GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ NIỀM TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 28-6-2017

Bài 28

 

"Bách hại không phải là một thứ tương phản với Phúc Âm mà thuộc về Phúc Âm; nếu họ đã bách hại Vị Sư Phụ của chúng ta thì chúng ta làm sao lại có thể hy vọng rằng chúng ta sẽ thoát được cuộc chiến này chứ? ... Tử đạo thậm chí không phải là lý tưởng tối thượng của đời sống Kitô hữu vì đức ái vượt trên tử đạo..."

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta suy niệm về niềm tin tưởng cậy trông Kitô giáo là sức mạnh của các vị tử đạo. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu sai các môn đệ của mình đi truyền giáo, thì Người không đánh lừa các vị bằng những ảo tưởng dễ dàng thành công; trái lại, Người cảnh giác các vị một cách rõ ràng rằng việc loan báo Nước Thiên Chúa bao giờ cũng chất chứa cả việc chống đối. Người thậm chí sử dụng đến cách diễn tả cực đoan là "các con sẽ bị tất cả mọi người thù ghét - thù ghét - vì danh Thày" (Mathêu 10:22). Kitô hữu yêu thương nhưng không phải lúc nào họ cũng được yêu thương lại. Chúa Giêsu đích thân nói thẳng tới thực tại này: việc tuyên xưng đức tin xẩy ra trong một bầu khí hận thù ở một mức độ mạnh mẽ không nhiều thì ít.

Bởi thế, Kitô hữu là những con người nam nữ "lội ngược giòng". Đó là điều bình thường, vì thế giới này mang dấu vết tội lỗi, một dấu vết tỏ hiện ở các hình thức vị kỷ và bất công khác nhau. Ai theo Chúa Kitô thì tiến bước ngược chiều. Không phải vì một thứ tinh thần tranh cãi mà vì lòng trung thành với lý lẽ của Nước Thiên Chúa, là lý lẽ của niềm hy vọng cậy trông, và được chuyển thành một lối sống theo những chỉ thị của Chúa Giêsu.

Chỉ thị thứ nhất là khó nghèo. Khi Chúa Giêsu sai các môn đệ của Người đi truyền giáo thì dường như Người quan tâm đến vấn đề "tước lột" các vị hơn là "trang phục" các vị! Thật vậy, một Kitô hữu không khiêm nhượng hay nghèo khó, xa tránh giầu sang và quyền lực, nhất là xa tránh chính bản thân mình, là thành phần không như Chúa Giêsu. Kitô hữu tiến bước trong cuộc hành trình trên thế gian này theo những gì là thiết yếu đòi hỏi của nó bằng một con tim tràn đầy yêu thương. Cái thảm bại thật sự đối với họ đó là chiều theo khuynh hướng của một huyết thù hay của bạo lực, lấy ác báo dữ. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: "Thày sai các con đi như chiên giữa sói rừng" (Mathêu 10:16) - vậy nên không có các thứ móng vuốt, chẳng cần các thứ khí giới. Tuy nhiên, Kitô hữu cần phải thận trọng, thậm chí đôi khi phải tinh khôn nữa: có những nhân đức được chấp nhận bởi lý lẽ của phúc Âm, ngoại trừ bạo lực thì không bao giờ. Các thứ phương pháp sự dữ không thể được sử dụng để khống chế sự dữ.

Phúc Âm là nguồn sức mạnh duy nhất của Kitô hữu. Trong những lúc khó khăn, chúng ta cần phải tin rằng Chúa Giêsu ở trước mặt chúng ta, và không thôi đồng hành hỗ trợ các môn đệ của Người. Bách hại không phải là một thứ tương phản với Phúc Âm mà thuộc về Phúc Âm; nếu họ đã bách hại Vị Sư Phụ của chúng ta thì chúng ta làm sao lại có thể hy vọng rằng chúng ta sẽ thoát được cuộc chiến này chứ? Tuy nhiên, giữa cơn giông tố Kitô hữu không được mất niềm tin tưởng cậy trông, nghĩ rằng mình đã bị bỏ rơi. Chúa Giêsu đã trấn an các môn đệ của Người rằng: "ngay cả tóc trên đầu của các con đều đã được đếm cả rồi" (Mathêu 10:30). Người như thể nói rằng không có một nỗi đau khổ nào của con người, thậm chí cả những đau khổ thầm kín và nhỏ mọn nhất, bị khuất đi trước nhan Thiên Chúa. Thiên Chúa thấy, và Ngài chắc chắn bảo vệ, cũng như ra tay giải cứu. Thật vậy, ở giữa chúng ta có Đấng mạnh hơn sự dữ, mạnh hơn Mafia, hơn những mưu đồ đen tối, hơn kẻ kiếm lợi trên da thịt của người tuyệt vọng, hơn kẻ ngang tàng chà đạp người khác... Đấng luôn nghe thấy tiếng máu của Abel vang lên từ trái đất.

Bởi thế, luôn phải đứng về "phía bên kia" của thế giới, bên được Thiên Chúa chọn lựa: không phải bên của thành phần bách hại mà là bị bách hại; không phải bên của kẻ ngạo mạn ngông cuồng mà là hiền lành khiêm tốn; không phải bên của những kẻ tung hỏa mù mà là thuần phục chân lý; không phải bên những kẻ lừa đảo mà là thành tín.

Lòng trung thành với phong cách của Chúa Kitô - phong cách tin tưởng cậy trông - trung thành cho đến chết, đã được các Kitô hữu tiên khởi gọi bằng một danh xưng tuyệt vời: tử đạo - martyrdom: nghĩa là "chứng nhân - witness". Còn nhiều từ vựng khác nữa như anh hùng, xả thân, tự hiến. Thế nhưng các Kitô hữu tiên khởi đã gọi bằng một danh xưng xức thơm vai trò làm môn đệ. Các vị tử đạo không sống cho bản thân mình, họ không chiến đấu để khẳng định ý nghĩ riêng của họ, và họ chấp nhận cái chết chỉ vì trung thành với Phúc Âm. Tử đạo thậm chí không phải là lý tưởng tối thượng của đời sống Kitô hữu vì đức ái vượt trên tử đạo, tức là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Tông Đồ Phaolô đã nói rất rõ trong bản thánh ca đức ái, được hiểu về tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân. Vị Tông Đồ này nói rất rõ trong bài ca đức ái ấy rằng: "Nếu tôi cho đi tất cả những gì tôi có, và nếu tôi thí thân thể tôi cho nó bị thiêu rụi đi, mà không có tình yêu thì tôi chẳng được ích gì" (1Corinto 13:3). Cái xung khắc với Kitô hữu là nghĩ rằng thành phần tấn công tự sát có thể được gọi là thành phần "tử đạo": chẳng có gì ở nơi đích điểm của họ lại gần với thái độ của con cái Thiên Chúa.

Đôi khi, đọc lịch sử của nhiều vị tử đạo hôm qua và hôm nay - thời điểm nhiều tử đạo hơn là các thời buổi đầu tiên -, chúng ta vẫn cảm thấy bàng hoàng trước sức mạnh các vị đương đầu với thử thách của mình. Cái mãnh liệt này là dấu hiệu của niềm tin tưởng cậy trông cao cả đã làm cho các vị sinh động: một niềm tin tưởng cậy trông vững chắc mà không một sự gì và không một ai có thể tách họ ra khỏi tình yêu Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô (xem Roma 8:38-39).

Xin Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta sức mạnh để làm chứng nhân của Ngài. Xin Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để sống niềm tin tưởng cậy trông Kitô hữu nhất là trong cuộc tử đạo kín đáo khi thi hành các phận vụ hằng ngày của chúng ta một cách tử tế và yêu thương.

Xin cám ơn anh chị em.

https://zenit.org/articles/popes-general-audience-on-hope-strength-of-martyrs/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu     

GIÁO HỘI HIỆN THẾ

ĐTC Phanxicô Mừng Ngân Khánh 25 Làm Giám Mục

Hôm qua, Thứ Ba ngày 27/6/2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ ở Nguyện Đường Phaolô trong Tông Dinh Tòa Thánh, cùng với các phần tử thuộc Hồng Y Đoàn có mặt ở Roma.

 

ĐHY Sodano là trưởng hồng y đoàn đã đại diện ngỏ lời chúc mừng ĐTC rằng: "Tâu ĐTC, ĐTC không cần phải nói với chúng con rằng xin hãy giành chỗ cho ĐTC ở trong lòng của chúng con", và vị hồng ý này thay mặt hồng y đoàn hứa tận tình kính mến và tôn kính Vị Thừa Kế Thánh Phêrô.

 

Trong bài giảng của mình, căn cứ vào bài Đọc 1 được trích từ Sách Khởi Nguyên về câu chuyện chú cháu Abraham và Lot chia nhau vùng đất sống, ngài đã nhấn mạnh đến 3 lệnh truyền của Thiên Chúa bảo tổ phụ Abraham: "Hãy chỗi dạy!", "hãy nhìn lên!", "Hãy hy vọng!"

 

"Khi Abraham được kêu gọi, thì ông ở vào tuổi hơn kém tuổi của chúng ta đây. Ông đã về hưu, lui về nghỉ ngơi - ông đã bắt đầu vào tuổi ấy".

 

"Một con người già lão, mang sức nặng của tuổi già, một tuổi già chất chứa đau đớn, bệnh nạn - thế nhưng [Thiên Chúa đã nói cùng ông], như thể ông vẫn còn trẻ trung, 'Hãy đứng lên, đi, đi! Như thể ông là một tay hướng đạo: đi! Hãy nhìn và hy vọng!'"

 

"Có những người không yêu thương chúng ta, nói rằng chúng ta là thành phần 'Chính phủ gồm những người luống tuổi' - gerontocracy" của Giáo Hội. Đó chỉ là lời mỉa mai. Ai nói như vậy thì chẳng hiểu mình nói gì. Chúng ta không phải là những kẻ ngu xuẩn già nua mệt mỏi: chúng ta là những người ông (grandfathers). Và nếu chúng ta không nghĩ như vậy thì chúng ta cần phải xin ân sủng cảm thấy đúng là như thế. Chúng ta là những người ông, thành phần cháu chắt nhìn vào - thành phần làm ông và mà theo kinh nghiệm của chúng ta cần phải chia sẻ với cháu chắt cái cảm quan về đời sống đích thực - thành phần ông bà không khép kín trong buồn phiền về những ngày tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, nhưng cởi mở để cống hiến tặng ân về ý nghĩa ấy, về cảm quan ấy. Bởi vậy, đối với chúng ta, lệnh truyền tam diện 'Hãy chỗi dạy! Hãy hướng tới! Hãy hy vọng!' được gọi là 'mơ tưởng'. Chúng ta là thành phần làm ông được kêu gọi để mơ tưởng và để truyền đạt những gì chúng ta mơ tưởng cho giới trẻ ngày nay: họ cần đến nó, để họ có thể rút tỉa từ các mơ tưởng của chúng ta quyền lực để làm ngôn sứ và thi hành công việc của họ".

 

Sau Thánh Lễ ngài đi chào từng vị hồng y đồng tế. Ngài cũng chào các nhân viên phục vụ ở Tòa Thánh nữa.

 

 

5 Tân Hồng Y từ Vùng Ngoại Biên

Hôm nay, Thứ Tư 29/6/2017, áp Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô, ĐTC Phanxicô đã phong tước Hồng Y cho 5 vị có thể được gọi là ở vùng ngoại biên (1 từ Á Châu, 1 từ Phi Châu, 1 từ Nam Mỹ Châu, và 2 từ Âu Châu), như được chính ngài loan báo trong Huấn Từ Lạy Nữ Vương 21/5/2017 rằng: “Gốc gác của các vị ở các phần đất khác nhau trên thế giới cho thấy Công giáo tính của Giáo Hội trên khắp mặt đất này":

Với 5 vị tân Hồng Y này, Hồng Y Đoàn của Giáo Hội hoàn vũ có tất cả là 227 vị, trong đó có 121 vị (bao gồm 49 vị được chọn bởi ĐTC Phanxicô) còn đủ tuổi tham dự mật nghị bầu tân giáo hoàng và 106 vị đã quá 80.

Điểm chính yếu được Đức Thánh Cha nhấn mạnh và kêu gọi trong  bài giảng của mình đó là các vị tân hồng ý hãy theo Chúa Kitô:

"Chúa Giêsu 'đang bước đi trước chư huynh', và Người xin các vị dứt khoát theo đường lối của Người. Người kêu gọi chứ huynh hãy nhìn vào thực tại, đừng để mình bị phân tâm bởi các thứ xu hướng và quan điểm khác"

"Người đã không gọi chư huynh để trở thành 'những ông hoàng' của Giáo Hội, để 'ngồi bên phải hay bên trái của Người' (mà là) "gọi chư huynh phục vụ như Người và với Người"

"Hãy theo Người, và hãy bước đi trước dân Chúa, bằng ánh mắt gắn liền với Thánh Giá và Phục Sinh của Chúa"

Xin Thánh Linh "lấp đầy khoảng cách giữa lòng của chúng ta và lòng của Chúa Kitô, nhừ đó cuộc đời của chúng ta được hoàn toàn phục vụ Thiên Chúa và tất cả anh chị em của chúng ta".

Sau mật nghị hồng y này và trước các cuộc viếng thăm khác, ĐTC Phanxicô và 5 vị tân hồng y đến Đan Viện Mẹ Giáo Hội ở Vườn Vatican để thăm Đức Benedict XVI.

Ngày mai, 29/6, Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô, ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Thể với 5 vị tân hồng y, với Hồng Y Đoàn và các vị Tổng Giám Mục được bổ nhiệm trong năm nay.

Xin xem bài giáng Lễ Trọng Kính Thành Phêrô và Phaolô của ngài năm 2016 ở cái link sau đây cho Phụng Vụ Lời Chúa ngày mai, Thứ Năm 29/6/2017:

Đức Thánh Cha Phanxicô:  Bài Giảng và Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Phêrô và Phaolô