TÌNH HÌNH THỜI CUỘC 2017

2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

 

 

(xin xem nhiều bài khác bên dưới hợp nhan đề của bài đầu tiên dưới đây)

 

 

Các đồng minh Arab công kích quyết định của Trump

Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem

Quyết định của Trump với Jerusalem có tạo xung đột?

Căng thẳng Jerusalem : Israel oanh kích Gaza, Mỹ bị cô lập ở HĐBA

Tổng thống Palestine từ chối gặp Phó TT Mỹ vì quyết định về Jerusalem

Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump

Jérusalem: Một mình Trump chống lại tất cả

Hamas kêu gọi Palestine nổi dậy chống quyết định của Mỹ về Jerusalem

Indonesia, Malaysia đả kích quyết định của TT Trump về Jerusalem

Cộng đồng quốc tế lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Việt Nam quan ngại việc Mỹ công nhận thủ đô Jerusalem

Trump và Jerusalem: Đã có đụng độ

Lo ngại của thế giới tăng cao sau quyết định của Trump về Jerusalem

Jerusalem : Thế cô lập của Donald Trump

Jerusalem, thủ đô Israel: 5 điều cần biết về quyết định mạo hiểm của Trump

Hòa bình tại vùng Cận Đông thêm xa vời vì Donald Trump

Quyết định của TT Trump công nhận Jerusalem vấp phản ứng quốc tế   

Thế giới phản đối Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel

Đức Giáo hoàng kêu gọi duy trì “nguyên trạng” của Jerusalem

 

Donald Trump bốc lửa trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump làm bốn phương bốc lửa

Donald Trump « đánh thức » dân Mỹ

Phong cách 'nói trước, tính sau' của Donald Trump

Vì sao Trump không thể từ bỏ các phát ngôn công kích?

Donald Trump - bậc thầy đánh lạc hướng chú ý dư luận

Donald Trump, Tổng thống Mỹ bị nhiều chỉ trích nhất

Donald Trump bỏ hiệp định khí hậu: Trong rủi có may

Donald Trump, kẻ thù số một của hành tinh

Châu Âu phải cảm ơn Trump vì đã lạnh nhạt với đồng minh

TT Trump Đốt Địa Cầu?

Bạch Cung Bát Nháo

 

 

 

Các đồng minh Arab công kích quyết định của Trump

Giới chức Ả rập nói rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đem lại nguy cơ khiến Trung Đông rơi vào "bạo lực và hỗn loạn".

Động thái này chấm dứt sự trung lập của Mỹ đối với một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của khu vực.

Các bộ trưởng Ngoại giao Liên đoàn Ả Rập cho biết điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn được tin tưởng làm nhà trung gian hòa bình Trung Đông.

 

Jerusalem

 

Các cuộc đụng độ diễn ra tại thị trấn Nablus ở Bờ Tây hôm thứ Bảy

 

Tuyên bố của 22 quốc gia, kể cả các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, được loan báo sau ngày thứ ba diễn ra bạo lực và các cuộc biểu tình ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Israel luôn xem Jerusalem là thủ đô của họ, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem - bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967 - là thủ đô của một nhà nước Palestine tương lai.

Với ông Trump, quyết định này nhằm hoàn tất lời hứa trong chiến dịch tranh cử và ông nói rằng "đây chỉ là sự công nhận thực tế."

Nhưng ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt.

Nghị quyết của Liên đoàn Ả Rập được thông qua vào lúc 03:00 giờ địa phương sau nhiều giờ hội đàm ở Cairo. Nghị quyết nhận được sự ủng hộ từ một số đồng minh của Mỹ, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Ảrập Saudi và Jordan, những nước đã lên tiếng về mối quan ngại của họ.

Nghị quyết nói:

Tại phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 8/12, Mỹ bị cô lập, trong lúc 14 thành viên khác lên án tuyên bố của ông Trump.

Tuy nhiên, đại sứ Mỹ Nikki Haley cáo buộc Liên Hiệp Quốc có sự thiên vị và tuyên bố tổ chức này "là một trong những trung tâm lớn nhất thế giới đầy hằn thù với Israel".

Bà nhấn mạnh Hoa Kỳ vẫn cam kết tìm kiếm hòa bình ở khu vực này.

 

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42262440

 

Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem

 

 

Tác giả cho rằng hành động của Trump là việc ông ta đang hiện thực hoá lời hứa bầu cử của mình.

 

Tác giả cho rằng hành động của Trump là việc ông ta đang hiện thực hoá lời hứa bầu cử của mình

 

Việc Tổng Thống Trump mới đây ra tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đang gây ra hàng loạt các cuộc họp cấp bách của lãnh đạo cấp cao trên toàn thế giới cùng mồi lửa xung đột khắp Trung Đông. Tuyên bố bất ngờ này khiến nhiều người băn khoăn vì các lý do sau:

Thứ nhất, Jerusalem chưa bao giờ là một điểm quan trọng trong chiến dịch tranh cử, ông Trump không hứa hẹn nhiều, vậy tại sao phải gấp rút manh động?

Thứ hai, Jerusalem, như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, là ngòi nổ, là vạch đỏ bất khả xâm phạm (red line) của người Hồi, động vào là dễ có chuyện. Vì vậy, bất kỳ động thái nào cũng đều phải tính toán cẩn trọng. Trump đã được nhiều lãnh đạo các nước khuyên can, nhiều người trong chính phủ và đảng Cộng hoà của Trump cũng cực lực phản đối, cũng như 63% dân Mỹ - theo một cuộc khảo sát mới đây của Viện Brookings.

Thứ ba, con rể của chính ông Trum đang giữ trong tay nhiệm vụ con thoi kiến tạo các cuộc đàm phán hoà bình ở Trung Đông mà Mỹ từ xưa đến này vốn tự hào là người cầm chịch. Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump đã không chờ Jared Kushner kết thúc sứ mệnh mà cắt ngang nửa đường.

Những mâu thuẫn kể trên khiến hai ngày qua các nhà quan sát Trung Đông cố sức vắt óc để giải thích hành động của Trump. Sau đây là một vài lý do:

1. Trump không bao giờ dám ra một tuyên bố động trời như vậy nếu không có sự ngấm ngầm ủng hộ từ phía một số nước đứng đầu trong khối Ả Rập, tiêu biểu là Saudi. Giới phân tích cho rằng một thế hệ các hoàng thân mới nổi lên cầm quyền như thái tử Saudi bin Salman là lực lượng bí mật ủng hộ Trump.

Tuy mặt ngoài hùng hồn lên án, bin Salman được cho là người đã tích cực cùng Kushner vỗ về các nhà lãnh đạo Palestine, rằng đừng lo, các người nhất định không bị thiệt. Cũng chính thái tử Saudi ngỏ lời dàn xếp vụ Jerusalem bằng cách đề nghị dùng thị trấn Abu Dis gần Jerusalem để người Palestine làm thủ đô, thay vì việc chia Jerusalem thành hai phần: Tây cho Israel quản và Đông cho Palestine như kế hoạch bao năm nay. Động thái này của thái tử khiến người Hồi rất tức giận, và củng cố thêm giả thuyết Saudi và Mỹ cùng hợp sức thiết kế một giải pháp thiên vị Israel và bất lợi cho Palestine.

Vậy tại sao Saudi lại ủng hộ Mỹ trong một giải pháp hoà bình thiếu công bằng như vậy? Lý do tạm thời là ngoài việc chính phủ hai nước vốn là đồng minh thân thiết (dù người dân có thái độ ngược lại), thế hệ hoàng thân mới của vùng Vịnh có sức mạnh thay máu đất nước. Thái tử Saudi hiện là người tự tin quyền lực nhất vương quốc dầu mỏ này. Ông trẻ tuổi, đầu óc tân tiến, dám phá bỏ, và kiên quyết chống lại tầng lớp giáo sĩ có tư tưởng thủ cựu. Ông cho phép phụ nữ lái xe và vào sân vận động - những điều mà chỉ cách đây ít lâu phụ nữ còn bị bỏ tù. Ông cho bắt giữ hàng loạt hoàng thân quốc thích để điều tra tham nhũng.

Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai.

Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng thái tử đang sử dụng chiêu bài cải cách để triệt tiêu đối thủ và củng cố quyền lực. Để làm được điều này, thái tử cần sự ủng hộ của Mỹ. Và ông Trump gật đầu, với điều kiện Saudi ủng hộ giải pháp hoà bình của Mỹ, siết chặt việc chống cực đoan, và có thể là vô số các thoả thuận kinh tế cũng như chính trị khác.

Như vậy, lý do thứ nhất để Trump dám ra tuyên bố Jerusalem là vì ông có sự hậu thuẫn ngấm ngầm của Saudi và sự đổi chác phía sau bàn đàm phán. Ngoài Saudi, các nước bên ngoài tuyên bố phản đối nhưng bên trong ngấm ngầm ủng hộ là Các Tiểu Vương Quốc UAE, Bahrain, và Ai Cập. Việc cấm vận Qatar, ép lãnh đạo Lebanon từ chức, sự "li khai" của GCC, hay việc Saudi và UAE thắt chặt quan hệ kinh tế và quốc phòng...vv là những việc không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Mỹ. Vì vậy, về bản chất, để đổi lại việc Mỹ bật đèn xanh, tuyên bố về Jerusalem và kế hoạch hoà bình của Trump coi như được các nước này đồng ý. Palestine trở thành con tốt thí cho các ván bài lợi ích riêng tư của từng quốc gia.

2. Lý do thứ hai cho hành động của Trump là việc ông ta đang hiện thực hoá lời hứa bầu cử của mình, không phải với đại bộ phận dân chúng mà với Hội Đồng quan hệ Mỹ-Israel (AIPAC). Đây là một tổ chức có ảnh hưởng lớn, và vào tháng 3 năm 2016, ông Trump hứa sẽ chuyển Đại Sứ Quán Mỹ tới Jerusalem - thủ đô muôn đời của người Do Thái.

Thêm vào đó, ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson - người từng đóng góp hàng triệu đô la cho cuộc tranh cử của Trump - tỏ ra khá sốt ruột khi ông Trump chưa thực hiện lời hứa của mình. Cuối cùng, một nửa số thành viên Đảng Cộng Hoà ủng hộ Trump trong quyết định về Đại Sứ Quán, dẫn tới giả thuyết Trump đơn giản là đang đi theo xu hướng của những người ủng hộ mình.

3. Lý do thứ ba cho quyết định của Trump là sự hấp dẫn không thể cưỡng lại được của thách thức - một điều mà kẻ tự tin cộng thêm một chút kiêu ngạo như Trump không dễ bỏ qua. Vấn đề Palestine-Israel là một cơn đau đầu dài dằng dặc qua rất nhiều đời tổng thống Mỹ. Ai cũng có khát khao là kẻ ghi tên mình trên bảng vàng của nguời hùng đem đến hoà bình, và ai cũng thất bại.

Israel xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ Palestine

Israel xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ Palestine

Ông Trump hoàn toàn đúng khi tuyên bố rằng bao năm qua giải pháp cho vấn đề này đang kẹt cứng và tù đọng. Hẳn nhiên, ông cũng muốn là người ghi điểm và được lịch sử ghi nhận. Tuy nhiên, với quá khứ và chiến thuật của một nhà kinh tế, giải pháp hoà bình của ông cũng mang hơi hướng tài chính và lợi nhuận, trong đó có kẻ thắng và người thua.

Bàn đàm phán kinh tế khác bàn đàm phán hoà bình ở chỗ, các giao kèo tài chính thường đi theo xu hướng người này tiến thì kẻ kia phải lùi. Ngược lại, các vần đề chính trị và hoà bình hoàn toàn có thể được giải quyết theo xu hướng cả hai bên cùng có lợi. Và trong diễn biến như hiện nay, ông Trump có vẻ như đang ép phía Palestine về phía bất lợi. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn phải chờ xem các chi tiết cụ thể của giải pháp này mà ông Trump sẽ tuyên bố trong nay mai.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện là giảng viên môn Trung Đông học, Đại Học Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Độc giả có thể đọc thêm về lịch sử của Jerusalem và nguồn gốc cuộc xung đột Israel- Palestine tại đây.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42293716

 

 

 

 

Quyết định của Trump với Jerusalem có tạo xung đột?

 

 

Israel coi Jerusalem là thủ phủ không thể chia cắt nhưng Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nước họ trong tương lai

Israel coi Jerusalem là thủ phủ không thể chia cắt nhưng Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nước họ trong tương lai

 

Việc ông Trump vừa ra tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là một quyết định gây sốc, tranh cãi, và có tiềm năng tạo xung đột. Điều này xuất phát từ lịch sử phức tạp của miền đất này.

Miền đất di cư

Khoảng hơn 3000 năm trước, vùng đất rộng lớn phía tây bán đảo Ả Rập là nơi sinh sống của rất nhiều bộ lạc khác nhau từ xa di cư đến. Hai trong số họ là tộc người Israel đến từ Ur (thuộc Iraq bây giờ) do họ tin rằng Thượng Đế đã hứa ban tặng cho những đứa con cưng của mình một miền đất mới trù phú, điều này được viết trong Kinh Cựu Ước của người Do Thái.

Tộc người thứ hai từ vùng đảo Crete (Hy Lạp bây giờ). Người từ đảo Crete mạnh mẽ, thiện chiến, trở thành kẻ thù của nhiều tộc người khác do chiếm được nhiều đất đai, thậm chí gây hấn cả với Pharaoh Ai Cập. Họ được người Israel gọi là Peleshet (tiếng Anh - Philistine), có nghĩa là những người di cư và chiếm đóng. Cái tên Palestine lần đầu tiên được nhắc đến bởi một nhà sử học Hy Lạp, ám chỉ vùng đất nơi những người của nhiều bộ tộc khác nhau cùng đến di cư và tranh chấp.

Hơn 1000 năm sau đó, khu vực này nằm dưới sự trị vị của đế chế La Mã rộng lớn. Tộc người Israel khi đó đã lớn mạnh và thành lập nhà nước vững vàng nhưng cũng không thoát khỏi ách đô hộ của La Mã. Họ liên tục nổi dậy. Hoàng đế La Mã sau khi đập tan một cuộc cách mạng của dân Do Thái Israel thì quyết định đổi tên quốc gia này thành Palestine, sát nhập vào với cả vùng đất rộng lớn của các tộc người Ả Rập quanh đó nhằm xóa bỏ triệt để dấu ấn của nhà nước Do Thái. Cái tên Palestine và người Palestine tiếp tục được Syria, đế chế Thổ Nhĩ Kỳ và đế chế Anh dùng để chỉ vùng thuộc địa bao la của mình. Vùng đất Palestine về bản chất là một vùng đất không có đường biên rõ ràng, chỉ có hàng trăm bộ lạc lớn nhỏ sống bên cạnh nhau: người Ả Rập, người Do Thái, người Thiên Chúa, người Hồi, người từ đủ các cành nhánh tôn giáo nhỏ hơn. Tất cả bọn họ đều tự nhận mình là người vùng Palestine. Đó không phải là một quốc gia độc lập mà đơn giản chỉ là một cái sân chim, nơi đất lành chim đậu.

Chủ thuộc địa chia đất



Nhiều người cho rằng các nước Ả Rập thực lòng không muốn Palestine được độc lập.

Nhiều người cho rằng các nước Ả Rập thực lòng không muốn Palestine được độc lập.

 

Vùng Palestine luôn nằm dưới sự cai quản của một đế chế nào đó. La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman) coi Palestine là thuộc địa của mình nhưng giữ nguyên vùng đất này với cấu trúc thành phố tự trị và bộ lạc. Ottoman hùng mạnh chừng được 500 năm thì Anh và Pháp nổi lên. Để đánh sụp Ottoman, Anh Pháp đi đêm với tất cả các bộ lạc và sắc tộc ở Palestine và các vùng xung quanh, xúi giục họ nổi dậy chống lại kẻ đô hộ. Với sắc tộc nào Anh Pháp cũng hứa hẹn sẽ giúp họ chuyển đổi từ cơ chế bộ lạc và thành phố tự trị lên thành quốc gia, và cho họ quyền lập nhà nước tự chủ một khi đế chế Ottoman sụp đổ. Lưu ý khi đó "quốc gia" là một khái niệm và thể chế chính trị mới lạ, nhất là với các bộ lạc vùng Palestine.

Khi công việc đã xong xuôi, Anh Pháp chia nhau phần đất đai cai trị bằng cách kẻ vẽ các đường biên giới. Một vùng đất rộng lớn trở thành 5 quốc gia. Mỗi đường biên là một toan tính vô cùng cẩn trọng, vừa tạo sự cân bằng, vừa chia nhỏ để trị. Từ cơ thể Syria, Li Băng được Pháp xé ra hình thành một quốc gia mới với 5 tôn giáo khác nhau Thiên Chúa, Hồi giáo Sunni, Shia và Hồi giáo dòng Druze.

Kuwait được Anh đẻ non bằng cách vặt một mẩu từ Iraq nhằm mục đích chắn đường Iraq không cho ra biển (sau này cuộc chiến Iraq mang quân đánh Kuwait chính là để đòi lại đất ngày xưa). Đồn rằng, khi đang vẽ đường biên giới Jordan thì tự dưng ông Churchill hắt hơi một cái, thế là lãnh thổ của Jordan nguệch vào Saudi một phát. Churchill quẹt nước mũi, cúi xuống và tiếp tục đưa bút lượn trở lại vị trí cũ, thế cho nên đường ranh giới của Jordan trông mới kỳ lạ như vậy.

Cứ thế, các quốc gia mới của bán đảo Ả Rập được hình thành dưới quyền đô hộ của Anh và Pháp. Không có nước nào được độc lập trọn vẹn, thậm chí tộc người Kurd với dân số tới 40 triệu, dù được hứa sẽ cho lập nước nhưng cuối cùng bị phản bội trắng trợn khi vùng đất nơi họ sinh sống bị chia thành năm phần, nằm ngửa mặt dang chân dang tay thuộc về lãnh thổ của năm quốc gia khác nhau. Người Kurd cho đến bây giờ vẫn là dân tộc không quê hương lớn nhất và thảm thương nhất trong lịch sử hiện đại.

Quay trở lại thời điểm người Anh đi phân phát lời hứa. Không những hứa suông, họ còn hứa ba tầng chồng chéo lên nhau cho ba nhóm đồng minh khác nhau. Vùng Palestine rộng lớn được hứa khi Ottoman sụp đổ sẽ dành cho các bộ lạc Ả Rập để thành lập một hợp chủng quốc thống nhất. Rồi cũng chính miếng bánh đó lại được hứa cho gia tộc Hashimi danh giá từng thống trị vùng đất thánh Mecca của Hồi giáo. Cuối cùng, miếng mồi ngon béo được dùng để nhử một dân tộc đã hàng ngàn năm mất nước và tan tác khắp chân trời góc bể nhưng vẫn ngàn năm đau đáu nhìn về vùng đất tổ ở Palestine: người Do Thái.

Miền đất hứa như trong truyền thuyết

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã hứa sẽ dời Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã hứa sẽ dời Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem

 

Theo Kinh Cựu ước của người Do Thái, cách đây 3000 năm tại vùng Palestine, vua David lập nên Vương Quốc Israel nơi thành Jerusalem là trái tim của tôn giáo. Với dân tộc Do Thái, vùng đất này là những gì Thượng Đế đã hứa với tổ phụ của họ Abraham, như Kinh Cựu Ước đã ghi: "Ta ban cho con cháu của ngươi mảnh đất này, trải rộng từ sông Ai Cập đến sông Euphrates…". Vì thế đây còn gọi là miền đất hứa (The Promised Land). Đổi lại, Abraham và các con cháu của ông phải thực hiện nghi lễ rạch bao quy đầu - một cuộc phẫu thuật nhỏ mở phần da ở đầu dương vật - để được công nhận là người thừa kế miền đất hứa. Việc tại sao Thượng Đế lại đòi hỏi một cái điều kiện có vẻ "trời ơi" như vậy thì còn nhiều tranh cãi. Nhưng đại đa số cho rằng rạch bao quy đầu sẽ vệ sinh hơn do cặn bã không còn nơi tích tụ, và nghi lễ này cũng mang tính tượng trưng cho việc mở trái tim mình để hoàn toàn cởi lòng không vẩn đục với Chúa (circumcision of the heart).

Tại Jerusalem, con trai của vua David là vua Solomon xây một Đền Thờ Thiêng hùng vĩ nơi cất giữ bản "10 điều răn của Thượng Đế" (The 10 commandments) nổi tiếng. Cũng ở vị trí Đền Thờ Thiêng này là Tảng Đá Nền (Foundation Stone) nơi Người bắt đầu công việc tạo dựng nên Trái Đất, nơi Người vun đất nặn nên Adam ông tổ của loài người, và cũng là nơi Người thử lòng sùng đạo của Abraham bằng cách yêu cầu ông hiến dâng mạng sống của chính con trai mình.

Người Do Thái dựng nước chưa được bao lâu thì liên tục bị xâm chiếm bởi hết đế quốc này đến đế quốc khác. Người dân bắt đầu cuộc lưu lạc kéo dài hàng nghìn năm. Đền Thờ Thiêng bị người Babylon tàn phá, xây dựng lại thì đến lượt đế chế La Mã đốt trụi. Tất cả những gì còn lại của chốn linh thiêng nhất trong tôn giáo Do Thái là một mẩu bé xíu của bức tường khổng lồ vốn chỉ xây bao quanh để bảo vệ cho Đền Thờ Thiêng và một phần của Tảng Đá Nền. Người Do Thái ở Jerusalem cứ mỗi chiều tối thứ bảy lại tập trung dưới chân bức tường vừa đọc kinh Cựu Ước, vừa dập đầu than khóc.

Cái cách than khóc khi cầu kinh của người Do Thái cũng rất đặc biệt, họ gập người, liên tục đổ gục đầu về phía trước như một kẻ lên đồng, trên tay cầm cuốn thánh kinh nhỏ xíu vừa khít trong lòng bàn tay. Phụ nữ thường trùm lên đầu một chiếc khăn, đàn ông đội một miếng vải tròn nhỏ thể hiện sự tôn kính. Khi họ bước đi, những chùm dây dài thò ra ngoài cuốn xoắn theo từng bước chân. Tất cả để nhắc nhở người Do Thái rằng trên đầu và xung quanh luôn có Thượng Đế ngóng nhìn, và mỗi lời ăn tiếng nói, mỗi hành động, mỗi lời thở than của họ đều có thể lay động tới Đấng Tối Cao.

Nếu đến Wailing Wall, bạn sẽ được chứng kiến tiếng khóc, tiếng cầu kinh, tiếng than thân thống thiết của người Do Thái bên những viên đá còn sót lại của quá khứ. Thật khó có thể tưởng tượng người Do Thái đã than khóc vật vã như thế này suốt hơn 2000 năm qua. Đó là một nỗi đau được truyền từ đời này sang đời khác, không có cơ hội hàn gắn, sẻ chia, và lãng quên. Có những thời kỳ người Do Thái thậm chí còn không được bén mảng đến gần Jerusalem nếu không muốn khép vào tội chết. Mỗi năm một lần, vài vị vua của đế chế cầm quyền La Mã hào phóng ban tặng cho họ một ngày được đặt chân vào thành Jerusalem, đến gần bức tường, và cũng chỉ đủ thời gian để mà than khóc cho một đất nước tan tác, một tôn giáo bị vùi dập, cho số phận chốn thiêng liêng nhất của linh hồn dân tộc đã bị đốt thành tro tàn chẳng còn mấy dấu vết.

Trở về miền đất hứa

Tuy nhiên, lịch sử Do Thái như kể trên vẫn chỉ là từ cái nhìn của tôn giáo. Miền đất hứa sau bao thăng trầm của lịch sử, dân Do Thái chỉ còn chiếm có 3%, phần còn lại đa số là Hồi giáo Ả Rập. Năm 1897, một phóng viên Do Thái người Áo-Hung tên là Theodor Herzl dấy lên phong trào kêu gọi phục hưng nhà nước Do Thái tên là Zionism (bắt nguồn từ chữ Zion, chỉ Jerusalem).

Kể từ đó, Zionism khiến hàng ngàn người Do Thái quay trở về Palestine. Thượng Đế hứa cho họ miền đất này từ 3000 năm trước. Người Anh cũng đã lại chót hứa cho họ một quốc gia độc lập. Cộng thêm thảm họa diệt chủng Đức Quốc Xã giết 5 triệu rưỡi dân Do Thái sau năm 1945 khiến châu Âu cảm thấy cần có trách nhiệm nặng nề đền bù thiệt hại cho một dân tộc vừa bị tàn sát dã man.

Khi đó, làn sóng trở về lên đến đỉnh điểm, người Do Thái từ châu Âu ồ ạt tìm cách mua lại đất đai và bất động sản ở Palestine khiến người Ả Rập ở đây vô cùng tức giận. Liên Hợp Quốc (LHQ) bèn đề xuất việc chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái Palestine lập nhà nước Israel, một cho dân Hồi giáo Palestine thành lập nhà nước Ả Rập thống nhất, riêng Jerusalem thì trở thành đặc khu quốc tế do LHQ kiểm soát.

Dân Do Thái Palestine đồng ý và lập tức thành lập nhà nước Israel. Tờ báo Palestine Post lập tức được đổi tên thành Jerusalem Post. Tuy nhiên, không giống như những đất nước được tạo nên bằng ngòi bút như Kuwait, Li Băng, Jordan… một trong hai quốc gia được Phương Tây vẽ ra lần này lại dành riêng cho một tôn giáo khác Hồi giáo và một sắc dân khác người Ả Rập. Dân Hồi ở Palestine kịch liệt phản đối. Họ cho rằng cả vùng Palestine phải được công nhận là một nhà nước độc lập duy nhất, và vì đa số dân chúng là người Hồi nên theo nhà nước mới thành lập phải là nhà nước Hồi giáo.

Chỉ một ngày sau khi nhà nước Israel non trẻ tuyên bố thành lập, liên minh 5 nước khổng lồ quanh đó gồm Ai Cập, Jordan, Syria, Iraq và Li Băng đồng loạt nổ súng tấn công với danh nghĩa đồng minh bảo vệ người Hồi Palestine thấp cổ bé họng. Đất đai giành giật, chiếm đi cướp lại xóa nhòa đường biên vốn do LHQ đề xuất. Israel mới đầu chỉ là tự vệ, sau càng chiến càng hăng, một mình đánh tan tác liên quân Hồi giáo. Năm 1967, trong một cuộc xung đột dài 6 ngày, quân Israel không những đánh bật Syria, Ai Cập và Jordan mà còn chiếm thêm vài khoảng lớn lãnh thổ của cả ba nước này, trên đà thắng thế chiếm luôn cả Jerusalem làm thủ đô, rồi kiểm soát cả một phần lớn vùng đất của người Hồi Palestine, đẩy hàng chục ngàn dân Hồi tị nạn không còn chỗ quay về, vì thế nên đây còn gọi là vùng bị chiếm đóng.

Liên quân Hồi giáo Ả Rập cay đắng đành chấp nhận thua cuộc, thậm chí phải xuống nước ký hòa ước với Israel để đổi lại các vùng đất bị mất. Cuộc chiến 6 ngày là một vết nhơ đầy nhục nhã trong thế giới Ả Rập, một vết thương không bao giờ lành, một mối thâm thù khiến người Hồi ở bất kỳ đâu cũng có thể xả thân xối máu để dành lại công bằng cho người Hồi Palestine. Đây cũng chính là lý do tại sao tổ chức (được coi là khủng bố) Hezbollah dòng Hồi Shia ở Li Băng được tung hô vì họ đã đẩy lùi quân Israel năm 2006, một phần rửa vết nhơ cho thế giới Hồi giáo.

Palestine

Palestine vốn là tên của một vùng đất. Palestine chưa bao giờ là một quốc gia độc lập, và cho đến tận bây giờ vẫn không được công nhận là nhà nước độc lập. Việc từ chối lời đề nghị chia đất của LHQ và sau đó tấn công Israel bây giờ nhìn lại hẳn là một lỗi lầm chính trị phải trả giá quá đắt. Palestine giờ đã trở thành biểu tượng của mối hằn thù tôn giáo, là kho chất nổ tiềm năng, chỉ cần độc lập là lập tức sẽ bị các nước Ả Rập xung quanh biến thành một cái vòi rồng, cuốn lũ xả bão san phẳng Israel đến ngọn cỏ cuối cùng.

Nhiều người cho rằng các nước Ả Rập thực lòng không muốn Palestine được độc lập. Bởi một Palestine tan tác trong bàn tay của kẻ chiếm đóng cũng đồng thời là thứ vũ khí lợi hại để các nhà độc tài Hồi giáo lợi dụng nhằm triệt hạ Israel, khuấy động lòng người hướng đến một kẻ thù chung, và đương nhiên là quên đi những vấn đề nội bộ còn đáng xấu hổ hơn gấp nhiều lần. Như người ta lợi dụng một đứa bé tàn tật bị ngược đãi để điều khiển dư luận lòng người. Đứa bé ấy khỏe mạnh lên thì tất nhiên là không ai có lợi. Rốt cuộc, cũng là một cách chia để trị, nhưng lại lấy danh nghĩa là tình thương.

Về phần Israel, đây là một đất nước với sức sáng tạo kỳ diệu đã khiến sa mạc phải nở hoa, nhưng cũng là kẻ thù không đội trời chung với gần như toàn bộ Trung Đông. Đối với người Israle, đây là đất nơi tổ tông họ 3000 năm trước từng hưng danh lập quốc, nhưng Israel đã và sẽ mãi mãi là chiếc gai đâm vào mắt cộng đồng Hồi giáo Ả Rập ở Trung Đông, như một kẻ đã đi xa đến mấy ngàn năm rồi bỗng dưng quay lại ngang nhiên mua đất rồi chiếm đất của người Hồi.

Jerusalem của Thiên Chúa Giáo

Các khu định cư Israel bị quốc tế lên án rộng rãi

Các khu định cư Israel bị quốc tế lên án rộng rãi

Sau khi Do Thái giáo ra đời được khoảng 1000 năm, Jerusalem lúc đó đang bị đô hộ bởi đế chế La Mã và người Do Thái bị phân biệt đối xử, rất nhiều người phải bỏ xứ mà đi. Vào một buổi sáng mùa xuân năm 30, một người Do Thái trẻ tuổi tên là Jesus (Giê-xu) tiến vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa. Quần chúng tiếp đón ông nồng nhiệt. Vì Kinh Cựu Ước của người Do Thái nói rằng một messiah, người được chọn lựa, Đức Vua tương lai của Israel sẽ xuất hiện một cách khiêm nhường trên lưng lừa. Thế nên ai cũng hào hứng và hy vọng.

Mỗi ngày mới, hàng trăm người lại tụ hợp nghe Jesus nói chuyện, ngay chính tại Đền Thờ Thiêng Do Thái khi đó vẫn còn chưa bị chính quyền thống trị La Mã thiêu hủy. Nhưng vì những điều Jesus đề cập đến trực tiếp đối đầu với quyền lực của tầng lớp đô hộ, chỉ sau chừng một tuần trụ lại Jerusalem, Jesus bị chính quyền La Mã đóng đinh thập giá. Sau khi Jesus chết, đại bộ phận người Do Thái không còn tin ông là messiah nữa. Đơn giản bởi vì Jesus không hoàn thành sứ mạng của một messiah, tức là đưa toàn bộ dân Do Thái biệt xứ trở về Jerusalem, đánh đuổi chính quyền đô hộ La Mã, và đem đến hòa bình cho toàn nhân loại.

Suốt những thế kỷ thăng trầm sau đó, những người Do Thái tin vào Jesus, tin ông chính là con trai của Thượng Đế và sự bất diệt của Người dần dần tách ra khỏi tôn giáo gốc và hình thành Thiên Chúa Giáo, nối thêm kinh Tân Ước vào kinh Cựu Ước của người Do Thái. Suốt trong 2000 năm sau đó, Jerusalem trở thành điểm hành hương quan trọng nhất của các tín đồ Thiên Chúa.

Jerusalem của Hồi Giáo

Thủ tướng Netanyahu có mối quan hệ không suôn sẻ với Tổng thống Obama

Thủ tướng Netanyahu có mối quan hệ không suôn sẻ với Tổng thống Obama

Do Thái giáo tồn tại được khoảng 1600 năm, Thiên Chúa giáo tồn tại được khoảng 600 năm, thì tôn giáo độc thần thứ ba ra đời từ trong lòng sa mạc sâu thẳm của bán đảo Ả Rập, cách Jerusalem khoảng 7 ngày đường bằng lạc đà. Chàng Muhammad trẻ trung nhận lời cầu hôn của một góa phụ giàu có hơn chàng đến 15 tuổi. Họ sống với nhau khoảng 20 năm hạnh phúc cho tới khi người vợ qua đời và Muhammad mới chỉ bắt đầu những bước đầu tiên truyền bá về một tôn giáo có tên là Người tuân lệnh (Islam).

Islam Hồi Giáo ghi nhận hầu như tất cả những nhân vật trong kinh Cựu Ước và Tân Ước, coi họ như những thiên sứ mà Thượng Đế tối cao đã gửi xuống mang thông điệp cho loài người. Jesus cũng được coi là một vị thiên sứ quan trọng, nhưng nhất định chỉ là thiên sứ người trần mắt thịt chứ không phải là con của Thượng Đế. Đối với họ, Jesus của Thiên Chúa giáo hay Moses của Do Thái giáo đều là những đấng tôn nghiêm, nhưng không phải là đấng để thờ phụng.

Khi Muhammad xuất hiện, ông tự xưng và được coi là thiên sứ cuối cùng của Thượng Đế, giới thiệu cho nhân loại Quran - cuốn kinh thánh bằng tiếng Ả Rập được ông nhấn mạnh là thông điệp gốc từ chính Thượng Đế, không hề bị thay đổi hay biến hóa trong quá trình được con người truyền bá như kinh Cựu Ước và Tân Ước.

Trong vòng hơn một năm đầu tiên của Hồi giáo, các tín đồ được Muhammad hướng dẫn quay về Jerusalem mỗi lần cầu nguyện. Nhiều học giả cho rằng Muhammad có thể muốn thúc đẩy quá trình cải đạo của cộng đồng Do Thái tại Mecca nên lấy Jerusalem - hướng cầu nguyện của người Do Thái luôn thể làm hướng cầu nguyện cho Hồi giáo. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau đó, Muhammad tuyên bố Thượng Đế gửi thông điệp cho tín đồ Hồi giáo chuyển hướng cầu nguyện sang Mecca, nơi Muhammad được giác ngộ.

Theo kinh Quran, một ngày kia, Muhammad được Thượng Đế đưa lên thăm thiên đàng. Chuyến bay từ Mecca lên chín tầng trời có điểm dừng tại một thánh đường ở "nơi xa nhất", tiếng Ả Rập dịch là Al-Aqsa (Viễn Xứ). Chỉ có vậy, kinh Quran tuyệt nhiên không nói gì về tên của thành phố nơi thánh đường quan trọng này tọa lạc. Các học giả ngành thần học thường tranh luận khốc liệt để xem liệu Thánh Đường Viễn Xứ có phải là ở Jerusalem, và thành phố này có phải là nơi Muhammad dừng chân trong chuyến viếng thăm thiên đường ngắn ngủi? Tên thành phố Jerusalem thậm chí còn không được nhắc đến, dù chỉ một lần trong kinh Quran.

Tuy nhiên, sự thể được quyết định khi một cựu tín đồ Do Thái đã cải đạo sang thành người Hồi quả quyết rằng Muhammad đã cầu nguyện ở thánh đường Viễn Xứ và cất cánh lên thiên đàng từ chính Tảng Đá Nền ngay cạnh thánh đường Viễn Xứ trong khu Đền Thờ Thiêng của người Do Thái. Ngay lập tức, chính quyền Hồi giáo thống trị Jerusalem lúc bấy giờ lệnh cho một thánh đường lộng lẫy được xây vòng lấy Tảng Đá Nền, và được đặt tên là Dom of the Rock (Thánh Đường Đá).

Người Hồi giáo coi Thánh Đường Đá là một trong những chốn linh thiêng nhất của tôn giáo. Oái ăm thay, mảnh đất nơi Thánh Đường Đá được xây nên cũng là nơi Đền Thờ Thiêng từng đứng oai nghiêm, là nơi tột cùng linh thiêng của người Do Thái, là nơi người Thiên Chúa coi như chốn giao nhau giữa trời và đất, là nơi Thượng Đế vun đất nặn lên con người đầu tiên, là nơi cả tín đồ Do Thái lẫn Thiên Chúa tin rằng ông tổ của họ Abraham đã đặt con trai mình lên trên Tảng Đá Nền, và sẵn sàng cầm dao cắt cổ đứa con ruột thịt của mình, vì một khi Thượng Đế đã yêu cầu thì không cần phải biết lý do tại sao. Tảng Đá Nền vì thế có thể coi như một lò hạt nhân tôn giáo, nơi khí thiêng và tôn nghiêm không thể tích tụ đậm đặc hơn. Khách du lịch không thể bước chân vào Tảng Đá Nền, đơn giản vì bao trùm lên vị trí tột đỉnh linh thiêng của ba tôn giáo này giờ là Thánh Đường Đá của người Hồi và chỉ người Hồi mới có quyền bước chân vào.

Jerusalem của đa tôn giáo

Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai

Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai

Nhưng không cần phải chạm tay vào Tảng Đá Nền thì Jerusalem cũng đã khiến nhiều người ngạt thở. Từ hầu như bất kỳ chiếc cửa sổ nào ở Jerusalem, phóng tầm mắt ra xa bạn có thể nhìn thấy những tháp chuông nhà thờ Thiên Chúa với hình thánh giá, xen lẫn những vòng cung hình trăng lưỡi liềm trên đỉnh tháp gọi cầu kinh của các thánh đường Hồi giáo, và dưới thấp một chút là lúp xúp các mái vòm hình trứng của thánh đường Do Thái giáo. Những ngày cuối tuần Jerusalem chìm vào ba nhịp đập khác nhau, thứ sáu là ngày lễ của người Hồi, thứ bảy là ngày lễ của người Do Thái và chủ nhật của người Thiên Chúa.

Chỉ trong vòng 0.9km vuông, Jerusalem nắm gọn trong tay những địa chỉ hành hương quan trọng bậc nhất của ba tôn giáo độc thần lớn nhất thế giới, ba anh em cùng cha mẹ và cũng là ba kẻ thù lớn nhất của nhau. Bản đồ Jerusalem chia gọn gàng thành 3 phần, phần của người Do Thái, phần của người Thiên Chúa và phần của người Hồi.

Cả thành phố như một phim trường thời Trung Cổ với những lễ nghi tôn giáo thấm đẫm vào từng hơi thở của mỗi người dân. Mỗi lối rẽ ngoặt trái hay ngoặt phải đều có thể làm bước chân một kẻ ngoại đạo run lên trong từng nhịp cầu kinh thống thiết. Mỗi người dân ở Jersalem là một di tích lịch sử sống động: những chàng trai Do Thái dòng cổ điển tóc tết hai bím dài hễ nhìn thấy phụ nữ là tránh hẳn sang đường bên kia, các ông già người Hồi chậm rãi bước đi tay lần tràng hạt miệng lẩm nhẩm cầu kinh, hay một thân hình bê bết máu của một kẻ đóng vai Chúa Jesus vai vác thánh giá chân đeo xích sắt bước từng bước khó nhọc trên Con Đường Sầu Thương. Họ như bước ra từ một bộ phim, ai cũng như một kẻ vội vã vâng mệnh Chúa Trời, ai cũng chỉ có một mối lo duy nhất rằng mình không phải là con chiên ngoan đạo, ai cũng có con mắt của một kẻ mộng du, bàng quang với tất cả cõi trần, vừa bước chân vội vã trên những con đường lát đá cổ kính, vừa hướng cả thể xác lẫn tâm linh về một cõi xa xăm, nơi ai cũng tin rằng tình yêu của mình với Đấng Tối Cao là tấm vé chắc chắn để có thể gõ cổng thiên đường.

Từ hàng bao thế kỷ nay, Jerusalem là trung tâm của thế giới, là điểm giao nhau của ba lục địa Á Âu Phi. Trong suốt 3000 năm lịch sử gần đây, Jerusalem đã bị thiêu trụi 2 lần, bao vây 23 lần, tấn công 52 lần và bị trao qua tay các chính quyền đô hộ khác nhau 44 lần. Từ sau cuộc chiến 6 ngày, Jerusalem trở thành một phần của Israel. Hình ảnh những người lính súng ống chằng chịt từ đầu đến chân khiến cuộc sống tín ngưỡng đã đậm đặc càng trở nên căng thẳng. Jerusalem như một cái chuồng sắt nơi chúa sơn lâm, vua sư tử và mãnh tướng rồng lửa bị buộc phải sống cùng nhau và chia chác khẩu phần ăn một cách hòa thuận.

Hầu như tất cả những câu chuyện tôn giáo nổi tiếng nhất đều diễn ra ở đây, trong cái khoảng chưa đầy một km vuông này. Đằng sau những đường phố lát đá lộng lẫy của thành Jerusalem là cuộc sống tín ngưỡng cực điểm, là sự căng thẳng đến tột cùng của xung khắc tôn giáo như một quả bóng đầy hơi có thể bục tung bất cứ lúc nào. Ở Jerusalem, mỗi hòn đá là một câu chuyện kinh thánh, mỗi người dân là một tín đồ sẵn lòng tử vì đạo, mỗi ngọn gió tràn qua cũng có mùi thánh thần, một lời nói bâng quơ cũng có thể trở thành điều tiên tri chờ ngày ứng nghiệm. Sự hội tụ đậm đặc của tôn giáo và ức chế xung đột khiến nơi đây nổi tiếng với hội chứng có tên là Jerusalem Syndrome: Người nào yếu bóng vía sống ở đây lâu sẽ có cảm giác mình bước ra từ ...kinh thánh.

Jerusalem từ bao năm qua được mặc định sẽ là thủ đô của hai quốc gia: Israel với vùng Tây thành phố, và Palestine ở thì tương lai với phía Đông thành phố. Việc Trump tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel mà không phân biệt Đông Tây, cộng thêm việc Saudi gần như ép Palestine chấp nhận một thị trấn nhỏ cách đó không xa làm thủ đô là một đòn giáng mạnh vào người Hồi. Hành động đó không khác gì sự bội ước, sự chèn ép của kẻ mạnh với đồng minh Saudi. Hơn thế nữa, nó cũng giống như việc một kẻ thứ ba - mang tiếng là người trung gian - nhưng lại đi đêm với bên A, và tuyên bố đất đai tổ tiên của bên B giờ là thủ phủ của bên A.

Nguời Hồi khắp nơi đang căm phẫn. Và nếu những giải pháp chi tiết hơn của ông Trump không có điều khoản nào đủ lớn để bù đắp, tiến trình hoà bình ở Trung Đông sẽ đi từ "bế tắc" đến "bùng nổ xung đột".

PGS.TS Nguyễn Phương Mai là giảng Viên môn Trung Đông học, ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan  là tác giả cuốn "Con đường Hồi giáo" ghi lại chuyến đi dọc Trung Đông trong thời kỳ Mùa xuân Ả Rập. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42293721

 

 

 

 

Căng thẳng Jerusalem : Israel oanh kích Gaza, Mỹ bị cô lập ở HĐBA

 

media

 

Người Thổ Nhĩ Kỳ phản đối quyết định của tổng thống Trump chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem, Istanbul, ngày 08/12/2017.

 

Hai chiến binh Palestine bị chết rạng sáng ngày 09/12/2017 trong một trận oanh tạc của Israel nhắm vào một mục tiêu Hamas ở trung tâm dải Gaza. Israel tiến hành không kích nhằm đáp trả 3 hỏa tiễn mà Phong Trào Kháng Chiến Hồi Giáo Hamas bắn vào Israel ngày 08/12 trong « ngày giận dữ » của người Hồi Giáo.

Hãng tin AFP, trích thông cáo của quân đội Israel, cho biết « vũ khí của không quân đã nhắm vào 4 cấu trúc của tổ chức khủng bố Hamas ở dải Gaza (…) gồm hai nhà máy sản xuất vũ khí, một kho vũ khí và một khu quân sự ». Các trận oanh kích này còn làm khoảng 15 người khác bị thương (trong đó có trẻ em và phụ nữ), theo một quan chức an ninh của Phong trào Hamas, kiểm soát dải Gaza từ 10 năm nay.

Sau cộng đồng quốc, đến lượt 14 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp khẩn cấp ngày 08/12/2017, lần lượt lên tiếng phản đối quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đi ngược lại với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau giải thích thêm :

« Chưa bao giờ, ngay cả khi khai mào chiến tranh Irak, Hoa Kỳ lại bị cô độc đến như vậy. 14 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhất trí lên án quyết định của Washington.

Ông Matthew Rycroft, đại diện ngoại giao của Anh Quốc, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, phát biểu : « Chúng tôi không đồng ý với quyết định của Mỹ về việc chuyển sứ quán nước này đến Jerusalem và đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trước khi đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Quyết định này không giúp gì cho tiến trình xúc tiến hòa bình trong vùng, một mục tiêu mà tôi biết rằng tất cả chúng ta cùng chia sẻ trong Hội Đồng này ».

Với tinh thần đoàn kết hiếm hoi của châu Âu, các đại sứ Pháp, Anh, Ý, Đức và Thụy Điển cùng lên án một quyết định không phù hợp với các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An. Định chế quốc tế này không công nhận bất kỳ thay đổi nào về đường biên giới được thông qua ngày 04/06/1967, trừ các quyết định thay đổi do các bên liên quan đạt được nhờ con đường đàm phán.

Ngược lại, tỏ ra ít bị lay chuyển về những cáo buộc trên, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cho rằng Washington là một đối tác đặc quyền. Bà Nikki Haley phát biểu : « Chúng tôi dấn thân trong tiến trình xúc tiến hòa bình giữa Israel và Palestine hơn bất kỳ những gì chúng tôi từng làm trong quá khứ ».

Hội Đồng Bảo An ghi nhận, đồng thời thúc giục Hoa Kỳ đưa ra những đề xuất chi tiết để giải quyết hồ sơ Israel-Palestine ».

Giáo chủ của Al Azhar hủy cuộc gặp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence

Sau phong trào phản ứng dữ dội của người dân và các giới chính trị gia, đến lượt lãnh đạo các cơ quan tinh thần Hồi Giáo lên tiếng. Giáo chủ Ahmed Al Tayeb của Đền thờ Al Azhar (Cairo), một trong những cơ quan tinh thần cao nhất của Hồi Giáo theo hệ phái Suni, tuyên bố hủy cuộc gặp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence, dự kiến diễn ra ngày 20/12, vì « không tiếp những người xuyên tạc lịch sử ».

Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Alexandre Buccianti tại Cairo (Ai Cập), giáo chủ Ahmed Al Tayeb đã triệu tập một phiên họp của Hội Đồng các bậc hiền nhân Hồi Giáo và kêu gọi tổ chức một cuộc hội thảo cấp vùng quy tụ các nhà chức trách quan trọng nhất của Hồi Giáo và Kitô Giáo để đáp trả quyết định của Washington.

Cùng ngày 09/12, một cuộc họp bất thường cấp bộ trưởng diễn ra tại trụ sở của Liên Đoàn Ả Rập ở Cairo nhằm nghiên cứu hướng đáp trả đối với quyết định của tổng thống Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171209-cang-thang-jerusalem-israel-oanh-kich-gaza-my-bi-co-lap-o-hdba

 

 

 

 

Tổng thống Palestine từ chối gặp Phó TT Mỹ vì quyết định về Jerusalem

 

 

 

Người Palestine đụng độ với binh lính Israel trong một cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ở thành phố Nablus thuộc Bờ Tây, ngày 8 tháng 12, 2017.

 

Người Palestine đụng độ với binh lính Israel trong một cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ở thành phố Nablus thuộc Bờ Tây, ngày 8 tháng 12, 2017.

 

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ không gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm của ông Pence tới khu vực này trong tháng này, một cử chỉ đáp lại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Ngoại trưởng Palestine cho biết hôm thứ Bảy.

Bạo lực bùng phát sang ngày thứ ba ở Dải Gaza sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư, đảo ngược chính sách của Mỹ kéo dài hàng thập kỷ đối với vùng Trung Đông. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình của người Palestine bớt dữ dội hơn hai ngày trước đó.

Các cuộc không kích của Israel giết chết hai tay súng người Palestine hôm thứ Bảy sau khi những phần tử chủ chiến này bắn hỏa tiễn từ Gaza vào Israel hôm thứ Sáu, được các phe phái người Palestine tuyên bố là "Ngày Thịnh nộ."

Việc ông Trump công nhận Jerusalem đã khiến thế giới Ả-rập phẫn nộ và làm các nước đồng minh phương Tây bất mãn. Họ nói rằng việc này là một đòn giáng vào những nỗ lực hòa bình và có nguy cơ khơi lên thêm bạo lực trong khu vực.

Israel nói rằng toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình. Người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập của họ trong tương lai.

Hầu hết các nước coi Đông Jerusalem, bị Israel sáp nhập sau khi họ chiếm giữ trong cuộc chiến tranh năm 1967, là lãnh thổ bị chiếm đóng, và nói rằng tư cách của thành phố này phải được định đoạt tại các cuộc đàm phán Israel-Palestine trong tương lai.

Chính quyền Trump nói rằng họ vẫn theo đuổi các cuộc đàm phán Palestine-Israel, rằng thủ đô của Israel sẽ ở Jerusalem theo bất kỳ kế hoạch hòa bình nghiêm túc nào, và rằng họ chưa xác định lập trường về ranh giới của thành phố. Họ nói rằng các cuộc đàm phán đang tàn lụi chỉ có thể được hồi sinh bằng cách từ bỏ những chính sách đã lỗi thời.

Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki nói người Palestine sẽ tìm kiếm một bên điều giải hòa bình mới thay cho Mỹ và sẽ mưu tìm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về quyết định của ông Trump.

"Chúng tôi sẽ tìm kiếm một bên trung gian điều giải mới từ các nước anh em Ả-rập của chúng tôi và cộng đồng quốc tế," ông Maliki nói với các phóng viên tại Cairo trước một cuộc họp của Liên đoàn Ả-rập để thảo luận về quyết định công nhận Jerusalem của ông Trump.

Một nguồn tin của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ hợp tác để cố gắng thuyết phục Mỹ xem xét lại bước đi này, Reuters cho hay.

Một cuộc gặp khả dĩ với ông Pence cũng đã bị Giáo hội Coptic Ai Cập khước từ, thông tấn xã nhà nước MENA của Ai Cập đưa tin.

Reuters nói họ không thể liên lạc được ngay tức thì với các quan chức Nhà Trắng để yêu cầu bình luận và các quan chức Bộ Ngoại giao không hồi đáp yêu cầu bình luận ngay lập tức. Các quan chức Palestine cho biết ông Pence lẽ ra sẽ gặp ông Abbas vào ngày 19 tháng 12.

Cố vấn và con rể của ông Trump, Jared Kushner, đang dẫn đầu các nỗ lực để khởi động lại các cuộc đàm phán, mặc dù nỗ lực của anh tới giờ cho thấy ít tiến bộ công khai.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-palestine-tu-choi-gap-pho-tong-thong-my-vi-quyet-dinh-ve-jerusalem/4156790.html

 

 

 

Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump

 

media

Tại dải Gaza, người Palestine đạp trên một tấm ảnh của Donald Trump, ngay sau thông báo quyết định công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.

 

Thông báo của tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động « khiêu khích » không đúng lúc không đúng việc có thể làm Trung Đông « bốc lửa ». Trái lại, Donald Trump cho biết ông muốn xóa bài làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Ả Rập Xê Út. Hư thực thế nào ?

Sự kiện tổng thống Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem, thành phố thánh của ba tôn giáo - đạo Thiên Chúa, đạo Hồi và đạo Do Thái, cùng thờ một Đức Chúa Trời - là thủ đô của Nhà Nước Do Thái, làm cho cộng đồng Ả Rập và Hồi Giáo bất bình.

Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên Hiệp Châu Âu cho đến Liên Hiệp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi Giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại lấy một quyết định đầy rủi ro như thế ?

Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.

Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chổ, ông không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.

Kế hoạch của Donald Trump được ông mô tả là « hỏa tiễn hai tầng ».Tầng thứ nhất, theo giải thích của tổng thống Mỹ : phải nhìn nhận thực tế Jerusalem là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới.

Khi lý giải như thế, tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ hai : xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ. Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn « làm sáng tỏ vấn đề » để « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».

Theo hai viên chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, tổng thống Donald Trump hứa với chủ tịch Palestine Mamoud Abbas một dự án « làm hài lòng Palestine ». Cụ thể ra sao, tổng thống Mỹ không nói rõ : đánh đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận ? Người tị nạn Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ ?

Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Ả Rập Xê Út và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.

Lập luận của tổng thống Donald Trump là ông muốn xóa bài làm lại, « bứng đi những chốt chận tạo điều kiện đem lại hoà bình ».

Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra ba cách diễn giải.

Thứ nhất là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền thông Mỹ, ít cảm thông với tổng thống doanh nhân, thì cho là ông Trump muốn thu hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và nhất cộng đồng Tin Lành Phúc Âm mà trong kỳ bầu cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông .Đối với hai cộng đồng tôn giáo này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Ả Rập. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung quả bom « Jerusalem ». Một mặt, uy tín của Donald Trump xuống thấp kỷ lục sau 10 tháng cầm quyền, chỉ còn 35% dân chúng ủng hộ, vào lúc nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc Hội năm 2018. Thứ hai là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.

Động cơ thứ hai là cá tính của Donald Trump. Ông thường tự hào là hành động theo linh tính. Thế nhưng, trong trường hợp chiến tranh Afghanistan, tổng thống Mỹ đã làm ngược lại và giải thích : theo linh tính, tôi nghĩ là phải bỏ Afghanistan, nhưng lý trí buộc tôi phải nghe theo cố vấn, nghe theo các tướng lĩnh và bộ trưởng quốc phòng James Mattis.

Trong vụ Jerusalem, tổng thống Trump nghe lời cố vấn của ai ? Người thứ nhất là phó tổng thống Mike Pence, thuộc Hội Thánh Phúc Âm và người thứ hai chính là con rể Jared Kushner, theo Do Thái giáo. Áp lực thứ ba đến từ nhà tỷ phú Sheldon Adelson, chủ nhân nhiều sòng bạc và cũng là nhà tài trợ của Donald Trump và bạn thân của thủ tướng Israel Benjamin Netanhyahu.

Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của tổng thống Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Ả Rập mà cả thế giới cho đến Đức Giáo Hoàng đều phản đối.

Theo một thăm dò ý kiến, 56% dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là « không đúng lúc ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171208-jerusalem-canh-bac-cui-ro-cua-donald-trump

 

 

 

 

Jérusalem: Một mình Trump chống lại tất cả

 

media

Biểu tình tại thủ đô Amman, Jordanie ngày 08/12/2017, phản đối quyết định của tổng thống Mỹ công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel

 

Chủ đề ngự trị trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay là quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jérusalem là thủ đô của Israel.

Le Monde chạy tựa : « Jérusalem : bước ngoặt ngoại giao của Trump ». Sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm họp khẩn cấp ngày hôm nay, 08/12. Các nước Ả Rập lên án quyết định này và tổ chức Hamas Palestine kêu gọi tiến hành chiến tranh ném đá – Intifada. Theo Le Monde, với quyết định này, « Trump lựa chọn sự cô lập về ngoại giao » và trên thực tế, « Chấm dứt vai trò trung gian hòa giải không thiên vị của Hoa Kỳ » trong cuộc xung đột Israel-Palestine.

Trong bài xã luận « Một mình chống lại tất cả », Le Monde nhận định : Donald Trump đã bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo, một cách lịch sự hay thúc ép, tùy theo lãnh đạo của các nước, những lời cầu khẩn, thậm chí của cả giáo hoàng Phanxicô, trước khi tổng thống Mỹ, vào ngày 06/12/2017, thông báo chính thức thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel. Các phản ứng báo động và phẫn nộ của cộng đồng quốc tế về quyết định này – ngoại trừ thủ tướng Israel Benyamin Nétanyahou vỗ cả hai tay để hoan nghênh – khẳng định, nhất là đối với những ai còn ngờ vực, rằng tổng thống Mỹ không ngần ngại xóa bỏ mọi điều cấm kỵ.

Rõ ràng là cho đến lúc này, Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump không chỉ hài lòng với việc đơn phương ra các quyết định, bất chấp ý kiến của các đối tác gần gũi nhất.

Hoa Kỳ đã tiến hành tháo gỡ hệ thống quan hệ quốc tế mà chính họ đã xây dựng sau đệ nhị thế chiến. Thông báo của ông Trump về Jérusalem thực sự là một sự cưỡng bức xóa bỏ vai trò của ngoại giao như là một cách thức để giải quyết các xung đột.

Theo tinh thần hiệp định Oslo, được ký kết dưới sự bảo trợ của Mỹ năm 1993, Israel đã cam kết đàm phán về quy chế tương lai của Jérusalem trong khuôn khổ hiệp định hòa bình. Vua Jordani, một trong những nhà lãnh đạo ôn hòa nhất trong vùng Trung Đông, đã nhấn mạnh, vấn đề Jérusalem « mang tính quyết định để đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới ». Điều không may là tiến trình hòa bình được khởi động từ sau hiệp định Oslo không tiến triển và cho đến lúc này, không có hòa đàm giữa Irael và Palestine.

Khi nhóm lên tia lửa Jérusalem, tổng thống Mỹ đã công khai chấp nhận nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và làm dấy lên các vụ bạo động mới trong một khu vực luôn luôn ở bên bờ vực của sự bùng nổ, và ông cũng không hề nói rõ các dự án của mình nhằm tái thúc đẩy tiến trình hòa bình. Việc cử phó tổng thống Michael Pence tới Cận Đông không hề hàm ý nhắc tới khía cạnh này.

Tệ hại hơn, khi ra quyết định như vậy, ông Trump đã ủng hộ chính sách « việc đã rồi » của thủ tướng Israel Nétanyahou. Chính phủ Israel được dựng lên ở Jérusalem, ngay từ năm 1948, nhưng Đông Jérusalem lại hoàn toàn của người Ả Rập cho đến năm 1967. Từ đó trở đi, tranh thủ việc Israel xây dựng các khu định cư, khoảng 200 ngàn người Israel đã tới sinh cơ lập nghiệp tại đây xen kẽ với người Palestine, và điều này làm cho vấn đề quy chế của thành phố Jérusalem càng trở nên phức tạp. Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Jérusalem thủ đô của Israel là một thực tế nhưng ông lại cẩn thận tránh không nói đến Đông Jérusalem có thể trở thành thủ đô của Nhà nước Palestine. Theo lô-gích, lập luận này cũng là một sự thừa nhận các khu định cư tại những vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng như là một thực tế, bất chấp luật pháp quốc tế. 

Không phải chỉ có nghệ thuật ngoại giao mà rõ ràng là cả luật pháp quốc tế cũng không phải là những tham số trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Chính sách này được chỉ đạo bởi mối ám ảnh của ông đoạn tuyệt với những người tiền nhiệm và những đòi hỏi thúc ép về đối nội – cụ thể là mối quan tâm làm hài lòng cộng đồng Tin Lành Phúc Âm và các nhóm vận động hành lang thân Israel.

Kể từ khi nhậm chức, hồi tháng Giêng 2017 đến nay, danh sách các cam kết quốc tế mà Donald Trump xóa bỏ ngày càng dài : hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP ; hiệp định Paris về khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran, cùng với Israel rút khỏi UNESCO ; tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO, các đại diện Mỹ ngày càng tỏ ra ngỗ ngược và gần đây nhất, Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa ước Toàn Cầu về di dân và tị nạn đã được Liên Hiệp Quốc thông qua. Đó là chưa nói đến bài diễn văn chỉ trích mạnh mẽ cơ chế đa phương mà ông Trump đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng Chín, cũng như việc phá hủy bộ máy ngoại giao của nước Mỹ. Danh sách này đủ dài để cho các đồng minh của Mỹ phải ý thức được rằng thế giới đã đi vào một thời kỳ mới. 

Đã đến lúc cần phải ghi nhận thực tế này. Và cũng như điều cần phải làm khi Mỹ rút khỏi hiệp định Paris về khí hậu, cần phải học cách lách tránh chính quyền liên bang Hoa Kỳ đang dấn thân vào con đường gây bất ổn nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế.

Trung Đông : Trum chơi trò nguy hiểm

Cũng về tình hình Trung Đông, trang nhất Le Figaro chạy tựa : « Jérusalem : Trump làm dấy lên làn sóng phản đối trên toàn thế giới ». Tờ báo cho rằng « Chỉ với một tuyên bố, Trump giúp người Hồi Giáo, vốn dĩ chia rẽ, nay đoàn kết lại » và nhận định « « Đối với Trump, chính trị thắng thế đối với ngoại giao ».

Xã luận của Le Figaro cảnh báo, đó là « Một trò chơi nguy hiểm ». Bởi vì Donald Trump đã làm dấy lên sấm chớp trên một bầu trời nặng trĩu giông bão. Trước mắt, quyết định của Trump không làm thay đổi gì nhiều, nhưng có tính biểu tượng rất cao. Và theo tờ báo, chỉ có là ông Trump mới không nhận thức được tất cả các ý nghĩa tôn giáo, chính trị của một thành phố thánh biểu tượng của ba tôn giáo.

Quyết định của Donald Trump nhắm vào mục đích đối nội. Khi đoạn tuyệt với nhiều thập kỷ ngoại giao Mỹ, ông muốn làm hài lòng những người ủng hộ, các cử tri của ông và các nhà tài trợ cho ông. Cũng có thể ông muốn đánh lạc hướng dư luận trong nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống, trong lúc cuộc điều tra đang tập trung vào con rể ông, Jared Kushner, đồng thời cũng là đặc phái viên của tổng thống phụ trách hồ sơ Trung Đông.

Xã luận của Le Figaro cho rằng thật đáng kinh ngạc về việc Donald Trump thiếu vắng tầm nhìn. Quyết định của ông không hề nằm trong khuôn khổ triển vọng một giải pháp chính trị nào cả.

Tờ báo kết luận, ông Trump « tác nhân quậy mạnh nhất » phá bỏ mọi quy ước quốc tế mà không hề xây dựng gì sau đó, như trong cuộc xung đột Israel-Palestine, tại Syria, Libya, hồ sơ Bắc Triều Tiên, Nga. Ông không hề giúp gì cho các hồ sơ nói trên tiến triển. Điều này ngược lại hẳn với Vladimir Putin. Tại Trung Đông, Hoa Kỳ bằng lòng khai thác một cách nguy hiểm các biểu tượng, trong khi đó, Nga lại đi vào cụ thể và đạt được các kết quả.

Chúa trời là nhà ngoại giao ?

Về phần mình, Liberation đưa lên trang nhất hàng tựa : « Jérusalem : Bên bờ vực thẳm ».

Xã luận Liberation mạnh dạn hơn với câu hỏi : « Phải chăng Chúa trời là nhà ngoại giao ? ». Khi đại sứ Israel tại Pháp khẳng định : Jérusalem là thủ đô của chúng tôi từ 3000 năm nay, Liberation cho biết đó là truyền thống Do Thái và cần phải tôn trọng. Thậm chí, điều này còn được ghi trong kinh thánh. Tuy nhiên, liệu kinh thánh có thực sự trở thành sách giáo khoa về địa chính trị đương đại, một tài liệu chỉ dẫn về ngoại giao hay không ? Tờ báo nhấn mạnh, kinh thánh không phải là cuốn sách về lịch sử và theo giới chuyên gia, kể cả các nhà khảo cổ Israel, thì tất cả những sự kiện trước 600 năm trước Công Nguyên nêu trong kinh thánh chỉ là huyền thoại. Không một dấu vết khảo cổ này khẳng định các sự kiện đó, thậm chí còn phản bác. Do vậy, chuyện Jérusalem là thủ đô Israel từ 3000 năm nay cũng chỉ là huyền thoại. Mọi dân tộc đều cần có những huyền thoại thần bí. Nhưng liệu các thần bí huyền thoại này có phải là những điểm tham chiếu chính đáng để tạo ra một lý do chính trị ở đó và vào thời điểm hiện nay hay không ? Liberation cảnh báo : Việc lại đưa yếu tố tinh thần, tâm linh vào chính trị quốc tế có một tên gọi : đó là chiến tranh.

Còn báo La Croix đặt câu hỏi « Israel-Palestine, tương lai có thể sẽ ra sao ? ». Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận Jérusalem là thủ đô của Israel, đi ngược lại các nguyên tắc của tiến trình hòa đàm, trong khi đó, các phương tiện ngoại giao để cứu vãn tiến trình này thì chỉ có hạn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171208-jerusalem-mot-minh-trump-chong-lai-tat-ca

 

 

 

 

Hamas kêu gọi Palestine nổi dậy chống quyết định của Mỹ về Jerusalem

 

media

Tín đồ Hồi Giáo hô khẩu hiệu và giương cao cờ Palestine sau buổi cầu nguyện tại khu phố cổ ở thành phố Jerusalem ngày 08/12/2017.ty

 

Bạo lực có nguy cơ bùng dậy tại Palestine sau khi tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tổ chức Hamas kêu gọi « tiến hành chiến tranh ném đá » intifada, một chiến thuật đã được sử dụng hai lần trong quá khứ để chống lại quân đội Israel. Ngày 07/12/2017, hàng ngàn người Palestine đã xuống đường bày tỏ lòng phẫn nộ, đốt ảnh của tổng thống Mỹ Donald Trump. Thứ sáu 08/12, ngày cầu nguyện hàng tuần của đạo Hồi, được xem là ngày của « mọi nguy hiểm ». Biểu tình được kêu gọi khắp thế giới Hồi Giáo từ Trung Đông cho đến châu Á.

Trên mặt ngoại giao, hai tổ chức Palestine là Hamas và Fatah tìm cách xóa bỏ xung khắc, để đương đầu với tình huống mới.

Từ Jerusalem, thông tín viên Guilhem Delteil tường thuật :

« Quan hệ giữa Mỹ và Palestine từ nay đã giá lạnh. Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence sắp viếng thăm Trung Đông trong khỏang một chục ngày tới đây, không còn được xem là khách quý ở Cisjordanie.

Các nhà lãnh đạo Palestine không muốn thảo luận về hoà bình với chính quyền Mỹ. Mohamed Shtayyeh, một cán bộ của Fatah, đảng của chủ tịch Palestine, tuyên bố : Nói rằng chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem không làm tan vỡ tiến trình hòa bình là nói bậy. Bởi vì Israel và người Palestine chúng tôi đã đồng ý với nhau đây là chủ đề thương lượng, thế mà bây giờ (Mỹ) nói là không phải thế ».

Người Palestine từ nay tìm một sức mạnh khác để bảo trợ cho tiến trình hòa bình. Nhưng trước hết, sau 10 năm phân hóa nội bộ, hai tổ chức Fatah và Hamas muốn đoàn kết lập một mặt trận chung. Mohamed Shtayyeh cho biết tiếp : « Chúng tôi gấp rút thi hành mọi biện pháp để hòa giải dân tộc. Chúng tôi không để cho mục tiêu này thất bại vì nó đáp ứng quyền lợi dân tộc Palestine. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc cho đến khi nào đạt được thành công viên mãn ».

Cách nay một tuần, ban lãnh đạo Fatah còn tố cáo phe Hamas không tôn trọng các cam kết. Từ nay, giọng điệu hai bên đã thay đổi toàn diện. Cơ quan quyền lực Palestine nói đến khả năng bỏ các biện pháp cấm vận dải đất Gaza, nơi mà phe Hamas kiểm soát từ 10 năm nay. »

Biểu tình tận châu Á

Đề phòng tình hình vượt tầm kiểm sóat, Israel tăng cường hàng trăm cảnh sát ở Jerusalem. Tuy nhiên, theo Reuters, an ninh Israel không sử dụng biện pháp cản trở nào nhắm vào người Hồi Giáo đến thánh địa cầu nguyện.

Sáng nay tại Malaysia, để tỏ tình liên đới với Palestine, hàng ngàn tín đồ đạo Hồi mang biểu ngữ « đả đảo Donald Trump » biểu tình trước Toà Đại Sứ Mỹ ở Kuala Lumpur .

Quyết định của tổng thống Mỹ, gây phản ứng bất đồng trên khắp thế giới, là chủ đề thảo luận trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập khẩn cấp vào hôm nay 08/12/2017 theo yêu cầu của 8 thành viên, đứng đầu là Pháp.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171208-quy-che-jerusalem-hamas-keu-goi-nguoi-palestine-noi-day-chong-quyet-dinh-cua-donald

 

 

Indonesia, Malaysia đả kích quyết định của TT Trump về Jerusalem

Người Hồi giáo biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Jakarta của Indonesia, ngày 8/12/ 2017

Người Hồi giáo biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Jakarta của Indonesia, ngày 8/12/ 2017

Indonesia mạnh mẽ chỉ trích quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuyển đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem, một động thái mang tính biểu tượng và gây nhiều tranh cãi được coi là thiên vị Israel một cách rõ rệt trong bối cảnh cả Israel lẫn Palestine đều tuyên bố thánh địa Jerusalem là, hoặc sẽ là thủ đô của họ.

Đến dự hội nghị dân chủ ở Jakarta sáng hôm Thứ Năm 7/12, Ngoại Trưởng Indonesia Reno Marsudi đeo một khăn choàng keffiyeh màu đen và trắng của Palestine như một biểu tượng của tình đoàn kết với người Palestine, và bà không dùng ngôn từ ‘ngoại giao’ khi nói lên cảm nghĩ của mình.

“Chúng tôi lên án quyết định công nhận Jerusalem”, bà Marsudi nói trong bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Dân chủ Bali.

“Tôi đứng tại đây, đeo khăn choàng của Palestine để chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Indonesia, của nhân dân Indonesia, sẽ luôn luôn sát cánh với nhân dân Palestine, bênh vực quyền lợi của họ. Indonesia sẽ luôn luôn sát cánh với Palestine.”

Tổng thống Joko Widodo cũng đề cập tới vấn đề này khi ngỏ lời với báo chí từ Dinh Bogor hôm thứ Năm.

“Indonesia mạnh mẽ lên án hành động của Hoa Kỳ đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, và yêu cầu Hoa Kỳ tái xét quyết định này”, ông Jokowi nói.

“Hành đông đơn phương này vi phạm nhiều nghị quyết khác nhau của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ mà Hoa Kỳ là một thành viên thường trực, và có thể đảo lộn an ninh và sự ổn định toàn cầu.”

Ngôn ngữ mạnh mẽ bất thường

Những lời lên án tức thời này, đặc biệt đến từ Tổng thống Jokowi- vốn là một người thận trọng trong lời nói, là phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều so với những lối thể hiện trước đây của Indonesia trước những quyết định gây nhiều tranh cãi của chính quyền Tổng thống Trump, kể cả cái gọi là “lệnh cấm Hồi giáo”, tức là lệnh cấm du hành áp dụng với 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo của chính quyền Mỹ vào đầu năm 2017. Lúc đó, ông Jokowi đề nghị dân Indonesia hãy “im lặng”, đừng phát biểu gì về chính sách này bởi vì Indonesia không bị tác động trực tiếp.

Indonesia là nước đông dân nhất theo Hồi giáo của thế giới, và từ lâu vẫn tuyên bố đoàn kết với một quốc gia Palestine. Palestine có một ‘đại sứ’ không chính thức tại Jakarta.

Israel không có đại sứ quán tại Indonesia và đổi lại, Indonesia cũng không đặt đại sứ quán ở Israel, hai quốc gia này không có quan hệ ngoại giao chính thức mặc dù trong vòng riêng tư, hai nước trong nhiều năm qua vẫn kín đáo hợp tác với nhau trong các lĩnh vực thương mại và an ninh.

Năm 2005, ngoại Trưởng Indonesia lúc bấy giờ tuyên bố rằng các quan hệ ngoại giao toàn diện với Israel chỉ khả thi một khi vấn đề Palestine đã được giải quyết.

Malaysia, nước láng giềng của Indonesia cũng có đa số dân theo Hồi giáo, cũng lên án quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

“Tôi kêu gọi các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới hãy gióng lên tiếng nói của mình, hãy minh định lập trường của chúng ta, cực lực chống đối bất cứ quyết định nào thừa nhận Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn của Israel”, ông Andreas Harsono, nhà nghiên cứu cấp cao của Tổ chức Human Rights Watch ở Jakarta, nói.

“Tâm điểm của vấn đề là Israel rêu rao họ coi Jerusalem là một thành phố thống nhất, nhưng thực tế là có một loạt luật lệ cho người Do Thái, và một loạt luật lệ quy định khác áp dụng cho người Palestine… Israel trong thời gian qua đã tìm cách áp lực cư dân Palestine sinh sống trong thành phố Jerusalem bị chiếm đóng phải rời bỏ nhà cửa của họ, thông qua một chính sách tản cư có hệ thống, vi phạm luật pháp quốc tế.”

Tình cảm chống Israel xen lẫn với tinh thần bài Do thái

Một khía cạnh đen tối hơn của cảm tình mà người Indonesia dành cho người Palestine, được chia sẻ với phần lớn thế giới Hồi giáo, là một làn sóng bài Do thái vùi sâu trong xã hội Indonesia.

Ông Yohanes Sulaiman, một chuyên gia về quốc phòng tại Đại học General Achmad Yani, nhận định:

“Rất nhiều người ủng hộ chính nghĩa của người Palestine, nhưng thành thực mà nói, họ cũng rất ghét người Do thái, ngay cả khi họ chưa từng gặp bất cứ người Do thái nào trong đời.”

Ông Sulaiman nói tại Indonesia, thì người Do thái được coi như một “ông ba bị” (một thành phần bất hảo) khác, như những người cộng sản hay những người đồng tính (LGBT).

Trong dân gian lan truyền câu chuyện về “một trận đánh tới tận thế giữa những người Palestine, những người Hồi giáo tốt, với người Israel, những kẻ bất hảo.” Ông nói: “Vì thế không có gì là ngạc nhiên khi thấy ông Jokowi lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này.”

Mới tháng trước ở Indonesia, có một cuộc triển lãm ảnh selfie gây nhiều tranh cãi, với ảnh của một bức tượng bằng sáp của Adolf Hitler trên phông là một hình vẽ phác họa trại tập trung của Đức Quốc Xã ở Autschwitz, cuộc triển lãm này ở Yogyakarta đã bị buộc phải đóng cửa. Hồi đầu năm nay, một quán cà phê kiểu Đức Quốc xã ở Bandung cuối cùng cũng phải đóng cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/indonesia-malaysia-da-kich-quyet-dinh-cua-tt-trump-ve-jerusalem/4154934.html

 

 

Cộng đồng quốc tế lên án Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

 

 

media

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố văn bản công nhận Jerusalem là thủ đô của Israël, ngày 06/12/2017.

 

Các nước Hồi Giáo trên thế giới, từ Ả Rập Xê Út đến Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia, Malaysia đồng loạt phản đối tổng thống Donald Trump quyết định dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem và công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Châu Âu lo ngại bạo động lại dấy lên tại Cận Đông. Liên Hiệp Quốc họp khẩn sáng 07/12/2017 tại New York sau quyết định đơn phương của tổng thống Hoa Kỳ.

Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ thủ đô Washington trở lại với một quyết định được coi là lịch sử của tổng thống Mỹ thứ 45 : Donald Trump đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao lâu đời của Mỹ về Cận Đông.

"Donald Trump coi đây là "một cách tiếp cận mới". Qua việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tổng thống Hoa Kỳ đã đơn phương xếp lại quân cờ. Theo ông, đây chỉ đơn thuần là việc nhìn nhận "một thực tế trên hiện trường". Tuy nhiên, tổng thống Trum nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về phe nào trên vấn đề đường biên giới và chủ quyền của Israel tại Jerusalem. Trong bài diễn văn ngày hôm qua (06/12), tổng thống Trump đã nhắc lại Mỹ tha thiết với giải pháp thành lập hai nhà nước, Israel và Palestine, với điều kiện giải pháp đó phải được cả đôi bên chấp nhận.

Tổng thống Mỹ ý thức được rằng chiến lược của ông mang tính rủi ro cao và tuyên bố về quy chế của thành phố Jerusalem có nguy cơ làm dấy lên một làn sóng bạo động. Do vậy, Donald Trump đã kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và chừng mực.

Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sẽ thực hiện quyết định của Nhà Trắng, chuyển tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. Thông cáo này cho biết thêm Hoa Kỳ đặt an ninh của các công dân Mỹ lên trên hết và đã có các biện pháp để bảo vệ công dân Mỹ sống trong các khu vực liên quan. Đây là một cách gián tiếp nhìn nhận mức độ nguy hiểm trong tính toán của Nhà Trắng".

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171207-cong-dong-quoc-te-dong-thanh-len-an-my-cong-nhan-jerusalem-la-thu-do-israel

 

 

 

Việt Nam quan ngại việc Mỹ công nhận thủ đô Jerusalem

Bộ Ngoại giao Việt Nam tối ngày 8/12 lên tiếng lo ngại việc Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel sẽ ảnh hưởng đến hoà bình ở khu vực.

Truyền thông Việt Nam loan tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tối ngày 8/12 bày tỏ quan ngại rằng lập trường mới của Mỹ về vấn đề Jerusalem có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với tất cả các quốc gia Trung Đông, trong đó có Palestine, Israel.

Một người Palestine cầu nguyện ở Jerusalem, ngày 8/12/2017.

Báo Tuổi trẻ trích lời bà Hằng nói Việt Nam hoan nghênh mọi nỗ lực khu vực, quốc tế và các bên liên quan nhằm giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đem lại hòa bình bền vững và lâu dài cho Trung Đông, vì lợi ích và sự phát triển của tất cả các nước trong khu vực, đóng góp chung cho hòa bình khu vực và thế giới.

"Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về việc ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967," bà Hằng nói.

Báo VNExpress dẫn lời nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Việt Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan.”

Trước đó, ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem theo đúng cam kết khi tranh cử Tổng thống trước đó.

Ông Trump khẳng định việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết xung đột Israel - Palestine và Washington không nghiêng về bên nào trong các vấn đề như biên giới chủ quyền của Israel tại Jerusalem.

Cựu Chủ tịch Palestine Yasser Arafat.

Việt Nam từng ca ngợi và ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Palestine. Hà Nội từng xem ông Yasser Arafat, cố chủ tịch của Phong trào Giải phóng Palestine là một “lãnh tụ xuất sắc, biểu tượng của cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine và là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.”

Khi ông Arafat qua đời vào năm 2004, báo VietnamNet trích lời Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương vào thời đó nói ông “bày tỏ sự khâm phục trước cuộc đấu tranh ngoan cường, chính nghĩa của nhân dân Palestine để giành độc lập, chủ quyền; và khẳng định nhân dân Việt Nam tiếp tục sát cánh với nhân dân Palestine trong cuộc đấu tranh này.”

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-quan-ngai-viec-my-cong-nhan-thu-do-jerusalem/4155474.html

 

Lo ngại của thế giới tăng cao sau quyết định của Trump về Jerusalem

Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong Phòng Tiếp tân Ngoại giao của Nhà Trắng, ngày 6 tháng 12, 2017.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong Phòng Tiếp tân Ngoại giao của Nhà Trắng, ngày 6 tháng 12, 2017.

 

Cộng đồng quốc tế đã phản ứng mau chóng trước loan báo của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ sẽ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, một diễn biến có thể lại thổi bùng lên bạo lực giữa Israel và người Palestine.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres dẫn đầu những tiếng nói toàn cầu hôm thứ Tư kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế.

"Từ ngày đầu tiên làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tôi đã thường xuyên lên tiếng chống lại bất kỳ biện pháp đơn phương nào có thể gây nguy hại cho triển vọng hòa bình của người Israel và người Palestine," ông nói với các phóng viên. "Tư cách cuối cùng của Jerusalem là một vấn đề phải được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên trên cơ sở các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng, xét tới những lo ngại chính đang của cả phía Palestine lẫn Israel.

"Tôi hiểu sự gắn bó sâu sắc của rất nhiều người đối với Jerusalem, nó đã như vậy từ nhiều thế kỉ qua và sẽ luôn như vậy," ông Guterres nói thêm:

"Trong khoảnh khắc lo âu to lớn này, tôi muốn nói rõ rằng: không có giải pháp nào thay thế giải pháp hai nhà nước, không có Kế hoạch B," nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói.

Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas nói loan báo của ông Trump về Jerusalem là "lời tuyên bố rút khỏi vai trò mà Mỹ đã nắm giữ trong tiến trình hòa bình."

Nhà đàm phán hàng đầu của Palestine, Saeb Erekat, nói, "Bước đi này là có tính phán định trước, áp đặt, đóng lại cánh cửa cho các cuộc đàm phán và tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump tối nay đã loại Mỹ ra khỏi bất cứ vai trò nào trong tiến trình hòa bình. Giới lãnh đạo Palestine sẽ triệu tập một phiên họp khẩn cấp cho Hội đồng Trung ương Palestine để nghiên cứu bài phát biểu này và duyệt lại tất cả các lựa chọn sẵn có và đưa ra quyết định phù hợp liên quan đến nhiều vấn đề."

Ai Cập - quốc gia Ả-rập đầu tiên ký một hòa ước với Israel (năm 1979) - đã lên án quyết định của Tổng thống Mỹ. Một thông cáo của Bộ Ngoại giao nói quyết định của ông Trump vi phạm các nghị quyết quốc tế về tư cách của thành phố này, và lưu ý rằng Ai Cập lo lắng về hệ quả của diễn biến này đối với sự ổn định của khu vực và về tác động "cực kỳ tiêu cực" đối với tiến trình hòa bình Israel-Palestine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản ứng nhanh chóng và đưa ra chỉ trích. "Đó là một quyết định đáng tiếc của người Mỹ về Jerusalem. Pháp không chấp thuận, nó mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc," ông nói.

Trước đó, đại sứ Bolivia tại Liên Hiệp Quốc cho biết phái đoàn của ông sẽ yêu cầu một cuộc họp công khai của Hội đồng Bảo an nếu ông Trump vẫn đưa loan báo như dự kiến.

"Đó sẽ là một quyết định liều lĩnh và nguy hiểm đi ngược lại luật pháp quốc tế, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, làm suy yếu các nỗ lực vì hòa bình trong khu vực, và cũng gây bất ổn cho khu vực," Đại sứ Sacha Llorentty nói với các phóng viên.

Tại buổi tiếp kiến hàng tuần ở Vatican hôm thứ Tư, chỉ vài giờ trước loan báo của ông Trump, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói ông không thể "tiếp tục im lặng" về mối lo ngại sâu sắc của ông đối với Jerusalem.

Ông kêu gọi tôn trọng "hiện trạng" của Jerusalem, một thành phố mà ông lưu ý là thiêng liêng đối với người Do Thái giáo, Kitô giáo và người Hồi giáo. Ông cho biết ông cầu nguyện "sự khôn ngoan và thận trọng sẽ thắng thế, để tránh gây ra thêm các yếu tố căng thẳng mới trong một thế giới đã bị rúng động và phá hoại vì nhiều cuộc xung đột tàn nhẫn."

Các nhà lãnh đạo và các nhà phân tích đã nêu lên cảnh báo trong những ngày gần đây rằng một bước đi như vậy có thể được coi là một sự khiêu khích lớn đối với người Palestine và có thể khơi mào một cuộc cuộc nổi dậy khác.

Người biểu tình Palestinian đốt lốp xe trong khi vẫy cờ Palestine và giơ hình của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat trong một cuộc biểu tình tại quảng trường chính ở Thành phố Gaza, ngày 6 tháng 12, 2017.

Người biểu tình Palestinian đốt lốp xe trong khi vẫy cờ Palestine và giơ hình của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat trong một cuộc biểu tình tại quảng trường chính ở Thành phố Gaza, ngày 6 tháng 12, 2017.

 

Vào năm 2000, năm năm bạo lực bùng lên sau khi chính trị gia Israel Ariel Sharon tới thăm Núi Đền tại khu điện thờ Hồi giáo Al Aqsa. Cả người Do Thái và người Hồi giáo đều tuyên bố địa điểm này là một trong những nơi thiêng liêng nhất của họ.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh loan báo này.

"Chúng tôi hết sức biết ơn Tổng thống vì quyết định can đảm và công tâm của ông công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuẩn bị cho việc mở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở đây," ông Netanyahu nói.

Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nói trong một thông cáo rằng sẽ không có hòa bình lâu dài giữa người Israel và người Palestine trừ phi các quyền và các yêu sách của hai bên được tôn trọng ở thành phố lịch sử này.

"Tôi vô cùng lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ hôm nay đảo ngược một lập trường lâu dài và phá vỡ sự đồng thuận quốc tế về Jerusalem," ông Annan nói. "Tôi hy vọng người Palestine và các cường quốc khu vực Ả-rập trong vùng sẽ phản ứng với sự kiềm chế, và các đồng minh của Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để hướng chính sách của Washington theo chuẩn mực quốc tế. Tất cả các bên phải tránh khơi lên căng thẳng mà có thể lan ra thành bạo lực một cách quá dễ dàng."

"Với bước đi này, Hoa Kỳ đang vi phạm những nghĩa vụ luật pháp quốc tế của chính mình là không công nhận hoặc hỗ trợ một tình huống bất hợp pháp và bảo đảm sự tôn trọng Công ước Geneve," Raed Jarrar, Giám đốc Vận động Trung Đông của tổ chức Ân xá Quốc tế ở Mỹ, nói. "Không một nước nào trên thế giới thừa nhận việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem, và thực tế này càng làm cho quyết định công nhận của Mỹ càng thêm đáng lo ngại."

Jarrar nói quyết định này sẽ làm suy yếu nền pháp trị quốc tế và cho thấy "sự coi thường hoàn toàn các vi phạm nhân quyền hàng loạt mà người Palestine đang hứng chịu vì chính sách sáp nhập của Israel."

https://www.voatiengviet.com/a/lo-ngai-cua-the-gioi-tang-cao-sau-quyet-dinh-cua-trump-ve-jerusalem/4152891.html

 

 

 

Trump và Jerusalem: Đã có đụng độ

 

Phản đối quyết định của Donald Trump công nhận Jerusalem là 'thủ đô Israel'

 

Một số người Palestine bị thương trong đụng độ ở Dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan khi phản đối quyết định của Donald Trump công nhận Jerusalem là 'thủ đô Israel'.

Ít nhất 17 người Palestine đã bị thương, trong đó một người ở vào tình trạng nguy kịch sau đụng độ với quân đội Israel.

Hàng trăm quân Israel được triển khai vào vùng Bờ Tây sau khi người Palestine tuyên bố đình công và biểu tình ngoài phố.

 

Họ đốt lốp xe và ném gạch đá về phía quân Israel.

Đáp lại, quân Israel bắn đạn cao su và phun hơi cay.

Ảrập Saudi, đồng minh quân sự của Washington, đã chính thức lên án quyết định của Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, trong bối cảnh những lời chỉ trích quốc tế tăng cao.

Thông cáo của vương quốc Vùng Vịnh cho biết tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump là "phi lý và vô trách nhiệm".

 

Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi động thái này là "một ngày lịch sử".

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng Israel cảm ơn sâu sắc đối với Tổng thống Trump, người đã "lên tiếng về lịch sử của thủ đô".

Ông cũng nói Israel "rất cảm động nếu các nước khác cũng làm như vậy. Tôi không nghi ngờ rằng các Đại sứ quán khác cũng sẽ chuyển tới Jerusalem - thời khắc đã tới". Ông không nêu tên bất kì nước nào, tuy nhiên Philippines và Cộng hòa Czech đã được truyền thông Israel nhắc đến.

Tâm trạng này trái ngược với người Palestine.

Ismail Haniyeh, lãnh đạo phong trào Hamas tại dải Gaza đã kêu gọi một "ngày nổi dậy" vào thứ Sáu và nói rằng đây nên là"ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy chống lại kẻ xâm lược".

"Chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn tới tất cả các thành viên Hamas và những người ủng hộ để chuẩn bị sẵn sàng cho những mệnh lệnh hoặc hướng dẫn tiếp theo sẽ diễn ra trước sự nguy cấp chiến lược này," ông nói trong một diễn văn tại Gaza.

Cùng lúc đó, đối thủ của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas với phong trào Fatah đang tìm cách phản đối qua con đường ngoại giao, bằng cách khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thúc đẩy vị thế lớn hơn trong Liên minh Ả-rập.

Tổng thống Trump đã đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ từ hàng thập kỷ trước. Quyết định về Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất giữa Israel và người Palestine.

Tám trong số 15 quốc gia hiện đang là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi tổ chức cuộc họp khẩn cấp về quyết định của Mỹ trước cuối tuần này.

Vì sao tuyên bố này đáng lưu ý?

Jerusalem chiếm vị trí quan trọng đối với cả Israel và Palestine. Nơi đây bao gồm những vùng đất thiêng liêng của 3 dòng đạo lớn - đạo Do thái, đạo Hồi và đạo Thiên chúa.

Chủ quyền của Israel đối với Jerusalem chưa bao giờ được quốc tế công nhận, và tất cả các nước đặt Đại sứ quán của mình tại Tel Aviv.

Đông Jerusalem, bao gồm Thành phố cổ, được sáp nhập bởi Israel sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, nhưng cho đến nay nó vẫn không được quốc tế công nhận là một phần của Israel.

Theo Hòa ước Israel - Palestine năm 1993, hiện trạng cuối cùng của Jerusalem cần được đàm phán ở những cuộc đối thoại hòa bình về sau.

 

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42273013

 

 

Jerusalem : Thế cô lập của Donald Trump

media

Người dân Palestine tại Jerusalem theo dõi diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ngày 06/12/2017.

 

Israel rất hài lòng với tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem ngày 06/12/2017 như một "ngày lịch sử". Thị trưởng thành phố Jerusalem Nir Barkat ca ngợi quyết định "can đảm và đúng đắn" của chính quyền Trump.

Trong lúc cả thế giới chỉ trích tổng thống Mỹ làm tiêu tan viễn cảnh hòa bình cho Cận Đông. Chính quyền Palestine cho rằng với quyết định này, Washington "hủy hoại hòa bình".

Phản ứng gay gắt nhất đến từ Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ngay hôm 06/12/2017 thông báo triệu tập đại diện 57 nước thành viên của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (OCI). Thông tín viên đài RFI Alexandre Billette từ Istanbul tường trình :

"Rõ ràng là Recep Tayyip Erdogan muốn dẫn đầu phong trào chống Washington. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã tiếp quốc vương Jordani, điện đàm với lãnh đạo 7 nước Hồi Giáo. Trong bối cảnh Ankara đang giữ chức chủ tịch luân phiên OCI, hôm qua, chính quyền thông báo sẽ triệu tập các nước thành viên tại Istanbul vào thứ Tư tuần tới (13/12). Đây sẽ là một cuộc họp bất thường chỉ nhằm để bàn về quyết định của Mỹ về quy chế Jerusalem.

Chính giới Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả phe đối lập, đồng thanh lên án chính sách của Mỹ, xem đây là "một sai lầm nghiêm trọng", hay tệ hơn nữa, như lời bộ trưởng Tư Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định của Hoa Kỳ về Jerusalem là một "đám cháy khó dập tắt".

Đối với ông Erdogan, giải quyết được khủng hoảng này sẽ giúp ông tăng uy tín đối với công luận trong nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm hài lòng thành phần cử tri thuộc cánh bảo thủ luôn rất quan tâm đến vấn đề của Palestine. Recep Tayyip Erdogan không thể lơ là với số này trong lúc mà tỷ lệ tín nhiệm của ông đang chựng lại kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến Pháp hồi tháng Tư vừa qua".

Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia tuyên bố "không bao giờ chấp nhận" Jerusalem là thủ đô của Israel. Còn nước Hồi Giáo đông dân nhất thế giới là Indonesia thì bày tỏ mối lo ngại "sâu sắc" về ổn định tại vùng Cận Đông.

Ả Rập Xê Út, một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lên án một hành động "vô trách nhiệm" của Nhà Trắng. Iran nói tới viễn cảnh một "cuộc chiếm ném đá Intifada" khác sắp mở ra.

Anh, Pháp, Đức đều không tán đồng quyết định của tổng thống Mỹ. Về phía Liên Hiệp Quốc, họp báo chiều 06/12, tổng thư ký Antonio Guterres đã mạnh mẽ lên án một quyết định "đơn phương" từ phía Hoa Kỳ. Ngày 07/12, Hội Đồng Bảo An họp khẩn tại New York về hồ sơ này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171207-the-co-lap-cua-donald-trump

 

 

 

Jerusalem, thủ đô Israel: 5 điều cần biết về quyết định mạo hiểm của Trump

 

 

media

Cờ Mỹ và cờ Israel được treo bên ngoài tòa thị chính Jerusalem, ngày 07/12/2017.

 

Khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv đến thành phố thánh, tổng thống Donald Trump đoạn tuyệt với quan điểm của cộng đồng quốc tế và chấm dứt chính sách của Mỹ từ vài thập kỷ qua về Jerusalem.

RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin của AFP và hai nhật báo Pháp Libération và l’Humanité trong hai ngày 05-06/12/2017 để giải thích về vai trò của Jerusalem đối với thế giới Hồi Giáo và Do Thái, cũng như quyết định mạo hiểm của tổng thống Mỹ.

Jerusalem : Vùng đất thiêng của 3 tôn giáo

Khu Thành Cổ Jerusalem là vùng đất thánh của ba tôn giáo : Do Thái, Hồi Giáo, Kitô giáo với vài tỉ tín đồ trên thế giới. Trước hết là quần thể Đền Thờ, được người Hồi Giáo gọi là Haram Al Sharif, còn người Do Thái gọi là Núi Đền (Temple Mount).

Đối với người Hồi Giáo, đây là địa danh thiêng liêng thứ ba với Nhà thờ Al-Aqsa có mái vòm bạc, vì theo truyền thuyết, khu vực này là nơi xa nhất mà nhà tiên tri Mahomet đã đến. Nổi bật chính giữa là đền thờ Mái vòm (Dome of the Rock) dát vàng tráng lệ được dựng trên khối đá nơi nhà tiên tri thăng thiên.

Đây cũng là vùng đất thánh của người Do Thái, nơi ngôi đền của họ đã được dựng lên. Phía dưới là bức tường Than Khóc, trước từng là tường đỡ, và hiện là di tích cuối cùng của Ngôi đền Do Thái thứ hai bị người La Mã phá hủy năm 70. Đây là địa danh thiêng liêng nhất để người Do Thái cầu nguyện.

Vì các lý do lịch sử, Quần thể Đền Thờ hiện do Jordani canh giữ, nhưng mọi lối vào khu vực này bị lực lượng quân sự Israel kiểm soát. Người Do Thái được phép vào nhưng không được cầu nguyện.

Cuối cùng, cũng trong Thành Cổ Jerusalem có nhà thờ Mộ Thánh Holy Sepulchre, địa điểm thiêng liêng của người theo Kitô giáo, được xây ở nơi chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá và được khâm liệm.

Đối với cả Israel và Palestine, Jerusalem là cột mốc quốc gia và tôn giáo mang ý nghĩa sâu sắc. Với người Palestine, bị tước quyền độc lập, việc bảo vệ Jerusalem và đền Al-Aqsa còn là lời kêu gọi đoàn kết giữa những người theo đạo Hồi.

Jerusalem : Thành phố của cầu nguyện và xung đột

Kế hoạch Phân chia của Liên Hiệp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó thành ba thực thể : một Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả Rập và Jerusalem, thành phố phi quân sự, có vị thế là một “thể tách biệt” (corpus separatum), được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc.

Kế hoạch này được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng lại bị giới lãnh đạo Ả Rập bác bỏ. Sau khi người Anh rời vùng đất và khi chiến tranh Israel-Ả Rập lần thứ nhất kết thúc, Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordani. Tuy nhiên, sau cuộc chiến Sáu Ngày vào năm 1967, Israel chiếm luôn cả Đông Jerusalem và sáp nhập vào quốc gia Do Thái. Năm 1980, một đạo luật lập quy chế Jerusalem là thủ đô “vĩnh viễn và không chia cắt được”của Israel.

Ngày 05/12/2017, chính phủ Israel nhắc lại : “Jerusalem là thủ đô của dân tộc Do Thái từ 3.000 năm và là thủ đô của Israel từ 70 năm nay”. Jerusalem được nhắc đến ở đây gồm cả Đông và Tây của thành phố “thống nhất”.

Chính quyền Palestine cũng muốn biến Đông Jerusalem thành thủ đô của một Nhà nước Palestine độc lập tương lai. Còn Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) không công nhận Nhà nước Israel và nhắc đến Jerusalem (không phân biệt Đông-Tây) là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai.

Lập trường của cộng đồng quốc tế

Từ nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế không thay đổi lập trường về quy chế của Jerusalem. Liên Hiệp Quốc không công nhận việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem và tuyên bố đạo luật 1980 của Israel là vi phạm luật pháp quốc tế.

Nghị quyết 478 của Liên Hiệp Quốc năm 1980 kêu gọi các nước có cơ quan ngoại giao tại Jerusalem rời khỏi thành phố. Sau đó, khoảng 30 nước lần lượt chuyển trụ sở đến Tel-Aviv. Costa Rica và Salvador là hai nước cuối cùng rời khỏi Jerusalem năm 2006. Theo lập trường của Liên Hiệp Quốc, quy chế cuối cùng của Jerusalem phải do các bên liên quan đàm phán.

Năm 1993, các thỏa thuận lịch sử Israel-Palestine được ký ở Oslo (Na Uy) giữa hai lãnh đạo Yitzhak Rabin và Yasser Arafat dưới sự bảo trợ của Bill Clinton đã không đề cập đến quy chế của Jerusalem, vấn đề về các khu chiếm đóng Do Thái trong các vùng đất Palestine và sự hồi hương của di dân Palestine, dù đây là ba chủ đề chính của tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai bên. Hiện đây vẫn là những vấn đề nhạy cảm.

Từ lập trường của Hoa Kỳ đến ý đồ của Trump về Jerusalem

Năm 1995, tổng thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh công nhận : “Từ 1950, Jerusalem là thủ đô của nhà nước Israel”. Nghị Viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act). Để đạo luật này được áp dụng, sứ quán Mỹ, hiện đang ở Tel-Aviv giống như đa số các nước công nhận Nhà nước Israel, phải được chuyển đến Jerusalem. Tuy nhiên, có một điều khoản trong luật này cho phép tổng thống Mỹ đương nhiệm hoãn thời hạn áp dụng.

Cứ 6 tháng một lần, ba người tiền nhiệm Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama ký vào điều khoản hoãn áp dụng luật. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump miễn cưỡng ký vào điều khoản này lần đầu tiên vào tháng 06/2017. Cuối cùng, ngày 06/12/2017, chủ nhân Nhà Trắng công nhận Jerusalem “là thủ đô không thể chia cắt được của Nhà nước Israel”, theo đúng tuyên bố trong thời gian ông vận động tranh cử.

Chuyển sứ quá Mỹ về Jerusalem : Chuyện gì xảy ra tiếp theo ?

Theo tác giả Pierre Barbancey trên nhật báo L’Humanité (05/12/2017), ký quyết định chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem là một yếu tố trong kế hoạch mới của chính quyền Mỹ nhằm giải quyết “cuộc xung đột Israel-Palestine”. Và quan trọng hơn là nhằm mở đường để Washington thực hiện mục tiêu cuối cùng là đối đầu với Iran ; chống Iran cũng là mục tiêu của Israel cùng với nhiều nước Ả Rập khác, mà đứng đầu là Ả Rập Xê Út.

Ngày 03/12, con rể kiêm cố vấn của tổng thống Mỹ, Jared Kushner, giải thích về kế hoạch mới của Mỹ như sau : “Rất nhiều nước Trung Đông muốn cùng một điều : tiến bộ kinh tế, hòa bình cho dân tộc của họ. Họ nhận thấy các mối đe doạ trong vùng và tôi nghĩ rằng họ nhìn thấy Israel, một kẻ thù truyền kiếp, thực ra đã trở thành một đồng minh tự nhiên của họ vì Iran, vì tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Trung Đông”.

Cụ thể, theo kế hoạch, một Nhà nước có thể sẽ được trao cho người Palestine trên một phần Cisjordanie và trên dải Gaza nhưng hai phần này không được kết nối với nhau. Thêm vào đó là khoản trợ giúp 10 tỉ đô la để xây dựng Nhà nước này. Tuy nhiên, hai chủ đề về đàm phán quy chế của Jerusalem và quyền hồi hương của di dân Palestine bị trì hoãn vô thời hạn. Phía Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán với Israel. Có lẽ vì thế mà hình thành ý tưởng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Trước mắt, thế giới phản đối quyết định của Donald Trump. Còn “các nước Hồi Giáo bị chia rẽ dường như đang trở nên đoàn kết” trước quyết định về Jerusalem của tổng thống Mỹ, theo nhận xét trên website Libération (06/12/2017). Nhiều lãnh đạo Hồi Giáo trong vùng bắt đầu chạy đua để thể hiện là người bảo vệ Jerusalem.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, với tư cách là chủ tịch luân phiên của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo gồm 57 nước, đã mời các thành viên họp thượng đỉnh đặc biệt tại Istanbul vào ngày 13/12. Jordani cũng yêu cầu Liên Đoàn Ả Rập tổ chức họp khẩn ngoại trưởng của 22 nước thành viên vào thứ Bẩy 09/12.

Là người gìn giữ hai thánh địa Hồi Giáo đầu tiên (Mecca và Medina), vua Salmane của Ả Rập Xê Út cũng không muốn để bất kỳ nước nào vượt qua. Tuy nhiên, đồng minh chính của Donald Trump tại Trung Đông lại rơi về thế khó xử và mới chỉ đưa ra những lời cảnh báo nhẹ nhàng về “bước đi nguy hiểm của Washington” có thể khiến “người Hồi Giáo giận dữ”. Ả Rập Xê Út cũng muốn liên minh với Israel để chống lại kẻ thù số 1 trong vùng là Iran.

Cuối cùng, Iran cũng tranh thủ cơ hội để cạnh tranh với các quốc gia theo hệ phái Suni khác trong việc bảo vệ Jerusalem. Tổng thống Hassan Rohani khẳng định là Iran “sẽ không dung thứ cho việc xâm phạm các thánh địa” và kêu gọi “người Hồi Giáo phải đoàn kết trước âm mưu lớn này”.

Dù là đối thủ, bị chia rẽ hay đồng minh, các nước Ả Rập Hồi Giáo đang kêu gọi đoàn kết trong việc lên án quyết định của Donald Trump.


http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171207-jerusalem-thu-do-cua-israel-5-cau-hoi-ve-quyet-dinh-mao-hiem-cua-trump

 

 

 

 

 

Hòa bình tại vùng Cận Đông thêm xa vời vì Donald Trump

 

media

Cờ Mỹ và Israel trước đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tel Aviv, ngày 05/12/2017

 

Khi loan báo việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tổng thống Mỹ Donald chỉ công nhận một tình trạng đã tồn tại trong thực tế, nhưng hành động này có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình hòa bình mà chính quyền của ông đang muốn thúc đẩy, thậm chí càng làm cho vùng Cận Đông bùng nổ trở lại.

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, hiện nay, Nhà nước Do Thái đã mặc nhiên chiếm hữu Jerusalem và chọn nơi này làm thủ đô của mình. Văn phòng của thủ tướng Israel Netanyahu, nhiều định chế Nhà nước như Quốc Hội, Toà Án Tối Cao hay bộ Ngoại Giao đều đã đặt trụ sở tại đấy. Khi đến thăm Israel, tất cả các lãnh đạo thế giới đều lập tức đến Jerusalem để tiếp xúc với các quan chức Israel.

Thế nhưng, việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel lại mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, cho thấy rằng Hoa Kỳ thiên hẳn về phía Israel, đi ngược lại quan điểm chung của thế giới, vốn không hề công nhận việc Israel đơn phương chiếm đóng phần phía đông của thành phố này vào năm 1967, và cho rằng quy chế tối hậu của thành phố mà cả Israel lẫn Palestine đều muốn làm thủ đô của mình, phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên liên quan.

Từ khi nhậm chức, Donald Trump đã cố thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine, và đầu tư rất nhiều nỗ lực để đặt nền tảng cho một sáng kiến ​​hòa bình mà ông thường gọi là “thỏa thuận tối hậu”. Con rể của ông đồng thời là cố vấn thân cận của ông là Jared Kushner đang cố thực hiện kế hoạch đó, trong lúc một phụ tá thân cận của ông là Jason Greenblatt, đã liên tục làm con thoi trong khu vực để đàm phán với Israel, Palestine và các nước Ả Rập khác.

Thế nhưng, Palestine đã từng cảnh báo rằng việc thay đổi quy chế của Jerusalem đồng nghĩa với việc phá vỡ những nỗ lực hòa bình mà Mỹ đang tiến hành, đồng thời lưu ý về nguy cơ dân Palestine biểu tình chống lại một quyết định bất công và thiên vị, với khả năng bạo động trở nên toàn diện.

 

Nguy cơ bạo động rất lớn vì lẽ cho đến nay, các vụ bạo động giữa người Palestine và Israel đều chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề Jerusalem. Trong thời gian qua, các nhóm Hồi Giáo cực đoan như Al Qaeda, Hezbollah hay Hamas đều dùng vấn đề Jerusalem để kích động tinh thần chống Israel và bài Mỹ.

Lãnh tụ phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, Ismail Haniyeh, đã lên tiếng cảnh cáo rằng người Palestine khắp nơi sẽ không bỏ qua và sẽ dùng “mọi phương thức để bảo vệ lãnh thổ và thánh địa của mình”.

Khi từ bỏ thái độ trung lập, ít ra là trên mặt hình thức, trong cuộc tranh chấp Israel-Palestine, tổng thống Trump cũng đã mặc nhiên đi ngược lại mong muốn chung của thế giới, và phớt lờ những khuyến cáo của các đồng minh châu Âu hay Ả Rập.

Không được sự đồng tình của các nước Ả Rập, tiến trình hòa bình mà ông Trump muốn thúc đẩy bị cho là đã bị thất bại ngay từ trong trứng nước.

Theo các nhà phân tích, khi quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời tiến đến việc di chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv qua Jerusalem, tổng thống Trump đã thực hiện một lời hứa lúc tranh cử, thỏa mãn giới cử tri đã ủng hộ ông, thế nhưng ông đã làm cho Mỹ bị cô lập thêm, và làm cho triển vọng hòa bình ở vùng Trung Đông thêm xa vời.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171206-hoa-binh-tai-vung-can-dong-them-xa-voi-vi-donald-trump

 

Quyết định của TT Trump công nhận Jerusalem vấp phản ứng quốc tế  

Khu phố cố Jerusalem qua khung cửa hình ngôi sao David, hôm thứ Tư 6/12/2017. Các giới chức Mỹ nói TT Trump sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và ra lệnh cho Bộ Ngoại giao khởi sự tiến trình dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới thánh địa Jerusalem. Quyết định này sẽ có hệ quả trên khắp khu vực. (AP Photo/Oded Balilty)

 

Việc Tổng thống Donald Trump chuẩn bị loan báo Hoa Kỳ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời đại sứ quán Mỹ tới thành phố này, đã vấp phải nhiều phản ứng của quốc tế. Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức một buổi họp của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) để phối hợp cách đáp ứng.

Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu không hề đề cập tới vấn đề này khi ông xuất hiện trước công chúng hôm nay, thứ Tư 6/12.

Ngoại Trưởng Anh Boris Johnson nói nước ông không có kế hoạch dời đại sứ quán ra khỏi Tel Aviv.

Ông Johnson nói:

“Chúng tôi coi những tin tức đã nghe được là đáng quan ngại, bởi vì chúng tôi tin rằng Jerusalem đương nhiên phải là một phần trong một giải pháp chung cuộc giữa người Israel và người Palestine – một giải pháp được thương lượng, là điều mà chúng tôi muốn chứng kiến.”

Các nước Ả rập và các nước Hồi giáo trước đó đã cảnh báo rằng bất cứ quyết định nào để dời đại sứ quán Mỹ cũng sẽ làm bùng nổ căng thẳng trong khu vực, và phá vỡ các nỗ lực bấy lâu nay của Hoa Kỳ nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa thế giới Ả rập với Israel.

Toà Bạch Ốc nói Tổng thống Trump chỉ thừa nhận một sự thực lịch sử và cận đại.

Trước khi loan báo chính thức quyết định của ông, ông Trump hôm qua (5/12) gọi điện cho 5 nhà lãnh đạo vùng Trung Đông để báo tin. Các lãnh đạo này gồm:Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu, lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas, Quốc vương Abdullah của Jordani, Tổng Thống Ai Cập Mohammed Fattah el-Sissi, và Quốc vương Salman Bin Abdulaziz Al Saud của Ả Rập Xê-út .

Một tuyên bố của Toà Bạch Ốc không tiết lộ chi tiết của các cuộc điện đàm mà chỉ cho biết “các nhà lãnh đạo còn thảo luận về những quyết định tiềm tàng liên quan tới Jerusalem.”

Thông báo của Toà Bạch Ốc nhắc lại rằng ông Trump tái khẳng định cam kết sẽ đẩy mạnh tiến trình hòa đàm giữa Israel và Palestine, và tầm quan trọng của các cuộc đàm phán đó.

Các giới chức Toà Bạch Ốc chiều tối thứ Ba nói ông Trump công nhận Jerusalem không những là thủ đô lịch sử của dân tộc Do Thái, mà còn như trụ sở của chính quyền Israel từ khi nước Israel hiện đại được thành lập vào năm 1948. 

Các đại diện Liên đoàn Ả Rập gặp tại Cairo để thảo luận khả năng Mỹ dời đại sứ quán ở Israel tới Jerusalem, ngày 5/12/2017

Các giới chức cho biết Tổng thống sẽ hạ lệnh cho Bộ Ngoại giao khởi sự lên kế hoạch để dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem, trừ phi Tổng thống ký lệnh trì hoãn mỗi 6 tháng, với lý do làm như vậy có thể đe dọa an ninh quốc gia.

Theo một đạo luật được Tổng thống Bill Clinton ký năm 1995, phải dời tòa đại sứ Mỹ tới Jerusalem trừ phi Tổng thống ký lệnh trì hoãn. Tất cả các vị Tổng thống Mỹ từ sau Tổng thống Bill Clinton, đều ký lệnh này, kể cả ông Trump.

Giáo sư môn sử học Michael Fischbach của Trường Randolph-Macon nói với VOA:

“Hoa Kỳ đã thuê một khu đất ở Tây Jerusalem với giá 1 đôla/1 năm. Nhưng muốn dời tòa đại sứ thì không những phải thực hiện một công trình xây dựng vĩ đại, mà còn phải dời nhân sự và các phương tiện tới từ Tel Aviv.”

Ông Dennis Ross là quan chức Mỹ đặc trách hòa bình Trung Đông dưới 3 đời Tổng thống. Ông từng làm việc với Israel và người Palestine để đạt Hiệp định lâm thời năm 1995. Hôm thứ Ba, ông nói ông Trump dường như đã mở cửa cho cả người Israel và người Ả rập có rộng chỗ xoay sở trong một môi trường mới có nhiều thay đổi.

Ông Ross nói trong một cuộc tiếp xúc với các nhà báo:

“Điều thiết yếu đối với Tổng thống là phải tạo ra nhiều mốc điểm cho các bạn của chúng ta để khẳng định - về cơ bản- rằng, điều này không thay đổi khả năng của người Palestine, người Ả rập vốn có khuynh hướng coi Jerusalem không những là một vấn đề Palestine mà là một vấn đề khu vực, rằng vị thế của họ, mối quan tâm của họ, và đòi hỏi của họ vẫn là một phần trong tiến trình thương thuyết, và họ không bị đặt trước một tình thế đã rồi.Theo tôi, thì đó là điểm thiết yếu trong vấn đề này.”

Một số giới chức ở Washington bày tỏ quan ngại về nguy cơ bùng phát bạo lực như một phản ứng, chống các quyền lợi của Israel và Mỹ trong khu vực.

Trả lời câu hỏi liệu Ngoại Trưởng Tillerson có ủng hộ quyết định có nguy cơ đặt các công dân Mỹ và binh sĩ Mỹ ở Trung Đông vào tình trạng nguy hiểm, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói:

“Bộ trưởng Tillerson đã làm rõ các quan điểm của ông tại Toà Bạch Ốc. Tôi tin rằng Bộ Quốc phòng cũng làm như vậy. Nhưng quyết định chung cuộc nằm trong tay của Tổng thống. Ông là người nắm quyền.”

Lãnh sự quán Mỹ hạn chế du hành đối với các nhân viên chính phủ và gia đình của họ, khuyến cáo họ tránh tới khu phố cổ Jerusalem và vùng Bờ Tây – kể cả Bethlehem và Jericho, giữa lúc đang có nhiều lời kêu gọi biểu tình.

Các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới đã được lệnh tăng cường an ninh.

Các giới chức Toà Bạch Ốc nói khi công nhận Jerusalem như thủ đô của Israel, ông Trump thực hiện lời hứa đã đưa ra trong cuộc vận động tranh cử. Họ nói địa điểm của tòa đại sứ Mỹ không phải là một vật chướng ngại cho việc thương thuyết một hòa ước cuối cùng giữa Israel và người Palestine.

Các giới chức nói bằng cách dời đại sứ quán, Tổng thống không làm một quyết định về đường ranh giới hay chủ quyền ở Jerusalem. Đó là những vấn đề sẽ được thương lượng trong giải pháp 2 quốc gia, là điều mà theo các giới chức, ông Trump tin là đang nằm trong tầm tay.

Israel chiếm quyền kiểm soát Jerusalem trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Israel sau đó sáp nhập Đông Jerusalem. Israel từ bấy lâu nay vẫn tuyên bố một thành phố Jerusalem không bị chia cắt là “thủ đô vĩnh viễn” của họ. Trong khi đó, người Palestine muốn Đông Jerusalem trở thành thủ đô của một quốc gia Palestine tương lai.

Jerusalem là nơi tọa lạc Đền Al Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ 3 của Hồi giáo. Đối với người Do Thái, thì đây là Núi Đền, địa điểm linh thiêng nhất của Do thái giáo.

Nhà lãnh đạo cấp cao của Palestine, ông Nabil Shaath nói ông Trump không còn được coi là một trung gian đáng tin cậy nữa. Ông nói:

“Thẩm quyền Palestine không dung túng bạo lực, nhưng có thể sẽ không kiểm soát được bạo lực trên đường phố và ngăn tránh được cuộc nổi dậy thứ 3 của người Palestine.”

Ông Gerald Feierstein, Giám Đốc đặc trách các vấn đề vùng Vịnh và quan hệ chính phủ tại Viện Trung Đông ở Washington, nói mức độ giận dữ vì loan báo của Tổng thống Trump sẽ tùy thuộc phần lớn vào cách thức ông Trump nêu vấn đề.

Ông nói với VOA:

“Nếu Tổng thống chỉ nói “Chúng tôi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel”, mà không nói gì hơn nữa, và không khởi sự tiến trình dời đại sứ quán, thì đây chỉ là một cơn bão trong một tách trà.”

Ông Feierstein từng là Đại sứ Mỹ tại Yemen, và sau đó là Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề Cận Đông dưới thời Tổng Thống Obama, nói nếu ông Trump đi xa hơn, thì ông sẽ vấp phải phản ứng ngược, và phá vỡ tiến trình hòa bình.

Ông nhận định:

“Nếu điều ông Trump nói được nhận thức như, hoặc trên thực tế là, hành động công nhận toàn thể Jerusalem là thủ đô của Israel, thì ông không còn có thể duy trì lập trường quốc tế rằng Jerusalem có thể được chia cắt và Đông Jerusalem có thể trở thành thủ đô của một quốc gia Palestine tương lai nếu đạt được một thỏa thuận, thì điều đó sẽ có tác động rất tiêu cực đối với tiến trình hòa bình.”

Ông nói:

“Thế cho nên những chi tiết của câu chuyện sẽ quyết định tính cách quan trọng, và ý nghĩa của loan báo của ông Trump.”

https://www.voatiengviet.com/a/quyet-dinh-cua-trump-cong-nhan-jerusalem-vap-phan-ung-quoc-te/4151774.html

 

Thế giới phản đối Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel

media

Toàn cảnh khu Đền Thờ Núi (mầu vàng) và bức Tường Than Khóc tại khu phố cổ Jerusalem. (Ảnh chụp ngày 06/12/2017)

Theo thông báo, vào lúc 18 giờ quốc tế ngày 06/12/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thông báo một quyết định có thể làm đảo lộn tình hình Trung Đông. Nếu Washington dời sứ quán về Jerusalem hay công nhận thành phố thánh của ba tôn giáo lớn là thủ đô của Israel thì vai trò trọng tài của Mỹ tại lò lửa này xem như chấm dứt từ đây. Không riêng gì thế giới Hồi Giáo, từ Đông sang Tây, quốc tế đồng loạt khuyến cáo tổng thống Mỹ. Câu hỏi đặt ra là Donald Trump lý giải như thế nào ?

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích:

Theo giải thích của Nhà Trắng, thông báo này sẽ không làm thay đổi gì về vấn đề biên giới giữa Israel và Palestine cũng như quy chế của khu thánh địa đền thờ. Nói cách khác, Donald Trump sẽ không nói Jerusalem là «thủ đô thống nhất» của Nhà nước Do Thái bởi vì một nguồn tin của Nhà Trắng vào chiều hôm qua giải thích rằng tổng thống Trump thông hiểu khát vọng của người Palestine và ông lạc quan về viễn cảnh hai bên, Israel và Palestine, đạt được một hiệp định hoà bình.

Theo chính quyền Mỹ, tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel chỉ là một động thái đơn giản nhìn nhận một thực tế bởi vì hầu hết các định chế, cơ quan của Israel đều tập trung ở thành phố thánh này. Mỹ không hề thay đổi chính sách. Một viên chức của Nhà Trắng đã tuyên bố như thế vào chiều hôm qua, dường như để làm giảm bớt tầm quan trọng hay hệ quả của thông báo này.

Làn sóng phản đối

Từ 24 giờ qua, cả thế giới lo ngại phản ứng của dân chúng Ả Rập cũng như của người Palestine. Nhiều tổ chức Palestine kêu gọi xuống đường. Tình hình căng thẳng được thấy rõ: bộ Ngoại Giao Mỹ cấm nhân viên đi lại ở Jerusalem và Cisjordanie.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoàn toàn im lặng.

Chủ tịch Palestine, Mahmoud Abbas, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ, cảnh báo về hệ quả an ninh, hoà bình trong khu vực. trong khi đó, một đại diện của Cơ quan quyền lực Palestine ở Luân Đôn chỉ trích Mỹ «tuyên chiến với 1,5 tỷ tín đồ đạo Hồi».

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bay sang Bruxelles để thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ nhưng gặp thái độ khước từ của 28 thành viên.

Ryad, đồng minh thân thiết của Mỹ, cảnh báo tổng thống Trump coi chừng «sự phẫn nộ» của người Hồi giáo. Ankara dự báo «nguy cơ bão lửa» trong lúc tổng thống Recep Erdogan thông báo triệu tập hội nghị các nước Hồi giáo ngày 13/12.

Trung Quốc lo ngại «bạo lực leo thang». Toà Thánh Vatican, qua tuyên bố của đức giáo hoàng, kêu gọi đến «sự khôn ngoan và thận trọng» nhắn nhủ các tác nhân tôn trọng «quy chế hiện trạng của Jerusalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171206-the-gioi-phan-doi-donald-trump-cong-nhan-jerusalem-la-thu-do-cua-israel

 

Đức Giáo hoàng kêu gọi duy trì “nguyên trạng” của Jerusalem

Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng "nguyên trạng" của thánh địa Jerusalem sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ công nhận thành phố này là thủ đô của Israel.

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố về Jerusalem, Giáo hoàng Phanxicô hôm 6/12 kêu gọi sự tôn trọng “nguyên trạng” cho thành phố này và cho rằng căng thẳng mới ở Trung Đông sẽ càng làm tăng thêm các cuộc xung đột trên thế giới.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong ngày 6/12 và bắt đầu di chuyển Đại sứ quán Mỹ tới thủ đô cổ đại này, theo lời các quan chức cấp cao của Mỹ. Quyết định này làm đảo ngược chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ và gây nguy cơ gây làm bùng nổ thêm nữa bạo lực ở Trung Đông.

Trong một lời kêu gọi vào cuối buổi họp hàng tuần, Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người tôn trọng các nghị quyết của Liên hợp quốc về thành phố được coi là thiêng liêng đối với người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo.

Giáo hoàng nói: "Tôi thực hiện một lời kêu gọi chân thành để tất cả mọi người cam kết tôn trọng hiện trạng của thành phố, phù hợp với các nghị quyết đúng đắn của Liên hợp quốc.”

Người Palestine cầm áp phích có hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc biểu tình ở thành phố Ramallah ở Bờ Tây hôm 6/12 sau khi ông Trump tuyên bố kế hoạch công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Vatican ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Palestine-Israel, với việc cả hai bên nhất trí về tình trạng của Jerusalem như là một phần của tiến trình hòa bình.

Người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước độc lập trong tương lai, trong khi Israel tuyên bố toàn bộ thành phố là thủ đô "thống nhất và vĩnh cửu".

Giáo hoàng đã nói với hàng ngàn người trong buổi nói chuyện trước công chúng của ông: "Tôi không thể giữ im lặng trước sự lo lắng sâu sắc của tôi về tình hình trong mấy ngày qua."

Giáo hoàng nói ông hy vọng "sự khôn ngoan và thận trọng sẽ chiếm ưu thế, để tránh tạo ra thêm các yếu tố căng thẳng mới cho tình hình chung của thế giới vốn đã bị bất ổn bởi nhiều cuộc xung đột tàn bạo".

Trong năm 2012, Vatican đã kêu gọi "một quy chế đặc biệt được quốc tế bảo đảm" dành cho Jerusalem, nhằm "bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm, bản sắc và tính linh thiêng của Jerusalem như một thành phố Thánh, (và) tôn trọng và tự do, tiếp cận vào các địa điểm thánh của thành phố. "

Quang cảnh thành cổ Jerusalem nhìn từ đỉnh núi Olives hôm 6/12.

Trước khi đưa ra bình luận trước công chúng, Giáo hoàng Phanxicô đã gặp riêng với một nhóm người Palestine tham gia vào cuộc đối thoại liên tôn với Vatican.

Giáo hoàng nói "Đất Thánh là dành cho chúng ta những người Kitô hữu, vùng đất tuyệt vời của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại." Ông cũng nói về cuộc đối thoại giữa các tôn giáo "và trong xã hội dân sự".

"Điều kiện tiên quyết của cuộc đối thoại đó là tôn trọng lẫn nhau và cam kết tăng cường sự tôn trọng đó, nhằm mục đích công nhận quyền của mọi người, bất kể họ ở đâu," Giáo hoàng nói với nhóm người Palestine.

Hôm 5/12, Giáo hoàng đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas về cuộc khủng hoảng này.

Vatican và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1994. Giáo hoàng Phanxicô, cựu Giáo hoàng Benedict và Giáo hoàng John Paul II đã tới thăm lãnh thổ của Israel và Palestine.

Khi Giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Thánh Địa này vào năm 2014, ông bay có chuyến bay trực tiếp bằng máy bay trực thăng từ Jordan tới cái mà tòa thánh Vatican gọi là "Nhà nước Palestine" và cuối cùng là tới thăm Israel.

Điều này làm người Do thái lo ngại vì trước đó người tiền nhiệm của Giáo hoàng đã luôn tới thăm Israel trước tiên và từ đó đi thăm các lãnh thổ khác.

Tòa thánh Vatican đã ký hiệp định đầu tiên với "Nhà nước Palestine" vào năm sau đó.

https://www.voatiengviet.com/a/duc-giao-hoang-keu-goi-duy-tri-nguyen-trang-cua-jerusalem/4151809.html

 

 

 

 

 

 

Donald Trump bốc lửa trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc

Thụy My

media

Tổng thống Mỹ Donald Trump "đốt cháy" diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York trong bài phát biểu ấn tượng ngày 19/09/2017.

Bài diễn văn nảy lửa của tổng thống Mỹ Donald Trump trong lần đầu tiên bước lên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được tất cả các báo Pháp hôm nay chú ý. Câu tuyên bố của ông Trump được Libération chạy tựa trang nhất « Sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên », tấm ảnh tổng thống Mỹ và câu nói này cũng xuất hiện ở trang bìa Le Figaro  Les Echos. Ở trang trong,Libération nhấn mạnh « Tại Liên Hiệp Quốc, Trump đe dọa tận thế », còn theo Le Figaro, « Trump chặt những kẻ thù ra từng mảnh nhỏ ». Les Echos ghi nhận « Trump đả kích dữ dội Bắc Triều Tiên, Iran và Venezuela ».

Chống lại các Nhà nước « côn đồ, suy thoái, sát nhân »…

Libération nhận định, trong bài diễn văn đầu tiên rất được chờ đợi (và cũng rất được e ngại) này, Bắc Triều Tiên và Iran bị ông Trump xếp vào loại « Nhà nước côn đồ », gợi nhớ đến « trục tội ác » của người tiền nhiệm George W.Bush trước đây. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh : « Hoa Kỳ rất hùng mạnh và đã rất kiên nhẫn. Nhưng nếu chúng tôi buộc lòng phải tự vệ, hoặc bảo vệ các đồng minh, chúng tôi không có chọn lựa nào khác ngoài việc hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên ».

Trước các lãnh đạo 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, ông Trump đã dành phần lớn bài diễn văn để tấn công chế độ « suy thoái » Bình Nhưỡng. Tuy giọng điệu hiếu chiến là hiếm thấy trong môi trường vốn lịch sự này, những hồi đầu tháng Tám Donald Trump cũng đã từng hứa hẹn « lửa và cuồng nộ » nếu Bình Nhưỡng không ngưng khiêu khích.

Cựu đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Jean-Marc De La Sablière giải thích : « Những lời này ngầm hướng đến Trung Quốc, để Bắc Kinh phải lo trừng phạt và áp dụng trừng phạt nhiều hơn. Tuy nhiên từ cửa miệng một tổng thống Mỹ, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, những phát biểu cứng rằn đầy đe dọa này là đáng lo ngại ».

Trong bài diễn văn dài 45 phút – quy định thời gian dành cho một nguyên thủ là 15 phút, nhưng thường ít được tôn trọng – ông Trump cũng đả kích « Nhà nước côn đồ » Iran, « chế độ độc tài tham nhũng ẩn giấu sau chiếc mặt nạ dân chủ ». Ông nói : « Chúng tôi không thể để cho một chế độ sát nhân tiếp tục các hành động gây bất ổn (…) và không thể tôn trọng một hiệp định nếu nó nhắm vào việc thiết lập một chương trình nguyên tử ».

Người chủ trương « Nước Mỹ trước hết » không chỉ tấn công Bắc Triều Tiên của Kim Jong Un và Iran của các giáo chủ Hồi giáo, mà còn không tha cả Cuba của Castro và Venezuela của Maduro. Donald Trump tố cáo Cuba, « chế độ tham nhũng, gây bất ổn », và Venezuela, một ví dụ cho « chủ nghĩa xã hội được áp dụng một cách trung thành », nơi mà « kẻ trụy lạc » Nicolas Maduro « đã phá hoại một đất nước thịnh vượng ».

Truyền thống tự kềm chế của các cường quốc nguyên tử bị phá vỡ

Trong bài xã luận mang tên « Chừng mực », nhật báo thiên tả Libération cho rằng nhân dân Mỹ có nguy cơ sẽ nhanh chóng hối hận khi đưa một « người khùng, hoặc khùng phân nửa »,theo tờ báo, vào Nhà Trắng. Các tuyên bố của tổng thống Donald Trump trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc cho thấy ngành ngoại giao thế giới đang trong một tình thế lố bịch.

Libération nhắc nhở : hôm 11/04/1951 tổng thống Harry Truman đã cho ngưng chức tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đối với tướng Douglas MacArthur, người hùng trong Đệ nhị Thế chiến, vì sợ những chỉ thị của mình được thực hiện quá trớn, và nghi ngờ vị tướng nổi tiếng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công quân Bắc Triều Tiên. Mà tổng thống Truman chính là người đã từng ra lệnh thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ! Ông nhận định rằng không thể tái diễn việc này, trước viễn cảnh diệt chủng vì vũ khí nguyên tử. Ngày nay, Donald Trump lại nêu ra ngọn lửa hạt nhân trước Bắc Triều Tiên.

Đã hẳn là Hoa Kỳ chỉ dự kiến trả đũa trong trường hợp lợi ích sống còn của Mỹ hoặc các đồng minh bị đe dọa, nhưng truyền thống xưa nay là thận trọng. Các quốc gia có vũ khí nguyên tử luôn chọn lựa từ ngữ, tránh leo thang nguy hiểm. Cũng nhờ cân nhắc kỹ lời lẽ, mà John Kennedy đã giải tỏa được cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Trong khi Donald Trump, chỉ với một câu nói vang như sấm, đã quẳng xuống sông xuống biển tất cả truyền thống kềm chế về chiến lược lẫn khẩu chiến.

Những bài diễn văn ấn tượng trước Liên Hiệp Quốc

Trang web của Le Figaro cũng điểm qua những bài diễn văn ấn tượng trước đây tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Chẳng hạn như Fidel Castro hôm 26/09/1960 đã phát biểu suốt 4 giờ 29 phút « để nói lên sự thật ». Đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử Liên Hiệp Quốc. Lãnh tụ Cuba kịch liệt đả kích chính phủ Mỹ và tư bản, ông nói : « Tư bản tài chính của đế quốc là một cô gái điếm không thể quyến rũ nổi chúng tôi ».

Vài ngày sau, đến lượt ông Nikita Krouchtchev làm diễn đàn bốc lửa, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh. Lần đầu tiên tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh tụ Liên Xô chỉ trích đế quốc Mỹ và ủng hộ các nước châu Phi vừa giành độc lập. Bị đại diện Philippines chất vấn về âm mưu khống chế các nước Đông Âu, tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô đã nổi khùng, rút giày đập mạnh vào bục giảng, khiến chủ tịch Đại hội đồng phải cho cúp micro.

Mười năm sau đó, ngày 13/11/1974, được mời tham dự lần đầu tiên theo đòi hỏi của Phong trào không liên kết, chủ tịch Palestine, ông Yasser Arafat gởi đến Israel một thông điệp lịch sử với ẩn ý đe dọa. Ông nói : « Tôi đến đây, mang theo một nhành ô liu và một khẩu súng cách mạng, xin đừng để nhành ô liu rơi khỏi tay tôi ».

Xung đột trên thế giới đã vượt tầm khu vực

Nhìn rộng hơn, khi trả lời phỏng vấn của Libération, nhà ngoại giao Jean-Marie Guéhenno nhận định, từ năm năm qua, các cuộc xung đột đã trở nên nguy hiểm vì vượt quá tầm những nhân tố trong khu vực.

Từng là người chỉ huy các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (2000-2008) và hiện đang lãnh đạo think tank International Crisis Group, ông Jean-Marie Guéhenno điểm lại những cuộc xung đột trên thế giới và vai trò bị tranh cãi của Liên Hiệp Quốc.

Trong suốt một thời gian dài, chỉ có 5% khả năng xảy ra xung đột, nhưng nay các chuyên gia ước lượng tỉ lệ này lên đến 25%. Không thể chắc chắn rằng Kim Jong Un biết chính xác lúc nào nên tiến và lúc nào thì lùi, về phía Washington thì bất định, hai yếu tố này pha trộn lại khiến tình hình trở nên nguy hiểm.

Nước Mỹ của ông Trump biểu hiện cho một xu thế đang lên tại nhiều nơi khác, đó là mối nghi ngờ về khả năng quản lý tập thể các vấn đề của hành tinh. Hoa Kỳ đang co cụm lại, nhưng tại châu Âu, dân tộc chủ nghĩa cũng lan rộng. Thế giới trở nên nguy hiểm hơn vì các định chế quản lý khủng hoảng đã bị yếu đi.  

Từ sau chiến tranh lạnh, đa số những cuộc xung đột chỉ trong phạm vi từng nước, và hầu hết đã được giải quyết. Nhưng trong 5 năm gần đây, xung đột tiếp diễn với nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn cuộc chiến Syria ở mức độ quốc gia đồng thời cũng mang tầm khu vực, với sự đối đầu giữa Iran, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí quốc tế : giữa Nga và phương Tây. Những cuộc chiến kết thúc thường không mang tính địa chính trị, như hiệp ước giải giáp lực lượng FARC ở Colombia.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-donald-trump-boc-lua-tren-dien-dan-lien-hiep-quoc

 

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?

Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại LHQ có thể là chưa có tiền lệ hoặc, ít nhất, sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.

Cảnh báo Bình Nhưỡng xuống thang trước thách thức hạt nhân của nước này, Donald Trump đe dọa sẽ thanh toán một quốc gia thành viên của LHQ. Và ông nhấn mạnh tuyên bố của mình đối với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un trên Twitter.

"Nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xóa sổ Bắc Hàn," ông nói với các nhà lãnh đạo thế giới.

Ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn "đang thực hiện sứ mệnh tự kết liễu mình và chế độ Bắc Hàn".

Tôi không thể nhớ được ngôn từ của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào trên bục phát biểu tại Liên Hợp Quốc có nội dung tương tự thế, kể cả Qaddafi của Libya hay Chavez của Venezuela.

Tức là việc xóa sổ một quốc gia 25 triệu dân thì chưa có ai nói vậy.

Các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thấp thỏm chờ xem tân tổng thống có gì để nói, tức là có một sự tương phản rõ ràng với sự ngóng chờ bài diễn văn làm tôi nhớ lại thời điểm người tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama từng đọc.

Tổng thống Trump đã không tấn công chính tổ chức này, như nhiều người lo ngại ông sẽ làm như vậy sau sự phê phán gay gắt của mình rằng LHQ giống như một câu lạc bộ của giới chóp bu bất tài.

Thực tế là ông chấp nhận LHQ có một vai trò cho trật tự thế giới, mặc dù ở đây đa số cho rằng ông là người có tính cách biệt lập và đơn phương.

Tuy nhiên, ông củng cố lại quan ngại về cuộc chiến với Bắc Hàn, và lo ngại rằng ông sẽ hủy thỏa thuận hạt nhân theo đó cho Iran phát triển chương trình nguyên tử có giới hạn.

Ông Trump gọi thoả thuận với Iran là "sự hổ thẹn với Hoa Kỳ". Ông lên án Tehran là một "nhà nước bất trị không một xu dính túi" và xuất khẩu bạo lực.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tổng thống phải tái khẳng định lại trước Quốc hội sau mỗi 90 ngày rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này, và thỏa thuận này phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tỏ ý rằng ông có thể sẽ không làm như vậy khi thời hạn tiếp theo đến vào giữa tháng Mười khi có cơ chế kích hoạt một tiến trình để quốc hội rà soát có thể ngưng thỏa thuận này.

Ông Trump rõ ràng là nói với những người ủng hộ chính sách "Nước Mỹ là trên hết" - khi ông bắt đầu phát biểu về thành tựu kinh tế đạt được sau cuộc bầu cử.

Đối với cử tọa quốc tế của mình, ông đã đưa ra chính sách "Nước Mỹ là trên hết bằng ngôn ngữ chủ quyền quốc gia dưới cái vỏ của nguyên lý thành lập ra LHQ, là cách mà các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ như Trung Quốc và Nga thường dùng.

Về cơ bản, ông nói rằng mọi quốc gia nên đặt lợi ích của người dân nước mình trên hết. Dựa trên cơ sở đó họ có thể hợp tác để đối phó với những vấn đề bức thiết toàn cầu hơn là cho phép các tổ chức toàn cầu và các bộ máy hành chính đưa ra chương trình nghị sự.

Sự căng thẳng giữa một chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia thay vì các giá trị và lý tưởng phổ quát là trọng tâm của cuộc tranh luận đang tiếp diễn về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhưng điều đó khó có thể có nghĩa là xa rời con đường quốc tế hóa, chẳng hạn như việc Tổng thống rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris đã xảy ra.

Và cũng không phải là việc thể hiện theo lối giao dịch hợp đồng của ông Trump: tức là đối với doanh nhân New York thì đó đơn thuần chỉ là việc chấm dứt các giao dịch tồi tệ đối với Mỹ sao để có được những giao dịch tốt hơn.

Người ta thấy rằng thỏa thuận gì về Bắc Hàn mà ông có thể có được từ việc đe dọa cho ngày tận thế thì không được tỏa sáng trong bài phát biểu của mình.

Các thành viên Liên Hợp Quốc có cảm giác tự hỏi rằng làm thế nào Bình Nhưỡng có thể bị lôi kéo hoặc buộc phải bàn đàm phán với ông Trump, người đang xa rời thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ từng đồng ý với Iran.

Hoặc liệu tổng thống Trump đang cố gắng dựa vào sự ủng hộ của LHQ cho các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn, trong sử dụng ngôn từ "Nếu không theo chúng tôi thì là chống lại chúng tôi," lối nói về Trục Ma Quỷ của chính quyền Bush.

"Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng và có khả năng (hành động quân sự), nhưng hy vọng điều này sẽ không cần thiết," ông nói. "Đó là những gì trong khuôn khổ của LHQ cần phải có, đó là những gì Liên Hợp Quốc và đã và đang làm.

Và rất có thể là những người trong bộ máy của ông đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao chiếu trên.

Nhưng nếu không có các kênh liên lạc thì Bắc Hàn không có cách nào hiểu được những lời đao to búa lớn đầy mùi vị leo thang đáng kinh ngạc của Tổng thống Mỹ.

"Khi căng thẳng gia tăng, thì cơ hội tính toán sai lầm cũng nhiều," Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết trước khi ông Trump đọc bài diễn văn. "Nói mạnh có thể dẫn tới sự hiểu sai chết người".

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41331445

 

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump làm bốn phương bốc lửa

 

media

Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với lãnh đạo nhiều nước, ngày 28/01/2017

Trong 48 giờ qua, tân tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục quạt gió vào các lò lửa quốc tế nhất là với Iran và Nga. Cùng lúc đó, từ Seoul, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đe dọa giáng trả « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng dùng vũ khí nguyên tử tấn công Hàn Quốc hay lãnh thổ Hoa Kỳ.

Donald Trump có vẻ ưa thích thái độ khó lường cho dù đã khoác áo lãnh đạo siêu cường kinh tế và quân sự. Hai tuần sau ngày tuyên thệ nhậm chức, tổng thống theo xu hướng « quốc gia trước đã », và chính phủ của ông, đã liên tục đưa ra những tuyên bố bốc lửa. Không những đối thủ của Hoa Kỳ mà ngay các quốc gia đối tác hay đồng minh như Mêhicô, Úc và Israel cũng bị Donald Trump dằn mặt, theo phân tích của AFP.

Đối với Iran, sau lời « cảnh báo » của Nhà Trắng, Washington dự trù tăng cường các biện pháp mới trừng phạt chế độ Hồi giáo vì Teheran thử tên lửa đạn đạo bị xem là vi phạm thỏa hiệp hạt nhân ký kết với các đại cường vào tháng 7/2015.

Chống Iran, « không trừ một giải pháp nào »

Tổng thống Barack Obama trước đây sử dụng hiệp định hạt nhân này để làm giảm căng thẳng với Iran, tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Trái lại, tân tổng thống Donald Trump thẳng thừng đe dọa « không loại trừ một biện pháp nào » kể cả biện pháp quân sự. Teheran lập tức lên án tổng thống Mỹ « liên tục vu khống để khiêu khích».

Tiếp tục trừng phạt Nga

Điều ngạc nhiên hơn hết là Washington cũng lên giọng với Matxcơva. Trong khi Donald Trump, từ lúc vận động tranh cử đã chủ trương thắt chặt quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, thì tân đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley « lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraina ». Tại Hội Đồng Bảo An, nữ đại sứ Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt « sẽ được duy trì cho đến khi nào Nga trả bán đảo Crimée lại cho Ukraina ».

Nhà Trắng cũng tỏ thái độ lạnh nhạt với Israel trong hồ sơ lập khu định cư người Do Thái trên lãnh thổ lấn chiếm của Palestine. Cho dù Donald Trump nhiều lần ca ngợi mối quan hệ với đồng minh truyền thống tại Trung Đông kể cả ý định dời sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem, nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thẩm định việc « xây thêm khu định cư không giúp giải quyết xung đột Israel-Palestine ».

Nhưng rồi sau đó, có tin tân ngoại trưởng Rex Tillerson gọi điện trấn an thủ tướng Benyamin Netanyahu, cam kết một sự ủng hộ « toàn diện ».

Xem thường Úc

Donald Trump cũng làm cho đồng minh quân sự Úc ở Thái Bình Dương choáng váng. Trong cuộc điện đàm bị cắt giữa chừng, tổng thống Mỹ cho rằng ông sẽ xét lại thỏa thuận « ngu ngốc » giữa Washington và Canberra về việc Mỹ nhận di dân bất hợp pháp bị cô lập trong các trại tạm cư ngoài nước Úc.

Vùi dập Bắc Triều Tiên

Còn tại Bắc Á, trong chuyến công du trấn an hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tuyên bố sẵn sàng « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Những dùng hạt nhân tấn công một trong các đồng minh của Mỹ. Chủ nhân Lầu Năm Góc là bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Trump thăm nước ngoài và với chủ đề an ninh quốc phòng.

Trong hồ sơ kinh tế, tuần trước, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ thực hiện ngay chủ trương bảo hộ thị trường, thúc giục Canada và Mêhicô thương thuyết lại hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ.

Những lời tuyên bố bốc lửa trong những ngày qua làm cho công việc của tân ngoại trưởng Rex Tillerson khó khăn thêm. Ngày thứ năm 02/02/2017, ông chính thức nhậm chức vào lúc bộ Ngoại Giao trong tình trạng « nổi loạn », với khoảng « 1000 nhà ly khai » làm lung lay. Chính sách ngoại giao « thiển cận và nghiệp dư » của tổng thống Donald Trump bị chống đối công khai.

Thật ra, giới phân tích không rõ là tổng thống doanh nhân toan tính gì ? Phải chăng ông sử dụng chiến thuật đấu trí mà người Mỹ gọi là « ván bài lừa dối » mà cứu cánh duy nhất cần đạt được là phục vụ quyền lợi nước Mỹ trước đã, đồng minh lịch sử hay kẻ thù truyền thống không đáng kể.

Theo AFP, vị khách quốc tế đầu tiên của tân ngoại trưởng Mỹ là đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel. Ngoại trưởng Đức đã nhắc nhở phía Mỹ là trong giai đoạn đầy bất trắc này, mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, từ kinh tế đến quân sự, vô cùng cần thiết.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170203-tong-thong-my-donald-trump-lam-bon-phuong-boc-lua

 

Donald Trump « đánh thức » dân Mỹ

media

Biểu tình chống sắc lệnh du trú của tổng thống Trump tại phi trường Los Angeles ngày 04/02/2017.

Người Mỹ tin vào giá trị truyền thống tự do, dân chủ, bao dung của Hiệp Chủng Quốc đang trỗi dậy chống Donald Trump. Di dân, nguồn sinh lực kinh tế Mỹ, đang bị tân tổng thống bóp chết.

Silicone Valley đọ sức với Donald Trump

Trang quốc tế vẫn tràn ngập thông tin về các sắc lệnh của tổng thống Mỹ đặc biệt về giới hạn nhập cư và xóa bỏ kiểm soát ngân hàng. Les Echos đưa tin Silicone Valley đọ sức với Donald Trump.

Gần 100 công ty, đứng đầu là Google, Microsoft, Apple, Facebook … đệ đơn yêu cầu toà án hủy sắc lệnh hạn chế di dân mà họ gọi là thuốc độc phá hoại kinh tế, thương mại Hoa Kỳ. Theo Les Echos, trong số 20 công ty lớn nhất ở chiếc nôi công nghiệp điện tử số một thế giới, hơn phân nửa là do dân nhập cư sáng lập. Lập trường của giới công nghệ cao của Mỹ đã thay đổi 180 độ, từ tiến lại gần với tỷ phú địa ốc, trong cuộc tiếp xúc vào tháng 12/2016 tại toà tháp Trump, đã quay gót tháo lui chỉ một tuần sau khi Donald Trump vào Nhà Trắng.

Trong một bài phân tích " Chiến tranh tiền tệ hay hỗn loạn ", Le Monde cho rằng tân tổng thống Mỹ  "hoàn toàn không biết gì về tiền tệ " và phản ứng theo kiểu cưỡng chế : lên án Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ, đúng nhưng đã thay đổi từ hai năm nay, tố Nhật Bản phá giá đồng yen, nghi ngờ Đức " lợi dụng đồng euro-yếu giả tạo " để gia tăng xuất khẩu và sau cùng là đổ tội cho đồng đô la, giá quá cao, làm tổn hại cho ngoại thương của Mỹ. Với một tổng thống siêu cường như thế, theo Le Monde, không hy vọng gì tình hình tài chính thế giới được ổn định trong tương lai gần.

Nước Mỹ của Donald Trump đi vào kháng chiến

Trên trang nhất, dưới bức ảnh ba phụ nữ Mỹ choàng khăn như tín đồ đạo Hồi, xuống đường tay cầm lá cờ xanh dương sao trắng, Le Monde khẳng định : " Nước Mỹ của Donald Trump đi vào kháng chiến ". Một cuộc bừng tỉnh chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Điểm khác biệt lớn lao với phong trào phản chiến là phong trào chống Trump huy động tất cả thành phần công dân. Phụ nữ, di dân Nam Mỹ, văn nhân, nghệ sĩ, công chức, khoa học gia, doanh nghiệp, thẩm phán đều tham gia. Ngày trước, tổng thống George Bush do cuộc chiến Irak và cách ăn nói vụng về nên bị một số người chống đối trêu chọc, nhưng Donald Trump đánh thức cả một tập thể dân Mỹ, những người tin vào giá trị cơ bản của Hiệp Chủng Quốc nay bị Trump đe dọa làm tiêu tan.

Ngay nhà tỷ phú dầu hỏa Charles Koch, tài trợ cho các ứng cử viên đảng Cộng Hoà hàng chục triệu đô la mỗi mùa tranh cử cũng phải cảnh báo « xu hướng độc đoán » của tân tổng thống Mỹ sau sắc lệnh di dân nhập cư. Trong bộ Ngoại Giao, một mạng lưới « ly khai » quy tụ gần 1000 nhà ngoại giao và nhân viên chống sắc lệnh về nhập cư với « kênh liên lạc riêng » như thời chiến tranh Việt Nam, cho phép công chức bày tỏ ý kiến khác biệt.

Theo tạp chí Wired, guồng máy tranh đấu đã hình thành để những cuộc phản kháng trở thành thường trực. Nhà điện ảnh Mike More, tác giả bộ phim chế diễu tổng thống George Bush cố vấn « tử huyệt của Trump là sợ bị chế nhạo. Các bạn hãy thành lập một đạo quân nghệ sĩ hài. Bị biến thành trò cười ông ta sẽ tự hủy ». Theo Le Monde, không cần chờ lời khuyên này, đạo quân hài đã có sẵn.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170207-donald-trump-%C2%AB-danh-thuc-%C2%BB-dan-my

 

Phong cách 'nói trước, tính sau' của Donald Trump

 

Chuyên gia nhận xét Trump là lãnh đạo có phong cách "nói trước, tính sau" khi ông thường xuyên đưa ra các tuyên bố gây sốc, khiến dư luận chú ý, sau đó mới tìm lý lẽ chứng minh cho phát ngôn.

phong-cach-noi-truoc-tinh-sau-cua-donald-trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tươi cười trò chuyện trong buổi giao lưu với giới tài xế xe tải và giám đốc điều hành các ngành công nghiệp về vấn đề chăm sóc sức khỏe hôm 23/3. Ảnh: AP

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, suy tưởng thường đến trước thực tế, theo AP. Kể từ những ngày đầu chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đi theo một con đường rõ ràng: Đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi, phản kháng trước các lời chỉ trích rồi chờ đợi những sự kiện mới xuất hiện để dùng chúng làm bằng chứng cho phát ngôn ban đầu.

Phong cách ấy một lần nữa được lặp lại tuần qua sau khi Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Devin Nunes tập hợp các phóng viên lại để thông báo ông phát hiện dấu hiệu cho thấy liên lạc bên trong bộ máy của Trump có thể bị tình báo Mỹ nghe lén.

"Tổng thống và những người khác thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của ông xuất hiện trong các báo cáo tình báo", AFP dẫn lời ông Nunes trả lời báo giới bên ngoài Nhà Trắng hôm 22/3, sau cuộc gặp với Trump.

Theo Nunes, thông tin về những liên lạc này được thu thập qua một chiến dịch giám sát, đã được tòa án cho phép, nhằm vào những người nghi là gián điệp nước ngoài. Tuy nhiên, chúng "có rất ít hoặc không có giá trị tình báo". Cộng đồng tình báo Mỹ yêu cầu những thông tin vô tình thu thập phải bị hủy bỏ hoặc ẩn đi trong báo cáo. Nunes cho rằng những người có liên quan đến chiến dịch giám sát đã vi phạm quy tắc trên.

Tổng thống Mỹ trước đó tuyên bố người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén điện thoại tại Tháp Trump trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Ông nêu lên thông tin trên như một "thực tế" nhưng lại không đi kèm bằng chứng.

Đối với Trump, bình luận từ ông Nunes đến rất hợp thời điểm. "Điều đấy có nghĩa tôi đúng", Tổng thống Mỹ nói với tạp chí Time trong một bài phỏng vấn đăng hôm 23/3.

Bỏ qua thực tế

Giai đoạn chạy đua vào Nhà Trắng, Trump được miêu tả như một ứng viên vận hành chiến dịch tranh cử "bỏ qua thực tế" khi ông không quan tâm tới các chi tiết của vấn đề hay nguồn thông tin đưa ra.

Thời điểm đó, Trump đã làm bùng lên một làn sóng giận dữ. Tại một cuộc vận động ở Alabama, ông cho biết đã xem đoạn ghi hình trên TV về vụ khủng bố 11/9 và "chứng kiến tại Jersey City, bang New Jersey, nơi hàng nghìn, hàng nghìn người reo hò, cổ vũ lúc tòa nhà đổ sập".

Người ủng hộ, phóng viên cùng những người chỉ trích lúc bấy giờ lục tung mọi tờ báo, kho lưu trữ truyền hình để tìm kiếm bằng chứng cho những gì ông Trump nói. Cuối cùng, vài thông tin ít ỏi liên quan đến lời khẳng định của Trump cũng xuất hiện. Các cố vấn cho ông lập tức bám vào "phao cứu sinh" mới. Một bài viết của tờ Washington Post cho hay giới chức thực thi pháp luật ở New Jersey từng "bắt giữ và thẩm vấn một nhóm người bị cáo buộc có hành vi ăn mừng vụ tấn công, đồng thời tổ chức tiệc tùng trên mái nhà trong lúc xem tin tức về thảm họa phía bên kia sông".

Không có chứng cứ củng cố cho lời cáo buộc trên. Cũng không có video cho thấy cảnh "hàng nghìn người" ăn mừng. Nhưng câu chuyện này vừa đủ để Trump và những người ủng hộ tuyên bố ông đúng ngay từ đầu.

"Tôi phải nói gì với bạn đây? Tôi thường đúng. Tôi là một người bản năng, tôi tình cờ còn là người biết cách mà cuộc sống vận hành", Tổng thống Mỹ nói với tạp chí Time. "Tôi dự đoán nhiều thứ và chúng quả thực diễn ra chỉ sau đó một thời gian ngắn".

Kịch bản này tiếp tục lặp lại hồi tháng trước, trong một buổi mít tinh ở Florida. Tổng thống Mỹ bình luận về chính sách nhập cư và người tị nạn của Thụy Điển.

"Hãy nhìn vào những gì Thụy Điển phải đối mặt tối qua", ông nói. "Thụy Điển. Ai mà tin được chuyện đó chứ? Thụy Điển. Họ đón nhận lượng lớn người nhập cư và đang gặp phải vấn đề họ chưa bao giờ nghĩ có thể xảy ra".

Phát ngôn của Tổng thống Mỹ khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ bởi đêm đó không có bất kỳ sự việc nào diễn ra ở Thụy Điển. Những người Thụy Điển bối rối liền lên mạng xã hội Twitter châm biếm ông chủ Nhà Trắng. Nhưng ngay lập tức, Tổng thống Mỹ đã tìm được sự xác nhận mới khi một cuộc bạo loạn bùng phát tại một khu ngoại ô tập trung đông người nhập cư ở Stockholm.

"Tôi nói về Thụy Điển, tuy có đôi chút khác biệt nhưng hai ngày sau đấy, một cuộc bạo loạn lớn nổ ra, chính xác như những gì tôi nói. Tôi đã đúng", ông nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Time.

Mặt khác, Tổng thống Mỹ đồng thời bác bỏ những ý kiến cho rằng ông đang làm tổn hại danh tiếng bộ máy chính quyền khi liên tục đưa ra các tuyên bố chưa kiểm chứng.

"Tôi dẫn lời những người được trọng vọng và nguồn tin từ các kênh truyền hình lớn", Trump quả quyết, đồng thời lấy hình ảnh đám đông tập trung kín những cuộc mít tinh do ông tổ chức ở Nashville, Tennessee, Louisville hay Kentucky làm dẫn chứng. "Đất nước tin tưởng tôi", ông khẳng định.

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/phong-cach-noi-truoc-tinh-sau-cua-donald-trump-3560343.html

 

Vì sao Trump không thể từ bỏ các phát ngôn công kích?

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tạo dựng hình ảnh cứng rắn và các phát ngôn công kích, gây tranh cãi là một phần quan trọng làm nên dấu ấn ấy.

vi-sao-trump-khong-the-tu-bo-cac-phat-ngon-cong-kich

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay vẫn nổi tiếng là một người bạo miệng, thường xuyên có những phát ngôn mang tính công kích, gây tranh cãi. Nhưng mới đây nhất, Trump đã phải nhận "phản đòn" bất ngờ khi lời cáo buộc của ông về việc cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh nghe lén Tháp Trump bị bác bỏ và phản đối mạnh mẽ. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện ngày 20/3, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey cũng phủ nhận cáo buộc trên, theo New York Times.

Dù vậy, Tổng thống Trump vẫn không chịu dừng lại. Ngay sau phiên điều trần, ông lập tức đăng tải một dòng thông điệp trên tài khoản mạng xã hội Twitter, lái vấn đề sang một hướng khác nhưng vẫn nhắm mục tiêu vào người tiền nhiệm.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn được cho là đã gọi nhiều cuộc điện thoại tới đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak để thảo luận vấn đề xóa bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow. Nghị sĩ bang Nam Carolina Trey Gowdy hôm qua chất vấn liệu giám đốc FBI từng thông báo cho chính quyền Obama về những cuộc trao đổi này hay chưa.

"Giám đốc FBI Comey không phủ nhận việc có thông báo cho Tổng thống Obama về những cuộc gọi giữa ông Michael Flynn và Nga", Trump viết trên Twitter.

Vậy nguyên nhân nào khiến Tổng thống Trump không chịu từ bỏ những phát ngôn công kích dù đang ở thế yếu?

Hình ảnh cứng rắn

Đầu tiên, các cố vấn cho hay Trump luôn bị thôi thúc bởi suy nghĩ cần phải chứng minh cho những người chỉ trích thấy rõ tính hợp pháp, chính thống của chức tổng thống mà ông đang đảm nhận.

"Cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ là công cụ mà các đối thủ chính trị sử dụng để phi chính thống hóa nhiệm kỳ tổng thống cũng như những chương trình nghị sự của ông ấy", Sam Nunberg, cố vấn chính trị lâu năm cho Tổng thống Trump, bình luận. "Trump sẽ chống trả và làm điều đó tốt hơn bất kỳ ai ở Nhà Trắng này".

Thứ hai, hành động chống trả lại những lời khẳng định cho rằng cáo buộc nghe lén điện thoại Trump đưa ra hoàn toàn sai sự thật là một phần quan trọng làm nên hình ảnh đặc trưng của Tổng thống Mỹ, chuyên gia nhận định. Trump lâu nay vẫn được nhìn nhận như một người không ngại đấu tranh với bất kỳ ai ông cho là mối đe dọa.

Sự cố chấp của Trump trước cáo buộc nghe lén hay cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ không phải điều quá mới mẻ, Tim O'Brien, tổng biên tập Bloomberg View nhận xét. "Ông ấy vẫn thế suốt 45 năm qua".

"Trump cực kỳ bất an về cách thế giới nhìn nhận ông, về việc liệu ông có thẩm quyền và xứng đáng với những gì được nhận", O'Brien cho biết thêm. " Ở ông ấy có một niềm khát khao mạnh mẽ cho tình yêu và sự thừa nhận. Đấy là lý do vì sao ông ấy không thể yên lặng, dù lùi bước là một quyết định khôn ngoan, cả về mặt chiến lược lẫn cảm xúc".

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump đáp trả mọi mũi nhọn công kích nhắm vào mình, đặc biệt từ truyền thông. Tỷ phú Mỹ nêu tên tất cả những phóng viên chỉ trích ông tại các buổi vận động tranh cử.

Hồi cuối tháng một, trên các trang mạng lan truyền bức ảnh cho thấy lượng người tham gia lễ nhậm chức của Trump ít hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Tổng thống Mỹ đã lập tức ra lệnh cho thư ký báo chí Sean Spicer tổ chức một cuộc họp báo tại Nhà Trắng để tố báo chí "thiên vị" khi đưa tin về quy mô đám đông dự sự kiện.

Hình ảnh cứng rắn dường như là thứ mà Trump muốn bảo vệ hơn cả và mọi việc ông làm có lẽ đều hướng tới mục tiêu này, cây bút Glenn Thrush và Maggie Haberman từ NYTimes nhận xét.

Từ khi còn là ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng, Trump đã muốn xây dựng hình ảnh nghiêm khắc, mạnh mẽ, loại trừ mọi dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối, các cố vấn cho hay.

Thứ ba, yếu tố đánh lạc hướng cũng là một động lực quan trọng. Trump có thể thay đổi những chủ đề lấy ông làm trọng tâm chỉ trích bằng cách tung ra các giả thuyết vô căn cứ hay công kích người  tiền nhiệm Obama, giới quan sát đánh giá.

Thời điểm Trump viết dòng tweet gây tranh cãi về cáo buộc nghe lén, ông có lẽ đang cố gắng hướng sự chú ý của dư luận khỏi sự việc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions trong phiên điều trần phê chuẩn chức vụ không đề cập đến chuyện ông từng có liên hệ với đại sứ Nga tại Mỹ.

Theo David Axelrod, một trong các cố vấn thân cận cho cựu tổng thống Obama, "bằng những dòng tweet gai góc, không dàn xếp, Trump đã xóa bỏ những câu chuyện mà chính quyền của ông ấy muốn kể".

Cuối cùng, tại Nhà Trắng, không ai có thể ngăn cản Tổng thống Trump. Các cố vấn cho biết họ gần như không thể nói với Trump rằng ông đã phạm sai lầm hoặc đi quá xa trên Twitter.

Mặt khác, hai cá nhân đủ sức thay đổi suy nghĩ của Trump lại tỏ ra không mấy mặn mà, theo NYTimes. Chiến lược gia trưởng Stephen K. Bannon từng khuyên Trump điều chỉnh hành vi vào giai đoạn cuối chiến dịch tranh cử song thực tế ông là người chia sẻ nhiều quan điểm nhất với Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, cố vấn hàng đầu Gary Cohn chỉ thích đưa ra những lời khuyên về kinh tế hoặc vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong một cuộc họp gần đây tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, ông Cohn đang nói thì Tổng thống Trump ngắt lời. Lúc bấy giờ, Cohn đã yêu cầu Trump "để nói hết câu", theo một nguồn tin am hiểu vấn đề. Tổng thống Trump, người không quen với việc nhường sân khấu, im lặng và để vị cố vấn tiếp tục.

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/vi-sao-trump-khong-the-tu-bo-cac-phat-ngon-cong-kich-3558965.html

 

Donald Trump - bậc thầy đánh lạc hướng chú ý dư luận

 

Khi lâm vào thế khó, Donald Trump tự đưa mình ra khỏi rắc rối bằng cách tạo ra các tin tức mới để đánh lạc hướng chú ý của dư luận.

donald-trump-bac-thay-danh-lac-huoc-chu-y

Trái: Ảnh chụp từ trên cao cho thấy nhiều khoảng trống tại Natiional Mall trong lễ nhậm chức của Trump. Phải: Các cử tri đi bầu năm 2016. Ảnh: Guardian

 

Trong những ngày đầu nhiệm kỳ, ông Trump dường như ám ảnh về số người tham dự lễ nhậm chức của mình. Vào ngày làm việc đầu tiên, ông Trump tuyên bố trong bài phát biểu tại trụ sở Cục Tình báo Trung ương (CIA) rằng 1 -1,5 triệu người đã tham gia, mâu thuẫn với các bức ảnh cho thấy nhiều không gian trống tại National Mall.

Ngày hôm sau, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sean Spicer lặp lại tuyên bố của ông Trump, nói với giới truyền thông rằng tân tổng thống đã thu hút được "lượng khán giả lớn nhất từng thấy trong lễ nhậm chức". Tuyên bố của ông Spicer bị truyền thông nghi ngờ, nhất là khi so sánh với những bức ảnh chụp đám đông tại lễ nhậm chức của Barack Obama.

Các tuyên bố của chính quyền Trump và bằng chứng chống lại họ đã làm lu mờ bất kỳ công việc thực tế nào mà tổng thống thực hiện trong những ngày đầu nhiệm kỳ, theo Guardian. Ngoài ra, tranh cãi này cũng là cú giáng vào cái tôi của tổng thống - người rất để ý đến độ nổi tiếng của mình.

Tuy nhiên, ngay sau đó, truyền thông có đề tài mới để quan tâm khi ông Trump tuyên bố rằng hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp trong cuộc bầu cử, khiến ông thua bà Clinton về phiếu phổ thông. Tổng thống đã viết trên Twitter rằng ông "sẽ yêu cầu một cuộc điều tra lớn" vào điều mà ông gọi là gian lận cử tri.

Các chính trị gia từ cả hai đảng đều tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của Trump, ít ai nghe thấy thêm điều gì về cuộc điều tra kể từ đó. Ngày 15/3, Politico đưa tin rằng các nghị sĩ Cộng hòa đã "thở phào nhẹ nhõm" khi ông Trump không theo đuổi cam kết điều tra của mình.

Sắc lệnh cấm nhập cảnh và cuộc điện đàm với thủ tướng Australia

donald-trump-bac-thay-danh-lac-huoc-chu-y-1

Trái: Người biểu tình phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh. Phải: Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: AP/Rex

Trump ngày 27/1 ký sắc lệnh cấm người từ 7 nước Hồi giáo vào Mỹ trong 90 ngày và dừng nhận người tị nạn trong 120 ngày. Lệnh này gây ra hỗn loạn tại Mỹ khi nhiều người bị giữ ở sân bay. Sắc lệnh đối mặt hàng chục vụ kiện và bị chỉ trích bởi các đảng viên Dân chủ, tổ chức nhân quyền và thậm chí cả đảng viên Cộng hòa.

Cho dù có cố ý hay không, vào ngày 2/2, một cuộc tranh cãi mới nổi lên làm xao nhãng chú ý của công chúng.

Washington Post đưa tin rằng trong cuộc điện đàm dự kiến kéo dài một giờ với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, ông Trump đã cúp máy khi hai người mới chỉ nói chuyện được 25 phút. Ông Trump đã thất vọng khi ông Turnbull nhắc đến một thỏa thuận trước đây giữa Mỹ và Australia rằng Mỹ sẽ chấp nhận 1.250 người tị nạn, Washington Post viết.

Câu chuyện giành bớt sự chú ý vốn tập trung vào sắc lệnh cấm nhập cảnh. Những người ủng hộ nhiệt thành của ông Trump thì lại càng thích hình ảnh tổng thống mạnh mẽ sẵn sàng cứng rắn với lãnh đạo nước ngoài. Theo Sydney Morning Herald, tại Canberra có những suy đoán rằng chính chiến lược gia trưởng của Trump, Steve Bannon, đã làm rò rỉ cuộc gọi.

Cố vấn an ninh quốc gia từ chức và mít tinh cảm ơn cử tri

donald-trump-bac-thay-danh-lac-huoc-chu-y-2

Trái: Michael Flynn. Phải: Người ủng hộ Trump tham gia mít tinh cảm ơn cử tri. Ảnh: Guardian

Ngày 13/2, Michael Flynn từ chức cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump. Một loạt thông tin rò rỉ tiết lộ ông đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt Nga với đại sứ Nga tại Washington. Ông sau đó đã nói dối về những cuộc thảo luận đó, kể cả với Phó tổng thống Mike Pence. Điều này không tốt cho ông Trump, khi mối quan hệ của ông với Nga vẫn đang bị theo dõi kỹ lưỡng.

Phản ứng của ông Trump là tổ chức buổi mít tinh cảm ơn cử tri ở Melbourne, Florida. Ông công bố nó vào ngày 15/2 và ba ngày sau, 9.000 người đã tham gia sự kiện.

Tuy nhiên, vào đúng ngày Trump tổ chức sự kiện tại Florida, một vấn đề mới đã xuất hiện khi Andrew Puzder, người được chọn là bộ trưởng lao động, đột ngột xin rút.

donald-trump-bac-thay-danh-lac-huoc-chu-y-3

Trái: Andrew Puzder. Phải: Cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 16/2. Ảnh: AP

Diễn biến này cùng với việc từ chức của ông Flynn khiến nhiều người đặt hỏi về đội ngũ của Trump.

Ông Trump sau đó tổ chức một cuộc họp báo kéo dài, trong đó ông bác bỏ mối quan hệ với Nga, tấn công truyền thông, tuyên bố rằng mình được nhiều người ủng hộ.

Ông Trump nhấn mạnh rằng ông "không huênh hoang và cằn nhằn vô căn cứ". Ông nói rằng chính quyền đang "vận hành như một cỗ máy tinh chỉnh", khiến các nhà bình luận có việc để bàn trong vài ngày.

Rắc rối của bộ trưởng tư pháp và cáo buộc Obama nghe lén

donald-trump-bac-thay-danh-lac-huoc-chu-y-4

Trái: Jeff Sessions. Phải: Tháp Trump. Ảnh: AP

Chỉ 24 giờ sau khi có bài diễn văn nhận được nhiều lời khen trước quốc hội Mỹ ngày 28/2, có thông tin rằng Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã gặp đại sứ Nga Sergey Kislyak hai lần trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Đây là một vấn đề vì ông Sessions đã không nhắc đến cuộc đối thoại khi được yêu cầu nói về mối liên hệ giữa chiến dịch của Trump và Nga trong phiên điều trần trước thượng viện.

Ngày 2/3, ông Sessions rút khỏi cuộc điều tra về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử. Đây tiếp tục là điều bẽ bàng cho ông Trump vì ngay trước đó ông đã khuyên ông Sessions không nên làm vậy.

Hai ngày sau, ông Trump tung ra một đòn phân tâm có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay. Ngày 4/3, ông cáo buộc cựu tổng thống Barack Obama nghe lén tháp Trump trong chiến dịch tranh cử.

Ông Trump không đưa ra bất cứ bằng chứng nào vào thời điểm đó nhưng những lùm xùm xoay quanh vụ việc đã phần nào "che khuất" các câu hỏi về mối liên hệ giữa chiến dịch của ông và Nga.

"Trong hai tháng đầu nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump đã chứng tỏ mình là một bậc thầy về đánh lạc hướng", cây bút Adam Gabbatt cua Guardian bình luận.

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/donald-trump-bac-thay-danh-lac-huong-chu-y-du-luan-3558891.html

 

 

Donald Trump, Tổng thống Mỹ bị nhiều chỉ trích nhất

Một cử chỉ thường thấy của Tổng Thống Donald Trump trước công chúng. (Hình: Getty Images)

Có một thực tế rõ ràng là ngay từ buổi đầu Tổng Thống Donald Trump đã bị nhiều chỉ trích hơn tất cả các người tiền nhiệm từ Ronald Regan đến Barack Obama.

Bài viết này không nhằm tranh luận về cái đúng hay sai, nghĩa là không phụ họa hay phản bác những chỉ trích, mà chỉ đề cập về lý do của sự kiện ấy. Có thể phân tích từ nhiều bình diện, nhưng đáng chú ý nhất là hai yếu tố: (1) ông Trump làm người ta sợ (2) vô tình hay cố ý ông Trump tiếp nhiên liệu cho sự kiện đó.

Bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới cũng có người ủng hộ và người chống đối. Căn bản của hai quan điểm ấy có thể chỉ là hoàn toàn do cảm tính chứ không phải do nhận thức. Điểm đáng chú ý là những quan điểm kiểu ấy thường mang tính cách cố định, không chấp nhận thay đổi hoặc linh động gì khác, cho nên tranh cãi giữa hai nhóm này không bao giờ đi tới kết luận. Quá trình cá nhân của ông Donald Trump cung ứng nhiều điều kiện cho cả hai phía chống đối và ủng hộ cho nên ông phải tiếp nhận nhiều chỉ trích là chuyện tự nhiên.

Làm gì khiến người ta sợ?

Trước nhất là những phát biểu khác thường của ông, như là về di dân Mexico, về người Hồi Giáo và khủng bố, và nhiều lời răn đe khác. Nhưng dần dần người ta cũng bớt sợ những gì ông nói, vì xem ra qua hai tháng ở Tòa Bạch Ốc, ông chưa thực hiện hoặc gặp trở ngại không thi hành được như ý muốn. Điển hình là vụ xây bức tường biên giới Mexico chưa có tiến triển gì cụ thể, vụ trục xuất di dân bất hợp pháp gặp sự bất hợp tác của các tiểu bang, và sắc lệnh cấm dân một số nước Hồi Giáo vào Mỹ hai lần bị tòa án chặn lại.

Gần nhất là việc dự luật y tế mới, thay thế luật ACA (Obamacare), không thông qua Hạ Viện được vì sự không đồng ý ngay chính từ một số Dân Biểu Cộng Hòa. Trước đây ông Trump đã mạnh miệng tuyên bố xóa bỏ Obamacare là việc làm ưu tiên số 1 của ông từ ngày đầu vào tòa Bạch Ốc.

Nhìn lại khẩu hiệu tranh cử của ông Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại,” người ta thấy nó hàm chứa những nội dung mơ hồ. Bởi vì tại sao phải làm cho nước Mỹ vĩ đại “trở lại”? Sau hai trận Thế Chiến và nhất là từ sau Chiến Tranh Lạnh nước Mỹ đã là vĩ đại nhất thế giới trên tất cả các mặt quân sự, kinh tế, chính trị. Vị trí ấy chưa hề suy suyển khiến người ta đáng phải lo lắng. Khẩu hiệu ấy dường như chỉ nhắm cổ vũ sự ủng hộ của các nhóm có tinh thần kỳ thị sắc tộc, tôn giáo và chống di dân.

Nhưng còn một vấn đề quan trọng mà người ta lo ngại hơn ở Tổng Thống Trump là ông sẽ làm phương hại nền dân chủ đã tồn tại vững bền tốt đẹp qua lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ. Ông có nhiều dấu hiệu của một nhà lãnh đạo độc tài, dù rằng không dễ dàng để có thể đi đến tình trạng ấy trong hệ thống chính trị chặt chẽ của đất nước này.

Ông xâm phạm đến quyền độc lập Tư pháp, một trong ba trụ cột căn bản về nguyên tắc phân quyền của thể chế dân chủ Mỹ. Tờ Slate ngày 10 Tháng Hai cho là Tổng Thống Trump “khai chiến với lập pháp” qua việc công khai gièm pha vị thẩm phán đã phán quyết cho ngưng thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ. Trong một tweet đánh đi, ông Trump viết: “Cái gọi là thẩm phán” James Robart đã đặt đất nước chúng ta vào hiểm họa khủng bố. Ông cũng phê phán ba thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang khu 9 là chính trị hóa ngành tư pháp khi đồng thuận y án phán quyết của thẩm phán Robart.

Một sự kiện phản dân chủ trắng trợn hơn hết là Tổng Thống Trump và các cố vấn cao cấp của ông phụ họa gọi giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân.” Không nhà lãnh đạo một quốc gia dân chủ nào có quan niệm như thế đối với quyền tự do ngôn luận. Ông Trump có nhược điểm về tiếp thu những sự chỉ trích, một điều kiện thiết yếu để một nhà lãnh đạo không đi lạc hướng.

Donald Trump, Tổng thống Mỹ bị nhiều chỉ trích nhất
Tổng Thống Trump từng nhiều lần công khai chỉ trích các phóng viên mà ông không ưa. (Hình: Getty Images)

Tiếp vũ khí cho người ta tấn công mình

Trái hẳn nguyên tắc bình thường của các ứng cử viên từ xưa đến nay là giữ quan hệ tốt với giới truyền thông, ông Donald Trump đã tìm cách gây hấn với họ ngay từ đầu cuộc tranh cử. Ông đã không hoặc rất ít tốn tiền trong cuộc tranh cử mà vẫn đạt hiệu quả cao trên mặt quảng bá, bằng cách chỉ cần nói hoặc làm những chuyện khác thường là bắt buộc truyền thông phải tường trình.

Chiến thuật của ông có lẽ là đúng nhưng quan niệm của ông về giới truyền thông không đúng. Khi bị phê phán, ông đổ lỗi cho truyền thông là thiên vị mà thực tế thì không thể nào có chuyện 90% truyền thông thiên vị cho một phía. Tiếp tục định kiến sai lầm ấy khi đã đảm nhận vai trò của nhà lãnh đạo, ông không nhận ra được những sai trái của mình để điều chỉnh thích ứng.

Vì lo sợ bị chỉ trích và tìm cách chống đỡ, Tổng Thống Donald Trump liên tiếp tạo ra thêm nhiều sự kiện khiến cho giới truyền thông với lý tưởng, nghiệp vụ cùng phương tiện của họ không thể nào không đưa ra những phê phán liên tục và mạnh mẽ nhất.

Một số người ủng hộ ông Trump, viện lời của ông và các phụ tá, có một lập luận hoàn toàn sai rằng truyền thông loan tin giả (fake news). Các cơ quan truyền thông có uy tín lâu năm như báo New York Times, Washington Post, USA Today, truyền hình CNN, NBC, CBS … cần bảo vệ giá trị của họ vì đó là nhu cầu thiết yếu để sống còn, hơn nữa phải trách nhiệm loan tin xác thực tránh sự tranh tụng pháp lý rất tổn hại.

Tổng Thống Trump cũng không hiểu hay cố tình không hiểu những nguyên tắc tự do căn bản của báo chí. Ông cho ngăn chặn hay đuổi các phóng viên tham dự một số sinh hoạt. Ông tuyên bố ở hội nghị thường niên của Tổ Chức Hành Động Chính Trị Bảo Thủ (Conservative Political Action Conference) hồi cuối Tháng Hai là sẽ cấm các phóng viên dùng những nguồn tin không tiết lộ xuất xứ. Bảo vệ bí mật về nguồn tin là một quyền hợp pháp của nhà báo.

Năm 1972, hai phóng viên Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post dẫn nguồn tin của một người với bí danh là “Deep Throat” để tường trình những bí mật của Tòa Bạch Ốc trong vụ Watergate và kết quả là Tổng Thống Richard Nixon phải tự ý từ chức trước khi có thể bị đàn hặc. Suốt hơn 30 năm sau đó, không ai biết được “Deep Throat” là ai, tới năm 2005 một luật sư của gia đình mới tiết lộ đó là một cựu phụ tá giám đốc FBI.

Tổng Thống Trump thường sử dụng Twitter để loan báo, tấn công hay phản công, mà không có lời giải thích đầy đủ hay lập luận rõ ràng. Có nhiều trường hợp chỉ là sự cãi qua cãi lại không cần thiết với một cá nhân.

Trong những trường hợp khác người ta nhận ra ông chỉ nhắm nói cho những người ủng hộ mình, theo một chiến thuật biện bác được gọi là “Whataboutism” (Thế thì làm sao?). Với mục tiêu ấy, những dữ kiện mà ông nêu lên không xác thực và trở thành đề tài để truyền thông khai thác phê phán.

Vậy thì nếu như Tổng Thống Donald Trump bị chỉ trích quá nhiều thì cũng là do tại chính ông chứ không phải vì truyền thông quá khắt khe hay vì sự đánh phá dai dẳng của những người đối lập. Mặc dù tỉ lệ dân Mỹ không chấp nhận tổng thống hiện nay lên tới 63% theo thăm dò Gallup, nhưng không phải tất cả số người này đều có điều kiện để trình bày ra ý kiến của họ.

http://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-hoa-ky/donald-trump-tong-thong-bi-nhieu-chi-trich-nhat/

 

Donald Trump bỏ hiệp định khí hậu: Trong rủi có may

Tú Anh

 media

 Tổng thống Mỹ Donald Trump lúc thông báo quyết định rút khỏi thỏa thuận khí hậu COP 21. Ảnh tại Nhà Trắng ngày 1/06/2017.REUTERS/Kevin Lamarque

Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump, rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu, gây phản ứng bất bình trên khắp thế giới kể cả tại nước Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học và giới ngoại giao lại cho rằng trong cái rủi có cái may : việc thực thi hiệp định COP21 sẽ không bị cản trở từ bên trong.


Có một thành viên thế lực như Mỹ luôn tìm cách cản trở tiến trình thực thi hiệp định Paris về khí hậu trong khuôn khổ hội nghị COP hàng năm là nỗi lo của giới chuyên gia.

« Để Donald Trump đứng ngoài vẫn tốt hơn là đứng bên trong làm trì trệ hiệp định ». « Đứng bên trong hiệp định Hoa Kỳ có thể gây nhiều tác hại hơn là đứng bên ngoài ». Mohamed Adow, chuyên gia khí hậu của tổ chức phi chính phủ Christian Aid và Luke Kemp, tác giả bài phân tích « Thà ở bên ngoài hơn là bên trong » trên tạp chí khoa học The Nature, tuần trước không phải là những tiếng nói đơn độc chào mừng quyết định của Donald Trump.

Mầm hy vọng

Quan điểm « Tái ông thất mã », thiếu Hoa Kỳ biết đâu lại là chuyện tốt cho nhân loại, đang được lan rộng trong giới khoa học và ngoại giao.

Anden Meyer, chuyên gia theo dõi đàm phán khí hậu từ 20 năm qua dự đoán : Washington muốn nói gì thì nói, chẳng có nước nào ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.

Từ khi hiệp định COP21 được long trọng ký kết tại Paris vào năm 2015, còn nhiều nguyên tắc thực thi đang được thương thảo đặc biệt là bản tổng kết đầu tiên về « nỗ lực chung » làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2018.

Cũng quan trọng không kém là công khai hóa chính sách khí hậu của « từng thành viên » mà mục tiêu là giữ cho nhiệt độ khí quyển, từ nay đến cuối thế kỷ chỉ tăng ở mức dưới 2°C, hầu tránh đại họa diệt vong, thiên tai, lũ lụt.

Hiệp định COP21 là kết quả của hơn 20 năm đàm phán gay go và thỏa hiệp, tính từ hiệp định khung đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về trái đất được 160 quốc gia ký kết tại Rio (Brazil) năm 1992, rồi đến Nghị Định Thư Kyoto 1997, giảm khí thải làm nóng bầu khí quyển.

Donald Trump cho là hiệp định COP21 gây nhiều bất lợi cho kinh tế Mỹ và cần phải thương thuyết lại. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ đứng sau Trung Quốc trên bảng xếp hạng các quốc gia gây ô nhiễm nhất địa cầu.

Không có Mỹ góp phần, liệu mục tiêu chung có thể đạt được hay không ? Theo bà Laurence Tubiana, nguyên là trưởng đoàn thương thuyết của Pháp, yêu sách của tổng thống Mỹ sẽ làm cho tình thế nghiêm trọng hơn. Kinh tế Mỹ sẽ chậm chuyển đổi trong khi nhân loại không còn đủ thời gian để hành động.

Tuy nhiên, Thoriq Ibrahim, bộ trưởng Môi Trường đảo Maldives và cũng là phát ngôn viên của các tiểu quốc đảo đang bị nước biển đe dọa xóa tên lại nhẹ nhõm. Ông cho rằng sự kiện Hoa Kỳ rút chân là cơ hội để cộng đồng quốc tế chứng tỏ quyết tâm « đối đầu với thử thách » diệt vong.

Bằng chứng là tin Donald Trump đắc cử tổng thống rơi vào thời điểm Thượng đỉnh COP22 diễn ra tại Maroc, làm cử tọa choáng váng như bị « điện giật ». Thế là, nhiều quốc gia bỏ ngay thái độ lưỡng lự, tuyên bố gia nhập hiệp định khí hậu. Liên Hiệp Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Xê Út…. tái cam kết thực thi. Châu Âu, Trung Quốc và Canada và những quốc gia bị biến đổi khí hậu đe dọa trực tiếp sẽ là đầu tàu của nỗ lực sử dụng năng lượng sạch.

Tổng giám đốc Hiệp Hội WWF, bảo vệ động vật thiên nhiên, Pascal Canfin, thẩm định « không có Trump, hiệp định COP sẽ được nước Mỹ, dân Mỹ thực thi từ cấp doanh nghiệp, thành phố cho đến tiểu bang ».

Nhưng mối lo lớn khi Mỹ rút chân là vấn đề tài chính cho Hiến Chương Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc và Quỹ Xanh (100 tỷ đôla) tài trợ cho các nước nghèo chống biến đổi khí hậu.

 

http://m.vi.rfi.fr/quoc-te/20170602-donald-trump-bo-hiep-dinh-khi-hau-trong-rui-co-may

 

Donald Trump, kẻ thù số một của hành tinh

Thụy My

 media

 Greenpeace chiếu hình ảnh tổng thống Donald Trump lên tường sứ quán Mỹ ở Berlin, Đức, để phản đối việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, ngày 02/06/2017REUTERS

Một thế giới nóng lên trên 3°C không thể là một thế giới thịnh vượng. Và như vậy, theo Les Echos, khi Donald Trump hứa biến một nước Mỹ bị ô nhiễm thành một Mỹ quốc vĩ đại, ông ta đã nói dối.

Việc tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris là đề tài được các báo Pháp chú ý nhất hôm nay. Bên cạnh đó là dự luật của bộ Tư Pháp nhằm « đạo đức hóa đời sống chính trị » nước Pháp, và sự kiện phi hành gia Pháp Thomas Pesquet chiều nay trở về Trái Đất, sau 196 ngày trên trạm không gian quốc tế (ISS). Le Monde dành nhiều trang cho hồ sơ « Monsanto Papers », với bài điều tra về những mánh khóe của tập đoàn hóa chất Mỹ chống lại các công trình khoa học của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về ung thư (CIRC), về tính chất gây ung thư của glyphosate, sản phẩm chủ đạo của Monsanto.

Nếu bên kia bờ đại dương, tờ New Yorker chạy tựa bằng tiếng Pháp « Au revoir hiệp định khí hậu Paris », thì trang bìa báo Pháp Libération chạy dòng tít hai màu đỏ, trắng, trên nền đen như một mảng dầu tràn : « Goodbye America ». Trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos cũng là một màu đen u ám với những làn khói xám xịt từ một ống khói nhà máy, với tựa đề « Khí hậu, thế lưỡng nan của nước Mỹ ». La Croix chọn màu bìa xanh nhạt mát mẻ, với khối băng sơn trên biển, và dòng tựa màu đen « Trump, mặc kệ khí hậu ». Cnews Matin cho rằng « Khí hậu : Trump ra khỏi cuộc chơi », còn tờ 20 Minutes nhận định « Quyết định của Trump không làm ô nhiễm lắm hiệp định khí hậu Paris ».

ADVERTISING

Cái tát vào mặt nhân loại

Trong bài xã luận mang tựa đề « Cái tát », Libération cho rằng việc ra khỏi hiệp định Paris, cuộc thương lượng toàn cầu đại quy mô nhất từ trước đến nay, là một cái tát vào mặt nhân loại. Cơn ác mộng này là di sản để lại cho các thế hệ tương lai.

Sau khi ngỡ ngàng nhận ra Nhà Trắng bây giờ là sào huyệt của những người chống lại việc bảo vệ môi trường, phục vụ cho hoạt động lobby của kỹ nghệ dầu khí, đe dọa các hiệp ước lịch sử như NATO, theo Libération vấn đề khẩn cấp bây giờ không phải là cam chịu, mà là phải hành động. Nếu « Brexit » đã khiến một châu Âu ù lì phải chuyển động, thì vụ « Amerixit » này có thể làm cho phần còn lại của thế giới phải nỗ lực nhiều thêm nữa.

Thế giới cổ hủ của Trump liệu sẽ bị vượt qua bởi một thế giới mới ít khí carbone, nhờ cố gắng của các Nhà nước, các thành phố và cộng đồng ? Không có gì bảo đảm điều đó, nhưng cũng không có gì cấm chúng ta hy vọng. Thế giới không thể tiến đến một cuộc tự sát tập thể, bởi một nhúm giáo chủ bị nhiễm triệu chứng giáo phái Waco.

Đi ngược chiều lịch sử

La Croix nhận định, hội nghị COP21 đã khẳng định một tiến trình mà hầu như không thể đảo ngược, trừ phi muốn đi ngược chiều lịch sử.

Người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường, vì ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ. Ngay tại Hoa Kỳ, các tập đoàn lớn, kể cả trong lãnh vực dầu khí, hầm mỏ hay nông nghiệp cũng ủng hộ hiệp định khí hậu Paris để không phải đứng ngoài các thị trường đầy hứa hẹn của công nghệ xanh, sẽ tạo ra việc làm và tăng trưởng.

Quan điểm của các nước trong những ngày gần đây đã chứng tỏ việc chuyển đổi sang bảo vệ sinh thái là không thể tránh khỏi. Nhưng theo La Croix, đi theo chiều lịch sử không chỉ là nhằm tìm kiếm lợi ích cho riêng mình. Trước hết, đây là ý thức được rằng chúng ta đang sống trong một thế giới, mà khí hậu không cần biết đến biên giới.

Kẻ thù số một của hành tinh

Trong bài xã luận mang tựa đề « Kẻ thù số một của công chúng », Les Echos gay gắt khẳng định, Donald Trump đã dối trá khi hứa hẹn biến một nước Mỹ « bẩn thỉu » thành một nước Mỹ vĩ đại hơn.

Điều tệ hại nhất, theo tờ báo kinh tế, không phải là mối đe dọa mà tổng thống của đất nước gây ô nhiễm thứ nhì thế giới đã cố tình đè nặng lên hiệp ước quan trọng nhất từ trước đến nay để bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi những thiệt hại không thể sửa chữa của hiện tượng trái đất nóng lên.

Về thực chất, việc ông Trump rút khỏi hiệp định khí hậu hiện chỉ mang tính biểu tượng, vì chính thức thực hiện được từ ngày 04/12/2020, tức là sau khi người kế nhiệm của Donald Trump được bầu lên. Thời hạn này giúp hy vọng là sau cơn khủng hoảng, nước Mỹ sẽ vội vàng phóng lên chuyến tàu lịch sử, con tàu mà Donald Trump đã nhảy xuống nhưng vẫn tiếp tục hành trình mà không có ông ta. Hơn nữa, độc lập với Washington, nhiều tiểu bang của nước Mỹ như California - nền kinh tế thứ sáu thế giới - cùng với Illinois, Michigan, Iowa, và ngay cả Texas cũng có ý định tiếp tục quá trình chuyển đổi phù hợp sinh thái.

Như vậy điều tệ hại nhất không phải là việc « đốc-tờ Folamour » (nhân vật trong bộ phim hài nổi tiếng mang tên « Làm thế nào tôi hết ưu tư và yêu thích quả bom ») đùa giỡn với di sản mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu. Đó là việc, không kể đến hiệp định Paris, ông Trump đã cố tình phá hoại những công trình của người tiền nhiệm Barack Obama.

Nước Mỹ không thể vĩ đại nếu không « sạch »

Việc cho tái khởi động dự án ống dẫn dầu khổng lồ Keystone, ngưng lại « Clean Power Plan », kế hoạch giảm khí thải các nhà máy điện, hay lời ca ngợi gây khiếp đảm về « than đá sạch đẹp », đủ để Donald Trump trở thành kẻ thù số một của cư dân một hành tinh có thể sống được. May mắn thay, thế giới đã thay đổi, các tội phạm hàng đầu về khí hậu không hành động theo băng nhóm có tổ chức. Ông Donald Trump đang bị cô lập.

Tại Úc, tập đoàn Engie đã đóng cửa một siêu nhà máy điện, tại Trung Quốc, Ấn Độ và ngay cả Hoa Kỳ, than đá đang bị dần thay thế bởi khí đá phiến để sản xuất ra điện. Khắp nơi, năng lượng hóa thạch đang thụt lùi. Và cách đây sáu tháng, 360 tập đoàn đa quốc gia đã ký vào lời kêu gọi mở rộng cuộc đấu tranh chống thay đổi khí hậu.

Họ hiểu rằng một thế giới nóng lên trên 3°C, không thể là một thế giới thịnh vượng. Đó cũng là thông điệp được Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) đưa ra trước hội nghị G7 ở Taormine (Ý) vừa qua. Và như vậy, khi Donald Trump hứa biến một nước Mỹ bị ô nhiễm thành một Mỹ quốc vĩ đại, ông ta đã nói dối.

Hoa Kỳ hoàn toàn thua thiệt

Trong bài « Ngoại giao, việc làm…vì sao Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn thua thiệt », ông David Lavaï, giám đốc chương trình khí hậu của Viện phát triển bền vững và quan hệ quốc khi trả lời Libération cho rằng : « Nếu Mỹ rút lui sau bấy nhiêu năm thương lượng, chắc chắn các hậu quả về ngoại giao không chỉ trên lãnh vực khí hậu, nhất là khi muốn tìm kiếm các đồng minh ».

Hôm 22/5, NATO đã ghi nhận sự thay đổi khí hậu nằm trong « các quan ngại chiến lược » của liên minh. Trong khi ông chủ Nhà Trắng thề chiến thắng « khủng bố Hồi giáo cực đoan », bản báo cáo công bố tháng 10/2016 của cơ quan tư vấn Đức Adelphi khẳng định hiện tượng biến đổi khí hậu giúp phát triển các nhóm khủng bố.

Theo ông David Lavaï : « George W.Bush khi từ chối phê chuẩn hiệp ước Kyoto đã phải hứng chịu những chỉ trích của quốc tế, còn hậu quả bây giờ sẽ lớn hơn nhiều ». Tháng trước tại Bonn, 195 nước đã tái khẳng định ý muốn áp dụng những biện pháp mạnh mẽ để chống biến đổi khí hậu – dù có hoặc không có Hoa Kỳ. Và song song với loan báo của ông Trump, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc hôm nay siết lại một « liên minh xanh ». Bắc Kinh và Bruxelles đồng thuận trong việc cụ thể hóa « thành công lịch sử » của hiệp định Paris, đẩy nhanh quá trình « không thể đảo ngược » nhằm từ bỏ năng lượng hóa thạch.

Trái đất tiếp tục nóng lên đáng báo động

Về những tác hại của hiện tượng hâm nóng khí hậu, La Croix khi nhắc nhở năm 2016 là năm nóng nhất từ trước đến nay kể từ năm 1880, cho rằng chỉ có nỗ lực toàn cầu mới giúp kìm hãm được tác hại.

Những đợt nóng ập xuống châu Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, khu vực Nam Phi trong năm 2016. Tại Phalodi, thuộc bang Rajasthan của Ấn Độ, nhiệt độ lên đến 51°C, 53°C ở Dehloran (Iran), 54°C ở Mitribah (Koweit). Châu Âu cũng không thoát, nhiệt kế lên đến trên 45°C ở Cordoue (Tây Ban Nha), và đợt nóng cũng ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở Trung Âu, Đông Âu trong tháng 9/2016.

Hồi tháng Hai, một trận hạn hán lớn khiến ba triệu người Somalia bị nạn đói đe dọa. Cách đó hàng ngàn cây số, đông bắc Brazil phải đối phó với nhạn hạn hán tệ hại nhất kể từ một thế kỷ. Nigeria, Nam Soudan, Yemen, Trung Quốc…từ đầu năm đến nay không thể đếm xuể các nước phải gánh chịu các thiên tai, không chỉ hạn hán mà còn là mưa lũ, bão tố, nước biển dâng cao… Nếu tính từ đầu thế kỷ 20, mực nước biển nay đã dâng lên 20 cm. Riêng trong thế kỷ này, đã ghi nhận tổng cộng 16 trong số 17 năm nóng nhất.

Tuy hiện tượng trái đất bị hâm nóng không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng đã góp phần tạo ra các thiên tai này. Ngay từ thập niên 70, các nghiên cứu về khí hậu đã cảnh báo về hiện tượng băng tan, các đại dương nóng lên, liên tục xảy ra những đợt nóng ở khắp nơi. Trong báo cáo 2014, GIEC (nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu) khẳng định trách nhiệm của con người trong việc thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính. Còn trong báo cáo tháng 3/2017, GIEC cũng vẽ ra một bức tranh màu xám.

Trump « một mình chống lại tất cả »

Đối với ông Scott Pruitt, giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường do ông Trump bổ nhiệm, hiệp định Paris « không tốt », làm mất việc làm của người Mỹ. Sai ! Báo cáo mới nhất của Cơ quan quốc tế vì năng lượng tái tạo công bố hôm 24/5 bác hẳn lý lẽ này.

Có đến 9,8 triệu người trên thế giới làm việc trong lãnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2016, tăng 40% so với năm 2012, và riêng tại Mỹ con số này là 777.000 người. Chỉ riêng về pin năng lượng mặt trời, đã tăng 25% trong vòng một năm, với 242.000 nhân viên. Để so sánh, lãnh vực than đá chỉ thu dụng có 160.119 người, theo báo cáo của bộ Năng Lượng Hoa Kỳ công bố hồi tháng Giêng.

« Cuộc chiến khí hậu vẫn tiếp tục mà không có Hoa Kỳ », La Croix khẳng định. Theo nhiều chuyên gia, sự rút lui của Mỹ không có nghĩa là hồi kết cho hiệp định khí hậu Paris, tuy tất nhiên cũng gây ra không ít hậu quả.

Tác giả Joel Cossardeaux trên Les Echos cho rằng hành động của Donald Trump sẽ không gây ra hiệu ứng domino. Ngoài Syria – đang trong chiến tranh, và Nicaragua – vốn đòi hỏi một hiệp định mang tính ràng buộc cao hơn, tất cả các nước khác trên thế giới đều chấp nhận thỏa thuận.

Theo 20 Minutes, hậu quả đối với Hoa Kỳ còn ở chỗ, ông Trump đã gởi đi tín hiệu cho cộng đồng quốc tế, là không thể thương lượng với chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, vì không thể biết được nước Mỹ có giữ lời hứa và duy trì các cam kết trong quá khứ hay không.

Việt Nam vẫn muốn tin vào nước Mỹ của ông Trump

Nhìn sang Đông Nam Á, « Việt Nam vẫn muốn tin vào Hoa Kỳ của ông Trump », đó là tựa đề một bài viết hiếm hoi trên báo chí Pháp về chuyến công du Washington của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông đến Mỹ để tìm kiếm một lối thoát mới về thương mại.

Trong chuyến viếng thăm ba ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc có nhiệm vụ nặng nề là thuyết phục ông Donald Trump để thương mại song phương phát triển như dưới thời Barack Obama. Năm ngoái, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 177 tỉ đô la của Việt Nam, có 42 tỉ đô la xuất sang Hoa Kỳ. Tờ báo nhận xét, lần này khác với thông lệ, tổng thống Trump tỏ ra hòa dịu. Thông cáo chung Mỹ-Việt khẳng định ý hướng tăng cường hợp tác về quốc phòng và thương mại.

Theo Les Echos, bị thiệt thòi khi Mỹ rút khỏi TPP, Hà Nội không muốn đà phát triển bị ngưng lại, sau khi nhiều nhà đầu tư châu Á đã đón đầu việc gia nhập TPP qua việc xây dựng nhiều nhà xưởng trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu sản xuất hàng giày dép, dệt may để xuất vào thị trường Hoa Kỳ. Xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng 17,4%, đầu tư nước ngoài tăng 10,4%, nhưng quý 1 bị ảnh hưởng bởi việc giảm sản lượng dầu lửa và chỉ riêng sự cố pin điện thoại di động Galaxy 7 của Samsung Electronics đã khiến Việt Nam bị mất đến 1 tỉ đô la trong cán cân thương mại.

 http://m.vi.rfi.fr/quoc-te/20170602-donald-trump-ke-thu-so-mot-cua-hanh-tinh

 

Châu Âu phải cảm ơn Trump vì đã lạnh nhạt với đồng minh

Anh Vũ

 media

 Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) đi sau đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel (P) để tới chụp ảnh, tại thượng đỉnh G7 Taormina, Ý, ngày 26/05/2017.REUTERS/Philippe Wojazer

Sau những màn ngoại giao gây sốc của Donald Trump ở thượng đỉnh NATO tại Bruxelles và G7 ở Sicilia tuần qua, bầu không khí lạnh nhạt đang bao trùm trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Hầu hết các tờ báo lớn tại Pháp ngày 01/06/2017 đều khai thác phản ứng của châu Âu trước mối quan hệ đồng minh đang có nguy cơ bị rạn vỡ nhưng cũng là cơ hội để châu Âu thức tỉnh.

Có thể thấy điều này qua tựa lớn trang nhất của Le Figaro : « Trump khơi sâu hố ngăn cách giữa Mỹ và châu Âu ». Trái lại, Libération nhìn thấy hoàn cảnh mới đang khiến châu Âu phải thức tỉnh, thúc đẩy cặp Pháp-Đức phải ra tay củng cố Liên Hiệp vững mạnh để có thể tự quyết vận mệnh của mình.

Trang nhất Libération chạy tựa lớn : « Châu Âu cảm ơn Trump » và tờ báo ghi nhận « Bị dồn đến chân tường, Macron và Merkel đoàn kết ». Theo Libération, Liên Hiệp Châu Âu đang phải đối mặt với 2 thực tế : Brexit bên kia bờ biển Manche và nước Mỹ của Donald Trump bên kia bờ Đại Tây Dương đang ngày càng xa rời đồng minh.

ADVERTISING

Thế nhưng, chính hoàn cảnh đó « đang thôi thúc các lãnh đạo châu Âu, bắt đầu là cặp bài Pháp-Đức, phải ý thức được cần tăng cường sức mạnh cho Liên Hiệp Châu Âu ».

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay từ hôm Chủ Nhật 28/05 đã ý thức được điều đó khi bà đã phát biểu : « Thời kỳ mà chúng ta có thể dựa dẫm vào những người khác đang qua dần. Tôi đã chứng kiến điều này trong những ngày qua…. ». Đề cập đến quan hệ với Mỹ, bà Merkel khẳng định: « Châu Âu vẫn là bạn của Hoa Kỳ và láng giềng tốt của Anh Quốc cũng như nước Nga. Nhưng chúng ta phải biết tự đấu tranh cho tương lai và vận mệnh của chính mình ».

Libération nhận định : « Trên khía cạnh các giá trị, quốc phòng, thương mại và chắc chắn cả về khí hậu, chưa bao giờ hố ngăn cách hai bờ Đại Tây Dương lại lớn như bây giờ ». Tờ báo khẳng định, trước khoảng trống lớn như vậy, không có một quốc gia châu Âu đơn lẻ nào có thể nghĩ là mình đóng được vai trò lớn, chỉ có Liên Hiệp mới có thể làm được điều đó. Nếu châu Âu không đẩy nhanh tốc độ hòa nhập thành một khối thống nhất, Liên Hiệp sẽ là nạn nhân của sự biến động hiện nay.

Để có một Châu Âu vững mạnh, còn khối việc phải làm

Libération nhận thấy, với một châu Âu đang rệu rã và trì trệ như hiện nay sẽ còn rất nhiều việc khẩn cấp phải làm để thiết lập một trật tự mới trong Liên Hiệp. Đó là : phải hoàn thiện khu vực đồng euro, triển khai một nền quốc phòng châu Âu, phải có một chính sách chung về nhập cư, phát triển an ninh nội địa để chống khủng bố, xây dựng lại hoàn toàn cơ chế để Liên Hiệp có một thủ lĩnh thực sự.

Cuối cùng, Libération kết luận, dù gì thì trong bối cảnh được thức tỉnh như vậy, người ta có thể nói : « Cảm ơn Trump ».

Le Figaro đồng tình với quan điểm của Libération qua bài xã luận mang tiêu đề : « Một cơ hội lịch sử ». Tờ báo thừa nhận trong mối quan hệ đồng minh giữa hai bờ Đại Tây Dương, « sự tan vỡ không phải là ngay ngày mai, nhưng những mối liên hệ chắc chắn sẽ lỏng lẻo hơn. Cơ hội này, người Đức và người Pháp phải biết nắm lấy (...) Brexit, sự trỗi dậy của trào lưu hoài nghi châu Âu và giờ đây là ông Trump chính là tiếng chuông báo thức cho châu Âu. Nếu các lãnh đạo của hai nước (Pháp-Đức) lại vẫn cứ sa lầy trong tệ quan liêu và vẫn theo lối mòn của các cuộc họp thượng đỉnh vô ích, họ sẽ lại bỏ phí cơ hội lịch sử mang đến cho mình ».

Nếu không làm được như vậy thì ông Trump đã đúng khi cho rằng châu Âu chỉ là một khối khoa trương, vô bổ. Còn ngược lại, châu Âu sẽ chứng minh được một điều : Ông Trump nói mạnh đấy nhưng đơn độc.

Nhìn chung, các báo đều nhận thấy tương lai của Liên Hiệp Châu Âu giờ đây trông chờ vào hai đầu tầu Pháp-Đức, cụ thể là lãnh đạo của hai nước. Pháp thì vừa có tân tổng thống Emmanuel Macron, một người chủ trương cải cách sâu rộng châu Âu vì một Liên Hiệp vững vàng, che chở bảo vệ chính mình. Còn với Đức, người ta đang chờ đợi kết quả bầu cử vào mùa thu năm nay. Liệu khi đó, bà Angela Merkel, một lãnh đạo mạnh mẽ ý thức được cần một châu Âu mạnh để tự lực tự cường, có giành thắng lợi hay không?

Ngoại giao kiểu Donald Trump làm suy yếu ảnh hưởng Mỹ

Giới quan sát có chung nhận định là một vị tổng thống Mỹ với tính khí thất thường đang khiến châu Âu chóng mặt. Thế nhưng, quan điểm của lập trường cũng như cách thức ngoại giao của ông Trump trong vòng công du châu Âu vừa qua khiến Washington mất đi ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đó cũng là điều khiến dư luận ở đất nước của ông hoang mang không kém.

Trong một bài viết khác, Libération ghi nhận những phản ứng của dư luận chính trị Mỹ về chuyến công du châu Âu của Donald Trump, theo đó rất đông các chuyên gia Mỹ về chính sách đối ngoại đã cảm thấy thất vọng tràn trề vì màn trình diễn ngoại giao vừa rồi của ông Trump tại châu Âu đã khiến cho ảnh hưởng của nước Mỹ xuống thấp chưa từng có.

Tờ báo trích dẫn cựu đại sứ Mỹ tại NATO - Ivo Daalder - nhận định giờ đây người ta có cảm giác như đang ở « hồi kết một kỷ nguyên trong đó Hoa Kỳ lãnh đạo và châu Âu đi theo ». Còn chuyên gia Vali Nasr thuộc Đại học John Hopkins Hoa Kỳ thì đánh giá : « Trong 4 tháng cầm quyền, Trump đã thành công trong việc phá bỏ thành quả của 7 thập kỷ quan hệ xuyên Đại Tây Dương ».

Theo Libération, mối lo ngại sâu sắc Hoa Kỳ bị mất ảnh hưởng nằm ở cách ứng xử của ông Trump, bị đánh giá là « ào ào, ngông nghênh, thậm chí tới mức thô thiển ». Một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ đã đánh giá ngắn gọn trên báo Daily Beast : « Trong ngoại giao, tổng thống Trump như một du khách say xỉn. Ồn ào và dai dẳng, huých đẩy nhau trên sàn nhảy ».

Nhưng ngoài tính cách, thái độ cá nhân, chính sách của Trump mới là điều khiến các đồng minh châu Âu khó chịu. Chính quyền Trump không hề chỉ định chính thức một đại sứ hay quan chức cao cấp về ngoại giao nào tại châu Âu. Trước khi đến châu Âu, tổng thống Mỹ lại tỏ nhún nhường hơn mức cần thiết với các quốc gia vùng Vịnh. Thế nhưng, ông lại sẵn sàng lên giọng với các lãnh đạo các đồng mình trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Về phần chính giới Mỹ, dân biểu đảng Dân Chủ của bang Maryland, Steny Hoyer chia sẻ : « Vị tổng thống này làm suy yếu vai trò của nước Mỹ trên thế giới, khiến an ninh và nhất là kinh tế của người Mỹ bị đặt trong tình trạng nguy hiểm ».

Theo bài báo, phe Cộng Hòa cũng không giấu được mối lo ngại trước cách ngoại giao không giống ai của ông Trump. Điển hình là thượng nghị sĩ John McCain đã chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Trump rằng : « Một số động thái và tuyên bố của tổng thống khiến các bạn bè của nước Mỹ choáng váng, đó là điều hiểu được (...) Bè bạn của chúng ta có xu hướng chú tâm vào con người cụ thể tại Nhà Trắng. Nhưng nước Mỹ lớn lao hơn điều đó rất nhiều ».

Châu Âu cũng nên tính chuyện xoay trục sang châu Á ?

Vẫn trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh châu Âu đang xa rời nhau này, một số tờ báo Pháp, như tờ Ouest France gợi nhắc đến « trục châu Á », một chủ trương của cựu tổng thống Obama, cũng có thể sẽ là một chân trời mới cho Liên Hiệp Châu Âu.

Tờ báo ghi nhận, Trung Quốc muốn tôn trọng thỏa thuận khí hậu Paris, vì nước này đầu tư nhiều vào quá trình chuyển đổi năng lượng. Ấn Độ cũng vậy. Trong hai ngày 01-02/06, tại Bruxelles diễn ra cuộc họp cấp cao giữa thủ tướng Trung Quốc và các lãnh đạo châu Âu. Dù vẫn còn bất đồng về vấn đề nhân quyền hay thương mại, nhưng Bắc Kinh đã có mối quan tâm chung về khí hậu. Tờ báo bình luận: « Đó có thể là dấu hiệu tốt cho một đối tác mới được xây dựng trên đống đổ nát của trận cuồng phong Trump »

Ở chiều ngược lại, nhật báo Le Figaro ghi nhận « Bắc Kinh đang cố gắng khai thác căng thẳng giữa các nước phương Tây ». Theo bài báo, những bất hòa hiện nay giữa châu Âu và Hoa Kỳ là một cơ hội cho Trung Quốc để họ vẫn bảo đảm an toàn quan hệ làm ăn với các đối tác thương mại lớn, đồng thời chứng tỏ vai trò một cường quốc quan trong trọng một thế giới lộn xộn.

Bắc Kinh đang muốn xích lại gần với châu Âu hơn với việc bảo vệ các giá trị chung như tự do thương mại, bảo vệ môi trường. Nhưng bất đồng trong làm ăn giữa Trung Quốc và các nước châu Âu vẫn còn rất nhiều. Như nhận xét của Les Echos : « Trung Quốc bảo vệ toàn cầu hóa nhưng vẫn chậm trễ mở cửa thị trường ». Tờ báo kinh tế cho biết một nửa số doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Trung Quốc phàn nàn là họ luôn bị phân biệt đối xử khiến điều kiện kinh doanh rất khó khăn. Vậy là, « xoay trục sang châu Á » mà lấy trọng tâm là Trung Quốc cũng đâu phải chuyện đơn giản cho Liên Hiệp Châu Âu.

http://m.vi.rfi.fr/chau-a/20170601-chau-au-pha%CC%89i-ca%CC%89m-on-trump-vi%CC%80-da%CC%83-la%CC%A3nh-nha%CC%A3t-vo%CC%81i-do%CC%80ng-minh

 

TT Trump Đốt Địa Cầu?
Author: Vũ Linh Source: Việt Báo Posted on: 2017-07-04
ịa cầu bị hâm nóng và môi sinh bị ô nhiễm là những tai họa có thật, không ai phủ nhận.
Nói TT Trump là “vua quậy” thật quả không sai. Bất cứ ông làm hay nói gì, hay không làm, không nói gì, cũng đều có thể nổ đùng ra như bom nguyên tử!
Quyết định mới nhất của ông, rút Mỹ ra khỏi thỏa ước Paris về biến đổi khí hậu đã gây tranh cãi hơn vỡ chợ, mà đại đa số là cãi theo phe nhóm trong khi hiểu biết thật sự thì mù mờ hơn sương mù sáng sớm Đà Lạt.
Bên này kết án TT Trump đã ký án tử hình cho nhân loại, bên kia cám ơn TT Trump đã cứu nước Mỹ khỏi trở thành một loại máy ATM phát tiền cho cả thế giới xài chơi trong khi dân Mỹ thất nghiệp, đói dài người.
Ta cần hiểu vấn đề cho rõ hơn một chút trước khi bàn. Hiểu về chuyện hâm nóng địa cầu (theo sự hiểu biết lờ mờ của kẻ này), và về Hiệp Định Paris.
HÂM NÓNG ĐỊA CẦU
Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp cả ngàn khoa học gia đã, đang, và sẽ tiếp tục tranh cãi.
Đại cương là trái đất trải qua những chu kỳ nóng lạnh không tránh khỏi, bất kể có nhân loại hay không. Cái khác biệt là có nhân loại và nhân loại đang làm nhiều chuyện sai lầm nên tốc độ thay đổi trở nên nhanh hơn. Như thời kỳ đông đá sau cùng cách đây 15.000 năm, phải đợi tới 5.000 năm sau, trái đất mới đủ ấm lại cho nhân loại bắt đầu sống được.


Thời kỳ đông đá của trái đất, (đây là thời gian nhân loại sẽ hoan hô ông Trump bác bỏ Hiệp Định Paris !!)
Bây giờ, theo giả thuyết bi quan nhất, thay vì cả vài ngàn năm mới có thay đổi thì có thể vài trăm năm là có thể bị hâm nóng đến mức hủy diệt hết nhân loại, hay vài chục năm là nhân loại sẽ điêu đứng vì chết đói, vì bão lụt,…
Nhân loại đã làm gì?
Tạo hoá có bàn tay thần. Cả tỷ năm về trước, trái đất toàn là núi lửa, xịt ra chất carbon dioxide, hâm nóng trái đất, về sau nguội lại để cây cỏ, sinh vật ra đời và sống được. Rồi tạo hoá sinh ra cây cỏ là thứ tiêu thụ bớt carbon sinh ra chất oxygen. Oxy nuôi dưỡng thú vật và con người. Chúng ta hít oxy và thở ra carbon trả lại cho cây cỏ tiếp tục sống. Một sự cân bằng nhu cầu tuyệt hảo của tạo hóa.
Thế rồi nhân loại trở nên văn minh, chế đủ loại nhà máy để tạo đủ loại hàng hóa cho nhân loại tiêu dùng. Những nhà máy đó đốt quá nhiều oxy trong khi thải ra quá nhiều carbon, mất thế thăng bằng. Chưa kể hàng loạt phát minh mới như xe hơi, máy bay, xe lửa, máy lạnh, máy sưởi,… tất cả đều thải carbon. Số carbon đó một phần bị giam lỏng trong lớp khí quyển của địa cầu, không thoát ra được, một phần phá lớp ozone cản bớt sức nóng của mặt trời, đưa đến tình trạng khí quyển bị hâm nóng (là chuyện không liên quan gì đến thay đổi thời tiết).
Theo phe bi quan, hâm nóng quá sẽ đưa đến tình trạng không khí bị xáo trộn mạnh gây ra bão táp ngày một mạnh, hay gây ra hạn hán phá hại mùa màng, trong khi làm tan chẩy các tảng băng đá tại bắc và nam cực, sẽ nâng mức nước biển, thay đổi địa dư cả thế giới với các vùng ven biển bị chìm sâu dưới nước biển, kể cả các thành phố lớn như New York, Miami, Los Angeles,…
HIỆP ĐỊNH PARIS (HĐP)
Đây là hiệp định về thay đổi khí hậu được 195 quốc gia bắt đầu ký tháng Chạp năm 2015 tại Paris. TT Obama chần chừ cả năm vì biết rất bất lợi cho Mỹ, đợi đến vài ngày trước khi về hưu mới ký.
HĐP có ông tổ ra đời từ sau thế chiến, sau đó là các hiệp định con cháu. Hiệp định “bố” của HĐP là Nghị Định Thư (Protocol) Kyoto 1997, do TT Clinton ký, nhưng TT Bush con rút ra.
Tất cả dòng họ hiệp định này có hai đặc điểm:
1) Cứ vài năm lại đẻ ra một thằng con, có tên mới, dáng dấp thay đổi đôi chút để đáp ứng với những khám phá mới về thay đổi khí hậu, và để thu hút càng nhiều nước càng tốt.
2) Tất cả đều chẳng có tính áp chế, chỉ là những hứa hẹn mà tôn trọng hay không là chuyện… tùy hỷ. Thành ra dùng danh từ “hiệp định” không chính xác.
Ta không cần đi vào chi tiết kỹ thuật quá khó hiểu, chỉ cần biết theo HĐP, tất cả các quốc gia ký tên đều cam kết sẽ tự nguyện lấy những biện pháp để cắt giảm việc thải carbon, làm chậm lại sự hâm nóng địa cầu, cho dù chẳng ai biết chậm được bao nhiêu năm
. XXX
Trên đây là đại cương. Bây giờ ta bàn sâu hơn.
Ít ai chối cãi đang có hiện tượng hâm nóng địa cầu. Những điều tranh cãi là 
1) bao nhiêu phần là trách nhiệm của nhân loại và bao nhiêu là chuyện thiên nhiên, 
2) mối nguy diệt chủng là sang năm hay vài ngàn năm nữa, và 
3) làm sao cân bằng nhu cầu của đời sống ngày hôm nay với những hậu quả xa vời vợi.
Trách nhiệm của nhân loại và thời gian đi đến đại họa là chuyện mà cả ngàn khoa học gia, với đủ loại Nobel, tranh cãi hơn mổ bò. Mà ai cũng sẵn sàng trưng đủ mọi bằng chứng, từ các con số khoa học mà thiên hạ chẳng ai hiểu gì ráo, cho đến những bức hình xanh đỏ chụp bề dầy của các tảng băng đá mà cũng chẳng ai đo được. Nếu có 30 nhà khoa học ra tuyên cáo trái đất sẽ cháy thành tro trong 100 năm nữa, thì cũng sẽ có ngay 30 nhà khoa học khác bảo đảm trái đất sẽ yên ổn thêm một vạn năm nữa.
Những người tin vào đại họa đã có những tiên đoán mà chỉ mới nghe cũng đủ thấy... nóng thật, toát mồ hôi hột.
Năm 1970, gs Paul Ehrlich la hoảng chỉ một chục năm nữa là sẽ có khoảng 100-200 triệu người chết đói mỗi năm. Kinh hoàng hơn nữa, George Wald của Harvard cảnh báo đến 2000, văn minh nhân loại sẽ cáo chung. Năm 2009, văn minh nhân loại may mắn thay, vẫn còn đó, nhưng cựu PTT Al Gore báo động “có 75% triển vọng tất cả băng đá bắc cực sẽ tan chẩy hết trong vòng 5 tới 7 năm nữa”. Bây giờ đã là 8 năm rồi. Vậy chứ ông Gore được giải Nobel Hòa Bình về công trình nghiên cứu hâm nóng địa cầu đấy, không đùa đâu.
Tại sao họ sai lầm dữ vậy? Một phần vì phóng đại để hù dọa, phần còn lại là vì họ tính sai bét, hay cố lờ đi rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như không tính việc con người rất sáng tạo, khoa học tiến bộ rất nhanh, đã phát minh rất nhiều công nghệ mới, ít nguy hại hơn. Như cách đây 30 năm một chiếc xe với một ga-lông xăng chỉ chạy được một chục dặm trong khi bây giờ, cũng một ga-lông xăng đó cho phép ta chạy tới 30-40 dặm. Chưa kể xe điện chẳng cần một ga-lông xăng nào.
Nhân loại hiện có 7 tỷ người sống trên khoảng 5% diện tích của trái đất. 95% còn lại là biển, sông, hồ, núi, rừng, sa mạc, băng đá không sống được. Thử hỏi cái khối người sống trong 5% đó làm sao có thể thải carbon tới mức tiêu diệt hết nhân loại trong vòng vài trăm năm chứ đừng nói tới vài chục năm?
Theo các nhà khoa học, mỗi năm hiện nay, nhân loại thải ra khoảng 7 tỷ tấn carbon, trong khi đó tạo hoá thải ra hơn 200 tỷ tấn, gấp 30 lần, qua các núi lửa cũng như qua cây cối hư thối, thú vật trong rừng và cá dưới sông biển khi chúng thở ra carbon. Nhân loại có cắt giảm 20% thì chỉ giảm được hơn 1 tỷ mỗi năm, chẳng thay đổi được gì nhiều.


Núi lửa, những nhà máy thiên nhiên thải khí carbon thoải mái
Thật ra, nếu – một chữ “nếu” rất lớn - trái đất bị hâm nóng thật thì cũng phải kéo dài cả mấy trăm năm nếu không phải là mấy ngàn năm. New York nếu có bị chìm thì cũng không phải như bị tsunami nhận chìm trong vài tiếng đồng hồ, cả triệu người chết, mà phải là trong 5-7 trăm năm, dân cư dư thừa thời giờ di cư vào sâu trong đất liền, hay phát minh ra cách gì ngăn cản được hâm nóng địa cầu. Vài trăm năm là thời gian rất rất dài: 200 năm trước, Gia Long còn đang làm hoàng đế, Tự Đức chưa ra đời.
Năm 1998, TT Clinton ký Nghị Định Thư Kyoto 1997 (bố của HĐP), nhưng không được Thượng Viện phê chuẩn vì trước đó, Thượng Viện đã thông qua một quyết nghị chống Nghị Định Thư với số phiếu 95-0. Tất cả nghị sĩ, CH và DC, đều chống. TT Obama đơn phương ký HĐP, cũng không có phê chuẩn của Thượng Viện vì ông biết Thượng Viện sẽ bác. Thiên hạ đang xúm lại sỉ vả TT Trump, nhưng không một ai hỏi sao tất cả các nghị sĩ của cả hai đảng cũng đều chống HĐP. Sao không đả kích họ mà chỉ đả kích TT Trump?
Đây là căn bản của thỏa thuận Paris: 195 nước cam kết sẽ “cố gắng” giảm việc thải carbon, như bớt khai thác và xử dụng than đá, dầu thô; giảm số lượng nhà máy kỹ nghệ; kiểm soát lượng carbon do mấy nhà máy đó thải ra; khai thác các nguồn năng lượng khác như gió, nguyên tử, khí thiên nhiên, mặt trời; bắt các hãng xe phải chế ra xe tiêu thụ ít xăng hơn, chế ra các máy lạnh, tủ lạnh thải ít carbon hơn,...
Những biện pháp và tiêu chuẩn do chính các quốc gia đó tự đặt và đưa ra qua những “kế hoạch” ngũ niên, nộp cho tổ chức quốc tế kiểm soát mỗi 5 năm. Các nước cũng cam kết đóng góp vào một quỹ để giúp các nước nghèo cáng đáng chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch.
Còn đây là hai điểm – trong nhiều điểm - thấy có vẻ... không công bằng lắm cho nước Mỹ mà TT Trump nêu lên:
- Mỹ phải có biện pháp ngay từ 2017, trong khi Trung Cộng, với số lượng carbon thải ra hiện nay cao gấp hai lần Mỹ, chỉ “hứa” tới 2030 sẽ cắt giảm 60%. Có nghiã là 13 năm nữa mới thấp hơn Mỹ bây giờ một chút. Chỉ là hứa thôi. Ai muốn tin cộng sản, xin tùy tiện. Dù sao thì Mỹ phải bắt đầu đóng cửa các mỏ than đá ngay từ bây giờ trong khi Trung Cộng “từ từ” tiến tới trong hơn một thập niên tới. Hậu quả cụ thể: nhân công mỏ than Mỹ mất việc ngay, trong khi nhân công Trung Cộng vẫn còn job cả chục năm nữa.


Thành phố Thượng Hải mịt mù khí carbon
- Quỹ tài trợ các chương trình giảm carbon cần 100 tỷ đô, một tỷ được TT Obama đóng vài ngày trước khi bàn giao cho tân TT Trump. TT Obama hứa 3 tỷ, còn thiếu 2 tỷ. Có 43 nước, phần lớn là Âu Châu, hứa sẽ đóng góp tổng cộng khoảng 7 tỷ, nhưng chưa có nước nào đóng một xu nào. Phần của các đại cường thủ phạm chính của việc tăng carbon, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ? Zero! Quỹ còn thiếu 99 tỷ, hay 92 tỷ nếu các nước khác giữ lời hứa đóng 7 tỷ. Có nghiã là bác đại gia Sam sẽ phải “tình nguyện” thêm vài tỷ hay vài chục tỷ nữa. Lấy tiền đâu ra nếu không phải là lại tăng công nợ, tăng thuế, cắt Medicaid-Medicare, hay cắt ngân sách chống khủng bố?
Có người trách TT Trump thiển cận, chỉ nhìn thấy nhu cầu công ăn việc làm cho vài chục ngàn nhân công mỏ than mà không nhìn thấy cái chết của cả nhân loại, trong đó có cháu chắt của ông ta.
Các đại công ty dầu hỏa ExxonMobil, Shell,… sao lại ủng hộ HĐP? Các công ty này mang tiếng là công ty dầu hoả, thực sự đã chuyển qua sản xuất khí thiên nhiên (natural gas) từ cả chục năm nay. Như khối dự trữ nhiên liệu của Exxon hiện có 39% dầu thô, 55% khí thiên nhiên. Khai thác khí thiên nhiên là chuyện HĐP cổ võ, cũng là ưu tiên hiện nay của các hãng dầu. HĐP cũng giúp bóp chết các công ty nhỏ hơn đang khai thác than đá và dầu hỏa tại Mỹ, là đối thủ cạnh tranh của các đại công ty dầu. Các đại công ty này ủng hộ HĐP chỉ vì quyền lợi kinh tế, chẳng liên hệ gì đến thay đổi khí hậu hết.
Các đại công ty khác như Apple, Nike, Pepsi,… cũng ủng hộ HĐP và xác nhận HĐP sẽ giúp gia tăng việc làm. Có thể. Họ là những đại tập đoàn quốc tế, có cơ sở kinh doanh, hãng xưởng, và khách hàng khắp thế giới, dĩ nhiên sẽ có dịp phát triển, tạo thêm job thật. Nhưng mà là job trên thế giới trong những nơi với giá nhân công rẻ mạt và luật môi trường lỏng lẻo như Việt Nam, Bangladesh,… chứ không phải job cho dân Mỹ.
Trong khi đó thì New York Times loan tin việc Mỹ rút ra được giới kỹ nghệ cấp nhỏ và trung hoan nghênh triệt để. Tại sao?
Đừng hòng móc túi ta !
Loại hiệp định như Paris đẻ ra vô số luật lệ bảo vệ môi trường, gây khó khăn lớn cho các công ty nhỏ. Các công ty Mỹ đóng cửa, đi mở lại tại các nước chậm tiến không phải chỉ vì giá nhân công rẻ không, mà còn vì mấy xứ này không có những luật lệ quá gắt gao về môi sinh, bó tay họ quá nhiều. Những công ty lớn có thể đi ra nước ngoài, nhưng công ty nhỏ thì không làm được, đành chịu chết tại Mỹ. Với việc bỏ bớt những luật lệ quá khắt khe, các công ty nhỏ và trung có thể giảm giá thành, phát triển, gia tăng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ. Việc giảm bớt luật lệ cũng sẽ giúp giảm giá xăng, giúp kích động kinh tế cả nước.
Tại sao Âu Châu lại nhất loạt chống việc Mỹ rút? Vì Mỹ rút ra có thể kéo theo cả chục nước khác rút ra theo, tức là có thể giết HĐP. Đã vậy, còn cần tới 99 tỷ nữa, mất bác Sam, ai trám lỗ trống?
Hơn nữa, hàng Mỹ với giá thành thấp hơn cũng sẽ gây khó khăn cạnh tranh cho các nước khác trên thế giới, nhất là Âu Châu, là nơi sản xuất những loại hàng gần với hàng Mỹ hơn Á Châu, như xe hơi, máy móc nặng, công nghệ cao. Sau khi TT Trump tuyên bố rút, kỹ nghệ xe Đức đã yêu cầu chính phủ Đức xét lại luật môi sinh ngay để giúp xe Đức cạnh tranh với xe Mỹ.
Không nên quá ngây thơ nghĩ Âu Châu chống Mỹ rút ra vì mê cây xanh, quý mạng người hơn Trump. Cũng chỉ là quyền lợi kinh tế thôi.
Quyết định của TT Trump sẽ giúp tạo việc làm tại Mỹ, không phải chỉ trong ngành khai thác mỏ than, dầu hỏa hay năng lượng cổ điển –traditional energy, mà cho toàn thể kỹ nghệ nhỏ và trung của Mỹ. Quyết định của TT Trump là quyết định của một người lãnh đạo có trách nhiệm lo cho nhu cầu thực tế của dân Mỹ ngày hôm nay, không phải quyết định của một nhà khoa học ngồi phòng lạnh nghiên cứu khí hậu giả tưởng của 500 năm tới.
Cái lo lắng của dân Mỹ là có job hay không, có tiền trả tiền nhà đầu tháng tới không, hay gần hơn nữa, có tiền cho bà xã đi chợ cho bữa ăn tối nay không? Hâm nóng địa cầu là mối nguy có thật, nhưng là mối nguy của tương lai xa vời. Dù sao, cũng cần phải được cân nhắc so đo với nhu cầu bữa ăn tối nay. Không có bữa ăn tối nay thì chết đói ngay, làm sao sinh ra con cháu để mà lo.
TT Trump là tổng thống Mỹ, không phải tổng thống thế giới. Chẳng có ông công dân thế giới nào đã bỏ phiếu cho Trump, hay đóng thuế cho bác Sam để bác Sam mang tặng cho thế giới. Chẳng có ông công dân thế giới nào có quyền sỉ vả Trump.
Đối với những người ven vét tiền chợ tối nay, cũng như đối với các nước nghèo chậm tiến, chuyện hâm nóng địa cầu chỉ là chuyện các cụ ta gọi là “phú quý sinh lễ nghĩa”.
Tệ hơn nữa, có người cho rằng tất cả chỉ là âm mưu của các cường quốc muốn ngăn cản, không cho các nước chậm tiến kỹ nghệ hóa, để phải vĩnh viễn lệ thuộc các “đế quốc” trên phương diện kỹ thuật, vĩnh viễn bị trói chặt trong khu vực canh nông.
Ở đây, cũng phải nói là những tố cáo của TTDC có tính phóng đại và bóp méo. TT Trump không hề nói là ông không tin khí hậu đang thay đổi, nhưng ông cho rằng vấn đề đã bị thổi phồng quá mức, và carbon do con người thải ra chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc thay đổi khí hậu khi địa cầu đã trải qua biết bao chu kỳ nóng lạnh từ hơn 4 tỷ năm nay. Hơn nữa, HĐP là một hiệp định không cân xứng, chèn ép Mỹ quá nhiều. TT Trump rút ra để có thể điều đình lại những tiêu chuẩn cho hợp lý và công bằng với Mỹ hơn, nhìn nhận nhu cầu ngày hôm nay của kinh tế và xã hội Mỹ.
TTDC bắt bẻ HĐP không có tính cưỡng bách bất di bất dịch, mỗi nước có thể thay đổi tiêu chuẩn bất cứ lúc nào, đâu cần rút ra rồi điều đình lại nếu TT Trump muốn thay đổi chỉ tiêu của Mỹ. Thật ra, TT Trump muốn thay đổi cả chỉ tiêu đã thỏa thuận cho các nước khác luôn, chẳng hạn như ông không muốn cho Trung Cộng tự do thải carbon trong 13 năm tới, hay ông muốn tăng tỷ lệ giảm carbon của các quốc gia kỹ nghệ Âu Châu, hay tăng số tiền đóng góp của các nước như Nga, TC, Ấn Độ. Các chính quyền thế giới hiểu ngay ý định của TT Trump nên mới nhẩy dựng lên bác bỏ mọi ý kiến điều đình lại. Họ cũng hiểu là điều đình với Trump khác xa điều đình với Obama.
Một điều mà những người chống đối không muốn nhìn nhận là ngay cả trong thời gian TT Bush con bác bỏ Thỏa Ước Kyoto, Mỹ vẫn tiếp tục tự chế, giảm mức phế thải carbon tới 18%, so với tiêu chuẩn Paris đòi hỏi là 26% trong một chục năm nữa.
Một lỗ hổng khổng lồ mà những người chỉ trích TT Trump hình như chưa ai nói đến: Mỹ rút ra hay không rút ra thì khác nhau như thế nào? Địa cầu sẽ bị hâm nóng chậm lại hay nhanh hơn bao nhiêu năm? 10 năm, 100 năm, 1.000 năm, hay 10.000 năm?
Việc TT Trump công bố ý định rút thật ra chỉ là tuyên cáo chính trị, xác nhận một quan điểm và lời hứa bảo vệ việc làm cho dân Mỹ của ông. Dân Mỹ bầu ông vì lý do này chứ không phải bầu ông để cứu thế giới khỏi một tai họa mà chẳng ai biết bao giờ sẽ xẩy ra. Dù vậy, TTDC đang tìm cách quậy tung như thể TT Trump đang châm lửa thiêu cả thế giới trong tháng tới. Chỉ là một lý cớ nữa để đánh TT Trump, không hơn không kém.
Địa cầu bị hâm nóng và môi sinh bị ô nhiễm là những tai họa có thật, không ai phủ nhận. Nhưng khi bàn về những chuyện này, cũng không thể quên công ăn việc làm ngày hôm nay của người dân, bất kể dân Mỹ hay Tầu hay Ấn, là những ưu tư sinh tử trước mắt. Những cảnh báo hù dọa quá đáng sẽ gặp phản ứng ngược, trở thành trò cười cho thiên hạ, không ai tin nữa.

Vũ Linh
(02-07-17)
BẠCH CUNG BÁT NHÁO
Author: Vũ Linh  từ Trang Web "Ba Cây Trúc" Posted on: 2017-08-08
 
Sáu tháng đầu chấp chánh của TT Trump quả là 6 tháng rối loạn chính trị chưa từng thấy trong lịch sử 300 năm văn hiến Cờ Hoa. Chưa nói tới màn đảng DC và TTDC bề hội đồng tổng thống, chỉ trong nội bộ phe TT Trump thôi cũng thấy chóng mặt. Nhóm phụ tá cao cấp nhất từ Bạch Cung đến các bộ, đi ra đi vào như mấy bà đi thử quần áo. Bộ áo nào mới mặc vào cũng thấy đẹp, được ca ngợi, nhưng hai phút sau đã đổi bộ mới, còn cảm thấy thích hơn nữa.

Trong bài “Bầu Hay Không Bầu Cho Trump?” viết một tuần trước ngày bầu cử, 30/10/2016, kẻ này đã nêu rõ điểm yếu lớn của ông Trump như sau:

… Điều hành một công ty kinh doanh do một mình mình sở hữu, phục vụ cho quyền lợi của mình, khác xa quản trị cả nước của tất cả thiên hạ, với hàng hà sa số quyền lợi khác biệt. Ông Trump sẽ không có khả năng cân nhắc, đáp ứng hay dung hòa những quyền lợi trái ngược này của các khối quần chúng. Ông Trump không hiểu gì về dân chủ, chưa hề được bầu vào một chức vụ nào, mà chỉ làm tổng giám đốc những công ty do ông sở hữu, với quyền sinh sát tuyệt đối, không quen với hình thức lãnh đạo dân chủ tập thể, chung quanh toàn là đám con cái và người làm mà ông toàn quyền sa thải bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do nào;...”

Có thể nói TT Trump lần đầu tiên lái xe hơi, chưa chi đã nhấn ga, phóng bạt mạng, đâm hết gốc cây này đến cột đèn nọ. Nhưng không phải chỉ bây giờ mới vậy, mà ngay từ những ngày đầu tranh cử, ông cũng đã đâm đụng te tua như vậy rồi.

Cái điều quái lạ nhất về ông thần này là cái kiểu đâm đụng này, bất cứ người nào khác đều sẽ tiêu đời, không chết cũng... bại tướng cụt chân, nhưng ông Trump thì lại chẳng sao. Lui khui chui ra khỏi xe, lái tiếp, đụng tiếp, cứ vậy từ hơn cả năm nay. Những người thù ghét ông Trump, cả chục lần khui rượu ăn mừng đều hố, chỉ tổ tốn tiền rượu. Bằng chứng lớn nhất? Hãy nhìn vào kết quả bầu cử ngày 8/11/2016 đi.

Những vị này, trong thâm tâm thù ghét ông Trump tận xương tủy, mỗi lần thấy tin xấu về ông này là mừng như thể dò sổ xố thấy mình trúng được năm số đầu, nhẩy tưng tưng, cho đến khi coi lại số chót trật bét, tiu ngiủ, buồn năm phút lại. Chờ kỳ sổ xố tới để hy vọng tiếp.

Nhìn vào 6 tháng qua, những nhận định gần một năm trước của kẻ này đúng còn hơn Sấm Trạng Trình. Kẻ này cũng phải “thành thật khai báo”, chẳng phải nhờ thi đậu trạng nguyên gì đâu, mà trái lại, những điểm yếu của ông Trump chẳng có gì là bí mật hết ráo. Tất cả các chuyên gia, bình loạn gia, tiên tri gia, đoán mò gia đều đã thấy rõ từ lâu rồi. Bất kể thích hay ghét ông Trump.

Trong tất cả các chính khách của cả hai đảng, từ xưa đến nay, phải nói là chưa ai trong suốt như thủy tinh, bị nhìn thấu rõ mồn một như ông Trump. Mỹ gọi là “WYSIWYG”, tức là “What You See Is What You Get”. Nôm na ra là... quý vị nhìn thấy cái gì thì đúng là nó đấy! Không có cái gì giả tạo, hỏa mù, miệng lưỡi, mặt nạ,…

Nếu quý vị quên rồi, thì kẻ này xin nhắc lại: đó là lý do chính khiến dân Mỹ bỏ phiếu cho ông Trump thay vì cho bà Hillary. Họ có thể liều mạng bỏ phiếu cho ông thần Trump, chứ không thể nào giao phó mạng cùi cho bà Hillary được. Ông Trump có thể thiếu kinh nghiệm, làm việc cực luộm thuộm, sẽ vấp ngã tứ tung, nhưng ít ra, cử tri tin ông được, biết rõ ông muốn làm gì, đi về hướng nào, cho dù chẳng ai biết ông sẽ làm kiểu gì cụ thể và thành công tới đâu. Còn hơn là bầu cho một bà Hillary sáng nói vầy, tối nói khác, gặp đại gia Wall Street thì lo tạ ơn sau khi bỏ túi bạc triệu, gặp cử tri nghèo thì sỉ vả đảng cướp tài phiệt.

Không ai chối cãi 6 tháng qua là 6 tháng mưa to gió lớn. Nhưng nhìn kỹ lại, có phải là loại giông bão lớn có thể đánh chìm con tàu Trump không? Ta coi lại thử.

Ngay từ những ngày đầu tranh cử, TTDC đã thổi phồng cả trăm chuyện, ai cũng đều biết, khỏi cần nhắc lại. Chỉ biết theo như phán quyết của TTDC, dường như cơn bão nào cũng sẽ chôn vùi tên tuổi, nếu không muốn nói đến thân xác bất cứ ứng viên nào khác. Riêng với ông Trump, bất kể tất cả những cơn bão cuối cùng, giọt nước làm tràn ly trên, ông vẫn đắc cử tổng thống. Rồi sau khi đắc cử, lại hàng loạt “cơn bão cuối cùng tiêu diệt đời Trump” khác xếp hàng tiến tới.

Bỏ qua những chuyện biểu tình đốt phá, “Not My President”,… là những hành động chống phá từ phiá đối lập, đang cố tìm phao để khỏi chết chìm, khỏi cần bàn, ta xem lại những cái mà TTDC gọi là đại họa do chính ông Trump tạo ra.

Nào là tweet nhảm nhí toàn chuyện lắt nhắt, cãi nhau tay đôi với các nhà báo, bị ám ảnh bởi máu me phụ nữ, đe dọa tính mạng nhà báo, thiếu tư cách,… Nhưng tất cả đều như bọt biển, xùi lên rồi tan ngay.

TTDC và phe DC ý thức được cái cây cổ thụ Trump này khó đánh ngã thật, mấy cơn bão trong bình trà này chẳng làm tróc một mảnh da nào. Phải khuấy động những cơn bão lớn mới hy vọng.

Quay qua quậy cơn gió… Nga La Tư.

Cấu kết với Putin. Nga giúp kiểu này cách nọ. Nay phụ tá này gặp đại sứ Nga, mai cố vấn kia nói chuyện với luật sư Nga, mốt chính tổng thống xì tin bí mật an ninh quốc gia cho ngoại trưởng Nga. Hàng ngàn tin lớn nhỏ được đám quan chức Obama nằm vùng xì ra, bất kể quyền lợi đất nước. Chẳng ai thắc mắc lo kiểm chứng, cứ có là tung ra ngay. Không ai phủ nhận được thì quá tốt, hy vọng sẽ chấm dứt chế độ Trump. Lỡ có tin nào bị vạch trần là tin vịt thì có sao đâu, xin lỗi một tiếng là xong, đi lùng tin vịt khác. Cứ điều chi vài ngày lại một fake news rồi xin lỗi. CNN xin lỗi vài ba lần. ABC xin lỗi. CBS xin lỗi. MSNBC xin lỗi. New York Times xin lỗi. Hết nhà báo này đến ký giả nọ xin lỗi. Hết dân biểu này đến nghị sĩ nọ xin lỗi.

Hấp tấp lo chửi ngay khi vừa ba chớp ba nháng thấy có chuyện có thể chửi, đó là mô thức hành động mới của TTDC.

Như cột báo này đã viết, tung tin phịa, hay chuyện bé xé ra to, để có dịp sỉ vả Trump cho đỡ ấm ức, rồi xin lỗi, đó là cái mánh mới của phe chống Trump. Có sao đâu, dù gì thì những tin xấu đã được thiên hạ đọc rồi, in vào đầu họ rồi. Ba cái xin lỗi, chẳng ai đọc, có đọc cũng chẳng để ý.

Ít ra thì mấy ông bà Mỹ còn xin lỗi, chứ mấy ông bà tỵ nạn, có loan tin phiạ bị lộ thì cũng xù, chứ chưa thấy vị nào xin lỗi hết. Cái bệnh không biết “cám ơn” hay “xin lỗi” mà thiên hạ chửi VC, hình như cũng đã lan qua Mỹ rồi.

Chuyện con ma Nga thì nói mãi phát nhàm, có bấy nhiêu bàn đi tán lại giống như nhai cục kẹo cao su đã hết vị ngọt từ ba hôm trước rồi. Lâu lâu có tin mới thì mừng rêm. Tin ông Mueller thành lập bồi thẩm đoàn được tung ra như ngày mai ông Trump sẽ vác chiếu hầu tòa, tuần tới sẽ bị nhốt tại Guantanamo vậy. Làm kẻ này nhớ lại một bài du ca trước 75: “Hy vọng đã vươn lên…”!

Cái may mắn lớn cho “phe ta” là chính ông thần Trump là người có cái bệnh khá độc đáo, chuyên tạo ra chuyện để phe đối lập có dịp đánh mình chơi. Mỹ gọi là bệnh … ma-sô-xít! Chuyện ma Nga vừa lắng dịu được vài tiếng đồng hồ thì TT Trump đã cảm thấy buồn chán quá, bèn chế ra chuyện cho TTDC đánh chơi: đánh bài ba lá với đám phụ tá: nay ông này biến, mai ông nọ hiện, đố biết ông nào là ai, đang ở đâu, làm gì?

Ông xếp thông tin nhẩy vào, ông phát ngôn viên ra đi, ông chánh văn phòng nhẩy vô, ông thông tin nhẩy ra. Dường như màn ảo thuật ẩn hiện này chỉ mới bắt đầu và trong những ngày tới, sẽ còn nhiều đào kép hiện rồi biến.

Cái ông xếp thông tin Scaramucci mới là lạ.

Trước đây, người ta nghe tên ông Scaramucci qua một tin chấn động do CNN chế ra. Theo CNN, ông bạn thân này của TT Trump là tay trong, liên lạc viên giữa Trump và Putin, để khuynh đảo bầu cử. CNN được tin mật này ra, mừng như đã dò vé số trúng đủ sáu số, tung ra ngay. Một ngày hôm sau, khám phá ra là fake news do một anh ma gà nào đó đút cho ăn, không bằng chứng gì. Anh Scaramucci là chỗ quen biết lâu năm của TT Trump thật, nhưng chẳng có liên hệ gì đến Nga, mà lại còn là đảng viên đảng DC, trước đây ủng hộ bà Hillary, đã từng tweet nhục mạ ông Trump ngay từ những ngày đầu. Rốt cuộc phải thu hồi tin lại, xin lỗi độc giả, sa thải 3 anh nhà báo làm chốt thí. Thiên hạ chẳng ai biết anh Scaramucci là ai, cũng chẳng để ý. Đi vào quên lãng.

Bất ngờ, TT Trump loan tin bổ nhiệm đúng anh này làm giám đốc thông tin, Director of Communications. Anh này nhẩy ngay lên mặt báo và TV với thái độ hung hãn hơn bọ xít, chửi bới tất cả mọi phụ tá, cố vấn của TT Trump, bằng ngôn ngữ mà mấy thằng nhóc đánh giầy ở Hà Nội chưa dám sử dụng. Hăm doạ sa thải tất cả nhân viên Toà Bạch Ốc ngoại trừ… TT Trump!

Chẳng ai hiểu tại sao TT Trump lại chọn anh này làm xếp thông tin. Ma-sô-xít?

Tay này đi quá xa, TT Trump phải ra lệnh lính mũ xanh đổ bộ sông Potomac, quét dọn Hoa Thịnh Đốn. Tướng TQLC John Kelly đang làm giám đốc An Ninh Lãnh Thổ được chuyển qua làm Chánh Văn Phòng. Một ngày trước khi nhận chức, ông ra điều kiện với TT Trump: sa thải ngay cái anh điên Scaramucci. Anh điên làm giám đốc đúng 250 tiếng đồng hồ.

Rồi TT Trump lấy lý do đi nghỉ hè 17 ngày, tránh qua một bên cho ông tướng mới ra tay quét dọn, cùng lúc với bộ trưởng Tư Pháp Sessions được trao toàn quyền truy lùng địch nằm vùng đang xì tin mật. Ta chờ xem kết quả ra sao.

“Phe ta” thấy tình trạng loạn xà ngầu, nhẩy tưng tưng: phen này thì TT Trump mất job là cái chắc. Khiến kẻ này thắc mắc: Ủa, sao vậy? Tưởng tổng thống chỉ có thể mất job nếu phạm tội phản quốc tầy trời nào đó, phải qua thủ tục đàn hặc cực kỳ rắc rối. Chứ đâu biết bây giờ, TT Trump cũng có thể mất job vì đổi phụ tá? Vẫn chuyện bọt biển?

Thật ra, chẳng có chuyện TT Trump mất job gì ráo. Xin lỗi quý vị thù ghét Trump một cách mù quáng, nhưng sự thật cho đến nay chưa ai thấy có lý do nào TT Trump có thể bị lột chức hay bị áp lực phải tự ý từ chức hết. Lý cớ duy nhất có thể đưa đến đàn hặc mất job là việc cấu kết với Nga, nhưng cho đến nay, cuộc điều tra vẫn chưa ai biết đi đến đâu. Theo ý kiến cá nhân của kẻ mù mờ này, cuộc điều tra cuối cùng sẽ chẳng đụng gì đến TT Trump, tuy có nhiều triển vọng tìm ra được vài con nhạn trong đám phụ tá làm vật tế thần cho phe cấp tiến.

Nhìn lại toàn bộ thành tích của TT Trump trong nửa năm đầu, khó ai có thể chối cãi tình trạng bát nháo do quá nhiều khó khăn. Tất cả thăm dò dư luận đều cho thấy hậu thuẫn của TT Trump đang rớt như sung rụng. Cũng đáng lo cho TT Trump, dù biết rằng nếu các thăm dò là chính xác thì giờ này bà Hillary đang làm tổng thống chứ không phải ông Trump.

Một số lớn khó khăn do địch tạo ra, tức là do TTDC và đảng DC chế ra để đánh phá và cản trở việc thông qua các cải tổ mới. Những khó khăn này sẽ cản trở bước tiến của chính quyền Trump không ít, nhưng đó là chuyện đấu tranh chính trị bình thường, chẳng có lý do gì để đi đến chuyện đàn hặc hay từ chức. Người ta còn nhớ TT Obama sau khi ra được Obamacare, bị chống đối mạnh, mất cả Hạ Viện lẫn Thường Viện, để rồi 6 năm sau đó, chẳng ra được bất cứ luật lớn nào, chỉ ngồi chơi xơi nước cho đến hết nhiệm kỳ.

Một số khó khăn khác lại do chính TT Trump tạo ra. Điển hình là những tweet tranh cãi với TTDC hay những thay đổi nhân sự trong chính quyền. Hậu quả của thiếu kinh nghiệm cũng như cái... khẩu nghiệp nói nhảm, coi trời bằng vung của TT Trump, và nhất là việc hầu hết nội các và phụ tá của TT Trump đều là những người ông mới biết, mới làm việc chung sau này, không phải tâm phúc lâu năm, nên chuyện không hợp, phải thay đổi chỉ là dĩ nhiên. Nhưng tất cả những chuyện đó chỉ là những luộm thuộm kỹ thuật, chẳng ai có thể nói đó là những tội đầy đình phải bị đàn hặc hay ép ông từ chức.

Mọi lao xao đều chỉ là “diện”, không phải “điểm” của vấn đề.

Quan trọng là những vấn đề lớn của đất nước mà ứng viên Trump đã hứa và người dân đang mong chờ. Nói trắng ra là các vấn đề Obamacare, thuế má, công ăn việc làm, nan đề di dân lậu, và nhất là gia tài Nhà Nước vú em Obama.

Phần lớn, TT Trump chưa có thời giờ hay cơ hội làm gì nhiều. Ta cứ chờ đó trước khi lạm bàn. Ta thử nhìn qua vài việc đã làm.

Obamacare đang là cái nhức đầu lớn của TT Trump. Dĩ nhiên tất cả phe DC không chừa một người, đã quyết tâm chống mọi ý kiến phe CH đưa ra. Cái khó khăn là trong chính hàng ngũ CH đã không tìm ra được một đồng thuận tối thiểu nào. Mỗi lần biểu quyết một giải pháp là lại có vài ba nghị sĩ chống đối vì nhu cầu bảo vệ ghế của mình, hay vì lý do riêng nào khác. Dù sao thì cuộc chiến Obamacare vẫn đang tiếp diễn, chưa kết thúc.

Công ăn việc làm chính là thành quả lớn nhất của chính quyền Trump mà TTDC đã cố tình khỏa lấp, dấu kín như bưng, không bàn tới.

Hàng loạt các đại công ty Mỹ cũng như ngoại quốc đã vẽ lại kế hoạch đầu tư lâu dài, bỏ bạc tỷ vào kinh tế Mỹ lại, như GM, Apple, WalMart, Amazon, Toyota, Mazda,… sẽ tạo cả triệu job cho lao động Mỹ. Các mỏ than vùng kỹ nghệ Đại Hồ bắt đầu sống lại, mang công ăn việc làm cho hàng vạn gia đình. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm mạnh. Một nhà báo ước tính hơn một triệu jobs đã được tạo ra dưới nửa năm của TT Trump.

Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ sống lại nhờ hàng ngàn luật lệ lắt nhắt thời Obama bị chính quyền Trump lẳng lặng thu hồi. Những ai không tin chỉ cần nhìn vào chỉ số chứng khoán Dow Jones, tăng 20% trong nửa năm, thể hiện niềm tin vào chính sách kinh tế mới.

Nhưng quan trọng hơn cả là những việc làm lặng lẽ đằng sau những ồn ào của những đấu đá với TTDC, những việc mà báo cấp tiến The Atlantic hoảng sợ đang cố rung chuông báo động, nhưng ít người biết vì TTDC dấu nhẹm:

- Hàng trăm quan tòa liên bang khuynh hướng bảo thủ đang và tiếp tục được âm thầm bổ nhiệm với nhiệm kỳ vĩnh viễn, nghiã là ít nhất 20-30 năm vì phần lớn các quan tòa TT Trump bổ nhiệm đều trẻ, trên dưới 50 tuổi. Chưa kể việc TT Trump có triển vọng bổ nhiệm 2 hay 3 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Thay đổi vĩnh viễn hướng đi của Tư Pháp Mỹ về hướng bảo thủ. Một đại họa cho khối cấp tiến. Đây là lý do chính khiến TT Trump không sa thải ông Sessions cho dù bực mình về chuyện điều tra Nga.

- Luật gia cư, trợ cấp an sinh, phiếu thực phẩm, tiền thất nghiệp,... đang được sửa đổi mạnh để chặn đứng những gian trá, lạm dụng, tiết kiệm bạc tỷ tiền thuế của dân trung lưu. Những vị nào khai man thuế, có nhà cho thuê trong khi lãnh medicaid,... nên cẩn thận những ngày tới, đừng đùa với lửa Trump rồi than oan.

- Dù luật di trú mới chưa có, nhưng di dân lậu đã nhận được thông điệp rõ rệt của chính quyền mới. Số di dân tràn lậu qua tự động giảm gần hai phần ba. Bức tường chưa xây nhưng coi như đã có rồi. Hình như binh thư Tôn Tử đã nói chưa ra quân mà đã thắng thì mới đúng là thắng lớn nhất.

- Theo thống kê chính thức, chính quyền Trump đã thu hồi hay sửa đổi gần 400 luật lệ và thủ tục hành chánh của thời Obama, nhất là liên quan đến giới kinh doanh nhỏ.

- Luật bình đảng màu da trong các đại học đang được cứu xét lại, dựa trên vụ các sinh viên gốc Á Châu đang kiện Harvard vì đã nhận sinh viên da đen dù điểm đậu thấp hơn sinh viên Á Châu, trong đó có sinh viên gốc Việt. Các cụ tỵ nạn có con cháu đang xin vào đại học Mỹ nên uốn lưỡi bẩy lần trước khi chửi Trump kỳ thị nhé.

Ông bác sĩ Ben Carson, bộ trưởng Gia Cư đã cười lớn: “tôi rất mừng TT Trump đã lãnh đũ mọi đòn ồn ào để tôi có thể lẳng lặng lo việc của tôi”.

Nói chung, gia tài cấp tiến của TT Obama đang bị xóa hết. Đó chính là thành quả lớn nhất và lâu dài nhất của TT Trump. Chỉ việc này không cũng đủ làm khối bảo thủ vui vẻ sổ chấp việc TTDC cuồng điên chống Trump. Những người thù ghét Trump dường như vẫn không thể ra khỏi cái bong bóng cấp tiến -liberal bubble- hoàn toàn cô lập không nhìn thấy thực trạng nước Mỹ. Vẫn loay hoay đi tìm tin vặt bất lợi cho Trump để… tự sướng. Cho dù hầu hết đều là fake news cũng vẫn sướng.

Thực tình mà nói, kẻ này trước đây và ngay cả bây giờ, đã và đang có nhiều câu hỏi lớn về ứng viên Trump, đặc biệt về kinh nghiệm cũng như về cá tính. Những bài viết của kẻ này trên Việt Báo trước ngày bầu cử còn đầy đủ, ai cũng có thể kiểm chứng được.

Nhưng ta sống trong chế độ dân chủ, phải coi trọng tiếng nói của người dân. Người dân đã quyết định trao trách nhiệm cho ông Trump. Dù muốn dù không, thích hay ghét ông Trump, cũng cần phải cho ông ta một cơ hội để làm những gì ông đã hứa. Sau đó 4 năm, nếu không vừa ý, tha hồ chửi, vẫn có quyền bầu người khác, cho ông Trump về vườn. Thái độ nhắm mắt nhắm mũi chống đến cùng, chống tất cả mọi việc bất kể tốt xấu, chống ngay khi ông chưa kịp làm gì, tất cả chỉ là thành kiến phe đảng mù quáng, nhỏ mọn, và ấu trĩ. (06-08-17)

Vũ Linh