, họ có được một thứ an ủi giả tạo, họ không có sự an ủi thực sự của Chúa!

Tất cả chúng ta được kêu gọi an ủi anh chị em của chúng ta, cống hiến chứng từ là chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể loại trừ được các căn nguyên gây ra những thảm nạn trong đời sống và về tinh thần mà thôi. Ngài có thể làm điều này. Ngài là Đấng quyền năng!

Sứ điệp của Tiên Tri Isaia, một sứ điệp vang vọng trong Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng này, là một thứ dầu thơm đổ lên trên các thương tích của chúng ta và là một lực đẩy để chúng ta ân cần dọn đường cho Chúa. Thật vậy, vị tiên tri này nói với cơi ḷng của chúng ta hôm nay đây để chúng ta biết rằng Thiên Chúa quên đi tội lỗi của chúng ta và an ủi chúng ta.Nếu chúng ta tin vào Ngài bằng một tấm ḷng khiêm hạ và thống hối ăn năn. Ngài sẽ làm sụp đổ những bức tường sự dữ, Ngài sẽ làm biến đi các lỗ hổng thiếu sót của chúng ta, Ngài sẽ san bằng những mấp mô kiêu hănh và hoang tưởng, và sẽ mở đường cho cuộc gặp gỡ Ngài 

Thật sự là có rất nhiều lần chúng ta tỏ ra sợ hăi niềm ủi an, sợ được an ủi. Thật thế, chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong nỗi buồn phiền và hoàn toàn trống rỗng. Anh chị em có biết tại sao hay chăng? V́ trong nỗi buồn phiền chúng ta cảm thấy ḿnh hầu như là kẻ đóng vai chính. Trái lại, nơi niềm ủi an, Thánh Linh lại đóng vai chính! Chính Ngài là Đấng an ủi chúng ta. Chính Ngài là Đấng ban cho chúng ta ḷng can đảm để thoát ra khỏi bản thân ḿnh. Chính Ngài là Đấng mang chúng ta tới nguồn mạch của hết mọi niềm an ủi chân thực, tức là Chúa Cha. Đó là hoán cải, bởi vậy xin anh chị em hăy để cho ḿnh được Chúa ủi an! Hăy để cho ḿnh được Chúa an ủi!

Đức Trinh Nữ Maria là "con đường" chính Thiên Chúa đă đích thân sửa soạn để đến thế gian. Chúng ta hăy kư thác cho Mẹ niềm mong đợi ơn cứu độ và an b́nh cho tất cả mọi con người nam nử của thời đại chúng ta

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC ngỏ lời chào hỏi thành phần hành hương từ các nơi trên thế giới, rồi cuối cùng ngài nói:)

Tôi chúc cho tất cả mọi người một Chúa Nhật đẹp. Xin anh chị em hăy để cho ḿnh được Chúa an ủi nhé! Anh chị em có hiểu không? Hăy để cho ḿnh được Chúa an ủi! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi nghe. Chúc anh chị em có một bữa trưa ngon và xin tạm biệt anh chị em. Và ngày mai chúc anh chị em có được một ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm tốt đẹp nữa. 

Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ư)
http://www.zenit.org/en/articles/on-the-lord-s-consolation

 

 

"Hăy sử dụng các nén bạc ấy, những tặng ân mà Chúa đă kư thác cho chúng ta để cống hiến cho người khác, nhờ đó những tặng ân ấy được gia tăng và sinh lời nhờ chứng từ của chúng ta".

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Huấn Từ truyền Tin Chúa Nhật 33A Thường Niên - 16/11/2014


Anh chị em thân mến,

 

Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay là dụ ngôn về các nén bạc, bài Phúc Âm được trích từ Thánh Mathêu (25:14-30). Bài Phúc Âm kể câu chuyện về một người, trước khi lên đường hành tŕnh, đă gọi các đầy tớ của ḿnh đến mà trao gửi cái giầu có của ḿnh cho họ bằng những nén bạc, các đồng tiền rất có giá trị ngày xưa. Người chủ này đă trao phó 5 nén bạc cho người đầy tớ thứ nhất, 2 nén bạc cho người thứ hai và 1 nén bạc cho người thứ ba. Trong thời gian người chủ vắng nhà, ba người đầy tớ này cần phải lợi dụng cơ hội ấy mà sinh lợi. Người thứ nhất và thứ hai sinh lợi gấp đôi vốn liếng ban đầu của ḿnh; c̣n người thứ ba, v́ sợ mất hết mọi sự, đă đem chôn đi nén bạc nhận lănh vào một cái lỗ. Khi chủ trở về, hai người đầu đă được tặng khen và tưởng thưởng, trong khi người thứ ba trả lại nguyên vẹn đồng tiền đă lănh nhận th́ bị khiển trách và trừng phạt. 

Ư nghĩa của câu chuyện này rất rơ ràng. Con người của dụ ngôn tiêu biểu cho Chúa Giêsu, chúng ta là thành phần tôi tớ và các nén bạc là sự giầu có được Chúa kư thác cho chúng ta.Sự giầu có này là ǵ? Là Lời của Người, là Thánh Thể, là đức tin vào Cha Trên Trời, là ơn tha thứ của Người, rất ư là nhiều. Tóm lại, là những ǵ quí báu nhất của NgườiĐó là sự giầu có Người trao phó cho chúng ta. Không phải chỉ để canh giữ nó mà là để làm cho nó gia tăng. Theo ngôn từ thông dụng th́ chữ 'nén bạc' ám chỉ đến một tài năng cá biệt nào đó, chẳng hạn như về âm nhạc, về thể thao v.v., c̣n trong bài dụ ngôn th́ các nén bạc tiêu biểu cho các sự thiện hảo của Chúa, những ǵ Chúa trao phó cho chúng ta để chúng ta làm cho nó sinh lợi. Cái lỗ được đào xuống đất bởi 'người tôi tớ tồi bại và lười biếng' (câu 26) chứng tỏ cho thấy nỗi sợ hại về nguy cơ xẩy ra là những ǵ đă ngăn cản tính chất sáng tạo và phong phú của t́nh yêu. Chúa Giêsu không xin chúng ta là hăy bảo tŕ Ân Sủng của Người ở một nơi an toàn. Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta như thế! Người muốn chúng ta sử dụng nó cho thiện ích của người khác và đó là cách thức gia tăng nó hơn. Như thể Người nói với chúng ta rằng: 'Đây là t́nh thương của Thày, là nỗi dịu dàng của Thày, là ơn tha thứ của Thày: các con hăy nhận lấy nó và sử dụng nó'. Vậy chúng ta đă làm những ǵ? Ai là người đă được 'lây nhiễm' đức tin của chúng ta? Bao nhiêu người đă được chúng ta phấn khởi bằng niềm hy vọng của chúng ta? Chúng ta đă chia sẻ bao nhiêu t́nh yêu thương với tha nhân của chúng ta? Những vấn nạn này được đặt ra giúp ích cho chúng ta. 

Bất cứ một môi trường nào, cho dù là xa cách và bất thiết thực nhất, cũng có thể trở thành nơi cho các nén bạc sinh lợi. Chẳng có một hoàn cảnh nào hay một nơi chốn nào bị khép kín trước sự hiện diện và chứng từ của Kitô hữu. Chứng từ mà Chúa Giêsu muốn thấy nơi chúng ta không phải là những ǵ bị khép kín mà là cởi mở, nó tùy thuộc vào chúng ta.  

Dụ ngôn này thúc giục chúng ta đừng che đậy đức tin của chúng ta và việc chúng ta thuộc về Chúa Kitô, đừng đem chôn Lời của Phúc Âm mà làm cho Lời này được luân lưu trong đời sống của chúng ta, trong các mối liên hệ của chúng ta, trong các hoàn cảnh cụ thể của chúng ta, như là một thứ quyền năng tiêu hao, thanh tẩy và canh tân. Ơn tha thứ cũng thế, được Chúa ban cho chúng ta nhất là trong Bí Tích Ḥa Giải: chúng ta đừng ôm lấy ơn tha thứ nơi bản thân ḿnh mà hăy để cho quyền năng của ơn tha thứ này được tung tỏa ra, làm sụp đổ xuống những bức tường do ḷng vị kỷ của chúng ta dựng lên, giúp chúng ta thực hiện những bước đầu tiên trong các mối liên hệ c̣n đang bị mắc kẹt để tái tấu việc đối thoại ở những nơi không c̣n trao đổi ǵ nữa - (cảm nhận riêng của người dịch: câu nói đặc biệt này trong Huấn Từ Truyền Tin hôm nay của ĐTC dường như âm vang t́nh h́nh Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 vừa rồi về vấn đề ly dị tái hôn rước lễ?!). Hăy sử dụng các nén bạc ấy, những tặng ân mà Chúa đă kư thác cho chúng ta để cống hiến cho người khác, nhờ đó những tặng ân ấy được gia tăng và sinh lời nhờ chứng từ của chúng ta. Hôm nay, thật là một cử chỉ đẹp khi anh chị em mỗi người về nhà mở Phúc Âm ra. Phúc Âm của Thánh Mathêu đoạn 25 từ câu 14 đến câu 30. Hăy đọc bài phúc âm này và hăy suy niệm bài phúc âm ấy. Các nén bạc của tôi, những phong phú nơi tôi, tất cả những ǵ Thiên Chúa đă ban cho tôi về phương diện thiêng liêng, Lời Chúa, th́ tôi đă làm gia tăng ra sao nơi người khác? Hay là tôi chỉ bảo tŕ ở một nơi an toàn? 

Chúa không ban cho mọi người những điều giống như nhau và cùng một đường lối: Người biết chúng ta từng người một và kư thác cho chúng ta những ǵ hợp với chúng ta; thế nhưngNgười đặt cùng một ḷng tin tưởng bao la nơi chúng ta. Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, Thiên Chúa đă hy vọng ở chúng ta! Và điều này đều như nhau đối với hết mọi người. Đừng làm cho Người thất vọng! Đừng bị sợ hăi đánh lừa, mà hăy tin tưởng đáp lại tin tưởng! Trinh Nữ Maria đă thể hiện thái độ này một cách tuyệt vời nhất và trọn vẹn nhất. Mẹ đă lănh nhận và chấp nhận tặng ân cao cả nhất là Chúa Giêsu, để rồi Mẹ đă quảng đại cống hiến Người cho nhân loại. Chúng ta hăy xin Mẹ giúp chúng ta trở thành 'những tôi tớ tốt lành và trung tín', để được dự phần 'vào niềm vui của Chúa'.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề tự đặt và những chỗ tự nhấn mạnh) 

http://www.zenit.org/en/articles/on-the-parable-of-the-talents

 

 

 

"Giáo Hội, ngay từ đầu được hạ sinh và truyền giáo trên thế giới, đă thật sự là một cộng đồng được thiết lập để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc nhân trần, một đức tin hoạt động qua đức ái!"

 Đức Thánh Cha Phanxicô: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 9-11-2014 Lễ Cung Hiến Đền Thờ Laterano

 Xin chào anh chị em thân mến buổi sáng!

Hôm nay phụng vụ nhắc đến biến cố Cung Hiến Đền Thờ Laterano, ngôi vương cung thành được Rôma, một nơi được truyền thống định nghĩa là "mẹ của tất cả Thánh Đường ở Rôma và trên thế giới". Chữ "mẹ" đây chẳng những nói đến lâu đài linh thánh của Đền Thờ này mà c̣n đến hoạt động của Thánh Linh được thể hiện nơi dinh thự ấy, sinh hoa kết trái qua thừa tác vụ của Vị Giám Mục Rôma nơi tất cả các cộng đồng hiệp nhất với Giáo Hội được ngài chủ trị. Mối hiệp nhất này cho thấy bản chất của một gia đ́nh phổ quát, và như một người mẹ trong gia đ́nh, Vương Cung Thánh Đường Lateranô đáng kính này trở nên "mẹ" đối với các nhà thờ của tất cả mọi cộng đồng thuộc thế giới Công giáo.

Bởi thế, về vấn đề này, chúng ta, trong mối hiệp nhất về đức tin, tuyên xưng mối giây hiệp thông mà tất cả mọi Giáo Hội địa phương ở khắp thế giới liên hệ với Giáo Hội ở Rôma cũng như với Vị Giám Mục ở Rôma, vị thừa kế Thánh Phêrô.

Lần nào chúng ta cử hành việc cung hiến một ngôi thánh đường th́ cần phải nhớ đến một sự thật thiết yếu, đó là ngôi đền thờ vật chất bằng gạch là dấu hiệu về một Giáo Hội sống động và chủ động trong gịng lịch sử. Tức là "ngôi đền thờ thiêng liêng", như tông đồ Phêrô nói, một ngôi đền thờ có Chính Chúa Kitô là "tảng đá sống động, bị loài người loại bỏ nhưng lại được chọn và trở nên cao quí trước nhan Thiên Chúa" (1Phêrô 2:4-8). Nhờ Phép Rửa mà hết mọi Kitô hữu, như Thánh Phaolô nhắc nhở, thuộc về "ngôi nhà của Thiên Chúa" (1Corinto 3:9). Thật vật, nó trở thành Giáo Hội của Thiên Chúa! Ngôi dinh thự thiêng liêng, cộng đồng Giáo Hội của những con người được thánh hóa bởi máu của Chúa Kitô và bởi Thần Linh của Chúa Phục Sinh, xin mỗi người chúng ta hăy trung thành với tặng ân đức tin và đi trọn con đường chứng nhân Kitô giáo

Tất cả chúng ta đều biết sống trung thực giữa đức tin và chứng nhân không phải là chuyện dễ; thế nhưng chúng ta cần phải tiến lên và hằng ngày sống một cách trung thực trong cuộc đời của ḿnh. Đó mới là Kitô hữu! Không phải những ǵ họ nói bằng những ǵ họ làm, bằng cách thức họ tác hành. Việc gắn bó cống hiến sự sống cho chúng ta này là một tặng ân của Thánh Linh mà chúng ta cần phải xin.

Giáo Hội, ngay từ đầu được hạ sinh và truyền giáo trên thế giới, đă thật sự là một cộng đồng được thiết lập để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc nhân trần, một đức tin hoạt động qua đức ái. Cả hai đi với nhau!

Thậm chí cho đến ngày hôm nay đây, Giáo Hội vẫn được kêu gọi ở trong thế giới này là một cộng đồng, được bắt nguồn từ Chúa Kitô nơi Phép Rửa, tuyên xưng đức tin vào Người một cách khiêm hạ và can trường, đồng thời làm chứng cho đức tin này bằng đức ái. Những yếu tố về cơ cấu, các thứ cấu trúc và những tổ chức về mục vụ cần phải làm sao được sắp xếp nhắm đến mục đích chính yếu này; cho đích điểm thiết yếu này đó là làm chứng cho đức tin qua đức ái. Đức ái thực sự là thể hiện của đức tin và đức tin cũng là ư nghĩa và nền tảng của đức ái!

Lễ hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về mối hiệp thông của tất cả mọi Giáo Hội, mối hiệp thông của cộng đồng Kitô hữu. Cũng thế, lễ này phấn khích chúng ta nỗ lực để nhờ đó nhân loại có thể thắng vượt được những trở ngại hận thù và lănh đảm để thiết lập các cây cầu cảm thông và đối thoại, hầu làm cho toàn thế giới thành một gia đ́nh dân chúng ḥa giải với nhau, sống huynh đệ và ḥa hợp.

Chính Giáo Hội là một dấu hiệu và là ngưỡng vọng cho một tân nhân loại này, khi Giáo Hội sống và loan truyền Phúc Âm bằng chứng từ của ḿnh, một sứ điệp của niềm hy vọng và của sự ḥa giải cho tất cả nhân loại. Chúng ta hăy kêu xin lời chuyển cầu của Rất Thánh Maria để Mẹ giúp chúng ta trở nên như Mẹ, một "ngôi nhà của Thiên Chúa", một đền thờ sống động của t́nh yêu Ngài.  

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

Anh chị em thân mến,

25 năm trước đây, vào ngày mùng 9 tháng 11 năm 1989, Bức Tường Bá Linh đă sụp đổ, một bức tường qua một thời gian rất lâu đă phân rẽ thành phố này làm hai và đă là một biểu hiệu cho t́nh trạng chia rẽ ư hệ ở Âu Châu cũng như của toàn thế giới. Biến cố sụp đổ này bất ngờ xẩy ra, thế nhưng nó đă trở thành khả dĩ bởi các nỗ lực dâu dài và lao nhọc của rất nhiều người đă chiến đấu, nguyện cầu và chịu đựng cho biến cố ấy, thậm chí đă có một số hy sinh cả mạng sống ḿnh. 

Trong số những người ấy là vị Giáo Hoàng thánh Gioan Phaolô II trong vai tṛ lănh đạo. Chúng ta hăy cầu nguyện để nhờ ơn Chúa giúp và việc hợp tác của tất cả mọi con người nam nữ thiện chí, thứ văn hóa gặp gỡ được tiếp tục tràn lan, một thứ văn hóa có thể triệt hạ tất cả mọi bức tường c̣n đang chia rẽ thế giới, và thành phần vô tội không bao giờ c̣n bị bách hại và thậm chí bị sát hại v́ niềm tin tưởng của họ và tôn giáo của họ nữa. Đâu có tường xây ở đó cửa ḷng đóng lại. Chúng ta cần đến các cây cầu chứ không phải là các bức tường!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ (kèm theo nhan đề và các chi tiết nghiêng mầu từ người dịch)

http://www.zenit.org/en/articles/on-the-feast-of-the-lateran-basilica

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm biến cố sụp đổ bất ngờ của Bức Tường Bá Linh, chúng ta hăy cùng nhau hướng về quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta với bài viết ở cái link sau đây:

Một Tân Đông Âu Việt Nam cần một Cặp Bài Trùng...

 

Ngày 2/3 - Chúa Nhật VIII Thường Niên: "không có một túi tiền nào tấm khăn liệm mai táng"

 
Xin chào anh chị em thân mến!
 
Ở tâm điểm của phụng vụ Chúa Nhật hôm nay chúng ta thấy một trong những sự thật hết sức an ủi đó là sự quan pḥng thần linh. Tiên tri Isaia tŕnh bày nó như là h́nh ảnh yêu thương từ mẫu đầy dịu dàng như thế này: "Một người đàn bà có thể nào quên đứa con của ḿnh được chăng, không dịu dàng với con cái của ḷng ḿnh chăng?" (49:15). Thế th́ tuyệt vời biết bao! Thiên Chúa không quên chúng ta, từng người trong chúng ta! Ngài không quên từng người chúng ta theo tên gọi và tên họ của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta và không quên chúng ta. Thật là một ư nghĩ tuyệt vời... Lời mời gọi hăy tin tưởng vào Thiên Chúa ấy hợp với đoạn Phúc Âm Thánh Mathêu: "Các con hăy xem chim trời", Chúa Giêsu nói, "chúng không gieo văi hay gặt hái, chúng không thu tích vào kho lẫm, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi chúng... Hăy xem các bông hoa đồng nội mọc lên. Chúng không lam lũ hay kéo sợi. Thế mà Thày nói cho các con biết ngay cả Solomon vinh quang tột bậc cũng không được phục sức như chúng" (Matheu 6:26, 28-29).
 
Thế nhưng, có nhiều người sống trong các điều kiện nhất thời, hay trong t́nh trạng khốn khổ bất xứng với phẩm giá của họ th́ những lời này của Chúa Giêsu dường như là những ǵ trừu tượng nếu không muốn nói là ảo tưởng. Thế nhưng trên thực tế họ c̣n hiện thực hơn nữa! Họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể làm tôi hai chủ là Thiên Chúa và giầu có. Bao lâu mọi người nhào ra t́m kiếm những ǵ họ có thể cho bản thân ḿnh th́ chẳng bao giờ có công lư hết. Chúng ta cần phải hiểu rơ điều ấy! Bao lâu mọi người nhào ra t́m kiếm những ǵ họ có thể cho bản thân ḿnh th́ chẳng bao giờ có công lư hết. Tuy nhiên, nếu tin tưởng vào sự quan pḥng của Thiên Chúa, cùng nhau chúng ta t́m kiếm vương quốc của Ngài, th́ bấy giờ không c̣n ai thiếu mất những ǵ họ cần để sống một cách xứng đáng.
 
Một trái tim bị chiếm cứ bởi ước muốn chiếm hữu là một con tim đầy những ước muốn chiếm hữu này mà lại thiếu Thiên Chúa. V́ lư do ấy Chúa Giêsu thường khiển trách thành phần giầu có, v́ họ có một khuynh hướng mănh liệt đặt niềm tin tưởng của ḿnh vào các thứ sản vật của trần gian này, mà sự an toàn, an toàn thực sự chỉ ở nơi Thiên Chúa. Trong một con tim bị chiếm hữu bởi giầu sang th́ không c̣n chỗ cho đức tin nữa: tất cả mối quan tâm là giầu sang, không có chỗ cho đức tin. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa được chỗ đứng dành cho Ngài, tức là chỗ trước hết, th́ t́nh yêu của Ngài sẽ dẫn chúng ta tới chỗ chia sẻ sự giầu có của chúng ta nữa, tới chỗ sử dụng chúng để phục vụ cho các dự án của t́nh đoàn kết và sự phát triển, như chúng ta thấy nơi rất nhiều tấm gương, ngay cả các tấm gương mới đây, trong lịch sử Giáo Hội. Nhờ thế mà sự quan pḥng của Thiên Chúa truyền đạt tới những người khác qua việc phục vụ của chúng ta, việc chúng ta chia sẻ với họ. Nếu mỗi người chúng ta thu tích giầu có chẳng những cho ḿnh mà c̣n phục vụ nhau th́ qua đó sự quan pḥng của Thiên Chúa được thể hiện nơi cử chỉ đoàn kết này. Tuy nhiên, nếu ai đó chiếm hữu sự vật cho ḿnh mà thôi th́ điều ǵ xẩy ra cho họ một khi họ được Thiên Chúa gọi về? Họ không thể nào mang theo ḿnh các thứ giầu sang của họ, v́, như anh chị em biết, không có một túi tiền nào tấm khăn liệm mai táng! Tốt hơn là chia sẻ, v́ chúng ta chỉ mang về trời những ǵ chúng ta chia sẻ với người khác mà thôi
 
Đường lối mà Chúa Giêsu chỉ vẽ dường như không thực tiễn cho lắm theo quan điểm của một thứ tâm thức chung và cuộc khủng hoảng kinh tế; thế nhưng nếu chúng ta thận trọng nghĩ về nó th́ nó dẫn chúng ta tới bậc thang đúng đắn về các thứ giá trị. Chúa Giêsu nói rằng: "Mạng sống không đáng giá hơn lương thực và thân xác không đáng giá hơn y phục hay sao?" (Mathêu 6:25). Để bảo đảm là không ai thiếu bánh ăn, nước uống, áo quần, nhà ở, việc làm, sức khỏe chúng ta cần nh́n nhận nhau như con cái của Cha trên trời và v́ thế như anh chị em của nhau, theo đó chúng ta tác hành một cách thích hợp. Tôi đă nêu lên vấn đề này trong Sứ Điệp Ḥa B́nh ngày 1/1 của tôi: t́nh huynh đệ là đường lối dẫn đến ḥa b́nh, điều này nghĩa là cùng nhau tiến bước, cùng nhau chia sẻ các thứ.
 
Theo ư nghĩa của Lời Chúa Chúa Nhật này, chúng ta cầu khấn Trinh Nữ Maria là Mẹ của Đấng Quan Pḥng Thần Linh. Chúng ta hăy kư thác đời sống của chúng ta cho Mẹ, Đấng là đường lối của Giáo Hội và của nhân loại. Đặc biệt chúng ta xin Mẹ chuyển cầu để tất cả chúng ta có thể nỗ lực sống một cách giản dị và điều độ, khi lưu ư tới các nhu cầu của anh chị em chúng ta là những người cần đến sự giúp đáp của chúng ta nhất.
 

 

 

16/2 - Chúa Nhật VI TN: Nếu mỗi người chúng ta quyết định tránh chuyện đồn đại nhảm nhí th́ cuối cùng chúng ta sẽ thành một vị thánh!

 

Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay là một phần trong bài giảng được gọi là Bài Giảng Trên Núi, bài giảng quan trọng đầu tiên của Chúa Giêsu. Đề tài hôm nay đó là thái độ của Chúa Giêsu đối với Lề Luật Do Thái. Người phán: "Đừng nghĩ rằng Tôi đến để hủy bỏ lề luật và các tiên tri; Tôi đến không phải là để hủy bỏ mà để làm cho chúng nên viên trọn" (Mathêu 5:17). Như thế Chúa Giêsu không muốn loại trừ các giới luật được Thiên Chúa ban bố qua Moisen mà là để làm cho chúng nên viên trọn. Và ngay sau đó Người thêm rằng việc "viên trọn" Lề Luật cần đến một thứ công chính cao cả hơn, một tuân giữ chân thực hơn. Thật vậy, Người đă bảo các môn đệ của Người rằng: "Nếu sự công chính của các con không trổi vượt hơn sự công chính của các luật sĩ và Pharisiêu th́ các con sẽ không được vào nước trời" (Mathêu 5:20).

 

Thế nhưng, đâu là ư nghĩa của việc "hoàn toàn viên trọn" Lề Luật này? Và sự công chính cao cả hơn là ở chỗ nào? Chính Chúa Giêsu trả lời cho chúng ta bằng một số thí dụ. Chúa Giêsu đă thực tế. Người bao giờ cũng sử dụng các ví dụ khi Người nói để làm sáng tỏ vấn đề Người muốn nói. Người đă bắt đầu với giới răn thứ 5 trong Thập Giới: "Các con đă nghe nói với người xưa rằng 'Các ngươi không được sát hại'... Thế nhưng, Thày bảo các con rằng hết những ai giận dữ anh chị em ḿnh đều sẽ bị phân xử" (Mathêu 5:21-22). Như thế Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng lời nói ngôn từ cũng có thể sát hại nữa! Khi một người nào đó bị nói là họ có "miệng lưới rắn độc" th́ điều ấy có nghĩa là chi? Nghĩa là lời nói ngôn từ của họ là những ǵ sát hại! Bởi vậy mà chúng ta chẳng những không được cố sát hại mạng sống của tha nhân chúng ta c̣n không được đổ chất độc giận dữ trên họ hay vu khống cho họ nữa. Chúng ta cũng không được nói xấu họ. Chúng ta bắt đầu bằng cách đồn đại nhảm nhí. Cả việc đồn đại nhảm nhí cũng sát hại v́ nó giết chết tiếng tăm của một con người! Việc đồn đại nhảm nhí là những ǵ rất xấu xa ghê tởm - ugly! Mới đầu nó có thể là những ǵ thích thú, cho dù là chuyện giải trí đùa cợt, như chuyện mút kẹo vậy. Thế nhưng cuối cùng nó làm cho ḷng của chúng ta đầy những đắng cay, và nó đầu độc chúng ta nữa. Tôi nói thật với anh chị em, tôi tin rằng nếu mỗi người chúng ta quyết định tránh chuyện đồn đại nhảm nhí th́ cuối cùng chúng ta sẽ thành một vị thánh! Nó là một con đường tuyệt vời. Chúng ta có muốn thành thánh hay chăng? Có hay không? [Dân chúng ở quảng trường đáp: "Thưa có!"] Chúng ta có muốn gắn bó với chuyện đồn đại nhảm nhí như là một thói quen hay chăng? [Dân chúng ở quảng trường đáp: "Thưa không!"] Vậy, chúng ta đă đồng ư với nhau rồi nhé: không có vấn đề đồn đại nhảm nhí nữa nghe! Chúa Giêsu đă đề ra một đức ái trọn hảo cho những ai theo Người. Nó là một t́nh yêu mà cái đo lường duy nhất của nó đó là không có đo lường, là vượt lên trên tất cả mọi thứ tính toán. T́nh yêu thương tha nhân là một thái độ căn bản đến độ thậm chí Chúa Giêsu nói rằng mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thực trừ phi chúng ta muốn làm ḥa với tha nhân của chúng ta. Người đặt vấn đề ấy như thế này: "Vậy khi các con dâng của lễ ở bàn thờ mà bấy giờ nhớ rằng anh chị em của con có điều ǵ phạm đến các con th́ các con hăy để của lễ của các con trước bàn thờ mà hăy đi làm ḥa với anh chị em của các con trước đă, rồi sau đó hăy đến mà dâng lễ vật của các con" (Mathêu 5:23-24).  

 

Căn cứ vào tất cả những ǵ ở đây th́ Chúa Giêsu không chỉ nhấn mạnh đến việc tuân giữ lỷ luật và hạnh kiểm bề ngoài. Người đi vào tận gốc rễ của Lề Luật, nhắm đến trên hết cái ư hướng và v́ thế đến cơi ḷng của con người là nơi xuất phát ra các hành động tốt xấu của chúng ta. Việc tác hành theo các chuẩn mực về pháp lư một cách tốt đẹp và chân thành vẫn chưa đủ, mà cần đến cả những động lực sâu xa hơn, những động lực thể hiện cho thấy một thứ khôn ngoan thầm kín, Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, Sự Khôn Ngoan có thể lănh nhận từ Thánh Linh. Phần chúng ta, nhờ đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta có thể cởi mở bản thân ḿnh ra cho tác động của vị Thần Linh này, Đấng làm cho chúng ta có thể sống t́nh yêu thần linh.

 

Theo chiều hướng của giáo huấn ấy th́ hết mọi giới lệnh đều cho thấy cái ư nghĩa trọn vẹn của nó như là một đ̣i hỏi của t́nh yêu, và tất cả mọi giới lệnh đều chất chứa nơi ḿnh giới răn trọng đại nhất đó là yêu mến Thiên Chúa hết ḷng và yêu thung tha nhân như bản thân ḿnh vậy.

 

 

9/2 - Chúa Nhật V TN: Kitô hữu cần phải là một con người sáng ngời

 

Trong đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, ngay sau các Phúc Đức Trọn Lành, Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ của Người rằng: "Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian" (Mt 5:13-14). Điều này khiến chúng ta hơi lạ lùng một chút khi chúng ta nghĩ đến những ai bấy giờ ở trước mặt Chúa Giêsu khi Người nói những lời ấy. Thành phần môn đệ ấy là những ai? Họ là thành phần đánh cá, là thành phần đơn sơ chất phác... Thế nhưng, Chúa Giêsu nh́n họ bằng con mắt của Thiên Chúa, và chủ trương của Người có thể hiểu được một cách chính xác như là thành quả của các Phúc Đức Trọn Lành. Người muốn nói rằng: Nếu các con nghèo khó trong tinh thần, nếu các con hiền lành, nếu các con tinh tuyền trong ḷng, nếu các con từ bi thương xót... các con sẽ là muối đất và là ánh sáng thế gian!

 

... Chúng ta, những Kitô hữu đă chịu Phép Rửa, là thành phần môn đệ thừa sai và chúng ta được kêu gọi để trở nên một Phúc Âm sống động trên thế giới này: bằng một đời sống thánh thiện, chúng ta sẽ "ướp" các môi trường khác nhau và bênh vực chúng khỏi bị băng rữa như muối gây tác dụng vậy; và chúng ta sẽ mang ánh sáng của Chúa Kitô bằng chứng từ bác ái chân thực..... Kitô hữu cần phải là một con người sáng ngời, một con người cưu mang ánh sáng, một con người luôn tỏa sáng! Một thứ ánh sáng không phải của họ mà là tặng ân từ Thiên Chúa, một tặng ân từ Chúa Giêsu. Chúng ta chất chứa ánh sáng ấy. Nếu Kitô hữu làm tắt lịm ánh sáng này th́ đời sống của họ vô nghĩa: họ là một Kitô hữu chỉ có tên mà thôi, một con người không chất chứa ánh sáng; đời sống của họ vô nghĩa. Giờ đây tôi muốn hỏi anh chị em rằng anh chị em muốn sống ra sao nhé? Như một cây đèn bừng cháy hay một cây đền không cháy? Cháy hay không? Anh chị em muốn sống ra sao đây? [Dân chúng đáp lại: Bừng cháy!] Như các cây đèn cháy sáng! Thực sự là Thiên Chúa đă ban cho chúng ta ánh sáng này và chúng ta cần phải cống hiến nó cho những người khác. Đó là ơn gọi của Kitô hữu vậy.

 

 

 

2/2 - Chúa Nhật IV TN: Thành phần tận hiến là chứng từ Thiên Chúa thiện hảo xót thương...

 

Hôm nay, chúng ta đang cử hành Lễ Hiến Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Ngày này cũng là Ngày của Đời Sống Tận Hiến, ngày nhắc nhở về tầm quan trọng đối với Giáo Hội liên quan đến những ai đón nhận ơn gọi của ḿnh trong việc theo sát Chúa Giêsu trên con đường sống những lời khuyên phúc âm...

 

... Hết mọi con người sống đời tận hiến đều là tặng ân cho Dân Chúa trong cuộc hành tŕnh của dân này. Việc hiện hữu của họ rất ư là cần thiết, việc hiện hữu củng cố và lập lại việc dấn thân truyền đạt Phúc Âm, giáo dục Kitô giáo, yêu thương thành phần thiếu thốn nghèo khổ, nguyện cầu chiêm niệm; dấn thân đào luyện về nhân bản, đào luyện về tinh thần của giới trẻ và các gia đ́nh; dấn thân cho công lư và ḥa b́nh trong gia đ́nh nhân loại. Thế nhưng chúng ta hăy suy nghĩ một chút về những ǵ sẽ xẩy ra nếu không có các nữ tu ở trong các bệnh viện, không có các chị ḍng ở những khu truyền giáo, không có các nữ tu ở các học đường. Hăy nghĩ đến một Giáo Hội không có các chị ḍng! Không thể nào nghĩ được như thế: họ là tặng ân, là thứ men đẩy mạnh Dân Chúa. Những người nữ này là thành phần cao cả, những người tận hiến đời ḿnh cho Thiên Chúa, chuyển đạt sứ điệp của Chúa Giêsu.

 

Giáo Hội và thế giới cần đến chứng từ yêu thương và xót thương này của Thiên Chúa. Thành phần tận hiến, những tu sĩ nam nữ, là chứng từ cho thấy Thiên Chúa, Đấng thiện hảo và xót thương...

 

V́ tất cả những lư do ấy, như đă được loan báo, năm tới sẽ được dành đặc biệt cho đời sống tận hiến. Giờ đây chúng ta hăy kư thác sáng kiến này cho việc chuyển cầu của Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, cha mẹ của Chúa Giêsu, những vị đầu tiên được Người thánh hiến và tận hiến đời ḿnh cho Người.

 

 

26/1 - Chúa Nhật III TN: "Galilêa thuộc các dân nước"

 

Phúc Âm Chúa Nhật này thuật lại khởi điểm đời sống công khai của Chúa Giêsu ở các phố thị và làng mạc Xứ Galilêa. Sứ vụ của Người không bắt đầu ở Giêrusalem, trung tâm về tôn giáo và cũng là trung tâm về xă hội và chính trị, mà là ở một miền đất ngoại vi bên lề, một miền đất bị hầu hết thành phần Do Thái ngoan đạo khinh bỉ v́ ở miền đất này có các thành phần ngoại quốc khác nhau; đó là lư do tại sao Tiên Tri Isaia đă gọi nó là "Xứ Galilêa thuộc các dân nước" (9:1).

 

Nó là một miền đất biên giới, một nơi qua lại của thành phần dân chúng thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau tụ lại. Bởi thế Galilêa trở thành một nơi tiêu biểu cho Phúc Âm hướng tới tất cả mọi dân nước. Theo quan điểm ấy th́ Galilêa giống như thế giới ngày nay, ở chỗ đồng hiện diện của các thứ văn hóa khác nhau, nhu cầu cần so sánh và nhu cầu cần hội ngộ. Cả chúng ta nữa bị ch́m đắm hằng ngày vào một thứ "Galilêa thuộc các dân nước", và trong thứ bối cảnh này chúng ta cảm thấy lo sợ và chiều theo khuynh hướng thực hiện việc ngăn chặn rào cản để cảm thấy ḿnh được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Thế nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng được Người mang đến không phải chỉ dành cho một phần nhân loại mà là được truyền đạt cho hết mọi người. Nó là một thứ loan báo về niềm hân hoan nhắm đến những ai đang đợi chờ nó, thế nhưng cũng cho tất cả những ai có lẽ không c̣n chờ đợi bất cứ ǵ nữa và thậm chí không c̣n sức để t́m kiếm và kêu xin.

 

Bắt đầu từ Galilêa, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không có ai bị loại trừ khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, trái lại, chính từ những nơi ngoại biên này mà Thiên Chúa thích khởi sự, từ những ǵ là bé mọn nhất, để vươn tới hết mọi người. Người dạy chúng ta một phương pháp, phương pháp của Người, cũng cho thấy nội dung của của nó là t́nh thương của Cha....

 

Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người chẳng những từ một nơi chốn ngoài tâm điểm mà c̣n giữa những con người mà người ta có thể gọi, ám chỉ, như là một thứ "hạ cấp - low profile". Khi chọn các môn đệ đầu tiên của ḿnh và là các vị tông đồ sau này, Người đă không hướng tới các trường phái luật sĩ hay tiến sĩ Luật, mà về thành phần thấp hèn và thành phần quê mùa, thành phần ân cần sửa soạn cho việc trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến kêu gọi họ ở nơi họ đang làm việc, trên bờ hồ: họ là những tay đánh cá. Người kêu gọi họ, và họ lập tức theo Người. Họ ĺa bỏ chài lưới mà đi theo Người: đời sống của họ sẽ trở thành một cuộc mạo hiểm phi thường và hấp dẫn.

 

 

19/1 - Chúa Nhật II TN: Người là Chiên Vượt Qua thực sự, Đấng d́m ḿnh vào gịng sông tội lỗi của chúng ta để thanh tẩy chúng ta

 

Bấy giờ vị Tẩy Giả thấy Chúa Giêsu đang tiến đến giữa đám đông dân chúng, và được soi động từ trên Cao, ngài đă nhận ra nơi Người Đấng được Thiên Chúa sai đến; bởi thế ngài nhắm đến Người bằng những lời này: "Ḱa, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian!" (Gioan 1:29). Động từ được chuyển dịch như "xóa bỏ" theo nghĩa đen là "nâng lên", là "nhận lấy vào thân". Chúa Giêsu đă đến thế giới với một sứ vụ đích thực đó là giải thoát thế giới khỏi t́nh trạng làm nô lệ cho tội lỗi bằng cách tự ôm lấy tội lỗi của nhân loại. Ra sao? Với t́nh yêu. Không c̣n cách nào khác để chế ngự sự dữ và tội lỗi ngoài t́nh yêu là yếu tố đưa đến chỗ hiến mạng sống ḿnh cho người khác.... Người là Chiên Vượt Qua thực sự, Đấng d́m ḿnh vào gịng sông tội lỗi của chúng ta để thanh tẩy chúng ta.

 

... H́nh ảnh con chiên có thể là những ǵ ngỡ ngàng; thật vậy, một con thú thật sự không có ǵ là mạnh mẽ và cường tráng lại mang trên vai ḿnh một gánh nặng đè nén. Cái khối khổng lồ sự dữ được lấy đi và được cất bỏ bởi một tạo vật yếu đuối và mỏng ḍn, tiêu biểu cho đức tuân phục, dễ dạy và t́nh yêu không chống cự đến độ hiến ḿnh hy sinh. Con chiên không phải là một tay cai trị mà là dễ dậy, nó không hung hăng mà là an b́nh; nó không có nanh vuốt trên mặt để tấn công; trái lại, nó chịu đựng và thuận phục. Chúa Giêsu là thế. Chúa Giêsu như vậy đó, như một con chiên.

 

... Là thành phần môn đệ của Con Chiên nghĩa là không sống như một "thành quách bị vây hăm - besieged citadel", mà như là một thành ở trên một ngọn đồi, mở ra, tiếp nhận và nâng đỡ.

 

 

12/1 - Chúa Nhật I TN: Việc tỏ hiện của Người Con Thiên Chúa trên trái đất này đánh dấu khởi điểm của thời điểm cao cả của t́nh thương

 

Đoạn Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh rằng khi Chúa Giêsu lănh nhận Phép Rửa bởi Thánh Gioan ở Sông Dược Đăng (Jordan), th́ "các tầng trời mở ra" cho Người (Mathêu 3:16). Điều này hoàn trọn các lời tiên tri. Thật vậy, có một lời nguyện phụng vụ chúng ta lập lại trong Mùa Vọng đó là: "Ôi Ngài sẽ xé toang các tầng trời mà xuống" (Isaia 64:1). Nếu các tầng trời vẫn c̣n bị đóng th́ chân trời của chúng ta trên cuộc đời trần gian này trở nên tăm tối vô vọng. Trái lại, trong việc cử hành Giáng Sinh, một lần nữa, đức tin đă cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng các tầng trời bị xé toang trước việc Chúa Kitô tới. Và vào ngày Chúa Kitô lănh nhận phép rửa, chúng ta tiếp tục chiêm ngưỡng thấy các tầng trời mở ra. Việc tỏ hiện của Người Con Thiên Chúa trên trái đất này đánh dấu khởi điểm của thời điểm cao cả của t́nh thương, sau khi tội lỗi đă đóng các tầng trời lại, vươn ḿnh lên như là một thứ rào cản giữa nhân loại và Đấng Hóa Công của họ. Các tầng trời mở ra trước việc Chúa Kitô đến! Thiên Chúa ban cho chúng ta nơi Chúa Kitô sự bảo đảm về một t́nh yêu bất khả diệt. Từ giây phút Lời đă hóa thành nhục thể bởi thế mới có thể thấy được các tầng trời mở ra. Các mục đồng ở Bêlem, thành phần Đạo Sĩ Phương Đông, vị Tẩy Giả, các Tông Đồ của Chúa Giêsu, và Thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, đă có thể kêu lên rằng: "Ḱa, tôi thấy các tầng trời mở ra!" (Acts 7:56). Mỗi người chúng ta đều có thể, nếu chúng ta để ḿnh được thấm nhiễm t́nh yêu Thiên Chúa là những ǵ được ban cho chúng ta lần đầu tiên nhờ Thánh Linh nơi Phép Rửa. Chúng ta hăy để ḿnh được t́nh yêu của Thiên Chúa xâm chiếm! Đây là thời điểm cao cả của t́nh thương! Đừng quên điều ấy: Đây là thời điểm cao cả của T́nh Thương!...

 

 

Thứ Hai 6/1 - Hiển Linh: Chúa Giêsu Kitô là cuộc biểu lộ t́nh yêu thương của Thiên Chúa.

 

... Lễ này cho chúng ta thấy một chuyển động lưỡng diện - a double movement: một hướng là chuyển động của Thiên Chúa về phía thế giới, về phía nhân loại - đó là toàn thể lịch sử cứu độ mà tột đỉnh nơi Chúa Giêsu - c̣n hướng kia là chuyển động của loài người về phía Thiên Chúa - chúng ta hăy nghĩ về các tôn giáo, về việc t́m kiếm chân lư, về cuộc hành tŕnh của các dân nước hướng về ḥa b́nh, ḥa b́nh bên trong, công lư, tự do. Và việc chuyển động lưỡng diện này được thôi thúc bởi một sức hút hỗ tương - a mutual attraction. Cái ǵ đă lôi kéo Thiên Chúa? Chính v́ t́nh yêu thương đối với chúng ta, ở chỗ, chúng ta là con cái của Ngài, Ngài yêu thương chúng ta và muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, khỏi bệnh nạn, khỏi chết chóc, mà đưa chúng ta về nhà của Ngài, về Vương Quốc của Ngài... Và từ chúng ta xuất phát một t́nh yêu, một ước muốn, đó là sự thiện bao giờ cũng lôi kéo chúng ta, sự thật thu hút chúng ta, sự sống, hạnh phúc, sự mỹ lôi cuốn chúng ta... Chúa Giêsu là tụ điểm - the meeting point của sức thu hút hỗ tương này, của việc chuyển động lưỡng diện ấy. Người là Thiên Chúa và là con người: Giêsu. Thiên Chúa và con người. Thế nhưng, ai đă khởi động? Thiên Chúa, bao giờ cũng là Thiên Chúa! T́nh yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng xẩy ra trước t́nh yêu của chúng ta! Ngài bao giờ cũng khởi động. Ngài chờ đợi chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta, Ngài bao giờ cũng khởi động. Chúa Giêsu là Thiên Chúa đă hóa thân làm người, đă hóa thành nhục thể, Người được sinh ra cho chúng ta. Ngôi sao mới lạ xuất hiện cho thành phần Đạo Sĩ là dấu hiệu về cuộc hạ sinh của Chúa Kitô. Nếu không thấy ngôi sao này những người ấy đă không lên d0ường. Ánh sáng đi trước chúng ta, sự thật đi trước chúng ta, sự mỹ đi trước chúng ta. Thiên Chúa đi trước chúng ta. Tiên Tri Isaia đă nói rằng Thiên Chúa như thứ hoa của cây hạnh nhân - the almond tree. Tại sao? V́ ở miền đó cây hạnh nhân này là cây đầu tiên nở hoa. Thiên Chúa luôn là Đấng đi trước, Ngài luôn là Đấng t́m kiếm chúng ta trước, Ngài thực hiện bước đầu tiên. Thiên Chúa hằng đi trước chúng ta. Ân sủng của Ngài đi trước chúng ta và ân sủng này đă xuất hiện ở nơi Chúa Giêsu. Người là Cuộc Hiển Linh - the Epiphany. Chúa Giêsu Kitô là cuộc biểu lộ t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Người ở cùng chúng ta...

 

 

5/1 - Chúa Nhật 2 sau GS: Người đă tiến vào lịch sử của chúng ta, Người đă hoàn toàn trở thành Thiên Chúa ở với chúng ta!

 

Vị Thánh kư viết: "Và Lời đă hóa thành nhục thể cùng ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14). Những lời không thôi làm cho chúng ta ngỡ ngàng này chất chứa toàn thể Kitô giáo! Thiên Chúa đă trở nên khả tử, yếu hèn như chúng ta, Người đă dự phần với thân phận loài người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi là những ǵ Người lại ôm lấy vào thân cho dù chúng không phải là của Người. Người đă tiến vào lịch sử của chúng ta, Người đă hoàn toàn trở thành Thiên Chúa ở với chúng ta! Bởi vậy, việc hạ sinh của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa muốn liên kết bản thân ḿnh với hết mọi con người nam nữ, với hết mọi người chúng ta, để thông đạt cho chúng ta sự sống của Người và niềm vui của Người...

 

 

Thứ Tư 1/1 - Ngày Đầu Năm: Con đường lịch sử hướng về Vương Quốc của Thiên Chúa

 

... Chúng ta biết rằng lịch sử có một tâm điểm đó là Chúa Giêsu Kitô Nhập Thể, Tử Giá và Phục Sinh, Đấng đang sống giữa chúng ta; nó có một đích điểm đó là Vương Quốc của Thiên Chúa, Vương Quốc của ḥa b́nh, công lư và tự do trong yêu thương; và nó có một quyền năng thúc đẩy nó vươn tới đích điểm ấy, đó là quyền năng Thánh Linh. Tất cả chúng ta đều có Thánh Linh, Đấng chúng ta đă lănh nhận nơi Phép Rửa, và Ngài thúc đẩy chúng ta tiến bước theo lối sống đời Kitô giáo, theo con đường lịch sử hướng về Vương Quốc của Thiên Chúa...