GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2018
CÁC CUỘC TẤN CÔNG ĐGH PHANXICÔ
From: Tinh
Cao <tdctt.hsttm@gmail.com>
Date: Sat, Sep 29, 2018 at 7:22 AM
Subject: Fwd: Các cuộc tấn công ĐGH Phanxicô
To: TDCTT Cao Tinh <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Trọng Kính Các Đấng, Quí Vị và Quí Bạn,
Vị nguyên sứ thần Tòa Thánh ở Hoa Kỳ (2011-2016), từ trong bóng tối, lại tung ra
một bức thư nữa, qua phương tiện truyền thông thân quen của ngài. Trong đó, ngài
tuyên bố ĐGH Phanxicô và Tòa Thánh không trả lời bức thư đầu tiên của ngài
cách đây 1 tháng tức là đồng lõa, là công nhận những gì ngài cáo giác là đúng!
Viganò, new press
release with the same charges and the same omissis
Chúng ta nghĩ sao về hành động hay việc làm này của vị nguyên sứ thần Tòa Thánh
này? Riêng người viết thì:
Trước hết, theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, khoản 1777, thì để biết một việc làm
tốt hay xấu, phải căn cứ vào 3 yếu tố, nếu một trong 3 yếu tố mà xấu thì việc
làm đó là xấu, cho dù là có chủ ý tốt: "Một
mục đích xấu sẽ làm hư hỏng hành động, mặc dù đó là việc tự nó tốt (thí dụ cầu
nguyện và ăn chay "để được người ta thấy mà khen")".
Căn cứ vào nguyên tắc luân lý này thì việc làm hay hành động của vị
nguyên sứ thần Tòa Thánh ở Hoa Kỳ (2011-2016), vị đã tung ra 2 bức thư trong 2
tháng vừa qua là XẤU.
1- Việc làm này tự nó là việc xấu, bởi nó là việc nói hành nói
xấu ĐGH Phanxicô và các đấng bậc khác trong Giáo Hội!
2- Chủ ý cũng xấu luôn, vì nhắm đến chỗ tấn công bản thân ĐGH
Phanxicô cùng các vị khác và muốn hạ bệ ngài xuống!
3- Phương cách càng xấu, bởi sử dụng truyền thông hơn là đường lối
sửa lỗi như Chúa Giêsu dạy trong Phúc Âm (xem Mathêu 18:15-17)!
Sau nữa, cũng theo người viết, cho dù việc làm của vị TGM này có
xấu theo nguyên tắc luân lý của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo như thế, dầu sao ngài
cũng chỉ là một tác nhân, của một quyền lực tối tăm (mà ngài cũng đang ẩn nấp
trong bóng tối chết chóc từ khi tung ra bức thư đầu tiên cho tới nay):
"Vì chúng ta chiến đấu không
phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc
thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi
đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em
có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối" (Ephêsô 6:12-13).
Bởi vậy, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho ngài là một trong
những người anh em của chúng ta, cùng là con cái Cha trên trời và là môn đệ của
Chúa Kitô như chúng ta và với chúng ta, đều là chi thể trong Nhiệm Thể Giáo
Hội, để ngài thoát khỏi nanh vuốt của quyền lực sự chết.
Sau hết, nếu được, xin theo dõi tiếp những cái links về các cuôc
tấn công ĐGH Phanxicô sau đây:
Các cuộc tấn công Giáo Hoàng Phanxicô
Bức Thư Bùng Nổ - Tác Giả Chế Bom
Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của ĐTC Phanxicô - Có
Vấn Đề?
“I signed the Correctio, I wouldn't do it again: it
created even more confusionˮ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Nhà vatican học Gerard O'Connell: “Các cuộc tấn công vào giáo hoàng sẽ không dừng cho đến khi ngài qua đời”
Gerard O'Connell, nhà vatican học ở Rôma đã 30 năm nay. Vững vàng và chuyên nghiệp, nhiều người xem ông là nhà vatican học am tường nhất hiện nay. Tùy viên tại Rôma của tạp chí Dòng Tên Mỹ danh tiếng America Magazine có buổi nói chuyện với ông về cuộc khủng hoảng nặng nhất của Đức Phanxicô, người mà ông biết rõ.
elmundo.es, Irene Hdez. Velasco, 2018-09-08
Carlo Maria Viganò, cựu đại sứ Tòa Thánh tại Washington (2011-2016) đã công khai cáo buộc Đức Phanxicô che đậy vụ lạm dụng tình dục của hồng y Theodore McCarrick Mỹ. Ông có tin cựu sứ thần này không?
Không, hoàn toàn không. Giám mục Viganò tin chắc rằng Đức Phanxicô đã che giấu hồng y McCarrick và tháo bỏ các biện pháp trừng phạt cá nhân mà Đức Bênêđictô XVI đã áp đặt lên hồng y. Nhưng sự thật là không có bằng chứng nào về điều này, và cựu sứ thần Viganò đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Điều được biết là năm 2018 với cáo trạng đầu tiên chống lại hồng y McCarrick đã được đưa ra, Đức Phanxicô đã hành động một cách mạnh mẽ: buộc hồng y phải rời hồng y đoàn và các công việc ngoài công chúng, rút lui về đời sống cầu nguyện và ăn năn. Và tiến trình tố tụng theo giáo luật đang tiến hành. Rõ ràng là trong nhiều năm Giáo hội đã không lưu ý đủ đến vấn đề lạm dụng tình dục. Nhưng cả hai giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, đặc biệt là Đức Phanxicô đã đưa ra luật pháp và hành động gay gắt về vấn đề này. Cho rằng Đức Phanxicô đã che giấu hồng y McCarrick là vô lý.
Và tại sao Viganò lại buộc tội Đức Phanxicô?
Viganò là người rất tham vọng, người mong lên chức hồng y, điều mà cựu sứ thần không đạt được. Ông đã tham gia vào các vụ Vatileaks chống lại Đức Bênêđictô XVI (vụ bê bối để lấy các tài liệu mật năm 2012). Về mặt ý thức hệ, cựu sứ thần ở trong dòng cực kỳ bảo thủ của Mỹ, đã chiến đấu chống phá thai và phản đối mạnh mẽ đồng tính, mạnh mẽ bác bỏ thần học và đường lối Giáo hội mở ra của Đức Phanxicô đang xúc tiến. Cựu sứ thần Viganò ở hàng đầu trong phong trào chống Đức Phanxicô, nhưng đằng sau ông còn có nhiều người khác. Nhiều người ở Rôma nghĩ rằng cựu sứ thần Viganò đang sử dụng trường hợp của McCarrick, người Đức Phanxicô đã áp đặt hình phạt và buộc phải từ chức ở hồng y đoàn, để mở cuộc tấn công Đức Phanxicô rộng hơn với bối cảnh là nạn ấu dâm.
Kẻ thù của Đức Phanxicô là ai?
Là nhóm truyền thống của Giáo hội công giáo, chủ yếu là ở Mỹ và ở Ý, ngoài ra còn có các lực lượng chính trị và kinh tế bảo thủ, những người không thích các lời chỉ trích của Đức Phanxicô về chủ nghĩa tư bản và tài chính, trong đó có nhiều phương tiện truyền thông tham gia vào để tấn công Đức Phanxicô.
Người ta không thích điều gì ở Đức Phanxicô?
Nhiều thứ. Trong nhiều thập niên qua, Giáo hội công giáo Mỹ nỗ lực chống phá thai, hôn nhân đồng tính và các vấn đề đạo đức, vấn đề mà nhiều giám mục của họ đích thực là những “chiến binh văn hóa” liên quan đến quyền chính trị. Và Đức Phanxicô đến, điều đầu tiên ngài nói về đồng tính, tôi là ai mà phán xét. Thần học của ngài là không lên án, nhưng đồng hành và an ủi. Ngoài ra, từ đầu triều giáo hoàng của mình, ngài nhấn mạnh ngài không muốn có các “chiến binh văn hóa” nhưng muốn có các “giám mục mục tử”. Và Bergoglio cũng xem việc bảo vệ cuộc sống như một cái gì đó rộng hơn là phá thai, chẳng hạn trong đó bao gồm việc lên án án tử hình và sở hữu vũ khí hạt nhân. Và ngài cũng chỉ trích mạnh chủ nghĩa tư bản man rợ, một hệ thống sản xuất giàu có nhưng cũng tạo ra nhiều người nghèo, nhiều người “bị ra lề”. Quan điểm của ngài về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, một lãnh vực có nhiều lợi ích kinh tế, kéo theo sự từ chối trong một số lĩnh vực chính trị và tài chính quan trọng.
Một số người cho Đức Phanxicô là cộng sản, phải không?
Không. Đó là chuyện vô lý, không có một ý nghĩa gì, những gì ngài làm là theo Tin Mừng, như ngài luôn nói.
Những kẻ thù của Đức Phanxicô muốn gì?
Họ muốn phá hủy quyền uy đạo đức vô cùng to lớn của ngài bằng cách cáo buộc ngài che giấu các vụ lạm dụng tình dục, trong khi ngài là giáo hoàng làm nhiều nhất để chống lại ấu dâm. Họ muốn làm ngài mất uy tín và buộc ngài phải từ chức.
Họ đã đạt được mục tiêu nào chưa?
Chắc chắn tất cả vụ bê bối này đã làm tổn thương Đức Phanxicô, người mà theo cuộc thăm dò cho đến nay đã có sự hỗ trợ của hơn 70% người công giáo Mỹ. Nhưng nó cũng làm tổn hại cho toàn Giáo hội. Những cáo buộc của cựu sứ thần Viganò đã tạo ra những vụ tai tiếng và đã làm chia rẽ Giáo hội, đặc biệt là Giáo hội Mỹ. Và nhiều người không biết cái gì là đúng, cái gì là sai.
Ông có nghĩ Đức Phanxicô sẽ từ chức không?
Không, không hề. Vượt ra ngoài rối loạn, ngài hoàn toàn thanh thản và bình yên. Và như chính ngài đã giảng trong thánh lễ sáng thứ hai vừa qua, sự thật sẽ thắng.
Các cuộc tấn công chống Đức Phanxicô có tiếp tục không?
Rất có thể. Các cuộc tấn công chống lại ngài có hệ thống và thường xuyên kể từ đầu triều giáo hoàng của ngài. Cuộc tấn công của cựu sứ thần Viganò là mới nhất và nặng nhất. Nhưng trong thực tế, hàng tháng đều có những bài báo, cuộc phỏng vấn, hội nghị quốc tế, v.v, tấn công giáo hoàng chủ yếu trong những gì ngài gọi là “đạo đức từ thắt lưng xuống” và các vấn đề kinh tế. Tôi nghĩ rằng các kẻ thù của Đức Phanxicô sẽ không dừng lại trong nỗ lực của họ để làm suy yếu triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Như một giám chức cao cấp đã nói với tôi, họ sẽ không dừng lại cho đến khi ngài qua đời.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Phỏng vấn đầy đủ với Linh mục Hans Zollner: Đối đầu với thực tế của các vụ lạm dụng
Giám mục Đức Stefan Oster: Ủng hộ mạnh mẽ bất ngờ cho Đức Phanxicô
|
|
|
|
|
Giám mục Đức Stefan Oster: Ủng hộ mạnh mẽ bất ngờ cho Đức Phanxicô
la-croix.com, Christa Pongratz-Lippitt, Vienna, Áo, 2018-09-06
Giám mục Stefan Oster tuyên bố: “Phần
lớn những gì là “vô nghĩa, nói dối thậm chí là ma quỷ và tội phạm trong Giáo
hội” được tiết lộ ra “không phải vì giáo hoàng phạm sai lầm trong lãnh đạo
của ngài”.
Giám mục Stefan Oster, một nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo bảo thủ ở Đức,
người thừa nhận cho đến bây giờ đã từng đặt nhiều câu hỏi về giáo huấn của
Đức Phanxicô, bây giờ ngài hoàn toàn tin Đức Phanxicô đang theo đuổi con
đường thánh thiện.
Giám mục Stefan Oster, 53 tuổi, thuộc Dòng Salê, người đứng đầu giáo phận
Passau ở biên giới giữa thành phố Bavarian nước Đức và Áo, đã làm nhiều
người ngạc nhiên khi ngài bảo vệ Đức Phanxicô chống lại các cáo buộc của
Giám mục Carlo Maria Viganò.
Nhưng giám mục Stefan Oster còn gây ngạc nhiên hơn khi ngài nói lên lòng
biết ơn Đức Phanxicô về cách mà Đức Phanxicô đang dẫn dắt Giáo Hội trên con
đường đúng đắn.
Giám mục Oster là giám mục giáo phận Passau từ năm 2014, ngày 2 tháng 9,
ngài đã đưa ra nhận xét của mình dài ba trang và được đăng trên trang blog.
Dưới tiêu đề “Tại sao tôi tin Đức Phanxicô”, giám mục giải thích làm thế nào
mà ngài đi đến kết luận giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên trong lịch sử đang thực
sự cố gắng làm mới Giáo Hội.
Ngài thú nhận bây giờ mình hoàn toàn chấp nhận “những nỗ lực chân thành của
Đức Giáo Hoàng để đào sâu đức tin, để lan tỏa thêm hy vọng, tình yêu thương
và lòng thương xót, cam kết không mệt mỏi của Đức Phanxicô đối với công lý,
hòa bình và gìn giữ tạo dựng”.
Giám mục Oster nói ngài có được kết luận này bằng cách nghiên cứu lại “bốn
văn bản quan trọng nhất của Đức Phanxicô cho đến nay – Tông
huấn Niềm vui Tin Mừng năm 2013, Thông
điệp Chúc tụng Chúa bảo vệ tạo dựng năm 2015, Tông
huấn Niềm vui Yêu thương về gia đình năm 2016 và Tông
huấn Vui mừng và Hân hoan năm 2018 về việc kêu gọi thánh
thiện.
Giám mục Oster nhận thấy các bài viết của Đức Phanxicô đã tạo các tranh luận
lớn trong Giáo hội. Chẳng hạn nhiều người tranh luận liệu giáo hoàng 81 tuổi
này tự do hay bảo thủ, liệu ngài có gìn giữ, phát triển hay thậm chí thay
đổi giáo huấn của Giáo Hội hay không.
Đức giám mục Đức cho biết, chẳng hạn các nhà tự do thường có xu hướng giải
thích Tông huấn Niềm vui
Tin Mừng (Evangelii gaudium) như một nỗ lực để giải tập
trung Giáo hội hơn là lời kêu gọi phúc âm hóa. Họ thấy Tông
huấn Niềm vui Yêu thương (Amoris laetitia) như một sự thay
đổi mô hình trong quan điểm của Giáo hội về đạo đức tình dục. Và, dưới mắt
họ, Thông điệp Chúc tụng
Chúa (Laudato si’) về cơ bản là lời kêu gọi xem các mối
quan tâm về chính trị, sinh thái và xã hội là những việc ưu tiên hàng đầu
của Giáo Hội.
Giám mục Oster tuyên bố, còn đối với “những người theo chủ nghĩa truyền
thống, thì những quan điểm này rất đáng lo ngại”. Giám mục nói tiếp: “Họ lo
lắng nhất là quá nhiều thay đổi sẽ có nguy cơ cho Giáo Hội, hoặc các vấn đề
được đưa ra ưu tiên là không đúng, mà cuối cùng, sẽ dẫn đến một Giáo Hội
hoàn toàn khác và giáo huấn của Giáo hội cũng hoàn toàn khác”.
“Họ đặt câu hỏi liệu giáo huấn, đức tin, phụng vụ và lời kêu gọi hoán cải có
thô bạo quá không”, giám mục Oster nói thêm: “Và tôi ý thức về những câu hỏi
này từ khi chính tôi cũng tự đặt cho mình những câu hỏi đó”.
Giám mục Oster bị cho là bảo thủ vì (“trong thời điểm này”) ngài chỉ thị cho
các linh mục trong giáo phận Passau không cho phép người ly dị tái hôn được
rước lễ dù ở hoàn cảnh nào.
Ngài cũng là một trong bảy giám mục Đức, trong đó có Hồng y Woelki của giáo
phận Cologne, đã viết thư cho Rôma để hỏi ý kiến liệu có cho phép các cặp vợ
chồng liên tôn giáo được nhận Mình Thánh Chúa trong các nghi lễ công giáo
hay không, sau khi hai phần ba giám mục trong nước bỏ phiếu thuận.
Nhưng trong bài viết trên blog mới nhất của mình, ngài nói, đặc biệt sau khi
nghiên cứu Tông huấn Vui mừng và Hân hoan (Gaudete et exsultate) ngài cảm
thấy “sâu sắc hơn và ít sợ hơn”, rằng Đức Phanxicô đang đi theo con đường
thánh thiện của Chúa Kitô.
Ngài viết: “Sự thánh thiện không phải là tự do hóa chuyện bình thường hay
đơn giản gắn chặt vào những gì đã có, nhưng thánh thiện là đời sống hàng
ngày với Chúa Giêsu và chịu đựng các thách thức luôn thay đổi mà thế giới
này đưa ra và thúc giục Giáo hội tìm ra các câu trả lời mới”.
Ngài nói: “Tôi cũng xác tín, qua ơn chức phận, Đức Phanxicô có đặc sủng của
một nhà lãnh đạo Giáo hội”. Ngài bày tỏ niềm tin của mình, phần lớn những gì
là “vô nghĩa, nói dối thậm chí là ma quỷ và tội phạm trong Giáo hội” được
tiết lộ “không phải vì giáo hoàng phạm sai lầm trong lãnh đạo của ngài”.
Nhưng trên thực tế là cách mà “việc rao giảng và giữ đức tin đã làm rọi sáng
trong sâu thẳm vô tận của Giáo hội”.
Trong đoạn cuối bài đăng trên blog, Giám mục Oster giải thích lý do vì sao
bây giờ ngài biết ơn Đức Phanxicô vô cùng:
“Không, tôi không thấy một giáo hoàng muốn lật đổ giáo huấn của giáo hội,
tôi cũng không thấy một giáo hoàng muốn che giấu gì. Tôi thấy một giáo hoàng
kiên quyết theo đuổi một con đường đổi mới và một người không tự do cũng
không bảo thủ.”
Tóm lại, giám mục nói: “Tôi biết ơn Đức Phanxicô vì tinh thần phục vụ của
ngài và chứng từ này”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Giám mục Stefan Oster