SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

Dấu hiệu chính yếu về Kitô hữu Công giáo

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

chia sẻ cho Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương - Tiểu Nhóm 1 GP Orange CA - Thứ Năm 6/11/2014

 

1- Kitô giáo theo giòng lịch sử đã bị chia thành 3: Giáo Hội Công Giáo Rôma (GHCGR),Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (tách khỏi GHCGR năm 1052) và các Giáo Phái Tây Phương bao gồm Tin Lành (từ 1517) và Anh giáo (từ 1535).
2- Đức tin của Giáo Hội Chúa Kitô ngay từ đầu đã được xây dựng trên một chiếc kiềng 3 chân vững chắc, bao gồm Mạc Khải Thánh Kinh (toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước được Giáo Hội công nhận), Thánh Truyền (những gì được truyền lại từ các Tông Đồ và qua các Vị Giáo Phụ)  Huấn Quyền (giáo huấn của giáo hội qua các vị giáo hoàng và các công đồng chung).
3- Thế nhưng chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rôma là Giáo Hội nguyên thủy và duy nhất hội đủ 3 yếu tố làm nên đức tin này mà thôi, còn Chính Thông Giáo chỉ có Mạc Khải Thánh Kinh và Thánh Truyền, không công nhận quyền bính Giáo Hoàng, và các Giáo Phái Tin Lành (không được gọi là Giáo Hội vì không có chức thánh và Bí Tích Thánh Thể) chỉ có duy Thánh Kinh (sola scriptura), không công nhận Thánh Truyền và Huấn Quyền. 

4- Lòng tôn sùng Mẹ Maria và Thánh Thể cũng có nơi Kitô hữu Chính Thống Giáo. Bởi thế c
hỉ có Kitô hữu Công giáo mới tuân phục giáo hoàng. (Dòng Chúa Giêsu - Society of Jesus viết tắt là SJ, khấn tuân phục Đức Giáo Hoàng và Dòng Đồng Công chủ trương tôn sùng Đức Thánh Cha). Dấu hiệu chính yếu cho thấy một Kitô hữu Công giáo đích thực đó là tinh thần tuân phục Đức Thánh Cha.
5- Vậy những ai đang chống đối giáo hoàng hiện nay đã tự mình tuyệt thông với Giáo Hội, không có đầu, và vì thế họ đang hiệp nhất với một thân thể chết, mất đầu, từ đó các việc lành phúc đức của họ, nhất là việc họ dâng lễ và rước lễ v.v. chẳng được ơn ích gì, bởi họ như cành nho tự cắt lìa khỏi thân nho là Chúa Kitô, một Chúa Kitô đã thành lập Giáo Hội, sống trong Giáo Hội nơi đầu não của Giáo Hội là Giáo Hoàng nói riêng và hàng giáo phẩm nói chung. Thậm chí họ còn phạm một trọng tội nữa là đàng khác, vì đã nói xấu và công khai chống giáo hoàng và nói xấu giáo hoàng. Cho dù có những Kitô hữu Công giáo có vẻ rất đạo đức tốt lành cũng tỏ ra công khai chống đối giáo hoàng khi nghe theo những xuyên tác của thần dữ qua những tác nhân xảo quyệt của hắn, và cho dù họ thiếu hiểu biết hay vô tình, nhưng không phải vì thế mà việc a dua chống đối của họ tự bản chất của nó trở thành vô tội, như một người vô tình bắn chết người khác cũng bị kết án giết người kiểu ngộ sát chứ không phải là không có tội, dù không nặng bằng tội cố sát. 

6- Sở dĩ Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim của chúng ta đang bị một thiểu số âm thầm tấn công là vì ngài đã d
ám động chạm đến tận đáy hỏa ngục, qua những lời ngài nói và việc ngài làm hoàn toàn phản ảnh LTXC, một LTXC mà satan và ngụy thần không thể nào chấp nhận và chịu đựng được, đến độ lực lượng hỏa ngục tìm hết cách quỉ quái nhất và hiểm độc nhất để hủy diệt cho bằng được, và mục tiêu trước hết và trên hết của bọn chúng đó là bản thân vị giáo hoàng của LTXC và cho LTXC hiện nay. 

 Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng của LTXC và cho LTXC ở chỗ, qua những gì ngài đã nói và làm, như tất cả nếu theo dõi kỹ ai cũng đều thấy: 

1- Ngài cảm nhận rằng đây là thời điểm của tình thươngmột thời điểm đầy những thương tích (về thể lý, tâm lý và luân lý) cần phải được băng bó (xem Huấn Từ Truyền Tin 12/1/2014 hay Huấn Dụ hàng Giáo Sĩ Roma ngày 6/3/2014); 

 

2- Ngài đồng thời cũng thâm tín và xác tín rằng cốt lõi của Phúc Âm là tình thương, hay ngược lại tình thương chính là trọng tâm của Phúc Âm (xem Huấn từ ngỏ cùng các phần tử thuộc Tòa Ân Giải  của Tòa Thánh ngày 28/3/2014,  hay Bài Giảng CN Lễ LTXC 27/4/2014), hoặc Bài Giáo Lý về Giáo Hội ngày 10/9/2014);

 

3- Vì thế, theo nguyên tắc, tất cả mọi cơ cấu, nguyên tắc, luật lẽ và tổ chức của Giáo Hội đều phải làm sao để hướng về và đạt đến đích điểm tình thương (xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 26, 27, 34, 35, 38, 39, 41, 43); 

 

4- Bởi vậy, trong thực hành, Giáo Hội cần phải là một bệnh viện lưu động để chữa lành, chứ không phải chỉ mở cửa đón nhận tội nhân và nạn nhân trở về mà thôi (xem trả lời Phỏng Vấn 8/2013, và Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47); 

 

5- Giáo Hội cần phải đi đến tận rìa mép của xã hội để tìm kiếm các con chiên lạc đáng thương, thậm chí Giáo Hội phải ăn uống với thành phần đàng điếm và thu thuế tội lỗi (Huấn từ bế mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III – 2014 ngày 18/10)

 

6- Mà có vì thế Giáo Hội bị lem lấm bởi tội nhân chăng nữa, Giáo Hội mới thực sự sống đúng cốt lõi của Phúc Âm và nên giống Đấng Sáng Lập của mình, Đấng đã bị (và cố ý để cho) bàn tay nhơ nhớp của người phụ nữ (là Mai Đệ Liên) tội lỗi chạm đến (xem Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, đoạn 49); 

 

7- Riêng bản thân của mình, ĐTC đã tỏ ra tôn trọng mọi người, kể cả thành phần đồng tính, ly dị tái hôn và cộng sản v.v., nhưng không phải vì thế mà ngài chấp nhận và ủng hộ hành động tội lỗi hay sai trái của họ, ngược lại, ngài cần phải làm sao có thể đến gần họ và họ có thể đến gần ngài để mang họ về với Chúa bằng việc hoán cải của họ (xem trả lời Phỏng Vấn 7/2013 và 8/2013); 

 

8- Ngài đã không đặt luật lệ và tội lỗi trước mà là tình thương và tha thứ trước, như chính Chúa Kitô đã tỏ ra với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình hay như người cha tỏ ra với người con hoang đàng trở về (xem Huấn Từ Truyền Tin 17/3/2013, hoặc xem bài giảng Lễ LTXC ngày 7/4/2013, hay xem trả lời Phỏng Vấn 7/2013, và xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, đoạn 44 và 47); 

 

Một khi nắm bắt được cả chủ trương lẫn thái độ về LTXC nơi vị giáo hoàng của chúng ta như thế, chúng ta mới có thể chẳng những ngoan ngoãn tuân phục ngài, một dấu hiệu là Kitô hữu Công giáo chân chính, mà còn hiên ngang can đảm bênh vực ngài là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian nữa. 

 

Do đó, xin hãy xem kỹ những gì ngài giáo huấn và gương sáng ngài làm, chứ đừng nghe kỹ hay đọc kỹ những gì chống ngài rồi trở thành nạn nhân khốn khổ! Những không phải theo dõi ngài bằng con mắt Pharisiêu lúc nào cũng tìm cớ bắt bẻ Chúa Giêsu và xuyên tạc việc Chúa làm (xem Marco 3:2; Mathêu 9:32-34, 12:22-24), những con mắt duy luật mà phi nhân, đến thiển cận (xem Marco 2:5-7), không theo nguyên tắc và tinh thần của Chúa Kitô và Phúc Âm.

(xin xem thêm bài Đức Thánh Cha Phanxicô Vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót Chúa - Một Cớ Vấp Phạm)