GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Tổng hợp THƯỢNG NGHỊ GIÁM MỤC THƯỜNG LỆ III - 2014

Về chủ đề

"Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa"

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp, cảm nhận và tuyển dịch

 

Cuộc đụng độ gay go trên truyền thông giữa các vị hồng y về vấn đề ly dị tái hôn rước lễ

 

cardinals

(©Ansa)

Ngay trước Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ về hôn nhân gia đình sắp diễn ra 2 tuần lễ từ ngày 5 đến 19/10/2014 tới đây, một cuộc bày tỏ chưa từng thấy đã xẩy ra giữa các vị hồng y quan trọng trong Giáo Hội ở Tòa Thánh Rôma. 

 

Thật vậy, vào Tháng 2/2014, Đức Hồng Y Kasper Đức quốc đã được Đức Thánh Cha Phanxicô mời phát biểu mở đầu cho mật nghị hồng y về hôn nhân gia đình, và bài phát biểu của ngài, ở phần cuối, cho dù ngài chống lại việc tái hôn nhưng vẫn thiên về việc cho thành phần ly dị tái hôn được rước lễ tùy trường hợp và với điều kiện, một ý nghĩ không ngờ đã bị chống đối kịch liệt bởi một số vị hồng y, trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô lại cho rằng những khác biệt ấy cần phải có. 

 

Vấn đề rất lạ và chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội đó là chính vị chủ tịch đương kim của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin là Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller đã là một trong các tác giả của tác phẩm "Remaining in the Truth of Christ - Trung Thành với Chân Lý của Chúa Kitô". Thật vậy, danh sách đồng tác giả của tác phẩm này bao gồm các vị nữa như: Đức HY TGP Bologna Đức quốc Carlo Caffarra; ĐHY Tổng Trưởng the Apostolic Signatura Raymond Leo Burke; ĐTGM Bí Thư Thánh Bộ về Các Giáo Hội Đông Phương Cyril Vasil; và 2 vị chủ tịch hưu trí là Brandmuler và De Paolis. Vào Tháng 7/2014, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, vị tổng trưởng Muller đã bày tỏ ý nghĩ bất đồng của mình về vấn đề này, và cuộc phỏng vấn này đã trở thành tác phẩm mang tựa đề "Niềm Hy Vọng của Gia Đình". Hai vị Hồng Y Scola và Pell cũng đồng quan điểm như các tác giả của 2 tác phẩm trên đây. 

 

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican Insider, Đức Hồng Y Kasper cho biết rằng: 

 

1- ngài không hề biết gì về tác phẩm mới nhất này cho đến khi đọc thấy qua truyền thông và chưa hề đọc nó; 

 

2- trong giai đoạn của Công Đồng Chung Vaticanô II cũng đã có một số hồng y tỏ ra chống đối Đức Thánh Cha Phaolô VI, trong đó có hồng y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (bấy giờ còn được gọi là Holy Office), nhưng không công khai và dường như có dự tính như lần này; 

 

3- vấn đề bất khả phân ly trong hôn nhân là những gì thuộc về luật Chúa, nhưng nên phân biệt tín lý với kỷ luật, mà tín lý cũng là vấn đề có thể khai triển theo thời gian; 

 

4- vấn đề then chốt ở đây ngài chỉ đề nghị còn tùy Đức Thánh Cha phê chuẩn: "Cho dù tái hôn là những gì bất khả, nhưng như các vị giáo phụ đã nói, khi một con tầu đang chìm xuống thì anh chị em cần một mảnh ván để sống còn. Trong trường hợp như thế thì điều cần không phải là một cuộc hôn nhân theo bí tích mà là những phương tiện về bí tích. Việc giải quyết này không áp dụng cho tất cả mọi trường hợp vì chúng khác nhau rất nhiều. Nó chỉ áp dụng cho những ai làm hết sức có thể trong hoàn cảnh của họ thôi". 

 

 

 

Lời Nguyện cầu cho Gia Đình và Thượng Nghị

 

Chúa Nhật tuần tới ngày 5/10/2014 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ (lần 3) về hôn nhân gia đình sẽ được diễn tiến ở Vatican 2 tuầncho đến ngày 19/10/2014, Chúa Nhật Truyền Giáo. Trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ lần này về hôn nhân gia đình, theo giới truyền thông, sẽ có nhiều điều nẩy lửa về một số vấn đề nóng bỏng hiện nay, nhất là vấn đề ly dị tái hôn được rước lễ. Bởi thế, trong buổi Nguyện Kinh Lạy Nữ Vương Chúa Nhật 28/9/2014 hôm nay, ĐTC Phanxicô đã dâng Lời Nguyện Cầu cho chung Gia Đình và cho riêng Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ 2014 như sau:

 

"Hỡi Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse,

chúng con chiêm ngưỡng nơi các vị

ánh quang rạng ngời của tình yêu chân thực,

và tin tưởng hướng về các vị.

 

"Hỡi Thánh Gia Nazarét,

Xin ban cho cả gia đình của chúng con nữa

được trở thành những nơi hiệp thông và cầu nguyện,

thành các học đường đích thực của Phúc Âm

và thành các tiểu Giáo Hội tại gia.

 

"Hỡi Thánh Gia Nazarét,

Xin đừng bao giờ để các gia đình

lại trải nghiệm bạo động, loại trừ và chia rẽ:

chớ gì tất cả những ai đã bị gây đau đớn hay bị gương mù

lại tìm thấy được niềm ủi an và chữa lành

 

"Hỡi Thánh Gia Nazarét,

chớ gì Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới tới đây

giúp cho chúng con lại lưu ý tới

tính chất linh thánh và bất khả vi phạm của gia đình,

cùng vẻ đẹp của nó theo dự án của Thiên Chúa.

 

"Hỡi Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse,

xin ưu ái nghe lời nguyện cầu của chúng con.

Amen"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/prayer-to-pray-today-for-the-synod-that-begins-next-sunday

 

 

Thượng Nghị: Khai Mạc

 

Hôm nay, Thứ Hai mùng 6/10/2014, Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ lần III được khai mở bằng cuộc họp đầu tiên, với 2 bài dẫn nhập: 1 của chính Đức Thánh Cha Phanxicô và 1 của Đức Hồng Y Tổng Thư Ký Lorenzo Baldiseri.

Sau đây là những đoạn chính yếu trong cả 2 bài nói dẫn nhập này. Trong phần đầu (6 đoạn) của bài nói, ĐTC đã ngỏ lời chào các vị nghị phụ và bày tỏ lòng biết ơn đến đủ mọi thành phần cộng tác thực hiện vào biến cố này. Ở phần cuối của bài nói, ngài trấn an và phấn khích việc phát biểu một cách tự do, can đảm và thẳng thắn trong Chúa, bởi vì, "Cuộc Thượng Nghị bao giờ cũng diễn tiến cum Petro et sub Petro (với Phêrô và phụ Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng là một thứ bảo đảm cho tất cả mọi sự và là việc bảo vệ đức tin" 

 

"Quí huynh mang theo tiếng nói của các Giáo Hội riêng biệt, tiếng nói của các Giáo Hội thuộc tầm cấp Giáo Hội địa phương qua Hội Đồng Giám Mục. Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội riêng biệt đều thuộc về cơ cấu thần linh; bởi thế các Giáo Hội địa phương được hiểu là thuộc về cơ cấu nhân loại. Quí huynh sẽ gánh vác tiếng nói này một cách đồng hành tính (synodality). Nó là một trách nhiệm lớn lao: trách nhiệm gánh vác các thực tại cùng với các vấn đề của các Giáo Hội, trách nhiệm giúp cho các Giáo Hội tiến bước trên con đường Phúc Âm gia đình. 

"Một điều kiện tổng quát căn bản đó là hãy nói một cách rõ ràng. Không ai được nói rằng: 'Không thể nào nói điều ấy; ngài sẽ nghĩ về tôi thế này thế nọ...'. Cần phải nói ra một cách chân thành thẳng thắn hết mọi sự mình cảm nhận. Sau cuộc Mật Nghị Hồng Y (2/2014) nói về gia đình, có vị Hồng Y đã viết cho tôi rằng thật là quá tệ vị có một số vị Hồng Y không dám nói một điều gì đó vì lòng trân trọng Đức Giáo Hoàng, nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng có lẽ nghĩ khác. Điều này không tốt; đó không phải là đoàn tính, vì cần phải nói hết mọi sự mà trong Chúa người ta cảm thấy cần phải nói một cách trân trọng theo trần gian, không sợ hãi. Đồng thời người ta cũng cần phải biết khiêm tốn lắng nghe và cởi mở lãnh nhận những gì anh em mình nói. Đoàn tính là những gì sẽ được thực hiện bởi hai thái độ này. 

"Bởi thế, tôi xin quí huynh vì hai thái độ huynh đệ trong Chúa này hãy nói: nói một cách chân thành thẳng thắn và hãy khiêm tốn lắng nghe.

"Và làm như vậy một cách rất trầm lắng và an bình, vì cuộc Thượng Nghị bao giờ cũng diễn tiến cum Petro et sub Petro (với Phêrô và phụ Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng là một thứ bảo đảm cho tất cả mọi sự và là việc bảo vệ đức tin.  

"Quí huynh thân mến, tất cả chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để củng cố một cách rõ ràng cái năng động của đoàn tính. Xin cám ơn quí huynh".


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/synod14-full-text-of-pope-francis-opening-words

 

Căn cứ vào tín liệu trong bài khai mở dài và rất ư là chi tiết của Đức Hồng Y Lorenzo Baldiseri, chúng ta thấy được hai chi tiết đặc biệt: thứ nhất về tiến trình của Thượng Nghị và thứ hai về thành phần số tham dự viên.

 

Thành phần: 

 

Tất cả là 253 tham dự viên, trong đó có các vị lãnh đạo 13 hội đồng đầu mục thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các vị chủ tịch thuộc 114 hội đồng giám mục Công Giáo Rôma, 3 vị đại diện Hiệp Hội Bề Trên Tổng Quyền, 26 vị lãnh đạo các Phân Bộ ở Tòa Thánh Rôma, 15 phần tử thuộc Hội Đồng Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Khóa XIII, 26 vị được Đức Giáo Hoàng chỉ định, 8 đại biểu thuộc các Giáo Hội và cộng đồng Kitô hữu huynh đệ, 16 chuyên gia (experts) và 38 phối kiểm viên (auditors) nam nữ, cùng các liên lạc viên truyền thông, các phụ tá viên, các thông dịch viên, các kỹ thuật viên. 


Ti
ến trình: 

Ngày 4/7/2013, trong buổi triều kiến riêng của nguyên Tổng Thư Ký Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XIII là Đức Hồng Y Nikola Eterovic, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gợi ý về một đề tài liên quan đến ơn gọi của con người và gia đình.

Ngày 23/8/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô lại gặp riêng cùng vị Tổng Thư Ký trên đây, và trong lần này ngài cho biết quyết định của ngài về việc triệu tập một Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ và chọn đề tài về các thách đố mục vụ về gia đình. 

Ngày 21/9/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác nhiệm vụ Tổng Thư Ký của Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 cho Đức Hồng Y Lorenzo Baldiseri, và bày tỏ ý muốn triệu tập sớm bao nhiêu có thể thượng nghị mà ngài chưa chính thức công bố chủ đề này. 

Ngày 8/10/2013, khi kết thúc cuộc họp lần thứ 5 của Hội Đồng đặc trách Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XIII về chủ đề truyền bá phúc âm hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức công bố triệu tập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III vào thời điểm 5-19/10/2014, với chủ đề chính thức là "Các Thách Đố Mục Vụ về Gia Đình trong Bối Cảnh Truyền Bá Phúc Âm Hóa". 

20-21/2/2014 là thời điểm Mật Nghị Hồng Y diễn tiến về chủ đề của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III, có thể được coi là 1 trong 3 giai đoạn của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III này. 

 

Sau đây là nguyên văn phần đầu bài nói khai mạc của Đức Hồng Y Tổng Thư Ký Lorenzo Baldiseri:

 

"... Con xin bày tỏ lòng tri ân của con đến Đức Thánh Cha vì vào thời điểm mở màn cho giáo triều của mình đã triệu tập Hội Nghị này, một Hội Nghị thể hiện cao độ đoàn tính giáo phẩm trong việc bàn luận về đề tài: 'Các Thách Đố Mục Vụ về Gia Đình trong Bối Cảnh Truyền Bá Phúc Âm Hóa'. 

"Trong bài giảng đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Nguyện Đường Sistine (14/3/2013), khi đề cập đến tinh thần của giáo triều mình, Đức Thánh Cha đã nói đến 3 chữ: 'bước đi', 'xây dựng' và 'tuyên xưng', mà đầu tiên là 'bước đi'. Việc cùng nhau bước đi thực sự là 'syn-odos', 'Synodus'. Giáo Hội, một cộng đồng tín hữu trong Chúa Kitô, đang tiến bước về nhà Cha, một Giáo Hội truyền giáo trên các nẻo đường thế giới để loan báo và tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, như là một cơ cấu tổ chức, và bằng các đặc sủng cùng với các thừa tác vụ khác nhau trong hiệp thông, thể hiện con đường sự sống và chứng từ Phúc Âm. 

"Tâu Đức Thánh Cha, con cũng muốn bảy tỏ lòng biết ơn về tin vui và ân huệ, được các nghị phụ và toàn thể Giáo Hội hân hoan đón nhận về việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI sẽ được cử hành vào Chúa Nhật tới đây ngày 19/10, khi bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ này. Biến cố này là một phần quan trọng của Thượng Nghị đây...

"Việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI liên quan đến cuc thượng nghị này chẳng những nó là một dấu hiệu quan trọng của đoàn tính (collegiality) và đồng hành tính (synodality) mà còn phản ảnh tính chất thích đáng của hành động này nữa, vì sau gần 50 năm, vị Giáo Hoàng này, vị đã dẫn dắt, kết thúc và áp dụng Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng đã thiết lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới và đã hướng dẫn nó trong những năm đầu của nó. Năm tới, 2015, cùng nhau qui tụ lại nơi cuộc thượng nghị, chúng ta sẽ hân hoan cử hành hai kỷ niệm ấy. 

............

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/full-text-of-cardinal-baldisseri-s-opening-report-for-the-synod

 

 

 

Vấn Đề Ly Dị Tái Hôn Rước Lễ...?

 

 

Chúng ta đang cầu nguyện cho Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ lần 3, lần ngoại lệ này về Hôn Nhân Gia Đình, một dạo khúc cho cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV năm 2015. 

 

Giới truyền thông đã ồn ào lên trước thời gian Thượng Nghị 2014 này xẩy ra, khi họ tập trung vào một vấn đề duy nhất mà họ cho là nóng bỏng nhất và tranh cãi nhất, đó là vấn đề thành phần ly dị tái hôn được rước lễ. 

Họ đã nêu lên sự kiện đụng độ công khai giữa hai luồng tư tưởng nghịch nhau, một chủ trương phò, như của ĐHY Kasper, và một chủ trương chống, như của một trong các vị hồng y là vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin Muller.

Phần ĐTC Phanxicô thì tiếp tục lắng nghe và cho là lành mạnh, bởi thế trong bài giảng khai mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2014, ngài đã khuyến khích và thúc giục các nghị phụ tham dự hãy chân thành thẳng thắn phát biểu.

Chúng ta chắc chắn là cũng muốn biết dứt khoát chính bản thân ĐTC nghĩ sao, vị giáo hoàng chủ trương tình thương và đã từng tuyên bố Bí Tích Thánh Thể không phải chỉ giành riêng cho kẻ lành mạnh mà còn cho cả kẻ yếu đuối nữa. 

Trong bài giảng cho Lễ Cưới của 20 cặp tân hôn ngày 14/9/2014 được ngài chủ sự cách 3 tuần trước Thượng Nghị này (5/10/2014) trên đây ngài vẫn tiếp tục chiều hướng tình thương và cứu vớt qua câu nói ở đoạn áp kết sau đây:

"Việc chữa lành Thiên Chúa cống hiến cho dân chúng cũng áp dụng một cách đặc biệt cho các đôi phối ngẫu, thành phần 'trên đường đi đã trở nên bất nhẫn' và là những người đang chiều theo chước cám dỗ nguy hiểm của chán chường, bất trung, yếu dại, trút bỏ... Thiên Chúa là Cha cũng ban Giêsu Con của Ngài cho cả họ nữa, không phải để lên án họ mà là để cứu họ: nếu họ biết ký thác bản thân mình cho Người thì Người sẽ chữa lành họ bằng tình yêu nhân hậu là những gì được tuôn trào từ Thánh Giá, với sức mạnh của ân sủng Người để canh tân các cặp phối ngẫu và các gia đình, giúp họ lại tiến bước theo đường ngay nẻo chính" 

Chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi phản ứng chung chung của các vị nghị phụ của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ lần ba 2014 này và chờ đợi quyết định tối hậu của Đức Thánh Cha Phanxicô, một quyết định sẽ được công bố vào năm 2015 sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XVI. 

Trong khi chờ đợi, tôi tự nhiên có những cảm nghĩ riêng tư sau đây:

1- Chiếc Tầu Noe là nơi nương náu cứu vớt cho một gia đình thì phải chăng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một trái tim đã được Mẹ tiết lộ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima nhất là cho riêng Lucia biết vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, "là nơi cho con nương náu".

2- Nếu "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu" thì có thể được ví như Tầu Noe là nơi nương náu sống còn trong trận đại hồng thủy xưa (xem Sách Khởi Nguyên 7:1-12), mà Tầu Noe đã trở thành nơi nương náu cho một đại gia đình 8 người, thì phải chăng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cũng là nơi nương náu cho gia đình?

3- Nếu Tầu Noe được hoàn tất trong vòng 100 năm (xem Sách Khởi Nguyên 5:32 và 7:6) thì một trùng hợp bất ngờ đang xẩy ra đó là ngay trước Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 100 năm (1917-2017), tức chỉ còn 2-3 năm nữa, lại xẩy ra hai Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới liền (2014-2015), nhất là cuộc Thượng Nghị 2014, một cuộc thượng nghị được vị tân Giáo Hoàng Phanxicô (13/3/2013) ngỏ ý muốn (21/9/2013) tổ chức sớm bao nhiêu có thể. 

4- Nếu văn hóa chết chóc từ thế kỷ 20 cho tới nay càng ngày càng trở nên ngập lụt khắp thế giới đến độ đã chẳng những tàn phá thiên nhiên tạo vật như đại hồng thy xưa, mà còn nhận chìm cả văn hóa nhân bản đích thực của loài người nói chung và cơ cấu hôn nhân gia đình nói riêng, thì Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2014-2015 về hôn nhân gia đình phải chăng là dấu chỉ thời đại cho thấy Thiên Chúa muốn cứu vớt chung gia đình nhân loại và riêng các gia đình Kitô hữu khỏi đại lụt văn hóa chết chóc - culture of death, gây ra bởi chủ nghĩa tương đối và duy nhân bản?

5- Riêng về trường hợp Kitô hữu Công giáo ly dị tái hôn có được rước lễ hay chăng, thì theo tôi nên cứu xét đến trường hợp rất đặc biệt và ngoại lệ của người phụ nữ tội lỗi trong thành ở cuối đoạn 7 của Phúc Âm Thánh Luca (36-50) sẽ thấy được phần nào hay tất cả câu trả lời một cách khá rõ ràng.

6- Người phụ nữ tội lỗi này (được cho là một Mai Đệ Liên - đối chiếu Phúc Âm Luca 8:2; Marco 16:9; Gioan 11:2), trong tình trạng tội lỗi, với đôi tay đàng điếm nhơ nhớp, lại dám tự động, trực tiếp và ngang nhiên chạm đến Thánh Thể vô cùng thánh thiện toàn hảo của Chúa Giêsu, đến độ khiến vị chủ nhà Pharisiêu cũng lấy làm bỡ ngỡ (7:39).

7- Thế nhưng, Chúa Giêsu lại cứ để cho Thánh Thể của mình "bị" chạm đến bởi đôi bàn tay bẩn thỉu xấu xa của chị, kể cả cho đôi môi vốn đã từng làm tình với bao nhiêu tên đàn ông dâm dục của chị hôn lên Thánh Thể của Người, chỉ vì Người thấy được tất cả "tấm lòng tan nát khiêm cung" đầy mến yêu chân tình sâu thẳm của chị đối với Người (7:47).

8- Chính Thánh Thể mà "người phụ nữ tội lỗi trong thành" (7:37) cả gan dám chạm đến bằng tất cả tấm lòng tin tưởng ấy đã chẳng những chữa lành cho chị: "Tội lỗi của con đã được tha" (7:48), như thể chị đã được giải thoát khỏi các thứ thần ô uế xấu xa (xem Luca 8:2; Mrco 16:9), mà còn biến chị trở thành một trong những nữ phục vụ viên (xem Luca 8:2), nhất là thành một vị tông đồ của các tông đồ trong sứ vụ loan truyền Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Kitô (xem Gioan 20:17-18).

9- Như thế, căn cứ vào trường hợp vô cùng ngoại lệ của người phụ nữ tội lỗi trong thành này thì phải chăng thành phần ly dị tái hôn, nếu thật lòng thống hối ăn năn, được cụ thể tỏ ra bằng những hành động chân tình nhất, vẫn có thể đến với Chúa và đến gần Chúa? Cho dù bấy giờ họ đang nhơ nhớp như người nữ tội lỗi, ở chỗ họ chưa thể bỏ được dịp tội là đời sống hôn nhân bất chính của họ, dù họ rất muốn, bởi nó gây ra bởi những ràng buộc cần được từ từ giải quyết, một giải quyết không thể thiếu quyền lực thần linh phi thường mới có thể thực hiện, một quyền lực thần linh chỉ xuất phát từ Thánh Thể, nhờ đó họ mới có thể được chữa lành như người phụ nữ tội lỗi trong thành.

10- Đặt trường hợp người phụ nữ tội lỗi trong thành, với tất cả lòng tin yêu của mình vào Đấng duy nhất có thể tha thứ cho mình và cứu vớt mình là Chúa Giêsu bấy giờ, khi chị vừa tự động mạnh dạn chạm vào Thánh Thể của Chúa Giêsu, liền bị Người quắc mắt lên thậm tệ quát tháo xua đuổi: "Đồ Satan, hãy xéo đi..." (Mathêu 16:23), thì phải chăng chị sẽ cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng, và sẽ tiếp tục buông thả theo cuộc sống tội lỗi của mình. 

Tất cả mọi suy diễn trên đây xin hoàn toàn chờ đợi quyết định tối hậu của Giáo Hội qua Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian. Amen.

"Thiên Chúa là Cha cũng ban Giêsu Con của Ngài cho cả họ nữa, không phải để lên án họ mà là để cứu họ: nếu họ biết ký thác bản thân mình cho Người thì Người sẽ chữa lành họ bằng tình yêu nhân hậu là những gì được tuôn trào từ Thánh Giá, với sức mạnh của ân sủng Người để canh tân các cặp phối ngẫu và các gia đình, giúp họ lại tiến bước theo đường ngay nẻo chính"

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL  

 

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III 2014: Tuyển Lược Tuần Đầu

Sau tuần lễ đầu, trong 2 tuần, cùng nhau bàn luận về đề tài: "Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa", hôm nay, Thứ Hai, 13/10/2014, Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III, qua Đức Hồng Y Péter Erdo, đã phổ biến một văn kiện được gọi là "Relatio post disceptationem" (Bản Tường Trình hậu Bàn Luận), một văn kiện tổng tóm tất cả những tỏ bày (interventions) và tranh luận (debates) trong tuần đầu tiên. 

Văn kiện vừa được phổ biến đã bị Liên Minh của các tổ chức Phò Sự Sống và Gia Đình cực lực phản kháng cho rằng "nó là một văn kiện được nháp tồi tệ nhất trong lịch sử Giáo Hội", "nó là một thứ tấn công vào hôn nhân và gia đình", "phản bội" thành phần cha mẹ Công giáo thế giới, "tình thương sai trái - false mercy" v.v. (http://www.zenit.org/en/articles/synod14-pro-life-coalition-condemns-synod-mid-way-report). 

Thế nhưng, vấn đề ở đây là Liên Minh này đã đọc kỹ toàn thể bản văn hay chăng và đọc theo chiều hướng nào, đã nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của ngôn từ được diễn tả hay chưa, và bản văn tổng tóm này chỉ chất chứa tất cả những phát biểu và tranh luận từ các nghị phụ một cách khách quan và trung thực chứ chưa chính thức là một Tông Huấn được thẩm quyền Giáo Hoàng ban hành hậu Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XIV - 2015. 

Hôm nay, Thứ Hai, 13/10/2014, Tòa Thánh cũng chính thức thông báo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô về thời điiểm và đề tài của Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ XVI. Thời điểm từ ngày mùng 4 đến 25 tháng 10 năm 2015, và đề tài là "Ơn gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại".  

Văn kiện dài 58 đoạn này được chia ra làm 3 phần với tiểu đề của từng phần như sau

I (5-11) - Lắng nghe: bối cảnh và các thách đố của gia đình; 
II (12-23) - Ngắm nhìn lên Chúa Kitô: Phúc Âm Gia Đình; 
III (24-57) - Bàn luận: các quan điểm mục vụ.

Sau đây là những đoạn, theo người dịch, tiêu biểu cần chú ý:

Phần I (không nguyên văn, trừ các chữ trong ngoặc kép)

Bối cảnh và các thách đố của gia đình bao gồm các tập tục, như được liệt kê ở đoạn 7: "đa thê" (polygamy) và "hôn nhân giai đoạn" (marriage in stages) ở Phi Châu; "hôn nhân được đặt định" (arranged marriages) và "hôn nhân pha trộn" (mixed marriages) hai điều này thường xẩy ra ở Á Châu; "ăn ở với nhau trước hôn nhân" (cohabitation before marriage) ở Tây phương

Bối cảnh và các thánh đố của gia đình, ở đoạn 8, còn bao gồm: "tình trạng nhiều đứa con được sinh ra ngoại hôn", "gia tăng con số ly dị", "con cái là nạn nhân của tình trạng đổ vỡ gia đình", chưa kể đến tình trạng gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng bố hay các tổ chức tội ác, và tình trạng di dân. 

Phần II (nguyên văn từng số đoạn):

14- Chính Chúa Giêsu, khi nói đến dự án nguyên thủy về hai con người, đã tái khẳng định mối hiệp nhất bất khả tháo gỡ giữa người nam và người nữ, dù Người thông cảm là "Moisen đã cho phép các người ly dị vợ mình bởi các người cứng lòng. Thế nhưng ngay từ ban đầu không phải như thế" (Mathêu 19:8). Như thế, Người cho thấy việc hạ giáng thần linh bao giờ cũng đồng hành ra sao với đường lối của nhân loại, hướng nó đến khởi điểm mới, nhưng vẫn không thiếu thập giá.

15- Chúng ta có thể phân biệt ba giai đoạn nơi dự án thần linh về gia đình: gia đình từ nguồn gốc, khi Thiên Chúa hóa công thiết lập cuộc hôn nhân nguyên khởi giữa Adong và Evà, như là một nền tảng vững chắc cho gia đình: Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ (xem Khởi Nguyên 1:24-31,2:4b); gia đình theo lịch sử, bị tổn thương bởi tội lỗi (xem Khởi Nguyên 3) và gia đình được cứu chuộc bởi Chúa Kitô (xem Epheso 5:21-32), theo hình ảnh Ba Ngôi Thánh, mầu nhiệm xuất phát hết mọi tình yêu chân thực. Giao ước hôn nhân, một giao ước được khai mào nơi việc tạo dựng và được mạc khải nơi lịch sử của Thiên Chúa với dân Yến Duyên (Israel), đạt tới tầm vóc trọn vẹn nhất ở nơi Chúa Kitô trong Giáo Hội.

21- Phúc Âm gia đình, trong khi chiếu tỏa nơi chứng từ của nhiều gia đình là thành phần tha thiết sống trung thành với bí tích, bằng những hoa trái chín mùi nơi việc thánh hóa thực sự hằng ngày của mình cũng cần phải nuôi dưỡng những hạt giống chưa chín chắn, và cần phải chăm sóc cho những cây đã trở nên căn cỗi mà vẫn không muốn bị lãng quên.  

23- Bắt chước ánh mắt xót thương của Chúa Giêsu, Giáo Hội cần phải hỗ trợ những người con cái nam nữ yếu đuối mỏng dòn nhất của mình, thành phần bị thương tích và mất mát yêu thương, một cách chuyên chú và chăm sóc, phục hồi cho họ niềm tin tưởng và niềm hy vọng như ánh sáng của ngọn hải đăng hay của ngọn đuốc được giơ lên giữa dân chúng để soi lối cho những ai lầm lạc hay thấy mình đang trong cơn phong ba bão tố. 

Phần III

25- Việc loan báo Phúc Âm gia đình là một vấn đề khẩn trương đối với vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa. Giáo Hội cần phải thi hành việc này một cách dịu dàng của một người mẹ và một cách sáng tỏ của một bậc thày (xem Epheso 4:15), trung thành với việc hủy mình xót thương (merciful kenosi) của Chúa Kitô. Sự thật này được hội nhập với cái hèn yếu của con người, không lên án nó mà là chữa lành nó. 

28- Đó là lý do cần phải có một thứ hoán cải truyền giáo (a missionary conversion), ở chỗ không được dừng lại ở chỗ loan báo thuần lý thuyết và chẳng liên hệ gì tới các vấn đề thực sự của dân chúng. Không được quên rằng cuộc khủng hoảng đức tin là những gì đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về hôn nhân và gia đình, từ đó, việc ruyền đạt đức tin từ cha mẹ sang con cái thường bị gián đoạn. 

31- Không thể nào coi hôn nhân Kitô giáo như là một truyền thống văn hóa hay một thứ bắt buộc về xã hội, mà phải là một quyết định có tính cách ơn gọi được thực hiện bằng một cuộc sửa soạn thích đáng theo một tiến trình đức tin với sự nhận thức trưởng thành. Đây không phải là vấn đề gây khó khăn và làm phức tạp giai đoạn đào luyện, mà là đào sâu vấn đề hơn là hài lòng với những cuộc học hỏi lý thuyết hay hướng dẫn tổng quát. 

37- Cũng được ghi nhận là ở nhiều xứ sở đang "gia tăng con số sống với nhau thử nghiệm(as experimentum) bằng các mối hiệp nhất chưa được đạo giáo hay dân sự nhìn nhận" (Instrumentum Laboris, 81). Ở Phi Châu, điều này xẩy ra đặc biệt nơi các cuộc hôn nhân truyền thống, được hai gia đình đồng ý và thường được cử hành ở các giai đoạn khác nhau. Trước những trường hợp này, Giáo Hội được kêu gọi trở thành "nhà Cha với các cánh cửa luôn rộng mở [...], nơi có chỗ cho hết mọi người, với tất cả mọi vấn đề" (Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, 47) và tiến tới với những ai cảm thấy cần tái tấu con đường đức tin, cho dù không thể nào cử hành một cuộc hôn nhân theo tôn giáo. 

38- Ở cả Tây phương nữa, đang gia tăng đông đảo con số người, sống với nhau một thời gian dài, xin được thành hôn trong nhà thờ. Việc chỉ ăn ở với nhau thôi thường là một chọn lựa theo một thái độ chung, một thái độ ngược lại với các thứ cơ cấu và những đảm trách dứt khoát, nhưng cũng đồng thời chờ đợi cho có được một cuộc sống ổn định đã (như có công ăn việc làm và lương bổng vững chắc). Ở những xứ sở khác các cuộc hôn nhân ăn ở với nhau như vợ chồng nhưng phi hôn thú (common-law marriage) thì rất nhiều, không phải vì muốn loại trừ các thứ giá trị Kitô giáo liên quan đến gia đình và hôn nhân, mà nhất là vì việc thành hôn là một thứ xa xỉ, nên vấn đề nghèo khổ về vật chất là những gì thúc đẩy dân chúng ăn ở với nhau như vợ chồng nhưng phi hôn thú. Ngoài ra, có thể nắm bắt được các thứ giá trị gia đình chân thực nơi các cuộc hiệp nhất như vậy, hay ít là ước muốn nắm bắt được chúng. Việc hỗ trợ về mục vụ bao giờ cũng phải bắt đầu từ những khía cạnh tích cực ấy. 

39- Cần phải giải quyết tất cả những trường hợp này một cách xây dựng, tìm cách biến đổi chúng thành cơ hội để tiến bước đến chỗ trọn vẹn của hôn nhân và gia đình theo ánh sáng của Phúc Âm. Cần nhẫn nại và tế nhị đón nhận và hỗ trợ các trường hợp này. Như thế thì chứng từ thu hút của các gia đình Kitô giáo đích thực là những gì quan trọng, đóng vai trò như là các chủ thể cho việc truyền bá phúc âm hóa gia đình. 

47- Về vấn đề khả hữu tham phần vào các bí tích Thống Hối và Thánh Thể, thì một số vị đã lập luận thiên về những qui định hiện hành vì chúng có một nền tảng về thần học, các vị khác lại thiên về một thứ cởi mở hơn nữa đối với những hoàn cảnh thật xác đáng khi đối xử về những tình trạng không thể giải quyết mà lại tạo nên thêm các thứ bất công và khổ đau mới. Đối với một số vị thì việc tham phần vào các bí tích có thể xẩy ra nếu trước đó thực hiện một cách thức thống hối nào đó được đảm trách bởi vị giám mục giáo phận - và bằng một hứa quyết rõ ràng có lợi cho con cái. Điều này không phải là một khả hữu chung mà là hoa trái của một thứ nhận thức được áp dụng tùy từng trường hợp, theo luật tuần tự như tiến, một thứ luật chú ý tới vấn đề phân biệt giữa tình trạng tội lỗi, tình trạng ân sủng và các hoàn cảnh giảm thiểu. 

48- Một số vị nghị phụ đặt vấn đề về đề nghị họ chỉ cần "hiệp lễ thiêng liêng" (spiritual communion): nếu việc rước lễ thiêng liêng là những gì khả dĩ thì tại sao không cho phép họ tham dự vào bí tích này chứ? Bởi thế, cần phải nghiên cứu về thần học hơn nữa, bắt đầu về những mối liên hệ giữa bí tích hôn phối và Thánh Thể liên quan đến bí tích Giáo Hội (the Church-sacrament). Cũng thế, chiều kích luân lý của vấn đề này đòi phải nghiên cứu hơn nữa, lắng nghe và soi chiếu lương tâm của các cặp phối ngẫu. 

50- Thành phần đồng tính có những tặng ân và phẩm tính để cống hiến cho cộng đồng Kitô hữu: chúng ta có thể đón nhận những con người này, bảo đảm cho họ một vị trí huynh đệ trong các cộng đồng của chúng ta hay chăng? Họ thường muốn gặp gỡ một Giáo Hội cống hiến cho họ một ngôi nhà đón nhận. Các cộng đồng của chúng ta có thể cung cấp như thế hay chăng, chấp nhận và đánh giá xu hướng tính dục của họ mà không dung hòa tín lý Công giáo về gia đình và hôn nhân?

Kết luận

58- Những ý nghĩ được trình bày, hoa trái của một thứ đối thoại Thượng Nghị đã diễn ra hết sức tự do và với một tinh thần lắng nghe nhau, nhắm đến việc nêu lên các vấn nạn và bày tỏ các quan điểm cần được chín mùi và đã sáng tỏ hơn bởi việc suy tư của các Giáo Hội địa phương trong năm tách chúng ta khỏi Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ được ấn định vào Tháng 10 năm 2015. Những ý nghĩ này không phải là những quyết định đã được thực hiện song cũng không phải chỉ thuần là những quan điểm. Đường lối có tính cách đoàn tính của các vị giám mục cùng với sự tham dự của tất cả dân Chúa theo hướng dẫn của Thánh Linh tất cả đều sẽ giúp chúng ta tìm thấy những con đường của sự thật và tình thương cho tất cả mọi người. Đó là ước muốn mà từ ban đầu của việc chúng ta làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi đến chúng ta, mời gọi chúng ta can đảm tin tưởng cùng khiêm tốn và chân thành đón nhận chân lý trong bác ái yêu thương.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ 

http://www.zenit.org/en/articles/synod14-full-text-of-relatio-post-disceptationem

 

 

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III 2014: Chiều Hướng "Gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8)


Phải chăng tình hình Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III 10/2014 như gió đang thổi theo chiều hướng được hai vị hồng y nổi tiếng dưới đây bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán quen thuộc Zenit vào đầu tuần lễ thứ hai của Thượng Nghị (13-19/10) này?

1- Đức Hồng Y Walter Kasper, vị Hồng Y Đức quốc hưu trí nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô Giáo (2001-2010), vị hồng y trong Mật Nghị Hồng Y 20-21/2/2014 được ĐTC Phanxicô mời đã bày tỏ ý nghĩ nên cho thành phần ly di tái hôn rước lễ kèm theo điều kiện, nhưng đã bị các vị hồng y khác công khai phản bác.



"Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa nên quí vị không thể quản trị hết mọi sự từ Tòa Thánh. Cần phải có một đức tin chung, một kỷ luật chung nhưng một áp dụng khác nhau".
 


Vấn: 
Thưa ĐHY, mọi sự đang diễn tiến ra sao trong Thượng Nghị?

Đáp: Hiện nay thì mọi sự rất yên ắng. Sáng hôm nay (Thứ Ba 14/10 - biệt chú của người dịch) hơi nẩy lửa một chút cũng chính là vì quí vị - thành phần báo chí đó thôi!

Vấn: Hôm qua chúng tôi được cho biết là "Tinh Thần Công Đồng Vatican II" đã diễn ra trong Thượng Nghị. ĐHY có đồng ý như thế chăng?

Đáp: Điều ấy rất đúng - Đó là tinh thần của Công Đồng Vaticanô II

Vấn: ĐHY có thấy biến chuyển gì chăng về vấn đề thành phần ly dị mà "tái hôn"?

Đáp: Tôi hy vọng sẽ có một cởi mở nào đó và tôi nghĩ rằng đa số đang thiên về vấn đề này. Đó là cảm tưởng tôi có được, thế nhưng chưa bỏ phiếu. Tuy nhiên tôi nghĩ sẽ xẩy ra một sự cởi mở nào đó. Có lẽ sẽ được dành cho phần sau của cuộc thượng nghị. 

Vấn: ĐHY có thấy gia tăng việc chống đối những dự thảo của mình trong ít ngày vừa qua hay chăng?

Đáp: Không. Ở giai đoạn đầu của thượng nghị này tôi lại thấy gia tăng hơn con số thiên về sự cởi mở. Tôi thấy thế - nhưng có lẽ đó chỉ là cảm nhận. Chưa có bỏ phiếu. Sẽ được bỏ phiếu nhưng chưa xẩy ra. 

Vấn: ĐHY có biết Đức Thánh Cha nhận thấy thượng nghị ra sao hay chăng và cho đến nay thượng nghị đang diễn tiến như thế nào?

Đáp: Ngài chưa nói năng gì cả - ngài vẫn đang thinh lặng, ngài tỏ ra rất cẩn thận lắng nghe, thế nhưng những gì ngài mong muốn thì rõ ràng và hiển nhiên. Ngài muốn đa phần trong hàng giáo phẩm cùng với ngài và ngài cần như thế. Ngài không thể làm ngược với đa số hàng giáo phẩm. 

Vấn: Có một cảm giác gì cho thấy rằng ngài đang cố gắng đẩy sự việc theo chiều hướng ấy hay chăng?

Đáp: Ngài không đẩy. Bài nói mở đầu của ngài là tự do: tự do phát biểu, ai cũng cần phải nói những gì mình nghĩ và những gì họ có trong đầu, đó là những gì tích cực. Không một ai lại đặt vấn nạn rằng: Đức Thánh Cha sẽ nghĩ gì về điều ấy? Tôi có thể nói điều gì đây? Vấn đề tự do phát biểu này đã diễn ra rất sống động ở cuộc thượng nghị này, hơn ở các thượng nghị khác. ..........

Vấn: Có nhiều quan tâm đến dự thảo của ĐHY.

 

Đáp: Có, có, nhiều lắm. 

Vấn: Dân chúng đang nói rằng nó đang gây ra nhiều lẫn lộn nơi tín hữu và khiến có những lo âu về nó. ĐHY nói sao về tình trạng này? 

Đáp: Tôi chỉ có thể nói về Đức quốc là nơi đại đa số muốn thấy được một thứ cởi mở về vấn đề ly dị và tái hôn. Ở Đại Anh Quốc cũng thế, nó ở khắp nơi. Khi tôi nói chuyện với giáo dân, cũng như với những người già đã kết hôn 50-60 năm, họ không bao giờ nghĩ đến ly dị, nhưng họ thấy được vấn đề ở nơi nền văn hóa của họ và vi thế mà hiện nay hết mọi gia đình đều có một vấn đề gì đó. Đức Giáo Hoàng cũng đã cho tôi biết rằng bao gồm cả ở nơi gia đình của ngài nữa, và ngài đã nhìn vào giáo dân, thấy được đại đa số tỏ ra cởi mở một cách hữu lý và hữu trách. 

Vấn: Thế nhưng dân chúng cảm thấy giáo huấn của Giáo Hội đang sắp sửa bị tàn rụi bởi dự thảo của ĐHY nếu nó được thông qua, tức là giáo huấn 2000 năm của Giáo Hội bị hủy hoại đi. Quan điểm của ĐHY về điều này ra sao? 

Đáp: Này nhé không có ai đặt vấn đề về tính chất bất khả tháo gỡ của hôn nhân... Lời của Chúa Giêsu là những gì rõ ràng, thế nhưng làm thế nào để áp dụng nó vào trong các trường hợp phức tạp khác nhau đây? Đó là vấn đề liên quan tới việc áp dụng những lời của Người. 

Vấn: Phải chăng giáo huấn là những gì không thay đổi?

Đáp: Giáo huấn không thay đổi nhưng nó có thể trở nên sâu xa hơn, nó có thể khác đi. Cũng có một sự tăng trưởng, một phát triển nào đó nơi việc hiểu biết về Phúc Âm và tín lý. Vị Hồng Y Newman nổi tiếng của chúng ta đã nói về việc phát triển tín lý. Đây cũng không phải là một thứ thay đổi mà là một thứ phát triển theo cùng chiều hướng. Dĩ nhiên. Đức Giáo Hoàng muốn thấy sự phát triển này và thế giới cần đến sự phát triển ấy. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa nên quí vị không thể quản trị hết mọi sự từ Tòa Thánh. Cần phải có một đức tin chung, một kỷ luật chung nhưng một áp dụng khác nhau. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch những câu vấn đáp tiêu biểu từ 

http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-kasper-growing-majority-in-synod-support-divorce-remarriage-proposal


Sau đây là những vị ngay trước Thượng Nghị đã tỏ ra công khai có những ý tưởng cương quyết "trung thành với chân lý của Chúa Kitô - remaining in the truth of Christ", hoàn toàn phản lại với ý hướng của ĐHY Walter Kasper:

ĐHY Gerhard Ludwig Muller, Đức quốc,
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

 


ĐHY Carlo Caffarra, Đức quốc
TGM Bologna Đức quốc

 


ĐHY Leo Burke, Mỹ quốc
Nguyên TGP Saint Louis US và

Đương kim Prefect of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura, 


ĐTGM Cyril Vasil, Dòng tên người Slovak 

Bí Thư Thánh Bộ về Các Giáo Hội Đông Phương 

 

2- Đức Hồng Y Timothy Dolan, vị Hồng Y Mỹ quốc, Tổng Giám Mục TGP New York và nguyên chủ tịch HĐGMHK: 


"Chúng ta làm sao có thể khẳng định hơn nữa giáo huấn 
không thay đổi của Giáo Hội cho một thế giới đặc biệt nghi kỵ và ngờ vực về tính chất khả thể đối với tình yêu muôn thuở, trung tín và trao ban sự sống".


Vấn: ĐHY đã hy vọng và trông đợi như thế nào đối với cuộc thượng nghị này? ĐHY hy vọng sẽ đem gì về từ thượng nghị đây?

Đáp: Niềm hy vọng của tôi là ở chỗ trong một thế giới đang đặt vấn đề - cái mà thế giới đang đặt vấn đề - đó là ai có thể nói "muôn đời"? Ai có thể sống trung thành và yêu thương cùng một người? Ai có thể thực sự đón nhận con cái như là quà tặng, một ân phúc, chứ không phải là một gánh nặng, đối với một thế giới, ở trong một nền văn hóa, thường đặt ra các vấn nạn ấy?

Tôi hy vọng rằng thượng nghị này sẽ nói "Quí vị chắc chắn là dân chúng có thể làm được" nhờ ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, nó là một cuộc đời đặc biệt vui sống, nó là cuộc đời của đấu tranh và thách đố. Thế nhưng đâu là cái hụt hẫng trong cuộc đời đáng sống này?

Bởi vậy, làm sao chúng ta có thể nâng đỡ và phấn khích dân chúng của chúng ta. "Alleluia". 

Vấn: ĐHY có bất cứ nỗi lo sợ nào về cuộc thượng nghị này hay chăng?

Đáp: Có chứ. Có chứ. Vì cái giá trị khác của cuộc thượng nghị, và cái khía cạnh đặc biệt khác đó là chúng tôi muốn sáng tỏ và dứt khoát bao nhiêu có thể việc tái khẳng định giáo huấn bất hủ của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, mà không khiến dân chúng hãi sợ và không tỏ ra như thể loại trừ, và Chúa là Đấng biết rất nhiều là người ta không thể nào sống tới độ đó...

Bởi vậy mà chúng ta phải làm sao đối với những ai không thể sống tới độ cao vời của Giáo Hội ấy, giáo huấn cao cả về hôn nhân và gia đình - và bạn biết rằng tôi đang nói về những ai, về những cặp vợ chồng ăn ở với nhau theo xác thịt, thành phần ly dị rồi tái hôn, thành phần đang sống đồng tính với nhau - những người rõ ràng là không hợp với những gì Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta biết về hôn nhân. Chúng ta làm thế nào để tiếp tục khẳng định những gì Thiên Chúa đã dạy và bảo chúng ta về hôn nhân mà không loại trừ họ đây?

Chúng ta làm thế nào đây một cách vẫn có thể để mời gọi họ tái nhận thức được những gì Thiên Chúa đã dạy chúng ta? Và làm sao để có thể nhắc nhở họ, cho dù họ bất khả trong việc sống trọn các giáo huấn của Giáo Hội, giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội Người, họ vẫn coi Giáo Hội như là gia đình của họ, như là ngôi nhà thiêng liêng của họ, vì nó là những gì chân thực đối với tất cả chúng ta phải không? Tôi không sống theo Giáo Hội, theo giáo huấn của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Người một cách nhẫn nại. Tôi không sống theo Tám Mối Phúc Thật. OK. Tôi không biết có nhiều người làm thế hay chăng. Thế nhưng điều ấy không có nghĩa là chúng ta ở ngoài Giáo Hội, đúng không? Bởi thế quí vị đã thấy được cái thách đố là ở chỗ: Làm sao để vừa là một thày dạy rõ ràng minh bạch vừa là một phụ huynh yêu thương. 

Vấn: Điều này dẫn đến câu hỏi kế tiếp của tôi. Giáo Hội làm thế nào để có thể đón nhận một cách thực tiễn những ai không hoàn toàn theo đuổi lý tưởng ấy, liên quan đến thành phần ăn ở vợ chồng theo xác thịt, sống lối sống đồng tính, sử dụng ngừa thai nhân tạo v.v. trong khi họ vẫn hoàn toàn theo chiều hướng tín lý của Giáo Hội? 

Đáp: Tôi nghĩ chúng ta có các câu nói từ Đức Thánh Cha, từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị nói rằng "Này, điều anh chị em đang nói đó là anh chị em là một tội nhân. Được, nếu anh chị em là một tội nhân thì hân hạnh được gặp anh chị em nhé, vì tôi cũng thế thôi. Vậy thì tại sao anh chị em không đến tham gia vào một nhóm khác, một nhóm tội nhân lớn là thành phần đang cố gắng hết mình". Vì việc hoán cải cõi lòng là những gì lệ thuộc vào ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, chầm chậm, từ từ, để cố gắng làm cho đời sống của mình hợp với những gì Chúa Giêsu và Giáo Hội dạy. Nó là một tiến trình liên tục, không phải sao? Chẳng ai trong chúng ta đã đến đó hết. Chúng ta có thể tiến bộ ở lãnh vực này rồi sau đó chúng ta sa đi ngã lại. Không phải hay sao đó là lý do tại sao chúng ta có bí tích thống hối? Quí vị biết những gì tôi nói cùng những người ấy chăng: Theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội không phải là "một hội quán cho thành phần hoàn hảo" (a country club for the perfect).

Giáo Hội là "bệnh viện cho kẻ đau yếu". Mà nếu anh chị em bị bệnh, về luân lý, hay anh chị em đau yếu, về tinh thần, thì anh chị em rất gần gũi với Giáo Hội, vì tất cả chúng ta đều như thế c. Hiện nay tình trạng của anh chị em rõ ràng là ngược ngạo với Giáo Hội. Anh chị em vẫn ở với chúng tôi. Chúng ta sẽ cố gắng hết mình để có thể giải nghĩa sự khôn ngoan của Giáo Hội. Tôi muốn hoán cải tâm can, chúng ta đang tiến đến chỗ đó khi anh chị em thất bại, và tôi nói cùng những người ấy rằng: "Xin đừng cảm thấy mình bị loại trừ nhé". Có được không chứ

Vấn: Theo ĐHY thì vấn đề nào là vấn đề quan trọng nhất cần bày tỏ ở thượng nghị này? ĐHY có tin rằng sẽ xẩy ra một thay đổi nào đó liên quan đến vấn đề này hay chăng? Hay vấn đề ấy sẽ hoặc đã được bày tỏ rồi vậy?

Đáp: Quí vị biết rằng điều này dường như là những gì mâu thuẫn, thế nhưng tôi nghĩ rằng sứ điệp quan trọng nhất của chúng tôi đó là không có vấn đề thay đổi. Cái cảm thức của chúng tôi ở đây đó là cống hiến một sự khẳng định mãnh liệt về tính chất cao quí, linh thánh, trang trọng nơi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình... 

.... Bởi thế trách nhiệm linh thánh của chúng tôi đó là tái khẳng định như thế. Vậy vấn đề không phải là ở chỗ nói về cách thức chúng ta làm sao để có thể thay đổi nó, mà là chúng ta làm sao có thể khẳng định hơn nữa giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội cho một thế giới đặc biệt nghi kỵ và ngờ vực về tính chất khả thể đối với tình yêu muôn thuở, trung tín và trao ban sự sống.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch những câu vấn đáp tiêu biểu từ 

http://www.zenit.org/en/articles/cardinal-dolan-reaffirms-church-is-not-a-country-club-for-the-perfect-but-hospital-for-sick

 

Đức Hồng Y Reinhard Marx: "Ngôn từ của Giáo Hội không có vấn đề loại trừ"

Chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi diễn tiến cùng diễn biến của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014. Trong khi chờ đợi bản tường trình tổng kết được phổ biến ngày mai Thứ Bảy 18/10/2014, chiều hôm Thứ Sáu, 17/10, trong cuộc họp báo, mạng điện toán toàn cầu Zenit (http://www.zenit.org/en/articles/synod14-cardinal-marx-calls-for-individual-situations-to-be-taken-seriously) đã hỏi Đức Hồng Y Reinhard Marx, vị hồng y người Đức từ năm 2010, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức quốc, vị đã cho biết hay phát biểu những điều sau đây:

Kardinal Reinhard Marx.jpg
1- Cuộc tranh luận trong Thượng Nghị thì "căng thẳng" nhưng "nói chung đều có cùng ước muốn tìm kiếm một đường lối chung";
2- "Các trường hợp riêng tư được cứu xét một cách nghiêm cẩn, chứ không phải mọi thứ đều vừa đen vừa trắng (not everything is in black and white)";
3- "Không phải tất cả mọi sự đều được tìm thấy ở trong bản văn kiện cuối cùng";
4- "Mọi sự cần phải có một mẫu số chung, cần tôn trọng tất cả mọi quan điểm";
5- "Chúng tôi đang thực hiện một cuộc tiến hành với ba bước tiến và hai bước... Không, đúng hơn là ba bước tiến và hai bước lùi, hoặc hai bước tiến và một bước lùi, đó là kiểu tiến hành của chúng tôi ở Đức";
6- "Các bạn luôn tiến bước cho dù chỉ có một bước duy nhất";
7- "Chúng ta cần phải đứng cạnh dân chúng là thành phần có những hoàn cảnh đặc biệt";
8- "Ngôn từ của Giáo Hội không có vấn đề loại trừ";
9- "Chúng ta cần phải tìm một thứ ngôn từ khác, không phải thứ ngôn từ vừa đen vừa trắng";
10- "Các vấn đề của con người là những gì phức tạp hơn nhiều". 

 

 

 

Nếu Giáo Hội cần phải đổi thay thì...


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Chiều hôm nay, Thứ Sáu 17/10/2014, kể như kết thúc sinh hoạt Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III, tuy ngày bế mạc chính thức vào Chúa Nhật 19/10/2014, Ngày Thế Giới Truyền Giáo cũng là ngày tôn phong chân phước cho Đức Thánh Cha Phaolô II, vị giáo hoàng tiếp tục Công Đồng Chung Vatican II, một công đồng được khai mở bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII vào lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1962, cũng là vị giáo hoàng bắt đầu thực hiện các chuyến tông du ngoài Nước Ý tiên khởi trong lịch sử Giáo Hội, ngay trong thời điểm của công đồng chung thứ 21 này, với chuyến mở màn viếng thăm Thánh Địa (4-6/1/1964), và là vị giáo hoàng thiết lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới từ ngày 15/9/1965 (trước khi bế mạc công đồng), 3 năm một lần, theo ước muốn của các nghị phụ công đồng hầu tiếp nối tinh thần đoàn tính của công đồng.

 

Bởi thế, Công Đồng Chung Vaticanô II bế mạc sau hơn 3 năm vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1965 đã thực sự được tiếp nối từ đó đến nay với 13 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ và 3 Ngoại Lệ. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ đầu tiên từ ngày 29/9 - 29/10/1967, và Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV sẽ diễn tiến vào thời khoảng 4 đến 25 tháng 10 năm 2015. Giữa 14 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ còn có 3 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ: Ngoại Lệ lần I vào thời khoảng 11-28/10/1969 về đề tài "Việc hợp tác giữa Tòa Thánh với Chư Hội Đồng Giám Mục"; Ngoại Lệ lần II vào thời khoảng 24/11-8/12/1985 về đề tài: "Hai Mươi Năm Kỷ Niệm Bế Mạc Công Đồng Chung Vatican II"; và Ngoại Lệ lần III vào thời khoảng 5-19/10/2014 về đề tài "Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa".

Riêng về đề tài liên quan đến hôn nhân gia đình, trong 14 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ và 3 Ngoại Lệ, có tất cả 3 Thượng Nghị bàn đến vấn đề quan trọng và khẩn thiết đặc biệt này. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần V, trong thời khoảng 26/9-25/10/1980, với 216 vị nghị phụ, đã bàn về đề tài: "Gia đình Kitô giáo", và tất cả đã được đúc kết trong Tông Huấn "Familiaris Consortio" do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 22/12/1981. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần XIV sẽ bàn về đề tài: "Ơn gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại", và hy vọng Tông Huấn hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 2015 sẽ được ban hành vào Lễ Thánh Gia 30/12/2016. 

Chúng ta vẫn tiếp tục vừa theo dõi vừa cầu nguyện cho cuộc thượng nghị ngoại lệ lần III - 2014 này, căn cứ vào những gì chúng ta đã và đang theo dõi cuộc thượng nghị 2014 qua một số vị nghị phụ đặc biệt. Cho dù chúng ta có quan tâm đến Giáo Hội, đến Thượng Nghị 2014 này, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện theo khuynh hướng bảo thủ hay cấp tiến hoặc trung dung của chúng ta. Tốt nhất chúng ta nên cầu nguyện theo Ý Chúa để bất cứ một quyết định tối hậu nào của Giáo Hội qua Đức Thánh Cha và Hàng Giáo Phẩm nơi Thượng Nghị 2014 và 2015 có trái với ý nghĩ và chủ trương của chúng ta, chúng ta vẫn dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận, bởi Thánh Linh luôn hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội và qua Giáo Hội là "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8). Vậy chúng ta nên ý thức rằng:

1- Giáo Hội sẽ không bao giờ thay đổi giáo huấn của mình về vấn đề hôn nhân gia đình, liên quan đến tính chất bất khả phân ly của nó, theo đúng dự án tối cao nguyên thủy của Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 2:23-24), một dự án vĩnh viễn cũng đã được chính Chúa Kitô tái khẳng định trong Phúc Âm (xem Mathêu 19:8-9).

2- Tuy nhiên, trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa duy nhân bản và duy thực dụng, không ít con cái của Giáo Hội, nhất là ở thế giới Tây phương văn minh vật chất, đã không thể sống trọn ơn gọi hôn nhân gia đình.

3- Thành phần này bao gồm hôn nhân đồng tính hay ly dị tái hôn dù sao vẫn là con cái của Giáo Hội, Giáo Hội không thể làm ngơ trước hoàn cảnh của họ, thậm chí không được loại trừ họ chỉ vì cuộc đời tội lỗi và gương mù của họ.

4- Trái lại, như Chúa Kitô "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10), tìm kiếm từng con chiên lạc (xem Luca 15:4-5), Giáo Hội cũng cần phải tìm cách cứu giúp họ và cứu chữa họ một cách hiệu nghiệm nào đó.

5- Giáo Hội có tỏ ra thông cảm và hết mình giúp đáp thành phần Kitô hữu Công giáo đang bị sa lầy để nhờ đó có thể mang họ về với Chúa thì không phải là Giáo Hội chấp nhận chủ trương hôn nhân đồng tính hay ly dị tái hôn.

6- Thật ra chính bản thân của những người anh chị em sống hôn nhân bất chính đã tách mình ra khỏi Giáo Hội, chứ không phải Giáo Hội muốn tách họ ra, ở chỗ, một khi họ muốn xưng tội và rước lễ họ cần phải dứt khoát từ bỏ tội lỗi họ đang phạm và dịp tội họ đang sống là những gì đối với họ không thể làm hay chưa thể làm.

7- Các hành động sai trái và tội lỗi của những người anh chị em phản nghịch với giới răn của Thiên Chúa này vẫn là những gì bất khả chấp, cần phải từ bỏ và hoán cải, nhưng con người phạm nhân vẫn đáng thương và cần cứu chữa.

8- Chính Chúa Kitô là hiện thân đích thực và sống động của Lòng Thương Xót Chúa, dù đã cứu người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình cho khỏi bị ném đá chết về phần xác của chị, nhưng cuối cùng và trên hết là để cứu phần hồn của chị, khi nhỏ nhẹ căn dặn chị rằng: "Chị hãy về. Từ nay hãy tránh đừng phạm tội ấy nữa" (Gioan 8:11).

9- Thực tế cho thấy, nếu còn lương tâm chân chính, thì tận đáy lòng của những người anh chị em chẳng may vì yếu đuối bị rơi vào hoàn cảnh không được xưng tội rước lễ vẫn cảm thấy áy náy, bất an, bất hạnh, nhưng vẫn không làm sao tự mình có thể thoát được những ngang trái ràng buộc cho dù thật lòng rất muốn từ bỏ và trở về với Chúa.

10- Đó là lý do Giáo Hội cần phải cứu xét từng trường hợp để cứu giúp những ai thật lòng thống hối ăn năn và hết lòng muốn trở về với Chúa nhưng chưa thể được vì một lý do chính đáng nào đó. 

Sau đây là câu chuyện thật sự có thể phần nào giúp vào việc nắm bắt được chiều hướng của Giáo Hội nếu có một thay đổi nào đó cần thiết thích nghi về qui lệ nhưng vẫn trung thành với chân lý đức tin và giáo huấn truyền thống.

 

11- Tôi là chứng nhân của một trường hợp xẩy ra cách đây gần 3 năm. Hôm ấy vào ngày Thứ Sáu, 30/9/2011, một chị từ Virginia sang California và ghé đến tham dự tĩnh tâm về Lòng Thương Xót Chúa do tôi đại diện Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương tổ chức đặc biệt cho nhóm gần 20 người của chị từ miền Tây Bắc Hoa Kỳ (TGP Philadelphia PA và GP Arlington VA). Chị đã cho tôi biết ngay sau khi vừa bước vào hội trường, nơi trưng bày các bức phông vải lớn về Lòng Thương Xót Chúa, trong đó có tấm Kinh Nguyện Xin Chiếm Đoạt Con tôi bất ngờ mang treo ở dưới cuối hội trường cho riêng cuộc tĩnh tâm ngoại lệ này, đó là chị đã được đánh động bởi bản kinh ấy, đến độ chị đã cảm thấy một sức biến đổi gì xẩy ra trong con người của chị và chị đã đến xin tôi bản kinh này. 

 

12- Thế rồi, vào Thứ Bảy ngày 1/10/2011, trong Thánh Lễ Bế Mạc, sau khi chị tuyên hứa làm Tông Đồ Chúa Tình Thương sau 2 ngày tĩnh tâm học hỏi và cảm thấy được Chúa tác động, chị đã xưng tội nhưng cha giải tội không giải cho chị, thế mà chị vẫn lên rước lễ, không phải để nuốt Chúa Giêsu Thánh Thể vào trong tâm hồn đang mang trọng tội của chị, chưa được bí tích hòa giải thứ tha dù chị muốn xưng và hết sức muốn rước lấy Chúa, song chỉ muốn hôn Chúa Giêsu Thánh Thể một cái nơi lòng bàn tay của mình nhận lấy Thánh Thể rồi trả lại ngay cho vị thừa tác viên Thánh Thể chủ tế đang cho rước lễ bấy giờ, vị chủ tế cũng chính là vị linh mục không giải tội cho chị nhưng chưa hề thấy mặt gì lúc chị xưng tội.

 

13- Tôi không ngờ chị có ý nghĩ đột xuất bất thường và táo bạo như thế, bởi vì, như chị nói với tôi sau đó, là chị bắt chước những gì chị đã nghe tôi chia sẻ tĩnh tâm rằng tôi thường rước lễ bằng miệng ngày thường như một trẻ nhỏ cần được đút cho ăn, nhưng lại rước lễ bằng tay vào Chúa Nhật và các Lễ đặc biệt để nhờ đó được hôn Chúa trước khi rước Chúa vào lòng. Không biết có phải nhờ Cái Hôn Thánh Thể đầy khát khao mà bấy giờ chị không được rước lấy đó, cho dù chị thật sự khao khát Thánh Thể và hết lòng thống hối ăn năn muốn được tha thứ bởi bí tích giải tội, đúng một tháng sau đó, vào ngày Lễ Các Thánh 1/11/2011, chị đã dứt khoát ra khỏi cái "sào huyệt" tội lỗi chị đã sống với một người chồng ngoại quốc triệu phú nhưng không chịu cùng chị vào nhà thờ để được hợp thức hóa trước mặt Chúa và Giáo Hội dù chị đã xin anh ta nhiều lần?

 

14- Cho tới nay đã gần 3 năm, chị đã sống ra sao? Năm đầu tiên, 2012, thời gian gần một năm trường chị đã phải trải qua những lần cám dỗ muốn trở về để ăn lại củ hành củ tỏi của một Ai Cập nô lệ đọa đầy xưa kia. Nhất là khi chị biết được người bạn Việt Nam của chị đã mau chóng chiếm mất chỗ làm vợ của chị trong ngôi nhà chị đã được anh chồng mua cho và chị cũng đã bỏ lại tất cả những gì quí hóa do chị xây dựng ở ngôi nhà ấy trong thời gian dài sống với người chồng bất hợp pháp trước mặt Chúa ấy. Chưa hết, chước cám dỗ kinh khủng nhất và rung rợn nhất đó là chị cứ tiếp tục liên lỉ cảm thấy vì chị bỏ đi như thế mà chị đã không bác ái chịu đựng đủ để nhờ đó có thể cứu cả anh chồng này nữa. Chị cảm thấy chị đã không chịu khó vác thánh giá Chúa gửi cho đến cùng. Bởi thế, chị cứ áy náy hối hận làm sao ấy.

 

15- Tôi tiếp tục hỗ trợ chị chẳng những bằng lời cầu nguyện và bằng cả ngôn từ, thậm chí khuyên chị dứt khoát đừng liên lạc gì với anh ta nữa, cho dù qua điện thoại, email, bưu điện hay text là những gì anh chàng vẫn tiếp tục sử dụng để liên lạc với chị. Chị cho biết chị vẫn cảm thấy xao xuyến khi nghĩ đến anh ta, và cảm thấy bần thần khi thấy bóng anh ta. Thế mà, sau gần một năm trường tiếp tục cương quyết gắn bó với Chúa, nhất là bằng việc hiệp lễ mỗi ngày, cho đến nay, chị đã hoàn toàn sống bằng yên trong Chúa và luôn cảm tạ ngợi khen Lòng Thương Xót Chúa đã giải thoát chị một cách xuất thần, như thể Ngài đã mang chị đi hoàn toàn trong hôn mê, bằng không, theo bản chất tự nhiên vốn yếu đuối của một người đàn bà mềm lòng và dễ nghe dụ ngọt, lại rất cần nương tựa và chiều chuộng, chị không thể nào chẳng những "Xuất Ai Cập" một cách dứt khoát mãnh liệt mà còn bền bỉ vượt sa mạc thử thách đức tin sau đó như vậy, để giờ đây, cho dù cô đơn một mình ở một chung cư tạm dung đủ sống, không sang trọng và xa hoa như xưa, chị vẫn cảm thấy mình đang được ở trong một miền Đất Hứa, nơi chị no hưởng sữa ân sủng và mật tình thương của Lòng thương Xót Chúa! 


Kinh Cầu Cho Gia Đình

của Đức Gioan Phaolô II

 cho Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Các Gia Đình lần III25-26/1/2003 ở Manilla Phi Luật Tân 

 

 

Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Đấng mà mọi gia đình trên trời dưới đất có được tên gọi.

 

Lạy Cha, Cha là Tình Yêu và là Sự Sống./ Qua Con của Cha là Đức Giêsu Kitô được hạ sinh bởi một người nữ,/ Và nhờ Thánh Thần là suối nguồn đức ái thần linh,/ Xin ban cho hết mọi gia đình trên trái đất này/ được trở thành Đền thờ của sự sống và yêu thương/ Cho từng thế hệ kế tiếp.

 

Xin Cha ban ơn hướng dẫn tâm tưởng và hành động/ Của những người chồng người vợ/ Vì thiện ích của gia đình họ cũng như cho tất cả mọi gia đình trên thế giới này.

 

Xin ban cho giới trẻ được tìm thấy trong gia đình/ Nơi nương tựa vững chắc cho phẩm vị con người của họ/ Cũng như cho việc họ tăng trưởng trong chân lý và yêu thương.

 

Xin ban cho tình yêu,/ Được ơn bí tích hôn phối kiên cường/ Trở nên mãnh liệt hơn tất cả mọi yếu hèn và thử thách/ Mà gia đình của chúng con đôi khi phải trải qua.

 

Nhờ việc chuyển cầu của Thánh Gia Nazarét,/ Xin ban cho Giáo Hội được thành đạt trong việc thi hành/ Sứ vụ toàn cầu của mình nơi gia đình/ Và qua gia đình.

 

Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con,/ Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống/ Muôn thuở muôn đời./ Amen


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_20020412_iv-meeting-families-manila_en.html#XII.

Nếu được xin các gia đình cùng hiệp nguyện bằng Kinh Cầu Thánh Gia

 

 

 

 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014: Sứ Điệp gửi Gia Đình

 

"Việc chúng tôi đối thoại với nhau trong thượng nghị đã giúp nhau phong phú hóa, giúp chúng tôi nhìn thấy được các tình huống phức tạp mà các gia đình đang phải đối diện ngày nay...."


Hôm nay, Thứ Bảy, 18/10/2014, ngày áp cuối của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III, các vị nghị phụ đã chính thức gửi đến các gia đình một sứ điệp - sứ điệp này đã được một ủy ban soạn thảo tối hôm qua và bản hoàn chỉnh đã được trình bày với toàn thể nghị phụ sáng hôm nay, cuối cùng đã được đa số phiếu (158 trên 174) ủng hộ (16 phiếu bất thuận có lẽ vì một số chi tiết trong phần chủ trương về mục vụ của Giáo Hội, ở cuối bản văn bên dưới)Đọc sứ điệp này người ta có thể suy đoán được phần nào nội dung của những quyết định cuối cùng của thượng nghị đã được bỏ phiếu hôm nay


Sau đây là những gì được chất chứa trong Sứ Điệp này, người dịch xin phép phân tích ra từng tiểu mục cho dễ nắm bắt thay vì phải đọc toàn một bản văn dài với nhiều tư tưởng chằng chịt lẫn nhau. Bố cục theo người dịch thứ tự (căn cứ vào bản văn) bao gồm: Thượng Nghị nhận thức (1); Thượng Nghị cảm thông (2); Thượng Nghị chủ trương (3)


1- Thượng Nghị nhận thức

"... Mỗi người chúng tôi, thành phần chủ chăn của Giáo Hội, đã lớn lên ở trong đời sống gia đình, và chúng tôi xuất thân từ rất nhiều quá trình lẫn kinh nghiệm khác nhau. Là linh mục và giám mục, chúng tôi đã từng hành trình với các gia đình, những gia đình đã nói với chúng tôi và đã tỏ cho chúng tôi biết về chuyện sướng khổ của họ. 

"Việc sửa soạn cho cuộc thượng nghị này, bắt đầu bằng các câu hỏi được gửi đến các Giáo Hội trên thế giới, đã cống hiến cho chúng tôi cơ hội để nghe thấy cảm nghiệm của nhiều gia đình. Việc chúng tôi đối thoại với nhau trong thượng nghị đã nhau phong phú hóa, giúp chúng tôi nhìn thấy được các tình huống phức tạp mà các gia đình đang phải đối diện ngày nay....


2- Thượng Nghị cảm nhận 

"... Những thứ thách đố thường xẩy ra thậm chí có những lúc trở thành những thử thách lớn lao. Tối tăm có thể càng mù mịt cho đến độ trở thành một bóng tối sâu đậm khi mà sự dữ và tội lỗi diễn ra ngay ở trong tâm điểm của gia đình.

"Chúng tôi công nhận là để trung thành với tình yêu phối ngẫu là cả một thách đố lớn lao. Đời sống gia đình bị đánh dấu bởi đức tin yếu kém và các thứ giá trị chân thật không còn được coi trọng, bởi cá nhân chủ nghĩa, bởi các mối liên hệ trở nên héo tàn, và bởi việc suy tư bị lo toan lấn át. Hôn nhân hay gặp khủng hoảng, thường được chống chọi một cách vội vàng hấp tấp, không đủ can đảm nhẫn nại và suy nghĩ, để chấp nhận hy sinh và tha thứ cho nhau. Những thất bại đã tạo nên các mối liên hệ mới, các cặp vợ chồng mới, các cuộc liên kết dân sự mới, và các cuộc hôn nhân mới, khiến tình trạng gia đình trở nên phức tạp và trục trặc, một tình trạng cho thấy việc chọn lựa của Kitô hữu không được hiển nhiên sáng sủa... 

"Cuộc hành trình này đôi khi là một cuộc vượt đồi vượt non đầy những khốn khó và vấp ngã..."


3- Thượng Nghị chủ trương 


Về Tình Yêu Hôn Nhân

"Tình yêu của người nam và người nữ dạy chúng ta rằng mỗi người đều cần đến nhau để thực sự trở nên chính mình. Mỗi người vẫn khác nhau nhau là để cởi mở bản thân mình ra và được tỏ hiện nơi việc trao ban cho nhau. 

"Tình yêu này, tự bản chất của nó, là những gì nỗ lực để trở thành vĩnh viễn cho đến độ hiến mạng sống mình cho người mình yêu. Bởi thế, tình yêu phu thê, một tình yêu đặc thù và bất khả phân ly, là những gì bền bỉ bất chấp nhiều gian nan khố khó. 

"Tình yêu này được trải dài vươn rộng bằng việc cưu mang và sinh sản, một tình yêu không chỉ bao gồm việc sinh con đẻ cái mà còn bao gồm cả tặng ân thần linh nơi phép rửa, cả việc giáo lý của chúng, và việc giáo dục chúng. Nó bao gồm khả năng cống hiến sự sống, tình cảm cùng với các thứ giá trị...."


Về Mục Vụ Giáo Hội


"Chúa Kitô muốn Giáo Hội của Người trở thành một ngôi nhà luôn mở cửa để đón nhận hết mọi người. Chúng tôi xin nồng hậu cám ơn các vị mục tử, giáo dân và các cộng đồng của chúng tôi đã đồng hành với các cặp vợ chồng cùng với các gia đình và chăm sóc các thương tích của họ....

"... Cao điểm bao gồm tất cả mọi mối liên hệ hiệp thông với Thiên Chúa và tha nhân là việc Cử Hành Thánh Thể Chúa Nhật, thời điểm gia đình và toàn thể Giáo Hội ngồi vào bàn với Chúa. Người ban mình Người cho tất cả chúng ta, thành phần hành trình qua giòng lịch sử hướng về đích điểm hội ngộ cuối cùng là lúc 'Chúa Kitô là tất cả và trong mọi sự'. Bởi thế, trong giai đoạn đầu tiến trình Thượng Nghị của mình chúng tôi đã suy tư về cách thức để làm sao hỗ trợ cho những ai đã ly dị và tái hôn cũng như về vấn đề họ được tham phần vào các bí tích".

"Các Nghị Phụ Thượng Nghị chúng tôi xin anh chị em cùng tiến bước với chúng tôi hướng về Thượng Nghị lần tới...".


(Kết thúc là lời cầu nguyện cùng Thánh Gia)



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

http://www.zenit.org/en/articles/synod14-message-of-the-synod-assembly-on-the-pastoral-challenges-to-the-family-in-the-context-of

 

 

 

Thượng Nghị 2014 - Kết Quả Bỏ Phiếu

"Ngươi nghe được tiếng gió nhưng không biết nó từ đâu đến và đi về đâu" (Gioan 3:8)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

Thế là bản tổng kết bao gồm 470 dự thảo đổi thay so với bản đúc kết tuần lễ đầu được phổ biến hôm Thứ Hai 13/10/2014 của thượng nghị 2014 này đã được bỏ phiếu chiều hôm qua, Thứ Bảy 18/10/2014, tuy 62 khoản đúc kết đã được 183 vị nghị phụ bỏ phiếu từng khoản một, trong vòng 1 tiếng đồng hồ, vẫn chưa phải là những gì tối hậu, mà chỉ là những gì để các hội đồng giám mục các nơi tiếp tục nghiên cứu cho đến sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 2015 mới thực sự kết thúc trong một văn kiện được chính Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành được gọi là Tông Huấn hậu Thượng Nghị 2015, (một văn kiện như tôi đã suy đoán có thể sẽ được ban hành vào Lễ Thánh Gia 30/12/2016, thời điểm mở màn cho việc mừng kỷ niệm Biến Cố Thánh Mẫu Fatima đệ nhất bách chu niên vào năm 2017).

Bản quyết định tổng kết đã được bỏ phiếu và cần 2/3 số phiếu mới được coi là quyết định chung của thượng nghị ngoại lệ III - 2014, mà trong đó có 3 khoản không chiếm được 2/3 (xin xem 2 trong 3 khoản đó dưới đây). Tuy nhiên, theo tôi, như trong việc bầu giáo hoàng, việc bầu đi bầu lại nếu chưa đủ phiếu thắng cho một vị tân giáo hoàng thế nào thì các khoản chưa đạt được 2/3 số phiếu vẫn có thể được xét lại, và bỏ phiếu lại sau khi được suy đi nghĩ lại một cách nào đó. Tuy các khoản này chưa đạt được 2/3 số phiếu chấp thuận của toàn thể các vị nghị phụ, nhưng dầu sao cũng cho thấy đa số hay quá bán các nghị phụ đã thiên về mục vụ cởi mở chính đáng hơn là chỉ lo sợ bám chặt lấy những gì gọi là thuần tín lý hay duy tín lý, một thái độ và phản ứng bề ngoài dường như hoàn toàn ngược lại với nguyên tắc và đường lối "tình thương thắng vượt phán quyết - mercy triumphs over judgment" (Giacôbê 2:13). 
Vì tự bản chất của bản tổng kết thượng nghị ngoại lệ III - 2014 này chỉ có tính cách tham khảo và thăm dò khởi đầu, chưa trở thành quyết định tối hậu của Giáo Hội, nên những khoản này vẫn có thể được tái xét một cách nào đó thấu đáo và chí lý hơn cho tới sau thượng nghị 2015, một thượng nghị thường lệ XIV được coi là giai đoạn 2 của thẩm quyền Giáo Hội, trong việc cứu xét thật kỹ lưỡng và tường tận về vấn đề làm sao để có thể chữa lành các thương tích càng ngày mưng mủ và nhức nhối không thể nào không băng bó cho một số phần tử của Giáo Hội đang quằn quại sống ơn gọi hôn nhân gia đình trong một thế giới đang bị phá sản luân lý và khủng hoảng đức tin. 
Bởi thế Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn cho phép phổ biến nguyên vẹn bản văn mà không sợ bị hiểu lầm và phản ứng bất lợi từ giới truyền thông hay từ những ai bất đồngCó 2 khoản tế nhị nhất và gay go nhất: một về vấn đề ly dị tái hôn rước lễ và một về vấn đề đồng tính. Khoản về vấn đề ly dị tái hôn rước lễ chỉ nhận được 104 phiếu thuận nhưng 74 phiếu bất thuận; khoản về vấn đề hôn nhân đồng tính đã được điều chỉnh sau khi nhận được 118 phiếu thuận và 62 phiếu chống. Sau đây là nguyên văn 2 khoản chưa đạt được 2/3 số phiếu thuận của các vị nghị phụ hiện diện.
Về vấn đề ly dị tái hôn rước lễ 
"Thượng Nghị này đã suy nghĩ về việc khả dĩ cho phép thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận bí tích thống hối và Thánh Thể. Một số vị nghị phụ của Thượng Nghị đã tỏ ra thiên về các qui luật đang có hiệu lực liên hệ tới việc tham phần vào Thánh Thể cùng hiệp thông với Giáo Hội cũng như tới giáo huấn của Giáo Hội về tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Các vị khác tỏ ra thiên về việc cho thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận Thánh Thể ở những trường hợp đặc biệt nào đó và cần phải tuân theo đúng các điều kiện được đặt ra, nhất là khi phải giải quyết những trường hợp bất khả lật ngược hay các trường hợp liên quan đến các ràng buộc về luân lý đối với con cái là thành phần bằng không sẽ phải gánh chịu một cách bất công. Việc tiến đến với các bí tích cần phải được mở đầu bằng một giai đoạn thống hối, theo hướng dẫn của vị giám mục giáo phận. Vấn đề này cần phải được cứu xét sâu xa, với ý thức về vấn đề khác biệt giữa hoàn cảnh khách quan của tội lỗi với những hoàn cảnh không trầm trọng. Điều này có nghĩa là 'việc qui tội và trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm bớt hay thậm chí được hủy bỏ bởi vì không biết, thiếu khôn ngoan, bị đe dọa, sợ hãi, thói quen, các dính bén quá độ, và những yếu tố tâm lý hoặc xã hội khác' (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, khoản 1735)". 

Về vấn đề đồng tính

"Một số gia đình có thể bao gồm những phần tử gắn bó với các phần tử đồng tính. Thượng Nghị này đã suy nghĩ về kiểu cách chăm sóc mục vụ cần phải cung cấp cho những ai bị rơi vào trường hợp này, với ý thức rằng: 'Không thể nào đồng hóa hay so sánh giữa các thứ liên kết đồng tính với dự án của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình. Thế nhưng cần phải chấp nhận những con người nam nữ có khuynh hướng đồng tính một cách trân trọng và tế nhị. [Tuy nhiên] về vấn đề này cần phải tránh lánh hết mọi dấu hiệu tỏ ra thái độ kỳ thị bất chính' (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin)". 

Thế là xong... "Mọi sự đã hoàn tất" (Gioan 19:30) trên đồi Canvê với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới III - 2014 sau 2 tuần lễ (5-19/10) hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ đã "đồng hành - synod" với nhau. Thế nhưng, một năm chờ đợi Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV (4-25/10/2015) phải chăng là thời gian "mồ trống" và là thời gian "emmau" cho đến khi chính Đấng đã chết tỏ mình hiển vinh trước mắt các tông đồ và môn đệ "vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần" (Gioan 20:19; Luca 24:26)?!?...


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch theo

http://www.zenit.org/en/articles/synod14-final-briefing-though-we-still-are-on-a-journey-pope-wanted-this-document-available-to-all và 

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/sinodo-famiglia-37008/

 

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014
Bản Tường Trình Tổng Kết Bỏ Phiếu Thứ Bảy 18/10/2014

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng tóm và tuyển dịch
http://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2014/10/18/0770/03044.html

Bản Tường Trình Thượng Nghị "Relatio Synodi" tổng kết và được các nghị phụ tham dự bỏ phiếu hôm Thứ Bảy 18/10/2014, là bản theo y nguyên bố cục 3 phần của bản Tường Trình kết thúc tuần đầu tiên.

Tuy nhiên, Bản Tường Trình Thượng Nghị "Relatio Synodi" tổng kết được các nghị phụ bỏ phiếu, căn cứ vào những thảo luận từ các nhóm ở tuần thứ hai, đã được điều chỉnh và trở thành 62 khoản thay vì 57 khoản. 
 

Bản Tường Trình Tuần Đầu

Nội Dung 3 Phần Chính

Bản Tường Trình 

Bỏ Phiếu

Mở (1-4)

 

Mở (1-4)

Phần I (5-11)

Lắng nghe: 

bối cảnh và các thách đố của gia đình

Phần I (5-11)

Phần II (12-23)

Ngắm nhìn lên Chúa Kitô: 

Phúc Âm Gia Đình

Phần II (12-28)

Phần III (24-57)

Bàn luận: Các quan điểm mục vụ

Phần III (29-61)

Kết (58)

 

Kết (62)

 

Căn cứ vào cảm nhận của các vị nghị phụ, bản Tường Trình Tổng Kết đã được bỏ phiếu với kết quả như sau:

1-    175/1

2-    179/0

3-    178/1

4-    180/2

5-    177/3

6-    175/5

7-    170/9

8-    179/1

9-    171/8

10- 174/8

11- 173/6

12- 176/3

13- 174/7

14- 164/18

15- 167/13

16- 171/8

17- 174/6

18- 175/5

19- 176/5

20- 178/3

21- 181/1

22- 160/22

23- 169/10

24- 170/11

25- 140/39

26- 166/14

27- 147/34

28- 152/27

29- 176/7

30- 178/2

31- 175/4

32- 176/5

33- 175/7

34- 180/1

35- 164/17

36- 177/1

37- 175/2

38- 178/1

39- 176/4

40- 179/1

41- 125/54

42- 143/37

43- 162/14

44- 171/7

45- 165/15

46- 171/8

47- 164/12

48- 143/35

49- 154/23

50- 169/8

51- 155/19

52- 104/74

53- 112/64

54- 145/29

55- 118/62

56- 159/21

57- 169/5

58- 167/9

59- 172/5

60- 174/4

61- 178/1

62- 169/8

Căn cứ vào kết quả phiếu bầu, chúng ta thấy như sau:

1 khoản được tuyệt đối phiều: khoản 2

9 khoản 1 phiếu chống: 1-3-8-21-34-36-38-40-61

3 khoản 2 phiếu chống: 4-30-37

3 khoản 3 phiếu chống: 5-12-20

39 khoản dưới 10 phiếu chống

20 khoản từ 10 đến 19 phiếu chống

13 khoản từ 20 đến 74 phiếu chống

7 khoản nhiều phiếu chống nhất: 52 (74/104); 53 (64/112); 41 (54/125); 25 (39/140); 42 (37/143); 48 (35/143); 27 (34/147)

3 khoản không đủ 2/3 phiếu thuận: 52, 53 và 41

Ở đây chỉ xin chuyển dịch những khoản có nhiều phiếu chống nhất, 25, 27, 41, 42, 48, 52, 53, trong đó bao gồm cả 3 khoản chưa đủ 2/3 số phiếu, nhưng trước tiên là khoản được tuyệt đối phiếu, đó là các khoản 2, và bao gồm mấy khoản không nhiều phiếu chống mấy như khoản 49, 50 và 51. Sau đây là thứ tự các khoản được chuyển dịch.   

2- 179/0 "Trong gia đình có những lúc niềm vui và các cơn thử thách, tình yêu và những mối liên hệ sâu xa có thể bị tổn thương. Gia đình thực sự là 'học đường của nhân loại' (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 52), những gì ngày nay rất cần đến. Bất chấp xẩy ra nhiều dấu hiệu khủng hoảng trong cơ cấu gia đình ở các vùng đất khác nhau trong 'khu làng hoàn vũ - global village', ước muốn thành hôn và lập gia đình vẫn là những gì sinh động, đặc biệt là nơi giới trẻ, và trở thành cứ điểm cho nhu cầu của Giáo Hội trong việc không ngừng loan báo một cách sâu xa xác tín 'Phúc Âm về Gia Đình', một phúc âm được ký thác cho Giáo Hội cùng với mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô và là một phúc âm liên lỉ được giảng dạy bởi các Giáo Phụ, các vị sư phụ về linh đạo và Huấn Quyền của Giáo Hội. Gia đình có một tầm vóc quan trọng đặc biệt đối với Giáo Hội và trong những lúc này đây, khi mà tất cả mọi tín hữu được kêu gọi nghĩ đến người khác hơn là chính mình, thì cần phải tái nhận thức gia đình là một tác nhân chính yếu trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa". 

25- 140/39 Khi cứu xét đến một phương thức mục vụ đối với những ai kết hôn theo kiểu dân sự, những ai đã ly dị và tái hôn hay chỉ sống với nhau vậy thôi, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm giúp họ hiểu được đường lối dẫn dắt thần linh về ân sủng nơi đời sống của họ và trợ giúp họ để họ có thể tiến đến chỗ hoàn trọn dự án của Thiên Chúa đối với họ. Nhìn lên Chúa Kitô, Đấng chiếu ánh sáng soi cho hết mọi người (xem Gioan 1:9; Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 22), Giáo Hội yêu thương hướng tới những ai đang tham phần vào đời sống của Giáo Hội một cách không trọn vẹn, nhìn nhận rằng ân sủng của Thiên Chúa cũng tác động nơi cả đời sống của họ nữa, ở chỗ ban cho họ lòng can đảm để hành thiện, để chăm sóc cho nhau trong yêu thương cũng như để phục vụ cộng đồng họ sống và làm việc. 

27- 147/34 Theo đó ngày nay cần phải chú ý tới một khía cạnh mới nơi thừa tác vụ về gia đình - thực tại về các cuộc hôn nhân dân sự giữa một người nam và một người nữ, về các cuộc hôn nhân truyền thống, và thậm chí cả việc ăn ở vợ chồng phi hôn phối khi cứu xét đến những gì khác biệt liên hệ. Khi một cuộc phối hợp tiến đến tình trạng đặc biệt vững bền, được luật pháp công nhận, được thể hiện sâu xa về cảm tình và trách nhiệm đối với con cái cũng như cho thấy có khả năng thắng vượt được các thách đố, thì những cuộc phối hợp này có thể trở thành những trường hợp được cẩn thận hướng dẫn từ từ tới chỗ cử hành Bí Tích Hôn Phối. Thường thì một cặp nam nữ sống với nhau không có khả năng thực hiện một cuộc hôn nhân trong tương lai và không có ý hướng về một mối liên hệ ràng buộc theo pháp lý.  

41- 125/54 Trong khi tiếp tục loan báo và bồi dưỡng hôn nhân Kitô giáo, Thượng Nghị này cũng khuyến khích việc nhận thức mục vụ về các trường hợp của rất nhiều thành phần không còn sống thực tại này nữa. Khi thực hiện việc đối thoại về mục vụ với những con người ấy cần phải phân biệt các yếu tố nơi đời sống của họ là những gì có thể dẫn đến một sự cởi mở hơn nữa với tất cả Phúc Âm về Hôn Nhân. Các vị mục tử cần phải vạch ra các yếu tố có thể bồi dưỡng việc truyền bá phúc âm hóa cũng như việc tăng trưởng về nhân bản và tâm linh. Yếu tố mới mẻ trong hoạt động mục vụ ngày nay đó là một cảm quan đối với các khía cạnh tích cực của các cuộc hôn nhân dân sự, và việc ăn ở vợ chồng phi hôn phối có những khác biệt tỏ tường. Trong khi trình bày sứ điệp của Kitô giáo Giáo Hội cũng cần cho thấy các yếu tố có tính chất xây dựng ở nơi những trường hợp chưa hay không còn tương hợp với sứ điệp này.   

42- 143/37 Các vị nghị phụ của thượng nghị này cũng nhận thấy rằng nơi nhiều xứ sở đang xẩy ra 'tình trạng gia tăng số người sống thử với nhau (ad experimentum) bằng những cuộc phối hợp không được tôn giáo hay dân sự công nhận' (Instrumentum Laboris, 81). Ở một số xứ sở khác, tình trạng này xẩy ra đặc biệt nơi các cuộc hôn nhân truyền thống được sắp xếp giữa các gia đình với nhau và thường được cử hành ở các giai đoạn khác nhau. Còn những xứ sở khác lại đang chứng kiến thấy một tình trạng gia tăng liên tục nơi thành phần sau khi sống với nhau một thời gian dài đã xin cử hành hôn phối trong Giáo Hội. Việc chỉ chung sống với nhau thường là một chọn lựa theo phong cách chung đi ngược lại với bất cứ những gì là cơ cấu hay có tính chất vĩnh viễn; nó cũng có thể được thực hiện để đợi chờ cho đời sống trở nên an toàn hơn (vững chắc về công ăn việc làm và lợi tức thu nhập). Sau hết, ở một số xứ sở thì các cuộc hôn nhân thực tiễn (de factor) thì lại xẩy ra rất nhiều, không phải vì muốn loại trừ các thứ giá trị Kitô giáo liên quan đến gia đình và hôn nhân, mà chính yếu là vì việc cử hành hôn nhân quá tốn kém. Do đó, tình trạng nghèo khổ về vật chất dẫn người ta đến những cuộc phối hợp thực tiễn (de factor) 

48- 143/35 Một số lớn các vị nghị phụ của thượng nghị này đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải thực hiện một phương sách nơi các trường hợp giải hôn để làm sao dễ vươn tới hơn và bớt tốn giờ hơn. Trong số những gì được nêu lên, các vị đề nghị châm chước việc đòi hỏi thêm ý kiến thứ hai để khẳng định các án quyết; đề nghị có thể thiết lập một phương cách hành sử thuộc thẩm quyền của vị giám mục địa phận; và đề nghị một tiến trình đơn giản cho những trường hợp mà việc tiêu hôn hết sức hiển nhiên. Tuy nhiên, có một số nghị phụ của thượng nghị đã phản đối dự trình này, vì các vị cảm thấy rằng làm như thế sẽ không bảo đảm có được một phán quyết khả tín. Trong tất cả mọi trường hợp, các vị nghị phụ đã nhấn mạnh đến đặc tính chính yếu của vấn đề nắm vững sự thật về tính chất hiệu thành của mối liên hệ hôn nhân. Trong số các dự trình khác, vai trò đức tin nơi những người thành hôn có thể được cứu xét để nắm chắc được tính chất hiệu thành của Bí Tích Hôn Phối, đồng thời vẫn coi cuộc hôn nhân giữa hai Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa bao giờ cũng là một bí tích. 

49- 154/23 Trong việc rút vắn phương thức về những trường hợp hôn nhân, nhiều vị nghị phụ của thượng nghị này yêu cầu việc chuẩn bị hôn nhân làm sao cho có đủ số người - bao gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân - hoàn toàn dấn thân cho công việc này, một công việc cần đến trách nhiệm hơn nữa của vị giám mục địa phận, vị có thể chỉ định trong giáo phận của mình những vị cố vấn được đặc biệt huấn luyện để có thể cống hiến vấn đề tham khảo miễn phí cho các người ở trong cuộc về tính chất hiệu thành nơi cuộc hôn nhân của họ. Việc làm này có thể thực hiện ở tại một văn phòng hay bởi những người có thực chất (xem Dignitas Connubii, art. 113,1).

50- 169/8 Người nào ly dị mà không tái hôn, một con người thường làm chứng cho lời hứa trung thành của họ trong đời sống hôn nhân, cần phải được phấn khích để tìm thấy nơi Thánh Thể dưỡng thực họ cần để bảo trì họ trong bậc sống hiện tại của họ. Cộng đồng địa phương và các vị mục tử cần phải quan tâm hỗ trợ những người này, đặc biệt là khi liên quan đến con cái hay khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chính.  

51- 155/19 Cũng thế, những ai ly dị và tái hôn cần được cẩn thận nhận thức và hỗ trợ một cách thật trân trọng. Cần phải tránh những ngôn từ hay hành vi cử chỉ có thể biến họ trở thành một mục tiêu kỳ thị, đồng thời phấn khích họ tham gia vào đời sống của cộng đồng. Việc chăm sóc những người như thế của cộng đồng Kitô hữu không được coi như là một thứ yếu kém nơi đức tin của mình cũng như nơi chứng từ cho tính chất bất khả phân ly của hôn nhân, thế nhưng, chính nhờ thế mà cộng đồng tỏ bày đức bác ái của mình.

52- 104/74 "Thượng Nghị này đã suy nghĩ về việc khả dĩ cho phép thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận bí tích thống hối và Thánh Thể. Một số vị nghị phụ của Thượng Nghị đã tỏ ra thiên về các qui luật đang có hiệu lực liên hệ tới việc tham phần vào Thánh Thể cùng hiệp thông với Giáo Hội cũng như tới giáo huấn của Giáo Hội về tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Các vị khác tỏ ra thiên về việc cho thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận Thánh Thể ở những trường hợp đặc biệt nào đó và cần phải tuân theo đúng các điều kiện được đặt ra, nhất là khi phải giải quyết những trường hợp bất khả lật ngược hay các trường hợp liên quan đến các ràng buộc về luân lý đối với con cái là thành phần bằng không sẽ phải gánh chịu một cách bất công. Việc tiến đến với các bí tích cần phải được mở đầu bằng một giai đoạn thống hối, theo hướng dẫn của vị giám mục giáo phận. Vấn đề này cần phải được cứu xét sâu xa, với ý thức về vấn đề khác biệt giữa hoàn cảnh khách quan của tội lỗi với những hoàn cảnh không trầm trọng. Điều này có nghĩa là 'việc qui tội và trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm bớt hay thậm chí được hủy bỏ bởi vì không biết, thiếu khôn ngoan, bị đe dọa, sợ hãi, thói quen, các dính bén quá độ, và những yếu tố tâm lý hoặc xã hội khác' (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, khoản 1735)". 

53- 112/64 Một số vị nghị phụ của thượng nghị này chủ trương rằng những người ly dị và tái hôn hay những ai sống với nhau có thể nhận được việc giúp đỡ hiệu quả về một mối hiệp thông thiêng liêng. Những vị khác đã nêu câu hỏi vậy thì tại sao họ không thể tham phần 'về bí tích'. Bởi thế, các vị nghị phụ của thượng nghị yêu cầu thực hiện một cuộc nghiên cứu thần học hơn nữa về vấn đề này để có thể vạch ra những chuyên biệt của hai hình thức hôn nhân ấy và mối liên hệ của chúng với thần học về hôn nhân. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng tóm và tuyển dịch t

http://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2014/10/18/0770/03044.html

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Thứ Bảy 18/10/2014 Bế Mạc THĐGMTG III - 2014

 

"Giờ đây chúng ta vẫn còn một năm nữa để trở nên chín chắn hơn, ... để tìm thấy những giải quyết cụ thể cho rất nhiều những khó khăn và vô vàn thách đố mà các gia đình cần phải đương đầu; để cống hiến những giải đáp cho nhiều thứ chán chường đang bủa vây các gia đình và làm cho họ bị tàn rụi"

(Sau đoạn mở đầu ngắn để ngỏ lời tạ ơn Chúa và cám ơn một số vị hữu trách và tất cả mọi, ĐTC tiếp:)

Tôi có thể hân hoan nói rằng nhờ tinh thần đoàn tính và đồng hành tính  chúng ta đã thực sự sống cái cảm nghiệm Synod, một đường lối liên kết, một cuộc đồng hành với nhau.

Nó đã là một cuộc hành trình, và như hết mọi cuộc hành trình khác nó đã có những giây phút gấp rút như thể muốn chế ngự thời gian để tiến đến đích điểm sớm bao nhiêu có thể; hay có những lúc mệt mỏi, như thể muốn nói rằng thế là đủ rồi; hay có những khi hăng say nhiệt liệt. Đã có những giây phút thật là an ủi khi lắng nghe những chứng từ của các vị mục tử đích thực, các vị mục tử khôn ngoan ấp ủ trong tâm can của mình niềm vui và lệ nhỏ của dân mình. Có những lúc ủi an, ân sủng và khoan khoái khi nghe thấy những chứng từ của các gia đình đã tham dự Thượng Nghị và chia sẻ với chúng ta về vẻ đẹp cùng niềm vui nơi đời sống hôn nhân của họ. Một cuộc hành trình mà kẻ mạnh khỏe cảm thấy bị thúc bách cứu giúp thành phần không được khỏe lắm, một cuộc hành trình mà người có kinh nghiệm hơn được dẫn đến chỗ phục vụ kẻ khác, cho dù có cần phải đương đầu đối chọi. Và vì nó là một cuộc hành trình của con người bao gồm cả các niềm ủi an lẫn những lúc đơn sầu, căng thẳng và cám dỗ trong đó một số cám dỗ khả dĩ xẩy ra có thể được đề cập đến sau đây.
- Cám dỗ thứ nhất đó là thù ghét tính chất uyển chuyển thích ứng, tức là muốn nép mình vào trong chữ nghĩa, (ngôn từ), không để cho Thiên Chúa gây ngỡ ngàng cho mình, vị Thiên Chúa của những lạ lùng, (vị thần linh); nép mình trong lề luật khôn phép, trong cái vững chắc của những gì chúng ta biết chứ không phải những gì chúng ta vẫn cần biết và đạt tới. Từ thời của Chúa Kitô đã có thứ cám dỗ của thành phần nhiệt tâm, của thành phần ngặt nghèo cặn kẽ, của thành phần lo toan và của thành phần ngày nay được gọi là truyền thống cũng là thành phần tri thức vậy
- Cám dỗ chiều theo khuynh hướng hủy hoại những gì là tốt lành, thứ khuynh hướng nhân danh một thứ tình thương giả tạo để băng bó các vết thương mà trước hết chẳng chữa lành chúng và trị liệu chúng; thứ khuynh hướng chỉ chữa trị triệu chứng hơn là căn do cội gốc. Nó là thứ cám dỗ của thành phần tốt bụng nông cạn (the do-gooders), của thành phần lo sợ, và cũng của thành phần được gọi là cấp tiến và phóng khoáng.
- Cám dỗ muốn biến đá thành bánh để phá đi cái thứ chay tịnh lâu dài, nặng nề và khổ sở (xem Luca 4:1-4); cũng như biến bánh thành đá để dùng nó ném vào thành phần tội nhân, thành phần yếu kém và thành phần bệnh hoạn (xem Gioan 8:7), tức là muốn biến bánh thành những gánh nặng bất khả kham (xem Luca 11:46).
- Cám dỗ muốn xuống khỏi Thánh Giá, muốn làm hài lòng dân chúng chứ không muốn ở đó để hoàn tất ý muốn của Cha; muốn chiều theo tinh thần thế tục hơn là muốn thanh tẩy tinh thần thế tục và uốn nó theo Thần Linh của Thiên Chúa. 
- Cám dỗ muốn coi thường kho tàng đức tin, không nghĩ mình là thành phần bảo quản viên hơn là sở hữu chủ hay chủ nhân ông của kho tàng này; hay ngược lại là thứ cám dỗ lại tỏ ra muốn coi thường thực tại, bằng cách sử dụng loại ngôn ngữ thận trọng và là một thứ ngôn từ trơn tru để nói rất nhiều điều mà lại chẳng nói gì hết! Tôi nghĩ rằng họ gọi chúng là byzantinisms những điều ấy (tức là tổng quát hóa mà không phản ảnh thực tế, theo thiển ý của người dịch).
Anh chị em thân mến, các chước cám dỗ này không được trở thành những gì khiến chúng ta sợ hãi hay chia cách, thậm chí khiến chúng ta thất đảm, vì không một trò nào hơn thày mình thế nào thì nếu chính Chúa Giêsu còn bị cám dỗ và bị gọi là Beelzebul (xem Mathêu 12:24) thì thành phần môn đệ của Người không được mong đợi nhận được sự đối xứ tốt hơn.
Bản thân tôi sẽ rất lo âu và buồn bã nếu không xẩy ra những chước cám dỗ này và những cuộc bàn luận sinh động ấy; theo Thánh Ignatio thì đó là việc chuyển động của các thần trí, hơn là tất cả chỉ ở trong trạng thái hòa đồng hay thinh lặng một cách an bình giả tạo và thụ động. Trái lại, tôi đã hân hoan cảm nhận khi thấy và nghe những phát biểu và trình bày đầy đức tin, đầy nhiệt tình mục vụ và tín lý, khôn ngoan, thẳng thắn và can đảm cũng như cởi mở tự nhiên. Tôi đã cảm thấy những gì hiện lên trước mắt chúng ta đều là thiện ích cho Giáo Hội, cho các gia đình, và là thứ luật trên hết đó là thiện ích của các linh hồn (xem Giáo Luật khoản 1752). Đó là những gì chúng ta luôn nói đến ở nơi đây, trong Sảnh Đường này, không bao giờ đặt vấn đề về những chân lý nồng cốt của Bí Tích hôn nhân, bao gồm tính chất bất khả phân ly, mối hiệp nhất, lòng trung thành, việc sinh hoa kết trái tức là việc hướng về sự sống (xem Giáo Luật khoản 1055-1056 và Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng khoản 48). 
Và đó là Giáo Hội, là vườn nho của Chúa, là Người Mẹ phong phú và là Người Thày ân cần, một Giáo Hội không sợ vén tay áo của mình lên để đổ rượu và dầu trên thương tích của con người; một Giáo Hội không coi nhân loại như là một thứ nhà kính để phán xét hay phân loại con người. Đó là Giáo Hội, Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo, Tông Truyền, bao gồm cả thành phần tội nhân cần đến tình thương của Thiên Chúa. Đó là Giáo Hội, hiền thê thực sự của Chúa Kitô, một hiền thê muốn trung thành với phu quân của mình cũng như với tín lý của mình. Đó là một Giáo Hội không sợ ăn uống với những người làm điếm và thu thuế. Một Giáo Hội mở rộng cửa để đón nhận người thiếu thốn, thống hối nhân chứ không phải chỉ có thành phần công chính hay những ai cho mình là hoàn hảo! Giáo Hội không hổ thẹn về người anh em sa ngã và giả bộ như không nhìn thấy người anh em ấy, trái lại, cảm thấy mình có liên hệ và hầu như buộc phải nâng người anh em ấy lên cùng phấn khích người anh em này lại tiếp tục cuộc hành trình và hỗ trợ người anh em ấy hướng tới cuộc gặp gỡ cuối cùng với Phu Quân của mình trong Giêrusalem thiên quốc. 
Đó là Giáo Hội, là Người Mẹ của chúng ta! Và khi Giáo Hội, qua các đặc sủng khác nhau của mình, thể hiện ở nơi mối hiệp thông, thì không lầm lạc: đó là vẻ đẹp và là sức mạnh của vấn đề sensus fidei, của cái cảm quan siêu nhiên đức tin được Thánh Linh ban cho để cùng nhau tất cả chúng ta có thể tiến vào tâm điểm của Phúc Âm mà học theo chân Chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta. Điều này không bao giờ được coi như là những gì gây lầm lẫn và bất hòa.
Nhiều nhận định viên, hay dân chúng nói năng, đã cho rằng họ thấy được một thứ Giáo Hội tranh cãi nhóm này chống lại nhóm kia, thậm chí nghi ngờ đến cả Thánh Linh, Đấng phát động và bảo đảm chân thực cho mối hiệp nhất và hòa hợp của Giáo Hội, một Thánh Linh qua giòng lịch sử đã luôn hướng dẫn con thuyền này, qua các vị Thừa Tác Viên của mình, ngay cả khi biển khơi nhấp nhô nổi sóng, và có các vị thừa tác viên bất trung cũng như có các tội nhân. 
Như tôi đã dám nói với anh chị em, đã nói với anh chị em ngay từ đầu của Thượng Nghị này, cần phải sống qua tất cả những sự ấy một cách trầm lắng và một cách an bình nội tâm, để nhờ đó Thượng Nghị được diễn ra cum Petro and sub Petro (với Phêrô và phụ Phêrô) và sự hiện diện của Giáo Hoàng mới là bảo đảm cho tất cả mọi sự. 
Giờ đây chúng ta sẽ nói một chút về Giáo Hoàng liên quan đến các vị Giám Mục (cười). Vậy nhiệm vụ của Giáo Hoàng  nhiệm vụ bảo đảm mối hiệp nhất của Giáo Hội; là nhiệm vụ nhắc nhở tín hữu về nhiệm vụ của họ trong việc trung thành tuân theo Phúc Âm của Chúa Kitô;  nhiệm vụ nhắc nhở các vị mục tử rằng phận sự đầu tiên của các vị đó là nuôi dưỡng đàn chiên được Chúa ủy thác cho các vị và tìm cách đón nhận con chiên lạc bằng việc chăm sóc và xót thương của một người cha mà không cảm thấy những nỗi lo sợ giả tạoỞ đây tôi đã nói lộn. Tôi đã nói rằng đón nhận: đúng hơn là lên đường tìm kiếm chúng
Nhiệm vụ của ngài là nhắc nhớ hết mọi người rằng quyền bính trong Giáo Hội là việc phục vụ, như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã rõ ràng giải thích, qua những lời lẽ tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau: Giáo Hội được kêu gọi dấn thân thực hiện loại quyền bính là phục vụ này và hành xử nó không phải nhân danh bản thân mình mà thực sự là nhân danh Chúa Giêsu Kitô qua các vị Mục Tử của Giáo Hội, ở chỗ chính Người là Đấng hướng dẫn, bảo vệ và chỉnh đốn các vị, vì Người hết lòng yêu thương các vị. Thế nhưng, Chúa Giêsu, vị Mục Tử tối cao của linh hồn chúng ta muốn rằng Tông Đồ Đoàn, ngày nay là các vị Giám Mục, hiệp thông với vị Thừa Kế Thánh Phêrô trong việc tham phần vào sứ vụ của ngài để chăm sóc Dân Chúa, giáo dục họ trong đức tin cũng như hướng dẫn, phấn khích và nâng đỡ cộng đồng Kitô hữu, hay, như Công Đồng viết, đó là làm sao để từng phần tử tín hữu được hướng dẫn trong Thánh Linh đến chỗ hoàn toàn phát triển ơn gọi của họ theo giáo huấn của Phúc Âm, cũng như đến đức ái chân thành và chủ động cũng như đến chỗ thực thi cái tự do mà Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta (xem Preabyterorum Ordinis, 6), và Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp tục, chính qua chúng ta mà Chúa vươn tới các linh hồn, dạy dỗ, canh chừng và hướng dẫn họ. Thánh Âu Quốc Tinh đã nói trong cuốn Dẫn Giải Phúc Âm Thánh Gioan rằng: vì thế hãy dấn thân yêu thương chăm sóc đoàn chiên của Chúa (xem 123,5); đó là qui luật tối cao nơi tác hành của các vị thừa tác viên Thiên Chúa, một tình yêu thương vô điều kiện, như tình yêu của Vị Mục Tử Tốt Lành, đầy hân hoan, hiến mình cho tất cả, chú trọng tới những ai ở gần chúng ta và quan tâm đến những ai ở cách xa (xem Thánh Âu Quốc Tinh, Discourse 340,1; Discourse 46,15), dịu dàng đối với thành phần yếu hèn nhất, thành phần bé mọn nhất, thành phần quê mùa mộc mạc, thành phần tội nhân, để bày tỏ tình thương vô cùng của Thiên Chúa bằng những lời lẽ hy vọng vững vàng chắc chắn (xem ibid., Epistle, 95,1).  
Giáo Hội của Chúa Kitô là thế đó, Giáo Hội là hiền thê của Người và tất cả mọi vị giám mục, hiệp thông với vị Thừa Kế Thánh Phêrô, có nhiệm vụ và phận sự canh chừng Giáo Hội và phục vụ Giáo Hội, không phải như là thành phần làm chủ mà là như thành phần tôi tớ. Như thế thì Giáo Hoàng không phải là chủ tể trên hết mà là tôi tớ trên hết, tôi tớ của mọi tôi tớ của Thiên Chúa; là bảo đảm viên của đức tuân phục cùng sự tuân hợp của Giáo Hội với ý muốn của Thiên Chúa, với Phúc Âm Chúa Kitô cũng như với Truyền Thống của Giáo Hội, loại trừ đi hết mọi thứ ý nghĩ thất thường riêng tư, không màng chi tới việc sống theo ý muốn của Chính Chúa Kitô là Mục Tử tối cao và là Sư Phụ của tất cả mọi tín hữu (Giáo Luật 749) cũng như không màng chi tới việc sử dụng quyền bính tối thượng, trọn vẹn, trực tiếp và phổ quát trong Giáo Hội (xem Giáo Luật 331-334).
Anh chị em thân mến, giờ đây chúng ta vẫn còn một năm nữa để trở nên chín chắn hơn, nhờ việc nhận thức thiêng liêng thực sự, nhờ các ý nghĩ nẩy lên, cũng như để tìm thấy những giải quyết cụ thể cho rất nhiều những khó khăn và vô vàn thách đố mà các gia đình cần phải đương đầu; để cống hiến những giải đáp cho nhiều thứ chán chường đang bủa vây các gia đình và làm cho họ bị tàn rụi
Một năm để làm việc với Bản Tường Trình Thượng Nghị là bản văn tổng kết trung thực và rõ ràng về tất cả những gì đã được nói đến và bàn luận ở sảnh đường này cũng như ở các nhóm nhỏ. Nó được trao cho Các Hội Đồng Giám Mục như là những điều hướng dẫn.
Xin Chúa đồng hành với chúng ta và hướng dẫn chúng ta trong cuộc hành trình cho vinh hiển của Danh Ngài, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn anh chị em!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-address-to-the-synod-father

(nhan đề và các chi tiết nghiêng mầu là do tự ý của người dịch)


 

Mẩu bánh vụn từ Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014: Tại sao không? - Nếu OK thì!

From: ....
Date: 2014-10-21 5:29 GMT-07:00
Subject: Re: Thượng Nghị 2014 - Kết Quả Bỏ Phiếu
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Chào anh Cao Tấn Tĩnh,

Sau khi đọc những kết luận của TNGMTG về vấn đề cho phép: LY DỊ TÁI HÔN RƯỚC LỄ, em cũng cảm thấy hơi thắc mắc, có lẽ chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của cầu này. vì em biết, theo luật của giáo hội, nếu họ đã ly dị rồi, và tái hôn qua thủ tục làm tiêu hôn, annulment, thì họ có quyền lấy người khác, được làm phép trong nhà thờ như các cặp vợ chồng khác, và di nhiên được rước lễ. luật lệ này đã có từ lâu mà, sao bây giờ TNGM mới ra luật là sao?

Hay là có ý nói là những ai đã ly dị nhau vì một lý do nào đó, mà chưa lấy ai hết, thì có thể du di cho phép rước lễ. vì em biết là từ trước đến giờ nếu ly dị nhau, chưa làm tiêu hôn thì không được phép rước lễ, trừ khi chỉ là ly thân thì được phép. anh có thể giải thích thêm một tí được không? 

sincerely,

người tôi tớ .... 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2014-10-21 11:30 GMT-07:00
Subject: Re: Thượng Nghị 2014 - Kết Quả Bỏ Phiếu
To: .............


Anh .... thân mến, 

Những gì anh là một vị linh mục đặt ra ở đây khi đọc thấy vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất này trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lễ III - 2014 có lẽ cũng là của nhiều anh chị em giáo dân, khiến họ cũng hoang mang không ít.

Tuy nhiên, theo em, như anh biết, đặc biệt là ở thế giới Tây phương hiện nay, nhiều (chứ không ít) người anh chị em chúng ta chỉ hoàn tất thủ tục về ly dị và tái hôn theo dân sự mà thôi, chứ không qua Giáo Hội, tức là đã được thẩm quyền Giáo Hội phán quyết cho họ được "giải hôn / tiêu hôn" trước khi họ được phép tái hôn trước mặt Chúa và Giáo Hội.  

Hay trường hợp họ chưa kịp Giáo Hội "giải hôn / tiêu hôn" cho, vì thủ tục chờ đợi quá lâu, họ đã sống với nhau rồi, cho tới khi được "giải hôn hay tiêu hôn" thì họ đã có con với nhau và họ cảm thấy chẳng cần phải hợp thức hóa theo giáo luật nữa, cứ thế mà sống.  

Hoặc họ không được Giáo Hội "giải hôn / tiêu hôn", đâm ra bất mãn, và tất nhiên không thể giữ mình, họ bất cần và cứ sống bừa với nhau. Những trường hợp không được Giáo Hội "giải hôn / tiêu hôn" này có thể xẩy ra cho những ai đã ly dị hơn 1 lần chẳng hạn. 

Vì vấn đề ly dị tái hôn này hết sức phức tạp nên Giáo Hội cần phải kỹ lưỡng xét đến từng trường hợp một (case by case) để có thể cho phép họ tái nhận lãnh bí tích thống hối và Thánh Thể, cho dù họ chưa có thể dứt bỏ được dịp tội ngay lập tức gây ra bởi nhiều ràng buộc khó tháo gỡ hay bất khả tháo gỡ, như liên quan đến quyền lợi của con cái v.v. 

Em đã chứng kiến thấy, như câu chuyện thực tế em đã kể cho thấy, có những tâm hồn sống trong hoàn cảnh oái oăm ngang trái vì một lý do nào đó trái với lương tâm họ và luật Giáo Hội, nhưng trong thời gian họ sống tội lỗi như vậy, họ vẫn cảm thấy áy náy và bất an làm sao ấy, cho dù sung sướng bề ngoài, hay đã cảm thấy khổ hơn mà vẫn bị ràng buộc.  

Bởi thế, tận đáy lòng mình họ vẫn cảm thấy mình tội lỗi, mất lòng Chúa, và hết sức thống hối muốn trở về với Ngài, nhưng không có sức, cho đến khi chính Chúa ra tay cứu với họ một cách nào đó, chẳng hạn để cho người họ đang sống qua đi hay bỏ họ, hay chữa lành họ bằng các bí tích của Người qua Giáo Hội, nhờ đó họ đã có thể từ từ vượt thoát v.v.  

Những tâm hồn chân thành này quả thực cảm thấy nhức nhối và đớn đau, cần được Giáo Hội cảm thương chữa lành và cứu vớt, bằng không, họ có thể sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, đôi khi thất vọng chán chường buông xuôi không tin vào Lòng Thương Xót Chúa nơi Giáo Hội.  

Theo em, cho dù cuối cùng họ không được Giáo Hội ra tay cứu chữa một cách nào đó, họ vẫn được cứu rỗi với "tấm lòng tan nát khiêm cung" của họ và họ vững tin vào Lòng Thương Xót Chúa: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa! - Jesus, I trust in You!"  là Đấng dựng nên họ để cứu họ chứ phải để diệt họ, Đấng không sung sướng gì khi thấy họ đời đời hư mất!  

Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện, để Giáo Hội Chúa được càng ngày càng phản ảnh Lòng Thương Xót Chúa, như vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta, vị đã cảm nhận rằng "đây là thời điểm của tình thương" (với hàng giáo sĩ Rôma ngày 6/3/2014), mong ước và nhấn mạnh, đặc biệt trong bài huấn từ (18/10) bế mạc thượng nghị - 2014 vừa rồi: 

"Đó là Giáo Hội... một Giáo Hội không sợ vén tay áo của mình lên để đổ rượu và dầu trên thương tích của con người; ... 

"Đó là Giáo Hội, Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo, Tông Truyền, bao gồm cả thành phần tội nhân cần đến tình thương của Thiên Chúa...  

"Đó là một Giáo Hội không sợ ăn uống với những người làm điếm và thu thuếMột Giáo Hội mở rộng cửa để đón nhận người thiếu thốn, thống hối nhân chứ không phải chỉ có thành phần công chính hay những ai cho mình là hoàn hảo!  

"Giáo Hội không hổ thẹn về người anh em sa ngã và giả bộ như không nhìn thấy người anh em ấy, trái lại, cảm thấy mình có liên hệ và hầu như buộc phải nâng người anh em ấy lên cùng phấn khích người anh em này lại tiếp tục cuộc hành trình và hỗ trợ người anh em ấy hướng tới cuộc gặp gỡ cuối cùng với Phu Quân của mình trong Giêrusalem thiên quốc...  

"Phận sự đầu tiên của các vị mục tử đó là nuôi dưỡng đàn chiên được Chúa ủy thác cho các vị và tìm cách đón nhận con chiên lạc bằng việc chăm sóc và xót thương của một người cha mà không cảm thấy những nỗi lo sợ giả tạoỞ đây tôi đã nói lộn. Tôi đã nói rằng đón nhận: đúng hơn là lên đường tìm kiếm chúng..." 

Em tin rằng với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV (4-25/10/2015) Giáo Hội, qua các vị nghị phụ bấy giờ, nhờ huấn dụ và ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ tiến đến chỗ: "Tình thương thắng vượt phán quyết - mercy triumphs over judgment"! Amen.

Cao Tấn Tĩnh

 

From: 
Date: 2014-10-21 14:39 GMT-07:00
Subject: Re: Thượng Nghị 2014 - Kết Quả Bỏ Phiếu
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Chào anh Tấn Tĩnh,

Cám ơn câu trả lời của anh. Em đã clear về việc này. Đúng thế ngày nay người ta đã lánh xa giáo hội vì những luật lệ mà họ cảm thấy không thể nào giữ được. GH cho phép họ lãnh nhận bí tích mình thánh Chúa và hoà giải là để mở ra cho họ con đường nhân từ của Chúa. Nhưng hy vọng không ai nại vào lý do được phép mà lạm dụng luật hôn nhân cao quí.

Thân mến,

Lm ...

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2014-10-21 15:23 GMT-07:00
Subject: Re: Thượng Nghị 2014 - Kết Quả Bỏ Phiếu
To:

Anh H. ơi, 

Đó là một trong những lý do, Giáo Hội, qua cuộc thượng nghị 2014 vừa rồi, vấn đề cởi mở chính đáng về mục vụ đối với thành phần ly dị tái hôn vẫn là những gì hơi liều, nếu không muốn nói là quá liều, và cần phải thận trọng cứu xét để vừa áp dụng khéo léo vừa đề phòng lạm dụng nữa, như đã từng xẩy ra trong vấn đề canh tân phụng vụ sau công đồng.  

Đúng thế, kinh nghiệm cho thấy, việc lạm dụng chắc chắn sẽ xẩy ra, nhưng rất tiếc không phải về phía người xin phép được hưởng nhận cho bằng về phía người ban phép cho nhận hưởng, nghĩa là về phía giáo quyền địa phương, như trong vấn đề "giải hôn / tiêu hôn" quá dễ dàng hay trong vấn đề dung túng che đậy các vị linh mục lạm dụng tình dục... 

Đó là lý do, cũng trong bài huấn từ ngày 18/10 bế mạc thượng nghị 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thẳng thắn và mạnh mẽ cảnh giác chẳng những khuynh hướng bảo thủ ngặt nghèo khắt khe duy tín lý và thuần luật lệ như thành phần thông thái về luật Do Thái ngày xưa, mà còn cả khuynh hướng cấp tiến phóng khoáng lỏng lẻo mỵ dân trong vấn đề giải quyết "các thánh đố mục vụ của gia đình trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa" như sau: 

Trước hết, ngài cảnh giác và cảnh cáo thành phần bảo thủ truyền thống quá khắt khe: 

"Cám dỗ thứ nhất đó là thù ghét tính chất uyển chuyển thích ứng, tức là muốn nép mình vào trong chữ nghĩa, (ngôn từ), không để cho Thiên Chúa gây ngỡ ngàng cho mình, vị Thiên Chúa của những lạ lùng, (vị thần linh); nép mình trong lề luật khôn phép, trong cái vững chắc của những gì chúng ta biết chứ không phải những gì chúng ta vẫn cần biết và đạt tới. Từ thời của Chúa Kitô đã có thứ cám dỗ của thành phần nhiệt tâm, của thành phần ngặt nghèo cặn kẽ, của thành phần lo toan và của thành phần ngày nay được gọi là truyền thống cũng là thành phần tri thức vậy.  

Sau nữa, ngài cảnh giác và cảnh cáo thành phần cấp tiến phóng khoáng thả lỏng mỵ dân:

"Cám dỗ chiều theo khuynh hướng hủy hoại những gì là tốt lành, thứ khuynh hướng nhân danh một thứ tình thương giả tạo để băng bó các vết thương mà trước hết chẳng chữa lành chúng và trị liệu chúng; thứ khuynh hướng chỉ chữa trị triệu chứng hơn là căn do cội gốc. Nó là thứ cám dỗ của thành phần tốt bụng nông cạn (the do-gooders), của thành phần lo sợ, và cũng của thành phần được gọi là cấp tiến và phóng khoáng. 

Cám dỗ muốn xuống khỏi Thánh Giá, muốn làm hài lòng dân chúng chứ không muốn ở đó để hoàn tất ý muốn của Cha; muốn chiều theo tinh thần thế tục hơn là muốn thanh tẩy tinh thần thế tục và uốn nó theo Thần Linh của Thiên Chúa.  

Sau hết, ngài cảnh giác và cảnh cáo cả hai thành phần có vẻ thái quá hay bất cập này: 

Cám dỗ muốn biến đá thành bánh để phá đi cái thứ chay tịnh lâu dài, nặng nề và khổ sở (xem Luca 4:1-4); cũng như biến bánh thành đá để dùng nó ném vào thành phần tội nhân, thành phần yếu kém và thành phần bệnh hoạn (xem Gioan 8:7), tức là muốn biến bánh thành những gánh nặng bất khả kham (xem Luca 11:46). 

"Cám dỗ muốn coi thường kho tàng đức tin, không nghĩ mình là thành phần bảo quản viên hơn là sở hữu chủ hay chủ nhân ông của kho tàng này; hay ngược lại là thứ cám dỗ lại tỏ ra muốn coi thường thực tại..." 

Vậy chúng ta tiếp tục cầu nguyện chẳng những cho chung Giáo Hội mà còn cho riêng Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim của chúng ta, (theo tục lệ và tinh thần tôn sùng Đức Thánh Cha của Đồng Công), để lời Chúa được nên trọn nơi ngài nhé: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi" (Gioan 10:27). Amen. 

cao tấn tĩnh

 

From: Ml
Date: Sat, Nov 1, 2014 at 3:22 PM
Subject: Fwd: Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Cc: MN

Xin chuyen den anh Tinh email nay...anh co biet nguoi nay khong.?

Ml

From PT 
Date: 10/30/2014 10:46 AM (GMT-08:00)
 
To
 ...
Subject Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
 

Thân gởi các bạn một bài chia sẻ.

Attachments area

 Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.

Đối với tôi việc GH xửa đổi một vài kỷ luật (disciplines) không phải lả vấn đề quan trọng nhưng việc Thiên Chúa (Chúa Thánh Thần) hoán đổi lòng người mới là điều quan trọng. Và Chúa có cách làm việc theo kiểu .... của Chúa.

Như một bà mẹ có một đứa con hư, "cứ để đấy! từ từ mẹ sẽ kiếm dịp mà nói chuyện với nó". Chúa còn hơn thế nữa, Ngài rất "kiên nhẫn" với từng người một, cả với tôi, thì tôi là ai mà thất vọng, phật lòng khi Chúa kiên nhẫn với GH, với người khác. Và Chúa có cách làm viêc theo kiểu .... kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn .... kiểu của Chúa.

Không phải chỉ cho thời nay mà đã có từ thời tiên tri Giôna, cái mà các anh "né", trốn chạy lại là cái anh phải đương đầu. Như từ đầu, cả ĐGH cho đến các nghị phụ đều "tuyên bố" đây là cuộc họp bàn về mục vụ, không phải bàn về nguyên tắc, tín điều, v.v.... Nhưng Chúa Thánh Thần đâu có để vậy!. Trước khi họp cả và GH đã cầu xin Ngài soi sáng, huớng dẫn. Ngài nhậm lời, Ngài soi sáng, huớng dẫn hội đồng theo ý của Ngài và cách của Ngài, nói khác đi, kiểu của Ngài. - Đến khổ!.

Theo nhận xét riêng của (cá nhân) tôi có 4 điểm có thể gọi là "cách mạng" đươc rút ra từ THĐGM kỳ này, và nó sẽ là căn bản cho những quyết định sau này. Là một GD bình thuờng mà tôi còn nhìn thấy thì huống hồ chi nhũng người mà cả đời đã được đặt riêng lo cho những vấn đề của GH.

(Riêng phần 1 rất nặng về lý luận- Nhung những phần sau sẽ đơn giản hóa hơn nhiều)

1- Có một cái gì đó vựơt bên trên những truyền thống: (truyền thống không viết hoa là những thực hành có thể nó đã có tử cả ngàn năm, nhưng không phải từ thời Tông Đồ) bao gồm những danh mục của "đúng và sai, được phép và không đươc phép."

- Sụ nghiệp cứu độ của Chúa Kitô không phải chỉ là tạo ra một danh muc những gì đúng, những gì sai, những gì được phép và những gì không được phép ..... Lớn hơn thế nhiều. Đây là vấn đề các nghị phụ đã, đang và sẽ đối đầu. Cái mà Cha bề trên tổng quyền dòng Tên tóm lược trong một câu: "Thần Khí vẫn là trước hết, vì Thần Khí đến từ Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người"(-Bài: Tổng hợp tin về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Mục Vụ Gia Đình. Của Lê Thiên trong Vietcatholic.net-)

- Thế "Thân Khí" là cái gì?. Ai cũng hiểu đó là một cách nói khác đi của câu nói "Tình Yêu vẫn là trước hết, vì Tình Yêu là Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người". Các ngài có những e dè sợ hãi khi nói ra như thế, (con người mà!) nếu một khi đã nói ra, mọi cánh của sẽ phải được mở toang và không có gì ngăn cản được vì tình yêu tự nó là một đòi hỏi không giới hạn, là một sự dấn thân trọn vẹn: "Yêu như tôi(vùa là người vừa là Chúa vừa là Thiên Chúa) yêu anh". Đó là lý tưởng, đã là lý tưởng thì nó luôn là cái mà người ta phải đeo đuổi, đeo đuổi và đeo đuổi mãi và không một ai có thể đến được qua chỉ một bước nhảy.

- Cho đến ngày hôm ờ kháp nơi, các cha luôn nói, "đúng phải đi trước, tốt phải đi sau" hay "công bằng phải đi trước, bác ái phải đi sau" (duy lý). Nhưng với các nghị phụ trong THĐGM, các ngâi xem xét đó có phải là cái "đúng" trong Thần Khí hay một người, một nhóm người đặt cái "đúng" của mình lên trên Thần Khí.

- Đây là cuộc cách mạng lớn, lớn lắm, mãi cho đến triều đại ĐGH Biển Đức XVI, GH luôn bị chi phối bởi thuyết duy lý khi lý luận ngự trị, giữa đúng và sai, tốt và xấu. Ngay tại thời ĐGH Biển Đức, dưới sự lý luận của ngài những người có khuynh huớng đông tính không được làm LM. Hệ lụy của tư duy đó là một danh mục của những gì được phép và những gì không đuọc phép. Có khi rất là ... vô lý. Đơn cử một ví dụ điển hình. GHCG dạy rằng điều kiện để một người được rước lễ là:(1) Không mắc tội trọng hay nếu mắc thì phải ăn năn tội cách trọn,(2) Có ý ngay lành và(3) Giữ chay 1 tiếng truóc khi rước lễ. Và một người "đủ" điều kiện là người có được đủ ba điều kiện trên. Ai? Ai, từ ĐGH cho đến một gã quê mùa thất học ở một vùng xa xôi nào đấy dám vỗ ngực xưng tên "tôi" đủ điều kiện để được (ngồi vào bàn) ăn thịt và uống máu Chúa Kitô? 99.99% những người lên rước lễ đều là những nguòi nghĩ rằng mình .... đủ điều kiện.

- "Thần Khí vẫn là trước hết, vì Thần Khí đến từ Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người" .

hay

- Tình Yêu vẫn là trước hết, vì Tình Yêu là Thiên Chúa, còn luật lệ và nguyên tắc là của con người .

2- Noi gương Chúa Giêsu (Không có văn hóa loại trừ) đấng đã chết cho mọi người không từ một ai, ngay cả khi họ còn là tội nhân. GH là do ngài lập, là nhà cha chung, nếu có một đứa con nào đến gõ cửa, không cần biêt nó ngỗ nghịch đến cỡ nào, thì bổn phận của đứa con được giao nhiệm vụ giữ của không phải là đuổi nó đi mà mở cửa cho nó vào. Nó có tội là tội với Cha, không phải là tội với anh giữ cửa. Không cần phải thách thức, không một anh giữ của nào dám vào thưa lại với Cha mình, là thằng ấy, thằng nọ đến gõ cửa và con đã đuồi nó đi rồi - Không cần biết anh nại lý do gì.

Cửa GH là cửa để ngăn kẻ thù không phải để chọn đứa này lựa đứa kia, củng không phải để ngăn không cho những người ở trong muốn ra; mà có ngăn cũng không được.

3- Nhận ra giới hạn của con người bao gồm luôn cả trong suy luận.

Không phải chỉ có ở thời nay mà ngay từ thế kỷ thứ nhất với những bè phái đề cao sự hiểu biết lên trên thực hành. Cái cám dỗ của nó là sự tự cao, cái "đúng" của "tôi" - của lý trí  - là cái đúng có tính cách chân lý áp dụng trong mọi trường hợp. Ngay cả ngay hôm nay, với rất nhiều người, việc giữ đạo không khác gì hơn là trau dồi kiến thức. Càng học cao hiểu rộng là càng nhân đức, càng biết nhiều cái đúng càng gần Chúa.

Đây là một hiển nhiên, nhưng nó còn một góc cạnh khác mà cho đến bây giờ ngươi ta mới nhân ra đó là cái giới hạn của con người nó bao gồm luôn cả phần lý luận, con người không thể áp dung 1+ 1 là 2 với TC. Có thể tôi phải dài dòng để diễn đạt ý của nó một cách 'bình dân' qua một việc điển hình đó là vấn đề những người đồng tinh luyến ái.

Tôi xin bắt đầu từ câu chuyện Thiên Chúa thiêu đốt thành Sôđôma trong Kinh Thánh sách Sáng Thế Ký. Từ lâu, nhiều nguòi vẫn hiểu rằng dân thành Sôđôma bị thiêu đốt vì ở nơi đó họ phạm tội thực hành tính dục trên những ngươi đồng phái tính (đàn ông với đàn ông)- Tôi nói nhiều người có nghĩa không phải tất cả mọi người. Cũng có những nhà chú giải khác giải thích hình phạt của TC là do họ thiếu lòng hiếu khách (hospitality? same sex raping??) do kinh thánh có nhắc đến những người đến đòi khách bao gồm cả trẻ em và chỉ nói đến việc "đàn ông với đàn ông" .... Tôi không đào sâu thêm về phần chú giải Thanh Kinh.

Với não trạng TC thiêu đốt Sôđôma là do những hành vi đông tính, những người duy lý suy luận suy ra rằng khuynh huớng đồng tính không thể có trong chương tình sáng tạo của Thiên Chúa mà là do con người, do bệnh hoạn và những người đó chọn như thế bởi vì họ muốn chống lại Thiên Chúa. Bởi vì mọi sự Thiên Chúa sáng tạo chẳng những tốt lành mà là tốt lành quá đỗi- (Xin xem sách Sáng Thế trình thuật tạo dựng, ngày thứ sáu).

Và đã cả ngàn năm GH (những người trong GH) đóng mình trong cái khung duy lý đó. Những văn kiện cho thấy quan điểm của GH cho rằng khuynh huớng đồng tính là một loại bệnh hoạn, và nếu đã gọi là bệnh hoạn thì có thể được chữa lành, những người đó là do họ không cố gắng hay không muốn được chữa lành hay tự họ cọn lựa con đường ấy.- Ngay cả ngày hôm nay cũng vẫn còn nhan nhản những bài viết phản ánh não trạng đó- và nơi đó những người đồng tính là những người công khai chống đối GH và phải bị loại trừ. Rất dễ đễ lên án, loại trừ những người không có phương tiện hay cơ hội để tự bào chữa.

Chắc mọi người đều nhớ trên chuyến bay trở vể Rôma từ Brazil, trong khi quy luật của GH vẫn còn là không truyền chức cho LM cho nhưng người có khuynh huớng đồng tính, và để trả lời cho câu hỏi ngài nghĩ sao về những LM có khuynh huớng đồng tính ngài đã đưa ra một câu để đời: "Nếu một người có khuynh huớng đồng tính mà thật tâm tìm Chúa thì tôi là ai để mà xét đoán". Trong những ngày ấy riêng cá nhân tôi đã cầu nguyện nhiều cho Ngài vì đó là một báo hiệu của gió giật sóng xô. -Tội nghiệp ĐGH-

Những người đồng tính và những người có cơ hội để cùng chia sẻ những khắc khoải, ưu tư của họ thì reo vui còn những người bảo thủ (conservatives) thì vò đầu bứt tai. Trong xuốt cuộc đời của tôi, tôi chưa hề gặp một ngươi đồng tính nào mà họ đã không ít nhất một lần cố gắng vượt qua cái khuynh huớng trong họ vốn dĩ đã làm cho họ bị xã hội xa lánh và GH (những người trong GH) lên án. Trước đó trong GH, Ai? - Đã có ai đứng ra biện hộ cho họ hay cho họ một cơ hội để được tự biện hộ?

Câu trả lời rất khiêm tốn, nhưng đã đánh đổ không biết bao nhiêu là giấy mực, thành kiến. Khi lần đầu tiên một phát ngôn nhân của GH- mà là ĐGH- mặc nhiên công nhận đối với một số người họ có khuynh hướnng đông tính không phải do họ chọn lựa, mà do bẩm sinh. Là một giáo dân bình thuờng mà tôi còn nhận ra được huống hồ gì là những GM, Hồng Y, những học giả, những người đang trực diện với nó hàng ngày. Đó là việc của Chúa Thánh Thần, việc mà chính ĐGH cũng không lường trước được.

Tội nghiệp ĐGH; mới lên làm GH có mấy bữa, mới nói có một câu mà về đến nhà đã đinh tai nhức óc. Trong những ý kiến phản hồi, phản đối- tuy không công khai- nhưng nhiều lắm, nào là GM nào là Thánh Bộ, nào là Hồng Y, nào lả học giả, nào là GD .... nhiều như vậy hỏi ai mà không run sợ? Nhưng đó là cái nghiệp của những người làm ngôn sứ -bị phản đối-. Chúng tôi là GD thì chỉ biết cầu nguyện cho ngài chứ còn làm được gì hơn?

Nếu để ý thì từ ngay sau đó ngài bỗng trở nên khá cân nhắc lựa lời mà nói, nhưng Chúa Thanh Thần đã dùng Ngài để gióng một tiếng chuông, và dầu gì chuông cũng đã đổ việc nó lan tới đâu, ai đã nghe, ai sẽ nghe không còn trong tầm tay của một ai ngoài chính Ngài, Chúa Thánh Thần. Bỗng dưng những bài giảng của ĐGH trở nên rụt rè như thể của một LM già, nhà quê nhưng thánh thiện. Một cái "thú" đau khổ mà không một ai có thể chia sẻ. (Chúng ta cùng cầu nguyện nhiều cho Ngài).

Vì ngỡ ngàng và run sợ vì những hệ lụy của một câu nói của Ngài? Vì là con người chính Ngài ĐGH cũng phải có nhưng khắc khoải, không biết rằng việc mình làm như thế đúng hay sai và cũng vì rất nhiều ý kiến khác nhau nên Ngài nhận ra sự việc liên quan đến cả đường huớng của GH vượt tầm tay của một Giáo Hoàng và như thế THĐGM khóa ngoại thuờng được triệu tập.

Và THĐGM không còn coi vấn đề một người có khuynh huóng đồng tính là do bệnh hoạn, hay do họ tự minh chọn lựa như thế. Nói khác đi, họ là do bẩm sinh. Nếu anh coi nó là bẩm sinh thì anh phải chấp nhận đó là do sự sáng tạo của TC, nó nằm trong chuong trình sáng tạo của TC và chính ngài đã "Thấy mọi sự Ngài làm ra và này nó tốt lành quá đỗi". Họ không giống nhiều người khác không phải vì do họ không tốt lanh mà vì giới hạn của con người chưa có và không có khả năng nhìn thấy được sự tốt lành như TC đã nhìn thấy.-

Một lần nữa duy lý bị đánh đổ.

Không cần biết anh thông thái đến đâu, học giả uyên thâm đến cỡ nào, lý luận của anh chặt chẽ ra sao đó cũng chỉ là của con người và không thể áp dụng trên Thần Khí, trên Tình Yêu. Vì Thân Khí và Tinh Yêu chính là TC.

Sự việc nhắc tôi nhớ lại câu nói để đời của Pascal: "Tình yêu có nhưng lý lẽ mà lý lẽ không giải thích được".

4- Ơn cứu độ của Chùa Kitô là ơn cứu độ cho từng cá nhân. Đây cũng là một cái nhìn đột phá và có tính cách cách mạng. Ơn cứu độ của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho từng cá nhân, không phải cho một hay nhiều tập thể.
Nó có nghĩa là không phải anh thuộc về một nhóm vào đó mà anh tự động được cứu rỗi. Mà là với mỗi cá nhân, TC có một chương trình cứu độ riêng cho người ấy. Do đó không một ai có thể tập thể hóa ơn cứu độ dù để bao gồm hay để loại trừ. Để đơn giản nó như thế này, không phải anh là 1 tu sỹ (tập thể) là anh tự động được cứu rỗi, hay không phải anh ở trong đảng CS thì ơn cứu độ cũa TC không thể đến được với anh.

Áp dụng nó vào đời sống GH, trong trường hợp những người ly dị và tái hôn. THĐGM kêu gọi lòng nhân từ để xét tùng truòng hợp; (case by case) không nên vơ đũa cả nắm -Tập thể hóa họ- Ví dụ thì nhan nhản, vào những năm 1975-19̣90 ở VN không biết bao gia đinh ly tán do học tập cải tạo do đó không biết bao nhiêu trường hơp các chị phải rẻ ngang vì vấn đề sống còn chẳng phải chỉ cho cá nhân họ mà còn một lũ con. Họ phải được lắng nghe với lòng nhân hậu của một người mẹ và từng truòng hợp. Theo lương tâm mà nói, khi phải đối diện với sự sống còn người ta có thể làm bất kỳ cái gì để duy trì sự sống mà không mắc tội.

Tập thể hóa những người như họ để loại trừ có phải là việc của chứng nhân cho một Chúa Tinh Yêu?

Tiện đây tôi cũng xin đưa ra một trường hợp sảy ra trong triều đại ĐGH Gioan Phaolô II. Khi Ngài dùng năng quyền của Thánh Phêrô mà hợp thức hóa những cuộc hôn nhân(lần thứ 2) của những người theo TT Tưởng Giới Thạch bỏ Hoa Lục chạy qua Đài Loan cho dẫu vợ cũ của họ vẫn còn sống ở Hoa Lục. Tưởng cũng cần phải nói thêm, những "ân xá" đó chỉ có hiệu lực trong triều đại của Ngài và không còn gia trị khi Ngài không còn là GH, trừ trường hợp đấng kế nhiệm gia thêm hạn kỳ.

Áp dụng nó vào đời sống GH, trong trường hợp những người đồng tính, bởi vì khuynh hướng đồng tính có sẵn nơi họ và do đó TC cũng có một chương trình cứu độ riêng dành cho mỗi một người trong họ. Bổn phận của GH là thi hành ý Chúa, không phải là một rào cản ý của Ngài. - Mà đã có ai cản được ý của Ngài?

Kết:

THĐGM đã cùng chấp thuận một cái khung hành động như khi GH, một người vợ chiêm ngắm   chồng  mình, một ̣đấng nhân từ, trên Thánh Giá, tuy với đôi cánh tay đầy máu nhưng lúc nào cũng rộng mở để con tim rớt ra được những giọt nước cuối cùng và những giọt máu cuối cùng.  Lòng người đã chùng xuống, và  GH sẽ mãi mãi là đôi bàn tay nhung, nơi mọi linh hồn tìm về tổ ấm.  Người ta không một ai còn đặt vấn đề là GH sẽ bao gồm những ai và sẽ không bao gồm những ai. Chúa Thánh Thần đã soi lòng chuyển hướng GH và Ngài sẽ mãi mãi kiên nhẫn bên trên những kiên nhẫn để dẫn đưa GH lữ hành với từng bước, từng bước và cũng chỉ từng bước.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi con thuyền GH sóng gió thì đó là lúc GH trông vào Chúa và không dựa vào sức chính mình. Và một khi đã dựa vào sức của Chúa thì không có gì có thể lay chuyển.

Giáo Hội vẫn còn đấy, Truyền Thống GH vẫn còn đấy, tín lý vẫn còn đấy, khuôn mặt Chúa Kitô vẫn còn đấy, có chăng là với thời gian, người ta khám phá ra một góc cạnh mới để nhìn vào cùng một vấn đề. GH vẫn trường tồn, viên đá Phêrô vẫn trường tồn cho đến khi Chúa đến.

Việc tốt nhất mà mình có thể làm được là cầu nguyện cho GH cho các ngài và cho cả chính mình. Tôi xin làm chứng là Chúa luôn nghe những lời cầu nguyện chân thành, nhưng Ngài luôn nghe và làm theo ..... kiểu của Ngài. Sau cùng, đó mới là cách tốt nhất.

Và chúng ta cũng cầu nguyện lẫn cho nhau.

Bình An!

PT.

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Sat, Nov 1, 2014 at 8:24 PM
Subject: Re: Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
To:
...

Chị ML quí mến,

Tác giả bài viết, nếu em không nhầm, căn cứ vào tên pt và vấn đề chính được đặt ra liên quan đặc biệt đến vấn đề đồng tính thì anh ta là Phi Trần, một người anh em đồng tính, như có lần người anh em này viết email cho em thú nhận mình đồng tính và lên tiếng phản đối Giáo Hội v.v. nhưng em đã đặt lại vấn đề với anh ta, sau đó anh ta tìm cách tấn công em một cách công khai trên diễn đàn emails nhưng bị 1 chị ở Orange County chỉnh cho một lần, sau đó đã im hơi lặng tiếng... . Bài viết này của người anh em này cũng có những chỗ cần lưu ý, chẳng hạn 3 chỗ điển hình sau đây: 

1- "Luật lệ và nguyên tắc là của con người" - Không đúng! Vậy 10 Điều Răn của Moisen hay Thiên Chúa ban cho Moisen? Vậy thì nguyên tắc "của Cesar trả cho Cesar và của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa" do ai đặt ra nếu không phải Chúa Giêsu? Vậy thì nguyên tắc "ai tin và chịu phép rửa thì được rỗi ai không tin sẽ bị luận phạt" không phải của Chúa Giêsu còn là của ai?... 

2- Từ khi ĐTC Phanxicô nói xong câu thiên về giới đồng tính thì ngài rụt vòi, ăn nói rụt rè và không dám giảng mạnh mẽ nữa: Hoàn toàn sai! Xin theo dõi các bài giảng của ngài và các lời phỏng vấn cả chục lần của ngài! 

3- "Ơn cứu độ của Chúa Kitô cho từng cá nhân, không phải cho một hay nhiều tập thể": Đúng hơn phải nói rằng "ơn cứu độ của Chúa Kitô cho toàn thể nhân loại, trong đó có từng cá nhân", vì Người mặc lấy bản tính chung của nhân loại chứ không phải của người nào, và tất cả mọi người bị nhiễm lây nguyên tội chứ không phải nguyên thành phần đồng tính...  

Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau nhé. 

em tĩnh

From: Ml
Date: 2014-11-05 6:03 GMT-08:00
Subject: Fwd: Re: Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Cc: MlN

Cam on anh Tinh, da cho biet qua ve...tinh chat cua email nay. 

Phai cam on Chua da tao ra mot Tinh Cao - de lam ve binh cho GH va lam TD cho Chua o tren the gian nay, vat va cho anh day.! cung may co chi Thuy Nga... Cau xin long TXC va me nhan tu Maria luon phu tro va bao ve anh chi.

Ve tinh chat cua email nay...doc qua thay mau thuan va hoang mang, voi nguoi khong co khuynh huong hieu biet, nguyen tac va niem tin rat de bi tiem nhiem. Ve ca tinh cua nguoi dong tinh...neu co dip ML rat muon chia se ve van de nay.

Ngay o quan cam cung co nha tho cong giao ( khong theo GH Vatican ) tren duong Bixby goc Brookhurst, co vai nguoi Vietnam ho di theo nha tho nay, Maily co den voi loi moi goi cua ho...mot lan va khong tro lai, vi cam thay rat xa la. Nhung nguoi VN nay ho co it hieu biet va nong can vi ho khong tim hieu them.

ML

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2014-11-05 7:08 GMT-08:00
Subject: Re: Re: Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
To: Ml
Cc: TDCTT group

Chị ML quí mến, 

Vì người viết này chỉ bày tỏ cảm nghĩ riêng tư của mình "Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường" chứ không có ý chống đối và đả phá giáo hội hay giáo hoàng nên em không chính thức và công khai lên tiếng như vụ Đức Cha Khảm cuối năm 2011, vụ Cha Trần Đình Long 7-8/2012, vụ Cha Mai Khải Hoàn 9-10/2012, và vụ "LM Đaminh Đồng Trung" 10/2014 này, cho dù có một số đọc vào có thể dễ dàng chấp nhận và bị nhiễm lây tư tưởng của người viết. 

Về vấn đề "Luật lệ và nguyên tắc là của con người", chúng ta còn thấy ngay từ đầu chính Thiên Chúa đã cấm con người không được đụng chạm đến và ăn trái cấm. Ngay trong "tình yêu" của Thiên Chúa mà tác giả bài viết ấy nhấn mạnh cũng thế, cũng có nguyên tắc và luật lệ, đó là nguyên tắc yêu thì phải cho đi, phải hy sinh đến chết cho nhau v.v. chứ không phải yêu là hưởng thụ, là vị kỷ v.v. 

Về vấn đề Đức Thánh Cha Phanxicô cảm thấy sợ hãi và rụt rè sau khi tỏ ra "bênh vực" (theo tác giả) người đồng tính,  

"Tội nghiệp ĐGH; mới lên làm GH có mấy bữa, mới nói có một câu mà về đến nhà đã đinh tai nhức óc. Trong những ý kiến phản hồi, phản đối- tuy không công khai- nhưng nhiều lắm, nào là GM nào là Thánh Bộ, nào là Hồng Y, nào lả học giả, nào là GD .... nhiều như vậy hỏi ai mà không run sợ? Nhưng đó là cái nghiệp của những người làm ngôn sứ -bị phản đối-. Chúng tôi là GD thì chỉ biết cầu nguyện cho ngài chứ còn làm được gì hơn?

"Nếu để ý thì từ ngay sau đó ngài bỗng trở nên khá cân nhắc lựa lời mà nói, nhưng Chúa Thanh Thần đã dùng Ngài để gióng một tiếng chuông, và dầu gì chuông cũng đã đổ việc nó lan tới đâu, ai đã nghe, ai sẽ nghe không còn trong tầm tay của một ai ngoài chính Ngài, Chúa Thánh Thần. Bỗng dưng những bài giảng của ĐGH trở nên rụt rè như thể của một LM già, nhà quê nhưng thánh thiện. Một cái "thú" đau khổ mà không một ai có thể chia sẻ. (Chúng ta cùng cầu nguyện nhiều cho Ngài)".

Nếu tác giả đọc kỹ bài mở đầu ngày 5/10 và kết thúc ngày 18/10 Thượng Nghị 2014 sẽ thấy, ngài thúc đẩy các vị nghị phụ hãy mạnh mẽ nói thẳng và đồng thời ngài cũng thẳng thắn cảnh giác cả thành phần bảo thủ lẫn cấp tiến. Tức là cấp tiến hay bảo thủ một khi muốn chống giáo hoàng thì chỉ "lực chọn" những lời ngài nói hay việc ngài làm hợp với họ để khủng bố ngài thôi. 

Về vấn đề "Ơn cứu độ của Chúa Kitô cho từng cá nhân, không phải cho một hay nhiều tập thể", đây là một ý nghĩ rất nguy hiểm. Bởi vì nếu Chúa Kitô chỉ cứu từng cá nhân chứ không phải hết mọi người thì có kẻ không được Người cứu vị một lý do nào đó, chẳng hạn không được Người thương hay chẳng hạn họ ác độc quá. Cái lập luận này hoàn toàn sai lầm, không đúng ý định cứu độ và công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa. Chủ trương này cũng cho rằng không có nguyên tội, hay thậm chí không có tư tội hay ai có tự tội mới được cứu còn ai không có hoặc tự cho mình là công chính thì không cần được cứu rồi. Thật ra, theo đức tin, Chúa Kitô đã cứu chuộc tất cả mọi người không trừ ai, vì ai cũng vướng mắc nguyên tội, và bởi mầm mống nguyên tội đã phạm đủ mọi thứ tội lỗi khi còn sống trên trần gian này, và vì thế muốn được cứu rỗi thì phải tin vào Người. Vậy "cá nhân" nào tin vào Người thì được cứu độ còn ai không tin thì bị luật phạt (xem Gioan 3:17; Marco 16:16). Tất nhiên Chúa Kitô đến để cứu chung nhân loại nhưng Người cũng đến với từng cá nhân, nên Thượng Nghị 2014 mới cứu xét tới từng trường hợp. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận ơn cứu độ chỉ cho cá nhân chứ không cho đoàn thể. Giáo Hội là một đoàn thể, một tổ chức, được Chúa Kitô thiết lập và cứu độ để qua đó (nhờ Giáo Hội) Người tiếp tục ban phát ơn cứu độ của Người cho "cá nhân" nào tin vào Người cho đến khi Người lại đến (xem Matheu 16:16; Epheso 5:25).  

Ngoài ra, còn một số lập luận của tác giả liên quan đến vấn đề đồng tính và truyền thống nọ kia, như 3 điều trên đây, cũng có tính chất thiên kiến nữa. Xin Thánh Thần là Thần Chân Lý luôn "dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) những ai có một tâm hồn bé nhỏ như Mẹ Maria "khôn ngoan như rắn và chân thật như bồ câu" (Mathêu 10:16). Amen. 

em tĩnh

 

From: PT
Date:
 November 5, 2014 at 4:39:03 PM PST
To:
 ...........

2014-11-05 18:23 GMT-06:00 Phi Tran <ephitran@gmail.com>:

 Chị Mai Ly quí mến,

 Vì người viết này chỉ bày tỏ cảm nghĩ riêng tư của mình "Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường" chứ không có ý chống đối và đả phá giáo hội hay giáo hoàng nên em không chính thức và công khai lên tiếng như vụ Đức Cha Khảm cuối năm 2011, vụ Cha Mai Khải Hoàn cuối năm 2012, vụ Cha Trần Đình Long năm 2013 và vụ "LM Đaminh Đồng Trung" 2014 này, cho dù có một số đọc vào có thể dễ dàng chấp nhận và bị nhiễm lây tư tưởng của người viết.

 Ngay tôi đã là đoàn văn trong bôi cảnh "truyền thống" ̣ -không viết hoa-

Chứ ai nó gì đến luật Chúa

Làm ơn "học thật" trước khi làm "học giả"

Về vấn đề "Luật lệ và nguyên tắc là của con người", chúng ta còn thấy ngay từ đầu chính Thiên Chúa đã cấm con người không được đụng chạm đến và ăn trái cấm. Ngay trong "tình yêu" của Thiên Chúa mà tác giả bài viết ấy nhấn mạnh cũng thế, cũng có nguyên tắc và luật lệ, đó là nguyên tắc yêu thì phải cho đi, phải hy sinh đến chết cho nhau v.v. chứ không phải yêu là hưởng thụ, là vị kỷ v.v.

 Về vấn đề Đức Thánh Cha Phanxicô cảm thấy sợ hãi và rụt rè sau khi tỏ ra "bênh vực" (theo tác giả) người đồng tính, 

 ĐGH không bênh vực mà nói lên một  sự thật.  - môt người có khuynh hướng -

 "Tội nghiệp ĐGH; mới lên làm GH có mấy bữa, mới nói có một câu mà về đến nhà đã đinh tai nhức óc. Trong những ý kiến phản hồi, phản đối- tuy không công khai- nhưng nhiều lắm, nào là GM nào là Thánh Bộ, nào là Hồng Y, nào lả học giả, nào là GD .... nhiều như vậy hỏi ai mà không run sợ? Nhưng đó là cái nghiệp của những người làm ngôn sứ -bị phản đối-. Chúng tôi là GD thì chỉ biết cầu nguyện cho ngài chứ còn làm được gì hơn?

"Nếu để ý thì từ ngay sau đó ngài bỗng trở nên khá cân nhắc lựa lời mà nói, nhưng Chúa Thanh Thần đã dùng Ngài để gióng một tiếng chuông, và dầu gì chuông cũng đã đổ việc nó lan tới đâu, ai đã nghe, ai sẽ nghe không còn trong tầm tay của một ai ngoài chính Ngài, Chúa Thánh Thần. Bỗng dưng những bài giảng của ĐGH trở nên rụt rè như thể của một LM già, nhà quê nhưng thánh thiện. Một cái "thú" đau khổ mà không một ai có thể chia sẻ. (Chúng ta cùng cầu nguyện nhiều cho Ngài)".

Đó là nhận xé riêng - vì ngay sau đó các bài giảng của Ngà đa số là giáo lý. - Vô tội vạ.

Nếu tác giả đọc kỹ bài mở đầu ngày 5/10 và kết thúc ngày 18/10 Thượng Nghị 2014 sẽ thấy, ngài thúc đẩy các vị nghị phụ hãy mạnh mẽ nói thẳng và đồng thời ngài cũng thẳng thắn cảnh giác cả thành phần bảo thủ lẫn cấp tiến. Tức là cấp tiến hay bảo thủ một khi muốn chống giáo hoàng thì chỉ "lực chọn" những lời ngài nói hay việc ngài làm hợp với họ để khủng bố ngài thôi.

 Về vấn đề "Ơn cứu độ của Chúa Kitô cho từng cá nhân, không phải cho một hay nhiều tập thể", đây là một ý nghĩ rất nguy hiểm. Bởi vì nếu Chúa Kitô chỉ cứu từng cá nhân chứ không phải hết mọi người ?

Cái này Tĩnh nói chứ không phải tôi nói.

 thì có kẻ không được Người cứu vị một lý do nào đó, chẳng hạn không được Người thương hay chẳng hạn họ ác độc quá. Cái lập luận này hoàn toàn sai lầm, không đúng ý định cứu độ và công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa. Chủ trương này cũng cho rằng không có nguyên tội, hay thậm chí không có tư tội hay ai có tự tội mới được cứu còn ai không có hoặc tự cho mình là công chính thì không cần được cứu rồi. Thật ra, theo đức tin, Chúa Kitô đã cứu chuộc tất cả mọi người không trừ ai, vì ai cũng vướng mắc nguyên tội, và bởi mầm mống nguyên tội đã phạm đủ mọi thứ tội lỗi khi còn sống trên trần gian này, và vì thế muốn được cứu rỗi thì phải tin vào Người. Vậy "cá nhân" nào tin vào Người thì được cứu độ còn ai không tin thì bị luật phạt (xem Gioan 3:17; Marco 16:16). Tất nhiên Chúa Kitô đến để cứu chung nhân loại nhưng Người cũng đến với từng cá nhân, nên Thượng Nghị 2014 mới cứu xét tới từng trường hợp. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận ơn cứu độ chỉ cho cá nhân chứ không cho đoàn thể. Giáo Hội là một đoàn thể, một tổ chức, được Chúa Kitô thiết lập và cứu độ để qua đó (nhờ Giáo Hội) Người tiếp tục ban phát ơn cứu độ của Người cho "cá nhân" nào tin vào Người cho đến khi Người lại đến (xem Matheu 16:16; Epheso 5:25). 

Như tôi đã giải thích: Không phải anh ở trong một tập thể là được tự động.

-Đừng gán cho người ta cái ngườ ta không nói. -- Chơi bẩn.

 Ngoài ra, còn một số lập luận của tác giả liên quan đến vấn đề đồng tính và truyền thống nọ kia, như 3 điều trên đây, cũng có tính chất thiên kiến nữa. Xin Thánh Thần là Thần Chân Lý luôn "dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) những ai có một tâm hồn bé nhỏ như Mẹ Maria "khôn ngoan như rắn và chân thật như bồ câu" (Mathêu 10:16). Amen.

 em tĩnh

 Tiện cũng noi thêm:

Cao Tĩnh viết:

6- Thật ra chính bản thân của những người anh chị em sống hôn nhân bất chính đã tách mình ra khỏi Giáo Hội, chứ không phải Giáo Hội muốn tách họ ra, ở chỗ, một khi họ muốn xưng tội và rước lễ họ cần phải dứt khoát từ bỏ tội lỗi họ đang phạm và dịp tội họ đang sống là những gì đối với họ không thể làm hay chưa thể làm.

 Trong thực hành cũng đã và đang có nhiều LM, một cách âm thầm và kín đáo, tụ họp họ lại mỗi năm một vài lần, giải tội cho họ và cho họ 'rước lễ'. Các đấng bản quyền thì nhắm một mắt, mở một mắt và coi như . . . . không có gì. Chẳng có gì gọi là 'mới mẻ'. Ở TGP Saigon đầy.

Giá hội không có luật đó. Các Cha không làm thế.
Chúa sai Cao Tĩnh ra một đièu răn mới bao giờ vậy.

Biêt thì thưa thốt.

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: 2014-11-07 14:08 GMT-08:00
Subject: Re: Một vài cảm nhận sau THĐGM khóa ngoại thường.
To: TTH
Cc: mot so TDCTT Tieu Nhom 1

Cám ơn Chị TTH đã chuyển cho em email của người anh em TP, người đã phản hồi email em gửi riêng cho Chị ML, và có lẽ đã được chị chuyển cho chung nhóm đã nhận được email của người anh em này nên người anh em này đã viết mấy hàng chữ nho nhỏ ở bên dưới các câu hay đoạn nào đó em viết.

Không biết chị đọc cảm thấy thế nào, và không biết em có quá chủ quan hay chăng, em thấy hình như người anh em này, qua mấy câu phản hồi của anh ấy, đã cho thấy những chống đỡ gượng gạo vớt vát vậy thôi. 

Email em gửi riêng cho Chị ML không ngờ đã được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề chính yếu có thể gây phản tác dụng nơi nhiều người đọc được những suy tư riêng nhưng đầy nguy hiểm này.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau và cho người anh em này của chúng ta nhé.

em tĩnh