GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 

MỪNG CHÚC GIÁNG SINH GIÁO TRIỀU RÔMA

 

THỨ NĂM 22-12-2016 Ở SẢNH ĐƯỜNG CLEMENTINE

 

 

 

"Vì Giáo Triều Roma không phải là một bộ máy quan lại bất động mà việc canh tân đổi mới, trước hết và trên hết, là một dấu hiệu của sự sống, của một Giáo Hội tiến triển trong cuộc hành trình của mình, của một Giáo Hội đang sống động và vì lý do này cần phải luôn semper reformanda - canh tân đổi mới vì Giáo Hội sống động. Cần phải nói rõ ở đây rằng việc canh tân đổi mới tự nó không phải là cùng đích, mà là một tiến trình tăng trưởng, trên hết là một tiến trình hoán cải".

 

Anh Chị Em thân mến,

Tôi muốn bắt đầu cuộc gặp gỡ này của chúng ta bằng việc gửi những lời chúc tốt đẹp đến tất cả anh chị em, các vị bề trên và các viên chức, các vị đại diện giáo hoàng và nhân viên thuộc các Tòa Khâm Sứ khắp thế giới, tất cả những ai đang làm việc ở Giáo Triều Roma cùng gia đình của anh chị em. Xin gửi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất cho một Giáng Sinh thánh thiện và bình an cũng như một Năm Mới 2017 hạnh phúc.

Thánh Âu-Quốc-Tinh (Augustino), khi chiêm ngắm dung nhan của Hài Nhi Giêsu, đã kêu lên rằng: "vĩ đại nơi thân thế Thiên Chúa, tí hon nơi thân thế nô lệ". Để diễn tả mầu nhiệm Nhập Thể, Thánh Macarius, một đan sĩ ở thế kỷ thứ tư và là môn đệ của Thánh Antôn Đan Viện Phụ, đã sử dụng động từ Hy Lạp "smikryno", tức là trở nên bé nhỏ, giảm thành một thứ tối thiểu trống rỗng. Ngài nói: "Xin hãy chăm chú lắng nghe: Vị Thiên Chúa vô cùng, bất khả chạm tới và tự hữu, theo lòng thiện hảo bao la và khôn tả của mình đã mặc lấy một thân thể, và tôi dám nói rằng vinh quang của Ngài đã bị vô cùng suy giảm".

Bởi thế Giáng Sinh là ngày lễ về lòng khiêm nhượng yêu thương của Thiên Chúa, của một vị Thiên Chúa đảo lộn những mong đợi hợp tình hợp lý của chúng ta, đảo lộn trật tự đã được thiết định, một trật tự của thành phần biện chứng và toán học. Nơi cái lộn ngược này là tất cả những gì phong phú về ý nghĩ riêng tư của Thiên Chúa, thứ suy nghĩ lật đổ các lối suy nghĩ nhân loại hạn hẹp của chúng ta (xem Isaia 55:8-9). Như Romano Guardini đã nói: "Thật là một thứ đảo lộn tất cả những giá trị quen thuộc của chúng ta - chẳng những các giá trị của loài người mà còn cả các thứ giá trị thân linh nữa! Thật vậy, vị Thiên Chúa này đảo lộn hết mọi sự chúng ta cho rằng chúng ta tự mình thiết dựng lên". Với Giáng Sinh, chúng ta được kêu gọi để thưa "vâng" bằng đức tin của chúng ta, không phải với vị Chủ Tể vũ trụ này, thậm chí với những ý nghĩ cao đẹp nhất, mà chính là với Vị Thiên Chúa là người yêu khiêm hạ này.

Chân Phước Phaolô VI, vào Giáng Sinh 1971, đã nói rằng: "Thiên Chúa có thể đã đến trong vinh quang rạng ngời, sáng láng và quyền năng, để gây sợ hãi, để làm cho chúng ta dụi mắt bàng hoàng kinh ngạc. Thế nhưng, trái lại, Ngài đã đến như là một trong những hữu thể bé mọn nhất, mỏng dòn nhất và yếu hèn nhất. Tại sao? Để không một ai cảm thấy hổ thẹn khi tiến đến với Ngài, để không còn ai cảm thấy sợ hãi, để tất cả mọi người đều cảm thấy gần gũi Ngài và đến gần Ngài, để không còn khoảng cách biệt nào giữa chúng ta và Ngài. Thiên Chúa cố gắng chìm xuống, ngụp lặn sâu thẳm trong chúng ta, để mỗi người chúng ta, mỗi người trong anh chị em, có thể nói năng thân mật với Ngài, tin tưởng Ngài, đến gần Ngài và nhận ra rằng Ngài nghĩ đến anh chị em và yêu thương anh chị em... Ngài yêu thương anh chị em! Hãy nghĩ xem điều này có nghĩa là gì! Nếu anh chị em hiểu được điều ấy, nếu anh chị em nhớ những gì tôi đang nói đây, anh chị em sẽ hiểu được tất cả những gì là Kitô giáo".

Thiên Chúa đã muốn được hạ sinh như một con trẻ tí hon vì Ngài muôn được yêu thương. Ở đây chúng ta thật sự thấy được cái lý lẽ của Giáng Sinh đảo lộn cái lý lẽ của thế gian ra sao, đảo lộn cái tâm thức về quyền năng và thế lực, cái ý nghĩ của những người biệt phái và của những ai chỉ thấy các sự vật theo chiều hướng nhân quả hay định quyết chủ nghĩa.

Trong ánh sáng êm dịu nhưng chói ngời của dung nhân thần linh Con Trẻ Kitô, tôi đã chọn làm đề tài cho cuộc gặp gỡ hằng năm này của chúng ta, đó là đề tài canh tân Giáo Triều Rôma. Tôi cảm thấy cần và thích đáng để chia sẻ với anh chị em cái khung của việc canh tân này, cho thấy những nguyên tắc hướng dẫn của nó, những bước tiến đã được thực hiện cho đến nay, thế nhưng, trên hết, cái lý lẽ bên trong của mỗi bước đi đã được thực hiện và những gì chưa xẩy ra.

Đến đây tôi tự nhiên nghĩ đến câu ngạn ngữ xưa diễn tả tiến trình Linh Thao theo phương pháp của Thánh I Nhã (Ignatio): deformata reformare, reformata conformare, conformata confirmare et confirmata transformare (biệt chú của người dịch, đây là 4 giai đoạn tu đức theo phương thánh Linh Thao của Thánh Ignatio: 1- deformata reformare: đổi mới những gì đã bị tội lỗi làm méo mó; 2- reformata conformar: thực hiện những gì được đổi mới ấy cho phù hợp với mô phạm thần linh là Chúa Giêsu; 3- conformata confirmare: kiên cường củng cố những gì phù hợp ấy; 4- confirmata transformare: biến đổi những quyết tâm đã được củng cố này bằng tình yêu).

Đối với Giáo Triều Roma thì chắc chắc chữ canh tân đổi mới được hiểu theo hai cách: Trước hết nó cần phải làm cho Giáo Triều Roma phù hợp / con-form "với Tin Mừng cần phải được hân hoan và can đảm loan báo cho tất cả mọi người, nhất là cho người nghèo, cho người hèn mọn nhất và cho người bị loại trừ". Làm cho Giáo Triều Roma phù hợp "với những dấu chỉ thời đại của chúng ta cũng như với tất cả mọi thành đạt về loài người của mình", nhờ đó có thể "đáp ứng tốt đẹp hơn những đòi hỏi của con người nam nữ mà chúng ta được kêu gọi để phục vụ". Đồng thời, điều này còn có nghĩa là làm cho Giáo Triều Roma phù hợp trọn vẹn hơn bao giờ hết với mục đích của mình, đó là hợp tác với thừa tác vụ của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô (cum ipso consociatam operam prosequuntur, như được đề cập đến trong văn kiện Motu Proprio Humanam Progressionem), và hỗ trợ Vị Giáo Chủ Roma trong việc hành sử quyền hành chuyên biệt, thông thường, trọn vẹn, tối hậu, trực tiếp và phổ quát của ngài.

Bởi thế mà việc canh tân đổi mới Giáo Triều Roma cần phải được hướng dẫn bởi giáo hội học và theo chiều hướng thiện ích và phục vụ - in bonum et in servitium, như việc phục vụ của Vị Giám Mục Roma. Điều này được thể hiện hùng hồn nơi những lời của Thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, được trích dẫn ở trong chương 3 Hiến Chế Pastor Aeternus của Công Đồng Chung Vaticano Thứ Nhất: "Niềm vinh dự của tôi là niềm vinh dự của Giáo Hội hoàn vũ. Niềm vinh dự của tôi là sự củng cố vững vàng của anh em tôi. Tôi cảm thấy thực sự được vinh dự khi không một ai trong anh em tôi bị chối bỏ vinh dự thích đáng của họ".

Vì Giáo Triều Roma không phải là một bộ máy quan lại bất động mà việc canh tân đổi mới, trước hết và trên hết, là một dấu hiệu của sự sống, của một Giáo Hội tiến triển trong cuộc hành trình của mình, của một Giáo Hội đang sống động và vì lý do này cần phải luôn semper reformanda - canh tân đổi mới vì Giáo Hội sống động.

Cần phải nói rõ ở đây rằng việc canh tân đổi mới tự nó không phải là cùng đích, mà là một tiến trình tăng trưởng, trên hết là một tiến trình hoán cải.

Thế nên, đích nhắm của việc canh tân đổi mới không có tính cách hoa mỹ, một nỗ lực cải tiến những dáng vẻ của Giáo Triều Roma, hay có thể được hiểu là một thứ sửa mặt sửa mũi, bằng cách tô điểm và son phấn để làm đẹp thân thể già đời của mình, thậm chí cũng không phải là một thứ giải phẫu tạo hình (plastic surgery) để lấy đi các vết nhăn nheo của mình.

Anh chị em thân mến, đó không phải là những vết nhăn chúng ta cần phải quan tâm về chúng trong Giáo Hội mà là những nhược điểm thiếu sót!

Theo chiều hướng này thì chúng ta cần phải nhận thức rằng việc canh tân đổi mới sẽ được hiệu nghiệm chỉ khi nào nó được thực hiện bởi những con người nam nữ được canh tân đổi mới chứ không phải chỉ là những con người mới. Chúng ta không thể chỉ thỏa mãn với việc thay đổi về nhân sự, mà còn cần phấn khích việc canh tân đổi mới về tinh thần, về nhân bản và về chuyên môn nơi các phần tử của Giáo Triều Roma nữa. Việc canh tân đổi mới Giáo Triều Roma này không thể ở chỗ thay đổi về nhân sự - một điều chắc chắn đang xẩy ra và sẽ tiếp tục xẩy ra nhưng với việc hoán cải nơi con người. Việc huấn luyện trường kỳ cũng chưa đủ; cái mà chúng ta cũng cần và cần trên hết đó là việc trường kỳ hoán cải và thanh tẩy. Nếu không thay đổi về tâm thức thì các nỗ lực cải tiến cụ thể sẽ chỉ là những gì vô bổ.

Đó là lý do tại sao, trong hai cuộc gặp gỡ Giáng Sinh vừa qua, tôi đã nói tới một số "các chứng bệnh", rút tỉa từ giáo huấn của các Giáo Phụ Sa Mạc (2014: Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Chúc Giáng Sinh 2014 Giáo Triều Rôma), và dựa vào chữ "thương xót" đã sưu tập một bản liệt kê các nhân đức - catalogue of virtues cần cho những viên chức của giáo triều cũng như cho tất cả những ai muốn hiến thân cho Giào Hội hoặc phục vụ Giáo Hội được tốt đẹp hơn (2015: Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Chúc Mừng Giáng Sinh 2015 Giáo Triều Rôma). Lý do bên trong của nó đó là, như trong trường hợp Giáo Hội nói chung, cũng cần phải semper reformanda - luôn canh tân đổi mới thế nào thì nơi trường hợp của Giáo Triều Roma cũng phải thực hiện một tiến trình hoán cải trường kỳ về bản thân và về cấu trúc như vậy.

Cần phải nói về chứng bệnh cùng việc chữa trị vì hết mọi cuộc mổ xẻ giải phẫu, nếu muốn thành công tốt đẹp đều phải được tiên dẫn bởi cuộc chẩn bệnh tỉ mỉ và phân tích kỹ lưỡng, cũng như cần phải được trợ giúp cùng theo dõi bằng những toa thuốc xác đáng.

Trong tiến trình này, thật là bình thường và lành mạnh trong việc gặp phải những khó khăn, mà trong trường hợp canh tân đổi mới có thể xẩy ra như là những kiểu cách chống cưỡng khác nhau. Có thể xẩy ra những trường hợp chống cưỡng một cách cởi mở - open resistance, thường xuất phát từ thiện chí và việc chân thành đối thoại, và có những trường hợp kín đáo chống cưỡng - hidden resistance, xuất phát từ những tâm can sợ hãi và cứng cỏi thích những thứ hùng biện rỗng tuyếch theo kiểu “spiritual window-dressing - trưng bày thiêng liêng” của những ai nói rằng họ sẵn sàng thay đổi nhưng vẫn cứ muốn mọi sự vẫn y nguyên như trước. Cũng có những trường hợp hiểm độc chống cưỡng - malicious resistance, xuất phát từ những tâm trí lầm lạc và ra tay khi bị ma quỉ xui giục (thường được khoác cái vỏ chiên hiền lành). Loại chống cưỡng cuối cùng này ẩn nấp đằng sau những lời lẽ tự biện minh và thường phải tố cáo; nó ẩn nấp nơi các thứ truyền thống, nơi các thứ dáng vẻ bề ngoài, nơi các thứ hình thức lễ nghi, nơi những gì là quen thuộc, hay cả ở nơi một ước muốn làm cho mọi sự thành tư riêng, không phân biệt được giữa tác hành (the act), tác nhân (the actor) và tác động (the action).

Thiếu phản ứng là dấu hiệu của chết chóc! Bởi thế, những trường hợp chống cưỡng tốt - và thậm chí những trường hợp chống cưỡng không tốt cho lắm - đều cần thiết và đáng được lắng nghe, đón nhận và việc bày tỏ của chúng cần được khuyến kkhích vì đó là dấu hiệu cho thấy thân thể còn đang sống động.

Tất cả đều muốn nói rằng việc canh tân đổi mời Giáo Triều Roma là một tiến trình tế nhị cần phải diễn tiến một cách trung thực đối với những gì thiết yếu, bằng việc liên lỉ nhận thức, bằng lòng can trường phúc âm cùng đức khôn ngoan của giáo hội, bằng việc cẩn thận lắng nghe, bằng việc kiên trì hoạt động, bằng việc tích cực thinh lặng và mạnh mẽ quyết định. Nó cần phải cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện thật nhiều, sâu xa khiêm nhượng, nhìn xa trông rộng, cần phải thực hiện những bước tiến cụ thể và - khi nào cần - cho dù bằng những bước lui lại - thực hiện một cách dứt khoát, một cách sinh động, cần phải hành sử quyền năng một cách hữu trách, bằng việc vâng lời vô điều kiện, thế nhưng, trên hết, bằng việc phó mình cho sự dẫn dắt an toàn của Thánh Linh và tin tưởng vào sự nâng đỡ cần thiết của Ngài. Chính vì lý do đó mà hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.

 

Một số Nguyễn Tắc Hướng Dẫn Việc Canh Tân Đổi Mới

Đây là 12 nguyên tắc chính yếu: trách nhiệm cá nhân; mối quan tâm mục vụ; tinh thần truyền giáo; phân định cơ cấu tổ chức; cải tiến phần hành; cập nhật hóa; tính cách điều hòa; tính cách phụ trợ; tính cách hội đồng; tính cách công giáo; tính cách chuyên nghiệp và tính cách tuần tự.

1. Trách nhiệm cá nhân (hoán cải bản thân)

Một lần nữa, tôi muốn khẳng định tầm quan trọng của việc hoán cải bản thân, mà nếu thiếu vắng thì tất cả mọi thay đổi về cấu trúc sẽ trở thành vô bổ. Linh hồn thật sự của việc canh tân đổi mới đó là những con người nam nữ tham phần vào việc này và làm cho nó trở thành khả dĩ. Thật vậy, việc hoán cải bản thân là những gì hỗ trợ và củng cố việc hoán cải cộng đồng.

Giữa những thái độ bản thân và cộng đồng có một sự tương tác mãnh liệt. Một người có thể mang lại thiện ích lớn lao cho toàn thể tổ chức, nhưng cũng gây tai hại cả thể và dẫn đến chỗ bệnh hoạn. Một cơ cấu lành mạnh là một cơ cấu có thể tái phục hồi, chấp nhận, củng cố, chăm sóc và thánh hóa các phần tử của mình.

2. Mối quan tâm mục vụ (hoán cải mục vụ)

Ghi nhớ hình ảnh về vị mục tử (cf. Ez 34:16; Jn 10:1-21) và nhìn nhận rằng Giáo Triều Roma là một cộng đồng phục vụ, "cả chúng ta cũng cần, thành phần được kêu gọi làm mục tử trong Giáo Hội, để cho dung nhan của Thiên Chúa là vị Mục Tử Nhân Lành chiếu tỏa chúng ta, thanh tẩy chúng ta và biến đổi chúng ta, để chúng ta được hoàn toàn canh tân, cho sứ vụ của chúng ta. Để ngay cả ở nơi những nơi làm việc của mình, chúng ta cũng cảm thấy, vun trồng và thực hiện một cảm quan mục vụ lành mạnh, nhất là với những ai chúng ta hằng ngày gặp gỡ. Chớ gì không một ai cảm thấy mình bị coi thường hay bị đối xử tệ bạc, trái lại, chớ gì mọi người đều cảm thấy, ở nơi đây, trước hết, được vị Mục Tử chăm sóc và quan tâm". Ở đằng sau mọi thứ giấy tờ là một con người.

Các nỗ lực của tất cả những ai làm việc ở Giáo Triều Roma cần phải được tác động bởi mối quan tâm mục vụ và bởi một thứ linh đạo phục vụ và hiệp thông, vì đó là loại thuốc giải độc cho tất cả những thứ nọc độc của tham vọng hão huyền cũng như của cuộc kình địch ảo tưởng. Đức Phaolô VI đã cảnh giác rằng "Giáo Triều Roma không được trở thành một thứ quan liêu, như một số tưởng lầm về nó, tự phụ và thờ ơ, thuần luật lệ và nghi thức, thành một nơi đào luyện của các thứ tham vọng tiềm ẩn và những thứ đối kháng kín đáo, như những người khác cho là như thế. Trái lại, nó phải là một cộng đồng đức tin và đức ái thực sự, một cộng đồng cầu nguyện và hoạt động, một cộng đồng của những người anh em và con cái của vị Giáo Hoàng, thành phần thực thi phần vụ của mình khi tôn trọng khả năng của nhau và theo chiều hướng hợp tác, để phục vụ ngài như ngài phục vụ những người anh em và con cái của ngài trong Giáo Hội hoàn vũ và trên toàn thế giới".

3. Tinh thần truyền giáo (Đức Kitô nhân trung)

Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã dạy, đó là mục đích chính của tất cả mọi hình thức phục vụ trong Giáo Hội để mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Vì "có những cấu trúc Giáo Hội có thể cản trở cho các nỗ lực truyền bá phúc âm hóa, tuy nhiên, dù là những cấu trúc tốt đẹp chăng nữa cũng chỉ hữu ích khi có một sức sống nào đó luôn thúc đẩy, duy trì và phẩm định chúng. Thiếu sức sống mới và tinh thần phúc âm chân thực, thiếu trung thực với ơn gọi riêng của Giáo Hội thì bất cứ cấu trúc mới mẻ nào cũng sẽ sớm trở thành vô hiệu thôi".

4. Phân định cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào nguyên tắc tất cả mọi Phân Bộ đều bình đẳng về pháp quyền thì cần phải phân định rõ ràng về cơ cấu của các văn phòng ở Giáo Triều Roma, để thấy được sự kiện là mỗi một Phân Bộ đều có những lãnh vực thuộc thẩm quyền riêng của nó. Những lãnh vực thuộc thẩm quyền này cần phải được tôn trọng, nhưng chúng cũng cần phải được phân phối một cách hợp lý, hiệu năng và thành quả. Bởi thế, không một Phân Bộ nào có thể chiếm hữu thẩm quyền của Phân Bộ khác, theo những gì đã được pháp định. Ngoài ra, tất cả mọi Phân Bộ đều phải tường trình trực tiếp cho Vị Giáo Hoàng.

5. Cải tiến phần hành

Việc từ từ chập lại hai hay hơn hai Phân Bộ có thẩm quyền về các vấn đề tương tự hay liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một Phân Bộ duy nhất, nhờ đó, một đàng cống hiến cho Phân Bộ duy nhất này tầm quan trọng hơn nữa (ngay cả về bề ngoài). Đàng khác, việc gần gũi và tương tác của các cấu trúc riêng trong một Phân Bộ duy nhất này cũng góp phần vào việc cải tiến phần hành (như hai Phân Bộ mới được thiết lập cho thấy).

Vấn đề cải tiến phần hành cũng đòi hỏi một cuộc kiểm xét thường xuyên về các vai trò, đòi hỏi tính chất thích đáng về các lãnh vực có thẩm quyền, cũng như đòi hỏi nhân viên phải có trách nhiệm, và vì thế liên quan đến tiến trình tái thẩm định, đến việc tuyển viên, việc ngưng làm cũng như việc thăng cấp.

6. Tân tiến hóa (cập nhật hóa)

Vấn đề này bao gồm khả năng biết diễn giải và chú trọng đến "các dấu chỉ thời đại". Theo ý nghĩa ấy, "chúng ta cần quan tâm đến việc thực hiện các điều khoản giúp cho các Phân Bộ của Tòa Thánh Roma trở nên thích hợp với những hoàn cảnh trong thời đại của chúng ta và thích ứng với các nhu cầu của Giáo Hội hoàn vũ". Đó là những gì Công Đồng Chung Vaticanô II mong muốn: "Các phân bộ của Giáo Triều Roma cần phải được tái tổ chức một cách thích hợp hơn với những nhu cầu của thời đại chúng ta và của các vùng cùng các nghi lễ khác nhau, nhất là liên quan đến con số của chúng, đến tước hiệu của chúng, đến thẩm quyền của chúng, đến phương thức của chúng và đến cách thức chúng phối hợp những hoạt động của chúng".

7. Tính cách điều hòa

Đến đây thì cái được kêu gọi thực hiện đó là một thứ đơn giản hóa và cắt tỉa nơi Giáo Triều Roma. Điều này liên quan đến việc bao gồm hay tháp nhập các Phân Bộ căn cứ vào những lãnh vực thẩm quyền của chúng; việc giản dị hóa trong mỗi Phân Bộ; việc từ từ dẹp bỏ các văn phòng không còn đáp ứng với các nhu cầu tùy thuộc; việc hội nhập  thành các Phân Bộ hay việc giảm bớt các Ủy Ban, các Học Viện, các Tiểu Ban v.v. tất cả đều nhắm đến tính chất điều hòa thiết yếu cần thiết cho một chứng từ thích hợp và chân thực.

8. Tính cách phụ trợ

Vấn đề này bao gồm việc tái thiết về các lãnh vực phạm vi thẩm quyền chuyên biệt cho các Phân Bộ khác nhau, nếu cần thì chuyển các lãnh vực ấy từ Phân Bộ này cho Phân Bộ khác, để có được tính cách biệt lập, điều phối và phụ trợ ở những phạm vi về thẩm quyền và việc tương tác phục vụ hiệu năng.

Cả ở đây nữa, cần phải tôn trọng những nguyên tắc phụ trợ và việc phân định cơ cấu tổ chức liên quan đến các mối liên hệ với Văn Phòng Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, và trong nội bộ của văn phòng này, giữa những phạm vi thẩm quyền khác nhau của nó để thi hành các phận vụ xứng hợp của mình, nó sẽ trực tiếp và sát cạnh phụ giúp Vị Giáo Hoàng. Điều này cũng sẽ cải tiến việc điều hợp giữa các khu vực khác nhau của những Phân Bộ và các Văn Phòng của chính Giáo Triều Roma. Văn Phòng Quốc Vụ Khanh nhờ đó mới có thể thực thi phận vụ quan trọng của mình trong việc đạt đến mối hiệp nhất, sự liên thuộc và việc điều hợp giữa các phân cực cùng các khu vực khác nhau của nó.

9. Tính cách hội đồng

Công việc của Giáo Triều Roma cần phải có tính cách hội đồng, với các cuộc họp thường xuyên của những vị Lãnh Đạo của các Phân Bộ, được Đức Giáo Hoàng chủ sự; với các buổi Triều Kiến của những vị Lãnh Đạo các Phân Bộ với Giáo Hoàng, và các cuộc họp thông thường liên phân bộ. Con số các Phân Bộ được giảm bớt sẽ giúp cho các vị Tổng Trưởng riêng rẽ với Giáo Hoàng có được các cuộc họp thường xuyên hơn và hệ thống hơn, và các cuộc họp của những vị Lãnh Đạo Phân Bộ kết quả hơn, vì điều này không thể nào xẩy ra được khi có quá nhiều nhóm.

Tính cách hội đồng cũng cần phải được sáng tỏ ở nơi hoạt động của từng Phân Bộ nữa, đặc biệt lưu ý tới Hội Nghị và ít là các Khóa Họp Thường Lệ thường xuyên hơn. Mỗi một Phân Bộ cần phải tránh tình trạng phân mảnh gây ra bởi những yếu tố như tăng bội các khu vực được chuyên biệt hóa, có khuynh hướng tập trung vào mình. Việc phối trí các khu vực này cần phải là công việc của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh hay của Văn Phòng Thứ Trưởng Quốc Vụ Khanh.

10. Tính cách Công giáo

Trong số các Viên Chức, ngoài các vị linh mục và tu sĩ, tính cách công giáo của Giáo Hội cần phải được phản ảnh nơi việc tuyển viên trên khắp thế giới, các vị phó tế và tín hữu giáo dân được cẩn thận chọn lựa căn cứ vào đời sống thiêng liêng và luân lý trổi vượt của họ cũng như khả năng chuyên nghiệp của họ. Thật là thích hợp để cung cấp cho việc tuyển viên nhiều hơn nữa thành phần tín hữu giáo dân, nhất là nơi những Phân Bộ mà họ có khả năng hơn hàng giáo sĩ hay tu sĩ. Cũng rất cần phải gia tăng vai trò của nữ giới và tín hữu giáo dân trong đời sống của Giáo Hội và việc hội nhập của họ vào các vai trò lãnh đạo ở các Phân Bộ, đặc biệt liên quan tới tính cách đa văn hóa.

11. Tính cách chuyên nghiệp

Hết mọi Phân Bộ đều phải có một qui định về vấn đề liên tục huấn luyện cho nhân viên của mình, tránh đừng để cho họ rơi vào thứ vết lún hay bị kẹt vào một thứ thói quen quan liêu.

Cũng thế, thật sự cần phải dứt khoát loại bỏ cái thói promoveatur ut amoveatur - đưa đẩy tẩy chay. Đó là một thứ ung thư.

12. Tính cách tuần tự (sự nhận thức)

Tính cách tuần tự là những gì liên quan tới việc nhận thức cần thiết được bao gồm nơi các tiến trình lịch sử, nơi giòng thời gian cũng như nơi các giai đoạn phát triển, nơi việc thẩm định, việc chỉnh đốn, việc thí nghiệm và những chuẩn nhận cho thí nghiệm. Trong các trường hợp này, vấn đề ở đây không phải là vấn đề thiếu quyết định mà là vấn đề uyển chuyển cần phải có để có thể đạt được một thứ canh tân đổi mới thực sự.

 

Những Bước Đã Thực Hiện

Giờ đây tôi sẽ đề cập một cách vắn gọn và chính xác một số bước đã áp dụng thực hành những nguyên tắc hướng dẫn này, cùng với các khuyến nghị từ các vị Hồng Y ở các cuộc đại nghị trước Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng, từ COSEA (Commission for Reference on the Organization of the Economic-Administrative Structure of the Holy See), từ Hội Đồng 9 Vị Hồng Y (C9), và từ những Vị Lãnh Đạo Các Phân Bộ cùng với những chuyên gia và cá nhân khác.

(Sau đây là các văn kiện, được liệt kê theo thứ tự thời gian, chứng tỏ Giáo Triều Rôma đang được canh tân đổi mới theo những nguyên tắc hướng dẫn, được ĐTC đã liệt kê trong bài chúc Giáng Sinh 22/12/2016 hôm nay - xin phép được miễn dịch phần liệt kê có vẻ khô khan theo sách vở này)

- On 13 April 2013 it was announced that the Council of Cardinals (Consilium Cardinalium Summo Pontifici) – the C8 and, after 1 July 2014, the C9 – was created, primarily to counsel the Pope on the governance of the universal Church and on other related topics, also with the specific task of proposing the revision of the Apostolic Constitution Pastor Bonus.

- With the Chirograph of 24 June 2013, the Pontifical Commission for Reference on the Institute for Works of Religion was established, in order to study the legal status of the IOR and to allow for its greater ”harmonization” with “the universal mission of the Apostolic See”.  This was “to ensure that economic and financial activities be permeated by Gospel principles” and to achieve a complete and acknowledged transparency in its operation.

- With the Motu Proprio of 11 July 2013, provisions were made to define the jurisdiction of the judicial authorities of Vatican City State in criminal matters.

- With the Chirograph of 18 July 2013, the COSEA (Pontifical Commission for Reference on the Organization of the Economic-Administrative Structure) was instituted and given the task of research, analysis and the gathering of information, in cooperation with the Council of Cardinals for the study of the organizational and economic problems of the Holy See.

- With the Motu Proprio of 8 August 2013, the Holy See’s Financial Security Committee was established for the prevention and countering of money laundering, the financing of terrorism and the proliferation of weapons of mass destruction.  This was to bring the IOR and the entire Vatican economic system to the regular adoption of, and fully committed and diligent compliance with, all international legal norms on financial transparency.

- With the Motu Proprio of 15 November 2013, the Financial Intelligence Authority (AIF), established by Benedict XVI with his Motu Proprio of 30 December 2010 for the prevention and countering of illegal activities in the area of monetary and financial dealings, was consolidated.

- With the Motu Proprio 24 February 2014 (Fidelis Dispensator et Prudens), the Secretariat for the Economy and the Council for the Economy were established to replace the Council of 15 Cardinals, with the task of harmonizing the policies of control in regard to the economic management of the Holy See and the Vatican City.

- With the same Motu Proprio of 24 February 2014, the Office of General Auditor (URG) was established as a new agency of the Holy See, charged with auditing the Dicasteries of the Roman Curia, the institutions connected with to the Holy See or associated with it, and the administrations of the Governatorate of Vatican City.

- With the Chirograph of 22 March 2014, the Pontifical Commission for the Protection of Minors was established, in order “to promote the protection of the dignity of minors and vulnerable adults, using the forms and methods, consonant with the nature of the Church, which they consider most appropriate”.

- With the Motu Proprio of 8 July 2014, the Ordinary Section of the Administration of the Patrimony of the Apostolic See was transferred to the Secretariat for the Economy.

- On 22 February 2015, the Statutes of the new economic agencies were approved.

- With the Motu Proprio of 27 June 2015, the Secretariat for Communication was established and charged “to respond to the current context of communication, characterized by the presence and evolution of digital media, and by factors of convergence and interactivity”.  The Secretariat was also charged with overall restructuring, through a process of reorganization and merging, of “all the realities which in various ways up to the present have dealt with communications”, so as to “respond ever better to the needs of the mission of the Church”

- On 6 September 2016, the Statutes of the Secretariat for Communication were promulgated; they took effect last October.

- With the two Motu Proprios of 15 August 2015, provisions were made for the reform of the canonical process in cases of declaration of marital nullity: Mitis et Misericors Iesus for the Code of Canons of the Oriental Churches, and Mitis Iudex Dominus Iesus for the Code of Canon Law.

- With the Motu Proprio of 4 June 2016 (Come una madre amorevole), an effort was made to prevent negligence on the part of bishops in the exercise of their office, especially with regard to cases of the sexual abuse of minors and vulnerable adults.

- With the Motu Proprio of 4 July 2016 (I beni temporali), following the rule whereby the organs of oversight should be separate from those that being overseen, the respective areas of competence of the Secretariat of the Economy and of the Administration of the Patrimony of the Apostolic See should be more carefully delineated.

- With the Motu Proprio of 15 August 2016 (Sedula Mater), the Dicastery for Laity, the Family and Life was established, in the light of the general pastoral purpose of the Petrine ministry: “I hasten to arrange all things necessary in order that the richness of Christ Jesus may be poured forth appropriately and profusely among the faithful”.

- With the Motu Proprio of 17 August 2016 (Humanum progressionem), the Dicastery for Promoting Integral Human Development was established, so that development can take place “by attending to the inestimable goods of justice, peace and the care of creation”.  Beginning in January 2017, four Pontifical Councils  - Justice and Peace, Cor Unum, the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People, and Healthcare Workers – will be merged into this Dicastery.  For the time being, I will directly head the section for the pastoral care of migrants in the new Dicastery.

- On 18 October 2016, the Statutes of the Pontifical Academy for Life were approved.

 

Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây đã được bắt đầu bằng việc nói đến ý nghĩa của Giáng Sinh như là một việc lật ngược lại các tiêu chuẩn loài người của chúng ta, để nhấn mạnh rằng con tim và tâm điểm của việc canh tân đổi mới là Đức Kitô (Christocentrism).

Tôi muốn kết thúc một cách đơn giản bằng một lời lẽ và bằng một kinh nguyện. Lời lẽ đó là lời lập lại rằng Giáng Sinh là lễ về lòng khiêm hạ yêu thương của Thiên Chúa. Về kinh nguyện, tôi đã chọn sứ điệp Giáng Sinh của Cha Matta el Meskin, một đan sĩ trong thời đại của chúng ta đây, vị đã thân thưa cùng Chúa Giêsu hạ sinh ở Bêlem rằng: "Nếu chúng con có cảm thấy cái bé nhỏ cùa Chúa là những gì quá khó thì lại không khó đối với Chúa, Ôi Con Thiên Chúa. Nếu chúng con vấp ngã trên con đường dẫn đến mối hiệp thông với Chúa vì cái nhỏ mọn của Chúa, thì Chúa có thể loại trừ đi tất cả những chướng ngại ngăn cản chúng con được hiệp thông với Chúa ấy. Chúng con biết rằng Chúa sẽ không yên nghỉ cho đến khi Chúa thấy được nơi chúng con cái tương tự giống như Chúa và nhỏ mọn như Chúa. Ôi Con Thiên Chúa, xin hãy giúp chúng con hôm nay đây được trở nên thân ái với trái tim Chúa. Xin đừng để chúng con coi mình là lớn lao cao cả bằng các kinh nghiệm của chúng con. Trái lại xin giúp chúng con trở nên nhỏ mọn như Chúa, nhờ đó chúng con có thể đến gần Chúa và lãnh nhận từ Chúa muôn vàn những gì là khiêm hạ và dịu hiền. Xin đừng để chúng con bị hụt hẫng mạc khải của Chúa, cuộc thần hiển về cái bé mọn của Chúa nơi tâm can của chúng con, nhờ đó chúng con chữa lành tất cả những gì là kiêu kỳ của chúng con và tất cả những gì là ngạo mạn của chúng con. Chúng con thật cần Chúa tỏ ra nơi chúng con tính chất đơn sơ của Chúa, bằng việc lôi kéo chúng con, thật sự là cả Giáo Hội và toàn thế giới đến cùng Chúa. Thế giới của chúng con đang bị tàn tạ và trở nên kiệt quệ, vì ai cũng đang ganh đua nhau để xem ai là người lớn lao vĩ đại nhất. Đang xẩy ra một cuộc cạnh tranh tàn khốc giữa các chính quyền, các giáo hội, các dân tộc, trong gia đình, từ giáo xứ này đến giáo xứ khác. Ai trong chúng ta là kẻ lớn nhất? Thế giới này đang bị mưng mủ bởi các vết thương đau đớn gây ra bởi chứng bệnh trầm trọng này: Ai là kẻ lớn nhất? Thế nhưng, hôm nay đây, chúng con đã tìm thấy nơi Chúa, Ôi Con Thiên Chúa, phương dược duy nhất của chúng con. Chúng con, và toàn thế giới, sẽ không thể nào tìm thấy ơn cứu độ hay bình an trừ phi chúng con trở về gặp gỡ Chúa một lần nữa nơi máng cỏ Belem. Amen."

Xin cám ơn anh chị em, và chúc anh chị em một Giáng Sinh Thánh Thiện và Một Tân Niên Ân Phúc 2017!

Hai năm trước đây, khi tôi nói về các chứng bệnh thì một vị trong anh chị em đã đến nói với tôi rằng: "Con phải đi đâu đây, đi đến tiệm thuốc hay đi xưng tội?" Tôi đã đáp lại rằng: "Vậy thì... cả hai!" Khi tôi chào Đức Hồng Y Brandmuller thì ngài nhìn tôi bằng đôi mắt mà nói: "Acquaviva!" Bấy giờ tôi không hiểu, sau đó, nghĩ đến nó, tôi đã nhớ rằng Acquaviva là vị tổng quyền thứ ba của Dòng Tên, đã viết một cuốn sách mà sinh viên chúng tôi được đọc bằng tiếng Latinh; các cha linh hướng bảo chúng tôi đọc cuốn ấy, với nhan đề: Industriae pro Superioribusejusdem Societatis ad curandos animae morbos, tức là các chứng bệnh của linh hồn. Ba tháng trước đây, có một ấn bản rất hay bằng tiếng Ý, được thực hiện bởi Cha Giuliano Raffo, vị vừa qua đời, trong đó có phần dẫn nhập tốt đẹp để hướng dẫn cách đọc cuốn sách này và có cả lời giới thiệu hay ho nữa. Nó không phải là một ấn bản có tính cách nhận định, nhưng nó thực sự là một bản dịch hay, rất công phu, và tôi tin rằng nó có thể mang lại lợi ích. Như một quà tặng Giáng Sinh, tôi xin cống hiến nó cho từng người trong anh chị em. Xin cám ơn anh chị em.

[ĐTC ban phép lành kết thúc]

Phụ chú: Đối với người dịch ở đây, căn cứ vào nội dung bài chúc Giáng Sinh Giáo Triều Rôma của Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như các bài ở các năm trước, thì dường như Vị Giáo Hoàng xuất thân từ Dòng Tên này được sai đến vào thời điểm của lòng thương xót và cho thời điểm của lòng thương xót này là để canh tân Giáo Hội, như Thánh Phanxicô Assisi được ngài nhận làm tông hiệu xưa đã được kêu gọi "hãy sửa chữa ngôi nhà của Ta", và việc canh tân Giáo Hội này, trước hết và trên hết, ĐTC Phanxicô chủ trương canh tân thành phần lãnh đạo Giáo Hội Công giáo Roma, ở chính trung ương là Giáo Triều Roma, nhờ đó các vị mới có thể thực sự trở thành dụng cụ thương xót, chứng nhân thương xót, thừa tác thương xót. Và ngài đã lợi dụng các buổi chúc mừng Giáng Sinh hằng năm này, một dịp được gặp gỡ chung Giáo Triều Roma, để có giờ dài dòng tĩnh huấn Linh Thao cho đông đảo và đầy đủ những nhân vật cần phải tham dự, lắng nghe và áp dụng thực hành!


http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2016/december/documents/papa-francesco_20161222_curia-romana.html

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý bằng mầu

 

 

 

Vatican City