GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 


"Chỉ có đi vào lòng người là thành phần biết được đâu là bất công và cái khốn khổ gây ra bởi độc tài. Chỉ khi nào tiến vào lòng người chúng ta mới có thể tìm thấy những đường lối chính đáng bất thỏa hiệp".
ĐTC Phanxicô: Trả Lời Phỏng Vấn trên máy bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân ngày Thứ Năm 15/1/2015



Quyền Tự Do Ngôn Luận và Quyền Tự Do Tôn Giáo
Tôi nghĩ rằng cả quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo đều là những quyền cốt yếu của con người. Chúng ta hãy thẳng thắn nói đến chuyện Paris. Một điều chân thật đó là mỗi người có quyền tự do sống đạo của mình mà không phạm đến người khác. Đó là những gì tất cả chúng ta đều mong muốn. Sau nữa, việc xúc phạm hay gây chiến, việc sát hại nhân danh tôn giáo của mình, nhân danh Thiên Chúa, là những gì không đúng. Chúng ta bị chấn động về những gì đang xẩy ra, nhưng chúng ta hãy nghĩ về lịch sử của chúng ta, biết bao nhiêu là chiến tranh tôn giáo đã xẩy ra! Hãy nghĩ đến cuộc tàn sát của Thánh Bartholomew (xin xem biệt chú ở cuối câu trả lời này của người dịch). Quí vị thấy đó, chúng ta cũng phạm những tội như thế, nhưng việc sát hại nhân danh Thiên Chúa là không đúng, nó là những gì lầm lạc. Tôn giáo cần phải được tự do hành đạo nhưng đừng gây xúc phạm.
Về quyền tự do ngôn luận: mỗi người chẳng những có quyền tự do và quyền nói những gì họ nghĩ có lợi cho công ích, họ còn có nhiệm vụ làm như thế nữa. Nếu một phần tử thuộc cơ quan lập pháp mà không nói những gì họ nghĩ là đường lối đúng cần phải theo là họ không mang lại lợi ích cho công ích. Bởi vậy người ta cần phải có quyền tự do này, nhưng họ không được gây xúc phạm, vìthật sự là sai lầm khi phản ứng một cách bạo động, chẳng hạn ông Gasbarri là người bạn xỉ nhục mẹ của tôi tức là ông ấy muốn nhận được một cú đấm. Việc khiêu khích và xỉ nhục niềm tin của người khác là những gì không đúng. Ở một trong những bài nói của mình, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nói về cái tâm thức hậu thực chứng này, về một khoa siêu hình học hậu thực chứng khiến dân chúng tin rằng các tôn giáo hay những việc bày tỏ tôn giáo là một thứ văn hóa tụt hậu. Chúng được chấp nhận đấy nhưng chúng bị giảm thiểu hóa, chúng không thuộc về một thứ văn hóa của minh tri. Đó là di sản của thời minh tri. Bởi vậy mà nhiều người lên tiếng chỉ trích, chế diễu và nhạo báng các tôn giáo của người khác. Họ tỏ ra châm chọc và làm như thế họ có thể bị một thứ phản ứng mà ông Gasbarri có thể bị vì ông ta đã nói điều xấu về mẹ của tôi. Cần phải có giới hạn. Tôn giáo nào cũng có thế giá của mình. Tôi không thể nào chế nhạo một tôn giáo tỏ ra tôn trọng sự sống con người và cá vị con người. Tôi sử dụng thí dụ về những giới hạn này để cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận có giới hạn của nó, như trong thí dụ tôi đã nêu lên về mẹ của tôi. 
(Biệt chú của người dịch: "cuộc tàn sát của Thánh Bartholomew" được ĐTC Phanxicô trưng dẫn trong câu trả lời trên đây đã xẩy ra vào năm 1572 ở trong thời kỳ Chiến Tranh Tôn Giáo Pháp Quốc nhắm vào những người Huguenot là tín hữu Tin Lành thuộc Giáo Phái Calvin ở Pháp. Cuộc tàn sát này được cho là âm mưu của bà mẹ vua Charles IX là Catherine de Medici, xẩy ra vào đêm áp lễ Thánh Tông Đồ Bartholomew Tông Đồ, 23 rạng 24 tháng 8. Cuộc tàn sát này xẩy ra 5 ngày sau đám cưới của người chị em vua là Margaret với Henry III theo Tin Lành ở Navarre, một đám cưới vì thế đã qui tụ rất đông đảo thành phần giầu sang và tiếng tăm của người Huguenot. Hai ngày trước khi cuộc thảm sát xẩy ra, vua đã ra lệnh giết chết hết các lãnh tụ của người Huguenot đã. Kết quả là theo lệnh tàn sát của vua Pháp bấy giờ, con số đã bị sát hại được ước lượng từ 5 ngàn đến 30 ngàn người. Cuộc tàn sát này đã được mệnh danh là tệ nhất trong các cuộc tàn sát về tôn giáo của thế kỷ, khiến anh chị em Tin Lành có một ấn tượng không thể phai nhòa về Công Giáo là một tôn giáo khát máu và xảo trá. Tất nhiên không thể vơ đũa cả nắm, nhưng vẫn không thể thoát được hậu quả của "một con sâu làm rầu nồi canh". Vị biến cố đang xẩy ra ở Pháp nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy ngay một thí dụ điển hình đã xẩy ra trong lịch sử Pháp. Nếu người Pháp còn nhớ những ấn tượng xấu này có thể sẽ tác hành khác hơn chăng! Mở đầu Mùa Chay Đại Năm Thánh 2000, ngày 13/2, ĐTC GPII đã đại diện cho Giáo Hội hoàn vũ công khai lên tiếng xin lỗi về những gì con cái của Giáo Hội xúc phạm đến những ai khác ngoài Giáo Hội, và đồng thời cũng tha thứ cho những ai phạm đến Giáo Hội trong giòng lịch sử).
Vấn đề an toàn của tôi ư? Tôi quan tâm về sự an toàn của tín hữu
Cách hay nhất để ứng phó với các thứ đe dọa đó là ứng phó một cách ôn hòa, tỏ ra ôn hòa, khiêm tốn, từ ái, không hung hăng. Tôi thực sự quan tâm đến thành phần tín hữu, tôi đã nói với ban an ninh Vatican về vấn đề này: Ông Giani cũng có mặt trên chuyến bay này và là người chịu trách nhiệm về điều ấy, ông đã theo dõi kỹ lưỡng. Tôi rất quan tâm về vấn đề ấy. Thế nhưng các bạn biết rằng tôi có một yếu điểm, tôi rất ư là coi thường. Đôi khi tôi tự hỏi mình rằng: nếu chẳng may nó xẩy ra cho tôi thì sao? Tôi chỉ xin Chúa ơn đừng để tôi bị hại vì tôi không can đảm trước đớn đau, tôi cảm thấy rất sợ.

Các cảm tử quân và trẻ em

Có thể là tôi bất kính, thế nhưng tôi muốn nói rằng ở đằng sau các cuộc tấn công tự sát đều có một yếu tố về tình trạng bất quân bình của con người, không biết có phải là một thứ bất quân bình về tâm thần hay chăng, nhưng là một thứ bất quân bình của con người. Có một cái gì đó bất ổn nơi con người này, con người bất quân bình trong đời sống của mình. Họ bỏ mạng sống của mình nhưng không bỏ mạng một cách tốt đẹp. Có rất nhiều người hoạt động, như các vị thừa sai chẳng hạn: họ hiến mạng sống của mình, nhưng là để xây dựng một điều gì đó. Những người tự sát tấn công thì lại thí mạng sống của mình để hủy diệt. Có một cái gì đó sai lạc ở đây. Tôi đã duyệt một luận án về thành phần cảm tử quân Nhật Bản được một phi công Alitalia viết. Tôi chỉnh lại phần về phương pháp nhưng hiện tượng này thì tôi hoàn toàn không hiểu gì, và nó chẳng những là một hiện tượng Đông phương mà còn dính dáng tới những thể chế chuyên chế độc tài hủy diệt sự sống hay hủy hoại khả thể của một tương lai. Thế nhưng, như tôi đã nói trước, đây không phải chỉ là một hiện tượng Đông phương. Về vấn đề sử dụng trẻ em trong các cuộc tấn công: các em được sử dụng ở mọi nơi cho rất nhiều điều, các em bị khai thác làm việc, bị sử dụng làm nô lệ và bị làm dụng tình dục. Mấy năm trước đây có một số nghị sĩ Á Căn Đình và tôi đã muốn tung ra một cuộc vận động ở những khách sạn sang nhất để tuyên bố rằng ở trong các khách sạn đó không được khai thác trẻ em để phục vụ khách du lịch, nhưng chúng tôi không thể thực hiện được... Có những lần thăm Đức quốc, đôi khi tôi lướt qua các bài viết nói về vấn đề du lịch tình dục ở các phần đất Đông Nam Á bao gồm cả trẻ em nữa. Trẻ em cũng được sử dụng trong các cuộc tấn công tự sát nữa. Tôi không dám nói thêm nữa. 

 

Một cuộc họp liên tôn khác ở Assisi

Có đề nghị là nên có một cuộc gặp gỡ liên tôn ở Assisi khác chống lại bạo lực. Tôi biết rằng có người đang làm việc này. Tôi đã nói với Đức Hồng Y Tauran và tôi biết nó là một vấn đề mà các tôn giáo khác cũng quan tâm nữa.  

 

Việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm Chúa Phật giáo ở Tích Lan

Nhà sư coi ngôi chùa này đã làm sao đó để được chính quyền mời đến phi trường. Vị này cũng là người bạn tốt của Đức Hồng Y Ranjith và khi vị ấy chào tôi thì xin tôi đến viếng thăm ngôi chùa ấy. Tôi đã nói với đức hồng y nhưng không đủ giờ. Khi tới Tích Lan tôi đã phải hủy bỏ cuộc họp của tôi với các vị giám mục, vì tôi cảm thấy không được khỏe lắm, sau đoạn đường 29 cây số thì tôi cảm thấy bị kiệt sức. Hôm qua, khi từ Đền Thánh Mẫu Madhu về thì cơ hội đã tới. Tôi đã gọi điện thoại và tới đó. Ngôi chùa này còn giữ được hài tích hai người môn đệ của Phật tổ. Các hài tích này đã từng ở Anh quốc trước đây và các nhà sư đã tìm cách lấy lại. Nhà sư này đã đến phi trường và tôi đã đến thăm lại tại nhà. Thế nên, hôm qua, tôi đã thấy một điều tôi không bao giờ ngờ rằng tôi lại thấy được ở Madhu, đó là chẳng những tín hữu Công giáo có ở đó mà còn cả tín đồ Phât giáo, Hồi giáo và Ấn giáo nữa. Tất cả họ đều đến đó để nguyện cầu và họ nói rằng họ xin ơn ích. Trong thành phần dân chúng, thành phần không bao giờ sai quấy, có một cái gì đó liên kết họ lại với nhau, vànếu họ liên kết lại với nhau một cách tự nhiên như thế trong việc cùng nhau đến cầu nguyện ở một đền thánh Kitô giáo nhưng không chỉ cho Kitô giáo... thì tôi làm sao lại không thể đến ngôi chùa Phật giáo này chứ? Những gì đã xẩy ra ở Đền Thánh Mẫu Madhu đây rất là quan trọng, nó phản ảnh cái cảm quan về tính chất liên tôn được cảm nghiệm thấy ở Tích Lan. Có một số nhóm bảo thủ nhưng lại không đi với dân chúng, họ là thành phần thế giá về thần học... Người ta đã có lần nói rằng các tín đồ Phật giáo phải xuống hỏa ngục, cả những người Tin Lành nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng họ bị sa hỏa ngục. Tôi còn nhớ cảm nghiệm đầu tiên của tôi về vấn đề đại kết như thế này. Bấy giờ tôi mới có 4 hay 5 tuổi gì đó, và tôi đang đi theo bà của tôi là người đang dắt tay tôi. Bên kia lề đường có hai người đàn bà thuộc Salvation Army mang cái mũ họ không đội trên đầu kèm theo cái nơ: "Bà ơi họ có phải là nữ tu không?", tôi hỏi. Bà tôi đáp lại rằng: "Không, họ là những người Tin Lành, nhưng họ là những người tốt!" Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy một người nói tốt về người thuộc tôn giáo khác với mình. Việc Giáo Hội tỏ ra tôn trọng các tôn giáo khác đã gia tăng rất nhiều. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói đến việc tôn trọng các thứ giá trị của họ. Lịch sử Giáo Hội đã có những thời kỳ tăm tối, chúng ta không được cảm thấy xấu hổ khi nói thế vì chúng ta còn đang hành trình. Tính chất liên tôn này là một tặng ân. 

 

Bức Thông Điệp mới

Tôi không biết con người ngược đãi thiên nhiên có hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng thay đổi khí hậu hay chăng nhưng họ phải chịu trách nhiệm một phần lớn. Chúng ta đã chiếm được thiên nhiên, được mẹ Trái Đất, ở một mức độ nào đó. Một nông dân lão thành có lần đã nói với tôi rằng: Thiên Chúa bao giờ cũng thứ tha, đôi khi Ngài tha thứ cho con người nhưng Ngài không bao giờ tha cho thiên nhiên. Chúng ta đã khai thác nhiên nhiên quá nhiều. Tôi nhớ có nghe các vị giám mục ở Hội Nghị Giám Mục Châu Mỹ Latinh ở Aparecida (2007) nói về tình trạng phá rừng ở Amazon, tôi thực sự không hiểu nhiều mấy. Thế rồi 5 năm trước đây một ủy ban nhân quyền và tôi đã tung ra lời kêu gọi hãy ngừng lại dự án phá rừng khủng khiếp ở miền bắc Á Căn Đình. Bấy giờ chỉ có một thể chế thu hoạch duy nhất, đó là các nông gia biết rằng sau khi trồng trọt lúa được 3 năm thì họ cần phải thay đổi loại thu hoạch một năm để phục hồi đất đai. Ngày nay những cây đậu nành được trồng cấy cho tới khi đất bị tiêu hao đi. Nhân loại đã quá thải. May thay ngày nay nhiều người đang nói đến điều này và tôi muốn nhắc các bạn về người anh em yêu dấu của tôi là Thượng Phụ Bartholomew, vị đã viết nhiều về vấn đề này và tôi đã đọc nhiều về những gì ngài đã viết để soạn dọn cho bức thông điệp của tôi. Thần học gia Romano Guardini đã nói về một thứ "phi văn hóa - inculture" thứ hai, đó là khi mà các bạn chiếm hữu thiên nhiên bằng cách biến văn hóa thành "phi văn hóa". Đức Hồng Y Turkson và toán làm việc với ngài đã trình bày bản thảo thứ nhất của bức thông điệp này. Tôi đã làm việc với bản thảo này và hiện nay tôi đã soạn bản thảo thứ ba để gửi cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, cho Quốc Vụ Khanh và vị thần học Giáo Hoàng Gia để họ có thể bảo đảm rằng tôi không nói những gì là vô nghĩa. Tôi sẽ giành ra cả một tuần lễ trong Tháng 3 để hoàn tất bức thông điệp này. Rồi nó sẽ được chuyển dịch nữa. Tôi nghĩ rằng nếu mọi sự xuôi thuận thì nó sẽ được ban hành cùng lắm vào khoảng tháng 6 tháng 7. Điều quan trọng đó là cần bảo đảm rằng có một khoảng thời gian giữa việc ban hành nó và cuộc họp về khí hậu ở Paris tới đây. Tôi cảm thấy thất vọng với cuộc hội nghị này vừa rồi ở Peru. Chúng ta hãy hy vọng sẽ thấy được một chút can trường hơn ở Paris. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề nữa cần phải bàn luận với các tôn giáo khác và cần có một thỏa thuận theo cảm nhận chung. Tôi đã nói về điều này với các vị đại diện tôn giáo khác và ít là có 2 thần học gia đã làm điều ấy: tuy nhiên, nó sẽ không phải là một tuyên ngôn chung, các cuộc họp với các tôn giáo sẽ xẩy ra sau. 

 

Các đề tài viếng thăm Phi Luật Tân

Thật là nguy hiểm khi giản lược hóa các sự ở đây nhưng cốt lõi của sứ điệp sẽ là người nghèo.Người nghèo là người muốn vươn lên, người nghèo là thành phần hứng chịu các hậu quả của Trận Bão Yolanda và vẫn còn chịu các hậu quả của nó, người nghèo là người có niềm tin tưởng và niềm hy vọng. Dân Chúa, thành phần người nghèo, thành phần người nghèo bị khai thác bởi những kẻ gây ra rất nhiều sự bất công về xã hội, tinh thần và đời sống. Ở Nhà Trọ Thánh Matta vào một ngày kia, những người Ethiopa đã cử hành và mời khoảng 50 nhân viên. Tôi có mặt ở đó với họ và tôi đã nhìn thấy những người Phi Luật Tân, những người đã lìa bỏ xứ sở của mình, cha mẹ của mình, con cái của mình để đến đây làm việc... thành phần người nghèoĐó là những gì sẽ được tập trung của chuyến viếng thăm đây.

 

Chân Lý và Hòa Giải ở Tích Lan

Tôi thực sự không biết các ủy ban về chân lý ở Tích Lan ra sao. Tôi quen với một ủy ban ở Á Căn Đình và tôi đã hỗ trợ nó vì nó hoạt động tốt đẹp. Tôi không thể nói gì chuyên biệt hơn nữa. Điều tôi có thể nói đó là tôi hỗ trợ tất cả mọi nỗ lực quân bình trong việc dễ dàng hóa sự thỏa thuận chung. Tôi đã nghe vị Tổng Thống Tích Lan nói điều này: Tôi không muốn nhận định của tôi được coi là một nhận định chính trị. Ông ấy đã nói với tôi rằng ông muốn đẩy mạnh công việc đang được thực hiện để cổ võ hòa bình và hòa giải. Đoạn ông đã đề cập đến một chữ khác nữa. Ông ấy nói rằng: sự hòa hợp cần phải được thiết lập nơi dân chúng. Sự hòa hợp còn hơn là hòa bình và hòa giải nữa, nó còn là một âm nhạc. Ông đã nói thêm rằng sự hòa hợp này sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc và niềm vui. Điều ấy tác động tôi và tôi đã nói: 'nghe thì hay đấy nhưng không dễ dàng gì!' Ông đã trả lời: 'Đúng thế, chúng ta cần phải đi vào lòng người'. Điều ấy khiến tôi suy nghĩ trước khi tôi trả lời: chỉ có đi vào lòng người là thành phần biết được đâu là bất công và cái khốn khổ gây ra bởi độc tài. Chỉ khi nào tiến vào lòng người chúng ta mới có thể tìm thấy những đường lối chính đáng bất thỏa hiệp. Những ủy ban về chân lý là một trong những yếu tố có thể giúp ở chỗ này, thế nhưng cũng còn có những yếu tố khác giúp chúng ta chiếm đạt hòa bình, hòa giải, hòa hợp và tiến vào lòng người. Tôi xin mượn những lời của Tổng Thống Tích Lan.  


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/world-news/detail/articolo/francesco-filippine-38560/

 





"Ng
ười nghèo là nạn nhân của thứ văn hóa phế thải"...


"Là tội nhân nhưng không đồi bại, không bao giờ!"

Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du trở về: Phỏng Vấn Thứ Hai 19/1/2015




Dẫn nhập:
Trong cuộc phỏng vấn hơn 1 tiếng đồng hồ trên máy bay về lại Roma hôm nay, Thứ Hai 19/1/2015, Đức Thánh Cha đã trả lời nhiều vấn đề khác nhau, nhất là liên quan đến tình trạng nghèo khổ, đến gia đình, đến sự sống, cách riêng ở hai nước Tích Lan, nhất là ở Phi Luật Tân ngoài ra còn bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, về các chuyến tông du tới của ngài trong năm 2015, về tình trạng băng hoại chính trị và trong Giáo Hội, về việc không tiếp Đức Dalai Lama và về vấn đề nữ giới. 
Đặc biệt là ngài đã chảy nước mắt ra khi nói đến những cử chỉ rất xúc động của những người Phi Luật Tân. Cử chỉ cảm động nữa của ngài trong chính cuộc phỏng vấn này đó là ngài chúc mừng sinh nhật của trưởng phái đoàn truyền thông của Tòa Thánh là nữ ký giả Mễ Tây Cơ Valentina Alazraki, tặng riêng bà một món quà và chung phái đoàn bánh mừng. 

Những gì Người Phi Luật Tân đã dạy cho tôi
Tôi cảm động trước những cử chỉ của họ, chúng không phải là những cử chỉ chính thức theo nghi lễ, chúng là những cử chỉ chân thực xuất phát từ tấm lòng (ngài vừa nói vừa chảy nước mắt ra). Đức tin, tình yêu, tương lai, nơi cử chỉ mà các người cha thực hiện khi nâng con mình lên để giáo hoàng có thể chúc lành cho chúng. Họ đã nâng con cái của họ lên, một cử chỉ các bạn không thấy ở các phần đất khác trên thế giới. Nó như thể họ muốn nói rằng: đây là kho tàng của con, đây là tương lai của con, đây là những gì khiến cho việc làm và đau khổ có giá trị. Một cử chỉ đặc thù xuất phát từ tấm lòng. Điều thứ hai đánh động tôi rất mạnh đó là lòng nhiệt thành chân thực của họ, niềm vui của họ, hạnh phúc của họ, khả năng mừng vui của họ. Thậm chí trong mưa gió... Các người mẹ đã ẵm bế những đứa con bị bệnh của mình... Có rất nhiều trẻ em bị khuyết tật, những khuyết tật các bạn thực sự thấy được, họ không che đậy con cái của họ, họ mang theo chúng với họ để chúng lãnh nhận phép lành: đây là con của con, nó như thế đó nhưng nó là của con. Tất cả mọi bà mẹ đều làm như thế, nhưng chính cách thức thể hiện ấy đã đánh động tội... Một cử chỉ của người làm mẹ và của người làm cha. Một dân tộc biết chịu đựng và có thể lấy lại thế đứng và tiếp tục sống. 

  

Tình trạng nghèo khổ ở Manila Phi Luật Tân và Colombo Tích Lan


Người nghèo là nạn nhân của thứ văn hóa phế thải này (the culture of waste). Ngày nay dân chúng bị loại bỏ, gợi nhớ đến một thứ chế độ đẳng cấp...  Ở giáo phận của tôi, giáo phận Buenos Aires có một vùng mới được gọi là Portomadero và không xa những villas miserias - khu khốn khổ. Một chỗ thì có 36 nhà hàng sang trọng, ch kia của người đói khổ. Cả hai sát nách nhau. Hiển nhiên là chúng ta có khuynh hướng trở thành quen thuộc với cảnh tượng này... Đó là chúng ta và đó là nơi của thành phần bị sa thải. Đó là những gì là nghèo khổ và Giáo Hội cần phải làm sao càng ngày càng đi tiên phong trong việc loại trừ đi tất cả mọi tính chất trần tục. Đối với chúng ta, thành phần được thánh hiến, giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân thì tính chất trần tục là thứ tội trầm trọng nhất. Thật là ghê sợ khi thấy một con người thánh hiến, một con người của Giáo Hội, một nữ tu có một thái độ trần tục. Đó không phải là đường lối của Chúa Giêsu, của Giáo Hội Chúa Giêsu. Nó là một thứ NGO (Non-Gorvernment Organization) - một thứ Cơ Quan Ngoài Chính Quyền tự xưng là Giáo Hội, nó là một cái gì khác. Giáo Hội là Chúa Kitô, Đấng đã chết đi và sống lại cho phần rỗi của chúng ta và là chứng từ của Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô. Đôi khi linh mục và giáo dân chúng ta gây ra gương mù, đường lối của Chúa Giêsu thì khó khăn. Thật sự Giáo Hội cần phải tước bỏ mình hoàn toàn. Tôi đã không nghĩ đến vấn đề trạng thái khủng bố (state terrorism), điều bạn đã nói khiến tôi nghĩ rằng loại phế thải này cũng có thể được coi như là một hình thức của trạng thái khủng bố (state terrorism). Thật sự là chẳng hề có chuyện chăm sóc gì hết, như thể nói rằng: 'không, không phải là mày, cút đi...'. Ở Rôma đây đã có một người vô gia cư bị bệnh bao tử. Khi anh ta đến nhà thương, họ cho anh ta một viên aspirin. Anh ta đến với một vị linh mục và vị linh mục này đã động lòng thương cảm nhìn anh ta mà nói: "Tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện, nhưng khi tôi cắt nghĩa những gì xẩy ra cho anh thì anh hãy giả bộ như lả người đi nghe". Đó là những gì anh ta đã làm, và như một nghệ sĩ, anh ta đã được việc một cách ngon lành... Đó là chứng viêm màng bụng. Nếu anh ta đi một mình thì anh ta bị loại sang một bên mặc cho mà chết. Vị linh mục coi xứ ấy đã khôn khéo giúp anh ta được việc, cử chỉ của anh ta là những gì trần gian khác với tính cách trần tục. Hoàn cảnh này có thể bị coi là một hình thức khủng bố hay chăng? Có thể lắm...

 

Vấn đề thực dân hóa gia đình về ý hệ 

 

Tôi chỉ cống hiến một thí dụ nơi kinh nghiệm tôi có được. Hai mươi năm trước, vào năm 1995, có một viên chức giáo dục công đã yêu cầu một khoản nợ lớn để xây cất các học đường cho người nghèo. Họ đã cho mượn nợ với một điều kiện đó là các trường học này phải sử dụng một sách giáo khoa khá để dạy trẻ em. Một cuốn sách giáo khoa giáo dục học đường có hạng về lý thuyết giống tính (gender). Người phụ nữ này cần tiền và đó là điều kiện... Bà cũng thông minh; bà ta đồng ý và bà cho soạn một cuốn sách khác. (Theo người dịch hiểu ở đây là người đàn bà này có thể đã cho dạy cả 2 cuốn sách khác nhau một lúc, cuốn về giống tính theo điều kiện đã đồng ý, nhưng cuốn bà cho soạn thì lại dạy ngược lại với lý thuyết của cuốn kia?). Đó là ý nghĩa của vấn đề thực dân hóa về ý hệ, ở chỗ, các ý hệ (ideologies) xâm nhập vào một thành phần dân chúng khi chúng không thích đáng với thành phần này, hay chúng xâm nhập vào các nhóm người thuộc thành phần dân chúng nhưng chúng không hợp với dân chúng, và chúng thực dân hóa họ bằng một thứ tư tưởng nhắm biến đổi một tâm thức hay thể chế nào đó. Trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới, các vị giám mục Phi Châu phàn nàn rằng có một số nợ chỉ được cho mượn kèm theo một số điều kiện đặc biệt. Các nhu cầu của một thành phần dân chúng được coi là một cơ hội để xâm nhập và lợi dụng trẻ em. Thế nhưng, điều này chẳng có gì mới lạ hết. Các chế độ độc tài của thế kỷ vừa qua đã thực hiện y như thế, chúng đã xâm nhập bằng chủ nghĩa của mình: hãy nghĩ về Thanh Niên Hitler mà xem... Dân chúng không được đánh mất tự do của mình, tất cả mọi dân tộc đều có nền văn hóa của họ, có lịch sử của họ. Khi các tư tưởng được các đế quốc thực dân áp đặt thì mục đích họ nhắm đến đó là dẹp bỏ căn tính của một dân tộc... Tất cả mọi dân tộc cần bảo vệ căn tính của mình và không khuất phục trước việc thực dân hóa về ý hệ. Có một cuốn sách được Benson viết ở Luân Đôn vào năm 1903, nhan đề là "Chúa của Thế Giới": Tôi đề nghị các bạn nên đọc cuốn sách này. Nếu các bạn đọc nó các bạn sẽ thực sự hiểu được những gì tôi đang nói đây. 

 

Vấn đề cởi mở chấp nhận sự sống


Thái độ cởi mở với sự sống là một điều kiện cho bí tích hôn phối. Đức Phaolô VI đã nghiên cứu điều này, ngài đã nhìn vào những gì có thể làm để trợ giúp, rất nhiều trường hợp, rất nhiều vấn đề... những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tình yêu gia đình. Thế nhưng còn một điều khác nữa. Việc bác bỏ của Đức Phaolô VI (biệt chú của người dịch: trong thông điệp đầu tiên của mình về Sự Sống Con Người - Humanae Vitae ban hành ngày 25/7/1968, vị giáo hoàng này đã bác bỏ việc ngừa thai nhân tạo ở khoản thứ 14) không chỉ liên quan đến các trường hợp riêng tư: ngài đã bảo các vị giải tội rằng hãy cảm thông và nhân hậu. Ngài nhìn vào một thứ neo-Malthusianism một chủ nghĩa kêu gọi các thế lực thế giới hãy chi phối mức độ sinh sản: mức sinh sản ở Ý đã tụt xuống dưới 1% và ở Tây Ban Nha cũng thế. Điều này không có nghĩa là các Kitô hữu cần phải có một đứa con duy nhất sau đứa khác. Tôi đã trách một phụ nữ bấy giờ đang cưu mang đứa thứ 8 mà đã trải qua 7 lần bị mổ để lấy con ra. 'Chị muốn các con của chị trở thành mồ côi hay sao?' Chị không được thử thách Thiên Chúa... Đây là những gì tôi muốn nói Đức Phaolô VI là một vị tiên tri. 


 

Nói thêm về vấn đề ngừa thai

Tôi nghĩ rằng 3 đứa con mỗi gia đình, theo những gì được các chuyên viên nói, là con số then chốt để duy trì dân số. Vấn đề chính yếu ở đây là vai trò hữu trách của cha mẹ và mỗi người phác họa ra cách thức thực hiện điều này nhờ sự trợ giúp từ vị mục tử của họ... Xin lỗi, có một số người nghĩ rằng để trở thành những người Công giáo tốt lành chúng ta cần phải gây giống như là đàn thỏ, đúng không? Vai trò hữu trách của cha mẹ: đó là lý do tại sao có những nhóm hỗ trợ hôn nhân trong Giáo Hội bao gồm những người chuyên môn về các vấn đề như thế; rồi có cả các vị mục tử nữa. Tôi biết rằng có nhiều giải quyết khả chấp có lợi cho vấn đề này. Một điều khác nữa, đó là đối với người nghèo thì trẻ em là một kho tàng quí báu, nên ở đây cũng thực sự cần phải khôn ngoan nữa. Vai trò hữu trách của cha mẹ cũng cần phải nhận thức được tính chất quảng đại của người cha hay người mẹ coi con cái của mình như là một kho tàng quí báu.


Quyền tự do ngôn luận và việc phản ứng khi bị xỉ nhục

 

Về lý thuyết chúng ta có thể nói rằng một phản ứng bạo động đối với một sự xúc phạm, với một khiêu khích, là những gì bất khả chấp, không tốt. Chúng ta có thể thực hiện những gì Phúc Âm dạy, chúng ta cần phải chìa cả má kia nữa. Về lý thuyết tôi có thể nói rằng chúng ta hiểu quyền tự do ngôn luận là gì. Tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau về lý thuyết. Thế nhưng chúng ta là con người và thận trọng là một nhân đức cho việc sống chung của con người. Tôi không thể khiêu khích và xỉ nhục một người một cách liên tục vì tôi có nguy cơ khiến họ tức giận, tôi có nguy cơ bị đáp trả bằng một phản ứng bất chính. Thế nhưng đó là con người. Điều tôi muốn nói đây là quyền tự do ngôn luận cần phải được lưu ý tới bản tính của con người nữa, nghĩa là cần phải thận trọng, nói cách khác đó là cần phải lịch sự. Sự thận trọng là một nhân đức điều hòa các mối liên hệ của chúng ta. Một phản ứng bạo động bao giờ cũng xấu. Chúng ta hãy chế ngự bản thân mình vì chúng ta là loài người, chúng ta có nguy cơ khiêu khích kẻ khác. Đó là lý do tại sao tự do cần phải đi đôi với thận trọng. 

 

Những chuyến viếng thăm sắp tới ở Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Hoa Kỳ

 

Ở Phi Châu: dự tính của tôi là sẽ đến nước Cộng Hòa Trung Phi và Urganda. Tôi nghĩ có thể là vào cuối năm nay. Chuyến viếng thăm này xẩy ra hơi muộn là vì vấn đề Ebola. Tổ chức những cuộc hội họp đông đảo là một trách nhiệm lớn vì nguy cơ lây nhiễm. Thế nhưng ở hai xứ sở này không có vấn đề ấy. Ở Hoa Kỳ: Có 3 thành phố, đó là Philadelphiavới cuộc họp của các gia đình, Nữu Ước để viếng thăm Liên Hiệp Quốc  Hoa Thịnh Đốn.Tôi cũng muốn đến California để tôn phong hiển thánh cho Chân Phước Junipero Serra nữanhưng tôi nghĩ đến vấn đề về thời gian, cần thêm 2 ngày nữa. Tôi nghĩ tôi sẽ tôn phong hiển thánh cho ngài ở Hoa Thịnh Đốn, vì ngài là một nhân vật có tầm vóc quan trọng toàn quốc. Việc từ biên giới Mễ Tây Cơ mà vào Hoa Kỳ sẽ là một cử chỉ huynh đệ cao cả đấy, thế nhưng,  Mễ Tây Cơ mà không đến kính viếng Đức Mẹ thì cả là một thảm kịch... (biệt chú của người dịch: dường như ở đây ngài có ý nói đến kính viếng Đền Thánh Mẫu Guadalupe, Vị Thánh Mẫu nổi tiếng ở đây cho dù chưa được tôn kính bởi Giáo Hội hoàn vũ theo phụng vụ nhưng vẫn đã được ngài là vị giáo hoàng đầu tiên, vị giáo hoàng thuộc Mỹ Châu Latinh cử hành lễ lần đầu tiên ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô ngày 12/12/2014 vừa qua). Tôi nghĩ rắng đó là 3 thành phố ở Hoa Kỳ mà tôi sẽ viếng thăm. Các xứ sở ở Mỹ Châu Latinhtôi đã có lịch trình thăm viếng trong năm nay đó là Ecuador, Bolivia và Paraguay. Năm tới, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Chí Lợi, Á Căn Đình và Uruguay

 

Tình trạng băng hoại về chính trị

Băng hoại là những gì rất thông thường trong thế giới ngày nay và là những thái độ đồi bại dễ dàng lẻn vào các cơ cấu tổ chức vì có nhiều vai trò trong những cơ cấu tổ chức ấy, có nhiều người xếp, có nhiều xử lý viên... Băng hoại nghĩa là ăn bớt của dân chúng. Một con người đồi bại là kẻ làm hư hoại công việc hay cai trị một cách đồi bại, hoặc cùng với những người khác làm hư hoại công việc, ăn cắp của dân chúng. Thành phần nạn nhân là những người sống bần cùng nghèo khổ... Băng hoại không phải là những gì co cụm mà là vươn ra sát hại. Giờ đây thì băng hoại là một vấn đề có tính cách toàn cầu. Vào năm 2001, tôi đã hỏi một vị lãnh đạo trong nội các của tổng thống vào lúc bấy giờ câu hỏi sau đây: "xin cho tôi biết có bao nhiêu đồ viện trợ ông gửi đi ở trong nước - cả các thùng chứa, lương thực và quần áo - đến được tới đích của chúng?" Con người thanh liêm này liền trả lời ngay rằng: "35%". Đó là vào năm 2001 ở xứ sở của tôi. 

 

Tình trạng băng hoại trong Giáo Hội: họ đã c đút lót tôi

 

Khi tôi nói về Giáo Hội là tôi muốn nói về thành phần lãnh nhận phép rửa, thành phần tín hữu và tất cả chúng ta đều là tội nhân. Thế nhưng, khi chúng ta nói về vấn đề băng hoại là chúng ta nói về thành phần hay các cơ cấu tổ chức đồi bại của Giáo Hội đang trở nên hư hoại. Những trường hợp như thế thực sự là đang xẩy ra. Tôi nhớ một lần vào năm 1994, tôi vừa được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá ở khu vực Flores thì bấy giờ có hai viên chức chính quyền đến gặp tôi. Họ đã nói với tôi rằng: "Đức cha thực sự là cần cho những người nghèo này... Nếu đức cha muốn thì chúng tôi có thể giúp một tay bằng cách tặng cho đức cha 400 ngàn pesos (400 ngàn Mỹ kim bấy giờ)... Tai tôi nghe như bị bung ra vì khi các bạn được cống hiến cho một món tiền lớn như thế thì cũng đủ khiến cho cả thánh nhân phải đặt vấn đề. Thế rồi họ đã nói với tôi rằng: "Để thực hiện việc đóng góp này, chúng tôi sẽ đặt cọc số tiền, rồi đức cha cho lại chúng tôi một nửa số tiền ấy". Bấy giờ tôi nghĩ rằng: tôi có cần hạ nhục họ chăng, hay nói cho họ một trận, hoặc là tôi tác hành như thể khờ khạo? Tôi đã tỏ ra như ngu ngốc mà nói với họ rằng: "quí vị biết đấy... những người như chúng tôi làm việc ở các văn phòng đại diện đây không liên hệ gì tới trương mục nhà băng. Quí vị cần phải đặt cọc số tiền cho tòa tổng giám mục bằng một biên nhận". Họ đã bỏ đi. Tôi ngẫm nghĩ rằng: nếu hai người này không được mời mà đến - đây là một ý nghĩ khiếp đảm - tức là vì ai đó đã mời họ... Chúng ta hãy nhớ điều này: là tội nhân nhưng không đồi bại, không bao giờ! Chúng ta cần phải xin ơn tha thứ cho những người Công giáo ấy, những Kitô hữu gây ra gương mù bởi sự đồi bại của họ. Tuy nhiên, có nhiều vị thánh và những vị thánh là tội nhân nhưng không đồi bại. Chúng ta hãy nhìn vào Giáo Hội thánh.

 

Vấn đề Trung Hoa và việc từ chối tiếp Đức Dalai Lama 


Theo nghi lễ Ngoại Giao thì các vị thủ lãnh quốc gia hay các vị lãnh tụ ở cấp ấy thường không được tiếp đón khi họ đang tham dự cuộc họp quốc tế ở Rôma. Trong cuộc họp của Tổ Chức Lương Nông (FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nationstôi đã không tiếp bất cứ một ai. Vấn đề vì Trung quốc mà tôi không tiếp Đức Dalai Lama là không đúng. Ngài đã yêu cầu được gặp gỡ, chúng tôi có những mối liên hệ, nhưng lý do không phải là loại trừ ngài với tư cách là một con người hay bởi sợ Trung quốc. Chúng tôi đang tỏ ra cởi mở và chúng tôi muốn bình an với hết mọi người. Đâu là tình trạng của các mối liên hệ? Chính quyền Trung Hoa là chính quyền dân sự, chúng tôi cũng dân sự, chúng tôi làm việc từng bước một. Chúng tôi chưa biết được. Họ biết rằng tôi sẵn sàng tiếp họ hay tới với họ. Họ biết điều ấy. 


Nữ giới trong Giáo Hội

 

Khi tôi nói nữ giới cần phải có một vai trò vị vọng hơn trong Giáo Hội, thì không phải chỉ cống hiến cho họ một vai trò, vai trò bí thư của một phân bộ trong Tòa Thánh chẳng hạn... Không phải thế, mà chính là để họ có thể nói với chúng ta xem họ nhận định và nhìn xem thực tại ra sao, vì nữ giới nhìn thực tại có vẻ phong phú khác hơn và khá hơn 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (bao gồm nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý)

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-filippine-38640/




 "Những trẻ em này là xác thịt của Chúa Kitô"

 

Dẫn nhập: 

 

Cha Matthieu Dauchez, SJ, hiện là giám đốc the ANAK-Tnk Foundation, được thành lập từ năm, 1998, ở Manila Phi Luật Tân, nơi đã được Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du 12-19/1/2015 vừa rồi bất ngờ ghé thăm ngày Thứ Sáu 16/1/2015. 

Qua cuộc trả lời phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit được phổ biến hôm nay, Thứ Năm 29/1/2015, vị linh mục này đã cho biết thêm nhiều chi tiết rất hay không thể bỏ qua về Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta nhưng chưa được truyền thông khai thác và phổ biến trước đây. 

Nhưng ở đây tôi chỉ xin chuyển dịch 4 câu phỏng vấn đều (trong tất cả 8 câu, vì 4 câu cuối liên quan đến riêng hoạt động và cơ sở này mà thôi) trực tiếp liên quan đến cuc viếng thăm đột xuất này.


ZenitCha có thể nói với độc giả của chúng ta về cuộc viếng thăm bất ngờ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xẩy ra thế nào, một cuộc viếng thăm không có trong chương trình.

Cha DauchezCuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cả là một ngỡ ngàng quá sức. Sau khi cử hành Thánh Lễ ở Vương Cung Thánh Đường Manila sáng hôm 16/1 thì ngài đi bộ đến một trong những trung tâm của Cơ Quan chúng tôi, nơi tập trung rẻ em bụi đời. Các em hy vọng được thấy ngài đi ngang qua! Thật là một giây phút không thể nào quên được. Ngài đã ở đó với các em khoảng 15 phút, không có những lời lẽ quan trọng nào, mà hầu như suốt thời gian ở đó ngài chỉ ôm chặt lấy các em trong vòng tay của ngài. Niềm cảm thương là đề tài của ngài cho chuyến viếng thăm Phi Luật Tân; ngài đã biến nó thành một thực tại đơn sơ giản dị và đã sống với thành phần trẻ em của lề đường Manila. 

ZenitCha đã nói gì với ngài và ngài đã nói gì với cha?

Cha Dauchez: Tôi chỉ nói mấy lời vắn gọn cùng Đức Thánh Cha để giới thiệu trẻ em ở trước mặt ngài. Tôi muốn ngài biết rằng hằng trăm nụ cười ngài trông thấy đôi khi đã che giấu chính những câu chuyện khó khănTôi muốn niềm vui chân thực được trẻ em bày tỏ cùng ngài không làm cho người ta quên cái xấu xa đồi hại của sự dữ đang tấn công các em hằng ngày. Tôi hầu hết nói bằng Tiếng Anh để mọi người có thể hiểu được, thế nhưng tôi đã kết thúc bằng một cụm từ Pháp ngữ để Đức Thánh Cha hiểu hơn nữa, như thế này: "Những trẻ em này, nghèo khổ giữa thành phần nghèo khổ, là kho tàng của Giáo Hội chúng ta; các em là thày dạy chúng ta về niềm vui'. Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiến đến với tôi và, nói bằng tiếng Pháp một cách ngon lành, đã cám ơn tôi về công việc phục vụ những trẻ em này và gia đình của các em, và ngài đã chấm dứt bằng mấy lời phấn khích tôi rằng: 'Những trẻ em này là xác thịt của Chúa Kitô'.  

ZenitĐâu là những tác dụng nơi các em thành phần đã tỏ ra hết sức hồn nhiên như thể các em đã quen biết Đức Thánh Cha rồi vậy?

Cha Dauchez: Khi an ninh của Đức Giáo Hoàng nói với chúng tôi rằng Đức Thánh Cha sẽ đến thăm trung tâm, tôi thực sự đến các thứ luật tắc cần phải tuân giữ để đón tiếp ngài... thế nhưng chính các em đã không lúng túng với những vấn đề ấyBé Alvin, với sứ vụ nghênh đón Đức Thánh Cha, chỉ biết lao mình vào cánh tay của ngài. Tất nhiên là Đức Thánh Cha đã ghì lấy em. Chúng ta đã từng có ấn tượng khi thấy trước mắt chúng ta bức họa của Rembrandt về Người Con Hoang Đàng. Bấy giờ Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiến đến với các em đang hết sức hớn hỏ chờ đón ngài, và ngài đã bỏ giờ ra chào các em bao lâu có thể. Cảnh tượng này thật là cảm kích và tôi đã cố gắng hết sức để khỏi rơi nước mắt: Vị Đại Diện Chúa Kitô đã đến gặp gỡ những con người bị hất hủi nhất... Khi nghĩ lại tất cả những câu chuyện kinh hoàng của những trẻ em ấy, tôi khóc khi chứng kiến thấy một cảnh tượng trong phúc âm.

ZenitCha có nghĩ rằng cuộc viếng thăm ấy cũng đã gây ảnh hưởng nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chăng?

Cha DauchezChắc chắn rồi, vì ngài đã nói đến cuộc gặp gỡ này của ngài với trẻ em hè phố ấy trong bài giảng của ngài ở các lúc khác trong chuyến đi của ngài. Ngài thực sự là đã biến những gì ngài nói thành hành động. Đức Thánh Cha cho thấy tính chất rất nhất trí ở chỗ ngài không chỉ nói năng và phấn khích, mà còn chứng tỏ bằng các hành động của ngài nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cái ảnh hưởng lớn nhất đối với ngài đó là ngài bị chìm ngập vào một bầu khí tràn ngập hân hoan chân thực. Ngài đã sâu xa hiểu được rằng những trẻ em này thông phần một cách sâu xa vào các khổ đau của Chúa Kitô trên thập giá; các em chắc chắn được chia sẻ niếm vui mà Người là nguồn mạch.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-visit-with-abandoned-children-an-enormous-surprise




"Đối với tôi, giây phút cảm động nhất đó là Thánh Lễ ở Tacloban,

một thánh lễ rất cảm động. .. 
 

Có một lúc trong Thánh 
Lễ ở đó,

t
ôi đã cảm thấy mình như thể bị tan biến đi,
 
tôi hầu như không thể nào nói được nữa.
 
Tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho tôi, có thể là cảm xúc, 
tôi không biết". 


Dẫn nhập: 
Trong bài phỏng vấn trên máy bay từ Phi Luật Tân về lại Rôma Thứ Hai 18/1/2015, được Vatican Insider phổ biến cùng ngày, một bài phỏng vấn rất vắn tắt về câu hỏi và các câu hỏi đôi khi được sắp xếp theo đề mục của người phổ biến hơn là theo thứ tự của cuộc phỏng vấn, so với nguyên trọn bài phỏng vấn được mạng điện toán toàn cầu Zenit phổ biến 3 đợt, sau đó mấy ngày, 21-23/1/2015, thì vẫn còn thiếu ít là một câu phỏng vấn cuối cùng của nữ phóng viên ở Ý của nhật báo La Nacion của Á Căn Đình. 
Nữ phóng viên này là người đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 4/12/2014, Ai muốn xem lại cuộc phỏng vấn này, xin bấm vào links dưới đây: Với Nhật Báo La Nacion Á Căn Đình - Một cuộc gặp gỡ... Liều lượng vô thức... Thượng Nghị gia đình... Viên chỉ huy trưởng... . Chị cũng là người đã viết cuốn tiểu sử đầu tiên về Đức Thánh Cha Phanxicô (a biography of Jorge Bergoglio), tựa đề: "Life and revolution Francis", được Loyola Press xuất bản cuối năm 2014, và cũng là người được vị tân giáo hoàng Phanxicô gọi điện thoại cho ngay sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng. Nhờ quen biết với vị giáo hoàng đồng hương này mà người nữ phỏng viên đã hỏi một câu "trúng tủ", giúp chúng ta hiểu thêm một số chi tiết về vị chủ chăn tối cao của chúng ta trong chuyến tông du lịch sử của ngài vừa qua. 
Elisabetta Pique, Nhật Báo La Nacion Á Căn Đình: Đại diện cho nhóm nói tiếng Tây Ban Nha con xin có 2 câu hỏi. Đây là một chuyến đi cảm kích cho hết mọi người. Chúng con đã thấy dân chúng khóc lóc suốt thời gian ở Tacloban, thậm chí chúng con là thành phần phóng viên ký giả cũng khóc nữa. Hôm qua, Đức Thánh Cha đã nói rằng thế giới cần phải khóc. Chúng con xin được hỏi Đức Thánh Cha, lúc nào - vẫn biết lúc nào cũng cảm động - lúc nào là lúc Đức Thánh Cha cảm động nhất? Đó là câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai đó là hôm qua Đức Thánh Cha đã tạo nên lịch sử, ở chỗ, Đức Thánh Cha đã phá kỷ lục của Đức Gioan Phaolô II, tại cùng một địa điểm, mà đã có tới 6 hay 7 triệu người. Trông thấy như vậy thì Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao - Đức Hồng Y Tagle đã cho chúng con biết rằng trong Thánh Lễ, trước bàn thờ, Đức Thánh Cha đã hỏi ngài, thế nhưng có bao nhiêu người ở đây vậy? Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao trước con số phá kỷ lục ấy, khi 
một vị Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ làm nên lịch sử với một con số tham dự cao nhất trong lịch sử? Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

ĐTC PhanxicôĐối với tôi, giây phút cảm động nhất đó là Thánh Lễ ở Tacloban, một thánh lễ rất cảm động. Rất cảm động. Khi thấy toàn thể dân Chúa đứng im, nguyện cầu, sau thảm họa ấy, nghĩ đến các tội lỗi của tôi và đến những con người ấy, thật là cảm động, một giây phút rất cảm động. Có một lúc trong Thánh Lễ ở đó, tôi đã cảm thấy mình như thể bị tan biến đi (I felt as though I was annihilated - nghĩa bóng có thể hiểu là ngài cảm thấy ngài dường như không còn là mình nữa - biệt chú của người dịch), tôi hầu như không thể nào nói được nữa. Tôi không biết điều gì đã xẩy ra cho tôi, có thể là cảm xúc, tôi không biết. Thế nhưng tôi đã không cảm thấy điều gì khác, mà là một điều gì đó. Thế rồi có những giây phút cảm động khác, chẳng hạn nơi các cử chỉ cảm động. Hết mọi cử chỉ đều cảm động. Khi tôi đi ngang qua, một người bố thực hiện cử chỉ như thế này và tôi đã ban phép lành cho người bố ấy, người bố này nói cám ơn tôi. Thế nhưng, đối với họ, một phép lành đã đủ rồi. Tôi nghĩ - tôi là người có rất nhiều mong ước - tôi muốn điều này điều nọ. Như thế mới tốt cho tôi, không phải sao? Thật là những giây phút cảm động. Sau khi tôi thấy rằng chúng tôi đã đáp xuống ở Tacloban giữa những cơn gió 70 cây số một giờ, tôi đã tỏ ra nghiêm trọng trước lời cảnh giác là chúng tôi cần lên đường không sau 1 giờ chiều, vì càng trễ càng nguy hiểm. 

Trước cảnh tượng mênh mông dân chúng, tôi đã cảm thấy mình như bị biến khuất. Họ là dân của Thiên Chúa và Thiên Chúa đã hiện diện. Và niềm vui của việc Thiên Chúa hiện diện là những gì nói với chúng ta, một khi suy nghĩ kỹ, rằng anh chị em là tôi tớ của những con người ấy, thành phần đóng vai chính. Một cái gì đó giống như vậy. Một điều khác đó là việc khóc thương. Một trong những điều đang bị mất đi khi quá ư là giầu thịnh, hay khi mà các thứ giá trị bị lẫn lộn, hoặc khi chúng ta trở nên quen thuộc với bất công, với thứ văn hóa thải trừ, đó là khả năng để khóc than. Đó là một thứ ân sủng chúng ta cần phải cầu xin. Có một lời nguyện đẹp ở trong sách lễ cũ xin cho biết khóc lóc. Đại khái như thế này: 'Ôi Chúa, Chúa là Đấng đã làm như thế để Moisen sử dụng cây gậy của mình mà làm cho nước chảy ra từ một tảng đá, thì cũng làm như vậy nơi tảng đá lòng của con, để giòng nước mắt của con được tuôn trào ra'. Đó là một kinh nguyện đẹp. 

Kitô hữu chúng ta cần phải xin ơn biết khóc lóc. Nhất là những Kitô hữu giầu sang phú quí. Khóc về những thứ bất công và khóc về các thứ tội lỗi. Vì khóc là những gì mở lòng anh chị em ra để hiểu được những thực tại mới hay những chiều kích mới của thực tại. Đó là những gì bé gái đã nói và những gì tôi đã nói với bé. Bé là người duy nhất nêu lên câu hỏi mà không có câu trả lời: tại sao trẻ em chịu khổ đau? Đại văn hào triết gia Dostoyevsky đã tự hỏi mình điều này và ông đã không thể nào trả lời nổi. Tại sao trẻ em lại bị đau khổ? Em, qua việc khóc lóc của mình, là một người nữ đã biết khóc. 

Khi tôi nói phụ nữ cần phải được coi trọng hơn nữa trong Giáo Hội thì không phải chỉ ở chỗ cống hiến cho họ một phận vụ, như chức bí thư của một phân bộ - cho dù điều này cũng tốt thôi. Không, chính là để họ có thể nói với chúng ta về cảm nghiệm của họ và nhận định của họ về thực tại. Bởi nữ giới nhìn sự vật từ một nhận định phong phú khác, một nhận định rộng hơn. 

Một điều khác tôi cũng muốn nhấn mạnh đó là những gì tôi đã nói với người trẻ cuối cùng, một con người trẻ thật sự có hoạt động tốt đẹp, một con người cho đi, cho đi và cho đi, em tổ chức để giúp đỡ người nghèo. Thế nhưng đừng quên rằng chúng ta cần trở thành những kẻ ăn mày ăn xin nữa - từ người nghèo. Vì người nghèo là thành phần truyền bá phúc âm hóa chúng ta. Nếu chúng ta lấy người nghèo ra khỏi Phúc Âm chúng ta không thể hiểu được sứ điệp của Chúa Giêsu. Người nghèo là thành phần truyền bá phúc âm hóa chúng ta. Tôi đi truyền bá phúc âm hóa người nghèo, được, thế nhưng cũng hãy để cho họ truyền bá phúc âm hóa anh chị em nữa. Vì họ có những thứ giá trị mà anh chị em không có.

 

Tôi xin cám ơn anh chị em rất nhiều về công việc của anh chị em, tôi trân quí việc làm ấy. Xin đa tạ anh chị em. Tôi biết anh chị em đã phải hy sinh làm việc. Xin đa tạ anh chị em. Tôi muốn thực hiện những lời cám ơn này một cách cụ thể đối với vị thâm niên nhất của chúng ta là người mừng sinh nhật hôm nay (biệt chú: đó là Valentina Alazraki). Chúng tôi không thể nói bạn bao nhiêu tuổi, nhưng bạn đã làm việc ở đây khi bạn còn là một đứa nhỏ, là một đứa nhỏ, là một đứa nhỏ. Chúc bạn những lời chúc tốt đẹp nhất nhé.

 

 

Xin xem bản tiếng Anh được Zenit phổ biến toàn bộ sau đây:

 

Full text of Pope Francis' In-Flight Press Conference

Kara David (GMA Network): Good day Holy Father. Sorry, I will speak in English. Thank you very much for visiting our country and for giving so much hope to the Filipinos. We would like you to come back to our country. My question is: the Filipinos have learned a lot from listening to your messages. Is there something the Holy Father has learned from the Filipinos, from your encounter with us?

Pope Francis: The gestures! The gestures moved me. They are not protocol gestures, they are good gestures, felt gestures, gestures of the heart. Some almost make one weep. There’s everything there: faith, love, the family, the illusions, the future. That gesture of the fathers who think of their children so that the Pope will bless them. Not the gesture of one unique father. There were many who thought of their children when we passed by on the road. A gesture which in other places one does not see, as if they say ‘this is my treasure, this is my future, this is my love, for this one it’s worth working, for this one it’s worth suffering’. A gesture that is original, but born from the heart.

A second gesture that struck me very much is an enthusiasm that is not feigned, a joy, a happiness, a capacity to celebrate.  Even under the rain, one of the masters of ceremonies told me that he was edified because those who were serving in Tacloban, under the rain, never lost the smile. It’s the joy,  not feigned joy.  It wasn’t a false smile. No, no!  It was a smile that just came out, and behind that smile there is a normal life, there are pains, problems.

Then there were the gestures of the mothers who brought their sick children. Indeed mothers in general bring them there. But usually mothers did not lift the children up so much, only up to here. The dads do, one sees them. Here dad! Then many disabled children, with disabilities that make some impression; they did not hide the children, they brought them to the Pope so that he would bless them: ‘This is my child, he is this way, but he is mine’.  All mothers know this, they do this. But it’s the way they did this that struck me. The gesture of fatherhood, of motherhood, of enthusiasm, of joy.

There’s a word that’s difficult for us to understand because it has been vulgarized too much, too badly used, too badly understood, but it’s a word that has substance: resignation. A people who knows how to suffer, and is capable of rising up.

Yesterday, I was edified at the talk I had with the father of Kristel, the young woman volunteer who died in Tacloban.  He said she died in service, he was seeking words to confirm himself to this situation, to accept it. A people that knows how to suffer, that’s what I saw and how I interpreted the gestures.

Jean Louis de la Vessiere – France Press: Holy Father, you have now gone twice to Asia. The Catholics of Africa have yet to receive a visit from you.  You know that from South Africa to Nigeria to Uganda many faithful who suffer from poverty, war, Islamic fundamentalism, hope you will visit this year. So I would like to ask you, when and where are thinking of going?

Pope Francis: I will respond hypothetically. The plan is to go to the Central African Republic and Uganda, these two, this year. I think that this will be towards the end of the year, because of the weather, no? They have to calculate when there won’t be rains, when there won’t be bad weather. This trip is a bit overdue, because there was the Ebola problem. It is a big responsibility to hold big gatherings, because of the possible contagion, no?  But these countries there is no problem. These two are hypothetical, but it will be this year.

Fr. Lombardi: Now we give the floor to our friend Izzo Salvatore, from the Italian information agency AGI.

Izzo Salvatore: Holy Father, in Manila we were in a very beautiful hotel. Everyone was very nice and we ate very well, but as soon as you left this hotel you were, let's call it morally accosted, at least, by the poverty. We saw children among the trash, treated possibly I would say as trash. Now, I have a son who is six years old and I was ashamed because they were in such poor conditions. I have a son Rocco who has understood very well what you are saying when you say to share with the poor. So on the way to school, he tries to distribute snacks to the beggars in the area. And, for me it's much more difficult. Also for others adult people it's very difficult. Just one cardinal 40 years ago left everything to go among the lepers - that's Leger (Archbishop Paul-Emile Leger of Montreal, who in 1968 and at the age of 64 resigned from his post to live with lepers, editor’s note) - so, I wanted to know why is it so difficult to follow that example also for the cardinals? I also wanted to ask you something else. It's about Sri Lanka. There we saw all of the "favelas" on the way to the airport, they are shack supported against the tree. They practically live under the trees. Most are Tamils and they are discriminated against. After the massacre of Paris, right after, perhaps rashly , you said there is an isolated terrorism and a state-sponsored terrorism. What did you mean by "state-sponsored terrorism"? It came to my mind when I saw the discrimination and suffering of these people.

Pope Francis: Thanks. Thank you.

Salvatore: One more thing Holy Father, I wanted to tell you that my agency, AGI Italia which is turning 65 years old. So without taking anything away from ANSA, I wanted to let you know that we are working very hard in Asia, because with the tracks that Enrico Mattei left, AGI makes collaborative agreements with modest agencies in Palestine, in Pakistan, in Algeria, in a lot of countries. We also would like your encouragement. There are around 20 agencies that are associated with us in developing countries.

Pope Francis: When one of you asked me what message I was bringing to the Philippines, I said: the poor. Yes, it's a message that Church today gives; also the message that you mention of Sri Lanka, of the Tamils and discrimination, no? The poor, the victims of this throwaway culture. This is true. Today, paper and what's left over isn't all that’s thrown away. We throw away people. And discrimination is a way of throwing away: these people are discarded. And there comes to mind a bit the image of the castes, no? This can't go on. But today, throwing away seems normal. And you spoke of the luxurious hotel and then the shacks . In my diocese of Buenos Aires, there was the new area, which is called Puerto Madero, up to the train station, and then the start of the "Villas Miserias," the poor. One after another. And in this part there are 36 luxurious restaurants. If you eat there, they take off your head.

Right there is hunger. One next to the other. And we have the tendency to get used to this, no? To this, that… yes, yes, we're here, and there, are those thrown away. This is poverty. I think the Church must give examples – always more examples - of refusing every worldliness. To we consecrated, bishops, priests, sisters, laity who truly believe, the gravest sin and the gravest threat is worldliness. It's really ugly to look on when you see a worldly consecrated, a man of the Church, a sister. It's ugly. This is not the way of Jesus. It's the path of an NGO that is called "church" but this isn't the Church of Jesus, that NGO. Because the Church is not an NGO but another thing; when they become worldly, a part of the Church, these people, it becomes an NGO and it ceases to be the Church. The Church is Jesus, died and risen for our salvation, and the testimony of the Christians that follow Christ. That scandal that you've said is true, yes. Scandal: we Christians often cause scandal. We Christians scandalize. Whether we be priests or laity, because the way of Jesus is difficult. It's true that the Church needs to "be despoiled." But you've made me think about this terrorism of states. This throwing away, even if it is like a terrorism.

I hadn't ever thought about it honestly but it makes me think. I don't know what to say to you but truly those are not caresses, truly. It's like saying "no, you no, You out." Or, when it happened here in Rome that a homeless man  had a stomach pain. Poor man. When you have stomach pain you go to the hospital into the emergency response unit and they give you an aspirin or something like that and then they give you an appointment for 15 days later, and after 15 days you come. After, he went to a priest and said, "But, no…" And the priest saw and was moved and said ‘I'll take you to the hospital but I want to do me a favor.  When I start explaining what you have, you act like you're fainting.’ That's how it happened. He was an artist. He did it well. There was a peritonitis. This man was discarded. He went out alone, he was discarded, and he was dying. That parish priest was smart, he helped us well. Stay away from worldliness, right? Is it a terrorism? Well, yes. We can think about this, yes, but I'll think about it well. Thanks, and congratulations to the agency.

Jan Cristoph Kitzler: I would like to return for a minute to the encounter you had with families. You have spoken of ideological colonization. Would you explain a bit more the concept? You also mentioned Paul VI, speaking of the "particular causes" that are important to the pastoral care for families. Can you give an example of these particular cases and maybe say also if there is need to open the way, to have a corridor, for these particular cases?

Pope Francis: Ideological colonization. I'll give just one example that I saw myself. Twenty years ago, in 1995, a minister of education asked for a large loan to build schools for the poor. They gave it to her on the condition that in the schools there would be a book for the children of a certain level, no? It was a school book, a book prepared well, didactically, in which gender theory was taught.

This woman needed the money but that was the condition. Clever woman, she said yes and did it again and again and it went ahead like this and that's how it was achieved. This is ideological colonization.

They introduce to the people an idea that has nothing nothing to do with the nation. Yes, with groups of people, but not with the nation. And they colonize the people with an idea which changes, or wants to change, a mentality or a structure.

During the synod, the African bishops complained about this. Which was the same story, certain loans in exchange for certain conditions -- I say only these things that I have seen.
Why do I say ideological colonization? Because they take, they really take, they take the need of a people to seize an opportunity to enter and grow strong -- with the children. But it is not new, this. The same was done by the dictatorships of the last century. They entered with their own doctrine -- think of the Balilla (Mussolini’s fascist youth organization -- editor’s note), think of the Hitler Youth.

They colonized the people, but they wanted to do it. But how much suffering -- peoples must not lose their freedom. Each people has its own culture, its own history. Every people has its own culture.

But when conditions come imposed by imperial colonizers, they seek to make these peoples lose their own identity and make a uniformity. This is the globalization of the sphere -- all the points are equidistant from the center. And the true globalization -- I like to say this -- is not the sphere. It is important to globalize, but not like the sphere; rather, like the polyhedron. Namely that each people, every part, conserves its own identity without being ideologically colonized. These are the ideological colonizations.

There is a book, excuse me but I'll make a commercial, there is a book that maybe is a bit heavy at the beginning because it was written in 1903 in London. It is a book that at that time, the writer had seen this drama of ideological colonization and wrote in that book. It is called "The Lord of the Earth," or "The Lord of the World." One of those. The author is Benson, written in 1903. I advise you to read it. Reading it, you'll understand well what I mean by ideological colonization.

This is the first response. The second: What I want to say about Paul VI is that it is true that openness to life is the condition of the sacrament of matrimony. A man cannot give the sacrament to the woman, and the woman give it to him, if they are not in agreement on this point to be open to life. To the point that it can be proven that this or the other did not get married with this intention of being open to life, the matrimony is null. It's a cause of the annulment of the marriage, no? Openness to life, no.

Paul VI studied this, with the commission, how to help the many cases, many problems. They are important problems, that are even about love in the family, right? The everyday problems -- so many of them.

But there was something more. The refusal of Paul VI was not only to the personal problems, for which he will tell the confessors to be merciful and understand the situation and pardon. Being understanding and merciful, no? But he was watching the universal Neo-Malthusianism that was in progress. And, how do you call this Neo-Malthusianism? There is less than one percent of birth rate growth in Italy. The same in Spain. That Neo-Malthusianism that sought to control humanity on the part of the powers.

This doesn't mean that the Christian must make children "in series." I met a woman some months ago in a parish who was pregnant with her eighth child, who had had seven C-sections. But does she want to leave the seven as orphans? This is to tempt God. I speak of responsible paternity. This is the way, a responsible paternity.

But, what I wanted to say was that Paul VI was not more antiquated, closed minded. No, he was a prophet who with this said to watch out for the Neo-Malthusianism that is coming. This is what I wanted to say.

Fr. Lombardi: I now give the question to Valentina, but I would like to draw your attention to the fact that we are now over China -- we seem to have now become accustomed to holding press conferences over China, as we did returning from Korea.

Valentina Alazraki: On the flight from Sri Lanka you used the image of the gesture that this poor man (Gasbarri) might have merited if he insulted your mother would have merited a punch. Your words were not well understood by everyone in the world and seemed to justify the use of violence in the face of provocation. Could you explain a little better what you meant to say?

Pope Francis: In theory we can say that a violent reaction in the face of an offense or a provocation, in theory yes, it is not a good thing, one shouldn’t do it. In theory we can say what the Gospel says, that we should turn the other cheek. In theory we can say that we have freedom of expression, and that’s important. But in theory we all agree. But we are human and there’s prudence, which is a virtue of human coexistence. I cannot constantly insult, provoke a person continuously, because I risk making him angry, and I risk receiving an unjust reaction, one that is not just. But that’s human. For this reason I say that freedom of expression must take into account the human reality and for this reason it must be prudent. It’s a way of saying that one must be educated, prudent. Prudence is the human virtue that regulates our relations. I can go up to here,  I can go up to there, and there, beyond that no. What I wanted to say is that in theory we all agree: there is freedom of expression, a violent aggression is not good, it’s always bad. We all agree, but in practice, let us stop a little because we are human and we risk provoking the other. For this reason freedom must be accompanied by prudence. That’s what I wanted to say.

Nicole Winfield, AP: For the English Group, I would like to ask you again about this year’s trip. You already told us that the trip to United States was previewed and mentioned three cities: New York, Washington and Philadelphia. Then, with the canonization of Serra, we ask if a stop to California is foreseeable, or at the Mexican border. Then, in South America, you told our colleague Elisabetta that three trips in three Latin American countries are previewed. Which are the countries? And do you think to beatify personally Archbishop Romero, who was recently considered a martyr (by the commission of theologians of the Congregation for the Cause of Saints, editor's note)?

Pope Francis: I start from the last one. There will be a war between Cardinal Amato and monsignor Paglia (laughs) over which of the two will do the beatification.
No, beatifications are normally carried out by the Cardinal of the dicastery (for saints’ causes), or another (bishop).

Let’s go the first question of the United States. Yes, the three cities are Philadelphia, for the Meeting of Families; New York, I have the date already but I can’t remember, for the visit at the UN; and Washington. It is these three.

I would like to go to California for the canonization of Junipero, but I think there is a problem of time. It requires two more days . I think that I will do that canonization at the shrine (of the Immaculate Conception) in Washington, it is is a national thing.
In Washington, I’m not sure where, there is a statue of Junipero, at the capitol.
To enter the USA from the border of Mexico would be a beautiful thing, as a sign of brotherhood and of help to the immigrants.

But you know that go to Mexico without going to visit the Madonna (of Guadalupe) would be a drama . A war could break out (laughing).

And also it would mean three more days, and this is not clear. There I think there will only be those three cities. Later there will be time to go to Mexico.

Did I forget something? Latin America countries?

We have foreseen for this year – everything is still in draft form -- Ecuador, Bolivia and Paraguay. These three.

Next year God willing, I would like to go, but nothing is planned yet. Chile, Argentina and Uruguay and Peru are missing there, but we don’t know where to put it.

Father Lombardi: Thank you. We already have quite a precise and wide program of the (Pope’s) travels. Everything is provisional (this is just a draft schedule) – nothing is decided yet.

Carla Lim: Thank you very much for inspiring our country; on behalf of the Filipino people, thank you so much. Please forgive me because I cannot speak Italian. You mentioned, in some of your speeches, about corruption, and corruption takes away the resources from the people. What can your Holiness do to fight corruption, not just in the government, but maybe in the Church as well?

Pope Francis: She’s tough, this one, eh? (Inaudible). Corruption today in the world is the order of the day, and the corrupt attitude easily and immediately finds a nest in institutions, because an institution that has so many branches here and there, so many chiefs and vice-chiefs, like that, it’s very easy for it to fall or provide a nest for corruption and every institution can fall into this. Corruption is taking from the people. That corrupt person who does corrupt deals or governs corruptly or associates himself with others in order to do corrupt deals, robs the people. The victims are those -- where is he, the one of the anniversary? (he refers to Salvatore Izzo)-- they are those who you said were behind the luxury hotel, no? They are the victims of corruption. Corruption is not closed in on itself; it goes out and kills. Do you understand? Today corruption is a worldwide problem.

Once, in 2001 more or less, I asked the chief of the cabinet of the president at that time, which was a government that we thought to be not so corrupt, and it was true, it was not so corrupt, the government: “Tell me, the aid that you send into the interior of the country, whether it be in cash or food or clothes, all these things, how much gets to the place.” Immediately this man, who is a true man, clean, said, “35 percent.” That’s what he told me. The year 2001 in my homeland. And now, corruption in ecclesial institutions. When I speak of the Church I like to speak of the faithful, the baptized, the whole Church, no? In that case, it’s better to speak of sinners. We are all sinners, no? But when we speak of corruption, we speak either or corrupt persons or of institutions in the Church that fall into corruption. And there are cases, yes, there are. I remember once, in the year 1994, when I had been scarcely named bishop of the Flores quarter of Buenos Aires, two employees or functionaries of a ministry came to me to tell me, “you have so much need here with so many poor in the villas miserias.” “Oh yes,” I said, and I told them. “We can help you. We have, if you want, a subsidy of 400,000 pesos.” At that time, the exchange rate with the dollar was one to one. $400,000. “You can do that?” “Yes, yes.” I listened because, when the offer is so big, the offer challenges even a saint. But they went on: “To do this, we make the deposit and then you give us half for ourselves.” In that moment I thought about what I would do: either I insult them and give them a kick where the sun doesn’t shine, or I play the fool. I played the fool and said, in truth, we at the vicariate don’t have an account; you have to make the deposit at the archdiocese’s office with the receipt. And that was it. “Oh, we didn’t know.” And they left. But later I thought, if these two landed without even asking for a runway -- it’s a bad thought -- it’s because someone else said yes. But it’s a bad thought, no?

Does corruption happen easily? Let’s remember this: sinners yes, corrupted no, corrupted never. We must ask pardon for those Catholics, those Christians who scandalize with their corruption. It’s a wound in the Church. But there are so many saints, so many saints. And sinner saints, but not corrupt. Let’s look at the other side, too: the Church is holy. There are some here and there. Thank you for having the courage to ask this question.

Anais Feuga (Radio France): We’ve flying over China. Coming back from Korea, you said you’re ready to go to China tomorrow. In the light of this declaration, can you explain why you didn’t receive the Dalai Lama when he was at Rome a little while ago, and where do relations with China stand?

Pope Francis: Thanks for asking me this question. It’s a habit in the protocol of the Secretariat of State not to receive heads of state and people at that level when they’re taking part in an international meeting here in Rome. For example, for FAO I didn’t receive anyone. That’s the reason he wasn’t received. I saw that some newspapers said I didn’t receive him out of fear of China. That’s not true. At that time, this protocol was the reason. He asked for an audience, and it was said … but a date, a certain point. He asked before, but not for this moment, we are in relation. The motive was not a refusal of a person, or fear of China. Yes, we are open, we want peace with everyone.

How do the relations with China stand? The government of China is respectful, we’re respectful, let’s take things one step at a time. That’s how things are done in history, no? We don’t yet know, but they know I’m available either to receive someone, or to go to China. They know. There was another question or not? Thank you.

Marco Ansaldo (La Repubblica): Holy Father, you have done an amazing trip, very rich, full of things, in the Philippines. But I would like to take a step back, because terrorism strikes Christianity, Catholics in many part of the world. We have recently seen it in Niger, but there are many examples. In the last trip we did, coming back from Turkey, you launched an appeal to Islamic leaders, saying that a step, a very firm intervention from them was needed.

Now, it does not seem to me that this has been considered and welcomed, despite your words. There are some moderate Islamic countries, I can easily provide the example of Turkey, that have at least an ambiguous attitude toward terrorism – and let’s mention the cases of ISIS and of Charlie Hebdo. I do not know if you had the occasion to reflect and think how to go beyond your invitation over this past one month and a half, since your appeal had not been welcomed and was important. You, or someone on your behalf, I see here Monsignor Becciu or Cardinal Parolin himself, because this problem will keep on questioning us. Thank you.

Pope Francis: I even repeated that appeal to the diplomatic corps on the very day I left for Sri Lanka. In my speech to the diplomatic corps, I said that I hope that -- more or less, I don’t remember the exact words – religious, political, academic and intellectual leaders express themselves on the issue. Even the moderate Muslim people ask that of their leaders. Some have done something. I also think that we should give some time: it is not easy, no. I am hopeful, since there are many good people among them, many good leaders, I am sure we will achieve it. But I wanted to underscore that I repeated that on the day I departed from Rome.

Christoph Schmidt: Holy Father, first of all I would like to say: Thank you very much for all the impressive moments of this week. It is the first time I accompany you, and I would like to say thank you very much. My question: you have talked about the many children in the Philippines, about your joy because there are so many children, but according to some polls the majority of Filipinos think that the huge growth of Filipino population is one of the most important reasons for the enormous poverty in the country. A Filipino woman gives birth to an average of three children in her life, and the Catholic position concerning contraception seem to be one of the few question on which a big number of people in the Philippines do not agree with the Church. What do you think about that?

Pope Francis: I think the number of three children per family that you mentioned – it makes me suffer- I think it is the number experts say is important to keep the population going. Three per couple. When this decreases, the other extreme happens, like what is happening in Italy. I have heard, I do not know if it is true, that in 2024 there will be no money to pay pensioners because of the fall in population. Therefore, the key word, to give you an answer, and the one the Church uses all the time, and I do too, is responsible parenthood. How do we do this? With dialogue. Each person with his pastor seeks how to do carry out a responsible parenthood.

That example I mentioned shortly before about that woman who was expecting her eighth child and already had seven who were born with caesareans. That is a an irresponsibility That woman might say 'no, I trust in God.’ But, look, God gives you means to be responsible. Some think that -- excuse the language -- that in order to be good Catholics, we have to be like rabbits. No. Responsible parenthood. This is clear and that is why in the Church there are marriage groups, there are experts in this matter, there are pastors, one can search; and I know so many ways that are licit and that have helped this. You did well to ask me this.

Another curious thing in relation to this is that for the most poor people, a child is a treasure. It is true that you have to be prudent here too, but for them a child is a treasure. Some would say 'God knows how to help me' and perhaps some of them are not prudent, this is true. Responsible paternity, but let us also look at the generosity of that father and mother who see a treasure in every child.

Elisabetta Pique, La Nacion: Representing the Spanish language group, I have two questions.  This was a moving voyage for everyone. We saw people crying the entire time in Tacloban, even we journalists cried.  Yesterday you said the world needs to cry.  We would like to ask you, what was – and it was all very moving – what was for you the most moving moment? That is the first question. The second, yesterday you made history, you surpassed the record set by John Paul II, in the same place, there were 6 or 7 million people. How does it feel to have seen - Cardinal Tagle was telling us that during the Mass in front of the altar you asked him, but how many people are here? How does it feel to have surpassed this record, to have entered into history as the Pope with the Mass with the highest attendance in history?  Thank you.

Pope Francis: The most moving moment: for me, the Mass in Tacloban was very moving. Very moving.  To see all of God’s people standing still, praying, after this catastrophe, thinking of my sins and those people, it was moving, a very moving moment. On the moment of the Mass there, I felt as though I was annihilated, I almost couldn’t speak. I don’t know what happened to me, maybe it was the emotion, I don’t know. But I didn’t feel another thing, it is something.  And then, the moving moments: the gestures were moving. Every gesture.  When I passed and a father would do this (gestures) and I blessed him, he would say thank you. But for them, a blessing was enough. I thought -- I who have so many expectations -- I want this and I want that. That was good for me, no? Moving moments.

After I found out that in Tacloban we landed with winds at 70 kilometres per hour, I took it seriously the warning that we needed to leave no later than one o’clock  because there was more danger. Regarding the great turnout, I felt annihilated.  These were God’s people, and God was present. And the joy of the presence of God which tells us, think on it well, that you are servants of these people, these people are the protagonists. Something like this. The other thing is the weeping. One of the things that is lost when there is too much wealth or when values are misunderstood or we have become accustomed to injustice, to this culture of waste, is the capacity to cry. This is a grace we must ask for. There is a beautiful prayer in the old missal (1962, editor's note) for tears. It went more or less like this: ‘O Lord, you who have made it so that Moses with his cane made water flow from a stone, make it so from the rock that is my heart, that water of tears may flow.’ It’s a beautiful prayer.

We Christians must ask for the grace to cry. Especially wealthy Christians. To cry about injustice and to cry about sins. Because crying opens you to understand new realities, or new dimensions to realities. This is what the girl said, what I said to her. She was the only one to ask that question to which there is no answer: why do children suffer? The great Dostoyevsky asked himself this, and he could not answer. Why do children suffer?  She, with her weeping, a woman who was weeping. When I say it is important that women be held in higher consideration in the Church, it’s not just to give them a function as the secretary of a dicastery -- though this would be fine.  No, it’s so that they may tell us tell us how they experience, and view reality. Because women view things from a different richness, a larger one. Another thing I would like to underscore is what I said to the last young man, who truly works well, he gives and gives and gives, he organizes to help the poor. But don’t forget that we too need to be beggars – from them.  Because the poor evangelize us. If we take the poor away from the Gospel, we cannot understand Jesus’ message. The poor evangelize us. I go to evangelize the poor, yes, but allow them to evangelize you. Because they have values that you do not.

I thank you very much for your work, I have esteem for it.  Thanks very much.  I know it is a sacrifice for you. Thanks very much. I would like make these thanks concrete towards our dean,  whose birthday it is today (Valentina Alazraki, editor's note). We can’t say how old you are but you’ve worked here since you were a child, as a child, as a child. Best wishes.

[Translation provided by Catholic News Agency]

--- --- ---

On ZENIT's website:

http://www.zenit.org/en/articles/full-text-of-pope-francis-in-flight-press-conference-part-i

http://www.zenit.org/en/articles/full-text-of-pope-francis-in-flight-press-conference-part-ii

http://www.zenit.org/en/articles/full-text-of-pope-francis-in-flight-press-conference-part-iii