GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

"Niềm tin vào Đức Kitô dẫn chúng ta đến một cuộc hành trình thương xót như Chúa

 Cha kéo dài suốt cả cuộc đời. Niềm vui bước qua Cửa Tình Thương được kèm theo

 bởi việc dấn thân đón nhận và làm chứng nhân cho một tình yêu vượt trên công lý,

một tình yêu vô biên giới". 

                                                       Đức Thánh Cha Phanxicô - Giảng Lễ Chúa Nhật III Mùa Vọng 13/12/2015 


Hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Vọng, ngày mở Cửa Thánh của chung Giáo Hội hoàn vũ, bao gồm cả Đền Thờ Latêranô ở Giáo Phận Rôma là nơi Đức Thánh Cha cũng là Giám Mục lẫn các Vương Cung Thánh Đường của các giáo phận trên khắp thế giới. Sau khi mở Cửa Thánh, ĐTC đã chủ tế Thánh Lễ và Giảng như sau:



Lời mời gọi của Vị Tiên Tri cho thành đô cổ Giêrusalem hôm nay cũng được ngỏ cùng toàn thể Giáo Hội và từng người chúng ta: "Hãy hân hoan... hãy hoan hỉ!" (Zephaniah 3:14). Lý do cho niềm vui này được thể hiện nơi những lời tác động niềm hy vọng và là những lời có thể bình tâm hướng đến tương lai. Chúa đã hủy hoại hết mọi luận phạt và muốn sống giữa chúng ta.

Chúa Nhật Thứ III Mùa Vọng này hướng ánh mắt của chúng ta về Giáng Sinh giờ đây đang gần kề. Chúng ta không thể bị chế ngự bởi những gì là mệt mỏi; không được có bất cứ một thứ buồn bã nào, cho dù có lý do liên quan tới nhiều quan ngại cũng như nhiều hình thức bạo lực đang gây đau đớn cho nhân loại. Thế nhưng việc Chúa đến cần phải làm cho tâm can của chúng ta tràn đầy niềm vui. Tiên Tri Zephaniah (Xôphônia theo kiểu VN), nơi chính cái tên gọi của mình đã cho thấy nội dung của lời loan báo này, hướng lòng chúng ta về việc tin tưởng là "Thiên Chúa bảo vệ" dân của Ngài. Trong một bối cảnh lịch sử đầy những lạm dụng và bạo lực, nhất là gây ra bởi những con người nắm quyền hành, Thiên Chúa biết rằng Ngài sẽ là Đấng cai trị dân của Ngài, Đấng sẽ không bao giờ bỏ mặc họ cho cái ngạo mạn của thành phần lãnh đạo họ, và sẽ giải thoát họ khỏi tất cả mọi nỗi lo âu. Hôm nay chúng ta được kêu gọi đừng để cho "bàn tay của chúng ta trở nên rũ rượi" do bởi ngờ vực, bất nhẫn hay khổ đau. 

Tông Đồ Phaolô đã tái nhấn mạnh đến giáo huấn của Tiên Tri Zephaniah rằng "Chúa gần kề" (Philiphe 4:5). Bởi thế chúng ta cần phải vui luôn, và một cách niềm nở ân cần cống hiến tất cả mọi chứng từ về sự gần gũi và chăm sóc của Thiên Chúa giành cho từng người.

Chúng ta đã mở Cửa Thánh, ở nơi đây củng như ở tất cả mọi vương cung thánh đường trên thế giới. Cho dù việc mở Cửa Thánh này chỉ là một dấu hiệu đơn sơ cũng là một lời mời gọi hân hoan. Tác động này mở màn cho một thời điểm đầy tha thứ. Đó là Năm Thánh Tình Thương. Một thời điểm để tái nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa cùng với niềm êm ái dịu dàng thân phụ của Ngài. Thiên Chúa không thích những gì là cứng rắn. Ngài là Cha; Ngài êm ái dịu dàng; hết mọi sự đều được thực hiện một cách êm ái dịu dàng của Vị Cha này. Cả chúng ta nữa, như đám đông đã hỏi Thánh Gioan rằng "Chúng tôi cần phải làm gì?" (Luca 3:10). Vị Tẩy Giả này đã trả lời ngay lập tức. Ngài mời gọi chúng ta hãy tác hành một cách chân chính và chăm sóc cho các nhu cầu của những ai thiếu thốn. Tuy nhiên, những gì Thánh Gioan đòi hỏi thành phần đại diện họ đều được chất chứa nơi lề luật. Thế nhưng chúng ta được nhắc nhở hướng tới một cuộc dấn thân sâu xa hơn nữa. Trước Cửa Thánh mà chúng ta được kêu gọi để bước qua, chúng ta được mong muốn trở thành những dụng cụ của tình thương, nhận thức rằng chúng ta sẽ bị phán xét về tình thương. Những ai được lãnh nhận phép rửa đều biết rằng mình cần phải dấn thân hơn nữa. Niềm tin vào Đức Kitô dẫn chúng ta đến một cuộc hành trình thương xót như Chúa Cha kéo dài suốt cả cuộc đời. Niềm vui bước qua Cửa Tình Thương được kèm theo bởi việc dấn thân đón nhận và làm chứng nhân cho một tình yêu vượt trên công lý, một tình yêu vô biên giới.Chính vì tình yêu thương vô cùng này mà chúng ta cần phải có trách nhiệm, bất chấp những gì là tương phản nơi chúng ta. 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta cũng như cho tất cả những ai bước qua Cửa Tình Thương, để chúng ta có thể hiểu biết và đón nhận tình yêu thương vô cùng này của Cha Trên Trời là tình yêu thương tái tạo, biến đổi và canh tân cuộc sống. 

http://www.news.va/en/news/pope-opens-holy-door-in-john-lateran-basilica

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)


Giáo Hội Hiện Thế - Tòa Thánh Trong Tuần Vừa Qua


Đức Thánh Cha Phanxicô - Giảng Lễ tối Thứ Bảy 12/12/2015, Lễ Đức Mẹ Guadalupe ở Đền Thờ Thánh Phêrô

"Thật vậy, chính tội lỗi lại càng làm rạng ngời thêm tình yêu thương của Thiên Chúa

 là Đấng để cứu một tên nô lệ đã hy sinh Con của Ngài" 

​​

"Chúa là Thiên Chúa ở giữa ngươi, Đấng Cứu Độ quyền năng; Ngài sẽ hân hoan vui mừng về ngươi và sẽ canh tân đổi mới ngươi trong tình yêu thương của Ngài, Ngài sẽ vì ngươi mà hoan hỉ ca lên như là một người hoan ca mừng lễ vậy" (Zephaniah 3:17-18). Những lời này của tiên tri Xôphônia (Zephaniah) được ngỏ cùng dân Do Thái cũng có thể ám chỉ đến cả Mẹ Maria, đến Giáo Hội và đến hết mọi người, tất cả những ai đươc tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa yêu thương. Phải, Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến độ Ngài hân hoan và cảm thấy vui sướng nơi chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu nhưng không, yêu thương vô hạn và không mong nhận lại bất cứ sự gì. Tình yêu nhân hậu này là ưu phẩm nổi bật nhất của Thiên Chúa, là tổng hợp tất cả sứ điệp Phúc Âm, tất cả đức tin của Giáo Hội.

Từ ngữ "tình thương" - misericordia - được làm nên bởi 2 chữ: khốn khổ (miseri/misery) và con tim (cordia/heart). Con tim tiêu biểu cho khả năng yêu thương; tình thương là một thứ tình yêu ôm lấy những gì là khốn khổ của con người. Nó là một thứ tình yêu "cảm thấy" cái bần cùng của chúng ta như của mình, bằng một cái nhìn giải thoát chúng ta khỏi cái bần cùng ấy. "Tình yêu là thế này, không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa mà là Ngài đã yêu thương chúng ta và sai Con của Ngài đến để hy hiến vì tội lỗi chúng ta" (1Gioan 4:9-10). "Lời đã hóa thành nhục thể" là để chia sẻ với tất cả những gì là yếu hèn của chúng ta - là để cảm nghiệm thấy thân phận làm người của chúng ta nơi tất cả mọi đớn đau của cuộc sống con người, cho dù đích thân có vác lấy Thánh Giá. Vực thẳm cảm thương và tình thương là như thế: một tan hòa để biến mình thành đồng minh, và đích thân phục vụ một nhân loại thương đau. Không một tội lỗi nào có thể loại trừ được sự gần gũi nhân hậu của Người hay ngăn tránh được Người tuôn tràn ân sủng hoán cải theo như chúng ta cầu khẩn.

Thật vậy, chính tội lỗi lại càng làm rạng ngời thêm tình yêu thương của Thiên Chúa là Đấng để cứu một tên nô lệ đã hy sinh Con của Ngài (Indeed, sin itself makes more radiant the love of God who, to ransom a slave, sacrificed his Son). Tình thương của Thiên Chúa đến với chúng ta qua tặng ân Thánh Linh nơi Phép Rửa là những gì khả thể, phát sinh và nuôi dưỡng sự sống mới của các môn đệ Người. Vì, bất kể tội lỗi của thế giới này có lớn lao đến đâu và trầm trọng đến mấy thì Vị Thần Linh này, Đấng canh tân bộ mặt trái đất, cũng có thể làm phép lạ thành một sự sống nhân bản hơn, tràn đầy niềm vui và hy vọng hơn. Cả chúng ta nữa cũng hãy hoan hỉ hô lên rằng: "Chúa là Thiên Chúa của tôi và là Đấng Cứu Độ của tôi!".

Tông Đồ Phaolô nói rằng: "Chúa gần kề" nên không một sự gì có thể làm cho chúng ta sầu khổ. Tình thương cao cả nhất đó là Người ở giữa chúng ta, là chúng ta ở trước nhan Người và bên Người. Người bước đi với chúng ta, Người tỏ cho chúng ta thấy con đường yêu thương, nâng chúng ta dậy khi chúng ta sa ngã, nâng đỡ chúng ta khi chúng ta khó nhọc, hỗ trợ chúng ta trong tất cả mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta. Người mở mắt chúng ta để chúng ta thấy được những sự ấy cùng với những khốn khổ của thế giới, nhưng đồng thời cũng làm cho chúng ta tràn đầy hy vọng. "Bình an của Thiên Chúa vượt trên tất cả mọi kiến thức sẽ canh giữ lòng trí của anh em trong Chúa Giêsu Kitô" (Philiphe 4:4-7). Đó là nguồn mạch làm cho đời sống của chúng ta được bình an và hạnh phúc; không gì có thể lấy mất được bình an và niềm vui này, cho dù là những khổ đau và thử thách trong đời. Chúng ta hãy vun trồng cảm nghiệm tình thương, bình an và hy vọng này trong Mùa Vọng, nhờ đó chúng ta tiến bước trong ánh sáng của Năm Thánh. Việc loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, như Thánh Gioan Tẩy Giả, bằng những việc thể hiện tình thương là cách tốt đẹp để hướng đến biến cố Chúa Giêsu Giáng Sinh. 

Nơi Mẹ Maria, Thiên Chúa hân hoan và đặc biệt vui sướng. Ở một trong những kinh nguyện được Kitô hữu yêu thích nhất là Kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina), chúng ta gọi Mẹ Maria là "mẹ tình thương". Mẹ đã cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa và đã lưu giữ chính nguồn mạch của tình thương này nơi cung lòng của Mẹ đó là Chúa Giêsu Kitô. Là người luôn sống liên kết mật thiết với Con của mình, Mẹ biết hơn ai hết những gì Người muốn, đó là Người muốn tất cả mọi người được cứu độ, và bất cứ ai cũng đều có được sự êm ái dịu dàng cùng niềm an ủi của Thiên Chúa. Xin Mẹ Maria, Mẹ Tình Thương, giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao

Chúng ta hãy phó dâng cho Đức Maria những nỗi khổ và niềm vui của dân chúng khắp Châu Mỹ, những con người kính mến Mẹ như là một người mẹ và nhận Mẹ là Quan Thày dưới tước hiệu Đức Mẹ Guadalupe. Xin "ánh mắt dịu dàng của Mẹ ở với chúng ta trong Năm Thánh này, để chúng ta tái cảm nhận được niềm vui nơi nỗi dịu dàng êm ái của Thiên Chúa" (xem Tông Sắc Dung Nhan Tình Thương, 24). Chúng ta hãy xin Mẹ cho Năm Thánh này trở thành một năm vun trồng tình yêu nhân hậu trong cõi lòng của con người ta, trong các gia đình cũng như trong các quốc gia. Chúng ta hãy biến cải thành những con người nhân hậu và chớ gì tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu trở thành những khu trù mật và mạch nguồn của tình thương, thành những chứng nhân cho một đức ái không cho phép xẩy ra bất cứ loại trừ nào. Chúng ta hãy van xin Mẹ hướng dẫn bước chân của nhân dân Mỹ Châu, một nhân dân lữ hành đang tìm kiếm Người Mẹ của tình thương để xin Mẹ tỏ cho họ thấy Chúa Giêsu Con Mẹ. 

http://www.news.va/en/news/pope-francis-celebrates-mass-on-our-lady-of-guadal

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)


Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cũng loan bái chuyến tông du Mễ Tây Cơ của ngài vào thời khoảng 12-18/2/2016



Hôm Thứ Sáu 11/12/2015, Đức Thánh Cha ban hành một sắc lệnh pháp lý liên quan đến việc áp dụng những canh tân cải cách mới đây về luật lệ hôn nhân của Giáo Hội, đặc biệt liên quan đến vai trò của Tòa Án cao nhất trong Giáo Hội là Sacred Roman Rota. Sắc lệnh này có 2 phần và 6 điểm chính hầu hết liên quan đến các vấn đề phương thức pháp lý theo kỹ thuật trong chính cơ quan của chính tòa này cũng như gioữa tòa này với các tòa khác thuộc hệ thống pháo lý trong Giáo Hội. 

Hội Đồng Tám Vị Hồng Y Cố Vấn đã họp với Đức Thánh Cha lần thứ 12 từ ngày 10-12/12/2015. Nội dung của phiên họp lần thứ 12 này bao gồm mấy điểm chính yếu như sau: 

1- Phân tích bài ĐTC nói ngày 17/10/2015 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ĐTC Phanxicô kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới

2- Công việc của hai phân bộ mới được thành lập, đúng hơn mới được tái cấu trúc là Hội Đồng Giáo Dân và Đời Sống Gia Đình và Hội Đồng Công Lý, Hòa Bình và Di Dân;

3- Nghe 2 bản tường trình về việc canh tân cải cách cơ cấu kinh tế của Tòa Thánh Vatican;

4- Nghe tường trình của Ủy Ban Tòa Thánh đặc trách Bảo Vệ Vị Thành Niên.

5- Quyết định các phiên họp trong năm 2016: ngày 8-9/2, 11-13/4 và 6-8/6.

Đức Thánh Cha hôm Thứ Bảy 12/12/2015 đã ký sắc lệnh thành lập một ủy ban mới để giúp các cơ quan chăm sóc sức khỏe thuộc về Giáo HộiỦy Ban mới này bao gồm 1 vị chủ tịch và 6 chuyên viên về ngành chăm sóc sức khỏe, ngành địa ốc, ngành điều hành và quản trị thương vụ và ngành tài chính, để làm sao đúng với Giáo Huấn về xã hội của Giáo Hội.    


Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thánh cũng được Mở Cửa Thánh hôm nay bởi Đức Hồng Y James Harvey đặc trách Đền Thờ này, một biến c xẩy ra cùng thời gian với ĐTC Phanxicô mở Cửa Thánh ở Đền Thờ Lateranô hôm nay, Chúa Nhật III Mùa Vọng 13/12/2015. ĐTC Phanxicô sẽ bước qua Cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành này vào ngày 25/1/2016 kết thúc Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô, ngày lễ Thánh Phaolô trở lại. 


Trong Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật III Mùa Vọng sau Thánh Lễ hôm nay 13/12/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các quốc gia hãy cố gắng áp dụng những gì đã được quyết định và ký kết ở COP21 Paria về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu