GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - TÔNG DU MỄ TÂY CƠ 12-18/2016

 

 

PHẦN I

 

TÔNG DU - TOÀN BỘ LỊCH TRÌNH

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2016/outside/documents/papa-francesco-messico-2016.html

 

Friday, 12 February 2016

7:45 Departure from Rome's Fiumicino airport for Havana (Cuba)
Greeting to journalists during the flight Rome-Havana
[Italian, Spanish]
 
14:00 Arrival at “José Martí” International Airport of Havana  
14:15 Private meeting with H.H. Kirill, Patriarch of Moscow and All Russia  
16:30 Signing of the Joint Declaration
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Russian, Spanish]
 
17:10 Farewell between His Holiness Kirill and the Holy Father  
17:30 Departure from the International Airport of Havana for Mexico City  
19:30 Arrival at the “Benito Juárez” International Airport of Mexico City  
  Official welcome  
 

Saturday, 13 February 2016

9:30 Welcoming ceremony at the National Palace  
  Courtesy visit with the President of the Republic  
10:15 Meeting with authorities, representatives of civil society and the diplomatic corps
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
11:30 Meeting with the Bishops of Mexico gathered in the Cathedral
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
17:00 Holy Mass in the Basilica of Our Lady of Guadalupe
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
 

Sunday, 14 February 2016

10:15 Transfer by helicopter to Ecatepec  
11:30 Holy Mass at the Study Center of Ecatepec
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
  Angelus 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
14:00 Luncheon with the Papal Entourage at the Diocesan Seminary in Ecatepec  
16:45 Transfer by helicopter to Mexico City  
17:15 Arrival at Mexico City  
17:45 Visit to the “Federico Gómez” children's hospital
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
 

Monday, 15 February 2016

7:30 Departure by plane for Tuxtla Gutiérrez  
9:15 Transfer by helicopter to San Cristóbal de Las Casas  
10:15 Holy Mass with representatives of the indigenous communities of Chiapas in the municipal sport center
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
13:00 Luncheon with representatives of the indigenous communities and the Papal Entourage  
15:00 Visit to the Cathedral of San Cristóbal de las Casas  
15:35 Transfer by helicopter to Tuxtla Gutiérrez  
16:15 Meeting with families in the “Víctor Manuel Reyna” stadium in Tuxtla Gutiérrez 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
18:10 Departure by plane for Mexico City  
20:00 Arrival at Mexico City airport  
 

Tuesday, 16 February 2016

7:50 Departure by plane for Morelia  
10:00 Holy Mass with priests, men and women religious, consecrated people and seminarians at “Venustiano Carranza” Stadium
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
15:20 Visit to the Cathedral  
16:30 Meeting with young people in the “José María Morelos y Pavón” stadium 
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
18:30 Departure by plane for Mexico City  
19:35 Arrival at Mexico City airport  
 

Wednesday, 17 February 2016

8:35 Departure by plane for Ciudad Juárez  
10:00 Arrival at “Abraham González” International Airport of Ciudad Juárez  
10:30 Visit to the penitentiary (CeReSo n. 3)
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
12:00 Meeting with the world of labour at the Bachilleres College in the state of Chihuahua
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
16:00 Holy Mass at the Ciudad Juárez fairgrounds
[Arabic, English, French, German, Italian, Polish, Portuguese, Spanish]
 
19:00 Farewell ceremony at the International Airport of Ciudad Juárez  
19:15 Departure for Rome/Ciampino  
 

Thursday, 18 February 2016

14:45 Arrival at Ciampino Airport in Rome

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du Mexico: Vấn Đáp dẫn nhập

 

 

 

 

 

PHẦN II

 

TÔNG DU - HÌNH ẢNH MÀN ẢNH

 

(Màn ảnh từ Rome Reports TV News Angency; Hình ảnh từ News Vatican, Vatican Insider và Zenit)

 



XIN LƯU Ý

muốn xem từng đoạn video clip trong chuyến tông du Mexico của ĐTC được trích lại ở đây, 

trước hết xin bấm vào cái link chung ngay dưới đây đã

http://www.romereports.com/pope-in-mexico

sau đó mới chọn đúng đoạn video clip muốn coi như những cái links ở từng chỗ

căn cứ vào hàng chữ tiếng Anh của mỗi cái link


 

 

 

THỨ SÁU 12/2/2016

 

http://www.romereports.com/2016/02/12/pope-francis-leaves-for-mexico-and-cuba
Đ
TC rời Vatican ra phi trường bay sang Cuba rồi Mexico video clip 1 phút 43 giây

 

 

 

ĐTC chào phái đoàn tùy tùng phóng viên ký giả truyền thông trên chuyến bay từ Rome sang Mexico ngày Thứ Sáu 12/2/2016

http://www.romereports.com/2016/02/13/inside-the-papal-plane-a-mexican-hat-for-the-pope-and-dream-fulfilled-for-noel-diaz
đ
oạn video clip dài 1 phút 51 giây

 

 

 

http://www.romereports.com/2016/02/13/historic-encounter-with-pope-and-patriarch-of-moscow-we-are-not-competitors-but-brothers
đ
oạn video clip 3 phút 01 giây

 

 

http://www.romereports.com/2016/02/12/live-pope-says-goodbye-to-cuba-and-flies-to-mexico
 đoạn video clip 1 tiếng 3 phút 6 giây biến cố hội ngộ giữa hai Giáo Hội Công giáo Roma và Chính Thống Nga ở Cuba

 

 

ĐTC gặp gỡ Đức Thượng Phụ Nga Kirill ở thủ đô Havana Cuba để ký kết một bản tuyên ngôn chung về đại kết và công lý

 

 

ĐTC trên chuyến bay từ Cuba sang Mexico

 

 

http://www.romereports.com/2016/02/12/mexican-singer-anahi-performs-a-welcome-sing-for-the-pope-in-chiapas

Bài hát nghênh đón ĐTC do nữ ca sĩ nổi tiếng của Mexico là Anahi hát dài 4 phút 5 giây

 

 

 

ĐTC được hai vợ chồng Tổng Thống Mexico Enrique Pena Nieto nghênh đón tối Thứ Sáu 12/2/2016

http://www.romereports.com/2016/03/13/spectacular-welcoming-for-pope-francis-in-mexico
đ
oạn video clip dài 2 phút 17 giây

 

 

THỨ BẢY 13/2/2016

 

Với Giới Chính Trị Gia Mexico

Diễn từ cho Tổng Thống Mexico, chính phủ Mexico và phái đoàn ngoại giao ở Mexico

http://www.romereports.com/2016/02/13/pope-to-mexican-leaders-the-country-needs-to-reform-its-sense-of-responsability
ĐTC gặp gỡ Chính Phủ Mexico và phái đoàn ngoại giao ở Mexico - đ
oạn video clip dài 3 phút 18 giây

 

"Tôi sung sướng được đặt chân trên mảnh đất Mexico là quốc gia nắm một vị thế đặc biệt ở tâm điểm của Mỹ Châu. Hôm nay tôi đến đây như là một vị thừa sai của lòng thương xót và của hòa bình và như là một người con muốn tỏ lòng tôn kính người mẹ của mình, Trinh Nữ Diễm Phúc Guadalupé, và đặt mình trong sự chăm sóc chở che của Mẹ...

"Tôi tin rằng và tôi dám nói rằng cái phong phú chính yếu của Mexico ngày nay có một bộ mặt trẻ trung; phải, cái phong phú này là giới trẻ của quí vị. Hơn một nữa dân số là thành phần giới trẻ. Điều này trở thành một cơ hội để nhắm tới và dự trù cho tương lai, cho mai ngày. Điều ấy cống hiến niềm hy vọng và những viễn tượng tương lai. Một dân tộc có được một dân số trẻ trung là một dân tộc có thể canh tân và biến đổi chính mình; nó là một lời mời gọi để hy vọng hướng tới tương lai, và đồng thời nó cũng thách thức chúng ta một cách tích cực vào lúc này đây. Thực tại này bắt chúng ta không thể nào không nghĩ đến trách nhiệm của mình liên quan đến việc xây dựng một nước Mexico chúng ta mong muốn, một nước Mexico chúng ta muốn truyền lại cho các thế hệ mai hậu. Nó cũng khiến chúng ta nhận thức rằng một tương lai tràn đầy hy vọng đang được hình thành ở một hiện tại làm nên bởi những con người nam nữ chính trực, chân thành và có khả năng hoạt động cho công ích, thứ 'công ích' trong thế kỷ 21 này không phải là một đòi hỏi quá lớn lao như vậy. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng mỗi khi chúng ta tìm kiếm đặc ân hay lợi lộc cho một thiểu số nào đó gây thiệt hại cho thiện ích của tất cả mọi người, thì không sớm thì muộn đời sống của xã hội trở thành một mảnh đất phì nhiêu thuận lợi cho tình trạng băng hoại đút lót hối lộ, buôn bán cần sa ma túy, loại trừ đi những thứ văn hóa khác biệt, bạo lực và cả đến việc buôn người, bắt cóc và chết chóc, gây ra khổ đau và làm trì trệ việc phát triển ..."

 

Với Các Vị Giám Mục Mexico

Screen Shot 2016-02-13 at 11.53.11 AM

http://www.romereports.com/2016/02/13/live-pope-meets-with-bishops-in-the-cathedral-of-mexico-city
Đ
TC gặp gỡ các vị Giám Mục Mexico đọan video clip dài 1 tiếng 37 phút 17 giây

http://www.romereports.com/2016/02/13/pope-prays-before-the-altar-of-forgiveness-in-mexico-city-s-cathedral
Đ
TC kính viếng Vương Cung Thánh Đường Thành Phố Mexico và cầu nguyện tại Bàn Thờ Tha Thứ - đoạn video clip dài 3 phút 51 giây

 

Thế giới mà Chúa gọi chúng ta thi hành sứ vụ của chúng ta đã trở nên quá sức là phức tạp. Thậm chí ngay cả quan niệm kiêu hãnh cogito - tôi nghĩ nên tôi hiện hữu quan niệm dầu sao cũng không chối bỏ có một nền tảng trên bãi cát hữu thể, ngày nay cũng bị chế ngự bởi một nhãn quan về đời sống hơn bao giờ hết được nhiều người coi là lưỡng lự, hoang mang và thả lỏng vì nó thiếu một nền tảng vững chắc. Những giới tuyến được nhiệt liệt gợi lên và ủng hộ giờ đây đang hướng tới một tình trạng mỉa mai nơi một thế giới quyền lực ở trong tay một số người không thể nào có thể còn tồn tại mà lại không gây tổn thương cho những người khác. Cái lai căng bất khả vãn hồi của kỹ thuật làm cho những gì xa cách gần lại với nhau hơn; thế mà, tiếc thay nó cũng làm cách xa những gì cần phải gần lại với nhau...

Khi quan sát gương mặt của chư huynh, dân nhân Mexico có quyền chứng kiến thấy các dấu hiệu của những ai "đã được thấy Chúa" (xem Gioan 20:25), của những ai đã được ở với Chúa. Đó là những gì chính yếu. Bởi thế, chư huynh đừng mất giờ hay nghị lực cho những cái thứ yếu, cho chuyện rỉ tai hay ngầm vận động nhau, cho những ý đồ nghề nghiệp phô trương, cho những dự án cao ngạo rỗng tuyếch, cho những nhóm vô dụng đang tìm kiếm lợi lộc hay ích chung. Chư huynh đừng để mình bị lôi kéo vào chuyện lèo xèo và nói xấu nhau...

Chỉ có Giáo Hội nào có thể che chở những gương mặt của con người nam nữ đến gõ cửa của mình mới có thể nói cho họ về Thiên Chúa thôi. Nếu chúng ta không biết cách giải mã những khổ đau của họ, nếu chúng ta không biết đến những nhu cầu của họ, thì chúng ta chẳng thể nào cống hiến cho họ gì hết...

Tôi xin mạnh mẽ lập lại lời tôi kêu gọi chư huynh là hãy bảo trì mối hiệp thông và hiệp nhất giữa chư huynh với nhau. Đây là những lời không được dọn sẵn mà là tự phát, đó là chư huynh được tranh cãi, cứ tranh cãi; nếu chư huynh cần phải nói gì thì cứ nói; thế nhưng nói ra trước mặt, như là những con người của Thiên Chúa, rồi sau đó cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau nhận thức. Nếu chư huynh đi quá xa thì hãy lên tiếng xin lỗi, nhưng luôn bảo trì mối hiệp nhất của giáo phẩm đoàn; mối hiệp thông và hiệp nhất giữa chư huynh với nhau. Hiệp thông là hình thức thiết yếu của Giáo Hội, và mối hiệp nhất nơi các Mục Tử của Giáo Hội là những gì cống hiến chứng cớ về sự thật của Giáo Hội. Mexico và Giáo Hội rộng lớn muôn mặt của nước này cần có những vị giám mục là những người tôi tớ và quản gia của mối hiệp nhất được xây dựng trên Lời Chúa, được nuôi dưỡng bằng Mình của Người và được hướng dẫn bởi Thần Linh của Người, Đấng là hơi thở thông ban sự sống của Giáo Hội....

 …

Thánh Lễ tại Đền Thờ Đức Mẹ Gualalupé

Screen Shot 2016-02-13 at 5.32.20 PM

Screen Shot 2016-02-13 at 6.51.30 PM

http://www.romereports.com/2016/02/14/pope-francis-at-the-basilica-of-guadalupe-the-tears-of-those-who-suffer-are-not-in-vein

ĐTC dâng lễ tại Đền Thờ Đức Mẹ Gualalupé ở Thành Phố Mexico - đoạn video clip dài 4 phút 9 giây

http://www.romereports.com/2016/02/14/pope-prays-alone-before-the-virgin-of-guadalupe

ĐTC cầu nguyện trước Ảnh Đức Mẹ Gualalupé - đoạn video clip dài 2 phút 52 giây

 

Ta không phải là mẹ của các con hay sao? Ta không ở đây hay sao? Đừng để cho các cuộc thử thách và các nỗi đớn đau phủ ngập các con, Mẹ nói với chúng ta như thế. Hôm nay, Mẹ lại sai chúng ta đi; hôm nay Mẹ đến để nói với chúng ta một lần nữa rằng: hãy làm khâm sai của Mẹ, người được Mẹ sai đi để kiến thiết nhiều ngôi đền mới, để hỗ trợ cho nhiều cuộc đời, để lau khô các giọt lệ rơi. Chỉ cần là khâm sai của Mẹ bằng cách bước đi theo những con đường của lân bang các con, của cộng đồng các con, của giáo xứ các con; chúng ta có thể kiến thiết các ngôi đền bằng việc chia sẻ niềm vui khi biết rằng chúng ta không lẻ loi một mình, có Mẹ Maria hỗ trợ chúng ta. Hãy làm khâm sai của Mẹ, Mẹ nói với chúng ta như thế, trong việc cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho ai thiếu thốn đỗ nhờ, cho kẻ trần trụi phục sức và thăm việc bệnh nhân. Hãy đến trợ giúp tha nhân của các con, hãy tha thứ cho những ai phạm đến các con, hãy an ủi những ai sầu khổ, hãy nhẫn nại với người khác, và nhất là van xin và nguyện cầu cùng Thiên Chúa.

Ta không phải là Mẹ của các con hay sao? Mẹ không ở đây với các con hay sao? Mẹ Maria nói lại điều này với chúng ta. Hãy đi xây dựng ngôi đền cho Ta, hãy giúp Mẹ nâng dậy những cuộc đời của thành phần con trai con gái của Mẹ, những người anh chị em của các con. 

 

 

CHÚA NHẬT 14/2/2016

 

THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

 

CbMeoTRUUAEaP5X

... Chúa Giêsu đã không trả lời cho ma quỉ bằng bất cứ một lời nào của Người, mà là bằng các lời của Thiên Chúa, các lời của Thánh Kinh. Vì, hỡi anh chị em, chúng ta phải làm sao thật rõ ràng về điều này, đó là chúng ta không thể nào đối thoại với ma quỉ, chúng ta không thể nào làm như thế vì hắn sẽ luôn luôn là k chiến thắng. Chỉ có quyền năng lời Chúa mới có thể chế ngự được hắn....

Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu, chứ không chọn ma quỉ; chúng ta muốn theo bước chân của Chúa Giêsu, cho dù chúng ta biết rằng điều đó không dể dàng gì. Chúng ta biết như thế nào là tình trạng bị thu hút bởi tiền bạc, thế giá và quyền lực. Đó là lý do Giáo Hội cống hiến cho chúng ta tặng ân Mùa Chay này, mời gọi chúng ta hãy hoán cải, mang lại cho chúng ta niềm tin tưởng duy nhất rằng: Người đang chờ đợi chúng ta và muốn chữa lành tâm can của tất cả chúng ta đã bị đổ nát. Người là vị Thiên Chúa có tên gọi là Thương Xót. Tên của Người là sự giầu sang của chúng ta, tên của Người là những gì làm cho chúng ta danh tiếng, tên của Người là quyền lực của chúng ta và nơi tên của Người chúng ta một lần nữa cùng với Thánh Vịnh vang lên rằng: "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài". Anh chị em sẽ cùng nhau lập lại điều này nhé? Ba lần: "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài". "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài"....

(xin xem trọn bài giảng ở phần III - Huấn Từ Giảng Lễ dưới đây)

 

CbMre6LUEAA0Sfk

 

... Hôm nay, tôi mời gọi anh chị em hãy ở ngay tiền tuyến, hãy là những người đầu tiên trong tất cả mọi khởi động giúp cho mảnh đất Mexico phúc lành này trở thành một mảnh đất của cơ hội, nơi sẽ không còn cần phải di dân để mà mộng ước nữa, không còn cần phải khai thác cho lao động nữa, không còn cần phải làm thất vọng và bần cùng nhiều thời cơ của một thiểu số người, một mảnh đất sẽ không còn khóc thương những con người nam nữ, giới trẻ và trẻ em bị hủy diệt trong tay của các tác nhân chết chóc

Mảnh đất này đầy những hương thơm của Đức Bà Guadalupe là vị luôn yêu thương đi trước chúng ta. Chúng ta hãy hết lòng dâng lên Mẹ rằng:

Hỡi Trinh Nữ Diễm Phúc, "xin giúp cho chúng con làm chứng rạng ngời cho mối hiệp thông, cho việc phục vụ, cho đức tin nhiệt thành và quảng đại, cho công bằng và tình yêu thương người nghèo, để niềm vui Phúc Âm có thể vươn tới tận cùng trái đất, soi sáng ngay cả những lề mép của thế giới chúng con (EG 288). 

http://www.romereports.com/2016/02/14/papal-mass-turn-mexico-into-a-land-of-opportunity
tường trình về Thánh Lễ Chúa Nhật - đ
oạn video clip dài 3 phút 18 giây

http://www.romereports.com/2016/02/14/live-pope-officiates-his-first-mass-in-crowded-mexico
toàn bộ về Thánh Lễ Chúa Nhật - đoạn video clip dài 2 tiếng 9 phút 55 giây

 

THĂM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG

 

Screen Shot 2016-02-14 at 7.07.22 PM

Screen Shot 2016-02-14 at 7.07.39 PM

 

Thật là quan trọng trong việc chúng ta cần phải cảm thấy mình được chăm sóc và hỗ trợ, cảm thấy được yêu thương và biết rằng tất cả những nhân viên này đang tìm những cách tốt nhất để chăm sóc cho chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người ... chẳng những cho các vị bác sĩ mà còn cho những ai cung cấp 'trị liệu pháp từ ái' nhờ đó làm cho thời gian ở đây được hân hoan hơn. Thứ trị liệu pháp từ ái này rất quan trọng. Đôi khi nó là một thứ chăm sóc giúp rất nhiều vào việc làm cho tốt đẹp hơn.

 

http://www.romereports.com/2016/02/15/pope-visits-children-s-hospital-in-mexico-gives-medicine-to-a-young-patient
Đ
oạn video clip dài 1 phút 20 giây trong đó có cảnh ĐTC cho trẻ em uống thuốc

http://www.romereports.com/2016/02/15/see-the-pope-s-moving-visit-to-a-children-s-hospital-in-mexico
Tường trình sự kiện ĐTC viếng thăm bệnh viện nhi đồng - đoạn video clip dài 3 phút 43 giây

http://www.romereports.com/2016/02/15/young-cancer-patient-sings-amazing-rendition-of-ave-maria-for-pope-francis
Một bệnh nhân bị ung thư hát bàii Ave Maria cho Đức Thánh Cha nghe - video clip dài 2 phút 12 giây

 

Pope Surprise Visit to Jesuits in Mexico

Sau khi thăm bệnh viện nhi đồng, ĐTC đã bất chợt ghé thăm 6 tu sĩ Dòng Tên của ngài đang ở Tòa Khâm Sứ là nơi ngài trú trong thời gian tông du Mexico

Ngài đã được các tu sĩ ở đây tặng thánh tích của Chân Phước Miguel Pro vị tử đạo 1927 bởi chế độ chống Giáo Hội thời Tổng Thống Plutarco Elias Calles

 

 

THỨ HAI 15/2/2016

 

Ngày với Cộng Đồng Dân Bản Xứ và Các Gia Đình

 

Sáng - Thánh Lễ cho Cộng đồng Dân Chiapas Bản Xứ

 

unnamed-7

 

Thánh lễ được cử hành ở San Cristóbal de las Casas, một trung tâm thể thao có thể chứa được 100 ngàn người, cho dân bản xứ, thành phần sống trong các cộng đồng chẳng những cực kỳ nghèo khổ, đến độ hầu hết không làm sao có được thứ nước uống và đất đai của họ bị chính quyền trung ương tịch thu, mà còn bị nạn kỳ thị cùng bài trừ sắc tộc nữa, thậm chí họ không có phương tiện để được chữa trị bệnh hoạn của họ. Truyền thống và văn hóa của họ không được nhìn nhận cũng như ngôn ngữ của họ không được sử dụng ở bất cứ một trường học nào. Sau đây là một số ý tưởng chính yếu tiêu biểu trong bài giảng của ĐTC Phanxicô:

 

"Chúng ta không còn thinh lặng được nữa trước một trong những cuộc khủng hoảng về môi sinh cả thể nhất trong lịch sử thế giới"

 

... Thách đố về môi sinh mà chúng ta đang trải qua cùng với những căn do gây ra bởi con người đang tác dụng đến tất cả chúng ta (xem Thông Điệp Laudato Sí, 14) và cần chúng ta đáp ứng. Chúng ta không còn thinh lặng được nữa trước một trong những cuộc khủng hoảng về môi sinh cả thể nhất trong lịch sử thế giới.

Về vấn đề này, anh chị em dạy cho chúng tôi nhiều lắm, dạy cho nhân loại nhiều lắm. Nhân dân của anh chị em, như các vị Giám Mục Mỹ Châu Latinh đã nhìn nhận, biết cách giao tiếp hài hòa với thiên nhiên tạo vật, nơi mà họ tôn trọng như là "một nguồn lương thực, một ngôi nhà chung và một bàn thờ chia sẻ của nhân loại" (Aparecida, 472).

Thế mà, ở nhiều trường hợp, bởi một đường lối có cơ cấu tổ chức đàng hoàng, nhân dân của anh chị em đã bị hiểu lầm và bị loại trừ ra khỏi xã hội. Một số người đã coi các thứ giá trị của anh chị em, văn hóa của anh chị em và các truyền thống của anh chị em là những gì thấp kém. Những người khác, theo đuổi quyền lực, tiền bạc và chiều hướng thị trường, đã cướp mất đất đai của anh chị em hay làm cho chúng bị ô nhiễm. Buồn thảm thay! Thật đáng cho mỗi người chúng ta kiểm điểm lương tâm mình và dám lên tiếng "xin tha thứ cho tôi!", "xin anh chị em tha thứ cho tôi!" Thế giới ngày nay, một thế giới đang thực sự bị tán phá bởi thứ văn hóa loại trừ, cần đến anh chị em!

Trước một nền văn hóa tìm cách đàn áp tất cả mọi di sản văn hóa và những đặc tính để theo đuổi một thế giới đồng nhất hóa, giới trẻ ngày nay, giới trẻ này đang cần phải bám lấy cái khôn ngoan của cha ông chúng!

Thế giới ngày nay, bị chi phối bởi những gì là thuận lợi, cần phải học lại cái gía trị của lòng tri ân!

Chúng ta hoan hỉ tin rằng "Đấng Tạo Hóa không bỏ rơi chúng ta; Ngài không bao giờ bỏ rơi dự án yêu thương của Ngài hay hối hận vì đã dựng nên chúng ta" (Thông Điệp Laudato Sí, 13). Chúng ta hãy hân hoan vì Chúa Giêsu vẫn tiếp tục chết đi và sống lại nơi mỗi một cử chỉ chúng ta cống hiến cho những người anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta. Chúng ta hãy quyết tâm làm chứng cho Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người, bằng việc hiện thực những lời này: "Li smantal Kajvaltike toj lek - Lề Luật Chúa trọn hảo và an ủi tâm hồn".

Pope has lunch with indigenous

(ĐTC ăn trưa với đại diện cộng đồng dân bản xứ sau Thánh Lễ)

 

http://www.romereports.com/2016/02/15/pope-francis-to-chiapa-s-indigenous-communities-the-world-needs-you
 Tường trình biến cố ĐTC gặp gỡ cộng đồng dân bản xứ - đoạn video clip dài 3 phút 23 giây

http://www.romereports.com/2016/02/15/his-voice-cracked-before-the-pope-as-he-was-praying-in-his-native-language-tzotzil
Cộng đồng dân bản xứ cử hành Thánh Lễ với ĐTC - đoạn video clip dài 2 phút 8 giây 

 

 

Chiều - Gặp Gỡ Các Gia Đình

Screen Shot 2016-02-15 at 9.10.24 PM

Screen Shot 2016-02-15 at 6.42.24 PM

Tối Thứ Hai, ĐTC đã bay tới thành phố Tuxtle Gultierrez là thủ đô của tiểu bang Chiapas miền đông nam Mễ Tây Cơ để gặp gỡ các gia đình trong vận động trường của thành phố này. Trước hết ngài đã nghe các chứng từ của các gia đình khác nhau, bao gồm cả 1 cặp vợ chồng chỉ lấy nhau theo phần đời xuất phát từ những cha mẹ ly dị nhưng cặp vợ chồng này vẫn hăng say làm việc bác ái, một thanh thiếu niên tàn tật đang hăng say làm tông đồ giới trẻ và một người mẹ đơn thân bị xã hội loại bỏ nhưng được Giáo Hội đón nhận và một gia đình Công giáo thuộc giáo phận Tapachula. Sau đây là những ý tưởng tiêu biểu chính yếu của những gì ngài nói với họ, sau phần đầu ngài nhận định về những chứng từ đã được phát biểu:

 

"Ngày nay, chúng ta thấy gia đình bị suy yếu và ngờ vực ở các lãnh vực khác nhau....

không có chỗ đứng trong xã hội của chúng ta"

 

Ngày nay, chúng ta thấy gia đình bị suy yếu và ngờ vực ở các lãnh vực khác nhau. Nó được coi như là một mẫu thức được thực hiện vào thời điểm của nó, thế nhưng lại không có chỗ đứng trong xã hội của chúng ta; một xã hội cho mình là tân tiến lại càng ngày càng thiên về một thứ mẫu thức cô lập.

Thật sự là không phải lúc nào cũng dễ dàng sống trong gia đình, thường là đau thương và buồn nản, thế nhưng, như tôi vẫn thường nói về Giáo Hội, tôi thích một gia đình bị thương tích để thực hiện các nỗ lực hằng ngày hầu thể hiện tình yêu thương hơn là một xã hội bệnh hoạn bởi tình trạng cô lập và vốn sợ phải yêu thương. Tôi thích một gia đình cố đi gắng lại để làm lại cuộc đời hơn là một xã hội quấn quít lấy mình với đầy những ám ảnh sống xa hoa thoải mái. Tôi thích một gia đình tỏ ra gương mặt cố gắng để quảng đại ban tặng hơn là những dung nhan duyên dáng mà chẳng biết đến nỗi dịu dàng và lòng cảm thương.

Tôi được anh chị em xin cầu nguyện cho anh chị em và tôi muốn làm điều đó ngay bây giờ với anh chị em. Anh chị em Mễ Tây Cơ có một điều đặc biệt ngoại lệ; anh chị em đi trước bằng một lợi điểm. Đó là anh chị em có một Người Mẹ, Mẹ Guadalupé. Mẹ muốn viếng thăm đất nước này và vì thế đã cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng vào việc chuyển cầu của Mẹ, nhờ đó ước mộng của chúng ta được chúng ta gọi là gia đình, không bị mất đi bởi những gì là bất định và lẻ loi cô quạnh. Mẹ luôn sẵn sàng bênh vực gia đình chúng ta, tương lai của chúng ta; lòng Mẹ bao giờ cũng sẵn sàng ở đó bằng việc ban tặng cho chúng ta Con của Mẹ. Vì thế, tôi mời anh chị em hãy nắm tay nhau mà đọc "Kính mừng Maria...".

 

Trước khi tới thành phố Tuxtle Gultierrez để gặp gỡ các gia đình, ĐTC đã ghé thăm vương cung thánh đường San Cristóbal để dâng hoa kính Đức Mẹ cùng trao tặng vương cung thánh đường này một chén thánh và áo lễ. Ngài được thành phần lão nhân và bệnh nhân chào đón ở bên trong. Xin xem các đoạn video clips sau đây:

 

http://www.romereports.com/2016/02/16/the-pope-comes-down-from-the-altar-to-bless-a-child-in-a-wheelchair
Đứ
c Thánh Cha xuống khỏi bàn thờ để chào hôn một em bệnh nhân ngồi trong xe lăn - đoạn video clip dài 1 phút 18 giây

http://www.romereports.com/2016/02/15/pope-at-cathedral-of-san-cristobal-de-las-casas-the-sick-help-jesus-carry-the-cross
Đ
TC chào thăm các bệnh nhân - đoạn video clip dài 1 phút 44 giây

 

 

THỨ BA 16/2/2016

 

NGÀY VỚI GIỚI TU TRÌ VÀ GIỚI TRẺ

 

ĐTC đến Morelia là thủ đô của một tiểu bang Tiểu Bang Michoacán Mễ Tây Cơ, nơi nổi tiếng là buôn bán cần sa thuốc phiện và đầy tội ác và bạo động

 

Thánh Lễ cho Giới Tu Trì

 

Pope - Mass in Morelia Mexico

CTV Screenshot

"Đụng đầu với thực tại ấy,

ma quỉ có thể chế ngự chúng ta bằng một trong những thứ khí giới chúng ưa thích nhất đó là thoái lui. '

Ngươi sẽ làm được gì về vấn đề này chứ? Đời sống là như thế đó'"

(xin xem trọn bài giảng lễ trong phần III về Giảng Lễ Huấn Dụ)

 

http://www.romereports.com/2016/02/16/live-the-pope-celebrates-mass-in-morelia
Toàn bộ biến cố Thánh Lễ của ĐTC với thành phần tu trì - đoạn video clip dài 1 tiếng 50 phút 12 giây

http://www.romereports.com/2016/02/16/pope-francis-do-you-want-to-know-how-you-live-let-s-see-how-you-pray
trong bài giảng ĐTC khuyên nhủ giới tu trì sống ơn gọi của họ - đoạn video clip dài 1 phút 30 giây

http://www.romereports.com/2016/02/16/pope-francis-asks-mexicans-to-reject-drug-violence
trong bài giảng ĐTC kêu gọi dân Mễ loại trừ bạo động và nghiện ngập cùng buôn bán cần sa - đoạn video clip dài 2 phút 49 giây

http://www.romereports.com/2016/02/16/pope-uses-chalice-and-crosier-that-belonged-to-16th-century-bishop-vasco-de-quiroga
Đ
TC cám ơn đã cho ngài sử dụng gậy và chén lễ của ĐGM Vasco de Quiroga từ thế kỷ 16 - đoạn video clip dài 36 giây

http://www.romereports.com/2016/02/17/the-pope-s-touching-lunch-with-the-indigenous-people-of-chiapas
ĐTC dự bữa trưa với dân bản xứ - đoạn vidio clip dài 53 giây

 

 

Viếng Vương Cung Thánh Đường Morelia

 

Screen Shot 2016-02-16 at 3.14.21 PM

http://www.romereports.com/2016/02/16/live-the-pope-visits-the-cathedral-of-morelia-and-meets-with-children
ĐTC ghé kính viếng Vương Cung Thánh Đường ở Morelia Tiểu Bang Michoacán Mexico - đoạn video clip dài 39 phút 36 giây

http://www.romereports.com/2016/02/16/touching-song-dedicated-to-the-pope-by-children-s-choir-of-the-cathedral-of-morelia
Trẻ em hát mừng ĐTC - đoạn video clip dài 3 phút 53 giây

 

 

Gặp gỡ giới trẻ

Screen Shot 2016-02-16 at 5.34.05 PM

"Các bạn là kho tàng của mảnh đất này. Tôi không nói là niềm hy vọng của mảnh đất này mà là kho tàng của nó...

Tôi xin các bạn đừng để cho mình bị loại trừ, đừng để cho mình bị hạ giá, đừng để cho họ đối xứ với các bạn như là một món hàng".

(xin xem bài huấn từ trong phần III về Giảng Lễ Huấn Dụ)

 

http://www.romereports.com/2016/02/13/live-pope-meets-with-thousands-of-young-people-in-morelia
toàn bộ biến cố ĐTCgặp gỡ giới trẻ - đoạn video clip dài 1 tiếng 55 phút 57 giây

http://www.romereports.com/2016/02/17/pope-to-youth-in-morelia-it-is-a-lie-that-the-only-way-to-live-is-to-give-into-drug-trafficking
ĐTC gặp giới trẻ bao gồm tiết mục văn nghệ và làm chứng - đoạn video clip dài 5 phút 30 giây

http://www.romereports.com/2016/02/16/pope-embraces-two-young-women-with-down-syndrome
ĐTC ôm hai em gái bị hội chứng Down Syndrome - đ
oạn video clip dài 53 giây

http://www.romereports.com/2016/02/17/a-man-almost-makes-the-pope-fall-on-to-a-person-in-a-wheelchair
Cuối cuộc gặp gỡ giới trẻ ĐTC bỏ khán đài xuống chào giới bệnh nhân,

nhưng 1 người trẻ đã kéo áo ngài khiến ngài gần ngã trên một bệnh nhân đang ngồi trong xe lăn,

ngài đã nói với kẻ kéo áo ngài rằng "đừng vị kỷ" - đoạn video clip 1 phút 1 giây

 

 

THỨ TƯ 17/2/2016

NGÀY VỚI GIỚI PHẠM NHÂN VÀ LAO ĐỘNG

 

Thăm Nhà Tù ở Ciudad Tuarez

photo

"Chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào quay trở lại, chúng ta biết rằng những gì đã làm là làm. 

Đó là cách thức tôi muốn cử hành với anh chị em Năm Thánh Tình Thương, vì nó không loại trừ khả năng viết lên một trang sử mới để tiến lên"

(xin xem trọn bài huấn từ ở phần III dưới đây - Giảng Lễ Huấn Từ)

http://www.romereports.com/2016/02/17/live-the-pope-visits-a-prison-in-ciudad-juarez
 toàn bộ biến cố ĐTC đến thăm nhà tù ở Ciudad Tuarez - đoạn video clip dài 1 tiếng 17 phút 5 giây

http://www.romereports.com/2016/02/17/prisoners-give-pope-a-rockin-welcome
ĐTC được giới phạm nhân nghênh đón - đoạn video clip dài 3 phút 45 giây

 

 

Gặp gỡ Giới Thương Gia và Lao Động

 

Screen Shot 2016-02-17 at 1.08.08 PM

Screen Shot 2016-02-17 at 4.43.32 PM

 

"Tiếc thay, thời điểm chúng ta đang sống đây đã áp đặt cái mẫu thức kinh tế thực dụng như là khởi điểm cho các mối liên hệ cá thể. 

Cái tâm thức thịnh hành này đang biện hộ cho những thứ lợi lộc hết cỡ có thể, tức thời và bằng mọi giá"

(xin xem trọn bài huấn từ ở phần III dưới đây - Giảng Lễ Huấn Từ)

 

 

Ghé Thăm Biên Giới Mexico và Hoa Kỳ

Screen Shot 2016-02-17 at 5.15.12 PM

ĐTC đã cầu nguyện ở Ciudad Juarez hướng về bên Hoa Kỳ cho thành phần di dân qua đời.

Ngài đã đặt một bó hoa ở dưới chân cây Thánh Giá cao 10 bộ có thể trông thấy từ hai nước

và là biểu hiệu cho tất cả những ai bỏ mình vượt sang biên giới ở Rio Grande

http://www.romereports.com/2016/02/18/pope-prays-at-the-border-between-mexico-and-the-us-for-all-the-deceased-migrants
ĐTC thăm biên giới giữa Mexcio và Hoa Kỳ và cầu cho những ai qua đời tại đây - đoạn video clip dài 2 phút 51 giây

http://www.romereports.com/2016/02/18/pope-on-the-border-between-mexico-and-the-us-no-more-death-and-exploitation
Tường Trình những điểm chính trong biến cố ĐTC viếng thăm biên giới Mexico và Hoa Kỳ - đoạn video clip dài 3 phút 46

Thánh lễ cuối cùng được cử hành ở gần El Paso tiểu bang Texas và bên kia biên giới của Hoa Kỳ có khoảng 50 ngàn người dự lễ.

 

Thánh Lễ Cuối Cùng

 

Screen Shot 2016-02-17 at 6.48.58 PM

Screen Shot 2016-02-17 at 6.47.26 PM

Lời Tạ Từ cuối Thánh Lễ

Màn đêm dường như tràn lan và rất tăm tối, thế nhưng trong những ngày này tôi đã có thể thấy rằng nơi dân tộc đây có nhiều ánh sáng chiếu tỏa hy vọng; tôi đã có thể thấy nơi nhiều chứng từ của họ, nơi khuôn mặt của họ, sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng đang bước đi ở mảnh đất này, đang dẫn dắt anh chị em, đang bảo trì niềm hy vọng; nhiều con người nam nữ, qua các nỗ lực hằng ngày của họ, có thể làm cho xã hội Mexico không còn ở trong bóng tối nữa. Nhiều con người nam nữ xếp hàng trên đường phố khi tôi đi ngang qua, đã nâng con cái của mình lên, cho tôi thấy chúng: chúng ta tương lai của Mexico, chúng ta hãy coi sóc chúng, chúng ta hãy yêu thương chúng. Những đứa trẻ này là các vị ngôn sứ sau này, chúng là dấu hiệu cho một bình minh mới. Tôi nói thật với anh chị em rằng ở một số trường hợp, khi tôi đi ngang qua, tôi đã như muốn kêu lên khi thấy rất nhiều niềm hy vọng ở nơi dân chúng là thành phần đang chịu khổ rất nhiều.

Xin Mẹ Maria, Người Mẹ Guadalupe, tiếp tục thăm viếng anh chị em, tiếp tục bước đi trên mảnh đất của anh chị em - không có Mẹ không thể nào hiểu được Mexico - xin Mẹ tiếp tục giúp cho anh chị em trở thành các nhà truyền giáo và chứng nhân của lòng thương xót và của hòa giải.

Một lần nữa, xin cám ơn anh chị em rất nhiều về việc tiếp đãi nồng hậu, rất nồng hậu của nhân dân Mexico.

 

(Xin xem bản dịch bài giảng ở phần III dưới đây)

 

 

Từ Biệt và Trở về Roma

http://www.romereports.com/2016/02/18/the-people-of-mexico-give-the-pope-a-fond-farewell
 ĐTC được từ biệt bằng một màn vũ nữa, như khi ngài được nginh đón lúc ban đầu - đoạn video clip dài 1 phút 8 giây

 

 

Phỏng Vấn trên Chuyến Bay Trở về Roma


(Xin xem bản dịch bài giảng ở phần IV dưới đây)

ĐTC lên Máy Bay về lại Roma sau chuyến tông du Mexico 6 ngày

và theo thông lệ ngài trả lời phỏng vấn trên chuyến bay về này

http://www.romereports.com/2016/02/18/pope-francis-mexico-is-a-large-rich-village-happy-and-always-ready-for-a-celebration
ĐTC bày tỏ cảm nhận của mình về chuyến tông du Mexico - đoạn video clip dài 2 phút 53 giây

http://www.romereports.com/2016/02/18/pope-francis-on-donald-trump-christians-does-not-build-walls-they-build-bridges
ĐTC trả lời phỏng vấn một số câu hỏi tiêu biểu trên chuyến bay về Roma - đoạn video clip dài 4 phút 50 giây





Thứ Năm 18-2-2016

 

Tạ Ơn Mẹ tại Đền Thờ Đức Bà Cả Roma

 

Piazza Esquilino with Basilica di Santa Maria Maggiore

Ngay sau khi hoàn thành chuyến tông du Mexico, như các chuyến tông du trước, và cả trước mỗi chuyến tông du cũng thế,

ĐTC Phanxicô hầu như bao giờ cũng ghé Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn Đức Mẹ như ngài đã dâng chuyến đi cho Mẹ.

 

http://www.romereports.com/2016/02/18/the-best-images-from-the-pope-s-trip-to-mexico
Đ
TC với những hình ảnh ấn tượng nhất trong chuyến tông du Mexico - đoạn video clip dài 3 phút 34 giây

 

 

PHẦN III

 

TÔNG DU - GIẢNG LỄ HUẤN TỪ

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2016/outside/documents/papa-francesco-messico-2016.html

 

Giảng Lễ


(Sáng Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 14/2/2016)

 

"Người là vị Thiên Chúa có tên gọi là Thương Xót. Tên của Người là sự giầu sang của

 chúng ta, tên của Người là những gì làm cho chúng ta danh tiếng, tên của Người là

 quyền lực của chúng ta"


Thứ Tư vừa rồi, chúng ta đã bắt đầu Mùa Chay theo phụng vụ, thời gian Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy dọn mình để cử hành đại lễ Phục SinhĐây là một thời gian đặc biệt để nhớ lại tặng ân phép rửa của chúng ta, lúc mà chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy làm mới lại tặng ân Giáo Hội đã cống hiến cho chúng ta, chứ đừng để cho tặng ân này ngủ im như thể nó là một cái gì đó thuộc về quá khứ hay bị khóa lại trong một "cái tủ ký ức". Mùa Chay là thời gian thuận lợi cho việc tái nhận thức niềm vui và hy vọng làm cho chúng ta cảm thấy là những người con nam nữ yêu dấu của Chúa Cha. Chúa Cha là Đấng đang đợi chờ chúng ta để cởi bỏ những bộ y phục kiệt quệ, trì trệ, bất tín mà mặc cho chúng ta một thứ phẩm vị mà chỉ có những người cha người mẹ nào đích thực mới biết trao ban cho con cái của mình, những bộ ý phục xuất phát từ niềm êm ái dịu dàng và yêu thương. 

Cha của chúng ta, Ngài là Người Cha của một đại gia đình; Ngài là Cha của chúng ta. Ngài biết rằng Ngài có một tình yêu đặc thù, thế nhưng Ngài không biết làm cách nào để chỉ chăm sóc và nuôi dưỡng một "đứa con duy nhất". Ngài là Vị Thiên Chúa của một ngôi nhà, của tình huynh đệ, của tấm bánh được bẻ ra và chia sẻ. Ngài là Vị Thiên Chúa là "Cha của chúng con", chứ không phải "cha của con" hay "cha ghẻ của con". 

Giấc mơ của Thiên Chúa đó là làm nên một ngôi nhà cho mình và sống trong từng người chúng ta để ở hết mọi lễ Phục Sinh, hết mọi Thánh Lễ chúng ta cử hành, chúng ta có thể là con cái của Thiên Chúa. Đó là giấc mơ mà rất nhiều anh chị em của chúng ta đã ôm ấp qua giòng lịch sử. Một giấc mơ được chứng thực bằng máu của rất nhiều vị tử đạo, cả từ xa xưa lẫn hiện nay.

Mùa Chay là thời gian hoán cải, thời gian cảm nghiệm thấy hằng ngày trong đời sống của chúng ta là giấc mơ ấy liên tục bị đe dọa bởi cha của những sự dối trá điêu ngoa - và chúng ta nghe thấy trong Phúc Âm hắn đã ra tay ra sao với Chúa Giêsu - bởi một tên cố gắng phân ly chúng ta, làm nên một gia đình chia rẽ và đối chọi nhau; nên một xã hội chia rẽ và bất hòa với nhau, một xã hội của một thiểu số người và cho một ít người. Chúng ta cảm thấy thường xuyên biết bao trong đời sống của chúng ta, hay trong gia đình của chúng ta, trong bạn bè hay làng xóm của chúng ta, cái đớn đau xẩy ra khi cái phẩm vị nơi chúng ta không được công nhận. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã phải kêu lên và hối hận khi nhận thấy rằng chúng ta đã không nhìn nhận cái phẩm vị này nơi người khác. Thường xuyên biết bao - tôi đau lòng mà phải nói rằng - chúng ta đã tỏ ra mù quáng và dửng dưng không nhận biết phẩm vị của riêng mình cũng như của người khác. 

Mùa Chay là một thời gian để xem xét lại các cảm giác của chúng ta vì đã để cho cặp mắt của chúng ta mở ra trước những cái bất công thường xuyên xẩy ra trực tiếp gây cản trở cho cái giấc mơ và dự án này của Thiên Chúa. Nó là một thời gian lột mặt nạ ba chước cám dỗ cả thể làm hạ cấp và rạn nứt cái hình ảnh Thiên Chúa đã muốn hình thành nơi chúng ta:

Có ba chước cám dỗ xẩy ra cho Chúa Kitô... ba chước cám dỗ đối với Kitô hữu, những chước cám dỗ tìm cách hủy hoại đi những gì chúng ta đã được kêu gọi trở thành; ba chước cám dỗ đang cố gắng làm cho chúng ta hao mòn và đánh gục chúng ta. 

Trước hết là giầu sang: chiếm giữ các sản vật được giành cho chung tất cả mọi người, và sử dụng chúng chỉ cho "dân tộc của tôi" mà thôi. Nghĩa là lấy đi "miếng bánh" do lao nhọc của người khác, hay thậm chí bằng chính mạng sống của họ. Cái giầu sang ấy là những gì nếm mùi đau đớn, đắng cay và khổ ải. Đó là tấm bánh mà một gia đình hay xã hội băng hoại cống hiến cho con cái của mình.

Chước cám dỗ thứ hai là hư tưởng, là theo đuổi thế giá bằng việc liên tục không ngừng loại trừ đi những ai "không giống như tôi". Cuộc theo đuổi phù phiếm của năm ba phút danh tiếng phù du ấy không tha cho "tiếng tăm" của người khác. "Đốn củi từ một cây đổ xuống" dần dần mở đường cho chước cám dỗ thứ ba, chước cám dỗ tệ hại nhất. Đó là chước cám dỗ kiêu hãnh, hay đúng hơn, đặt mình ở tầm mức cao hơn mình thực sự , cảm thấy rằng mình không chia sẻ một thứ sự sống của "những gì thuần là chết chóc", nhưng lại là kẻ hằng ngày cầu nguyện rằng: "Tạ ơn Chúa vì Chúa không dựng nên tôi giống như những người khác..."

Ba chước cám dỗ đối với Chúa Kitô... Ba chước cám dỗ mà Kitô hữu hằng ngày phải đương đầu. Ba chước cám dỗ tìm cách làm hao mòn và dập tắt mất niềm vui và cái tươi mới của Phúc Âm. Ba chước cám dỗ này vây hãm chúng ta trong một cơn xoáy hủy hoại và tội lỗi. 

Cần phải tự vấn xem:

Chúng ta đã nhận thức được tới đâu những chước cám dỗ này trong đời sống của chúng ta, trong chính bản thân của chúng ta?

Chúng ta cảm thấy đến đâu việc chăm sóc cho người khác, đến đâu về mối quan tâm và việc làm của chúng ta đối với của ăn, đối với danh thơm và đối với phẩm vị của người khác, là suối nguồn của hạnh phúc và hy vọng?

Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu, chứ không phải chọn tên gian ác. Nếu chúng ta nhớ đến những gì chúng ta đã nghe trong bài Phúc Âm thì Chúa Giêsu đã không trả lời cho ma quỉ bằng bất cứ một lời nào của Người, mà là bằng các lời của Thiên Chúa, các lời của Thánh Kinh. Vì, hỡi anh chị em, chúng ta phải làm sao thật rõ ràng về điều này, đó là chúng ta không thể nào đối thoại với ma quỉ, chúng ta không thể nào làm như thế vì hắn sẽ luôn luôn là k chiến thắng. Chỉ có quyền năng lời Chúa mới có thể chế ngự được hắn. Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu, chứ không chọn ma quỉ; chúng ta muốn theo bước chân của Chúa Giêsu, cho dù chúng ta biết rằng điều đó không dể dàng gì. Chúng ta biết như thế nào là tình trạng bị thu hút bởi tiền bạc, thế giá và quyền lực. Đó là lý do Giáo Hội cống hiến cho chúng ta tặng ân Mùa Chay này, mời gọi chúng ta hãy hoán cải, mang lại cho chúng ta niềm tin tưởng duy nhất rằng: Người đang chờ đợi chúng ta và muốn chữa lành tâm can của tất cả chúng ta đã bị đổ nát. Người là vị Thiên Chúa có tên gọi là Thương Xót. Tên của Người là sự giầu sang của chúng ta, tên của Người là những gì làm cho chúng ta danh tiếng, tên của Người là quyền lực của chúng ta và nơi tên của Người chúng ta một lần nữa cùng với Thánh Vịnh vang lên rằng: "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài". Anh chị em sẽ cùng nhau lập lại điều này nhé? Ba lần: "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài". "Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Ngài".

Trong Thánh Lễ này, xin Thánh Linh canh tân trong chúng ta niềm tin tưởng rằng danh của Người là Thương Xót, và chớ gì Ngài cho chúng ta cảm nghiệm thấy mỗi ngày rằng "Phúc Âm làm tràn đầy những tấm lòng và những cuộc đời của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu...", với ý thức là "với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô niềm vui hằng mới mẻ" (xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 1).

 

 

Giảng Lễ


(Sáng Thứ Ba Tuần Thứ Nhất Mùa Chay 14/2/2016)

 

"Đụng đầu với thực tại ấy, ma quỉ có thể chế ngự chúng ta bằng một trong những thứ khí giới chúng ưa thích nhất đó là thoái lui. 'Ngươi sẽ làm được gì về vấn đề này chứ? Đời sống là như thế đó'"


Có một câu nói luân lưu trong chúng ta như thế này "hãy nói cho tôi biết bạn cầu nguyện ra sao thì tôi sẽ nói cho bạn biết bạn sống như thế nào; hãy nói cho tôi biết bạn sống ra sao thì tôi sẽ nói cho bạn biết bạn cầu nguyện như thế nào. Vì khi bạn cho tôi biết bạn cầu nguyện ra sao thì tôi sẽ biết tìm gặp Vị Thiên Chúa là Đấng bạn sống với, và khi bạn cho tôi biết bạn sống ra sao thì tôi sẽ biết tin tưởng vào Vị Thiên Chúa là Đấng các bạn cầu nguyện". Vì đời sống của chúng ta là những gì cho thấy việc cầu nguyện và việc cầu nguyện cho thấy đời sống của chúng ta; cầu nguyện là việc cần được học hỏi, như chúng ta học bước đi, học nói năng, học lắng nghe. Học đường của việc cầu nguyện là học đường của đời sống, và trong học đường của đời sống này chúng ta tiến bộ trong học đường cầu nguyện. 

Thánh Phaolô đã nói với người môn đệ Timothêu yêu quí của ngài khi giáo huấn hay phấn khích người môn đệ này sống đức tin: "Hãy nhớ đến mẹ của con và bà của con". Các chủng sinh, khi mới vào chủng viện thường nói với tôi rằng: "Thưa cha con muốn có được một đời sống tâm nguyện sâu xa". "Này nhé, bạn đang thi hành việc cầu nguyện như bạn đã được dạy làm ở nhà, để rồi sau đó, từ từ, việc cầu nguyện của bạn sẽ trưởng thành hơn, khi bạn lớn khôn". Việc cầu nguyện là một điều cần phải học hỏi như đời sống vậy.

Chúa Giêsu muốn đem những người bạn đồng hành của Người vào mầu nhiệm của Sự Sống, vào mầu nhiệm cuộc đời của Người. Người đã tỏ cho họ thấy, qua việc ăn uống, ngủ nghỉ, chữa lành, giảng dạy và cầu nguyện, việc làm Con Thiên Chúa là ở chỗ nào. Người đã mời gọi họ chia sẻ đời sống của Người, nội tâm của Người, và bằng việc hiện diện giữa họ, Người để họ có thể động chạm đến, nơi xác thịt của Người, sự sống của Cha. Người đã giúp họ cảm nghiệm thấy, nơi ánh mắt của Người, nơi việc Người tỏ ra quyền năng, tính chất mới mẻ của việc đọc "Kinh Lạy Cha". Nơi Chúa Giêsu, lời chúng ta bày tỏ "Lạy Cha chúng con" không còn dấu vết gì là thói quen hay chỉ là một việc lập lại. Trái lại, nó chất chứa một cảm quan của sự sống, của cảm nghiệm, của chân thực. Bằng những lời này, "Lạy Cha chúng con", Người đã biết sống ra sao bằng cầu nguyện và cầu nguyện như thế nào bằng đời sống.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cũng làm như thế. Ơn gọi đầu tiên của chúng ta là ơn gọi cảm nghiệm thấy tình yêu nhân hậu của Chúa Cha trong đời sống của chúng ta, trong trải nghiệm của chúng ta. Ơn gọi trước hết của Người đó là đưa chúng ta vào một cơ cấu mới của tình yêu, của vai trò làm con cái. Ơn gọi tiên khởi của chúng ta là học thân thưa "Lạy Cha chúng con", như Thánh Phaolô nhấn mạnh là: Cha ơi.

"Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!", Thánh Phaolô đã nói thế: "Khốn cho tôi!" Vì để truyền bá phúc âm hóa, ngài tiếp tục nói, không phải là nguyên do để được vênh vang mà là một nhu cầu (1Corinto 9:16). 

Người đã kêu gọi chúng ta thông phần vào sự sống của Người, sự sống thần linh của Người, và khốn cho chúng ta là thành phần nam nữ sống đời tận hiến, thành phần chủng sinh, thành phần linh mục, giám mục, khốn cho chúng ta nếu chúng ta không chia sẻ sự sống ấy, khốn cho chúng ta nếu chúng ta không làm chứng cho những gì chúng ta đã thấy và đã nghe, khốn cho chúng ta. Chúng ta không muốn trở thành "những quản trị viên của thần linh", chúng ta không phải là và không muốn là thành phần nhân viên trong hãng xưởng của Thiên Chúa, vì chúng ta được mời gọi để tiến vào tâm can của Người, một tâm can cầu nguyện và sống động, bằng lời "Lạy Cha chúng con". Sứ vụ của chúng ta là gì nếu không phải là nói bằng đời sống của chúng ta - từ đầu đến cuối, như vị giám mục huynh đệ của chúng ta vừa chết đêm hôm qua - sứ vụ của chúng ta là gì nếu không phải là việc thưa bằng cả cuộc đời của chúng ta lời "Lạy Cha chúng con"?

Ngài là "Cha của chúng con", chính Ngài là Đấng chúng con liên lỉ nguyện cầu hằng ngày. Và chúng ta thưa với Ngài nơi một trong những thỉnh nguyện của kinh này? Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Chính Chúa Giêsu cũng đã làm như thế. Người đã cầu xin để các môn đệ của người - thành phần môn đệ của ngày hôm qua cũng như hôm nay - không bị sa chước cám dỗ. Một trong những tội nào có thể bủa vây chúng ta? Một trong những chước cám dỗ nào có thể bùng lên chẳng những nơi việc chiêm ngưỡng thực tại mà còn trong cả việc sống thực tại ấy nữa? Chước cám dỗ nào có thể xẩy ra cho chúng ta từ những nơi thường bị thống trị bởi bạo lực, băng hoại, buôn bán cần sa thuốc phiện, coi thường phẩm giá con người, và lãnh đạm trước khổ đau và tổn thương? Chước cám dỗ nào chúng ta cứ phải chịu đựng mãi - chúng ta là thành phần được kêu gọi sống đời tận hiến, sống bậc giáo sĩ, sống hàng giáo phẩm - chước cám dỗ nào chúng ta có thể chịu đựng trước tất cả những điều như thế ấy, trước một thực tại mà dường như đã trở thành một cơ cấu vĩnh viễn? 

Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tóm nó lại thành một chữ duy nhất đó là "thoái lui". Đụng đầu với thực tại ấy, ma quỉ có thể chế ngự chúng ta bằng một trong những thứ khí giới chúng ưa thích nhất đó là thoái lui. "Ngươi sẽ làm được gì về vấn đề này chứ? Đời sống là như thế đó". Một thứ thoái lui làm tê liệt chúng ta và ngản cản chúng ta chẳng những khỏi việc bước đi mà còn khỏi thực hiện cuộc hành trình nữa; một thứ thoái lui chẳng những làm chúng ta khiếp sợ mà còn khiến chúng ta cố thủ trong "phòng thánh" của chúng ta và trong những thứ an toàn giả tạo của chúng ta; một thứ thoái lui chẳng những ngăn cản chúng ta không loan truyền mà còn ngăn chặn chúng ta dâng lời chúc tụng và lấy đi mất niềm vui, niềm vui của việc chúc tụng ngợi khen. Một thứ thoái lui chẳng những ngăn cản cái nhìn về tương lai của chúng ta mà còn dập tắt đi ước muốn của chúng ta trong việc dám liều lĩnh và thay đổi. Thế nên chúng ta mới "Lạy Cha chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ".

.............



HUẤN TỪ

"Các bạn là kho tàng của mảnh đất này. Tôi không nói là niềm hy vọng của mảnh đất

 

này mà là kho tàng của nó...

Tôi xin các bạn đừng để cho mình bị loại trừ, đừng để cho mình bị hạ giá, đừng để cho họ đối xứ với các bạn như là một món hàng".

(Với Giới Trẻ Chiều Thứ Ba 16/2/2016)

Các bạn trẻ thân mến,

Chào các bạn nhé. Khi tôi đến với xứ sở này tôi đã nhận được sự nghênh đón nồng hậu. Tôi thấy một điều mà tôi đã cảm nhận được từ lâu đó là sự sinh động, niềm vui và tinh thần hoan hỉ của nhân dân Mễ Tây Cơ. Giờ đây, sau khi nghe các bạn, đặc biệt là sau khi thấy các bạn, tôi còn thấy được một điều khác nữa, một điều tôi đã nói với vị Tổng Thống của quốc gia này lúc tôi mới tới. Một trong những kho tàng quí trọng nhất của Mexico đó là nó có một gương mặt trẻ trung, đó là giới trẻ của nó. Phải, các bạn là kho tàng của mảnh đất này. Tôi không nói là niềm hy vọng của mảnh đất này mà là kho tàng của nó. 

Các bạn không thể sống trong hy vọng, hay hướng đến tương lai nếu trước hết các bạn không biết trân quí bản thân mình, nếu các bạn không cảm thấy rằng đời sống của các bạn, bàn tay của các bạn, lịch sử của các bạn là những gì đáng cố gắng nỗ lực. Hy vọng được xuất phát khi các bạn có thể cảm nghiệm thấy rằng mình chưa mất đi tất cả; để được như vậy cần phải được bắt đầu "tại gia", bắt đầu từ chính các bạn. Không phải đã mất đi tất cả mọi sự. Tôi không bị mất đi; tôi đáng là một cái gì đó, tôi đáng giá nhiều lắm. Những cái đe dọa lớn lao nhất trong việc hy vọng đó là những lời lẽ làm mất giá các bạn, làm cho các bạn cảm thấy mình là đồ thứ yếu. Mối đe dọa trầm trọng nhất đối với niềm hy vọng đó là khi các bạn cảm thấy rằng các bạn chẳng là gì với bất cứ ai hay các bạn bị cho ra rìa. Mối đe dọa ghê gớm nhất cho niềm hy vọng đó là khi các bạn cảm thấy rằng các bạn dù hiện diện hay chăng cũng chẳng có gì khác lạ. Đó là điều sát hại, đó là điều nghiền tán chúng ta và gây ra biết bao nhiêu là đau khổ. Mối đe dọa chính cho niềm hy vọng đó là tin tưởng rằng các bạn bắt đầu có giá khi các bạn mặc những bộ quần áo hợp thời, những nhãn hiệu và kiểu mới nhất, hay khi các bạn thích được thanh thế, khi các bạn cảm thấy mình quan trọng nhờ có tiền có của; thế nhưng trong thẳm cung của lòng mình các bạn lại không tin rằng các bạn xứng đáng được đối xử tử tế hay yêu thương. Mối đe dọa trầm trọng nhất đó là khi một người cảm thấy rằng mình phải có tiền bạc để mua hết mọi sự, bao gồm cả tình yêu của người khác. Mối đe dọa cả thể nhất đó là tin rằng các bạn sẽ hạnh phúc khi có được một chiếc xe to tướng.

Các bạn là kho tàng của Mexico, các bạn là kho tàng của Giáo Hội. Tôi thừa biết rằng khó mà cảm thấy giá trị của mình khi các bạn cứ tiếp tục bị mất đi những bạn hữu hay thân nhân vào vòng buôn bán cần sa thuốc phiện, vào chính việc nghiện ngập cần sa ma túy, vào những tổ chức tội ác gây tai ương thảm họa. Thật là khó khăn để cảm thấy kho tàng của một quốc gia khi chẳng thấy cơ hội có công ăn việc làm xứng đáng, chẳng có khả năng học hành hay tiến thân, khi các bạn cảm thấy các quyền lợi của các bạn bì chà đạp, từ đó đẩy các bạn đến những tình trạng thái quá. Thật là khó có thể cảm nhận được cái giá trị của một nơi mà vì tuổi trẻ của mình, các bạn bị lợi dụng cho mục đích vị kỷ, bị dụ dỗ bởi những hứa hẹn mà cuối cùng là giả dối không thật

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều ấy, tôi sẽ không bao giờ ngừng nói rằng các bạn là kho tàng của Mexico.

Đừng nghĩ rằng tôi nói thế là vì tôi tốt bụng, hay vì tôi có một ý nghĩ vắn gọn về nó; không phải thế, các bạn thân mến, không phải thế đâu. Tôi nói về các bạn như thế và tôi xác tín như vậy. Các bạn có muốn biết tại sao không? Vì, như các bạn, tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô. Chính Người là Đấng tiếp tục đổi mới nơi tôi niềm hy vọng này, chính Người là Đấng tiếp tục đổi mới nhãn quan của tôi. Chính Người là Đấng tiếp tục mời tôi hoán cải cọi lòng. Phải, các bạn ơi, tôi nói thế là vì nơi Chúa Giêsu tôi đã gặp thấy Đấng có thể làm nên nơi tôi những gì là tốt đẹp nhất. Đồng hành với Ngài chúng ta có thể tiến bước, sánh vai với Ngài  chúng ta có thể tiếp tục bắt đầu lại, tay trong tay với Ngài chúng ta gặp thấy sức mạnh để nói rằng: thật là dối trá khi tin rằng chỉ có một đường lối duy nhất để sống hay để trẻ trung đó là nộp mình cho các tay buôn cần sa ma túy hay cho những con người chỉ biết gieo rắc hủy hoại và chết chóc. Đồng hành với Chúa Giêsu chúng ta có thể nói rằng: thật là dối trá khi chỉ có một con đường sống trong bần cùng và bị loại trừ như giới trẻ ở nơi đây; khi bị loại trừ được có các cơ hội, bị loại trừ khỏi các khoảng trống, bị loại trừ không được huấn luyện và giáo dục, bị loại trừ đi mất niềm hy vọng. Chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng bài bác tất cả mọi nỗ lực biến các bạn thành vô dụng hay thành những tay sai cho các thứ tham vọng của người khác

Các bạn đã hỏi xin tôi một lời cho niềm hy vọng, và lời duy nhất tôi muốn cống hiến cho các bạn đó là Chúa Giêsu Kitô. Khi mà mọi sự trở nên quá trớn, khi mà thế giới này dường như đang vỡ vụn chung quanh chúng ta, hãy ôm lấy Thánh Giá của Người, hãy đến gần Người và xin đừng bao giờ buông tay của Người ra; xin đừng bao giờ lìa bỏ Người. Tay trong tay với Người mới có thể sống trọn vẹn, nhờ nắm lấy tay của Người mới có thể tin rằng thật là đáng cố gắng để cống hiến cho các bạn cái hay nhất trong việc làm men, làm muối và làm ánh sáng giữa bạn bè của các bạn, giữa hàng xóm láng giềng của các bạn, và giữa cộng đồng của các bạn. Đó là lý do, các bạn thân mến, bằng việc nắm lấy tay của Chúa Giêsu tôi xin các bạn đừng để cho mình bị loại trừ, đừng để cho mình bị hạ giá, đừng để cho họ đối xứ với các bạn như là một món hàng. Dĩ nhiên các bạn không thể nào được một cái xe đời mới nhất ở ngay cửa, các bạn sẽ không có những cái túi đầy tiền bạc, nhưng các bạn sẽ có một điều mà không ai có thể lấy mất được khỏi các bạn, đó là cái cảm nghiệm được yêu thương, được ấp ủ và được hỗ trợ. Đó là cái cảm nghiệm là gia đình, cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng.

Hôm nay đây Chúa tiếp tục kêu gọi các bạn, Người tiếp tục lôi kéo các bạn đến với Người, như Người đã làm cho người Da Đỏ là Juan Diego. Người mới gọi các bạn hãy xây dựng một ngôi đền. Một ngôi đền không phải là một nơi chốn về thể lý mà là một cộng đồng, một ngôi đền được gọi là "Giáo Xứ", một ngôi đền được gọi là "Quốc Gia". Là một cộng đồng, một gia đình, và biết rằng chúng ta đều là thành phần công dân, là một trong những chất kháng độc tố thượng hạng đối với tất cả mọi thứ đe dọa chúng ta, vì nó làm cho chúng ta cảm thấy rằng chúng ta thuộc về một đại gia đình của Thiên Chúa. Đó không phải là một lời mời gọi để thoát ly và khép mình lại, trái lại, là để xông pha và mời gọi người khác, là để tiến tới và loan báo cho người khác rằng thành phần giới trẻ ở Mexico là kho tàng lớn lao nhất nên nó không thể nào biến thành vật tế thần. 

Chúa Giêsu không bao giờ muốn chúng ta trở thành những tên ám sát; trái lại, Người kêu gọi chúng ta trở thành những người môn đệ. Người không bao giờ đầy chúng ta đến chỗ chết chóc, trái lại, hết mọi sự nơi Người đều có tính chất sự sống. Một sự sống ở trong một gia đình, một sự sống ở trong một cộng đồng; các gia đình và các cộng đồng cho thiện ích của xã hội. 

Các bạn là kho tàng của xứ sở này, và khi các bạn cảm thấy ngờ vực điều ấy thì hãy nhìn lên Chúa Giêsu, Đấng hủy diệt tất cả mọi nỗ lực nào muốn biến các bạn thành đồ vô dụng hay biến các bạn thành một thứ thuần dụng cụ cho những tham vọng của người khác. 

 

 

HUẤN TỪ

 

"Chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào quay trở lại, chúng ta biết rằng những gì đã làm là làm. Đó là cách thức tôi muốn cử hành với anh chị em Năm Thánh Tình Thương, vì nó không loại trừ khả năng viết lên một trang sử mới để tiến lên"

(Với Tù Nhân Sáng Thứ Tư 17/2/2016)


Anh Chị Em thân mến,


Tôi sắp kết thúc cuộc viếng thăm Mexico của tôi và tôi không thể nào lên đường mà không chào hỏi anh chị em và cùng với anh chị em cử hành Năm Thánh Tình Thương.


Tôi hết lòng biết ơn về những lời lẽ chào mừng của anh chị em, lời chào mừng bày tỏ nhiều niềm hy vọng và ước vọng của anh chị em, cũng bao gồm cả nhiều buồn thương, lo sợ và bất định của anh chị em.


Trong chuyến tôi viếng thăm Phi Châu, tôi đã có thể mở cửa tình thương cho toàn thế giới ở thành phố Bangui. Hợp với anh chị em và cùng với anh chị em hôm nay đây, tôi muốn lập lại một lần nữa niềm tin tưởng rằng:


Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta hãy có một lòng thương xót bao gồm hết mọi người và được tỏ hiện ở hết mọi nơi trên thế giới này.


Không có một chỗ nào lại vượt ra ngoài tầm với của lòng Người xót thương, không có một khoảng trống hay con người nào mà lòng thương xót này không thể đụng chạm.


Việc cử hành Năm Thánh Tình Thương với anh chị em đây là việc nhắc nhớ cuộc hành trình gay go chúng ta cần phải thực hiện để phá vỡ cái vòng xoắn bạo động và tội ác. Chúng ta đã bị mất đi nhiều thập niên suy tưởng và tin tưởng rằng mọi sự sẽ được giải quyết bằng việc cô lập, tách ly, tống ngục và thoát ly khỏi các thứ vấn đề, tin tưởng rằng những chính sách này thật sự giải quyết được các vấn đ. Chúng ta đã quên tập trung vào những gì chúng ta cần phải thực sự quan tâm, đó là đời sống của dân chúng; là đời sống của họ, đời sống của gia đình họ, và của những ai chịu đựng bởi cái vòng xoắn bạo lực này. 


Lòng Thương Xót Chúa nhắc nhở chúng ta rằng các nhà tù là một dấu hiệu cho thấy thứ xã hội của chúng ta. Trong nhiều trường hợp chúng là một dấu hiệu của sự thinh lặng và của những thứ bỏ mặc dẫn đến một thứ văn hóa sa thải, triệu chứng của một thứ văn hóa không nâng đỡ cuộc sống, của một xã hội đã bỏ bê con cái của mình.


Lòng thương xót nhắc nhở chúng ta rằng việc tái hội nhập không được bắt đầu ở nơi đây, bên trong những bức tường này; mà là bắt đầu trước đây, bắt đầu "ở bên ngoài", ở hè phViệc tái hội nhập hay phục hồi được bắt đầu bằng việc tạo nên một thể chế chúng ta có thể gọi là lành mạnh hóa xã hội, tức là một xã hội kiếm cách nào không gây ra bệnh hoạn, gây ô nhiễm các mối liên hệ làng xóm, học đường, phố phường, đường xá, nhà cửa cũng như nơi tất cả phạm trù xã hội. Một thể chế lành mạnh hóa xã hội phát động một thứ văn hóa tác hành và tìm cách ngăn tránh những trường hợp và những đường lối gây tai hại và hư hỏng cơ cấu xã hội. 


Có những lúc các nhà tù dường như được lập nên để ngăn ngừa dân chúng không phạm tội ác hơn là để cổ võ một tiến trình phục hồi giúp chúng ta có thể giải quyết các vấn đề xã hội, tâm lý và gia đình là các vấn đề khiến con người ta tác hành một cách khác biệt. Vấn đề an ninh không được giải quyết chỉ bằng việc tống ngục; trái lại, chúng ta cần phải can thiệp bằng việc đối đầu với những nguyên do về cơ cấu và văn hóa của tình trạng mất an ninh ảnh hưởng đến toàn thể cơ cấu xã hội. 


Mối quan tâm của Chúa Giêsu đối với việc chăm sóc cho người đói ăn, khát uống, cho người vô gia cư và tù nhân (xem Mathêu 25:34-40) là những gì muốn bày tỏ cho thấy cái cốt lõi của tình thương Chúa Cha. Điều này trở thành một trách nhiệm luân lý đối với toàn thể xã hội đang mong muốn gìn giữ những điều kiện cần thiết cho một đời sống chung tốt đẹp hơn. Chính trong khả năng của xã hội bao gồm người nghèo, người đau yếu và bị tù ngục, mà chúng ta thấy khả năng của nó trong việc chữa lành các vết thương của họ và làm cho họ thành những kiến tạo viên của một cuộc sống chung an bình. Việc tái hội nhập xã hội được bắt đầu bằng việc nắm chắc được rằng tất cả con cái của chúng ta đều được đến học đường và gia đình của chúng có được công ăn việc làm xứng đáng, bằng việc thiết lập những nơi chốn công cộng để thư giãn và giải trí, cũng như bằng việc nuôi dưỡng việc tham phần dân sự, việc phục vụ sức khỏe và có thể được hưởng các dịch vụ căn bản, mới chỉ liệt kê một ít phương thức khả dĩ thế thôi.


Việc cử hành Năm Thánh Tình Thương với anh chị em có nghĩa là biết làm sao để không trở thành tù nhân của quá khứ, của ngày hôm qua. Tức là biết hướng về tương lai, hướng về ngày mai; nghĩa là tin tưởng rằng sự việc có thể đổi thay. Việc cử hành Năm Thánh Tình thương với anh chị em có nghĩa là mời gọi anh chị em hãy ngẩng đầu lên và hãy làm việc để chiếm được cái khoảng trống của một thứ tự do hằng mong chờ này.


Chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào quay trở lại, chúng ta biết rằng những gì đã làm là làm. Đó là cách thức tôi muốn cử hành với anh chị em Năm Thánh Tình Thương, vì nó không loại trừ khả năng viết lên một trang sử mới để tiến lên. Anh chị em đang chịu cái đớn đau của một thứ thất bại, anh chị em cảm thấy thương tiếc về các hành động của mình, và trong nhiều trường hợp, với đầy những giới hạn, anh chị em tìm cách làm lại đời mình giữa cảnh cô đơn. Anh chị em đã biết quyền lực của sầu thương và tội lỗi, và đã không quên rằng trong tầm với của anh chị em là quyền năng của sự phục sinh, thứ quyền năng của lòng thương xót thần linh canh tân đổi mới tất cả mọi sự. 


Giờ đây, tình thương này có thể vươn tới anh chị em trong những nơi chốn khó nhọc nhất và khó khăn nhất, thế nhưng các cơ hội như vậy có lẽ cũng có thể mang lại những thành quả thực sự là tích cực. Từ bên trong nhà tù này, anh chị em cần phải làm việc chuyên chăm để thay đổi những tình ttrạng gây ra việc loại trừ nhất. Hãy nói với những người thân yêu của mình, nói với họ về kinh nghiệm của anh chị em, giúp cho họ chấm dứt cái vòng xoắn bạo lực và loại trừ này. Ai là người chịu đau đớn nhất, chúng ta có thể nói rằng "đã cảm nghiệm thấy hỏa ngục", mới có thể trở thành một ngôn sứ trong xã hội. Hãy làm việc để xã hội đang lạm dụng con người và loại trừ họ sẽ không tiếp tục tạo ra thành phần nạn nhân nữa.


Tôi cũng muốn phấn khích những ai làm việc ở Trung tâm này hay ở những chỗ khác như thế này: các vị giám đốc, các nhân viên canh tù, và tất cả những ai phụ trách bất cứ công việc nào ở Trung tâm này. Tôi cũng tỏ lòng biết ơn về những nỗ lực của các vị tuyên úy, của các anh chị em sống đời tận hiến và giáo dân đã dấn thân để giữ cho niềm hy vọng của Phúc Âm Thương Xót nơi ngục tù. Đừng bao giờ quên rằng tất cả anh chị em có thể trở thành những dấu hiệu của tấm lòng Chúa Cha. Chúng ta cần đến nhau để tiếp tục tiến tới.


Trước khi ban phép lành cho anh chị em, tôi xin tất cả chúng ta hãy cầu nguyện âm thầm trong giây lát. Từ tận đáy lòng mình, mỗi người chúng ta xin Thiên Chúa hãy giúp cho chúng ta biết tin tưởng vào lòng thương xót của Ngài.


Và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.

 

 

 

 

HUẤN TỪ


"Tiếc thay, thời điểm chúng ta đang sống đây đã áp đặt cái mẫu thức kinh tế thực dụng như là khởi điểm cho các mối liên hệ cá thể. Cái tâm thức thịnh hành này đang biện hộ cho những thứ lợi lộc hết cỡ có thể, tức thời và bằng mọi giá"

 

(Với Giới Lao Động chiều Thứ Tư 17/2/2016)

 


... 

Tiếc thay, thời điểm chúng ta đang sống đây đã áp đặt cái mẫu thức kinh tế thực dụng như là khởi điểm cho các mối liên hệ cá thể. Cái tâm thức thịnh hành này đang biện hộ cho những thứ lợi lộc hết cỡ có thể, tức thời và bằng mọi giáĐiều ấy chẳng những làm mất đi chiều kích đạo lý nơi lãnh vực làm ăn, mà còn quên rằng việc đầu tư hay nhất chúng ta có thể thực hiện là ở nơi con người, nơi các con người cá biệt cũng như nơi các gia đình. Việc đầu tư hay nhất này đang tại nên những cơ hội. Cái tâm thức thịnh hành này đẩy cả luồng dân chúng vào việc phục vụ cho luồng tư bản mà hậu quả gây ra nơi nhiều trường hợp đó là việc khai thác nhân viên như thể họ là những đồ vật bị sử dụng và sa thải (xem Thông Điệp Laudito Sí, 123). 


Thiên Chúa sẽ bắt chúng ta phải trả lẽ về những người nô lệ trong thời đại của chúng ta đây, và chúng ta cần phải làm hết sức để bảo đảm rằng những tình trạng này không còn tái diễn. Cái luồng tư bản không thể quyết định cái luồng dân chúng và đời sống của dân chúng


Khi đối diện với những nguyên tắc Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội thường xẩy ra những chống đối như: "Những thứ giáo huấn ấy làm cho chúng tôi trở thành các cơ quan từ thiện bác ái hay chúng tôi biến các công việc làm ăn của mình thành những tổ chức nhân đạo"Ước nguyện duy nhất của Giáo Hội nơi Giáo Huấn về Xã Hội của mình đó là canh giữ tính chất nguyên tuyền về dân chúng cũng như về các cấu trúc xã hội. Mỗi khi, vì bất cứ lý do nào, tính chất nguyên vẹn này bị đe dọa hay suy giảm thành một thứ đồ tiêu thụ, thì Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội sẽ là một tiếng nói ngôn sứ để bảo vệ tất cả chúng ta khỏi bị thất lạc trong vùng biển khơi tham vọng hấp dẫn. Mỗi khi tính chất tinh nguyên của con người bị phạm đến thì xã hội, ở một nghĩa nào đó, bắt đầu suy yếu. Giáo Huấn này không chống lại bất cứ một ai nhưng hỗ trợ cho tất cả mọi người. 


Hết mọi lãnh vực đều có trách nhiệm phải tìm thiện ích cho tất cả mọi người; tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con tầu. Tất cả chúng ta đều phải tranh đấu để bảo đảm rằng công việc này là một thời điểm đang nhân bản hóa hướng về tương lai; nó là một không khoảng để xây dựng xã hội và việc tham dự của từng người vào việc kiến thiết này. Thái độ này chẳng những cống hiến một thứ cải tiến tức thời mà về lâu về dài còn biến đổi xã hội thành một thứ văn hóa có thể cổ võ một nơi chốn xứng đáng cho hết mọi người. Thứ văn hóa này, được xuất phát nhiều lần từ sự căng thẳng, đang tại nên một kiểu cách liên hệ mới, một loại quốc gia mới.


Thứ thế giới nào chúng ta muốn lưu lại cho con cái của chúng ta đây? Tôi tin rằng đại đa số chúng ta đều đồng ý. Đó chính là chân trời của chúng ta, đích điểm của chúng ta, và chúng ta cần phải qui tụ lại để hoạt động cho điều ấy.


Bao giờ cũng tốt để nghĩ về những gì tôi muốn lưu lại cho con cái của tôi; cũng là một cách tốt để nghĩ đến con cái của những người khác. Một nước Mexico nào anh chị em muốn để lại cho con cái của anh chị em? Anh chị em có muốn để lại cho chúng một ký ức về tình trạng khai thác, một ký ức về ăn bớt lương lậu, một ký ức về tình trạng quấy nhiễu ở sở làm hay chăng? Hay anh chị em muốn để lại cho chúng một nền văn hóa gợi lên những việc làm xứng đáng, những mái nhà thích hợp và đất đai được canh tác?


Thứ văn hóa này chúng ta muốn cho những ai đến sau chúng ta đây? Họ sẽ hít thở bầu không khí nào đây? Một bầu không khí bị ô nhiễm băng hoại, bạo lực, bất an và ngờ vực, hay trái lại, một bầu không khí có thể phát sinh những chọn lựa, canh tân và thay đổi


Tôi biết rằng các vấn đề được nêu lên đây không phải là những vấn đề dễ dàng, thế nhưng thật là tệ hại khi bỏ mặc tương lai ở trong tay của tình trạng băng hoại, tàn ác và bất quân bình. Tôi biết rằng không dễ dàng gì trong việc qui tụ các bên lại với nhau để thương thuyết, thế nhưng thật là tệ hại và chúng ta sẽ tiến chỗ tác hại hơn nữa khi không biết thương lượng và cảm nhận. Tôi biết rằng không dễ gì chạy theo một thế giới càng ngày càng tranh giành, thế nhưng thật là tệ hại khi để cho thế giới tranh giành này hủy hoại định mệnh của dân chúng. Lợi lộc và tư bản không phải là một sự thiện lấn át và ở trên con người; chúng phải phục vụ cho công ích. Khi công ích được sử dụng nguyên việc phục vụ cho lợi lộc và tư bản thì chỉ chiếm được một điều duy nhất  đó là loại trừ.


Tôi bắt đầu bằng việc cám ơn anh chị em về cơ hội được qui tụ lại với nhau đây. Giờ đây tôi muốn mời gọi anh chị em hãy mộng ước về một Mexico, hãy xây dựng một Mexico xứng đáng cho con cái của anh chị em; một Mexico không có ai là nhất, nhì hay bốn; một Mexico mỗi người đếu thấy nơi nhau phẩm vị của một người con Thiên Chúa. Xin Đức Mẹ Guadalupe, vị đã tỏ mình ra cho Juan Diego, và đã cho thấy thành phần dường như bị bỏ rơi là những chứng nhân đặc biệt của Mẹ ra sao, giúp đỡ và hỗi trợ chúng ta trong công cuộc này của chúng ta. 

 

 

 

 

BÀI GIẢNG THỨ TƯ 17/2/2016

 

"Lòng thương xót luôn xuyên qua sự dữ để biến đổi nó. Nó là mầu nhiệm của Thiên Chúa là Cha của chúng ta:

 Ngài đã sai Con của Ngài là Đấng đã xuyên qua những gì là sự dữ, Ngài đã biến mình thành tội lỗi

để biến đổi sự dữ. Đó là lòng thương xót của Ngài".

 

Vào thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê đã viết rằng vinh quang của Thiên Chúa là đời sống của con người. Đó là một lời diễn tả tiếp tục âm vang trong tâm can của Giáo Hội. Vinh quang của Chúa Cha là đời sống của những người nam nữ con cái Ngài. Không có gì vinh hiển hơn cho một người cha là thấy con cái của mình phát triển, không gì mãn nguyện hơn là thấy con cái mình lớn lên, phát triển và trổ sinh hoa trái. Bài đọc 1 chúng ta vừa nghe cho thấy điều ấy. Đại đô Ninive, đã tự hủy hoại như là hậu quả của cuộc áp bức và ô nhục, bạo lực và bất công. Ngày giờ của đại đô này đã được đủ số vì bạo lực ở đó không thể nào tiếp tục được nữa. Bởi thế nên Thiên Chúa đã xuất hiện và khuấy động tâm can của Jonah: Chúa Cha đã kêu gọi và sai sứ giả của mình đi. Jonah đã được triệu tập để lãnh nhận một sứ vụ. Ông đã được lệnh "hãy đi", vì trong vòng "40 ngày nữa Ninive sẽ bị phá hủy" (Jona 3:4). Hãy đi để giúp cho họ hiểu rằng cách thức họ đối xử với nhau, sắp xếp và tổ chức, họ chỉ tạo ra chết chóc và hủy diệt, đau khổ và áp bức. Hãy làm cho họ thấy như thế thì không còn cách nào có thể tồn tại, kể cả vua lẫn thần dân của vua, cả các cánh đồng cũng như những con xúc vật. Hãy đi nói với họ rằng họ đã quen với lối sống hạ cấp này và đã bị mất đi cái cảm quan của họ về đớn đau. Hãy đi mà nói với họ rằng bất công đã chi phối cách họ nhìn thế giới. "Bởi thế, hãy đi Jona!" Thiên Chúa đã sai ông đi để chứng thực cho những gì đang xẩy ra, Ngài đã sai ông đến để thức tỉnh một dân tộc đang say đắm với bản thân mình. 

Nơi bản văn này chúng ta thấy mình ở trước mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa. Lòng thương xót, một lòng thương xót bao giờ cũng loại trừ gian ác, rất thiết tha chấp nhận con người. Lòng thương xót bao giờ cũng kêu gọi lòng thiện hảo của từng người, mặc dù nó thiếp ngủ và bị tê bại. Bù lại những gì là hủy hoại, như chúng ta rất thường ước mong hay muốn gây ra cho bản thân mình, lòng thương xót tìm cách biến đổi từng trường hợp một từ bên trong. Mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa nằm ở bên trong. Nó tìm kiếm và mời gọi chúng ta hoán cải, nó mời chúng ta thống hối; nó mời chúng ta thấy hãy nhìn thấy cái hy hại gây ra ở mọi tầng cấp. Lòng thương xót luôn xuyên qua sự dữ để biến đổi nó. Nó là mầu nhiệm của Thiên Chúa là Cha của chúng ta: Ngài đã sai Con của Ngài là Đấng đã xuyên qua những gì là sự dữ, Ngài đã biến mình thành tội lỗi để biến đổi sự dữ. Đó là lòng thương xót của Ngài.

Nhà vua đã nghe Jona, dân cư của thành phố này đã đáp ứng và việc thống hối được ban bố. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã tiến vào tâm can, tỏ ra cho thấy ở bên trong là niềm tin tưởng và hy vọng của chúng ta: bao giờ cũng có thể thay đổi, chúng ta vẫn có thời gian để biến đổi những gì là hủy hoại chúng ta như là một dân tộc, những gì đang làm hổ nhục nhân loại. Lòng thương xót phấn khích chúng ta hãy nhìn vào hiện tại, và hãy tin tưởng những gì là lành mạnh và nhịp đập lành mạnh trong hết mọi con tim. Lòng thương xót Chúa là cái khiên của chúng ta và là sức mạnh của chúng ta.

Jona đã giúp cho họ nhìn thấy, giúp cho họ nhận thức. Nhờ đó tiếng gọi của ông đã thấy được những con người nam nữ có thể thống hối, và có thể khóc than. Khóc vì bất công, khóc vì băng hoại, khóc vì đàn áp. Đó là những giọt nước mắt dẫn đến chỗ biến đổi, làm mềm lòng tâm can; chúng là những giọt nước mắt thanh tẩy ánh mắt của chúng ta và giúp chúng ta có thể thấy được cái vòng tội lỗi chúng ta rất hay thường bị lọt vào. Chúng là những giọt nước mắt có thể gây nhậy cảm ánh mắt của chúng ta và thái độ của chúng ta đã bị sơ cứng nhất là đang thiếp ngủ trước tình trạng khổ đau của người khác. Chúng là những giọt nước mắt có thể tác động chúng ta, có thể hướng chúng ta tới chỗ hoán cải. Đó là những gì đã xẩy ra cho Phêrô sau khi chối bỏ Chúa Giêsu; ngài đã kêu than và những giọt nước mắt ấy đã mở cõi lòng của ngài.

Lời này mãnh liệt vang vọng hôm nay đây giữa chúng ta; lời này là tiếng kêu trong sa mạc, mời gọi chúng ta hoán cải. Trong Năm Tình Thương này, với anh chị em đang ở nơi đây, tôi van xin lòng thương xót của Thiên Chúa; cùng với anh chị em tôi muốn nài xin tặng ân biết khóc lóc, tặng ân hoán cải.

Ở Ciudad Juárez đây, như ở các vùng biên giới khác, có cả hằng ngàn ngàn di dân từ Trung Mỹ Châu và các xứ sở khác, chưa kể đến nhiều người Mễ cũng tìm cách vượt qua "sang bên kia". Một cuộc hành trình từng bước chất đầy những thứ bất công trầm trọng: người bị làm nô lệ, người bị ngục tù và bị cầm buộc; có quá nhiều người anh chị em này của chúng ta là thành quả của một thương vụ về việc buôn người, buôn chuyển những con người.

Chúng ta không thể nào chối cãi được cuộc khủng hoảng về nhân đạo trong những năm gần đây đã thành cớ di tản cho hằng ngàn con người ta, bằng xe lửa hay xa lộ hoặc đường bộ, bằng qua hằng trăm cây số, vượt núi, băng qua sa mạc và những vùng bất khả trú. Thảm trạng của con người thúc đẩy di tản là một hiện tượng toàn cầu ngày nay. Cuộc khủng hoảng này có thể được đo đếm bằng những con số và thống kê, trái lại, chúng ta muốn đo đếm bằng những tên tuổi, những câu chuyện, những gia đình. Họ là nững người anh chị em của những ai bị loại trừ bởi nghèo khổ và bạo lực, bởi các tổ chức buôn bán cần sa ma túy và tội ác. Đối diện với rất nhiều cái khoảng trống về pháp lý, họ bị cuốn hút vào một mạng lưới chộp bắt và bao giờ cũng hủy hoại thành phần nghèo khổ nhất. Họ chẳng những phải hứng chịu nghèo khổ họ còn phải chịu đựng tất cả mọi hình thức bạo động này nữa. Tình trạng bất công trở thành những gì cực đoan hóa nơi giới trẻ; họ là thành phần "cannon fodder - quân thí", bị bách hại và bị đe dọa khi họ có gắng thoát khỏi cơn lốc bạo lực và hỏa ngục cần sa ma túy. Và chúng ta có thể nói gì về nhiều người phụ nữ có một đời sống bị cướp lột bất công đây?

Chúng ta hãy cùng nhau xin Thiên Chúa của chúng ta tặng ân hoán cải, tặng ân biết khóc lóc, chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta những con tim cởi mở như dân thành Ninive, hướng về tiếng gọi của Ngài vang lên nơi các khuôn mặt đau thương của vô số con người nam nữ. Không còn tình trạng chết chóc nữa! Không còn vấn đề khai thác nữa! Bao giờ cũng có thời gian để thay đổi, bao giờ cũng có lối thoát và bao giờ cũng là một cơ hội, bao giờ cũng có thời gian để van xin lòng thương xót của Thiên Chúa.

Như vào thời của Jona, cả ngày nay nữa chớ gì chúng ta quyết tâm hoán cải; chớ gì chúng ta trở thành những dấu hiệu soi sáng đường lối và loan báo ơn cứu độ. Tôi biết công việc của vô số tổ chức dân sự hoạt động để hỗ trợ cho quyền lợi của người di dân. Tôi cũng biết hoạt động dấn thân của rất nhiều con người nam nữ tu sĩ, linh mục và giáo dân trong việc hỗ trợ các người di dân cũng như trong việc bênh vực sự sống. Họ ở tiền tuyến, thường liều mạng sống mình. Bằng chính đời sống của mình, họ là những vị tiên tri của lòng thương xót; họ là con tim đang đập và là đôi chân đồng hành của Giáo Hội giang rộng cánh tay và duy trì.

Đây là thời hoán cải, đây là lúc cứu độ, là thời của lòng thương xót. Bởi vậy, chúng ta hãy cùng nhau nói để đáp lại tình trạng khổ đau ở trên rất nhiều khuôn mặt: Lạy Chúa, theo lòng cảm thương và lòng thương xót của Chúa, xin thương xót chúng con... xin thanh tẩy chúng con khỏi tội lỗi và xin tạo nơi con một trái tim tinh tuyền, một tinh thần mới mẻ (xem Thánh Vịnh 50:3,4,12).

Giờ đây tôi cũng muốn từ đây gửi lời chào đến tất cả mọi người anh chị em thân yêu đang cùng lúc hợp với chúng ta từ phía bên kia biên giới, nhất là những ai qui tụ lại ở Vận Động Trường Đại Học El Paso, nổi tiếng là The Sun Bowl, dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục anh chị em là Đức ông Mark Seitz. Xin cám ơn kỹ thuật, nhờ đó chúng ta có thể cùng nhau cầu nguyện, hát ca và cử hành tình yêu nhân hậu Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta, một tình yêu nhân hậu không có một biên cương bờ cõi nào có thể ngăn cản chúng ta chia sẻ. Cám ơn anh chị em ở El Paso đã làm cho chúng ta cảm thấy là một gia đình duy nhất và cùng một cộng đồng Kitô hữu duy nhất.

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2 Mùa Chay 21/2/2016

 

"Chuyến tông du tôi mới thực hiện mấy ngày trước đây ở Mexico
 

đối với tất cả chúng ta là một cảm nghiệm biến đổi". 



angelus2


Xin chào anh chị em thân mến!

Chuyến tông du tôi mới thực hiện mấy ngày trước đây ở Mexico đối với tất cả chúng ta là một cảm nghiệm biến đổi. Ở chỗ nào?

Chúa đã tỏ cho chúng ta thấy ánh sáng vinh hiển của Người qua Thân Thể của Giáo Hội, của dân thánh Người đang sống ở mảnh đất ấy - một thân thể rất thường bị thương tích, một dân tộc mà phẩm giá của họ rất thường bị đàn áp, bị khinh bỉ, bị vi phạm. 

Các cuộc gặp gỡ khác nhau mà chúng ta đã trải qua ở Mexico thực sự là tràn đầy ánh sáng: thứ ánh sáng của một đức tin làm biến đổi các khuôn mặt và soi sáng đường lối của chúng ta.

"Trọng tâm" thiêng liêng của chuyến tôi hành hương này là Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe.Việc thinh lặng trước tấm ảnh Người Mẹ này là mục đính chính yếu của tôi. Tôi tạ ơn Chúa đã ban cho tôi cơ hội ấy. Tôi đã chiêm ngưỡng và tôi đã để mình được đoái nhìn bởi Mẹ là vị nhìn thấy trong ánh mắt mình hết tất cả mọi con cái Mẹ, đang cô đọng ở đấy các nỗi sầu thương gây ra bởi bạo động, bởi bắt cóc, bởi các cuộc ám sát, bởi bạo lực phạm đến rất nhiều người nghèo, phạm đến rất nhiều người nữ.

Guadalupe là một đền thánh mẫu được kính viếng nhiều nhất trên thế giới. Từ khắp Mỹ Châu, một thành phần dân chúng đến cầu nguyện ở đó là nơi có "Vị trinh Nữ da Đen" hiện ra với người da đỏ là Thánh Juan Diego, mở màn cho việc truyền bá phúc âm hóa châu lục ấy cùng với nền văn minh mới của nó, hoa trái của cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa đa dạng. 

Đó chính là gia sản Chúa đã ký thác cho Mexico: để chăm sóc cho cái phong phú của đa dạng tính, đồng thời cũng để tỏ hiện tính chất hài hòa của một đức tin chung, một đức tin thành thực và vững mạnh, được hỗ trợ bởi quyền lực mãnh liệt của tính chất sinh động và của nhân loại.

Như các vị tiền nhiệm của mình, tôi cũng đã đến để củng cố đức tin nơi nhân dân Mexico, đồng thời đức tin của tôi cũng được củng cố. Tôi đã vơ được đầy cả đôi tay của tôi tặng ân này, nhờ đó tặng ân ấy mang lại thiện ích cho Giáo Hội hoàn vũ. 

Một điển hình sáng ngời về những gì tôi đang nói là ở nơi các gia đình: Các gia đình Mexico đã hân hoan đón nhận tôi như là một sứ giả của Chúa Kitô, một vị mục tử của toàn thể Giáo Hội. Thế nhưng, họ cũng đồng thời cống hiến cho tôi những chứng từ mạnh mẽ và rõ ràng về một đức tin sống động, về một đức tin biến đổi cuộc đời, và đó là những gì mở mang cho tất cả mọi gia đình Kitô hữu trên thế giới. Về giới trẻ, tu sĩ, linh mục, lao nhân, tù nhân cũng thế.

Bởi vậy tôi xin cám ơn Chúa và Trinh Nữ Guadalupe về tặng ân của cuộc hành hương này. Tôi cũng xin cám ơn tổng thống Mexico và các vị thẩm quyền dân sự khác đã ân cần đón tiếp tôi. Và tôi xin sâu xa cám ơn quí huynh của tôi trong hàng giáo phẩm cùng tất cả những ai đã hợp tác bằng những cách thức khác nhau. 

Chúng ta hãy dâng lời chúc tụng, đặc biệt là chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa đã muốn nhân cơ hội này thực hiện  Cuba cuộc gặp gỡ giữa vị Giáo Hoàng và vị Thượng Phụ ở Moscow của Toàn Nước Nga, người anh em yêu dấu của chúng ta Kirill: một cuộc gặp gỡ hằng được các vị tiền nhiệm của tôi mong ước. Cả biến cố này nữa cũng là một ánh sáng tiên báo phục sinh, thứ ánh sáng mà thế giới ngày nay cần hơn bao giờ hết. Vị Thiên Chúa Thánh Mẫu tiếp tục hướng dẫn chúng ta trên con đường thân hữu và hiệp nhất. Và chúng ta cầu cùng Trinh Nữ Kazan. Đức Thượng Phụ Kirill đã tặng cho tôi một tấm ảnh Trinh Nữ Kazan. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện một kinh Kính Mừng:...

 

 

 

PHẦN IV

 

TÔNG DU - VẤN ĐÁP TRUYỀN THÔNG

 

VATICAN INFORMATION SERVICE 
YEAR XXVI - N° 35
DATE 19-02-2016

Đminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch


Vấn: Thưa ĐTC, cả hằng bao nhiêu là ngàn người đã bị mất tích ở Mexico, tiêu biểu là vụ 43 người ở Ayotzinapa. Xin hỏi ĐTC là tại sao ĐTC không gặp gia đình của họ mà nhờ đó ĐTC cũng có thể cống hiến cho các gia đình của hằng ngàn người bị mất tích một sứ điệp nào đó?

Đáp: Các sứ điệp của tôi liên tục ám chỉ tới các cuộc ám sát, chết chóc và những cuộc sống bị cầm giữ bởi tất cả những băng nhóm buôn bán cần sa ma túy cũng như bởi những tay buôn bán con người ta. Tôi đã nói về các vấn đề này như là một trong những vết thương mà Mexico đang chịu đựng. Đã cố gắng sắp xếp để gặp gỡ họ, và có nhiều nhóm thậm chí chống nhau trong nội bộ. Bởi thế, tôi đã ưa nói rằng ở Thánh Lễ tôi muốn gặp mọi người tại Thánh Lễ ở Juarez nếu họ muốn, hay ở chỗ khác, nhưng tôi hướng về trường hợp khả dĩ này. Thực tế cho thấy không thể nào gặp gỡ tất cả các nhóm về phía họ lại đáng kình chống nhau. Đối với tôi là một người ngoại quốc khó mà hiểu cho rõ ràng trường hợp khó khăn ấy. Thế nhưng, tôi tin rằng xã hội Mexico là một nạn nhân của điều ấy, của các thứ tội ác, của khuynh hướng làm cho con người biến mất, khuynh hướng loại trừ con người. Tôi đã nói về điều này trong các bàn diễn từ nào có thể. Đó là một nguồn đau đớn lớn lao tôi đang chịu đựng, vì dân tộc này không đáng phải trải qua một thảm trạng như vậy.

 

Vấn: Như ngài biết đề tài về ấu dâm có những gốc gác rất nguy hiểm và đau thương ở Mexico. Trường hợp của Cha Maciel đã lưu lại những vết xẹo quan trọng, nhất là đối với những nạn nhân. Các nạn nhân tiếp tục cảm thấy họ không được Giáo Hội bảo vệ... Ngài nghĩ gì về ý nghĩ ấy khi các vị linh mục được bao che ở trường hợp như thế này, các vị được chuyển đến một giáo xứ khác là xong. Ngàithấy vấn đề này ra sao?

(Biệt chú của người dịch, theo https://en.wikipedia.org/wiki/Marcial_Maciel: Cha Maciel, một linh mục người Mexico, sinh năm 1920 ở Mexico và qua đời năm 2008 ở Florida Hoa Kỳ. Vị này là một giới trẻ  có vấn đề, đã từng bị đuổi ra khỏi 2 chủng viện 2 lần vì lý do chẳng bao giờ được biết, nhưng đã trở thành linh mục chỉ sau khi được một trong những người ch1u của vị này truyền chức cho vào ngày 26/11/1944 ở Thành Phố Mexico. Vị này đã sáng lập Dòng LC - Legion of Christ - Đạo Binh Chúa Kitô từ năm 1941, và Phong Trào Regnum Christi - Nước Chúa Kitô cho dòng này vào năm 1959. Và qua hai tổ chức này, vị sáng lập này đã mở nhiều trường học và một hệ thống các đại học cùng nhiều cơ quan bác ái khác.

Vào năm 1997, một nhóm 9 nam nhân đã công khai tố cáo vị này đã lạm dụng tình dục họ khi họ đang trong thời gian học với vị này ở Tây Ban Nha và ở Roma trong thập niên 1940 và 1950. Đức Hồng Y Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã thực hiện các cuộc điều tra và vào tháng 5/2006, ngài bấy giờ là Giáo Hoàng Biển Đức XVI, qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã yêu cầu vị này "sống đời ẩn dật thống hối và cầu nguyện, không được thi hành bất cứ một hình thức thừa tác vụ nào công khai".

Vào Tháng 7/2009, nghĩa là sau cái chết của vị này, một tờ nhật báo Tây Ban Nha đã tung ra cuộc phỏng vấn một người đàn bà có con với vị này năm 1986 và hiện đang sống ở một căn chung cư sang trọng ở Maní là thủ đô của Tây Ban Nha do vị này mua cho bà. Ngày hôm sau của bài báo này, truyền thông Mexico tường trình rằng có một vị luật sư là José Bonilla sẽ đại diện cho 3 trong 6 người có thể là con của vị này trong vụ kiện dân sự để lấy lại tài sản của vị ấy, vì vị ấy đứng tên mua một số tài sản ở Mexico cũng như trên thế giới. 

Vào Tháng 2/2009 đã có tin tức về vị này sống một cuộc đời hai mặt, đến độ vị bề trên tổng quyền của dòng do vị này sáng lập đã phải đi đến thăm từng khu vực của dòng và sau đó đã công khai xin lỗi về hành vi của vị sáng lập ấy. Ngoài ra, Dòng vị này lập cũng đã công khai nhìn nhận rằng vị ấy thực sự là cha của một người con gái...)

Đáp: Vị giám mục nào thuyên chuyển linh mục đến một giáo xứ khác nếu ngài khám phá thấy xẩy ra chuyện ấu dâm là vị giám mục không có lương tâm và điều hay nhất đối với ngài đó là hãy xin từ nhiệm. Sau nữa, tôi muốn trở lại trường hợp Maciel. Ở đây, tôi xin tỏ lòng tôn kính một con người đã chiến đấu ở giây phút ngài không có sức để bắt mình làm, cho đến độ ngài đã có thể làm như vậy: đó là Đức Hồng Y Ratzinger, vị có tất cả mọi tài liệu. Khi ngài là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ngài đã có đủ tài liệu trong tay, ngài đã thực hiện các cuộc điều tra... thế nhưng ngài đã không thể tiếp tục cho tới cùng. Tuy thế, nếu các bạn còn nhớ, thì 10 ngày trước khi Thánh Gioan Phaolô II qua đời, tức là vào hôm Thứ Sáu Đi Đường Thánh Giá, ngài đã nói với toàn thể Giáo Hội rằng cần phải tẩy sạch 'cái nhơ bẩn' trong Giáo Hội. Trong Thánh Lễ trước cuộc bầu tân giáo hoàng Pro Eligendo Pontifice - ngài không khờ đến độ không biết được rằng ngài là một ứng viên - ngài đã không giấu diếm chủ trương của mình, ngài đã nói cũng chính điều ấy. Ngài thực sự là một con người can đảm đã giúp rất nhiều vào việc mở cánh cửa ấy. Sau hết, chúng tôi đã chịu khó làm việc. Bàn luận với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh cũng như với nhóm 9 hồng y cố vấn, tôi đã quyết định bổ nhiệm một văn phòng thứ ba gắn liền với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ chuyên về những trường hợp này mà thôi, vì Thánh Bộ này không thể quán xuyến những trường hợp này với tất cả những gì cần phải làm, và vì thế văn phòng này biết đảm nhiệm điều ấy. Chưa hết, một Tòa Điều Trần cũng được thiết lập, đừng đầu bởi Đức ông Scicluna, để giải quyết những trường hợp tái diễn... Một điều nữa đang hoạt động rất tốt đó là Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em... Liên quan đến trường hợp Maciel, trở về với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, việc cần làm đã được thực hiện, và giờ đây Hội Dòng này, việc quản trị của hội dòng được ủy thác bán phần, nghĩa là vị bề trên tổng quyền được Hội Đồng tuyển chọn qua một Đại Công Nghị, thế nhưng Vị Đại Diện lại được Đức Giáo Hoàng chọn. Hai vị tổng cố vấn được chọn bởi Công Nghị của Dòng và 2 vị tổng cố vấn khác được chọn bởi Giáo Hoàng, nhờ đó chúng ta có thể giúp họ kiểm tra những chuyện cũ.

 

Vấn: Ngài đã nói rất hùng hồn về các vấn đề di dân. Tuy nhiên, ở bên kia biên giới, có một cuộc vận động bầu cử cứng rắn đang diễn tiến. Một trong những ứng viên cho Nhà Trắng, đó là ứng viên Cộng Hòa Donald Trump, gần đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Đức Giáo Hoàng là một con người chính trị hay đúng hơn là một con chốt trong bàn tay của chính quyền Mexico ủng hộ chính sách di dân. Ông ta đã tuyên bố rằng nếu được bầu ông ta cố ý xây một bức tường dài 2 ngàn 500 cây số dọc theo biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ, và tống cổ mười một triệu người di dân bất hợp pháp đi, gây ra cảnh ly tán gia đình v.v. Xin hỏi ngài, trước hết, ngài nghĩ sao về những lời tố cáo ấy và người Công giáo Hoa kỳ có thể bầu cho một con người như vậy hay chăng.

Đáp: Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa vì ông ấy đã nói tôi là một chính trị gia, như Aristotle đã định nghĩa con người là 'một con vật chính trị - animal politicus': ít ra tôi cũng là một con người! Và tôi là một con tốt... có thể lắm, tôi không biết. Tôi xin để cái đó tùy các bạn phán đoán, tùy dân chúng. Một con người mà chỉ nghĩ đến xây dựng những bức tường, bất cứ ở nơi đâu, chứ không phải là những cây cầu, thì không phải là Kitô hữu. Điều đó không có trong Phúc Âm. Về việc tôi khuyên bầu hay không bầu là điều tôi không thích can dự vào. Tôi chỉ muốn nói rằng con người này không phải là Kitô hữu. Cần phải biết rằng ông ta có nói điều ấy hay chăng, bởi thế không nên nói khi đang nghi ngờ.

 

Vấn: Cuộc gặp gỡ đức thượng phụ Nga Kirill và việc ký kết Bản Tuyên Ngôn Chung được cả thế giới cho rằng đó là một bước tiến lịch sử. Thế nhưng, giờ đây, ở Ukraine những người Công giáo Hy Lạp lại cảm thấy mình bị phản bội về một 'văn kiện lịch sử', hỗ trợ cho chính sách của người Nga. Vì thế mà lại bùng lên một trận chiến về ngôn từ.

Đáp: Đó như là một văn kiện mở đường cho việc bàn luận. Tôi cũng muốn nói thêm rằng Ukraine là một xứ sở đang trải qua một giai đoạn chiến tranh, giai đoạn đau khổ, với nhiều thứ dẫn giải. Tôi đã đề cập đến việc nhân dân Ukraine nhiều lần xin cầu nguyện và gắn bó với họ, cả ở buổi nguyện Kinh Truyền Tin cũng như ở các buổi Triều kiến chung. Thế nhưng sự kiện lịch sử về một cuộc chiến - ai cũng có ý nghĩ của mình rằng chiến tranh này là gì? Ai đã gây chiến? Cần phải làm những gì? Không được làm những gì? Rõ ràng rằng đây là một vấn đề lịch sử, nhưng cũng còn là vấn đề hiện hữu cho xứ sở ấy, một vấn đề về đau khổ. Chính trong bối cảnh ấy mà tôi xen kẽ vào đoạn này những gì tín hữu có thể hiểu được. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine là Sviatoslav Shevchuk đã nói rằng nhiều tín hữu đã gọi cho ngài hay viết cho ngài cho biết rằng họ đã cảm thấy họ rất ư là thất vọng hay đã bị Roma phản bội. Một dân tộc trong hoàn cảnh như thế cảm thấy như vậy là điều có thể thông cảm được. Bản văn kiện này là những gì có thể tranh luận về vấn đề Ukraine ấy, thế nhưng bản văn viết rằng phải chấm dứt chiến tranh và cuộc xung đột này cần phải được giải quyết bằng các hiệp ước. Cả cá nhân tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng rằng Thỏa Ước Minks cứ việc tiến hành và những gì được viết ra bằng bàn tay thì không bị hủy bỏ bằng cùi chỏ. Giáo Hội ở Roma và Giáo Hoàng đã hằng kêu gọi là "tìm kiếm hòa bình".

 

Vấn: Quốc Hội Ý quốc đang bàn về luật cho các cuộc kết hợp về dân sự (civil unions), một vấn đề đang làm nổi lên những xung khắc chính về chính trị mà còn cả những tranh cãi nẩy lửa trong xã hội cũng như nơi người Công giáo nữa.

Đáp: Trước hết, tôi không biết những gì đang xẩy ra ở quốc hội Ý quốc ra sao. Giáo Hoàng không dính dáng gì tới chính trị nước Ý. Ở cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với các vị Ý vào tháng 5/2013, một trong những điều tôi đã nói đó là: quí huynh hoàn toàn tự lập với chính quyền ý quốc. Giáo Hoàng là vị cho hết mọi người, ngài không thể dính dáng tới chính trị nội bộ đặc biệt của một quốc gia nào. Đó không phải là vai trò của Giáo Hoàng. Những gì tôi nghĩ là những gì Giáo Hội nghĩ và tôi vẫn thường nói - vì đây không phải là xứ sở đầu tiên có cảm nghiệm này, mà là rất nhiều - tôi nghĩ những gì Giáo Hội đã hằng nói về điều ấy.

 

Vấn: Mấy tuần nay đã có những quan tâm ở nhiều xứ sở Mỹ Châu Latinh, cũng như ở Âu Châu, liên quan đến khuẩn Zika. Nguy cơ lớn nhất xẩy ra cho phụ nữ mang thai. Một số chính quyền đã nêu lên vấn đề phá thai, hay tránh thụ thai. Liên quan đến việc tránh thụ thai, về vấn đề này, Giáo Hội có thể xem xét quan niệm về "chọn sự dữ kém hơn trong hai sự dữ".

Đáp: Phá thai không phải là sự dữ kém hơn trong hai sự dữ. Nó là một tội ác, một sự dữ tuyệt đối. Về "sự dữ kém hơn", như tránh thụ thai, chúng ta nói đến nó vì có liên quan đến một sự xung khắc giữa điều răn thứ năm và điều răn thứ sáu. Đức Phaolô VI, một con người khôn ngoan, trong một trường hợp khó khăn ở Phi Châu, đã cho phép các nữ tu sử dụng ngừa thai trong trường hợp bị hiếp. Đừng lẫn lộn sự dữ tự nó tránh thụ thai với phá thai... Đàng khác, việc tránh thụ thai không phải là một sự dữ tuyệt đối. Trong một số trường hợp, như trong trường hợp này, hay trong trường hợp của Chân Phước Phaolô VI tôi đã đề cập tới thì rõ. Tôi cũng khuyên các vị bác sĩ hãy làm hết sức mình để tìm những loại chủng ngừa chống lại chứng bệnh ấy. Cần phải hoạt động cho chứng bệnh này".

 

Vấn: Chẳng bao lâu ngài nhận Giải Charlemagne, một trong những phần thưởng có giá trị nhất ở Cộng Đồng Âu Châu... Ngài có lời gì cho chúng tôi trong trường hợp khủng hoảng ở Âu Châu hay chăng?

Đáp: Trước hết, về Giải Charlemagne. Tôi có thói quen không nhận các thứ giải này giải kia hay những thứ tôn vinh này nọ, không phải vì khiêm nhượng, mà là vì tôi không thích những điều ấy... Thế nhưng trong trường hợp này, tôi không nói rằng tôi bị 'buộc' mà là bị thuyết phục bởi cái cứng đầu có tính cách thánh thiện và thần học của Đức Hồng Y Kasper... Tôi đã chấp nhận và đã trả lời 'được, ở Vatican'. Và tôi cống hiến giải này cho Âu Châu, như là một thứ để cùng trang hoàng cho Âu Châu, một giải để Âu Châu có thể thực hiện như tôi đã nói ở Strasbourg; đó là nó không còn là một 'Âu Châu bà già' mà là 'Âu Châu bà mẹ'. Sau nữa, có lần đọc những tin tức về cuộc khủng hoảng này hay khủng hoảng kia... có một chữ làm tôi ưa thích... đó là chữ 'đặt lại nền móng' Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Tôi đã nghĩ đến các vị cha ông cao cả, thế nhưng ngày nay cũng đang có một Schuman, một Adenauer, những chính trị gia lớn, thành phần sau cuộc chiến đã thành lập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Tôi thích tư tưởng đặt lại nền tảng này cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nó có thể sẽ được thực hiện, vì Âu Châu - tôi không nói nó đặc thù mà là nó có một quyền lực, một nền văn hóa, một lịch sử không thể bị mất đi, và chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để Khối Hiệp Nhất Âu Châu có quyền lực cùng với hứng khởi để tiến lên.

 

Vấn: Thưa ĐTC, ĐTC đã nói nhiều về gia đình và Năm Thánh Tình Thương trong chuyến tông du này. Một số người ngẫm nghĩ rằng làm sao Giáo Hội chủ trương thương xót có thể tha thứ cho một kẻ sát nhân dễ hơn là một người ly dị tái hôn?

Đáp: Đã có hai cuộc thượng nghị Giám Mục Thế Giới nói về gia đình. Vị Giáo Hoàng này đã nói về vấn đề ấy suốt cả một năm qua các bài Giáo Lý Thứ tư hằng tuần. Vấn đề này đúng như thế, bạn đã đặt ra hay lắm. Văn kiện hậu Thượng Nghị ... lập lại hết mọi sự Thượng Nghị đã nói về các sự xung khắc, về các gia đình bị thương tích và việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình bị thương tích. Nó là một trong các mối quan tâm của chúng ta. Một mối quan tâm khác đó là việc dự bị hôn nhân... Việc sửa soạn thành hôn rất ư là quan trọng... Tôi tin rằng nó là một điều mà trong Giáo Hội, nơi thừa tác mục vụ chung, ít là ở xứ sở của tôi, ở Nam Mỹ Châu, Giáo Hội không được coi trọng cho lắm. Chẳng hạn, giờ đây không xẩy ra nhiều cho lắm, nhưng mấy năm trước đây ở quê hương của tôi đã có một thói quen, một điều được gọi là 'casamiento de apuro', tức là một thứ hôn nhân vội vã (a marriage in haste) vì chợt có thai, để bảo vệ danh dự cho gia đình. Trong trường hợp này đôi phối ngẫu không được tự do và loại hôn nhân này thường bất thành. Là giám mục tôi đã cấm các vị linh mục của tôi cử hành loại hôn nhân này... Tôi muốn nói rằng hãy cứ sinh đứa bé ra, họ cứ tiếp tục là đính hôn nhân của nhau, và khi họ cảm thấy có thể sống trọn đời bấy giờ họ có thể tiến tới... Một chương rất hay khác là vấn đề giáo dục con cái: các nạn nhân của những vấn đề trong gia đình là con cái... Một điều hay khác ở cuộc gặp gỡ các gia đình ở Tuxtla - có một cặp, tái giá, và 'hội nhập' vào thừa tác mục vụ của Giáo Hội. Cụm từ chính này được thượng nghị sử dụng, một cụm tự tôi muốn sử dụng, đó là 'tái hội nhập' các gia đình bị thương tích, các cặp tái hôn ... vào đời sống của Giáo Hội. Thế nhưng không được quên con cái là thành phần ở giữa cha mẹ. Chúng là nạn nhân chính, phải chịu đựng cả những vết thương này cũng như những điều kiện nghèo khổ cùng công ăn việc làm...

 

Vấn: Như thế có nghĩa là họ có thể chịu lễ?

Đáp: Đó là điều cuối cùng. Việc hội nhập vào Giáo Hội không có nghĩa là được rước lễ... Nó là một đường lối tiến đến việc hội nhập, tất cả mọi cánh cửa đều được mở ra, thế nhưng chúng ta không thể nói, 'từ đây họ có thể rước lễ'. Điều này cũng là một tổn thương cho hôn nhân, cho đôi phối ngẫu, vì không cho phép họ tiến hành trên con đường hội nhập. Đôi phối ngẫu ở Tuxtla đã sung sướng. Họ đã sử dụng một cách diễn tả rất đẹp đó là chúng con không hiệp lễ nhưng chúng con hiệp thông khi chúng con viếng thăm các bệnh viện, hiệp thông nơi việc phục vụ này ở việc phục vụ kia. Việc hội nhập của họ vẫn còn đó. Nếu có một điều gì hơn nữa thì Chúa sẽ nói với họ, nhưng đó là một đường đi nước bước vậy.

 

Vấn: Truyền thông đã nói đến việc trao đổi nhiều thư tín giữa Đức Gioan Phaolô II và nữ triết gia Hoa Kỳ là Ana Teresa Tymieniecka... Theo Đức Giáo Hoàng một vị Giáo Hoàng có được liên hệ mật thiết như thế với một người nữ hay chăng?

Đáp: Tôi xin nói rằng một nam nhân không làm sao có được mối liên hệ thân hữu với một nữ nhân ... thì nam nhân này đang bị mất đi một điều gì đó... Tình bạn với nữ giới không phải là điều tội lỗi. Nó là một tình bạn... Mà Giáo Hoàng là một nam nhân. Giáo Hoàng cũng cần đến đóng góp của nữ giới nữa. Cả Giáo Hoàng nữa cũng có một con tim có thể có được một tình bạn lành mạnh thánh hảo với một người nữ. Có những người bạn thánh - như Thánh Phanxicô và Clara, Thánh Teresa và Gioan Thánh Giá... Thế nhưng nữ giới vẫn chưa được quan tâm đủ; chúng ta chưa hiểu được cái tốt đẹp mà một người nữ có thể mang đến cho đời sống của một vị linh mục và của giáo hội ở chỗ tham vấn, giúp đỡ và tình bạn lành mạnh.

 

Vấn: Về đề tài luật lệ đang được cứu xét ở quốc hội Ý quốc: nó là một thứ luật, ở một cách nào đó, liên quan đến các quốc gia khác, vì các quốc gia khác có những khoản luật về những thứ liên kết nơi thành phần đồng tính. Có một văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin từ năm 2003 đã giành hẳn một chương về vị thế của các nhà lập pháp Công giáo liên quan đến vấn đề này. Bản văn này minh nhiên nói rằng các nhà lập pháp Công giáo không được bỏ phiếu cho những luật lệ ấy. Trước hết xin được hỏi là văn kiện năm 2003 này có còn hiệu lực hay chăng? Một nhà lập pháp Công giáo cần phải có chủ trương ra sao? Ngoài ra, sau Moscow, Cairo: đang có một 'thứ tan chảy' khác xuất hiện ở chân trời? Tôi muốn nói đến cuộc hội kiến mà Ngài hy vọng với 'Giáo Hoàng của phái Hồi giáo Sunnis', nếu được phép gọi vị Đạo Trưởng Hồi giáo Al Azhar này như thế.

Đáp: Về vấn đề thứ hai, Đức ông Ayuso, thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, đã đến gặp vị đại diện của vị Đạo Trưởng này và chào vị Đạo trưởng Hồi giáo ấy... Tôi muốn gặp gỡ vị này. Tôi biết rằng vị ấy thích như thế. Chúng tôi đang tìm cách, bao giờ cũng qua Đức Hồng Y Tauran vì đó là đường lối. Thế nhưng chúng tôi đã đạt được điều ấy. Liên quan đến đề tài thứ nhất: tôi không nhớ rằng bản văn kiện 2003 của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, thế nhưng hết mọi nhà lập pháp Công giáo cần phải bỏ phiếu theo lương tâm hiểu biết rõ ràng của mình. Tôi chỉ muốn nói thế thôi. Tôi nghĩ như vậy là đủ... Liên quan đến những người đồng tính, tôi lập lại những gì tôi đã nói trên chuyến đi đến Rio di Janeiro. Nó ở trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

 

Vấn: Cám ơn ngài về chuyến đi Mexico... Chúng tôi đã nghĩ đến các chuyến đi trong tương lai. Khi nào ngài sẽ đi đến Á Căn Đình, nơi đang đợi chờ ngài từ lâu? Khi nào ngài sẽ trở lại Mỹ Châu Latinh hay là ngài sẽ đến Trung Hoa?

Đáp: Tôi mong muốn tới Trung Hoa!... Tôi xin nói một chút xíu về nhân dân Mexico. Đó là một dân số có một kho tàng to lớn... một nền văn hóa có cả ngàn năm... Đó là một nhân dân tin tưởng mãnh liệt. Họ cũng bị bắt đạo. Họ có các vị tử đạo và tôi giờ đây phong thánh cho 2 trong các vị đó. Đó là một dân tộc các bạn không dễ gì mà hiểu được: các bạn không thể giải thích được cái giầu có ấy, cái lịch sử ấy, cái niềm vui ấy, cái khả năng hân hoan giữa thảm trạng ấy... Tuy thế họ vẫn là một quốc gia còn một thứ sức sống chỉ có thể hiểu được nhờ sự kiện Guadalupe. Tôi mời gọi các bạn hãy nghiêm cẩn nghiên cứu các sự kiện về Guadalupe. Đức Bà ở đó. Tôi không thể nào tìm thấy một lý do nào khác... Có những cuốn sách hay ho giải thích nó, cắt nghĩa cả về bức họa cùng với ý nghĩa của bức họa này. Nhờ đó các bạn hiểu hơn dân tộc cao cả và đẹp đẽ ấy.