SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Bởi
thế, Công Đồng Chung Vaticanô II bế mạc sau hơn 3 năm vào ngày Lễ Mẹ Vô
Nhiễm 8/12/1965 đã
thực sự đưoọc tiếp nối từ đó đến nay với 13 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới
Thường Lệ và 3 Ngoại Lệ. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ đầu
tiên từ ngày 29/9 - 29/10/1967, và Thượng
Nghị
Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV sẽ diễn tiến vào thời khoảng 4 đến
25 tháng 10 năm 2015. Giữa
14 Thượng Nghị Giám Mục Thế
Giới Thường
Lệ còn có 3 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ: Ngoại Lệ lần I vào thời
khoảng 11-28/10/1969
về đề
tài "Việc hợp
tác giữa Tòa Thánh với Chư
Hội Đồng Giám Mục"; Ngoại
Lệ lần II vào thời khoảng 24/11-8/12/1985 về đề tài: "Hai Mươi Năm Kỷ
Niệm Bế
Mạc Công Đồng Chung Vatican II"; và
Ngoại Lệ lần III
vào
thời khoảng 5-19/10/2014 về đề tài "Các
thách đố mục vụ về gia đình
trong bối cảnh truyền bá phúc âm hóa".
Riêng
về đề tài liên quan đến hôn nhân gia đình, trong 14 Thượng
Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ và 3 Ngoại Lệ, có tất cả 3 Thượng Nghị
bàn đến vấn đề quan trọng và khẩn
thiết đặc
biệt này. Thượng
Nghị Giám Mục Thế Giới Thường
Lệ lần
V, trong thời khoảng 26/9-25/10/1980, với 216 vị nghị phụ, đã bàn về đề tài:
"Gia đình Kitô giáo", và
tất cả đã được đúc kết trong Tông Huấn "Familiaris Consortio" do Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 22/12/1981. Thượng Nghị Giám Mục Thế
Giới Thường Lệ lần XIV sẽ bàn về đề tài: "Ơn
gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại", và
hy vọng Tông Huấn hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 2015
sẽ được ban hành vào Lễ Thánh Gia 30/12/2016.
Chúng
ta vẫn tiếp tục vừa theo dõi vừa cầu nguyện cho cuộc thượng nghị ngoại lệ
lần III - 2014 này, căn
cứ vào những
gì chúng ta đã và đang theo
dõi cuộc
thượng nghị 2014 qua một số vị nghị phụ đặc biệt. Cho dù
chúng ta có quan tâm đến Giáo Hội, đến Thượng Nghị 2014 này, chúng
ta vẫn có thể cầu nguyện theo
khuynh hướng bảo thủ hay cấp tiến hoặc trung dung của
chúng ta. Tốt nhất chúng ta nên cầu nguyện theo Ý Chúa để
bất cứ một quyết định tối hậu nào của Giáo Hội qua Đức Thánh Cha và Hàng
Giáo Phẩm nơi Thượng Nghị 2014 và 2015 có trái với ý nghĩ và chủ trương của
chúng ta, chúng ta vẫn dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận, bởi
Thánh Linh luôn hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội và qua Giáo
Hội là "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8).
Vậy chúng
ta nên ý thức rằng:
1- Giáo Hội sẽ không bao giờ thay đổi giáo
huấn của mình về vấn đề hôn nhân gia đình, liên quan đến tính chất bất khả
phân ly của nó, theo đúng dự án tối cao nguyên thủy của Thiên Chúa (xem Khởi
Nguyên 2:23-24), một dự án vĩnh viễn cũng đã được chính Chúa Kitô
tái khẳng định trong Phúc Âm (xem Mathêu 19:8-9).
2- Tuy nhiên, trong thời điểm bị ảnh hưởng
bởi nền văn hóa duy nhân bản và duy thực dụng, không ít con cái của Giáo
Hội, nhất là ở thế giới Tây phương văn minh vật chất, đã
không
thể sống trọn ơn gọi hôn nhân gia đình.
3- Thành phần này bao gồm hôn nhân đồng
tính hay ly dị tái hôn dù sao vẫn là con cái của Giáo Hội, Giáo Hội không
thể làm ngơ trước hoàn cảnh của họ, thậm chí không được loại trừ họ chỉ vì
cuộc đời tội lỗi và gương mù của
họ.
4- Trái lại, như Chúa Kitô "đến để tìm kiếm
và cứu vớt những gì hư hoại" (Luca 19:10), tìm kiếm từng con chiên lạc (xem
Luca 15:4-5), Giáo
Hội cũng cần
phải tìm cách cứu giúp
họ và cứu chữa họ một cách hiệu nghiệm nào đó.
5- Giáo
Hội có tỏ ra thông cảm và hết mình giúp đáp thành phần Kitô hữu Công
giáo đang bị sa lầy để nhờ đó có thể mang
họ về với Chúa
thì không phải là Giáo Hội chấp nhận chủ trương hôn nhân đồng
tính hay ly dị
tái hôn.
6- Thật ra chính bản thân của những người
anh chị em sống hôn nhân bất chính đã tách mình ra khỏi Giáo Hội, chứ không
phải Giáo Hội muốn tách họ ra, ở chỗ, một khi họ muốn xưng tội và rước lễ họ
cần phải dứt khoát từ
bỏ tội lỗi họ đang
phạm và
dịp tội họ đang
sống là
những gì đối với họ
không thể làm hay chưa thể làm.
7- Các hành động
sai trái và tội lỗi của những người anh chị em phản
nghịch với giới răn của Thiên Chúa này
vẫn là những gì bất khả chấp, cần phải từ bỏ và hoán cải, nhưng con người
phạm nhân vẫn đáng thương và cần cứu chữa.
8- Chính Chúa Kitô là hiện thân đích thực
và sống động của Lòng Thương Xót Chúa, dù đã cứu người phụ nữ bị bắt quả
tang phạm tội ngoại tình cho khỏi bị ném đá chết về phần xác của chị,
nhưng cuối cùng và trên hết là để cứu phần hồn của chị,
khi nhỏ
nhẹ căn dặn chị rằng:
"Chị
hãy
về. Từ
nay hãy tránh đừng
phạm tội ấy nữa"
(Gioan 8:11).
9- Thực
tế cho thấy, nếu còn lương tâm chân chính, thì tận đáy lòng của những
người anh chị em chẳng
may vì yếu đuối bị
rơi vào hoàn cảnh không được xưng tội rước lễ vẫn
cảm thấy áy náy, bất an, bất hạnh, nhưng vẫn không làm sao tự mình có thể thoát được
những ngang trái ràng buộc cho dù thật lòng rất
muốn từ
bỏ và trở về với Chúa.
10- Đó là lý do Giáo Hội cần phải cứu xét
từng trường hợp để cứu giúp những ai thật lòng thống hối ăn năn và hết lòng muốn
trở về với Chúa nhưng chưa thể được vì một lý do chính đáng nào đó.
Sau đây là câu chuyện thật sự có thể phần nào giúp vào việc nắm bắt được chiều hướng của Giáo Hội nếu có một thay đổi nào đó cần thiết thích nghi về qui lệ nhưng vẫn trung thành với chân lý đức tin và giáo huấn truyền thống.
11- Tôi là chứng nhân của một trường hợp xẩy ra cách đây gần 3 năm. Hôm ấy vào ngày Thứ Sáu, 30/9/2011, một chị từ Virginia sang California và ghé đến tham dự tĩnh tâm về Lòng Thương Xót Chúa do tôi đại diện Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương tổ chức đặc biệt cho nhóm gần 20 người của chị từ miền Tây Bắc Hoa Kỳ (TGP Philadelphia PA và GP Arlington VA). Chị đã cho tôi biết ngay sau khi vừa bước vào hội trường, nơi trưng bày các bức phông vải lớn về Lòng Thương Xót Chúa, trong đó có tấm Kinh Nguyện Xin Chiếm Đoạt Con tôi bất ngờ mang treo ở dưới cuối hội trường cho riêng cuộc tĩnh tâm ngoại lệ này, đó là chị đã được đánh động bởi bản kinh ấy, đến độ chị đã cảm thấy một sức biến đổi gì xẩy ra trong con người của chị và chị đã đến xin tôi bản kinh này.
12- Thế rồi, vào Thứ Bảy ngày 1/10/2011, trong Thánh Lễ Bế Mạc, sau khi chị tuyên hứa làm Tông Đồ Chúa Tình Thương sau 2 ngày tĩnh tâm học hỏi và cảm thấy được Chúa tác động, chị đã xưng tội nhưng cha giải tội không giải cho chị, thế mà chị vẫn lên rước lễ, không phải để nuốt Chúa Giêsu Thánh Thể vào trong tâm hồn đang mang trọng tội của chị, chưa được bí tích hòa giải thứ tha dù chị muốn xưng và hết sức muốn rước lấy Chúa, song chỉ muốn hôn Chúa Giêsu Thánh Thể một cái nơi lòng bàn tay của mình nhận lấy Thánh Thể rồi trả lại ngay cho vị thừa tác viên Thánh Thể chủ tế đang cho rước lễ bấy giờ, vị chủ tế cũng chính là vị linh mục không giải tội cho chị nhưng chưa hề thấy mặt gì lúc chị xưng tội.
13- Tôi không ngờ chị có ý nghĩ đột xuất bất thường và táo bạo như thế, bởi vì, như chị nói với tôi sau đó, là chị bắt chước những gì chị đã nghe tôi chia sẻ tĩnh tâm rằng tôi thường rước lễ bằng miệng ngày thường như một trẻ nhỏ cần được đút cho ăn, nhưng lại rước lễ bằng tay vào Chúa Nhật và các Lễ đặc biệt để nhờ đó được hôn Chúa trước khi rước Chúa vào lòng. Không biết có phải nhờ Cái Hôn Thánh Thể đầy khát khao mà bấy giờ chị không được rước lấy đó, cho dù chị thật sự khao khát Thánh Thể và hết lòng thống hối ăn năn muốn được tha thứ bởi bí tích giải tội, đúng một tháng sau đó, vào ngày Lễ Các Thánh 1/11/2011, chị đã dứt khoát ra khỏi cái "sào huyệt" tội lỗi chị đã sống với một người chồng ngoại quốc triệu phú nhưng không chịu cùng chị vào nhà thờ để được hợp thức hóa trước mặt Chúa và Giáo Hội dù chị đã xin anh ta nhiều lần?
14- Cho tới nay đã gần 3 năm, chị đã sống ra sao? Năm đầu tiên, 2012, thời gian gần một năm trường chị đã phải trải qua những lần cám dỗ muốn trở về để ăn lại củ hành củ tỏi của một Ai Cập nô lệ đọa đầy xưa kia. Nhất là khi chị biết được người bạn Việt Nam của chị đã mau chóng chiếm mất chỗ làm vợ của chị trong ngôi nhà chị đã được anh chồng mua cho và chị cũng đã bỏ lại tất cả những gì quí hóa do chị xây dựng ở ngôi nhà ấy trong thời gian dài sống với người chồng bất hợp pháp trước mặt Chúa ấy. Chưa hết, chước cám dỗ kinh khủng nhất và rung rợn nhất đó là chị cứ tiếp tục liên lỉ cảm thấy vì chị bỏ đi như thế mà chị đã không bác ái chịu đựng đủ để nhờ đó có thể cứu cả anh chồng này nữa. Chị cảm thấy chị đã không chịu khó vác thánh giá Chúa gửi cho đến cùng. Bởi thế, chị cứ áy náy hối hận làm sao ấy.
15- Tôi tiếp tục hỗ trợ chị chẳng những bằng lời cầu nguyện và bằng cả ngôn từ, thậm chí khuyên chị dứt khoát đừng liên lạc gì với anh ta nữa, cho dù qua điện thoại, email, bưu điện hay text là những gì anh chàng vẫn tiếp tục sử dụng để liên lạc với chị. Chị cho biết chị vẫn cảm thấy xao xuyến khi nghĩ đến anh ta, và cảm thấy bần thần khi thấy bóng anh ta. Thế mà, sau gần một năm trường tiếp tục cương quyết gắn bó với Chúa, nhất là bằng việc hiệp lễ mỗi ngày, cho đến nay, chị đã hoàn toàn sống bằng yên trong Chúa và luôn cảm tạ ngợi khen Lòng Thương Xót Chúa đã giải thoát chị một cách xuất thần, như thể Ngài đã mang chị đi hoàn toàn trong hôn mê, bằng không, theo bản chất tự nhiên vốn yếu đuối của một người đàn bà mềm lòng và dễ nghe dụ ngọt, lại rất cần nương tựa và chiều chuộng, chị không thể nào chẳng những "Xuất Ai Cập" một cách dứt khoát mãnh liệt mà còn bền bỉ vượt sa mạc thử thách đức tin sau đó như vậy, để giờ đây, cho dù cô đơn một mình ở một chung cư tạm dung đủ sống, không sang trọng và xa hoa như xưa, chị vẫn cảm thấy mình đang được ở trong một miền Đất Hứa, nơi chị no hưởng sữa ân sủng và mật tình thương của Lòng thương Xót Chúa!
Kinh Cầu Cho Gia Đình
của Đức Gioan Phaolô II
cho Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Các Gia Đình lần III25-26/1/2003 ở Manilla Phi Luật Tân
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Đấng mà mọi gia đình trên trời dưới đất có được tên gọi.
Lạy Cha, Cha là Tình Yêu và là Sự Sống./ Qua Con của Cha là Đức Giêsu Kitô được hạ sinh bởi một người nữ,/ Và nhờ Thánh Thần là suối nguồn đức ái thần linh,/ Xin ban cho hết mọi gia đình trên trái đất này/ được trở thành Đền thờ của sự sống và yêu thương/ Cho từng thế hệ kế tiếp.
Xin Cha ban ơn hướng dẫn tâm tưởng và hành động/ Của những người chồng người vợ/ Vì thiện ích của gia đình họ cũng như cho tất cả mọi gia đình trên thế giới này.
Xin ban cho giới trẻ được tìm thấy trong gia đình/ Nơi nương tựa vững chắc cho phẩm vị con người của họ/ Cũng như cho việc họ tăng trưởng trong chân lý và yêu thương.
Xin ban cho tình yêu,/ Được ơn bí tích hôn phối kiên cường/ Trở nên mãnh liệt hơn tất cả mọi yếu hèn và thử thách/ Mà gia đình của chúng con đôi khi phải trải qua.
Nhờ việc chuyển cầu của Thánh Gia Nazarét,/ Xin ban cho Giáo Hội được thành đạt trong việc thi hành/ Sứ vụ toàn cầu của mình nơi gia đình/ Và qua gia đình.
Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con,/ Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống/ Muôn thuở muôn đời./ Amen
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
Nếu được xin các gia đình cùng hiệp nguyện bằng Kinh Cầu Thánh Gia